Powered By Blogger

Thứ Tư, 24 tháng 6, 2020

Phép Tu từ (I)


Aristotle

Người dịch: Hà Hữu Nga

Phần 1 (Quyển I)

Phép tu từkẻ tương tác của Phép biện chứng [1]. Cả hai đều quan tâm tới những điều diễn ra, trong phạm vi hiểu biết chung của tất cả mọi người và không thuộc về một khoa học xác định. Theo đó, mọi người ít nhiều, đều sử dụng cả hai; trong một chừng mực nào đó, mọi người đều cố gắng thảo luận các phán đoán và trì thủ để tự vệ và tấn công kẻ khác. Thường dân làm thế một cách ngẫu nhiên hoặc thông qua thực hành và do thói quen có được. Cả hai cách đều khả thể, còn chủ đề thì có thể được xử lý một cách rõ ràng,phương pháp, vì có thể hỏi lý do tại sao một số diễn giả lại thành công thông qua thực hành còn những người khác thì thành công một cách ngẫu nhiên; và mọi người sẽ đồng ý rằng việc khảo cứu như vậy chính là chức năng của một nghệ thuật.

Giờ đây, các nhà soạn thảo các chuyên luận hiện tại về phép tu từ đã tạo dựng nên nó, nhưng mới chỉ là một phần nhỏ của nghệ thuật đó. Các phương cách thuyết phục là thành phần thực sự duy nhất của nghệ thuật này: mọi thứ khác chỉ là phụ thêm. Tuy nhiên, các tác giả này lại không nói gì về lập luận diễn dịch (ἐνθύμημα) [2], vốn là bản chất của sự thuyết phục tu từ, nhưng chủ yếu lại đề cập đến những vấn đề không cần thiết. Việc khơi dậy định kiến, thương hại, giận dữ và những cảm xúc tương tự không liên quan gì đến các sự kiện thiết yếu, mà chỉ đơn thuần là một lời kêu gọi cá nhân đối với người đang phán xét các vụ kiện. Do đó, nếu các quy tắc cho các phiên tòa hiện được đặt ra ở một số thành bang - đặc biệt là ở các thành bang được cai trị tốt – đã được áp dụng ở mọi nơi, thì những người như vậy sẽ không có gì để nói. Tất cả mọi người, không nghi ngờ gì nữa, đều nghĩ rằng luật pháp nên quy định các quy tắc như vậy, nhưng một số, như tại tòa án Areopagus [3], đã mang lại hiệu quả thiết thực cho suy nghĩ của họ và cấm nói về những điều không cần thiết. Đây là luật và lệ rất hợp lý. Thật không đúng khi lung lạc quan tòa bằng cách khiến cho ông ta trở nên tức giận, đố kị hoặc thương hại - người ta cũng có thể làm cong vênh chiếc thước thợ khiến ông ta thiên vạy mạch mực vậy. [οὐ γὰρ δεῖ τὸν δικαστὴν διαστρέφειν εἰς ὀργὴν προάγοντας ἢ φθόνον ἢ ἔλεον: ὅμοιον γὰρ κἂν εἴ τις ᾧ μέλλει χρῆσθαι κανόνι, τοῦτον ποιήσειε στρεβλόν.]. Hơn nữa, một kẻ thưa kiện rõ ràng không có gì để làm ngoài việc cho thấy rằng thực tế là như vậy hoặc không phải như vậy, cho thấy rằng nó xảy ra hoặc không xảy ra. Về phía liệu một sự việc có quan trọng hay không quan trọng, công bằng hay bất công, quan tòa chắc chắn phải từ chối các chỉ dẫn của đương sự: ông ta phải tự quyết định tất cả những điểm khi các nhà lập pháp không định sẵn cho ông ta.

Trong tình thế ấy, đó là thời điểm tuyệt vời mà các điều luật thỏa đáng đưa ra nên tự xác định tất cả các điểm họ có thể xác định chừa lại ít nhất có thể theo quyết định của các quan tòa; và việc làm đó làmột vài nguyên do. Trước hết, việc tìm được một người, hoặc một vài người nhạy cảm và có khả năng lập pháp và quản trị công lý thì dễ dàng hơn là tìm thấy một số lượng lớn những người như vậy. Tiếp theo, các điều luật được đưa ra sau một thời gian xem xét lâu dài, trong khi các quyết định tại các phiên tòa lại được đưa ra trong một thông báo ngắn, điều này gây khó khăn cho những người xét xử vụ án trong việc làm thỏa mãn được các đòi hỏi của công lý và tính thiết thực. Nguyên do đòi hỏi phải cân nhắc cẩn trong nhất là quyết định của nhà lập pháp không phải là cụ thể mà là triển vọng và chung chung, trong khi các thành viên của hội đồng xét xử quan tòa phải nhận lãnh trách nhiệm là quyết định các vụ án mà họ phải xét xử. Bản thân họ thường bị ảnh hưởng rất nhiều bởi các cảm xúc về bạn - thù hoặc lợi – hại bản thân đến nỗi họ có thể đánh mất đi bất kỳ tầm nhìn rõ ràng nào về sự thật và việc phán xét của họ bị che mờ bởi những cân nhắc về niềm vui hay nỗi đau cá nhân. Vậy là, nói chung, chúng tôi muốn nói là quan toà nên được phép quyết định càng ít sự việc càng tốt. Nhưng những câu hỏi về việc có chuyện gì đã xảy ra hay chưa xảy ra, xảy ra hay không xảy ra, sẽ xảy ra hay sẽ không xảy ra, nhất thiết phải để lại cho quan tòa, vì nhà lập pháp không thể thấy trước được. Nếu điều đó là như vậy, thì rõ ràng là bất kỳ ai đưa ra các quy tắc về các vấn đề khác, chẳng hạn như nội dung của giới thiệu”, tường trình” hoặc bất kỳ cách phân chia nào khác của một phát biểu, thì đều là chỉ thuyết về những điều không cần thiết cứ như thể chúng thuộc về nghệ thuật đó vậy. Câu hỏi duy nhất mà ở đây các tác giả phải giải quyết là làm thế nào để đưa quan tòa vào một khuôn khổ tâm trí nhất định. Về phương thức thuyết phục thích hợp của nhà tu từ học, họ không có gì để nói với chúng ta; không hề có gì, có nghĩa những cách thức để đạt được các kỹ năng về các tam đoạn luận diễn dịch (ἐνθυμηματικός) vậy. [Nguyên văn câu trên trong Rhetoric của Aristotles là: οὐδὲν γὰρ ἐν αὐτοῖς ἄλλο πραγματεύονται πλὴν ὅπως τὸν κριτὴν ποιόν τινα ποιήσωσιν, περὶ δὲ τῶν ἐντέχνων πίστεων οὐδὲν δεικνύουσιν, τοῦτο δ᾽ ἐστὶν ὅθεν ἄν τις γένοιτο ἐνθυμηματικός.]

Do đó, mặc dù các nguyên tắc có hệ thống tương tự áp dụng cho phép tu từ chính trị liên quan đến pháp, và mặc dù phép tu từ chính trị là một công việc cao quý hơn, và thích hợp với một công dân, hơn là công việc liên quan đến các mối quan hệ của các cá nhân riêng tư, nhưng các tác giả này lại không hề nói gì về phép tu từ chính trị, mà tất cả không trừ một ai chỉ cố viết các chuyên luận về cách thức biện hộ trước tòa. Lý do cho điều này là trong lĩnh vực tu từ chính trị ít có sự khích lệ để nói về những điều không thiết yếu. Phép tu từ chính trị ít liên quan đến các thực hành vô đạo đức so với các thực hành pháp , bởi vì nó xử lý các vấn đề rộng lớn hơn. Trong một cuộc tranh luận chính trị, nhân vật ấp ủ một phán quyết đang đưa ra một quyết định về lợi ích sống còn của chính mình. Do đó, không cần thiết phải chứng minh bất cứ điều gì ngoại trừ những sự kiện là những gì mà kẻ hỗ trợ về biện pháp duy trì các sự kiện đó. Trong nghệ thuật tu từ pháp điều đó là không đủ; ở đây, việc thu phục được người nghe là công việc phải trả phí. Đó là vấn đề của những người khác sẽ phải được quyết định, sao cho các quan tòa, dốc lòng vì thỏa mãn bản thânchỉ nghe một cách thiên vị, tự đầu hàng trước những kẻ tranh biện thay vì phán xét những liên quan đến họ. Do đó ở nhiều nơi, như chúng ta đã nói, việc nói những điều không liên quan bị cấm trong các tòa án: trong hội họp công cộng, những người phải đưa ra phán quyết thì bản thân họ phải có thể bảo vệ chống lại tình trạng đó.

Vậy thì rõ ràng là việc nghiên cứu phép tu từ, theo nghĩa chặt chẽ của nó, có liên quan đến các phương pháp thuyết phục. Thuyết phục rõ ràng là một loại chứng minh, vì chúng ta chỉ bị thuyết phục hoàn toàn khi chúng ta coi một điều gì đó là đã được chứng minh. Việc chứng minh của nhà tu từ học là một lập luận diễn dịch, và nói chung, đây là cách hiệu quả nhất trong các phương thức thuyết phục. Lập luận diễn dịch là một loại tam đoạn luận, và việc xem xét các loại tam đoạn luận, không phân biệt, chính nhiệm vụ của phép biện chứng, hoặc là nhiệm vụ của phép biện chứng như một tổng thể hoặc của một nhánh của nó. Do đó, rõ ràng kẻ nào có khả năng thấy rõ nhất các cách thức thấy được từ những yếu tố nào mà một tam đoạn luận (συλλογισμοῦ) được tạo ra thì sẽ có kỹ năng tốt nhất về tam đoạn luận diễn dịch, khi kẻ đó đã hiểu thêm về vấn đề của nó là gì và ở khía cạnh nào thì nó khác với tam đoạn luận logic chặt chẽ. Chân lý cận chân lý được nhận thức bởi cùng một khả năng; cũng có thể lưu ý rằng những người có bản năng tự nhiên phong nhiêu cho những gì là chân lý thì thường đạt đến được chân lý. Do đó, kẻ nào đưa ra được dự đoán tốt về chân lý thì có khả năng đưa ra dự đoán tốt về các khả tính. Vậy thì rõ ràng là các tác giả bình thường về phép tu từ thì bàn về những điều không thiết yếu; cũng đã rõ là tại sao họ lại thiên về nhánh pháp của phép tu từ. [Nguyên văn đoạn trên trong Rhetoric của Aristotles là: ἐπεὶ δὲ φανερόν ἐστιν ὅτι ἡ μὲν ἔντεχνος μέθοδος περὶ τὰς πίστεις ἐστίν, ἡ δὲ πίστις ἀπόδειξίς τις (τότε γὰρ πιστεύομεν μάλιστα ὅταν ἀποδεδεῖχθαι ὑπολάβωμεν), ἔστι δ᾽ ἀπόδειξις ῥητορικὴ ἐνθύμημα, καὶ ἔστι τοῦτο ὡς εἰπεῖν ἁπλῶς κυριώτατον τῶν πίστεων, τὸ δ᾽ἐνθύμημα συλλογισμός τις, περὶ δὲ συλλογισμοῦ ὁμοίως ἅπαντος τῆς διαλεκτικῆς ἐστιν ἰδεῖν, ἢ αὐτῆς ὅλης ἢ μέρους τινός, δῆλον ὅτι ὁ μάλιστα τοῦτο δυνάμενος θεωρεῖν, ἐκ τίνων καὶ πῶς γίνεται συλλογισμός, οὗτος καὶ ἐνθυμηματικὸς ἂν εἴη μάλιστα, προσλαβὼν περὶ ποῖά τέ ἐστι τὸ ἐνθύμημα καὶ τίνας ἔχει διαφορὰς πρὸς τοὺς λογικοὺς συλλογισμούς. τό τε γὰρ ἀληθὲς καὶ τὸ ὅμοιον τῷ ἀληθεῖ τῆς αὐτῆς ἐστι δυνάμεως ἰδεῖν, ἅμα δὲ καὶ οἱ ἄνθρωποι πρὸς τὸ ἀληθὲς πεφύκασιν ἱκανῶς καὶ τὰ πλείω τυγχάνουσι τῆς ἀληθείας: διὸ πρὸς τὰ ἔνδοξα στοχαστικῶς ἔχειν τοῦ ὁμοίως ἔχοντος καὶ πρὸς τὴν ἀλήθειάν ἐστιν. ὅτι μὲν οὖν τὰ ἔξω τοῦ πράγματος οἱ ἄλλοι τεχνολογοῦσι, καὶ διότι μᾶλλον ἀπονενεύκασι πρὸς τὸ δικολογεῖν, φανερόν].

Phép tu từ là hữu ích 1) bởi vì những điều là sự thật và những điều là cái chỉ có xu hướng tự nhiên chiếm ưu thế so với các đối lập của chúng, do đó, nếu các quyết định của các quan tòa không bắt buộc phải như vậy, thì thất bại phải do bản thân các diễn giả, do đó họ phải gánh lấy lỗi lầm. Hơn nữa, 2) trước một số cử tọa mà ngay cả các hiểu biết chính xác cũng không có được thì điều đó sẽ giúp cho những gì người ta nói dễ tạo ra sức thuyết phục. lập luận dựa trên hiểu biết thì ẩn ý chỉ dẫn, và cũng có những người mà người ta không thể chỉ dẫn được. Vậy là trong trường hợp này, với tư cách là các phương thức thuyết phục và lập luận của mình, chúng ta phải sử dụng các khái niệm mọi người đều biết, như chúng ta đã thấy trong sách Topics Τοπικά [4] liên quan đến cách xử lý với đám cử tọa công chúng. Ngoài ra, 3) chúng ta phải có khả năng thuyết phục, hệt như việc sử dụng các suy lý chặt chẽ, ở phía đối diện của câu hỏi, trong thực tế không phải chúng ta có thể sử dụng nó theo cả hai cách (vì chúng ta không được làm cho mọi người tin vào những điều sai trái), để chúng ta có thể thấy rõ các sự kiện là gì, và nếu một người khác tranh luận không công bằng, về phía mình, chúng ta có thể bác bỏ ông ta. Không có nghệ thuật nào khác đưa ra các kết luận ngược lại: chỉ có phép biện chứng và phép tu từ làm điều này. Cả hai nghệ thuật này rút ra các kết luận trái ngược một cách vô tư. Tuy nhiên, các sự kiện cơ bản lại không thích hợp như nhau đối với các quan điểm trái ngược. Không; những điều đúng và những điều tốt hơn, về bản chất, thực tế luôn dễ chứng minh và dễ tin hơn. Hơn nữa, 4) thật phi lý khi cho rằng người ta phải xấu hổ vì không thể tự vệ bằng tay chân của mình, nhưng lại không xấu hổ vì không thể tự vệ bằng lời nói và lý trí, khi việc sử dụng lời nói hợp lý là đặc tính vượt trội của một con người so với việc sử dụng sức mạnh cơ bắp. Và nếu người ta phản đối rằng một người sử dụng sức mạnh của lời nói một cách bất công có thể gây tổn hại lớn, thì đó là một lời buộc tội có thể được tạo ra một cách thông thường để chống lại tất cả những điều thiện, ngoại trừ đức hạnh, và trên hết là chống lại những điều hữu ích nhất, như sức mạnh, sức khỏe, sự giàu có, địa vị khanh tướng. Người ta có thể mang lại lợi ích lớn nhất bằng cách sử dụng đúng đắn những điều trên,ngược lại gây ra thương đau lớn nhất nếu sử dụng chúng một cách sai trái.

Vậy thì, rõ ràng là phép tu từ không bị ràng buộc với một lớp chủ đề xác định duy nhất, cũng phổ biến hệt như phép biện chứng vậy; rõ ràng là nó cũng hữu ích. Hơn nữa, rõ ràng chức năng của nó không chỉ đơn giản là thành công trong việc thuyết phục, mà là khám phá các phương tiện đạt đến thành công như các trạng huống của từng trường hợp cụ thể cho phép. Về phương diện này, nó giống với tất cả các nghệ thuật khác. Chẳng hạn, chức năng của y học không chỉ đơn giản là làm cho người ta lập tức khỏe mạnh, mà là làm cho người ta được mạnh khỏe lâu dài; có thể đưa ra cách xử tuyệt vời ngay cả với những người không bao giờ có thể được tận hưởng một thể lực tráng kiện. Hơn nữa, rõ ràng chức năng của cùng một nghệ thuật đó chính là phân biệt thực tế và phương tiện thuyết phục hiển nhiên, hệt như chức năng của phép biện chứng để phân biệt cái hiện thực và phép tam đoạn luận hiển minh. Điều khiến cho một kẻ trở thành ngụy biện không phải là năng lực, mà chính là mục đích đạo đức của ông ta. Tuy nhiên, trong phép tu từ, thuật ngữ nhà tu từ” có thể mô tả cả kiến ​​thức của diễn giả về nghệ thuật, lẫn mục đích đạo đức của người đó. Đối với phép biện chứng thì vấn đề lại khác: một kẻngụy biện bởi vì ông ta có một mục đích đạo đức nhất định, một nhà biện chứng đáng kính, không phải mục đích đạo đức của ông ta, mà là năng lực của ông ta. Bây giờ chúng ta hãy thử đưa ra một cách lý giải nào đó về các nguyên tắc có tính phương pháp của chính phép tu từ - về phương pháp và phương tiện đúng đắn để thành công trong mục đích mà chúng ta đặt ra cho mình. Chúng ta phải làm cho nó trở thành một khởi đầu mới, để tiếp tục xác định rõ hơn phép tu từ là gì.
_________________________________________

Còn nữa…

Nguồn:

1. Bản tiếng Anh: The Rhetoric of Aristotle, translated by W. Rhys Roberts, Courier Corporation, 2004.

2. Bản song ngữ Hy Lạp - Latin: Fee-Alexandra Haase, The Rhetoric of Aristotle, Bilingual Edition of the Original Greek Text and the Latin Translation of Johann Theophilus Buhle. (Được người dịch Việt bản sử dụng để tham khảo nghĩa gốc của các thuật ngữ và cách diễn đạt của văn ngôn Hy Lạp cổ đại để tránh áp đặt các nghĩa hiện đại cho Aristotles).

Tác giả: Aristoteles - Ἀριστοτέλης (384 – 322 TCN) là một nhà triết học và bác học thời Hy Lạp cổ đại, học trò của Platon và thầy dạy của Alexandros Đại đế. Tác phẩm của ông bao gồm nhiều lĩnh vực như vật lý học, siêu hình học, thi văn, kịch nghệ, âm nhạc, luận lý học, tu từ học (rhetoric), ngôn ngữ học, Kinh tế học, chính trị học, đạo đức học, sinh học, và động vật học. Ông được xem là người đặt nền móng cho môn luận lý học, và được mệnh danh là “Cha đẻ của Khoa học chính trị”. Ông cũng thiết lập một phương cách tiếp cận với triết học bắt đầu bằng quan sát và trải nghiệm trước khi đi tới tư duy trừu tượng. Cùng với Platon và Socrates, Aristoteles là một trong ba trụ cột của văn minh Hy Lạp cổ đại.

Người dịch ra tiếng Anh: William Rhys Roberts (1858- 1929), sinh ngày 11 tháng 7 năm 1858 tại Wimbledon, con trai của Mục sư J. Gwilym Roberts. Ông học tại City of London School và Đại học King's, Cambridge, nơi ông đã giành được một số giải thưởng đại học chính về môn Hy Lạp học. Ông là giáo sư tiếng Hy Lạp tại Đại học College, Bangor, 1884-1904, và là giáo sư môn Hy Lạp học tại Đại học Leeds, 1904-22. Ông được coi là người có thẩm quyền trong lịch sử phê bình văn học Hy Lạp và xuất bản các phiên bản chú thích của một số tác phẩm của các nhà phê bình (Longinos, Dionysios of Halicarnassos, Demetrios). Ông là một tác giả có tiếng; ngoài các tác phẩm được đề cập trên các nhà phê bình văn học Hy Lạp, ông đã xuất bản một bản dịch của Aristotle's Rhetoric và một nghiên cứu về những người Boeotian cổ đại; ông cũng xuất bản nhiều cuốn sách nhỏ về các vấn đề liên quan đến việc giảng dạy kinh điển trong các trường đại học và về giáo dục nói chung.

Ghi chú của người dịch Việt bản:

[1] Phép biện chứng (διαλεκτικῇ, sc. τέχνη) dialectic, là nghệ thuật thảo luận một vấn đề bằng cách hỏi và trả lời, diễn tiến của sự thật bằng cách thảo luận, tranh biện logic như vậy được Zeno of Elea sáng tạo ra, Arist. Fr. 54 ; và được Socrates hoàn thiện, v. Grote Plat. I. 241 sq., 256 sq.; ἡ δ. πειραστικἡ περὶ ὦ ἡ φιλοσοφία γνωριστική Arist. Metaph. 3. 2, 20 ; còn Plato thì đặt phép biện chứng lên trên tất cả các khoa học, ὢσπερ θριγκος τοῑς μαθήμασιν ἡ δ. έπάνω κεῑται Rep. 534 E: also, τὸ - κόν Soph. 253 E. 2. Theo nghĩa tích cực, Logic của các khả tính, opp., đối với biểu hiện tích cực, Arist. Top. I. I, 2 và 14, 5, Rhet. I. I, I ; cf. Pacium ad Anal. Pr. I. I, 6:—phép biện chứng của các nhà triết học khắc kỷ cũng bao gồm cả ngữ pháp. III. Adv. - κὥς, theo cách biện chứng, Plat. Phil. 17 A, etc.: vì mục đích biện luận, opp. to κατ' άλήθειαν, Arist. Top. I. 14, 5, cf. de An. 1. 1,8. [Mục từ: διαλεκτικός- A Greek – English Lexicon compiled by Henry George Liddell D.D., and Robert Scott D.D. Eighth Edition, Revised Throughout; American Book Company, New York, Chicago, Cincinati, 1882]. Đoạn trích trên đây từ cuốn Từ điển Hy Lạp – Anh (năm 1882) cho thấy rất rõ thế nào là phép biện chứng cổ đại, nó hoàn toàn khác với phép biện chứng của Hegel và Marx.

[2] Enthymeme là lập luận diễn dịch, “một tam đoạn luận trong đó một tiền đề bị bỏ qua, trong Aristotle, một suy luận từ các khả năng có thật và dấu hiệu, từ ἐνθύμημαenthymema tiếng Hy Lạp là “suy nghĩ, lập luận, suy luận, động từ ἐνθυμεῖσθαι enthymesthai, nghĩa đen ghi vào tâm trí” (ἐν = vào, θυμός = tinh thần, ý thức).

[3] Areopagus là một mỏm đá nổi bật nằm ở phía tây bắc của Acropolis ở Athens, Hy Lạp. Tên tiếng Anh của nó là dạng hỗn hợp Latin muộn của tên Hy Lạp Ἄρειος Πάγος (Areios Pagos), được dịch là “Gót chân Areios. Trong thời cổ điển, nó có chức năng như một Pháp đình xét xử tội cố tình giết người, gây thương tích và các vấn đề tôn giáo, cũng như các vụ án liên quan đến đốt phá. Areios được cho là đã bị các vị thần xét xử ở đó vì tội giết con trai của Poseidon là Halirrhothius, một ví dụ điển hình của một huyền thoại về thuyết nguyên nhân. Nguồn gốc cái tên đó là không rõ ràng. Trong tiếng Hy Lạp cổ đại, πάγος có nghĩa là “khối đá lớn. Areios có thể có nguồn gốc từ Ares hoặc từ Erinyes, vì chân khối đá một ngôi đền dành riêng cho Erinyes (bộ ba nữ thần Erinyes ở trong lòng đất trả thù những kẻ tuyên thệ bậy bạ), nơi những kẻ giết người thường tìm nơi trú ẩn để không phải đối mặt với hậu quả của hành động của họ.

[4] Τοπικά – “Các chủ đề là tên được đặt cho một trong sáu tác phẩm của Aristotle về logic được gọi chung là Organon. Chuyên luận này trình bày về nghệ thuật biện chứng - phát minh và khám phá các lập luận trong đó các mệnh đề dựa trên ἔνδοξα - các ý kiến chung. Topoi τόποιcác “địa điểm” mà từ đó các lập luận như vậy có thể được phát hiện hoặc phát minh ra. Trong Chuyên luận của mình, Aristotle không định nghĩa rõ ràng một chủ đề, mặc dù đó “tối thiểu chủ yếu cũng là một chiến lược để tranh luận không thường xuyên được biện minh hoặc giải thích bằng một nguyên tắc. Trong Rhetoric ông nói: “Tôi  gọi cùng một sự vật là yếu tốtopos, một yếu tố hoặc một topos là một tiêu đề bao gồm nhiều tam đoạn luận diễn dịch”. Bằng từ yếu tố (element) ông muốn nói đến một hình thức chung bao gồm các tam đoạn luận diễn dịch. Do đó, topos là một nguồn lập luận chung, từ đó các lập luận riêng lẻ là các trường hợp và là một loại khuôn mẫu mà từ đó nhiều lập luận riêng lẻ có thể được xây dựng. Từ τόπος (tópos) nghĩa đen là địa điểm, định vị) cũng liên quan đến phương pháp ký ức cổ đại về các vị trí - “loci, theo đó những điều cần nhớ được gợi lại bằng cách kết nối chúng với những chuỗi địa điểm tưởng tượng hoặc hiện thực.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét