Powered By Blogger

Thứ Tư, 5 tháng 11, 2014

Vén bức màn bí ẩn của đĩa Bích: Mô hình Dọi xe sợi (I)



Vén bức màn bí ẩn của đĩa Bích: Mô hình Dọi xe sợi (I)

Jean M. Green

Người dịch: Hà Hữu Nga


Các báo cáo khảo cổ học của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, đặc biệt kể từ cuối Cách mạng Văn hóa vào đầu những năm 1970, tiết lộ loại đĩa ngọc Bích với hình thức cổ điển của chúng trong các ngôi mộ hậu kỳ đá mới và cung cấp cơ sở cho một khảo sát mới về nguồn gốc của đĩa Bích. (1) Đĩa Bích là một loại đĩa ngọc (2) có chức năng nghi lễ hoặc trang trí có dáng phẳng và một lỗ nhỏ ở giữa (PIs. I, II). Kích cỡ khẩu độ của loại đĩa này cho thấy rằng hình thức ban đầu của nó đã có một công dụng (có nghĩa là, hình dạng phù hợp với một phần của một công cụ cổ xưa) các hiện vật ngọc nghi lễ khác của Trung Quốc, rõ ràng được tái tạo từ các vật dụng, như rìu, cuốc, bôn, có lỗ tra cán gỗ. Một hiện vật thông dụng khác thời đồ đá mới là một loại đĩa phẳng một lỗ ở giữa, chính là chiếc dọi xe sợi có hình đĩa. Chiếc dọi xe sợi ấy chính là một bánh đà trên trục của một con suốt xe sợi được thiết kế để duy trì một xung lượng xoắn cho sợi chỉ được rút ra từ một búi sợi. Do đó con suốt tay chính là một thiết bị đơn giản gồm một cây gậy và một quả trọng lực, là chiếc con lăn cọc sợi (PI. III). Giả thuyết được đưa ra ở đây là loại hiện vật được biết đến như một chiếc dọi xe sợi hình đĩa và cái đĩa Bích ấy được liên kết về mặt hình thức, về phương diện lịch sử, mang tính ngữ cảnh.

Giả thuyết này không phải là hoàn toàn mới (Robert Poor, thông tin cá nhân, 1991). Ngay từ năm 1948, 郭寶 Quách Bảo Côn cho rằng đĩa Bích nguồn gốc từ chiếc dọi xe sợi ( phưởng luân) hoặc chiếc rìu tròn (1948: 4-5). 周南泉Chu Nam Tuyền lặp lại ý kiến ​​của Quách đề cập đến sự giống nhau của đĩa Bích với chiếc dọi xe sợi bằng ngọc (1985: 82). Dọi xe sợi ngọc được khai quật trong điều kiện có kiểm soát tại các di chỉ Phúc Tuyền Sơn thuộc văn hóa Lương Chử (PI IV.) khiến cho 趙慶 Triệu Khánh Phương, một cán bộ của Bảo tàng Nam Kinh, cho rằng Một đầu mối về nguồn gốc của các đĩa Bích từ chiếc dọi xe sợi thể được làm sáng tỏ bằng cách xem xét kỹ lưỡng hơn về tính tương đồng hình dạng của chúng” (1989: 82). Bài viết này cố gắng hoàn thành nhiệm vụ đó.

Giả thuyết liên quan đến sự biến đổi của chiếc dọi xe sợi thành đĩa Bích nói chung không được các học giả chấp nhận. Quan niệm do Quách nêu ra đã không được đưa vào các thảo luận của William Willetts (1958: 94, 1965: 46) về vấn đề này, trong khi những người khác hoàn toàn bác bỏ ý tưởng về một nguyên mẫu công cụ như vậy đối với đĩa Bích. Ví dụ, James Watt, quản thủ  cao cấp nghệ thuật châu Á của Bảo tàng Nghệ thuật Trung tâm New York, khẳng định rằng ngọc Bích ngọc Tông đại diện cho các hiện vật của Trung Quốc được biết đến sớm nhất có các hình dạng hoàn toàn khác biệt với bất kỳ vật dụng, trang trí hay thực dụng nào” (1990: 11).

Nguồn gốc của chiếc ống nghi lễ phức tạp, ngọc Tông, nằm ngoài phạm vi của bài viết này, nhưng cả ngọc Bích lẫn ngọc Tông có thể đều phát triển trong Văn hóa Lương Chử (Fig. 1), phát triển mạnh ở vùng hạ lưu sông Trường Giang (Dương Tử ), đặc biệt là ở bắc Chiết Giang và nam Giang Tô, từ 3300 - 2200 năm TCN. (3) Bài viết này tập trung vào văn hóa Lương Chử; mặc dù các di chỉ văn hóa đồ đá mới khác cũng có đĩa Bích, (4) nhưng các đĩa này không có tính nhất quán, sự lặp lại, và tính thống nhất về hình dạng đặc trưng cho phiên bản Lương Chử. Mới đây Huang (1992: 78) cho biết, Trong số hơn 200 ... vòng ngọc Bích được khai quật khảo cổ học, thì chỉ có dưới... 20 đĩa Bích được phát hiện từ các nền văn hóa đồ đá mới khác. Đĩa Bích Lương Chử lớn hơn nhiều so với những đĩa Bích từ các khu vực khác (Huang 1992: 78), và người thợ thủ công Lương Chử luôn gắn liền với loại đĩa Bích rộng mỏng, một loại hình đã trở thành cổ điển.

Trong những năm gần đây một số di chỉ Lương Chử chủ yếu, bao gồm cả phần còn lại của các nền văn hóa trước, đã được khai quật trong các điều kiện có kiểm soát và được xây dựng hồ sơ tài liệu đầy đủ (Fig. 2). Các địa điểm chính được thảo luận ở đây là: Thảo Hài Sơn (Nam Kinh, 博物院 Bác vật viện 1980) ở Ngô Huyện, Giang Tô; Phúc Tuyền Sơn (上海市文物保管委选编《上海史料丛编Thượng Hải thị Văn vật Bảo quản Ủy viên hội Tuyển biên “Thượng Hải Sử liệu Tùng biên” 1986; 上海市文物管理委員會工作,1990Thượng Hải thị Văn vật Bảo quản Ủy viên hội, Thượng Hải”); Tự Đôn (Nam Kinh 博物院 Bác vật viện 1981, 1984) ở quận Vũ Tiến, thành phố Thường Châu, Giang Tô; Dao Sơn Phản Sơn Chiết Giang, gần Hàng Châu (浙江省文物考古研究所編 Chiết Giang tỉnh Văn vật Khảo cổ Nghiên cứu Sở biên, 1988; 浙江省文物考古研究所編反山考古 Chiết Giang tỉnh Văn vật Khảo cổ Nghiên cứu Phản Sơn khảo cổ đội 1988). Các hiện vật ngọc từ nghĩa địa Dao SơnPhản Sơn là đặc biệt quan trọng và thể hiện một chuỗi phát triển từ dọi xe sợi đến đĩa Bích.

Quan hệ chính thức giữa đĩa Bích và dọi xe sợi hình đĩa

Hình dạng
của đĩa Bích: Vào khoảng hai thiên niên kỷ sau khi kết thúc văn hóa Lương Chử, các tác giả của sách Nhĩ nhã, đã cố gắng phân biệt đĩa Bích khỏi các loại đĩa ngọc bích khác. Theo Nhĩ Nhã, một đĩa Bích có một lỗ khoan kích cỡ bằng một nửa chiều rộng của , trong khi một ngọc Hoàn kích cỡ lỗ khoan tương tự, còn ngọc Viện thì có lỗ khoan gấp hai lần chiều rộng của (Anon 1929-1936:. 4).[《爾雅釋器》載:(器體)倍好(穿孔)謂之璧,好倍肉謂之瑗,肉好若一謂之環。根據中央孔徑的大小把這種片狀圓形玉器分為玉璧、玉瑗、玉環 “Nhĩ nhã, Thích khí” tái: “nhục (khí thể) bội hảo (xuyên khổng) vị chi bích, hảo bội nhục vị chi viện, nhục hảo nhược nhất vị chi hoàn”. Căn cứ trung ương khổng kính đích đại tiểu bả giá chủng phiến trạng viên hình ngọc khí phân vi ngọc bích, ngọc viện, ngọc hoàn tam chủng] - Sách Nhĩ Nhã chú giải đồ ngọc, viết: “kích thước vành đĩa ngọc lớn hơn lỗ khoan ở giữa thì chính là Bích; lỗ khoan lớn hơn vành đĩa thì đó là ngọc Viện; nếu kích thước vành đĩa bằng kích thước lỗ khoan thì đó là ngọc Hoàn vậy”. Căn cứ vào kích cỡ to nhỏ của thân và lỗ khoan của đồ ngọc mà phân thành ba loại ngọc Bích, ngọc Viện, ngọc Hoàn vậy- HHN].

Mối quan hệ giữa ngọc Bích và dọi xe sợi - Hình dáng của ngọc Bích

Na Chí Lương làm rõ Nhĩ nhã bằng cách xác định chính xác hình dáng khi miêu tả ngọc Bích. Ông viết: Khi hiện vật lỗ khoan nhỏ hoặc khi đường kính của lỗ khoan nhỏ hơn so với khoảng cách từ mép của lỗ đến rìa cạnh của hiện vật ( nhục), thì gọi nó là Bích” (那志良,古玉鑑裁 Na Chí Lương 1980, Cổ ngọc Giám tài: 74-75). Hạ Nãi lưu ý rằng trong số các hiện vật khai quật các ... tỷ lệ này không đồng nhất (1986: 212) gọi tính cứng nhắc của sách Nhĩ nhã là phỉnh gạt chẻ sợi tóc làm tư” (1986: 212). Tuy nhiên Hạ Nãi lại cho rằng Những hiện vật có thể tạng mảnh mai các lỗ khoan có đường kính lớn hơn một nửa của cả hiện vật đó, đặc biệt có thể gọi là ngọc Hoàn” (1986: 213). bài viết khác, Hạ Nãi (1983: 25) xác định ngọc Bích như sau “những hiện vật đường kính lỗ khoan chiều rộng cùng kích thước, hoặc có lỗ khoan nhỏ hơn so với chiều rộng của hiện vật…Những hiện vật thể tạng nhỏ, tinh tế nhưng lỗ khoan lớn hơn chiều rộng, thì tôi gọi là vòng ngọc bích…” (1983:25). Tôi sẽ sử dụng cách xác định của Hạ Nãi như một định nghĩa để làm việc. Ngọc Bích Lương Chử đáp ứng được các tiêu chí này. [夏鼐:《商代玉器的分類,定名和用途》(《考古》1983 5期)一文提出:""是指當中的孔,''是指周圍的邊。而出土玉璧,與《爾雅》所不符。認為"''字在古玉名稱中今後似可放棄不用。 ... ""古籍中有明文規定,且戰國中山王墓出土玉環,瑗上,墨書文​​字寫名,也與《爾雅·釋器》一致。Hạ Nãi: “Thương đại ngọc khí đích phân loại, định danh hòa dụng đồ” (“Khảo cổ”) 1983 niên 5 kì) nhất văn đề xuất: “hảo” thị chỉ đương trung đích khổng, “nhục” thị chỉ chu vi đích biên. Nhi xuất thổ ngọc bích, dữ “Nhĩ nhã” sở thuyết bất phù. Nhận vi “Viện” tự tại cổ ngọc danh xưng trung kim hậu tự khả phóng khí bất dụng. … “viện ngọc” cổ tịch trung hữu minh văn quy định, thả Chiến quốc Trung San vương mộ xuất thổ ngọc hoàn, viện thượng, mặc thư văn tự tả danh, dã dữ “Nhĩ nhã - Thích khí”nhất trí - Dịch ý: Hạ Nãi “Phân loại, xác định tên gọi và cách dùng” (Khảo cổ, 1983, kỳ 5), Bài viết nêu rõ: “hảo” chính là lỗ khoan ở giữa hiện vật, “nhục” là chu vi biên của hiện vật. Nhưng ngọc Bích đã được khai quật, mà cách chú giải của Nhĩ Nhã thì lại không phù hợp. Cho rằng “Viện” là tên gọi ngọc cổ sau có thể bỏ đi không dung… “Ngọc” Viện trong thư tịch cổ có quy định rõ, hơn nữa khi khai quật mộ Trung Sơn vương thời Chiến quốc đã phát hiện được ngọc Hoàn, ngọc Viện ở trên, bút mực đã viết rõ tên, vậy nên cũng nương theo “Nhĩ nhã - Thích khí” mà đồng ý. HHN].

Việc tiêu chuẩn hóa hình dạng ngọc Bích thấy trong các ngôi mộ ở Phản Sơn Tự Đôn (PI. V, VI) đã chứng tỏ rằng những đĩa có lỗ nhỏ là một đối tượng có thể nhận dạng. Những đĩa Bích lớn có một cấu hình khá nhất quán: một dạng bánh đà lớn. Các quy luật cơ học khẳng định rằng hình dạng này có thể làm công việc quay sợi dễ dàng hơn cái gọi là ngọc Viện đục lỗ lớn có cùng một đường kính ngoài, độ dày, và chất liệu. Hình dạng phổ biến của ngọc Bích Phản Sơn và Tự Đôn cho thấy những đĩa Bích này chính thức liên quan đến một công cụ làm việc, đó là cái dọi xe sợi hình đĩa.

Các quả dọi của con suốt xe sợi trong thời đồ đá mới Trung Quốc có nhiều hình dáng khác nhau, chẳng hạn như loại hình nón cụt, hình quả cân, hoặc các dạng hình cầu. Tuy nhiên, Dieter Kuhn trong tuyển tập công trình của mình v công nghệ dệt may Trung Quốc đã viết, các hình dạng phổ biến nhất đối với một quả dọi suốt xe sợi chính là một đĩa phẳng với một lỗ ở giữa (1988: 152). Trọng lượng của quả dọi thay đổi trực tiếp liên quan đến sức nặng của loại sợi được xe, do đó kích thước đường kính ngoài của các dọi xe sợi thường từ khoảng 2,6-11,2 cm (Kuhn 1988: 151). Như thể hiện trong Fig. 3, các quả dọi có kích thước trùng với kích thước đường kính của đĩa Bích nhỏ hơn.

Dữ liệu khảo cổ văn bản đều ủng hộ tiên đề cho rằng loại hiện vật các nhà khảo cổ Trung Quốc gọi là dọi xe sợi thực sự đã được sử dụng cho hoạt động quay sợi với thiết kế rất phù hợp của nó [5]. Các mảnh vải Trung Quốc được định niên đại từ thời kỳ đồ đá mới đều có chứa những sợi vải đã được xe. Điều đó có nghĩa là người ta đã sử dụng loại con suốt cầm tay, bánh xe quay chưa có ở Trung Quốc cho đến giai đoạn nhà Chu (khoảng 1100-256 năm TCN) (Kuhn 1988: 142). Giáp cốt văn, trong đó mô tả việc bện hoặc xe hai hoặc ba sợi thành một sợi bằng một con suốt quay tay, đã cung cấp bằng chứng văn bản cho chức năng quay của nó (Kuhn 1988: 89-90). Những mẩu lụa sớm nhất (2850-2650 năm TCN) được phát hiện cho đến nay đều có chứa những sợi tơ được xe có nguồn gốc từ văn hóa Lương Chử. (6) Một mảnh có số lượng sợi 72:64 sợi dọc - sợi ngang/mỗi cm (Kuhn 1988: 273), thể hiện thực chất tiên tiến của nghề thủ công này vào thiên niên kỷ thứ ba TCN.

Con suốt quay tay có thể thực hiện nhanh chóng, hiệu quả việc tạo ra các sợi làm một khổ vải với kết cấu sợi đan quyện vào nhau chặt đến nỗi người ta không thể sổ lỏng ra được. Người xe sợi có thể chủ đích thay đổi chất lượng, độ đàn hồi, hoặc độ bền của các sợi tơ (Kuhn 1988: 70). Kuhn cho rằng “Không có vấn đề là con suốt quay tay nên được coi là phát minh quan trọng nhất từng được thực hiện trong lĩnh vực công nghệ xe sợi. Nó đã đạt đến một thành tựu xuất sắc về công nghệ và văn hóa của thời kỳ đồ đá mới, một cuộc cách mạngtrong dệt may, một thay đổi hoàn toàn trong việc sản xuất sợi(1988: 70).
______________________________________

Nguồn: Jean M. Green 1993. Unraveling the Enigma of the Bi: The Spindle Whorl as the Model of the Ritual Disk. Asian Perspectives, Vol. 32, no. I, © 1993 by University of Hawaii Press. All rights reserved.

Tác giả: Jean M. Green là một nhà nghiên cứu độc lập, 809 W. 52nd Terrace, Kansas City, Missouri.

Ghi chú

1. Phiên âm, phương pháp latinh hóa chữ viết của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, được sử dụng ngoại trừ các đoạn trích dẫn, trong đó lối viết của các tác giả xưa vẫn được giữ lại. Trong các văn bản và trích dẫn, họ được đặt trước tên riêng cho tất cả các tên người Trung Quốc. Trong Phụ lục A trong các ghi chú tên Trung Quốc được viết bằng cách sử dụng tên riêng. Trong các tài liệu tham khảo tên họ của mỗi tác giả được viết sau dấu phẩy và trước tên riêng. Nếu không phải trường hợp tác giả Trung Quốc thì tên riêng được đặt trước họ cho tất cả các tài liệu tham khảo.

2. Từ ngọc bích được sử dụng rộng rãi trong bài viết này bao gồm khoáng chất khác nhau được tìm thấy gần Thái Hồ, như serpentin, actinolit, tremolite, mã não, và chrysotile. Nephrite, một hình thức cô đặc của tremolite hoặc, nếu sắt có mặt với một hàm lượng đáng kể, thuộc actinolit, thì chỉ được sử dụng một cách không thường xuyên (Yang Jianfang 1987: 186).

3. Đối với các nền văn hóa đồ đá mới Trung Quốc tôi đã chọn sử dụng các niên đại do An Chí Mẫn (1988: 756), Pgiám đốc Viện Khảo cổ học, Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc cung cấp. Việc thảo luận về các niên đại mà các cơ quan khác sử dụng được đưa vào Phụ lục A.

4. Các văn hóa đồ đá mới khác được báo cáo có ngọc Bích Hồng Sơn, Đại Văn Khẩu, Đại Khê, Long Sơn, Mã Gia Diêu, Kỳ Giai, (Huang 1992: 80). Một đĩa Bích màu xanh lá cây cũng đã được báo cáo Văn hóa Miếu Đệ Câu ở Nội Mông (Nei Menggu Wenwu Kaogu yanjiusuo 1989: 29-30), và tôi thảo luận về báo cáo một đĩa Bích ở Songze.

5. Sẽ là một sai lầm nếu tự ý phân biệt công cụ hiện đại với con người thời đồ đá mới. Một số dọi xe sợi cho thấy có vết mòn trên các rìa cạnh có thể đã gây ra bởi việc sử dụng theo cách nào đó chứ không chỉ là quay. Một công cụ như vậy cũng có thể được sử dụng như một cái rìu, cho các công cụ nông nghiệp, công cụ săn bắn, biểu tượng của quyền lực, đối tượng tôn giáo, vật trang trí, hoặc công cụ làm đồ da (Yun 1986: 535-546). Một số hiện vật không phải hình đĩa, chẳng hạn như hình nón, hình quả cân, và hình cầu, được các báo cáo xác định là dọi xe sợi, có thể ban đầu đã được thực hiện cho một số mục đích khác, chẳng hạn như làm chì lưới, làm con suốt dọc, hoặc con suốt ngang. Một số suốt dọc hoặc suốt ngang, được làm bằng hòn cuội có vết lõm nhẹ trên bề mặt để giữ sợi (Kent và Nelson năm 1976, 1977). Quả dọi, trên thực tế, là các ống suốt nặng hoặc các suốt sợi và không phải là hình đĩa. Tóm lại, mặc dù các quả dọi hình đĩa dẫn trong bài viết này có thể đã được sử dụng cho các mục đích khác, thiết kế này đặc biệt thích hợp cho một bánh đà và đặc biệt phù hợp với chức năng quay.

6. Mảnh lụa sớm nhất được tìm thấy ở Trung Quốc sử dụng các sợi, một số được quay theo hướng S và một số quay theo hướng Z. Các sợi là tơ tằm thuần, Bombyx mori. Các mảnh lụa đã được phát hiện trong một giỏ tre tại di chỉ Chhien-shan-yang, [sic quận 1 Wu-hsing trong tỉnh Chekiang. Lớp chứa hiện tượng này đã được định niên đại C14 từ 2850 - 2650 năm TCN. Các di chỉ này có lẽ hầu hết thuộc về văn hóa Lương Chử” (Kuhn: 1988: 272-273). Sợi libe, chẳng hạn như cây gai dầu (Cannabis sativa, tên Trung Quốc là zhuma, và đậu leo (Pueraria thunbergiana, tên Trung Quốc ge, hoặc kuzu là loại thực vật thấy ở Nhật Bản) cũng được xe thành sợi (Kuhn 1988: 23-39, 274). 


References



An, Zhemin 1988. Archaeological research on Neolithic China. Current Anthropology 29/ 5: 753 - 759.

Anonymous 1929-1936.  Er ya. Vol. 2 of Sihu congkan. Shanghai: Hanfenlou.

Chang, Kwang-chi 1986. The Archaeology of Ancient China, 4th ed. New Haven and London: Yale University Press.

Childs-John, Elizabeth 1988. Dragons, masks, axes and blades from four newly documented jade-producing cultures of ancient China. Orientations 19/4:30-41.

Chou, Nan-chuan 1985. Shilun Taihu diqu xinshiqi shidai yuqi (Some exploratory remarks on the jade objects of the Neolithic in the Lake Tai area). Kaogu yu wenwu 5:74-89.

Hemudu Yizhi Kaogu Dui (The Hemudu Archaeological Team) 1980. Zhejiang Hemudu yizhi dierqi fajue de zhuyao shouhuo (Important results of the second season of excavation at the Hemudu site in Zhejiang Province). Wenwu 5:1-16.

Huang, Tsui-Mei 1992. Liangzhu-A late Neolithic jade-yielding culture in southeastern coastal China. Antiquity 66:75-83.

Keightley, David N. 1978. The religious commitment: Shang theology and the genesis of Chinese political culture. History of Religions 17:211-225.

Kent, Kate P., and Sarah M. Nelson 1976. Net sinkers or weft weights. Current Anthropology 17(1):152.

Kent, Kate P., and Sarah M. Nelson 1977. On warp weights: A correction. Current Anthropology 18(1):112.

Kuhn, Dieter 1988. Textile technology: Spinning and reeling, in Science and Civilization in  China: 5: pt. 9, sec. 31, ed. Joseph Needham. Cambridge: Cambridge University Press.

Kuo, Pao-Chun 1948. Guyu xinquan (Notes on some old jade objects). Guoli zhongyang yenjiuyuan lishi yuyan yanjiusuo jikan 20 / 2: 1- 46.

Na, Chih-Liang 1980. Guyu jiancai xu {Interpretation and Judgment of Ancient Jade Objects}. Taibei: Cathay Art Museum.

Nanjing Bowuyan (Nanjing Museum) 1980. Jiangsu Wuxian Caoxieshan yizhi (Remains from Caoxieshan, Wu County, Jiangsu). Wenwu ziliao congkan 3:1-24.

Nanjing Bowuyan (Nanjing Museum) 1981.  Jiangsu Wujin Sidun yizhi de shijue (Excavations of remains at Sidun, Wujin County, jiangsu). Kaogu 3:193-200.

Nanjing Bowuyan (Nanjing Museum) 1984. 1982 jiangsu Changzhou Wujin Sidun yizhi de fajue (The excavation of the site of Sidun, Wujin County in Changzhou, jiangsu in 1982). Kaogu 2:109-129.

Nei Menggu Wenwu Kaogu Y Anjiusuo (Inner Monggolian Institute of Archaeology) 1989. Nei Menggu Chayuqianqi Miaozigou yizhi kaogujilue (Archaeological notes on the Miaozigou site in Chayuqianqi, Inner Mongolia). Wenwu 12:28-39.

Organization Committee of The Exhibition of  Archaeological Finds of the People’s Republic of China 1975.  The Chinese Exhibition. Kansas City, Mo.: Nelson Gallery Foundation.

Rawson, Jessica 1975. Chinese Jade throughout the Ages. Exhibition Organized by the Arts Council of Great Britain and the Oriental Ceramic Society.

Shanghaishi Wenwu Baoguan Weiyuanhui (Shanghai City Cultural Relics Concervation Bureau) 1986. Shanghai Qingpu Fuquanshan Liangzhu wenhua mudi (Cemeteries of the Liangzhu Cultureat Fuquanshan in Qingpu County, Shanghai). Wenwu 10:1-26.

Shanghaishi Wenwu Guanli Weiyuanhui (Shanghai City Cultural Relics Administration Committee) 1990. Qingpu Fuquanshan yizhi Songze wenhua yicun (Remains of the Songze Culture at Fuquanshan, Qingpu County). Kaogu Xuebao 3: 307 - 337.

Shilong Guojiang Shuiku Zhi Hui Bu Wenwu Gongzuodui (The Archaeological Team of The Commanding Headquaters of Shilong Guojiang Reservoir) 1956.  Hubei Jingshan Tianmen kaogu fajue jianbao (Archaeological report on the excavation at  Tianmen, Jingshan County, Hubei). Kaogu tongxun 3:11-14.

Wang, Xu 1990. Bajiaoxing wen yu shiqian zhiji (The eight-pointed motif and the prehistoric loom). Zhongguo wenhua 2:84-94.

Wang, Yucheng 1992. Hanshan yugui ji yupian bajiaoxing laiyuan kao (The search for the ongm of the eightpointed motif on the jade plaque and the jade turtles from Hanshan). Kaogu 4:56-6l.

Watt, James 1990.  The arts of ancient China. Metropolitan Museum of Art Bulletin 48/1.

Willetts, William 1958.  Chinese Art. Baltimore: Penguin. 

Willetts, William 1965. Foundations of Chinese Art. New York: McGraw-Hill.

Wu, Hung 1985.  Bird motifs in eastern Yi art. Orientations 1611 0:30-41. 124

Xia, Nai 1983, 1986. Jade and Silk of Han China, trans. Chu-tsing Li. Lawrence, Kans.: H.F. Spencer Museum of Art. The classification, nomenclature, and usage of Shang Dynasty jades,  in Studies of Sharlg Archaeology: 207-236, ed. Kwang-chih Chang. New Haven: Yale University Press.

Xia Nai Ed. 1986. Zhongguo daibaike quanshu: kaoguxue (Chinese Encyclopedia of Archaeology). Beijing and Shanghai: Chinese Encyclopedia Publishers Press.

Yang, Boda, Ed. 1986. Zhongguo meishu quanji gongyi meishu bian yuqi (The Collection of Chinese Arts: Crafts: Jade). Beijing: Wenwu Publishing House.

Yang, Jianfang 1987. Zhongguo chutu guyu (Jade Carving in Chinese Archaeology). Hong Kong: Chinese University Press.

Yun, Xiang 1986.  Woguo faxian de huangren shiqiji xiangguan wenti (Peripherally edged stone tools found in China and some related problems). Kaogu 6:535-546.

Zhang, Ming Hua, and Huiju Wang 1990. Taihu diqu xinshiqi shidai de taowen (On Neolithic pottery inscriptions from the Taihu area). Kaogu 10:903-908.

Zhao, Qing Fang 1989.  On Bi and Congo Orientations 20/5:78-82.

Zhejiangsheng Wenwu Kaogu Y Anjiusuo (Zhejiang Provincial Institute of Archaeology) 1988.  Yuhang Yaoshan Liangzhu wenhuajitan yizhi fajuejianbao (Excavation of the altar remains of the Liangzhu Culture at Yaoshan in Yuhang County). Wenwu 1:32-52.

Zhejiangsheng Wenwu Kaogu Yanjisuo Fanshan Kaogudui (Zhejiang Provincial Institute of Archaeology) 1988.  Zhejiang Yuhang Fanshan Liangzhu mudi fajue jianbao (Excavation of the Liangzhu tombs at Fanshan, Yuhang County, Zhejiang). Wenwu 1:1-32.

Zhejiangsheng Wenwu Kaogu Y Anjisuo (Zhejiang Provincial Institute of Archaeology), Shanghaishi Wenwu Baoguan Weiyuanhui (The Shanghai City Cultural Relics Conservation Bureau), and Nanjing Bowuyuan (The Nanjing Museum) 1989.  Liangzhu wenhua yuqi (Liangzhu  Culture Jade  Objects). Hong Kong: Wenwu Liang Mu Publishers.

Zhongguo Kexueyuan Kaogu Y Anjiusuo Jishushi (Archaeological Institute of The Chinese Academy of Sciences, Technical Section) 1972.  Mancheng Hanmu jinlu yuyi de qinli he fuyuan (The cataloguing and reconstruction of the gold-threaded jade suits of the Han tombs at Mancheng). Kaogu 2:39-47.

  

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét