Powered By Blogger

Thứ Hai, 8 tháng 6, 2020

Khảo cổ học và các Duy vật luận Mới (I)


Christopher Witmore

Người dịch: Hà Hữu Nga

Tóm tắt

Bài viết này xem xét lại đối tượng của khảo cổ học dưới ánh sáng của các Duy vật luận Mới. Định hướng công việc gần đây xung quanh ba định đề liên quan đến hiện thực và định nghĩa về sự vật – có nghĩa là, sự vậtcác tập hợp, sự vật là những kẻ tham gia,sự vật sự vật -sắp đặt những đặc điểm cốt lõi của các Duy vật luận Mới và tiếp tục giải quyết một số vấn đề phương pháp luận có sức thuyết phục. Cuối cùng, bài viết này đưa ra một thách thức cho rằng các quan điểm Duy vật luận Mới bộc lộ một tự-định nghĩa về khảo cổ học, không phải là công việc nghiên cứu về quá khứ của con người thông qua các di tích vật chất của nó, mà là ngành học về sự vật, như một hệ sinh thái của các thực hành tiếp cận thế giới bằng cách chăm sócbằng niềm kinh ngạc.

Giới thiệu

Sir Mortimer Wheeler, có tiếng nói lừng lẫy của một trí tưởng tượng khảo cổ duy lý, không bao giờ mệt mỏi khi xác quyết rằng các nhà khảo cổ học khai quật con người, mà không phải khai quật đồ vật (1954, v; và cả Hawkes 1982, 6). Chắc chắn đã có lúc các nhà khảo cổ học, dù có tán thành cái cương lĩnh này hay không, nhưng vẫn đưa ra một loạt các câu cách ngôn chỉ rõ một hiện thực sâu xa hơn, cơ bản hơn: “người Indian đằng sau hiện vật (Braidwood 1958) hoặc cái hệ thống đằng sau cả người Indian lẫn hiện vật (Flannery 1967). Một thái độ như vậy vẫn còn phổ biến khi bề mặt các bờ đất được gia cố bằng lớp cỏ, chai thủy tinh hoặc bề mặt trát vữa được coi là phương tiện đơn thuần cho một cái gì đó khác, đối với những xã hội được cho là đã để lại các dấu tích như vậy. Không phủ nhận những đóng góp đáng kể của các nỗ lực này, một điều mới mẻ đang xuất hiện khi các cuốn sách, tạp chí, trang mạng, các đề xuất hội nghị và các bài tham gia hội thảo giờ đây đều tuyên bố những chiếc xe Skodas đã bị bỏ rơi, bãi thử hạt nhân, các nghĩa trang bị lãng quên, những con tàu hơi nước hoặc những bức tường đa giác không còn bắt nguồn từ một đại lý độc quyền hoặc thực thể đặc quyền hữu thể luận nào đó nữa. Công trình mới này thách thức những giả định cho rằng một bức tường di tích bằng gạch bùn rất quan trọng chừng nào nó còn đem đến khả năng tiếp cận với những bàn tay của kẻ đã làm nên nó (Olsen et al. 2012; và cả Hodder 2012). Công trình mới này không có các giả định đề cho rằng vật chất ít thú vị hơn, ít sắc thái hơn so với kẻ có lẽ đã gắn kết nó, kiểm soát nó, xử lý nó. Khảo cổ học, như công trình này ngày càng chứng tỏ, sinh lợi hơn rất nhiều so với loại lịch sử hoạt động của con người. (Childe 1944, 2). Trong công trình này, chúng tôi tìm thấy một nỗ lực bền bỉ để vật lộn với hiện thực của các di tích, các tàn tích đất thủy hóa, những mảnh vụn phế tích mà không cần phải nhờ đến một bộ máy lý thuyết vượt qua các hiện vật thực tế cho các thảo nguyên xanh hơn của ngôn ngữ, diễn giải hoặc ý nghĩa - một lập trường được thụ hưởng một cái gì đó của tính chính thống trong vài thập kỷ nay. Vì những lý do sẽ sớm trở nên rõ ràng, chúng ta hãy dán nhãn đại khái cho công trình này là Duy vật luận Mới.

Các
Duy vật luận Mới thách thức các nhà khảo cổ không xem các bề mặt phủ cuội là nền tảng trần tục đối với các sự kiện có thật của cuộc sống; không săm soi qua vô số lớp vôi vữa để tìm kiếm một hiện thực sâu xa hơn của sự phục hồi hộ gia đình; không nhìn xa hơn chiếc bình gốm, cây dùi hoặc đoạn rào đá để giải thích về những lý do tồn tại của chúng. Chúng thách thức chúng ta đừng thăm dò các lĩnh vực được cho là siêu việt về văn hóa, chủ thể tính hay ý nghĩa của câu trả lời về lý do tại sao sự vật - đều là các thực thể - những kẻ tham gia vào sự xuất hiện của chính chúng (Witmore 2012a; sau Whitehead 1978 [1929]). Trong khi các thuộc tính của các Duy vật luận Mới các cội nguồn sâu xa (ví dụ Leroi-Gourhan 1943; Schiffer 1976; Rathje 1979; Gould và Schiffer 1981; LaMotta 2012), thì trong năm năm qua và hơn thế nữa chúng cũng đã gom góp được ngày càng nhiều nghị lực, nổi lên từ những bước ngoặt khác nhau được khởi xướng vào cuối những năm 90: bước ngoặt hữu thể luận, bước ngoặt tác tố, bước ngoặt loài, bước ngoặt hoặc tái trở về với sự vật, v.v. (xem Preda 1999; Domanska 2006; Trentmann 2009; Alberti et al. 2011; Olsen 2012a). Trong bài viết này, tôi nhắm đến việc xác định những gì tôi coi là đặc điểm chủ chốt của xu hướng mới đầy hứa hẹn này trong khảo cổ học. (1) Cuối cùng, tôi cấu trúc bài tiểu luận xoay quanh ba mệnh đề chung liên quan đến các Duy vật luận Mới, mỗi mệnh đề được coi là triệt để hơn mệnh đề trước: 1) sự vật các tập hợp; 2) sự vậtkẻ tham gia; và 3) sự vật sự vật. Sau đó, tôi chuyển sang giải quyết một số vấn đề phương pháp luận có sức thuyết phục. Công trình này, toàn bộ tổng cộng lại, theo tôi, cho phép chúng ta nghĩ về một khảo cổ học mà không có Quá khứ; nghĩa là, không có một cõi tách biệt, nơi các cuộc đời luôn song hành đến tận chốn kia, nơi chúng ta được tiếp cận thông qua các di tồn vật chất và hướng dẫn những nỗ lực này. Do đó, tôi cho rằng công trình có tiêu đề các Duy vật luận Mới bộc lộ thêm về cách thức mà khảo cổ học đã làm sáng tỏ định nghĩa cũ của nó khi nghiên cứu về quá khứ của con người thông qua các di tồn vật chất của nó vẫn ủng hộ cho một tự định nghĩa phù hợp hơn với tư cách là một ngành học về sự vật, với tư cách là một hệ sinh thái của các thực hành” tiếp cận thế giới một cách chăm sócđầy kỳ diệu. (2)

Trong khi các Duy vật luận Mới đang giành được sự ưu ái trên một số lĩnh vực (Bennett 2010; Coole và Frost 2010; Dolphijn và van der Tuin 2012), ở đây tôi tự giới hạn vào những biến đổi liên quan đến khảo cổ học. Một phần, tôi cũng theo cùng một số biến thể khác của Duy vật luận Mới” bằng cách bắt đầu với những sự vật thực tế (xem Coole và Frost 2010; Dolphijn và van der Tuin 2012). Ở đây các Duy vật luận Mới được ghi danh là một cái gì đó khác với phép tốc ký thuận tiện. Mặc dù khó có thể lẩy ra được những gì phổ biến chính xác đối với các thực hành và định hướng khác nhau trong số các sự vật mà nhiều kẻ hành nghề hiện đang cố gắng xác định, tất cả đều tán thành một loạt các đề xuất đủ sâu rộng để được công nhận là một bước ngoặt hoàn toàn từ những ngày qua khi sự vật chỉ là trung gian cho một thứ khác (Domanska 2006; Trentmann 2009; Olsen 2012a; Pétursdóttir 2012). Các Duy vật luận Mới là gì và chúng có liên quan đến khảo cổ học như thế nào? Ở đây, các Duy vật luận được hiểu là bao gồm cả việc thừa nhận rằng các nhà khảo cổ học bắt đầu bằng những sự vật vật chất và họ theo đuổi những thứ này bất cứ nơi nào nó có thể chỉ dẫn (Edgeworth 2012; Olsen et al. 2012). Cái “Mới” báo hiệu một sự khác biệt căn bản về định hướng và quan điểm liên quan đến những gì các nhà khảo cổ học thực hiện, và điều này không thể được tô vẽ thành một sự đảo ngược hoàn toàn của cái nhị tính quá đơn giản hóa của con người và sự vật. Mặc dù chúng ta có thể nói rằng các Duy vật luận Mới tập trung vào sự vật, nhưng đây không phải là sự vật của Wheeler; chúng thậm chí cũng không phải là sự vật của Heidegger [1]. Ý nghĩa chính xác của cả “duy vật luận” và “sự vật” đều sẽ được phát triển trong suốt bài viết này. Tuy nhiên ở đây, một số từ cần xuất trình như một cách giới thiệu.

Duy vật luận coi việc xem xét kinh nghiệm về các mối quan hệ giữa các thực thể rời rạc, hữu hình là phía trước và trung tâm. Đúng như Levi Bryant gợi ý, theo một cách nào đó “cái hiện thực luận ấy -  thừa nhận sự tồn tại của các thực thể vô hình, không bị ràng buộc bởi tính hữu hạn vật chất lại không làm như vậy (Bryant 2012; và thêm Bryant et al. 2011). Một định nghĩa phổ biến về duy vật luận đã hợp nhất từ này với thứ hữu thể luận quy giản thế giới thành các thuộc tính vật chất cụ thể: chiếc cốc thủy tinh được hiểu theo các thuộc tính hữu hình của silica, độ nhớt, mật độ hoặc sức căng bề mặt (Harman 2011a). Vữa trát tường ít có hậu quả hơn so với vôi, mỡ lợn, phân hoặc lòng đỏ trứng – mà các thành phần vật chất của nó – hoặc các thuộc tính vật chất đóm cho nó bám dính vào gỗ và bùn (xem Keane 2006; Ingold 2007a). Ngược lại, các Duy vật luận mới lại phi quy giản luận. Việc nói rằng các thành bang (số ít: πόλις, số nhiều πόλεις) Hy Lạp, các thể chế dân chủ, lừa hoặc máy chọn ngẫu nhiên [2] là vật chất không cần phải ngụ ý rằng chúng có thể được quy giản thành các cấu phần của chúng. Do đó, trọng số [3] đối với các duy vật luận ở dạng số nhiều được dùng để phân biệt các Duy vật Mới khỏi việc nhấn mạnh vào các thuộc tính chất vật chất (xem Bogost 2010), chưa kể loại duy vật luận mới dẫn đến tính phổ biến của con người đằng sau mọi thứ. Việc khước từ quy giản luận này không phải để nói rằng không thể chấp nhận phép giải thích; đúng hơn, đó là để nhận ra nó rủi ro không chắc chắn đến mức nào. Các Duy vật luận Mới, vẫn đang tiến triển trên thế giới, coi sự vật vừa gây hoang mang lại vừa vô tận. Do đó, ngay từ đầu, họ đã nắm giữ một lập trường kính sợ, ngạc nhiên và thậm chí ngây thơ (Olsen et al. 2012; cũng Bennett 2010; Harman 2011a, 7).

Nếu có một phương châm duy vật, thì
nó đã được Isabelle Stengers viết cho chúng tôi: chúng ta không bao giờ có được câu trả lời phù hợp nếu các thực hành của mình không cho phép đưa ra một câu hỏi có liên quan (2011, 373). Chúng tôi có thể gắn kết điều này với một sự tin tưởng, như Matt Edgeworth đã nêu rõ, trong “sức mạnh của bằng chứng mới nổi để tái định hình hành động và suy nghĩ của chúng ta” (2012, 77; và cả Malafouris 2010 về lý thuyết tham gia vật chất). Vì vậy, các Duy vật luận Mới thúc giục chúng ta làm theo sự vật! Điều đó không có nghĩa là chúng ta trở lại với quan niệm về thực hành thực nghiệm cụ thể bị cắt đứt khỏi lĩnh vực lý thuyết thoáng đãng. Các hành động thực tiễn có thể có xu hướng thể hiện sai và quá đơn giản hóa sự vật đến mức phải cân nhắc về mặt lý thuyết (Harman 2011a; Webmoor 2012a). Vậy thì, những gì được coi sự vật? Không khí và đất, mưa và biển, cửa gỗ và những bờ đá xếp, vi khuẩn cố định đạm và cỏ ba lá, các cam kết chính trị tâm lý với Rome và tường thành Hadrian, bình nước hoa Corinthian và những người Etruscans đã chết, nấm rễ cộng sinh và cây phong, các binh đội Hoplites và Hội nghị Athenian, cá voi minke và vượn cáo, sông Hudson và tàu hơi nước, thần Apollo và nữ tư tế Pythia; tất cả đều là sự vật, và thứ duy nhất nên vắng mặt trong danh sách này là một định kiến ​​hoàn toàn sẽ dẫn đến việc xua đuổi những sự vật “xấu (xem thảo luận trong Olsen et al. 2012, 17-35). Điều quan trọng không có gì phải bị loại trừ vì sự phân chia võ đoán giữa các vật thể được tạo ra và chưa được tạo ra, các hiện vậtsự vật sinh thái hoặc các ngoại tại, động và trơ, con người và không phải con người. Đây không phải là những sự vật “là vật chất khách quan đối lập với ngôn ngữ, biểu tượng, giá trị hay cảm xúc chủ quan (Latour 2005, 76). Mối quan hệ giữa một người chăn dê và những bầy dê của ông ta sẽ không hơn và không kém phần đặc quyền so với mối quan hệ giữa dê và món lá xanh ngon lành hướng vào các mô thức lùa gia súc lặp đi lặp lại (Aldred 2012). Tất nhiên, không phải tất cả các công việc liên quan đến các Duy vật luận Mới đó đều đảm nhận vị trí hữu thể luận mặc định này, thay vào đó nó đi kèm với nhau trong một mối quan tâm mới với sự vật; một trong số Duy vật luận Mới đó nhằm mục đích đặt sự vật vào trung tâm.

Ở đây cũng nên có thêm hai điều khoản bổ sung. Trước hết, càng ngày người ta càng nhận thức rõ rằng các kiểu nhận thức tập trung vào mối quan hệ đặc quyền giữa con người và thế giới không thể giải thích thỏa đáng cho hàng loạt cuộc khủng hoảng và tình huống mà chúng ta hiện đang phải đối mặt trên toàn cầu (Domanska 2010; Bryant et al. 2011). Mặc dù có tầm quan trọng đến mức không tin được, những nguyên do hậu nhân văn luận này, được khuếch đại bởi một trạng thái báo động vĩnh viễn, đôi khi có thể phủ bóng lên những lý do kinh nghiệm vững chắc để bao gồm các viễn cảnh Duy vật luận Mới, như tôi hy vọng sẽ chứng minh với các bằng chứng tiếp theo. Thứ hai, mọi ví dụ tôi gợi lên trong bài viết này đều xứng đáng được đọc và cân nhắc cẩn thận - một câu hoặc đoạn văn không đủ để đại diện cho một bài viết, chưa kể đến một cuốn sách. Các đồng nghiệp và các cộng đồng thực hành của chúng tôi xứng đáng có cùng cảm giác ngạc nhiên và khiêm tốn như những gì chúng tôi mang đến cho những sự vật khác của thế giới. Độc giả được mời khám phá những tác phẩm này cho chính họ, và nhiều hơn nữa - bất cứ khi nào tôi có thể bao gồm cả việc trích dẫn mở rộng như một chỉ dẫn của nghiên cứu này. Nhìn chung, những vấn đề này gợi ý về sự liên quan của Duy vật luận Mới đối với khảo cổ học và ngược lại, được thừa nhận là một vấn đề rộng lớn hơn sẽ được giải quyết trong phần tiếp theo.

Sự vật là các Tập hợp

Các
cách tiếp cận bắt đầu với sự vật thường nhấn mạnh vào từ nguyên của thuật ngữ bắt nguồn từ từ tiếng Đức cổ ding, biểu thị thu thập hoặc tập hợp. Thật vậy, máy tính xách tay mà tôi đang gõ chỉ là một tập hợp các yếu tố không đồng nhất, từ hệ thống dây điện, loa, vô số thuật toán và thiết kế bộ xử lý cho đến lao động của hàng ngàn kỹ sư, hàng chục phòng thí nghiệm, Tập đoàn Intel, các phòng sạch cần thiết cho việc sản xuất ra nó, việc khai thác các nguyên tố đất hiếm ở Trung Quốc và tầng tầng các thuật toán từ Archimedes Syracuse đến Newton, Leibniz Geoffrey Dummer (kỹ sư người Anh được cho là thiết kế khái niệm vi mạch). (3) Việc mở ra những cách thức mà sự vật tụ tập hoặc tập hợp là thực sự quan trọng, vì trong nhiều lý do thì nỗ lực này giúp chứng tỏ bằng cách nào để làm cho sự vật trở thành vật vô tri vô giác (buộc phải) phải được thích ứng với một địa hạt riêng biệt từ các chủ thể người có chủ ý chính là một trò đố ch hiện đại luận (Latour 1993; Webmoor và Witmore 2008; Harman 2009 , 57-68). Tất nhiên, các sử gia về công nghệ hoặc các nhà khảo cổ học truyền thông có tất cả các loại nguyên do khác để truy tìm các mạng như vậy. Chẳng hạn, trong khả năng của Charles và Ray Eames, computer là kết quả của sự hội tụ của những chiếc máy tính toán, thống kê và thiết bị tự động logic (Fleck 1973), do đó, thêm các thiết kế của thế kỷ 19 như máy tính hiệu số Babbage vào cấu tạo chiếc máy tính xách tay năm 2011 của tôi. Nếu xa cách được chứng minh là hiện diện đồng thời thì người ta đã không viện đến những huyền thoại về đặc quyền tiếp cận như homo faber (người tạo tác) hoặc những tổng hợp thiết thực tập trung vào những thành tựu vĩ đại của các nhân, chính là vì nhiều người đối thoại khác cũng đóng góp cho một tình huống nhất định. Hơn nữa, các tập hợp như vậy chống lại các giả định cho rằng - như Gilbert Simondon đã nói các vật thể kỹ thuật không dung chứa hiện thực con người (1980 [1958] 1) hoặc con người không dung chứa hiện thực vật thể (Olsen et al. 2012).

Mặc dù chúng ta có thể lưu ý đến giá trị khác nhau từ các định nghĩa định chuẩn về “tập hợp” khi các hiện vật được đặt canh nhau trong các cấu hình di chỉ-cụ thể trong khảo cổ học (Lucas 2012, 193-198; Harrison 2011), thì quan niệm về về sự vật-là-tập hợp có lẽ được gói gọn trong việc tái tạo khái niệm Deleuzian này bởi Manuel DeLanda (2006) (và cả Bennett 2010; trong khảo cổ học xem Normark 2010a, 2010b; Harrison 2011, 2013a, 2013b; Lucas 2012; Olsen et al. 2012). Đối với Delanda, mọi thực thể, dù lớn đến đâu, dù nhỏ đến đâu, cũng đều là một tập hợp; nghĩa là, chúng luôn được tập hợp từ các thực thể khác, v.v. Mặc dù một tập hợp không phải là một tổng thể liền mạch, nhưng nó cũng không phải là một tập hợp thiếu các thuộc tính nhiều hơn tổng các bộ phn của nó (2006, 5). Trong suốt bài viết này, sẽ có nhiều điểm liên hệ với hữu thể luận Delanda. Hiện tại, cần nhấn mạnh vào sự vật như các toàn thể hoặc các tập hợp không đồng nhất thường không đạt được hiểu biết cách thức mà các thuộc tính của sự vật vượt quá các cấu phần của nó; hoặc cách thức, như Ian Hodder quan sát, mà các năng lực đáp ứng vật chất tạo ra các tiềm năng và các hạn chế tại các thời điểm lịch sử khác nhau (2012). Ông gợi ý rằng chúng ta sẽ được đáp ứng tốt hơn bằng cách tập trung vào căng thẳng biện chứng của sự phụ thuộc và tính phụ thuộc” ngẫu nhiên về lịch sử đặc trưng cho các mối quan hệ giữa con người và sự vật (Hodder 2012, 94).

Trong quá trình chăm sóc lý thuyết rối [4] của mình, Hodder liên tục quay trở lại ví dụ về loại đất sét từ các ngôi nhà tại địa điểm thời kỳ Đá mới Çatalhöyük ở Thổ Nhĩ Kỳ. Ông cho rằng các cư dân ở đây đã mắc bẫy bởi các thuộc tính vật liệu của loại đất sét giàu smectite (sét tẩy bẩn) được sử dụng để xây dựng các bức tường nhà. Loại đất sét này phồng ra khi có nước và co lại khi thiếu độ ẩm. Để các bức tường đất sét tồn tại bền vững đòi hỏi người ta phải phủ lại bề mặt bằng thạch cao (gấp 450 lần trong mỗi trường hợp), để dựng lên các bức tường với các giá đỡ bằng gỗ, hoặc thậm chí chiêu nạp cả tổ tiên tham gia bằng cách hộp sọ ở dưới đáy các trụ đỡ ( Hodder 2012, 66). Đối với Hodder, con người dựa vào mọi thứ, mọi thứ dựa vào sự vật, sự vật dựa vào các sự vật khác, sự vật dựa vào con người, và con người dựa vào các con người khác (xem Hodder 2011). Những tương thuộc lẫn nhau này khiến con người mắc kẹt vào những rối vướng rất khó tìm được lối ra. Hodder định nghĩa sự vật “các dòng vật chất, năng lượng và thông tin,các dòng này tạo ra vật chất cứng chống chịu được (2012, 218). Tất nhiên, việc nhấn mạnh vào tính tương hỗ này tập trung vào sự phân biệt quá kịch tính hóa giữa con người và thế giới. Tuy nhiên, việc nhấn mạnh vào sự vật với tư cách các dòng đã cộng hưởng phần nào với phê bình gần đây của Timothy Ingold về mô hình hình chất (hylomorphic model), lặp lại công trình trước đó của Gilbert Simondon (Ingold 2012a).

Hylomorphism (Hình chất luận) là nhị nguyên luận về vật chất (hyle) và hình thức (morphe), trong đó hình thức là một thiết kế dễ hiểu, dường như áp đặt từ bên ngoài vào những gì được coi là trơ và vật chất mềm trong các quỹ đạo chế tạo. Ngược lại, Ingold “chỉ định tính ưu việt cho các quá trình hình thành so với các thành phẩm của chúng, và tính ưu việt cho các dòng và các biến đổi của vật liệu so với các trạng thái của vật chất (2011, 210). Ingold coi dòng vật chất này là những chất liệu sống còn (không có mối liên hệ công khai nào với công trình của Jane Bennett). Mặc dù Ingold cũng phủ nhận sự hiện diện của bất kỳ tác tố tối cao nào đằng sau việc sản xuất ra chúng, các tòa nhà, cây cối, bánh nướng và tranh vẽ dù sao cũng được coi là dẫn xuất của các dòng chảy tạo sinh dẫn đến chúng (2011, 215). Khi bị cuốn theo những quỹ đạo di chuyển này, những sự vật cụ thể, ít nhiều đã bị cuốn đi, đây là một điểm quan trọng để phân biệt với công trình khác dưới tiêu đề của các Duy vật luận Mới (xem Coole và Frost 2010; Dolphijn và van der Tuin 2012). Hơn nữa, sự biến đổi bung ra từ sự o bế của các thực thể thực tế và được đặt để vào các dòng và thông lượng động; người ta còn thấy một bước chuyển ​​trong công trình của cả Henri Bergson và Gilles Deleuze (xem Harman 2011b, 295).

Mặc dù có nhiều điểm phong nhiêu chung giữa hệ sinh thái chất liệu của Ingold và khảo cổ học (xem Ingold 2012a), nhưng câu trả lời của Ingold cho vấn đề hình chất luận về cơ bản là phi-khảo cổ học theo hai nghĩa. Trước hết, các sự vật thực tế, mà các nhà khảo cổ học luôn lấy làm khởi đầu, đều bị loại bỏ với tư cách các vai chính ủng hộ cho loại sinh lực tiền cá nhân - một động thái được Simondon thực hiện trước đó (xem Harman 2011a). Hãy nhớ lại cách thức mà lập trường này đụng độ với mệnh đề đã nói ở trên cho rằng sự vật là những kẻ tham gia vào sự xuất hiện của chính chúng, là nguyên tắc hữu thể luận của Alfred North Whitehead: không có gì trôi nổi vào thế giới không từ đâu cả“[m]ọi thứ trong thế giới thực đều có thể quy về một  thực thể thực sự nào đó” (1978 [1929], 244). Nói cách khác, các thực thể cá nhân là chính yếu. Thứ hai, các nét đặc trưng đằng sau việc tạo ra sự vật không xác định chúng; quá khứ của chúng không gộp chúng lại. Các nhà máy sản xuất cá trích không còn tồn tại, những cây cầu Ottoman, pháo đài của người Venice, xe bò hoặc máy xúc hơi nước đã quên đi phần lớn những gì tạo nên dòng dõi của chúng. Mặc dù tôi sẽ trở lại vấn đề về các hiện thực và sự xuất hiện của quá khứ trong phần tiếp theo, nhưng vẫn có nhiều điều cần phải nói về nơi chúng ta bắt đầu và đây chính dịp tốt để giới thiệu Lý thuyết Mạng Tác nhân (Actor-Network Theory, từ đây viết tắt là ANT). Có phải chúng ta bắt đầu với một dòng chảy cơ bản của các lực lượng và các dòng, như Ingold và Simondon kiên trì, hoặc với các thực thể thực tế không? Đối với ANT, chính bản thân sự vật cần phải tuân theo, hơn là các cấu phần vật chất của chúng, các quá trình cường điệu hoặc một giả định tiên nghiệm liên quan đến bản chất của cái hiện thực. James Dolwick (2012) đưa ra một ví dụ rõ ràng về vấn đề này trong công trình của mình với tàu hơi nước.

Không đồng ý với những ai bỏ qua tàu thuyền để nhìn vào mạng kết nối hàng hải và đường biển, Dolwick chuyển sang tàu hơi nước và nồi hơi thực sự (tốt thôi, những gì còn lại của chúng), những người khởi xướngviệc ghi mã các kế hoạch, các tờ báo như Bưu điện Buổi chiều và lời chứng của hành khách, những con sông và các quyền điều hướng (2012, 127-22). Để truy tìm các mối liên hệ giữa các sự vật này, chúng ta phải tìm hiểu cách thức mà các quá trình đằng sau cuộc khải hoàn cuối cùng của những con tàu hơi nước và việc giảm bớt khoảng cách - kết nối với những thay đổi về tốc độ, điều hướng (với tàu hơi nước có mối quan hệ khác nhau với thời tiết và các mùa) và công suất (nhờ gió hoặc cơ bắp để đốt nhiên liệu hóa thạch) -  nhờ rất nhiều vào các quảng cáo và quảng bá không mệt mỏi của những người ủng hộ, luật sáng chế và sự ganh đua giữa các đối thủ cạnh tranh như đã xảy ra với việc triển khai thực tế công nghệ “tốt hơn”.

Việc hiểu được những thay đổi công nghệ mang lại thông qua việc đi lại bằng động cơ hơi nước liên quan đến việc trình bày tỉ mỉ các thực thể thực tế, thay vì một loại sinh lực tiền cá nhân vô định hình nào đó. Điều quan trọng tàu hơi nước là một tập hợp bao gồm các yếu tố không đồng nhất, nhưng việc biệt lập bất kỳ thành phần nào cũng là bỏ lỡ hành động tập thể của tất cả các trung gian trong việc tìm hiểu cuộc khỉa hoàn cuối cùng của sức mạnh hơi nước (Latour 2005). Tuy nhiên, một vấn đề liên quan đến ANT, như Olsen (2010) và những người khác (Harman 2009; Bogost 2012) đã cho rằng, một chiếc xe Skoda bị mắc kẹt, một ngôi nhà trong trang trại đang đổ nát hoặc trại tuần lộc Sámi tất cả đều ít được nhấn mạnh hơn so với các mối liên kết, các mạng lưới hoặc các liên minh của chúng.

Với quan sát này, chúng ta đã đến chính cái trục xoay trung tâm đã chuyển hướng rất nhiều cuộc tranh luận hiện tại, kể cả triết học hay các lĩnh vực khác (Alberti et al. 2011; Harman 2011a; Bryant 2012). Vậy thì các mối quan hệ nội tại hay ngoại tại đối với sự vật? Nói cách khác, các mối quan hệ có xác định, chẳng hạn, một chiếc bình gốm Hy Lạp cổ đại là gì đến mức không thể tách rời khỏi các mối quan hệ của nó, hoặc chiếc bình này có thể tác biệt khỏi các mối quan hệ của nó mà vẫn giữ được sự hiện hữu cốt lõi của nó không? Những câu hỏi triết học như vậy có vẻ là mối quan tâm xa vời đối với khảo cổ học, nhưng chúng lại có tầm quan trọng sống còn đối với các hiện thực của quá khứ. chiếc bình gốm này tồn tại tách biệt với các mối quan hệ của nó - tách biệt với nguồn gốc của nó (nghĩa là được tìm thấy trong một ngôi mộ người Etruscan gần Chiusi năm 1844), nên thần thoại (nó có 200 hình mô tả các cảnh như trò chơi tang lễ của người bạn Patilles của Achilles), những cái tên Kleitias và Ergotimos, họa sĩ“người làm” ra chiếc bình, hoặc môi trường hiện tại của nó trong Bảo tàng Khảo cổ học Florence - sẽ giống như nó đang tồn tại trong một cõi trống vắng bất kỳ thực thể hoặc hợp quần nào khác; Whitehead coi điều này một thực tại trống rỗng” (1978 [1929], 29). Như Steven Shaviro gợi ý, [k]hông có gì hiện hữu một lần và mãi mãi; và không có gì chỉ tự duy trì bằng hiện hữu, như thể bằng quán tính hoặc nội lực của chính nó (2009, 20). Đối với Whitehead, chiếc bình gốm Hy Lạp bó các mối quan hệ này lại và nếu chúng ta bằng cách nào đó cố bỏ đi nguồn gốc của nó hoặc xóa cái tên Ergotimos, chẳng hạn, thì nó sẽ lụi tàn với tư cách là một thực thể thực sự mà nó hiện đang là nó sẽ không còn là nó nữa (Witmore 2012a). Các nhà khảo cổ thực sự biết quá rõ khác biệt giữa một bức tượng bị cướp phá và một tập hợp đồ tùy táng phong nhiêu, nhưng có lẽ cơ bản hơn là vấn đề liệu chiếc bình gốm Hy Lạp đằng sau tủ kính là một vật thể thống nhất hay vô số sự vật.

Thêm vào cuộc khủng hoảng giải thích hiện tại của chúng ta (Olivier 2011, 33), câu hỏi này còn liên quan đến nhiều tranh cãi xung quanh các vấn đề về di sản, cho dù chúng ta nói về những bức tượng cẩm thạch của điện Parthenon được trưng bày trong Bảo tàng Anh, Thung lũng của Quý tộc ở Ai Cập hay vùng đất tại trung tâm của một cuộc xung đột giữa Picuris Pueblo và Công ty Khoáng sản Đặc biệt Oglebay Norton ở New Mexico (liên quan đến Oglebay Norton xem Smith 2010). Trong bất kỳ trường hợp nào, thì ai hoặc cái gì đảm nhận vị trí đặc quyền hơn trong việc khẳng định thế giới thực là như thế nào? Liệu chúng ta có thể nói rằng các tác phẩm nghệ thuật trên bệ là sản phẩm phụ của một tình huống nguyên ủy như là một phần của một tập hợp điêu khắc trán tường? Chúng ta có thể chắc chắn rằng mình bắt đầu với một quá khứ tách biệt của các ngôi mộ Triều vương Thứ mười tám? Hoặc chúng ta có thể mô tả thế giới còn lại cho người Pueblo như một thế giới được cảm nhận, ngửi thấy và nhìn thấy nhưng không bao giờ hiểu được đầy đủ ngoại trừ thông qua các khoa học tự nhiên? Làm thế nào người ta có thể biết trước hiện thực vững chắc, không thể chối cãi, không thể nghi ngờ thực sự là gì?

Như Bruno Latour đã lập luận rất thực tế, sự phân nhánh hiện đại luận của tự nhiên đã cho phép các ngành khoa học tự nhiên “hợp nhất tính thống nhất, hiện thực và tính không thể chối cãi (2005, 116) quá nhanh. Bất cẩn trong cách thức người ta bỏ qua tính đa nguyên, các ngành khoa học xã hội nhấn mạnh vào nhiều nền văn hóa, tín ngưỡng, các diễn giải và vv, nhưng vẫn bỏ lại nguyên vẹn một thế giới đơn nhất. Quan điểm của Latour (như của Michel Serres) là đặt câu hỏi liệu chúng ta có thể phân phối tính thống nhất và tính đa dạng theo một cách khác không (Latour 2007; và cả Law and Mol 2002). Đây là các năng lực quan niệm của Latour về những vấn đề quan tâm”  - những năng lực chia sẻ những lo âu, nghĩa vụ và sự vật xung quanh cái mà các nhóm tập hợp lại - trong việc phá vỡ sự đối lập kia giữa những kẻ tin và những kẻ biết (2005). Việc coi các tác phẩm cẩm thạch trong Bảo tàng Anh, các lỗ rỗng đá ở Bờ Tây sông Nile, hoặc vùng đất là nhiều sự vật khác nhau cũng giống như việc nhận thức được những sự vật này các sự kiện đang diễn ra hoặc các thực hành trong quá trình xuất hiện liên tục. Như Karen Barad dự định, chúng chưa bao giờ kết thúc (2007, ix; và cả Marshall and Alberti 2014). Thậm chí chúng ta có thể nói rằng chúng không phải là vấn đề của “Quá khứ” hay “Tự nhiên” vẫn còn lặng thinh, vì chúng cũng có đời sống chính trị. Chắc chắn, những sự vật như vấn đề chính trị được sinh ra từ những tranh cãi như vậy. Những kẻ nghiêm túc về việc nhận ra các mối quan hệ là một bộ phận cấu thành của những sự vật như vậy tiếp tục lập luận một cách logic rằng chúng ta đang nói về các phương thức tồn tại rất khác nhau và do đó hiện thực phải là các hiện thực.

Mặc dù lập trường này, gần giống với một loại siêu hình học
linh hoạt hoặc khôn khéo, có tiềm năng rất lớn (Aberti et al. 2011; Witmore 2013; Marshall và Alberti 2014), tuy nhiên, vẫn còn thiếu một điều gì đó trong lập luận này (Olsen et al. 2012). Bởi vì, trong tất cả những điều này, chúng ta không học được gì về những tượng bán thân bị đập vỡ được điêu khắc bằng đá cẩm thạch Pentelic. Chúng ta bỏ lỡ cái công trìnhnhững phòng đá được đục rỗng để tạo ra không gian kín mít để đặt một cỗ quách đá hoặc làm một tầng hầm nhà. Chúng ta không thể hiểu làm thế nào một quả núi đem chính nó ra để được nhận thức thấu đáo theo các cách khác nhau bằng thiết bị khai thác, máy ủi, xe tải tự đổ và băng tải dăm đá, trái ngược với các thế hệ người Pueblo lấy đất sét chứa mica để sản xuất gốm. Không có sự vật nào trong số này hoàn toàn cạn kiệt bởi các mối quan hệ của chúng, vậy thì làm thế nào chúng ta có thể khẳng định rằng các tác phẩm cẩm thạch trong Gallerry Duveen, đối với Uỷ hội Bảo tàng Anh, là những thực thể khác nhau từ những tác phẩm cẩm thạch đó thu hút rất đông sinh viên Hy Lạp say mê tìm đến lối vào Tòa kiến trúc đầy cột bên ngoài đại lộ Great Russell tại Luân Đôn? Những lập luận như vậy hoàn toàn làm suy yếu tính độc lập và tự chủ của những sự vật này? Sưu tập tác phẩm cẩm thạch, những ngôi mộ cổ và những vùng đất bản địa không thể bị quy giản thành các mạng quan hệ của chúng - một điểm mà Latour biết khá (Latour et al. 2011). Một lần nữa, không vật nào trong những sự vật này chỉ là tập hợp của những mảnh nhỏ hơn của chúng, một giả định mà Graham Harman gọi là “hủy hoại (2011a, 8-10). Chúng cũng không phải là hàng mớ phẩm chất hoặc thuộc tính của mình, những gì mà Harman gọi là “khai thác cạn kiệt” (2011a, 10-13). Chúng tôi có thể nói rằng cả hai đều đại khái là tổng các bộ phận của chúng. Và chúng ta cũng có thể nói rằng các mối quan hệ là cả ngoại tại và bằng cách nào đó đã được củng cố nội tại, nếu những quan sát này thậm chí có thể phù hợp với việc thừa nhận rằng gạch, các tàu chiến cổ La Mã hoặc các chiến hào trong Nội chiến Tây Ban Nha không “có được hiện thực của chúng từ bất cứ nơi nào khác (Harman 2011a, 10). Vấn đề là các đoạn của con đường La Mã ở phố Dere, những tấm lưới đánh cá và các chai bia đều là những thực thể trong và của chính bản thân chúng (để biết thêm các tranh luận bổ sung, xem Olsen 2010; Lucas 2012). Và những sự vật thống nhất này không chỉ , mà còn làm.
_____________________________________________

Còn nữa….

Nguồn: Witmore, Christopher (2014). Archaeology and the New Materialisms, In Journal of Contemporary Archaeology 1.2 (2014) 203–246

Tác giả: GS. Christopher Witmore nhận bằng tiến sĩ tại Đại học Stanford năm 2005. Từ năm 2006 đến 2009 là nghiên cứu sinh sau tiến sĩ của Viện Khảo cổ học Joukowsky và Thế giới Cổ đại tại Đại học Brown. Năm 2009, Tiến sĩ Witmore về Đại học Texas Tech với vai trò trợ lý giáo sư. Các công trình nghiên cứu của Tiến sĩ Witmore đi theo ba con đường bổ sung cho nhau. Trước hết, từ sự phát triển của các hoạt động nông nghiệp thời Đá mới đến các nền kinh tế du mục và sự năng động của các thành bang Hy Lạp đến việc sử dụng đất đai đương đại, ông đã phát triển các khu vực địa lý của vùng nông thôn Hy Lạp trong thời gian rất dài. Thứ hai, công trình của ông đã khám phá các mối quan hệ của con người và vạn vật, đặc biệt là trong bối cảnh của “truyền thông” khi phát triển các phương thức hành động và ý tưởng lưu hành. Thứ ba, các mối quan tâm của anh đã đưa ra những câu hỏi liên quan đến thiết kế tri ​​thức khảo cổ học vị trí của truyền thông kỹ thuật số. Witmore bị cuốn hút bởi đặc trưng và phạm vi của khảo cổ học và trong hơn một thập kỷ, ông đã khám phá những câu hỏi cơ bản liên quan đến các đối tượng, thực tiễn và quan hệ của môn học với những gì đã trở thành quá khứ. 

Chú thích của người dịch

[1] Heidegger cho rằng: Sự vật (Ding) cần phải được phân biệt theo ba nghĩa khác nhau: i) Sự vật theo nghĩa thực tồn (Ding im Sinne des Vorhandenen) như hòn đá, mảnh gỗ, cái kìm, v.v.; ii) Sự vật là bất cứ thứ gì có tên gọi (Ding in dem Sinne, daß dies Genannte gemeint ist), kể cả những thứ trừu tượng như: kế hoạch, quyết định, phản ánh, lòng trung thành, hành động, những sự kiện lịch sử, v.v.; iii) Tất cả những thứ này và bất cứ thứ gì khác mà không phải là không hề có gì (All dieses und jegliches andere dazu, was irgend ein Etwas und nicht Nichts ist.). Việc xác định ý nghĩa của từ “sự vật” trong bất kỳ ranh giới nào, thì vẫn luôn là võ đoán (Es bleibt immer willkürlich, in welchen Grenzen wir die Be­deutungen des Wortes Ding festlegen). [Heidegger, Martin (1984). Die Frage nach dem Ding: Zu Kants Lehre von den transzendentalen Grundsätzen, Vittorio Klostermann GmbH, Frankfurt am Main, 1984, Seite 6] (Vấn đề sự vật: Học thuyết của Kant về các Nguyên tắc Siêu việt, tr.6, bản tiếng Đức).
[2] Máy chọn ngẫu nhiên (κληρωτήριον kleroterion): từ κληρωτήριον có từ căn κλῆρος (klêros) từ này có nguồn gốc ngôn ngữ nguyên Ấn-Âu là *kleh₂-, từ *kelh₂- (đánh trúng, cắt thủng), cùng gốc với κόλαφος (kólaphos: súc gỗ, cây cối, bụi cây). Danh từ λῆρος (klêros) sở hữu cách κλήρου; nghĩa: i) một mảnh, lô; ii) chọn bằng rút thăm, một phần được chia; iii) một trang trại, iv) một tài sản thừa kế; v) giới tăng lữ. Danh từ κληρωτήριον (kleroterion) là một thiết bị ngẫu nhiên hóa được thành bang Athen sử dụng trong giai đoạn dân chủ để lựa chọn các công dân tham gia Nghị viện, các cơ quan nhà nước, tham gia làm luật (nomothetai - νομοθέται) và tham gia Pháp viện bồi thẩm đoàn. Các kleroterion là một phiến đá được khắc với các hàng khe và với một ống kèm theo. Thẻ công dân (πινάκιον - pinakion một tấm đồng nhỏ được sử dụng để xác định một công dân của một thành phố, dùng cho các ứng viên vào các chức vụ chính trị hoặc thành viên bồi thẩm đoàn được đưa vào các máy chọn ngẫu nhiên (kleroteria) để đảm bảo lựa chọn dân chủ.
[3] Trọng số: là giá trị biểu thị độ chính xác tương đối của một kết quả đo lường. Trong kỹ thuật thực nghiệm việc xác định trọng số rất quan trọng, đặc biệt khi phép đo được tiến hành trong những điều kiện khác nhau, với các  thiết bị đo khác nhau. Kết quả đo có độ chính xác cao sẽ coa trọng số lớn; căn cứ vào trọng số của từng kết quả đo, người ta có thể tính được trị số trung bình của một đại lượng. 
[4] Lý thuyết rối (theory of entanglement) được gợi hứng từ hiện tượng rối lượng tử (Quantum entanglement) xảy ra khi một cặp hoặc một nhóm các hạt được tạo ra, tương tác hoặc chia sẻ lân cận không gian theo cách sao cho trạng thái lượng tử của mỗi hạt của cặp hoặc nhóm không thể được mô tả độc lập với trạng thái của các cặp hoặc nhóm khác, bao gồm cả khi các hạt được phân tách bằng một khoảng cách lớn. Chủ đề rối lượng tử là cốt lõi của điểm bất đồng giữa vật lý cổ điển và vật lý lượng tử: rối là một đặc điểm chính của cơ học lượng tử không có trong cơ học cổ điển.

Ghi chú

(1). Tôi không đơn độc trong công việc này. Ở đây, tôi được một nỗ lực hợp tác kéo dài hàng thập kỷ được gọi là khảo cổ học đối xứng (đối với công trình gần đây, xem Olsen 2012b; Olsen et al. 2012; Webmoor 2012a).
(2). Mượn một khái niệm được Isabelle Stengers (2005) phát triển, hệ sinh thái thực hành đề cập đến khảo cổ học như một cộng đồng cụ thể và một môi trường sống đặc biệt bao gồm một mạng lưới các không gian, đồ vật và thực tiễn được kết nối với nhau (để biết cách xử lý chi tiết hơn, xem Olsen et al. 2012 ; Witmore và Shanks 2013).
(3). Graham Harman lấy ví dụ về MacBook trong cuộc thảo luận về hộp đen trong Prince of Networks (2009, 33).
(4). Thuật ngữ Hữu thể học phẳng có nguồn gốc từ Intensive Science and Virtual Philosophy của Delanda - Khoa học Chuyên sâu và Triết học ảo (2002).
(5). Ở đây tôi đang dựa vào một cuộc tranh luận được Stengers (2011) đưa ra liên quan đến sự khác biệt giữa tin tưởng“khi tin tưởng vào.

Tài liệu dẫn

Alberti, B., S. Fowles, M. Holbraad, Y. Marshall and C. Witmore. 2011. “Worlds Otherwise. Archaeology, Anthropology and Ontological Difference.” Current Anthropology 52(6): 896–912.
Aldred, O. 2012. “Mobile Communities: The Gathering and Sorting of Sheep in Skútustaðarhreppur, Northeast Iceland.” International Journal of Historical Archaeology 16(3): 488–508.

Andreassen, E., H. Bjerck and B. Olsen. 2010. Persistent Memories: Pyramiden, A Soviet Mining
Town in the High Arctic. Trondheim, Norway: Tapir Academic Press.
Bahn, P. 2000. Archaeology: A Very Short Introduction. Oxford: Oxford University Press.
Barad, K. 2007. Meeting the Universe Halfway: Quantum Physics and the Entanglement of Matter. Durham, NC: Duke University Press.
Benjamin, W. 1968. “Theses on the Philosophy of History.” In Illuminations, by W. Benjamin, H. Arendt and H. Zohn. New York: Harcourt, Brace & World.
Bennett, J. 2010. Vibrant Matter: A Political Ecology of Things. Durham, NC: Duke University Press.
Benso, S. 2000. The Face of Things: A Different Side of Ethics. Albany, NY: State University of New York Press.
Bogost, I. 2010. “Materialisms: The Stuff of Things is Many.” In Ian Bogost – Videogame Theory,
Criticism, Design. Online at: http://www.bogost. shtml
____. 2012. Alien Phenomenology, or, What it’s Like to Be a Thing. Minneapolis, MN: University of Minnesota Press.
Braidwood, R. J. 1958. “Vere Gordon Childe, 1892–1957.” American Anthropologist 60(4): 733–736.
Brassier, R., I. H. Grant, G. Harman and Q. Meillassoux. 2007. “Speculative Realism.” In Collapse III: Unknown Deleuze, edited by R. Mackay, 307–450. Oxford: Urbanomic.
Bryant, L. 2011a. The Democracy of Objects. Ann Arbor, MI: Open Humanities Press.
____. 2011b. “Construction and Materialism. Larvel Subjects.” In Larval Subjects.
____. 2012. “Relata do not Precede Relations.” In Larval Subjects.
____., N. Srnicek and G. Harman, 2011. The Speculative Turn: Continental Materialism and Realism. Melbourne: re.press.
Cherry, J. F. 2003. “Regional Survey and its Future.” In Theory and practice in Mediterranean Archaeology: Old World and New World Perspectives, edited by J. K. Papadopoulos and R. M. Leventhal, 137–159. Los Angeles, CA: Cotsen Institute of Archaeology.
Childe, V. G. 1944. Progress and Archaeology. London: Watts.
Coole, D. H. and S. Frost. 2010. New Materialisms: Ontology, Agency, and Politics. Durham,
NC: Duke University Press.
DeLanda, M. 2002. Intensive Science and Virtual Philosophy. London: Continuum.
____. 2006. A New Philosophy of Society. London: Continuum.
Dolphijn, R. and I. van der Tuin. 2012. New Materialism Interviews & Cartographies. Ann Arbor,
MI: Open Humanities Press.
Dolwick, J. 2012. The Social Shaping of Steamboats. PhD Diss., University of Southampton.
Domanska, E. 2006. “The Return to Things.” Archaeologia Polona 44: 171–185.
____. 2010. “Beyond Anthropocentrism in Historical Studies.” Historein 10: 118–130.
Dupuy, J. P. 1990. “Tangled Hierarchies: Selfreference in Philosophy, Anthropology, and Critical
Theory.” Comparative Criticism 12: 105–123.
Edgeworth, M. 1991/2003. The Act of Discovery: An Ethnography of the Subject-Object Relation in Archaeological Practice. PhD Diss., Durham University. Published in 2003 as Acts of Discovery: An Ethnography of an Archaeological Excavation. BAR
International Series 1131. Oxford: Archaeopress.
____. 2012. “Follow the Cut, Follow the Rhythm, Follow the Material.” Norwegian Archaeological Review 45(1): 76–92.
Flannery, K. 1967. “Culture History v. Culture Process: A Debate in American Archaeology.” Scientific American 217: 119–122.
Fleck, G. 1973. A Computer Perspective. Cambridge, MA: Harvard University Press.
Gell, A. 1998. Art and Agency: An Anthropological Theory. Oxford: Oxford University Press.
Given, M. 2013. “Commotion, Collaboration, Conviviality: Mediterranean Survey and the Interpretation of Landscape.” Journal of Mediterranean Archaeology 26(1): 3–26.
González-Ruibal, A. 2006. “The Past is Tomorrow: Towards an Archaeology of the Vanishing Present.” Norwegian Archaeological Review 39(2): 110–125.
____. 2008. “Time to Destroy: An Archaeology of Supermodernity.” Current Anthropology 49(2): 247–279.
____. 2013a, ed. Reclaiming Archaeology: Beyond the Tropes of Modernity. Abingdon, UK: Routledge.
____. 2013b. “Returning to Where We have Never Been: Excavating the Ruins of Modernity.” In Ruin Memories: Materialities, Aesthetics and the Archaeology of the Recent Past, edited by B. Olsen and Þ. Pétursdóttir. Abingdon, UK: Routledge.
Gosden, C. 2005. “What Do objects Want?” Journal of Archaeological Method and Theory, 12: 193–211.
Gould, R. A. and M. B. Schiffer. 1981. Modern Material Culture: The Archaeology of Us. New York: Academic Press.
Grosz, E. 2001. Architecture from the Outside: Essays on Virtual and Real Space. Cambridge, MA: MIT Press.
Gumbrecht, H. U. 2004. Production of Presence: What Meaning Cannot Convey. Stanford, CA: Stanford University Press.
Harman, G. 2009. Prince of Networks: Bruno Latour and Metaphysics. Melbourne: re.press.
____. 2010. Towards Speculative Realism: Essays and Lectures. Winchester, UK: Zero Books.
____. 2011a. The Quadruple Object. Winchester, UK: Zero Books.
____. 2011b. Response to Shaviro. In The Speculative Turn: Continental Materialism and Realism, edited by L. Bryant, N. Srnicek and G. Harman, 291–303. Melbourne: re.press.
Harris, E. 1989. Principles of Archaeological Stratigraphy (2nd edition). London and New York: Academic Press.
Harrison, R. 2011. “Surface Assemblages: Towards an Archaeology in and of the Present.” Archaeological Dialogues 18(2): 141–161.
____. 2013a. Heritage: Critical Approaches. Abingdon, UK: Routledge.
____. 2013b. “Reassembling Ethnographic Museum Collections.” In Reassembing the Collection: Ethnographic Museums and Indigenous Agency, edited by R. Harrison, S. Byrne and A. Clarke, 3–35. Santa Fe, NM: School for Advanced Research Press.
____. and J. Schofield. 2010. After Modernity: Archaeological Approaches to the Contemporary
Past. Oxford: Oxford University Press.
Hawkes, J. 1982. Adventurer in Archaeology: The Biography of Sir Mortimer Wheeler. New York: St. Martin’s Press.
Hingley, R. 2011. “Living Landscape: Reading Hadrian’s Wall.” Landscapes 2: 41–62.
Hodder, I. 2011. “Human-Thing Entanglement: Towards an Integrated Archaeological Perspective.” Journal of the Royal Anthropological Institute
____. 2012. Entangled: An Archaeology of the Relationships between Humans and Things. Oxford: Wiley-Blackwell.
Holtorf, C. 2009. “On the Possibility of Time Travel.” Lund Archaeological Review 15: 31–41.
Ingold, T. 2007a. “Materials Against Materiality.” Archaeological Dialogues 14(1): 1–16.
____. 2007b. Lines: A Brief History. Abingdon, UK: Routledge.
____. 2011. Being Alive: Essays on Movement, Knowledge and Description. Abingdon, UK: Routledge.
____. 2012a. “Toward an Ecology of Materials.” Annual Review of Anthropology 41: 427–442.
____. 2012b. “No More Ancient, No More Human: The Future Past of Archaeology and Anthropology. In Archaeology and Anthropology: Past, Present and Future, edited by D. Shankland, 77–89. London: Berg.
____. 2013. Making: Anthropology, Archaeology, Art and Architecture. Abingdon, UK: Routledge.
____. and E. Hallam 2014. “Making and Growing: An Introduction. In Making and Growing: Anthropological Studies of Organisms and Artefacts, edited by E. Hallam and T. Ingold, 1–24. Farnham, UK: Ashgate.
Irigaray, L. 1999. The Forgetting of Air in Martin Heidegger. Translated by M. B. Mader. London:
Athlone.
Jones, A. 2007. Memory and Material Culture. Cambridge: Cambridge University Press.
Joyce, R. 2011. “‘What Eludes Speech’: A Dialogue with Webb Keane.” Journal of Social Archaeology 11(2): 158–170.
Keane, W. 2006. “Subjects and Objects.” In Handbook of Material Culture, edited by C. Tilley, E. Keane, S. Küchler, M. Rowlands and P. Spyer, 197–202. London: SAGE.
Knappett, C. 2012. “Materiality.” In Archaeological Theory Today (2nd edition), edited by I. Hodder, 188–207. Cambridge: Polity.
____. and L. Malaforis. 2008. Material Agency: Towards a Non-Anthropocentric Approach. New York: Springer.
LaMotta, V. A. 2012. “Behavioral Archaeology.” In Archaeological Theory Today (2nd edition), edited by I. Hodder, 62–92. Cambridge: Polity.
Latour, B. 1993. We Have Never Been Modern. Cambridge, MA: Harvard University Press.
____. 1999. Pandora’s Hope: Essays on the Reality of Science Studies. Cambridge, MA: Harvard
University Press.
____. 2003. “The Promises of Constructivism.” In Chasing Technoscience. Matrix for Materiality, edited by D. Idhe and E. Selinger, 27–46. Bloomington, IN : Indiana University Press.
____. 2005. Reassembling the Social: An Introduction to Actor-Network-Theory. Oxford: Oxford University Press.
____. 2007. The Recall of Modernity—Anthropological Approaches. Cultural Studies Review 13(1): 11–30.
____. 2008. “‘It’s the Development, Stupid!’ or How to Modernize Modernization?” Revue Électronique des Sciences Humaines et Sociales.
____., G. Harman and P. Erdélyi, 2011. The Prince and the Wolf: Latour and Harman at the LSE.
Winchester, UK: Zero Books.
Law, J. and A. Mol. 2002. Complexities: Social Studies of Knowledge Practices. Durham, NC: Duke University Press.
Lazzari, M. and M. A. Korstanje. 2013. “The Past as a Lived Space: Heritage Places, Discursive Traps, and Hopeful Practices in NW Argentina.” Journal of Social Archaeology, 13(3): 1–26.
Leroi-Gourhan, A. 1943. L'Homme et la matière. Paris: Michel.
Lolos, Y. 1997. “The Hadrianic Aqueduct of Corinth.” Hesperia 66(2): 271–314.
Lowenthal, D. 1988. The Past is a Foreign Country. Cambridge: Cambridge University Press.
Lucas, G. 2012. Understanding the Archaeological Record. Cambridge: Cambridge University Press.
Malafouris, L. 2010. “The Cognitive Life of Things: Archaeology, Material Engagement and the Extended Mind.” In The Cognitive Life of Things: Recasting the Boundaries of the Mind, edited by L. Malafouris and C. Renfrew. Cambridge: Cambridge University Press.
Margulis, L. and D. Sagan. 1995. What is Life? New York: Simon & Schuster.
____., K. V. Schwartz and M. F. Dolan. 1999. Diversity of Life: The Illustrated Guide to the Five Kingdoms (2nd edition). Sudbury, MA: Jones and Bartlett Publishers.
Marshall, Y. and B. Alberti. 2014. “A Matter of Difference: Karen Barad, Ontology and Archaeological Bodies.” Cambridge Archaeological Journal 24(1): 19–36.
Marx, K. 1973. Grundrisse: Foundations of the Critique of Political Economy. Translated by Martin Nicolaus. London: Pelican Books.
McGuire, R. 2009. Archaeology as Political Action. Berkeley, CA: University of California Press.
Meillassoux, Q. 2008. After Finitude: An Essay on the Necessity of Contingency. Translated by Ray Brassier. London: Continuum.
Mills, B. and W. Walker. 2008. Memory Work: Archaeologies of Material Practices. Santa Fe, NM: School for Advanced Research Press.
Mills, M. 2013. The Cloud Begins With Coal. Digital Power Group.
Minter, A. 2013. Junkyard Planet. New York: Bloomsbury Press.
Mol, A. 2008. The Logic of Care. London: Routledge.
Normark, J. 2010a. “Involutions of Materiality: Operationalizing a Neo-materialist Perspective through the Causeways at Ichmul and Yo’okop.” Journal of Archaeological Method and Theory 17(2): 132–173.
____. 2010b. “Face/Off: A Neomaterialistic Study of the Face.” In Making Sense of Things: Archaeologies of Sensory Perception, edited by F. Fahlander and A. Klellström, 69–82. Stockholm: Stockholm University.
Olivier, L. 2011. The Dark Abyss of Time: Archaeology and Memory. Lanham, MD: AltaMira Press.
Olsen, B. 2007. “Keeping Things at Arm’s Length: A Genealogy of Asymmetry.” World Archaeology 39(4): 579–588.
____. 2010. In Defense of Things: Archaeology and the Ontology of Objects. Lanham, MD: AltaMira Press.
____. 2012a. “After Interpretation: Remembering Archaeology.” Current Swedish Archaeology 20: 11–34.
____. 2012b. “Symmetrical Archaeology.” In Archaeological Theory Today (2nd edition), edited by I. Hodder, 208–228. Cambridge: Polity.
____., M. Shanks, T. Webmoor and C. Witmore. 2012. Archaeology: The Discipline of Things. Berkeley, CA: University of California Press.
Pearson, M. and M. Shanks. 2001. Theatre/Archaeology. London: Routledge.
Pétursdóttir, Þ. 2012. “Small Things Forgotten Now Included, or What Else Do Things Deserve?” International Journal of Historical Archaeology 16(3): 577–603.
____. 2013. “Concrete Matters: Ruins of Modernity and the Things called Heritage.” Journal of Social Archaeology 13(1) 31–53.
Preda, A. 1999. “The Turn to Things: Arguments for a Sociological Theory of Things.” Sociological Quarterly 40(2): 347–366.
Rathje, W. L. 1979. “Modern Material Culture Studies.” Advances in Archaeological Method and Theory 2: 1–37.
____., M. Shanks and C. Witmore. 2013. Archaeology in the Making: Conversations through a Discipline. Abingdon, UK: Routledge.
Ryzewski, K., ed. 2009. Experience, Modes of Engagement, Archaeology. Special issue of Archaeologies 5(3).
Schiffer, M. B. 1976. Behavioral Archaeology. New York: Academic Press.
____. 1987. Formation Processes of the Archaeological Record. Albuquerque, NM: University of New Mexico Press.
____. with A. R. Miller. 1999. The Material Life of Human Beings: Artifacts, Behavior, and Communication. London: Routledge.
Shanks, M. 1992. Experiencing the Past: On the Character of Archaeology. London: Routledge.
____. 2012. The Archaeological Imagination. Walnut Creek, CA: Left Coast Press.
____. 2013. “Let Me Tell You About Hadrian’s Wall…” Heritage, Performance, Design. Amsterdam: Reinwardt Academy.
Shapiro, J. A. 1988. “Bacteria as Multicellular Organisms.” Scientific American. 258(6): 82–89.
Shaviro, S. 2009. Without Criteria: Kant, Whitehead, Deleuze, and Aesthetics. Cambridge, MA: MIT Press.
Simondon, G. 1980 [1958] On the Mode of Existence of Technical Objects. Translated by Ninian Mellamphy. London, ON : University of Western Ontario.
Skibo, J. M. and M. B. Schiffer. 2009. People and Things: A Behavioral Approach to Material Culture. New York: Springer.
Smith, D. K. 2010. Unearthing Cognitive Frames and Sowing Interactional Framing within Indigenous-Mining Conflict. PhD Diss., George Mason University.
Solli, B., M. Burström, E. Domanska, M. Edgeworth, A. González-Ruibal, C. Holtorf, G. Lucas, T. Oestigaard, L. Smith and C. Witmore. 2011. “Some Reflections on Heritage and Archaeology in the Anthropocene.” Norwegian Archaeology Review 44(1): 40–88.
Spuybroek, L. 2011. The Sympathy of Things: Ruskin and the Ecology of Design. Rotterdam: V2.
Stengers, I. 2005. “Introductory Notes on an Ecology of Practices.” Cultural Studies Review 11(1) 183–196.
____. 2011. “Wondering about Materialism.” In The Speculative Turn: Continental Materialism and Realism, edited by L. Bryant, N. Srnicek and G. Harman, 368–380. Melbourne: re.press.
Tilley, C. 2004. The Materiality of Stone: Explorations in Landscape Phenomenology 1. Oxford: BER G.
____. 2007. “Materiality in Materials.” Archaeological Dialogues 14: 16–20.
Trentmann, F. 2009. “Materiality in the Future of History: Things, Practices, and Politics.” Journal of British Studies 48: 283–307.
Walker, W. and L. Brown. 2008: “Prologue Archaeology, Animism and Nonhuman Agents.” Journal of Archaeological Method and Theory 15(4): 297–299.
Webmoor, T. 2012a. “STS , Symmetry, Archaeology.” In The Oxford Handook of the Archaeology of the Contemporary World, edited by P. Graves-Brown, R. Harrison and A. Piccini, 105–120, Oxford: Oxford University Press.
____. 2012b. “An Archaeological Metaphysics of Care: On the Isotopy of the Past(s), Epistemography and Our Heritage Ecologies.” In Modern Materials: Proceedings from the Contemporary and Historical Archaeology in Theory Conference 2009, edited by B. Fortenberry and L. McAtackney, 13–23. Oxford: British Archaeological Reports.
____. and C. Witmore. 2008. “Things Are Us! A Commentary on Human/Things Relations under
the Banner of a ‘Social’ Archaeology.” Norwegian Archaeology Review 41(1): 53–70.
Wheeler, R. E. M. 1954. Archaeology from the Earth. Oxford: The Clarendon Press.
Whitehead, A. N. 1978 [1929]. Process and Reality: An Essay in Cosmology. New York: Free Press.
Wilson Nightingale, A. 2004. Spectacles of Truth in Classical Greek Philosophy: Theoria in its Cultural Context. Cambridge: Cambridge University Press.
____. 2006. “Vision, Media, Noise and the Percolation of Time: Symmetrical Approaches to the Mediation of the Material World.” Journal of Material Culture 11(3): 267–292.
____. 2007. “Landscape, Time, Topology: An Archaeological Account of the Southern Argolid Greece.” In Envisioning Landscape: Situations and Standpoints in Archaeology and Heritage, edited by D. Hicks, G. Fairclough and L. McAtackney, 194–225. Walnut Creek, CA: Left Coast Press.
____. 2009. “Prolegomena to Open Pasts: On Archaeological Memory Practices.” Archaeology, Experience, Modes of Engagement. Archaeologies 5(3): 511–545.
____. 2011. “Interview: Jonas Žakaitis Talks with Christopher Witmore.” The Federal 2: 11–20.
____. 2012a. “The Realities of the Past.” In Modern Materials: Proceedings from the Contemporary and Historical Archaeology in Theory Conference 2009, edited by B. Fortenberry and L. McAtackney, 25–36. Oxford: British Archaeological Reports.
____. 2012b. “The Adventure of Ideas.” Norwegian Archaeology Review 45(1): 103–106.
____. 2013. “Which Archaeology? A Question of Chronopolitics.” In Reclaiming Archaeology: Beyond the Tropes of Modernity, edited by A. González-Ruibal, 130–144. Abingdon, UK: Routledge.
____. and M. Shanks. 2013. “Archaeology: An Ecology of Practices.” In Archaeology in the Making: Conversations through a Discipline. edited by W. Rathje, M. Shanks and C. Witmore, 380–398. London: Routledge.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét