Powered By Blogger

Thứ Năm, 4 tháng 6, 2020

Khảo cổ học – Ngành học về Sự vật (I)


Bjørnar Olsen, Michael Shanks, Timothy Webmoor và Christopher Witmore

Người dịch: Hà Hữu Nga

Quan tâm đến Sự vật

Cuốn sách này
viết về khảo cổ học và sự vật. Nó xem xét những cách thức mà các nhà khảo cổ xử lý với sự vật, cách họ khớp nối và tham gia với chúng. Cuốn sách cung cấp một loạt các bức ảnh chụp tức thời khảo cổ học như thiết kế và thủ công; khảo cổ học được đề xuất như một sinh thái học thực hành, ngầm ẩn và trần tục, phong nhiêu và giàu sắc thái, vận hành với quá khứ vật chất trong hiện tại. Chúng tôi cho rằng mục đích của khảo cổ học chính là loại hình quan tâm đặc thù, nghĩa vụ và lòng trung thành của nó đối với sự vật. Mục đích của chúng tôi trong phần giới thiệu này là nhằm xác định lý do tại sao khảo cổ học nên mang biệt danh “ngành học về sự vật”.

Ngày càng có nhiều lĩnh vực học thuật tập trung vào các cách tiếp cận
định hướng-sự vật, xem xét sự vật, trạng huống hiện hữu một sự vật (objecthood) và tính vật chất của chúng (Bennett 2010; Brown 2003; Bryant, Srnicek và Harman 2010; DeLanda 2006; Domanska 2006a và b; Harman 2002, 2009a và 2011; Henare, Holbraad và Wastell 2007; Latour 2005; Latour và Weibal 2005; Preda 1999). Chắc chắn sẽ hoàn toàn không trung thực đ tách rời chúng ta khỏi động lực học học thuật như vậy, nhưng mục đích mới lạ của chúng tôi nằm ở việc tái xem xét, khớp nối và phát triển những gì các nhà khảo cổ học đã luôn làm từ thời còn là khoa học cổ vật, và nhấn mạnh khảo cổ học đem lại trung tâm điểm mới này vào sự vật đến mức nào. Thật vậy, chúng tôi thậm chí còn cho rằng khảo cổ học đem đến một nền tảng thiết yếu cho bước ngoặt hữu thể luận này. Vấn đề này vắng mặt một cách lạ lùng trong việc thảo luận xuyên ngành ngày càng trở nên cấp bách (xem Latour và Weibel 2005; Preda 1999; Trentmann 2009; và cả Domanska 2006a). (1) Điều đó không có nghĩa là các nhà khảo cổ học không tham gia vào việc thảo luận đó (xem, ví dụ, Alberti và Bray 2009; Alberti và cộng sự 2011; Brown và Walker 2008; DeMarrais, Gosden, và Renfrew 2004; Harrison và Schofield 2010; González-Ruibal 2008; González-Ruibal, Hernando, và Politis 2011; Hodder 2011; Jones 2007; Knappett 2005; Knappett và Malafouris 2009; Lucas 2012; Meskell 2005; Olivier 2008; Olsen 2003 và 2010; Schiffer với Miller 1999; Walker 2008; Webmoor và Witmore 2008; Witmore 2004b; đến Hicks và Beaudry 2010). Tuy nhiên, việc cho rằng khảo cổ học thường bị biếm họa bởi các lĩnh vực nỗ lực khác với tư cách là một tập hợp hạn chế của các thực tiễn kỹ thuật và lợi ích chỉ gián tiếp dựa trên các khuôn khổ chủ chốt của cuộc tranh luận được bắt đầu về bước ngoặt hữu thể luận chuyển sang sự vật. Mặt khác, các nhà khảo cổ học đã không có tiếng nói như họ vốn có thể trong việc điều chỉnh một quan điểm như vậy. Một số nhà khảo cổ học vẫn mặc cảm tự ti một cách thâm căn cố đế được gói gọn trong cung cách tự nhận thức về bản thân mình như là một khoa học xã hội hạng hai. Điều này thường đi kèm với một tâm trạng bối rối cho rằng khảo cổ học nghiên cứu “rặt vật”, trái ngược với tính phong nhiêu về văn hóa và sự hiện diện chủ quan của văn bản và giọng nói. Thậm chí còn có suy nghĩ mơ hồ và hoàn toàn mâu thuẫn liên quan đến đặc trưng và phạm vi của các hoạt động khảo cổ.

Chúng tôi lạc quan hơn nhiều. Thật vậy, chúng ta sẽ đi xa
đến mức cho rằng khảo cổ học đã phát triển một lĩnh vực sử ký tăng cường trong vài thập kỷ trước, đem lại một phạm vi rộng lớn hơn nhiều so với bản thân lịch sử (hãy xem Foucault sử dụng thuật ngữ khảo cổ học [1972, 1973] và phả hệ [1977, 1984]). Khảo cổ học bao gồm cái trần thế cái vật chất; công việc của nó là sự trung gian hữu hình của quá khứ và hiện tại, của con người và kết cấu văn hóa của họ, của cái ngầm ẩn, thực sự, cái không thể thực hiện được. Đó là sinh thái rộng lớn của những thực tiễn mà chúng ta tìm cách nhận thức rõ hơn.

Người ta có thể nhận thức quan niệm cho rằng khảo cổ học là ngành học về sự vật theo nhiều cách. Nhận thức riêng của chúng tôi mang tính thực tiễn sâu sắc; đó là, tập trung vào những gì mà các nhà khảo cổ học làm. Khi người ta suy ngẫm về hàng trăm giờ lao động mà người hành nghề quan tâm đến việc phát triển thiết kế gốm sứ đã bỏ ra để đo, vẽ sơ đồ, vẽ họa cảnh trên bình nước hoa Corinthian (aryballoi); khi người ta xem xét hàng ngàn bức ảnh được triển khai trong các tài liệu về các cuộc khai quật tại Hissarlik vào vãn kỳ của thế kỷ XIX, thì có vẻ thật tầm thường đmột nhà khảo cổ học nhấn mạnh vào quan điểm cho rằng các từ không thể biểu đạt đầy đủ cho những cách thức mà thế giới thực sự tồn tại. Chỉ riêng từ ngữ thôi cũng đã làm cho chúng ta quên đi các vấn đề hữu thể luận. Do đó, chúng tôi cũng kiên trì một dẫn động hình eliptic đối với việc biểu đạt “khảo cổ học là môn học về sự vật, vì chúng tôi không tìm cách dập bẹp một ý nghĩa đã được cố định. Mệnh đề cho rằng “khảo cổ học là môn học về sự vật, mang cả trọng lượng tu từ và từ nguyên. Là tu từ, bởi khi đi tìm “người Indian đằng sau hiện vật, nhiều nhà khảo cổ học (nhưng không có nghĩa là tất cả), cho dù bối rối hay bị thôi thúc tham gia vào các cuộc tranh luận trí tuệ tiên phong, đã bỏ qua và cuối cùng quên đi chính cái sự vật mà họ biết rõ nhất (Olsen 2003; 2010). Là từ nguyên, bởi vì người ta có thể dịch ta archaia (τα αρχαια - cái cổ xưa HHN) một trong hai cấu phần của từ khảo cổ học, theo nghĩa đen là những vật . Đặt cấu phần này cùng với cấu phần thứ hai của từ, logos thì người ta có thể nói về khoa học của những vật cũ. Tất nhiên, câu hỏi về cả hai cấu phần này là gì thì không có cách nào là đơn giản (xem Shanks và Tilley 1992).

Nói một cách thực tế, độ tin cậy mang tính kinh nghiệm của khảo cổ học luôn luôn thuộc về sự vật (cũ): bình nước hoa Corinthian aryballoi, các công sự của La Mã xưa, các đại lộ tại Teotihuacan, các thị trấn khai thác mỏ của Liên Xô bị bỏ hoang, lò sưởi Sámi và gạch bùn. Là một khoa học kinh nghiệm, khảo cổ học quan tâm đến việc làm sáng tỏ và quan sát phân tích về kinh nghiệm trực tiếp trong đó sự vật vô số vai trò, cũng như những người hành nghề vậy. Những mối quan tâm này diễn ra trong một quá trình tham gia và thể hiện lặp đi lặp lại được hình thành bởi các cam kết về tính chính xác và đầy đủ của việc khớp nối và biểu đạt. Mọi khoa học, như Alfred North Whitehead nói, phải phát minh ra các thiết bị của riêng mình (1978 [1929], 11). Một điều rất đáng quan tâm khảo cổ học thường tự coi mình là một khoa học thứ cấp (ứng dụng hoặc phái sinh), là ngành bổ sung cho sản phẩm của các chuyên ngành và các khoa học tiên phong (như toán học và vật lý) để giải thích quá khứ (xem, chẳng hạn Nichols, Joyce và Gillespie 2003).

Tuy nhiên, tính từ
thứ cấp không phải là một chữ A màu đỏ hổ ngươi [1]. Trong thực tế, nhiều khoa học với cái gọi là khoa học thứ cấp (ví dụ: giáo dục hoặc điều dưỡng) chính các khoa học giáo dưỡng (Mol 2008). Và ở đây, chúng ta có thể rút ra một sự tương phản với sự theo đuổi “lớn lao” cả sáng của các khoa học tự nhiên (trong khảo cổ học, xem Gero và Conkey 1991). Mặc dù không phải tất cả các nhà khảo cổ học đều có chung quan điểm tương tự, và họ cũng không nhất thiết phải chia sẻ các thực tiễn tương tự, tuy nhiên vẫn có một nền cảnh chung  - các sự vật gắn kết ngành học lại. Ở đây chúng ta tiến đến gần hơn với cách hiểu của chúng tôi về ngành học về sự vật theo nghĩa thực tế, nghĩa là trong khuôn khổ của những gì chúng ta làm với tư cách là nhà khảo cổ học. Từ góc độ này, cụm từ “ngành học về sự vật” nhấn mạnh những gì trước hết là một cảm giác chăm sócquan tâm đối với vô số thực thể vật chất, từ cái kỳ vĩ lạ thường đến cái hoàn toàn trần tục tầm thường. Một cách công bằng, biệt danh này đề cập đến việc bản thân sự vật là “những cám dỗ cảm giác” ra sao, như Alfred North Whitehead đã nói (1978 [1929], 87). Chúng tôi hướng đến việc đặt trực giác, sức cuốn hút cảm xúc và tham gia ngầm với sự vật cùng nhịp bước như bất kỳ nguyên do trí tuệ nào cho ngành học.

Với khu
ôn khổ nhân văn luận của quá nhiều nỗ lực khảo cổ học, việc quan niệm khảo cổ học là khoa học thứ cấp là không đầy đủ. Từ những đại tự sự về sự phát triển đô thị, vai trò của loài người đối với sự biến đổi môi trường, hay sự gia tăng của các hình thức chính trị phức tạp đặc biệt, đến các chi tiết ngẫu nhiên của các hình động vật trong nghệ thuật vách đá Scandinavia, các tẩu thuốc bằng đất sét, hoặc loại hình học của một chiếc nồi nấu ăn hình người/ bò, khảo cổ học từ lâu đã đưa ra các thông điệp, cho dù là phân tích, phê phán và/ hoặc suy luận, liên quan đến cốt lõi của trạng huống con người. Cũng chính những tiểu và đại tự sự này đã khiến khảo cổ học trở thành một trong những môn khoa học xã hội và nhân văn phổ biến nhất khi nó tiếp cận và lôi cuốn công chúng.

Từ góc độ của chúng tôi, cụm từ “ngành học về sự vật” nhấn mạnh đến một bổn phận, một nghĩa vụ, một nhu cầu đối với những người hành nghề, đ luôn luôn và nhất quán nhớ về sự vật” (Olsen 2003; 2010). Thật vậy, trong cam kết của họ với sự vật, các nhà khảo cổ học có nghĩa vụ phải là kẻ tự tay làm (bricoleurs). Chúng ta thu thập các mẩu và mảnh, không phải vì một ý thích bất thường (mặc dù, đôi khi chắc chắn có điều đó), vì một cam kết, tính trung thực đối với các tài liệu mà chúng ta tham gia. Tự tay làm không phải là không có rủi ro không thể tránh khỏi có thể làm giảm lợi thế của nó. Tính rời rạc, hời hợt, tầm thường hóa và ứ mứa lý thuyết có thể là kết quả của chiết trung luận bốc đồng, và tốt nhất là không chấp nhận những món hàng ế đó. Chán ngấy với các cảnh báo sai, cái công việc hoang dại tự tay làm kia phải tránh tiến hành một cách ngớ ngẩn, bằng cách kiên ngoan đến bằng được những kết quả được dẫn dắt bởi các vấn đề quan tâm.

John Dewey mô tả sự khác biệt giữa khoa học và nghệ thuật
chính là sự khác biệt của tuyên bố so với biểu hiện. Tuyên bố, theo Dewey, đưa ra các điều kiện theo đó một kinh nghiệm về một đối tượng hoặc tình huống có thể có được (1980, 88). Biểu đạt, ngược lại, không dẫn đến một kinh nghiệm; nó tạo thành kinh nghiệm. Sự phân biệt của Dewey liên quan đến một số cấp độ, nhưng ở đây chúng tôi nhấn mạnh nó trong chừng mực các sự vật đòi hỏi nhiều góc độ định hướng, thường là hoang dại của nhà khảo cổ học và ngành khảo cổ. Điều này được chứng minh rõ ràng trong các giao cắt với thực hành nghệ thuật và ngược lại (xem xét Dion và Coles 1999; Renfrew 2003; Shanks và Hershman 2009; Andereassen, Bjerck và Olsen 2010). Khi đề cập đến sự tách biệt giữa nghệ thuật và nghề thủ công, chúng tôi đã cho rằng sẽ rất sinh lợi khi xem khảo cổ học là nghề thủ công (Shanks 1992; Shanks và McGuire 1996; Shanks và Witmore 2010; xem thêm Schnapp và Shanks 2009). Nghề thủ công gợi ra các phương thức hoạt động được diễn ra với một nhận thức mãnh liệt, được hình thành thông qua sự tham gia lặp đi lặp lại với vật liệu và chế tạo, với chất lượng của vật liệu. Trong trường hợp này, thực hành không phải là một phương thức hoạt động chia ngăn bị cắt rời khỏi lý thuyết. (2)

Ở đây chúng ta cũng có thể kết nối khảo cổ học như một nghề thủ công với việc thực hành thiết kế. Thiết kế được chúng tôi quan niệm một cách chung rộng là một lĩnh vực tích hợp, gắn bó những gì cần thiết để giải quyết vấn đề cần giải quyết, áp dụng các lĩnh vực kỹ năng và chuyên môn đa dạng (điển hình là kỹ thuật, tâm lý học, khoa học vật liệu và nhân học) với các sở thích, nhu cầu, hoặc mong muốn của một cá nhân hoặc nhóm, quản lý quá trình thực hiện này. Đó là phép thực dụng tự tay làm. Đó cũng là lĩnh vực tu từ học mà các đối số [2] được tạo ra cho một giải pháp cụ thể, trong đó những gì được thiết kế thường là một đối số ngầm cho những gì được mong muốn. Cả thủ công và thiết kế đều hàm ngụ sự chú ý cục bộ, thực hành một cách khiêm tốn trong một quá trình sẽ mang lại một hiện vật, một quá trình mở được cải thiện liên tục và lặp đi lặp lại.

Khi xem xét nhiều hòn đảo độc quyền dường như vô ước của nó, được hình thành trong sự phân ly giữa những gì trước đây được công nhận là lịch sử-văn hóa, quá trình luậnhậu quá trình luận, khảo cổ học giống như một quần đảo vậy. Tính đa dạng của nó được sinh ra trong một danh sách dài các cách tiếp cận mà nó đã tạo ra, bao gồm khảo cổ học trắc lượng, khảo cổ học hành vi, khảo cổ học Darwin, khảo cổ học lịch sử, khảo cổ học xã hội, nghiên cứu di sản và quản lý tài nguyên văn hóa. Tính đa dạng như vậy không phải là không có tiềm năng để làm nổi bật những khác biệt của chúng ta dọc theo các tuyến phân kỳ và sự quay lưng lại với một cuộc tranh đấu chung. Bốn chúng tôi không quan tâm đến những gì chia tách mình, nhưng với những gì gắn bó chúng tôi lại với nhau, thì đó chính là những thứ rất quan trọng đối với chúng tôi. Chiến lược chúng tôi theo đuổi trong cuốn sách này không nhất thiết là một nỗ lực hội nhập (xem Hodder 2011). Chúng tôi không tìm cách làm dịu đi những khác biệt ngành học trong việc tham gia; thay vào đó, chúng tôi tin rằng những khác biệt của chúng tôi lại thế mạnh miễn là chúng tôi tập trung vào những gì ràng buộc chúng tôi với cuộc đấu tranh chung, lo lắng chung, các bổn phận các mối quan tâm lẫn nhau, cụ thể là, sự vật.

Sự vật đã nhiều lần được chứng minh là đa dạng đến bất ngờ, khác biệt và phóng túng đến nỗi không lĩnh vực thực hành nào có thể bao gồm được chúng (Latour 1999, 176). Khảo cổ học trung thành hơn với sự vật đòi hỏi sự đa dạng rộng lớn như vậy. Hệ sinh thái của các thực hành khảo cổ học không được hoàn toàn gói gọn bởi cả nghệ thuật và các khoa nhân văn cũng như mọi ngành khoa học. Thật vậy, về vấn đề này, chúng ta biết được nghĩa Latinh ccủa từ disciplina là sự chỉ dẫn cho các môn đệ rõ hơn so với việc chuyển dịch rộng rãi về ngành học của Michel Foucault. Người ta gần như có thể nói rằng các nhà khảo cổ học là những tín đồ sùng kính của sự vật.

Vậy thì chúng ta sẽ làm gì với cái chỉ định “sự vật ” kia? Cổ vật, các tàn dư, các phế tích, các dấu vết, vết tích; việc đặt sự vật vào dấu ngoặc trong khuôn khổ sự tồn tại ngày xưa, như quá khứ vật chất, có xu hướng rơi vào một lược đồtrong đó quá khứ được chọn để tồn tại ngoài hiện tại. Sự chia tách này đã xảy ra phần lớn thông qua các chuỗi kết nối đáng kể của lao động được đầu tư vào các loại hình học, phân loại và tiêu chuẩn hóa; điều này đã dựa trên sự quản lý vô số hiện vật với sự trợ giúp của các dụng cụ, tủ kệ, bàn, phòng và hành lang trong các văn phòng hợp đồng, các trường đại học bảo tàng thì thường bị bỏ qua. Đó phần nào là việc coi các thành tựu riêng của khảo cổ học là đương nhiên, là điều mà chúng ta quên mất bao nhiêu công việc đã tạo ra sự phân chia giữa quá khứ và hiện tại.

Việc giả sử quá khứ đã biến mất làm cho vị trí của các hình thức trung gian, chứ không phải là các trung gian hòa giải đang phát triển mạnh, phù hợp với các sự vật của khảo cổ học. Chúng ta đâm bổ vào sự vật khi chúng ta giả định một quá khứ được phân ranh giới, gián đoạn như khởi điểm hữu thể luận cho những gì chúng ta làm trong hiện tại. Khảo cổ học không khám phá quá khứ như bản thân quá khứ; các nhà khảo cổ làm việc với những gì đã trở thành của những gì đã ; những gì đã, như nó hiện là, luôn luôn trở thành.

Những di tích của quá khứ là tất cả xung quanh chúng ta. Chúng ta nhận ra quá khứ là trùng khớp về phương diện không gian với chính cái công việc cố gắng khớp nối nó. Công việc này dựa vào những gì mà sự vật sẵn sàng chia sẻ liên quan đến những can dự trước đây của chúng trong hiện tại. (3) Khảo cổ học chắc chắn không phải là lĩnh vực duy nhất mà công việc của nó bao gồm vô số, tương tác không ngừng với sự vật; hãy xem xét, chẳng hạn nhân học, nghiên cứu thiết kế, kỹ thuật, dân tộc học, hoặc nghiên cứu bảo tàng. Việc đưa ra khẳng định rằng khảo cổ học là ngành học về sự vật không liên quan gì đến việc tuyên bố đặc quyền hoặc lĩnh vực độc quyền; đúng hơn, đó là việc cung cấp năng lực và tìm cách để nó được công nhận một cách chính đáng. Nó đi vào trung tâm của vấn đề khảo cổ học là gì, và khảo cổ học đã luôn luôn là về cái gì. Khi tiếp cận sự vật, chúng tôi không tìm cách đưa ra một lý thuyết mới có thể được áp dụng trong các tình huống khác nhau. Chúng tôi không cung cấp hàng lố hộp để đặt vào đó những ống dẫn nước cổ, hàng rào dài hoặc bình nước hoa 2.700 năm tuổi. Trách nhiệm của chúng tôi, nhiệm vụ của chúng tôi, là tôn trọng để trở về với sự vật.

Tiếp cận Sự vật

Trong cuốn sách Khảo cổ học từ Trái đất,
Sir Mortimer Wheeler đã nhấn mạnh rằng cái mà nhà khảo cổ học khai quật không phải là đồ vật, mà là con người (1954, v). Sáu năm sau khi Wheeler viết những lời này từ văn phòng của ông tại Viện Khảo cổ học, Đại học College, London (năm 1952), Robert J. Braidwood đã thấy trong lời cáo phó của ông về Vere Gordon Childe, cựu giám đốc của Viện, rằng ông không bao giờ quên người Indian đằng sau hiện vật (1958, 734). Những tình cảm này có thể được sử dụng để làm nổi bật những gì một trong chúng tôi (Olsen 2010) đã mô tả là sự bối rối ngày càng tăng về việc nghiên cứu “rặt vật” của người hành nghề, mà đối với họ một hố khai quật thời kỳ Đồ sắt sớm ở Yorkshire, các lớp vôi vữa gối tiếp nhau trên một bức tường cũ ở Iraq, hoặc một món ăn được chế biến từ Nam Ấn Độ, chẳng hạn, chỉ quan trọng ở chừng mực chúng đưa lại lối tiếp cận với các hiện hữu người được cho là nằm đằng sau chúng. Quan niệm này về sự vật chỉ là phương tiện để tiếp cận một thứ khác, một thứ quan trọng hơn, những gì Chương 8 chúng ta kết nối với khái niệm về một sự ngụy biện biểu đạt”, phải được nhìn nhận trong bối cảnh của những biến đổi xảy ra trong các khoa học xã hội và nhân văn, có lẽ đáng chú ý nhất là trong nhân học (xem chương 2). Trong hệ thống quản trị ngành học mới này, văn hóa được coi là một lĩnh vực phi vật thể riêng biệt. Văn hóa là không thể quan sát được, là phi vật chất, Walter Walter Taylor (1983 [1948], 102) đã nhận thấy Wheeler và Braidwood dựa vào đó để đặt con người đằng sau sự vật. Khi kết tội nghiên cứu về sự vật là phù phiếm, các nhà nhân học đã chừa lại rất ít chỗ cho chúng, còn các nhà khảo cổ học đã trả lời bằng cách tuyên bố rằng đó không phải là vì sự vật mà chúng ta khai quật, mà là vì con người đứng sau các sự vật đó.

Christopher Hawkes (1954) và Lewis Binford (1962) sẽ đẩy vấn đề đi xa hơn bằng cách lập luận rằng khảo cổ học bao gồm nhiều nấc thang từ thấp lên cao từ các di tích vật chất đến các giá trị và khung văn hóa phi vật chất. Binford đã khẳng định một cách tự tin rằng trong khi các nhà khảo cổ học không thể khai thác được một thuật ngữ quan hệ họ hàng hay triết học…thì chúng ta có thể và thực sự khai quật được các hạng mục vật chất vận hành cùng với nhiều yếu tố hành vi này trong các phụ hệ thống văn hóa phù hợp (1962, 218, 19). Khảo cổ học được cho là nhân học, và để đạt được điều đó, nó cần phải vượt khỏi hiện vật (Garrow và Yarrow 2010, 2-3; Olsen 2010, 23-26). Và mặc dù có sự khác biệt tự xưng giữa những người được coi là hậu quá trình luận, thì ý nghĩa, giá trị và niềm tin vẫn bị khóa chặt trong một lĩnh vực độc quyền mà ở đó những sự vật vật chất không hề an cư, mặc dù chúng đem đến khả năng tiếp cận với nó. Sự vật “đều ngụ ý về văn hóa và không cần thiết cho văn hóa...Toàn bộ ý tưởng sinh lợi của việc sử dụng hiện vật để tái cấu trúc toàn bộ xã hội đã tuyệt chủng đều coi hiện vật là món thức ăn thừa, không cần thiết cho chính sự tồn tại của đời sống xã hội, Mark Leone (2007, 206) đã nhận xét một cách thích đáng như vậy. Đối với những kẻ lo lắng về sự trượt dốc tiềm tàng của khảo cổ học trở về với lịch sử đầy bối rối của việc mô tả rặt vật, thì đã có bản “hiệu chỉnh” của môn khảo cổ học xã hội (Webmoor và Witmore 2008).

Tất nhiên, sẽ là
bất nhã khi khẳng định các nhà khảo cổ học đã không nhắm đến vấn đề tư duy nhị phân. Khảo cổ học hiện đang tràn đầy nỗ lực để vượt khỏi”, “khắc phục”, “siêu vượt và thậm chí giải quyết vô số phân đôi về cơ bản là các biến thể của con người và thế giới. Dọc theo những tuyến này, có cái gì đó đã trở nên hơi giáo điều trong một số lĩnh vực khảo cổ học, nghiên cứu văn hóa vật chất, và hơn thế nữa để cho rằng con người tạo ra sự vậtsự vật tạo ra con người. Câu thần chú của việc tạo thành lẫn nhauở chính cái vật lấp chỗ trống tốt nhất để cân bằng các cuốn sách, còn ở chỗ tệ nhất là một sự nhượng bộ kiểu lẹ tay đối với những người cuối cùng vẫn duy trì cái “cánh tay mạnh của nhân văn luận” (Webmoor và Witmore 2008). Một tiền đề của cuốn sách này là sự vật không nằm trong một lĩnh vực riêng rẽ hoặc một lĩnh vực hiện thực khác bị loại khỏi lãnh địa của xã hội.

Hơn nữa, việc tạo thành lẫn nhau, bị phá vỡ theo nhiều cách. Trước hết, nó quá đơn giản hóa sự vật bằng cách bỏ qua hệ sinh thái rộng lớn hơn của các thực thể và quan hệ không đồng nhất mà chúng buộc lại với nhau. Thứ hai, nó quên đi hoặc bỏ qua tính đa dạng đến bất ngờ của các vai trò của sự vật. Thứ ba, nó coi thường những phẩm chất mà sự vật đưa ra trong một tình huống nhất định. Thứ tư, nó vẫn tập trung vào mối quan hệ được cho là nguyên thủy giữa con người và thế giới, vì vậy, đó chính tương quan luận” (Meillassoux 2008). Có một số quan sát được thực hiện ở đây.

Trước hết, các tương tác giữa các lò nung gốm, việc làm giảm bầu khí quyển, nhiệt, đất sét và lớp nước áo gốm đều quá phức tạp để có thể kết hợp với mối quan hệ bá quyền giữa con người và phần còn lại của thế giới. Lập luận của chúng tôi đi ngược lại với giả định, như Gilbert Simondon đã nói, là “các khách thể kỹ thuật không bao gồm hiện thực người ([1989] 1958). Thành phần của chiếc máy ảnh Leica M3 tập hợp những thành tựu đa dạng hơn về không gian và thời gian, đa tạp hơn về bố cục, so với việc xem xét sản phẩm của nó ở Wetzlar cho biết.(4) Một phả hệ tuyệt vời về thành tựu quang học, hình học, gia công nhiệt độ cao, xử lý da, và…vv, nằm sau việc sản xuất ra chiếc máy ảnh Leica. Hơn nữa, sự phát sinh cá thể loại máy ảnh này liên quan đến một loại nhu cầu nội tại” của người dùng, như Simondon đã nói, ở đó đối tượng tự thực hiện. Có nghĩa là, chiếc Leica đóng một vai trò trong sự hình thành của chính nó; thiết kế của nó đòi hỏi sự hiện diện và khớp nối của các thành phần nhất định để nó tồn tại và hoạt động.

Thứ hai, một tình cảm lâu đời đặt định dữ liệu khảo cổ là thô và ngẫu nhiên khi so sánh với thói phong nhiêu của các giải thích dân tộc học. So sánh khảo cổ học với nhân học, vào năm 1973, Edmund Leach đã quở trách các nhà khảo cổ vì khao khát giải quyết câu hỏi “Thế nào” và “Tại sao”. Ông nghĩ rằng họ nên gắn bó với “Cái , và thậm chí sau đó, trong phân tích cuối cùng, khảo cổ học phải quan tâm đến con người hơn là sự vật” (1973, 768; xem cả các cuộc thảo luận Garrow và Yarrow 2010; Holbraad 2009). Tuy nhiên, tình cảm này dựa trên một giả định về bản chất của các chất liệu mà nhà khảo cổ học can dự vào như là mối quan tâm duy nhất liên quan đến con người. Nó cũng bỏ qua bản chất của thực hành khảo cổ học, đó là một quá trình cùng xuất hiện với quá khứ vật chất. Quá khứ luôn là kết quả của các thực hành của chúng ta, trong đó sự vật cung cấp các chỉ dẫn liên quan đến bản chất của chúng có dự phần, và ở mức độ không nhỏ. Ở đây, câu hỏi Thế nào không bao giờ tách rời khỏi câu hỏi Cái gì.

Các nhà khảo cổ học đã trở nên quá nhút nhát khi đối mặt với nhân học, quá háo hức với sự phê chuẩn của nhân loại học (xem Garrow và Yarrow 2010; và thêm Gosden 1999). Không bao giờ có nhu cầu phải chờ đợi một niềm tin có được nhờ đã khôn lớn để bảo vệ các thực hành của chúng ta. Khảo cổ học không vận hành theo cùng một giới hạn như nhân học, bởi vì nhân học phụ thuộc rất nhiều vào tính độc quyền của khoảng cách con người - thế giới. Các nhà khảo cổ không cần phải coi điều này là cơ bản. Thật vậy, một trong những tiền đề của chúng tôi là, với tư cách là những người hành nghề, chúng ta không làm việc với một cuốn sách quy tắc tách biệt với thế giới vật chất; một lần nữa, chúng ta là một phần của cái thế giới mà chúng ta tìm cách hiểu rõ hơn này. Thành tựu của chúng ta, như Isabelle Stengers đã nói, không nên được trừu tượng hóa từ thực tiễn sản xuất ra nó (2011, 376).

Chúng tôi coi các khái niệm như quá khứ và hiện tại, chủ thểkhách thể, là kết quả thuần túy của thực tiễn hơn là điểm khởi đầu: quá khứ được tiếp cận thông qua các thực tiễn khảo cổ học (và các thực tiễn khác). Vấn đề thực sự với các nhị tính như vậy không đến nỗi là một vấn đề quá giản đơn hóa; đúng hơn là “cái mà con người và thế giới được coi là hai thành phần cơ bản phải được tìm thấy trong bất kỳ tình huống nào, như Graham Harman lập luận (2010, 146). Việc đo lường vị thế hữu thể luận của một sự vật trong nhân học đã có xu hướng dựa vào cái thể kép quá tự mãn gồm con người và thế giới. Mặc dù nhiều người hành nghề, đặc biệt là ở Hoa Kỳ, làm việc trong các khoa nhân học, thì khảo cổ học không thể được gói gọn nhân học (để có quan điểm ngược lại, xem Nichols, Joyce và Gillespie 2003). Khảo cổ học có nhiều tự do vận động hơn trong khả năng giải quyết các mối quan hệ vật – vật mà không rơi vào mối tương quan giữa con người và phần còn lại.

Mối quan hệ giữa con người và bức tường không nên có nhiều hoặc không ít đặc quyền hơn mối quan hệ giữa mưa và vữa bùn bộc lộ. Các quá khứ vật chất phần lớn được cùng sản xuất, không nằm trong một quá trình lựa chọn độc quyền của con người, mà thông qua các tương tác với các loại đất kỵ khí, vi sinh vật, bão hòa độ ẩm, không khí khô khan, nhiệt độ, hoặc thậm chí là sóng và đá cuội bãi biển. Những khác biệt trong các cách thức mà nhà khảo cổ học và một dòng nước chảy ra vượt qua một thị trấn khai mỏ bị bỏ hoang chính là về cấp độ, chứ không phải về loại hạng. Nước ào ạt xối vào các trụ bê tông sẽ diễn giải hoặc “cảm giác về bề mặt bê tông cũng như bất kỳ nhà tường giải học hay nhà hiện tượng luận nào (Harman 2010; sắp tới là Witmore). Khi xem xét lại phạm vi của ngành học về sự vật, chúng tôi đã tìm cách tránh chứng mất trí nhớ duy hiện đại luận có xu hướng quá coi trọng cấp tiến luận” hoặc đầu tư vào loại trừ luận học thuật (Stengers 2010). Khảo cổ học luôn luôn được cho là thuộc về những mối quan tâm nói trên. Thật vậy, David Clarke đã thúc đẩy lớp vỏ của siêu hình học kinh nghiệm bằng cách thách thức những người hành nghề vật lộn với những gì họ coi là những thực thể cơ bản (1968; và cả Dunnell 1986; Webmoor 2012a; Lucas 2012). Kể từ công trình của ủy ban đống rác bếp Đan Mạch đầu tiên vào giữa thế kỷ XIX (Klindt- Jensen 1975), các nhà khảo cổ học đã phải tính đến những tác tố khác có liên quan đến việc hình thành di tích khảo cổ học. Chúng ta có thể trông cậy vào khảo cổ học ngữ cảnh (Hodder và Hudson 2003), các quá trình hình thành di chỉ (Schiffer 1976, 1987), hoặc khảo cổ học môi trường (Dincauze 2000) để có được vô số ví dụ, mà ở đó sức nặng khổng lồ đã được đặt vào các tương tác vật – vật. Chắc chắn, sẽ là không thành thật, để không cường điệu, khi khẳng định tự nhận thức như vậy về một phần của khảo cổ học như là một tổng thể. Tác nghiệp với sự vật luôn đầy ngạc nhiên và bối rối, sáng tạo, và ừ thì, cả sự lặp lại nhàm chán nữa. Do đó, nhiệm vụ của chúng tôi không phải là quá nhiều để biến đổi khảo cổ học sao cho có thể nhận thức rõ về nó. Và, trong khi tìm cách thực hiện điều đó, chúng tôi đặt mục tiêu tạo ra các loại tự sự khác, các cách giải thích đối xứng hơn về khảo cổ học và mối quan tâm chung của nó, là sự vật. Chúng tôi gọi dự án này là khảo cổ học đối xứng (Olsen 2003, 2007 và 2012; Shanks 2007; Webmoor 2007 và 2012b; Witmore 2004b và 2007; và cả González- Ruibal 2007).
___________________________________________

Còn nữa…

Nguồn: Bjørnar Olsen, Michael Shanks, Timothy Webmoor and Christopher Witmore (2012). Archaeology - The Discipline of Things, University of California Press, Berkeley and Los Angeles, California.

Tác giả:

1. Bjørnar Julius Olsen (sinh ngày 2 tháng 1 năm 1958, Finnmark, Na Uy) là giáo sư tại Đại học UiT-The Arctic University của Na Uy, chuyên về lý thuyết khảo cổ học, văn hóa vật chất, bảo tàng học, khảo cổ học Bắc cực, và khảo cổ học đương đại. Ông là một nhân vật nổi bật trong sự chuyển hướng sang sự vật trong các khoa học xã hội và nhân văn, bao gồm cả khảo cổ học đối xứng.

2. Michael Shanks (sinh năm 1959, Newcastle n sông Tyne) là một nhà khảo cổ học người Anh chuyên về khảo cổ học và lý thuyết khảo cổ học. Ông đã nhận bằng cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ của Đại học Cambridge, và là giảng viên tại Đại học Wales, Lampeter trước khi chuyển đến Mỹ vào năm 1999 để đảm nhận vị chí giáo sư và Chủ nhiệm khoa Kinh điển tại Đại học Stanford. Ông cũng là giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Dublin và Đại học Durham từ năm 2010 đến năm 2013. Năm 2013, ông là thành viên nghiên cứu tại Đại học Durham. Ông hiện đang giảng dạy nhiều khóa học tại Đại học Stanford tập trung vào sự giao thoa giữa tư tưởng khảo cổ học và phương pháp tư duy thiết kế hiện đại.

3. Timothy Webmoor chuyên về văn hóa vật chất và hình ảnh Internet; nghiên cứu cách thức trung gian hóa văn hóa bởi các nền tảng, thiết bị và dịch vụ kỹ thuật số. Ngoài việc điều hành công ty tư vấn thiết kế kỹ thuật số của riêng ông, Webmoor còn thực hiện các dự án bao gồm: i) Dân tộc học của các lập trình viên và "codework"; ii) Dân tộc học kỹ thuật số của MMORPG; iii) Văn hóa doanh nghiệp của các công ty công nghệ; iv) Tư duy thiết kế trong các công ty công nghệ cao; v) Lý thuyết sự vật cái tác tố vật chất; vi) Di sản kỹ thuật số và văn hóa của các “dấu vết trực tuyến; vii) Nhân học của khoa học khảo cổ thực hành vật chất hóa; viii) Văn hóa Doanh nghiệp, văn hóa khởi nghiệp và tạo điều kiện giao thoa giữa học viện và ngành công nghiệp.

4. GS. Christopher Witmore nhận bằng tiến sĩ tại Đại học Stanford năm 2005. Từ năm 2006 đến 2009 là nghiên cứu sinh sau tiến sĩ của Viện Khảo cổ học Joukowsky và Thế giới Cổ đại tại Đại học Brown. Năm 2009, Tiến sĩ Witmore về Đại học Texas Tech với vai trò trợ lý giáo sư. Các công trình nghiên cứu của Tiến sĩ Witmore đi theo ba con đường bổ sung cho nhau. Trước hết, từ sự phát triển của các hoạt động nông nghiệp thời Đá mới đến các nền kinh tế du mục và sự năng động của các thành bang Hy Lạp đến việc sử dụng đất đai đương đại, ông đã phát triển các khu vực địa lý của vùng nông thôn Hy Lạp trong thời gian rất dài. Thứ hai, công trình của ông đã khám phá các mối quan hệ của con người và vạn vật, đặc biệt là trong bối cảnh của “truyền thông” khi phát triển các phương thức hành động và ý tưởng lưu hành. Thứ ba, các mối quan tâm của anh đã đưa ra những câu hỏi liên quan đến thiết kế tri ​​thức khảo cổ học vị trí của truyền thông kỹ thuật số. Witmore bị cuốn hút bởi đặc trưng và phạm vi của khảo cổ học và trong hơn một thập kỷ, ông đã khám phá những câu hỏi cơ bản liên quan đến các đối tượng, thực tiễn và quan hệ của môn học với những gì đã trở thành quá khứ.

Ghi chú của người dịch:

[1] The Scarlet Letter (Chữ cái đỏ) là một cuốn tiểu thuyết của Nathaniel Hawthorne xuất bản năm 1850 và được xem là một kiệt tác của ông. Bối cảnh câu chuyện là thành phố Boston thế kỷ 17, kể về Hester Prynne, một phụ nữ trẻ đẹp bị buộc phải mang chữ “A” (viết tắt của Adultery nghĩa là ngoại tình) màu đỏ thắm thêu trên ngực áo suốt đời vì bị khép vào tội ngoại tình mà thời đó kết án hết sức nghiêm khắc.

[2] Đối số: Trong toán học, đối số của một hàm là một giá trị phải để có được kết quả của hàm, còn được gọi là một biến độc lập. Ví dụ, hàm nhị phân f (x, y) = (x2 + y2) có hai đối số, x và y, trong một cặp có thứ tự (x, y). Hàm siêu bội là một ví dụ về hàm bốn đối số; số lượng đối số mà một hàm được gọi là số đối số (arity) của hàm. Một hàm lấy một đối số duy nhất làm đầu vào, chẳng hạn như hàm f (x) = x2 thì được gọi là hàm đơn phân (unary function); hàm có hai hoặc nhiều biến thì được coi là có một miền bao gồm các cặp theo thứ tự hoặc bộ dữ liệu của các giá trị đối số; đối số của hàm vòng là một góc; đối số của hàm giải tích hyperbol là góc hyperbol. Một hàm toán học có một hoặc nhiều đối số dưới dạng các biến độc lập, cũng có thể chứa các tham số; các biến độc lập được đề cập trong danh mục các đối số mà hàm có được, trong khi các tham số thì không [Ơn Giời, ngày xưa từ Khoa sử Mễ Trì mò lên Thượng Đình học trộm toán của thầy Vinh, thầy Quốc, và sau này khi đi làm ở Viện Khảo cổ có lê la học thêm thầy Hoàng Phương ở Hàng Chuối nên còn ghi chép và nhớ được tí tẹo]. 

Ghi chú

(1). Trong một cuộc thảo luận gần đây phơi bày gốc rễ của bước ngoặt, Frank Trentmann đã không coi khảo cổ học là kẻ khởi xướng trào lưu (2009). Bản kiểm kê của ông bao gồm các lĩnh vực như nhân học, nghiên cứu khoa học, nghiên cứu văn hóa vật chất (chúng tôi có thể thừa nhận kết nối khảo cổ học ở đây, nhiều nhà bình luận không làm như vậy), và, có lẽ thật quá khác thường cả nghiên cứu văn học; còn bao gồm những nỗ lực trước đây như nghiên cứu văn hóa dân gian và bảo tàng. Các ví dụ khác về việc bỏ bê khảo cổ học cũng mới được để lộ. 1.072 trang sách Making Things Public của Bruno Latour và Peter Weibel (2005) bao gồm công việc của các nhà nhân học, sử gia nghệ thuật, họa sĩ, kiến ​​trúc sư, nhà thiết kế, kỹ sư, nhà sử học pháp lý, giám tuyển bảo tàng, triết gia, nhà tâm lý học, nhà xã hội học khoa học và công nghệ, và thậm chí cả giáo sư tiếng Anh, nhà ngôn ngữ học, và nhà lý thuyết chính trị, nhưng không hề có nhà khảo cổ học.
(2). Khoa học, nhân văn học và nghệ thuật được đánh đố bằng các giao lộ kinh tế, thể chế, cá nhân và chính trị.
(3). Ở đây, chúng tôi nhận thức được vết trượt giữa các sự vật như archaia (thời cổ) pragmata (sự) vật (Witmore 2012b).
(4). Ian Hodder (2011) đã phát triển cái mà ông gọi là cách tiếp cận tích hợp vướng víu người-vật, làm nổi bật những liên thuộc của sự vật, con người, và những thứ khác. Trong nỗ lực xem xét bản thân sự vật một cách nghiêm túc, Hodder nhấn mạnh vào những cách thức mà sự vật dựa vào con người và những thứ khác thông qua các chuỗi liên thuộc. Trong khi Hodder thừa nhận rằng sự vật là thành tựu tập thể gắn kết các thực thể đa dạng lại với nhau, nhưng ông lại  không nhận ra khả năng tự tạo ra chính bản thân mình của sự vật.

Tài liệu dẫn

Alberti, Benjamin, and Tamra L. Bray, eds. (2009). Animating Archaeology: Of Subjects, Objects and Alternative Ontologies. Special section of the Cambridge Archaeological Journal 19(3): 337– 441.
Alberti, Benjamin, Severin Fowles, Martin Holbraad, Yvonne Marshall, and Christopher Witmore. (2011). Worlds Otherwise: Archaeology, Anthropology and Ontological Difference. In Current Anthropology 52(6): 896– 912.
Andreassen, Elin, Hein B. Njerck, and Bjørnar Olsen. 2010. Persistent Memories: Pyramiden— a Soviet Mining Town in the High Arctic. Trondheim: Tapir Forlag.
Bennett, Jane. (2010). Vibrant Matter: A Political Ecology of Things. Durham, NC: Duke University Press.
Benso, Silvia. (2000). The Face of Things: A Different Side of Ethics. Albany: State University of New York Press.
Binford, Lewis. (1962). Archaeology as Anthropology. In American Antiquity 28(2): 217– 25.
Braidwood, Robert J. 1958. Vere Gordon Childe, 1892– 1957. American Anthropologist, n.s., 60(4): 733– 36.
Brown, Bill. (2003). A Sense of Things: The Object Matter of American Literature. Chicago: University of Chicago Press.
Brown, Linda A., and William H. Walker. (2008). Archaeology, Animism, and Non-Human Agents. Special issue of the Journal of Archaeological Method and Theory 15(4): 297– 99.
Bryant, Levi, Nick Srnicek, and Graham Harman, eds. (2010). The Speculative Turn: Continental Materialism and Realism. Melbourne: re.press.
Clarke, David. (1968). Analytical Archaeology. London: Methuen.
DeLanda, Manuel. (2006). A New Philosophy of Society London: Continuum.
DeMarrais, Elizabeth, Chris Gosden, and Colin Renfrew. (2004). Rethinking Materiality: The Engagement of the Mind with the Material World. Cambridge: McDonald Institute for Archaeological Research.
Dewey, John. (1980). Art as Experience. New York: Perigee Books.
Dincauze, Dena F. (2000). Environmental Archaeology: Principles and Practice. Cambridge: Cambridge University Press.
Dion, Mark, and Alex Coles, eds. (1999). Mark Dion: Archaeology. [London]: Black Dog.
Domanska, Ewa. (2006a). The Return to Things. In Archaeologia Polona 44: 171– 85.
---------- (2006b). The Material Presence of the Past. In History and Theory 45: 337– 48.
Dunnell, Robert C. (1986). Methodological Issues in Americanist Artifact Classification. In Advances in Archaeological Method and Theory 9: 149– 207.
Foucault, Michel. (1972). The Archaeology of Knowledge: The Discourse on Language. New York: Pantheon Books.
---------- (1973). The Order of Things: An Archaeology of the Human Sciences. New York: Vintage Books.
---------- (1977). Discipline and Punish: The Birth of the Prison. New York: Pantheon Books.
----------- (1984). Nietzsche, Genealogy, History. In The Foucault Reader, ed. Paul Rabinow. New York: Pantheon Books.
Garrow, Duncan, and Thomas Yarrow, eds. (2010). Archaeology and Anthropology: Understanding Similarity, Exploring Difference. Oxford: Oxbow.
Gero, Joan, and Meg Conkey. (1991). Engendering Archaeology: Women and Prehistory. Cambridge: Blackwell.
González-Ruibal, Alfredo (2007). Arqueología simétrica: Un giro teórico sin revolución paradigmática [with commentary]. In Complutum 18: 283– 319.
González-Ruibal, Alfredo (2008). Time to Destroy. An Archaeology of Supermodernity. In Current Anthropology 49(2): 247– 79. With comments by Tim Edensor, Pedro Paulo A. Funari, Martin Hall, Cornelius Holtorf, Mark P. Leone, Lynn Meskell, Laurent Olivier, Nicholas J. Saunders, John Schofi eld, and Andrés Zarankin.
González- Ruibal, Alfredo, Almudena Hernando, and Gustavo Politis. (2011). Ontology of the Self and Material Culture: Arrow-making among the Awá Hunter-Gatherers (Brazil). Journal of Anthropological Archaeology 30(1): 1– 16.
Harman, Graham (2002). Tool-Being: Heidegger and the Metaphysics of Objects. Chicago: Open Court.
----------- (2005). Guerrilla Metaphysics: Phenomenology and the Carpentry of Things. Open Court.
----------- (2005). Heidegger on Objects and Things. In Making Things Public: Atmospheres of Democracy, ed. Bruno Latour and Peter Weibal, 268– 71. Cambridge, MA: MIT Press .
----------- (2009a). Prince of Networks: Bruno Latour and Metaphysics. Melbourne: re.press.
----------- (2010). Towards Speculative Realism: Essays and Lectures. Zero Books.
----------- (2011). The Qua dru ple Object. Zero Books.
Harrison, Rodney, and John Schofield. (2010). After Modernity: Archaeological Approaches to the Contemporary Past. Oxford: Oxford University Press.
Hawkes, Christopher (1954). Archaeological Theory and Method: Some Suggestions from the Old World. In American Anthropologist 56: 155– 68.
Henare, Amiria, Martin Holbraad, and Sari Wastell, eds. (2007). Thinking through Things: Theorising Artefacts Ethnographically. London: Routledge.
Heidegger, Martin (1962). Being and Time. New York: Harper & Row.
Hicks, Dan, and Mary Beaudry, eds. (2010). The Oxford Handbook of Material Culture Studies. Oxford: Oxford University Press.
Hodder, Ian (2011). Human-Thing Entanglement: Towards an Integrated Archaeological Perspective. In Journal of the Royal Anthropological Institute. 17: 154– 77.
Hodder, Ian, and Scott Hudson (2003). Reading the Past: Current Approaches to Interpretation in Archaeology. 3rd ed. Cambridge: Cambridge University Press.
Holbraad, Martin (2009). Ontology, Ethnography, Archaeology: An Afterword on the Ontology of Things. Cambridge Archaeological Journal 19(3): 431– 41.
Jones, Andrew (2007). Memory and Material Culture. Cambridge: Cambridge University Press.
Klindt- Jensen, Ole (1975). A History of Scandinavian Archaeology. London: Thames & Hudson.
Knappett, Carl (2005). Thinking through Material Culture: An Interdisciplinary Perspective. Philadelphia: University of Pennsylvania Press.
Knappett, Carl, and Lambros Malaforis, eds. (2008). Material Agency: Towards a Non- Anthropocentric Approach. New York: Springer.
Latour, Bruno (1999). Pandora’s Hope: Essays on the Reality of Science Studies. Cambridge, MA: Harvard University Press.
Latour, Bruno (2005). Reassembling the Social: An Introduction to Actor- Network-Theory. Oxford: Oxford University Press.
Latour, Bruno, and Peter Weibel, eds. (2005). Making Things Public: Atmospheres of Democracy. Cambridge, MA: MIT Press.
Leach, Edmund (1973). Concluding Address. In The Explanation of Culture Change: Models in Prehistory, ed. Colin Renfrew. Pittsburgh: University of Pittsburgh Press.
Leone, Mark (2007). Beginning for a Postmodern Archaeology. Cambridge Archaeological Journal 17(2), 203– 7.
Lucas, Gavin (2012). Understanding the Archaeological Record. Cambridge: Cambridge University Press.
Meillassoux, Quentin (2008). After Finitude: An Essay on the Necessity of Contingency. Translated by Ray Brassier. London: Continuum.
Meskell, Lynn, ed. (2005). Archaeologies of Materiality. Oxford: Wiley- Blackwell.
Nichols, Deborah L., Rosemary A. Joyce, and Susan D. Gillespie (2003). Is Archaeology Anthropology? In Archeological Papers of the American Anthropological Association, no. 13, special issue, Archeology Is Anthropology, ed. Susan D. Gillespie and Deborah L. Nichols, 3– 13.
Olivier, Laurent (2008). Le sombre abîme du temps. Mémoire et archéologie. Paris: Seuil.
Olsen, Bjørnar (2003). Material Culture after Text: Re- Membering Things. In Norwegian Archaeological Review 36(2): 87– 104.
----------- (2007). Keeping Things at Arm’s Length. A Genealogy of Asymmetry. In World Archaeology 39(4): 579– 88.
----------- (2010). In Defense of Things: Archaeology and the Ontology of Objects. Lanham, MD: AltaMira Press.
----------- (2012). Symmetrical Archaeology. In Archaeological Theory Today, ed. Ian Hodder. Cambridge: Polity Press.
Preda, Alex. (1999). The Turn to Things: Arguments for a Sociological Theory of Things. In Sociological Quarterly 40(2): 347– 66.
Renfrew, Colin (2003). Figuring It Out. What Are We? Where Do We Come From? The Parallel Visions of Artists and Archaeologists. London: Thames & Hudson.
Schnapp, Jeffrey T., and Michael Shanks (2009). Artereality (Rethinking Craft in a Knowledge Economy). In Art School (Propositions for the 21st Century), ed. Steven Henry Madoff. Cambridge, MA: MIT Press.
Schiffer, Michael Brian (1976). Behavioral Archaeology. New York: Academic Press.
Schiffer, Michael Brian (1987). Formation Pro cesses of the Archaeological Record. Santa Fe: University of New Mexico Press.
Schiffer, Michael Brian, and Andrea R. Miller (1999). The Material Life of Human Beings: Artifacts, Behaviour, and Communication. London: Routledge.
Shanks, Michael (1992). Style and the Design of an Archaic Korinthian perfume jar. In Journal of Eu ro pe an Archaeology 1:77– 106.
Shanks, Michael (2007). Digital Media, Agile Design, and the Politics of Archaeological Authorship. In Archaeology and the Media, ed. Timothy Clack and Marcus Brittain, 273– 89. Walnut Creek, CA: Left Coast Press.
Shanks, Michael, and Lynn Hershman Leeson (2007). Conversation. In Seed, no. 12 (August 27, 2007). http:// seedmagazine.com /content /article /michael shankslynn hershman leeson (accessed April 15, 2012).
Shanks, Michael, and Randall McGuire (1996). The Craft of Archaeology. In American Antiquity 61(1): 75– 88.
Shanks, Michael, and Christopher Tilley (1992). Reconstructing Archaeology. London: Routledge.
Shanks, Michael, and Christopher Witmore (2010a). Memory Practices and the Archaeological Imagination in Risk Society: Design and Long-Term Community. In Unquiet Pasts: Theoretical Perspectives on Archaeology and Cultural Heritage, ed. Ian Russell and Stephanie Koerner, 269– 90. Farnham, UK: Ashgate.
Simondon, Gilbert (1989 [1958]). Du mode d’existence des objets techniques. 3rd ed. Paris: Aubier.
Stengers, Isabelle (2005). Introductory Notes on an Ecology of Practices. In Cultural Studies Review 11(1): 183– 96.
----------- (2010). Cosmopolitics I. Minneapolis: University of Minnesota Press.
-----------(2011). Wondering about Materialism. In The Speculative Turn: Continental Materialism and Realism, ed. L. Bryant, N. Srnicek, and G. Harman, 368–80. Melbourne. Taylor, Walter (1983 [1948]). A Study of Archaeology. Memoirs of the American Anthropological Association 69. Menasha, WI: American Anthropological Association. Reprint. Carbondale: Southern Illinois University, Center for Archaeological Investigations.
Trentmann, Frank (2009). Materiality in the Future of History: Things, Practices, and Politics. In Journal of British Studies 48: 283– 307.
Walker, William H. (2008). Practice and Nonhuman Social Actors: The Afterlife of Witches and Dogs in the American Southwest. In Memory Work: Archaeologies of Material Practices, ed. Barbara J. Mills and William H. Walker,. Santa Fe: School for Advanced Research Press.
Webmoor, Timothy (2007). What About “One More Turn After the Social”. In Archaeological Reasoning? Taking Things Seriously. World Archaeology 39(4): 547– 62.
----------- (2012a). An Archaeological Metaphysics of Care: On the Isotopy of the Past(s), Epistemography and Our Heritage Ecologies. In Modern Materials: Proceedings from the Contemporary and Historical Archaeology in Theory Conference 2009, ed. Brent Fortenberry and Laura McAtackney, 13– 23. Oxford: British Archaeological Reports.
----------- (2012b). Symmetry, STS, Archaeology. In The Oxford Handbook of the Archaeology of the Contemporary World, ed. Paul Graves- Brown, Rodney Harrison, and Angela Piccini. Oxford: Oxford University Press.
Webmoor, Timothy, and Christopher Witmore (2008). Things Are Us! A Commentary on Human/Things Relations under the Banner of a ‘Social’ Archaeology. In Norwegian Archaeology Review 41(1): 53– 70.
Wheeler, Mortimer (1954). Archaeology from the Earth. Oxford: Clarendon Press.
Whitehead, Alfred North (1978 [1929]). Process and Reality: An Essay in Cosmology. New York:
Free Press.
Witmore, Christopher (2004b). On Multiple Fields. Between the Material World and Media: Two Cases from the Peloponnesus, Greece. In Archaeological Dialogues 11(2): 133– 64.
----------- (2007a). Symmetrical Archaeology: Excerpts from a Manifesto. In World Archaeology 39(4): 546– 62.
----------- (2012b). The Realities of the Past. In Modern Materials: Proceedings from the Contemporary and Historical Archaeology in Theory Conference 2009, ed. Brent Fortenberry and Laura McAtackney. Oxford: British Archaeological Reports.
----------- (--------) Forthcoming. Archaeology and the Second Empiricism. In Archaeology into the 2010s, ed. F. Herschend, C. Hillerdal, and J. Siapkas.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét