Powered By Blogger

Thứ Tư, 26 tháng 11, 2014

Nguồn gốc và các cuộc di cư của người Khách Gia (I)



Nguồn gốc và các cuộc di cư của người Khách Gia (I)

謝廷玉 (Hsieh T’ing Yu - Tạ Đình Ngọc)

Người dịch: Hà Hữu Nga


1. Giới thiệu: người Khách Gia là ai?


Thuật ngữ 客家 người Khách Gia, Hakka hay Hẹ đã làm dấy lên nhiều mối quan tâm về nguồn gốc và lịch sử của dân tộc này. Riêng cái tên của họ ngụ ý rằng họ là người lạ hay khách, và không phải là cư dân gốc của các vùng mà bây giờ họ chiếm. Rất khó xác định xem có phải chỉ có những người tự gọi mình là Khách Gia mới được coi là người Khách Gia, và những người, trong mọi phương diện đều mang đặc trưng Khách Gia, hoặc liệu người Khách Gia còn phải bao gồm thêm cả các nhóm được phân loại như vậy dựa vào phong tục tập quán; chẳng hạn một số người ở vùng 北江 Bắc Giang đã không thừa nhận tên gọi đó vì nó làm giảm phẩm giá của họ, nhưng cách nói của họ lại liên quan chặt chẽ với người Khách Gia, mặc dù vẫn có một vài biến thể.

Bên ngoài Quảng Đông, lại càng khó phân ranh giới các khu vực chiếm của họ. Ví dụ, ở Nam Giang Tây, cách nói thông tục hoặc còn gọi là  thổ đàm, chúng ta dễ dàng nhận rangười Khách Gia, lại trở nên khó hiểu hơn so với tiếng phổ thông, hay còn gọi là tiếng quan thoại khi chúng ta đi về phía bắc. 

Vì các mục đích thực tiễn, có thể nói rằng người Khách Gia một nhóm riêng biệt gồm những người được phát hiện ở nhiều vùng tại Quảng Đông, Quảng Tây, Phúc Kiến, Giang Tây, Hồ Nam, Tứ Xuyên, Đài Loan, ở nước ngoài, những người nói những phương ngữ liên quan chặt chẽ, các đặc trưng, phong tục rất giống nhau. Nơi tập trung chủ yếu của họ tỉnh Quảng Đông. 

2. Quảng Đông nơi tụ cư của người Khách Gia

Trong một số quận huyện mà ở đó họ độc chiếm toàn bộ vùng nông thôn, như trong quận Gia Ứng Châu [Còn gọi là 梅州 Mai Châu, gồm các huyện Mai Hiền, Hưng Trữ, Ngũ Hoa, Bình Viễn, 蕉岭 Tiêu Lĩnh hoặc Trấn Bình]. Trong các bộ phận khác của tỉnh, họ tạo thành một nửa, một phần ba dân số hoặc ít hơn, xen kẽ với người 本地 bản địa. [Cư dân cũ của Quảng Đông, những người tự coi mình là chủ sở hữu hợp pháp của vùng đất này. Họ tạo thành trên một nửa tổng dân số], người Phúc Lão () [Còn được gọi là Haklos, Học Lão (), nhóm thứ ba định cư dọc theo bờ biển từ biên giới của tỉnh Phúc Kiến xuống đến  香港 Hongkong. Họ được cho là hậu duệ của những người di cư từ Phúc Kiến đến]. Ở một số nơi, họ đã định cư một phần trên các vùng đất cao hơn, vì vậy mà được gọi là người Cao nguyên Trung Quốc”, nhưng đây là một thuật ngữ dùng sai chỉ có thể sử dụng địa phương, vì ở những nơi khác, họ mở rộng cư trú trên các vùng đồng bằng cũng như các huyện thuộc vùng đồi núi. (Ball, Hakka Made Easy. Giới thiệu.)

3. Bên ngoài Quảng Đông

Người
Khách Gia không chỉ giới hạn ở tỉnh Quảng Đông nơi họ chiếm gần một phần ba dân số. [Các ước tính rất khác nhau. Hơn ba mươi huyện đại diện trong các mít ting quần chúng Khách Gia tại 广州 Quảng Châu năm 1921; tổng số cử tri Khách Gia ít nhất có thể gấp đôi]. Một số lượng lớn người Khách Gia sống ở Phúc Kiến, đặc biệt là ở Chương Châu , cả ở 汀州, Đinh Châu, 福建 Phúc Kiến, quê cũ của người Khách Gia. Họ chiếm vùng Nam 江西 Giang Tây  nhiều vùng ở 广西 Quảng Tây. những cộng đồng phân bố rải rác 四川Tứ Xuyên, 湖南 Hồ Nam, 台湾 Đài Loan. [ lẽ khoảng 10.000.000 người Khách Gia ở Quảng Đông, 1.000.000 ở Quảng Tây, 1.000.000 ở Giang Tây, 2.000.000 Phúc Kiến, 200.000 ở Hồ Nam, 50.000 ở Tứ Xuyên, 250.000 Đài Loan, tổng cộng 15.000.000 người Khách Gia ở Trung Quốc].

Số di dân Khách Gia ở nước ngoài đông thứ hai sau người bản địa Quảng Đông, [] họ đã định cư tại Nhật Bản, Philippines, Siêm, An Nam, bán đảo Malay, Bắc Borneo thuộc Anh, Batavia, Ceylon, Sabang, Natal, Transvaal, Tây Ấn, Cuba, California, Mexico, Nam Mỹ, Hawaii, và Úc. Vì vậy, một dòng Khách Gia trải khắp trên toàn thế giới.

4. Danh tiếng Khách Gia

Đặc tính Khách Gia được thể hiện khá rõ trong tên gọi lịch sử của họ. Họ là một chủng người mạnh mẽ, cứng rắn, đầy nghị lực, không hề sợ hãi, với những thói quen đơn giản nhưng tính khí thì lại rất hay sinh sự thích kiện tụng. Tự lực cánh sinh và năng động, sự bành trướng nhanh chóng, tính ham mê tài sản của họ thường đẩy họ vào các cuộc xung đột với các láng giềng của mình.

Gia Ứng Châu, thành trì của người Khách Gia, vùng đất nổi danh của các học giả. cung cấp một số lượng lớn các hương cống nha lại cho các triều đại trước. Năm trong số mười một đình thí trúng cách Tiến sĩ năm 1752 [thời Càn Long 1736-1795] là người Gia Ứng Châu. Xem Niên giám Gia Ứng Châu 20 / 6. Thậm chí cả người nghèo nhất cũng muốn cho con cái được học hành.

Ngày nay Mai Huyện [thuộc Gia Ứng Châu các vùng lân cận] rải rác với hơn sáu trăm trường học và họ khẳng định tỷ lệ biết chữ cao nhất trong tỉnh. Huntington ước tính tỷ lệ biết chữ của nam giới ở Mai Huyện cao tới 80%. (Character of Races. p. 167.) Người Khách Gia rất tự hào về những thành tựu văn học của tổ tiên họ; họ có nhiều văn nhân nổi tiếng. Người Khách Gia người của tương lai, không hề bị ngáng trở hoặc vướng phải những định kiến hoặc thói ăn không ngồi rồi của những chúa đất , là những kẻ luôn hãnh diện về sự giàu có và thói ăn trên ngồi chốc cảnh vẻ của họ. (Stauffer, op. Cit., P. 352.)

Ngôi làng của họ một biểu hiện tự nhiên của các đặc trưng dân. Nhà của người Khách Gia sạch sẽ và được xây dựng chỉnh tề. Người nước ngoài đến thăm Mai Huyện ngạc nhiên khi thấy sự sạch sẽ thoáng đãng tại đây. “Không dễ tìm thấy một huyện vùng sâu nào dân cư và nhà cửa đều khang trang như ở Mai Châu. [Huntington, op. . cit, p, 167]

5. Cuộc sống hàng ngày của người Khách Gia

Những người dân sống trong các thôn làng nằm rải rác hoặc những ngôi nhà được xây dựng ngay ngắn trong các thung lũng, nơi mà người nông dân có thể sống với những cánh đồng bao quanh nhà. Trong làng các trưởng lão của gia tộc đưa ra toàn bộ các quyết định quan trọng.

Ở những nơi mà
người Khách Gia sống phân tán tại các thôn làng nhỏ giữa vùng đồi núi và thuê đất của người bản địa, hay tụ tập ở các làng lớn hơn và sau đó tiếp tục tranh đấu với người bản địa để giành quyền sở hữu các ngọn đồi những cánh đồng mà họ cư chiếm. (Eitel, Ethno. Sketches of Hakkas, p. 265.) Độc lập và tiết kiệm, từng chút một họ dần chuyển ra khỏi những vùng đồi núi thay thế những người dân vùng biển phía nam và phía đông. Đây là lý do tại sao rất nhiều người bản địa lo sợ và chửi rủa họ.

Về cơ bản
người Khách Gia nông dân, do nghèo khổ nên họ buộc phải vật lộn với những mảnh đất cằn cỗi trần mình giành giật mưu sinh trên mảnh đất đó. Trấn Bình (một trong bốn huyện thuộc Gia Ứng Châu) không dưới 300.000 gia đình sản xuất hàng năm của huyện chỉ có thể đáp ứng được có ba tháng ... (Niên giám Gia Ứng Châu, 32/16). Họ thường chiếm vùng đồi các huyện ít màu mỡ, trong khi dân bản địa vẫn sở hữu những vùng châu thổ và đồng bằng màu mỡ, còn dân Phúc Lão thì sống ở vùng ven biển.

Tầng lớp nông dân thực sự rất nghèo; chỉ một tỷ lệ nhỏ trong số họ sở hữu vài cánh đồng và họ thường lâm vào cảnh nợ nần. Do đó nhiều nghề mà dân bản địa không làm thì người Khách Gia làm, chẳng hạn như nghề cắt tóc, thợ rèn lưu động, nghề thợ thổ. Một số trở thành thương nhân, đặc biệt là những người vùng Hưng Trữ, khu công nghiệp giàu có nhất của người Khách Gia, nơi đã từng sản xuất đủ quạt giấy để cung cấp cho một nửa Trung Quốc. Hiện nay Nhật Bản đang vận hành ngành thương mại này ngành dệt vải bông đã chiếm mất vị thế sản xuất quạt. (Stauffer, op. Cit., P. 352.)

vài ngành công nghiệp sản xuất các hạng mục xa xỉ phẩm trong những huyện nghèo ở Quảng Đông. Các điều kiện làm việc buộc người dân phải phụ thuộc vào trình độ học vấn của mình nhiều hơn các lĩnh vực kiếm sống của họ từ thời Tống [960-1279] (Niên giám Gia Hưng Châu, 8/2.), và di cư đến các quận khác màu mỡ hơn hoặc tìm kiếm vận may của họ ở nước ngoài dưới thời nhà Thanh [1644-1911].

Không có nhiều lựa chọn giữa phục trang và phong tục của người Khách Gia và của người bản địa. Nếu những khác biệt nào, thì đó là do địa lý chứ không phải là những nguyên do chủng người [tức, văn hóa] Thức ăn của người Khách Gia, tính trung bình, kém chất lượng so với người bản địa, nhưng vẫn tốt hơn so với hầu hết các vùng thuộc Bắc Trung Quốc. Cơm gạo là cơ bản, nhưng thường được “gia giảm” để tăng thêm số lượng bằng việc bổ sung khoai lang. Các món ăn bổ sung khác thường rất đạm bạc.(Stauffer, op. Cit., P. 352.) Tuy nhiên, mô tả này chỉ áp dụng cho các huyện nhiều núi đồi và nghèo hơn mà thôi.

Không nên phân biệt quá khắt khe về giới trong cuộc sống gia đình người Khách Gia như trong trường hợp với một số nhóm người Trung Quốc khác. Nữ giới thường mạnh mẽ nhiều nghị lực, họ chưa bao giờ chấp nhận tập quán bó chân. Ngoài các bổn phận trong gia đình, họ cũng vẫn đi làm đồng, kiếm cỏ đun nấu, chăn nuôi lợn. Không có phụ nữ nào siêng năng như những người phụ nữ Khách Gia. (Biên niên Gia Hưng Châu, 8/53.) Hiếm khi người Khách Gia bán con gái làm nô lệ hoặc cung nữ; chế độ đa thê không phổ biến chủ yếu do hoàn cảnh nghèo khó của người Khách Gia. Điều đó đã được viết trong Biên niên Gia Hưng Châu” như sau:

Đất không màu mỡ người dân nghèo khó. Có rất nhiều đồi núi nhưng lại rất ít ruộng để canh tác. Vì thế nam giới muốn di cư, còn việc quản lý gia đình thì nữ giới phải gánh vác. Ngay sau khi lệnh cấm nhập cư ở nước ngoài đã được dỡ bỏ, người ta đổ xô đến 南洋 Nam Dương [Một thuật ngữ chung để chỉ Đông Nam Á các đảo lân cận, nơi nhiều di dân từ Quảng Đông và Phúc Kiến tới định cư]. Họ bắt đầu làm những công việc tầm thường, nhưng dần dần tích lũy được một tài sản nhất định. Một số quay về quê sau ba hoặc năm năm, trong khi những người khác trì hoãn đến mười hay hai mươi năm sau mới về. Một số thậm chí rời bỏ nhà cửa từ thời trẻ và quay trở về khi tóc đã bạc. Khi rời nhà, họ bỏ lại người thân, con nhỏ, ruộng nương, mồ mả tổ tiên, nhà cửa để lại cho vợ chịu trách nhiệm... Đó lý do tại sao mọi người có thể di cư ra nước ngoài. Những người phụ nữ ở những nơi khác chân và phải phụ thuộc vào người hầu kẻ hạ giúp đỡ; do đó đàn ông phải chăm lo rât nhiều việc n không thể nghĩ đến việc di cư đến những nơi xa xôi ....(Biên niên Gia Hưng Châu, 8/34.)

Người Khách Gia đặt trọng tâm lớn vào việc thờ cúng tổ tiên; đây là đặc trưng của người Trung Quốc với tư cách là một toàn thể. Mồ mả và nhà thờ tổ tiên được trông nom cẩn thận. Trong làng, dù to hay nhỏ thì mỗi gia tộc đều nơi thờ tự, được gọi là 祠堂 từ đường. Người Khách Gia là những người rất tin vào thuật Phong thủy.

Trong các ngôi chùa, việc thờ Phật Bà Quan Âm là phổ biến nhất. Người ta còn xây những ngôi miếu đặc biệt dành riêng thờ Chiến thần [có lẽ tác giả muốn nói đến Quan Vũ - HHN] và thờ người bảo trợ văn chương. Khổng Tử và các đệ tử của ông được tôn kính trường học nhà riêng. Về đại thể, việc thờ phụng của họ, rất giống với người bản địa. Tuy nhiên, ở một số huyện, nơi người bản địa chiếm ưu thế, người Khách Gia được coi là những kẻ xâm nhập họ không thờ chung các thần linh địa phương cũng như các từ đường của tổ tiên. Các nhà truyền giáo của Đức đã rất tích cực hoạt động trong các huyện của người Khách Gia.

6. Ngôn ngữ Khách Gia

Nhiều
người có thẩm quyền đều nhất trí rằng các phương ngữ Khách Gia không phải là một sự phát triển đơn thuần của địa phương, cũng không phải là thổ ngữ của một số phương ngữ khác, nhưng lại có sự phát triển độc lập trong vốn ngôn ngữ chung của Trung Quốc, và, do đó có thể nói rằng di tích kết tinh của một trong những giai đoạn khác nhau, thông qua đó ngôn ngữ này phát triển từ ngôn ngữ bản địa, di tích lâu đời nhất của hình thức ban đầu của ngôn ngữ Trung Quốc, thành tiếng phổ thông, đại diện cho giai đoạn mới nhất trong quá trình phát triển, ngôn ngữ Trung Quốc đã trải qua.(Eitel, Ethno. Phác họa người Khách Gia p.. 265.)

Ngôn ngữ Khách Gia vẫn giữ lại một số âm cuối tạo thành đặc trưng Quảng Đông, trong khi ở tiếng phổ thông hiện đại và một số ngôn ngữ Trung Quốc, chúng gần như đã biến mất, những bào mòn của các thế hệ sử dụng đã tước đi rất nhiều từ của các dấu tích cổ đại này.(Ball, sđd..)

không thanh thoát bằng tiếng phổ thông và có âm thanh rõ ràng hơn người bản địa. Giáo sư E.H. Parker đã nêu rõ đặc trưng đó là “ở một mức độ lớn, có các nguyên âm của Bắc Kinh, các nguyên âm đôi của Phúc Châu 福州, các âm cuối của Quảng Châu, và các thanh điệu của vùng Hán Khẩu. (Ibid)

Giống như các phương ngữ khác của Trung Quốc, nó chứa đựng bên trong giới hạn của nó không phải chỉ một vài biến thể. Ngay từ cái nhìn đầu tiên, các biến thể dường như không nhiều như trong một số cách nói của tiếng Trung Quốc; Tuy nhiên, trong thực tế, sự khác biệt trong ngôn ngữ giao tiếp cản trở đáng kể việc hiểu nhau một cách hoàn toàn giữa những người sử dụng hoặc liên quan đến các phương ngữ này.

7. Sự hiểu lầm Lịch sử Khách Gia

Liên quan đến nguồn gốc và lịch sử của người Khách Gia, đã có nhiều tranh cãi và hiểu lầm. Cuốn Bách khoa toàn thư Truyền giáo đủ táo tợn để nói rằng “người Khách Gia là một chủng tộc hoặc bộ lạc đặc thù, sống ở các vùng núi gần Quảng Châu hoặc hoặc Sán Đầu, những người có một thang bậc xã hội thấp hơn so với người gốc Trung Quốc. Ngôn ngữ của họ được viết bằng chữ Trung Quốc.(Trích trong Campbell, Origin Mig. of Hakkas, p. 474) “Bách khoa thư Quốc tế cho biết thêm rằng trong hai ngàn năm, người Khách Gia đã đối tượng thù địch dai dẳng và thâm căn cố đế và bách hại dưới bàn tay của một phần dân cư bản địa của Trung Quốc. (International Encyclopedia, VIII 943.) 

Mối ác cảm truyền thống của một phần dân cư Quảng Đông có lẽ là nguyên nhân gây ra ấn tượng phổ biến rằng Khách Gia là một chủng người lai văn minh hơn người bản địa, nhưng khó mà đòi được quyền ngang hàng với người Trung Quốc. Mối quan tâm phổ biến được khuấy động lên bởi những tranh cãi về sự khẳng định được đưa ra trong cuốn “Địa lý học Thế giới” của D. Roger Wolcott, được Commercial Press, Limited, Shanghai xuất bản, cho rằng người Khách Gia một dân tộc lạc hậu. Trong các vùng núi có nhiều bộ tộc hoang dã và con người lạc hậu, như người Khách Gia Ikias ... (p 132 của ấn bản tháng Tư, năm 1920. Trích dẫn từ Jiāyìng Magazine, 2/103).

Cuộc biểu tình phẫn nộ đã bùng lên từ các tổ chức Khách Gia ở Trung Quốc và ở nước ngoài. Ngày 03 Tháng Tư năm 1921, một cuộc mit ting quần chúng đông đảo của người Khách Gia được tổ chức ở Quảng Châu. Hơn một ngàn đại biểu đại diện cho hơn ba mươi huyện từ năm tỉnh - Phúc Kiến, Quảng Đông, Giang Tây, Hồ Nam, Quảng Tây - đã bầu 芙裳 Nhiêu Phù Thường, cựu nghị sỹ của Viện Dân biểu, làm chủ tọa các văn phòng. Người ta đã thông quan Nghị quyết phải có các biện pháp cần thiết để làm cho Nhà Xuất bản Thương mại rút lại tuyên bố này. Biên bản và nghị quyết của cuộc họp này đã được in trong một cuốn sách mỏng gọi là 攷原章程 - Trung Hoa Khách ngữ Khảo nguyên Tổng hội Chương trình - Bản tuyên bố của Tổng hội Khảo xét Nguồn gốc Khách Gia ngữ toàn Trung Quốc.

Kết quả là, phiên bản sửa đổi lần thứ tư trong tháng Năm của năm đó đã xuất hiện những thay đổi sau đây: ... người Khách Gia đã tạo thành một phần của dân số Quảng Đông, tổ tiên của họ đã di cư về phía nam vì tình trạng rối loạn vô luật pháp các tỉnh khác trong thời Ngũ Đại. Ngôn ngữ và phong tục của người Khách Gia trùng hợp một phần với ngôn ngữ và phong tục của những người thời cổ ở miền bắc Trung Quốc.” [ Wolcott, Địa lý Thế giới, p. 144. Tác giả đã viết thư đ ngày 18 tháng 3 năm 1928, cho ông Fong, F. Sec của Commercial Press, English Editorial Department, yêu cầu thông tin chi tiết liên quan đến vấn đề này. Câu trả lời sau đây đã được viết vào ngày 03 Tháng Tư năm 1928:... Vài năm trước đây một số người Khách Gia ở Thượng Hải đã kêu gọi chúng tôi phản đối một số đoạn ông Wolcott đã viết liên quan đến dân tộc họ. Chúng tôi đã chuyển vấn đề này đến ông Wolcott, sau đó ông đã sửa đổi các tài liệu liên quan. Việc sửa đổi đó là thỏa đáng đối với người Khách Gia vấn đề này đã được khép lại....

8. Nguồn gốc người Khách Gia: Danh mục Lý thuyết

Tối thiểu có năm lý thuyết cố gắng giải thích nguồn gốc và lịch sử của người Khách Gia: (1) Người Khách Gia là con cháu của những người lính đồn trú Mông Cổ. (Eitel, Ethno. Sketches of Hakkas, p. 265.); (2) Người Khách Gia là thổ dân Phúc Kiến đã bị người Trung Quốc đồng hóa. (Stauffer, op. Cit., P. 351.); (3) Người Khách Gia là hậu duệ của nửa triệu binh sĩ của Tần Thủy Hoàng, mà nhiều người trong số đó đã kết hôn với phụ nữ 夷家 người Di sinh ra họ. (Mesney, Chinese Miscellany, II, 475); (4) Người Khách Gia là hậu duệ của những tàn của Vương quốc Việt đã bị nước Sở tiêu diệt năm 333 TCN (Bái , Mínguó Dìzhì 民国 地志. 31/4/43.); (5) Người Khách Gia là hậu duệ của người Trung Quốc từ các vùng phía Bắc Trung Quốc tiếp sau các triều đại Tấn, Đường” (Campbell, op. Cit., P. 476.).
_____________________________________________

Nguồn: Hsieh T’ing-yu 1929. Origin and migrations of the Hakkas. The Chinese Social & Political Science Review (Běijīng), vol 13, pp. 202-227.

Tác giả: Tạ Đình Ngọc, 1905-1990, sinh năm 1905 tại Honolulu, Hawaii. Cha ông là người quận Trung Sơn, Quảng Đông. Năm 1924, ông tốt nghiệp từ trường trung học McKinley (McKinley High School), và vào Đại học Hawaii, sau đó nghiên cứu tại Đại học Thượng Hải, tốt nghiệp năm 1928. Sau khi tốt nghiệp, ông dạy sử tại trường trung học Thiên Tân. Năm 1930 ông trở về Đại học Hawaii để nghiên cứu, năm 1932 học thạc sĩ. Từ năm 1930 đến 1936 ông giảng viên đại học Hawaii, về Ngôn ngữ Lịch sử Trung Quốc.

Tài liệu dẫn

Ball, James Dyer 1884. Hakka Made Easy (London, 1884). Introduction.

Broohall, Marshall (ed) 1907. The Chinese Empire (London, Morgan & Scott, 1907). Pp. 43-45 on the Hakkas.

Campbell, George “Origin and Migrations of the Hakkas,” in the Chinese Recorder, XLIII, (Shanghai).

Cooling, Samuel (ed.) 1915. Article on Hakkas. p, 222, in Encyclopedia Sinica (Shanghai, Kelly & Walsh, 1915).

Eitel, E. J. A series of articles on the Hakka Chinese in The China Review (London), such as Vol. II. pp. 160-164, on the Outline History of the Hakkas; Vol. VIII. pp 316-318 on the Hakka Dialect; pp, 316-321 on Marriage Customs ; and Vol. XX, pp. 263-267 on Ethnological Sketches of the Hakkas.

Encyclopedia Britannica 1910. Article on Hakkas, p. 828, in Vol. XII, 11th Edition (Cambridge, 1910).

Huntington, Ellsworth 1924. Character of Races (N. Y., Scribner, 1924), pp, 149-171 on migrations of Chinese to the South.

Lechler, Rev. Rudolf 1878. “The Hakkas Chinese” in the Chinese Recorder (1878) IX. 352-359.

Little, Archibald 1905. The Far East (Oxford, 1905), p. 149 on history of the Hakkas.

Liu, Ch’iang (Liú Qiáng 劉強) 1842. “Isolation and Contact as Factors in the Cultural Evolution of China, Korea, and Japan prior to 1842,” in the Chinese Soc. and Pol. Science Review (1927) XI, pp. 492-493, on the intermingling of the early Chinese settlers.

Meadows, Thomas Taylor 1856. The Chinese and Their Rebellions (London, Smith, 1856). pp. 36-48.

Mesney 1896. The Chinese Miscellany (Shanghai, 1896) II, p. 475.

New International Encyclopedia (N. Y., 1905), IX, p. 461.

Piton, Rev. Charles 1870. “The Hia-K’ah in the Chekiang Province and the Hakka in the Canton Province,” in the Chinese Recorder (1870) II, pp. 218-220.

Piton, Rev. Charles 1873-4. “The Origin and History of the Hakkas ; in China Review (London, 1873-1874) II, pp. 222-224.

Richard, L  1908. Comprehensive Geography of China (Shanghai, 1908), pp. 199, 204-207, 343-344.

Stauffer, Milton T. (ed.) 1922. Christian Occupation of China (Shanghai, 1922). See article on Hakkas by Rev. D. Oehler, pp. 351-353.

Williams, Samuel Wells 1901. The Middle Kingdom (N. Y.. Scribner’s, 1901), I, p. 138, and II., p. 586-591, on the Hakkas.

Wolcott, Roger D 1926. Geography of the world (Shanghai, Commercial Press. 1926, 4th revised edition) p. 144.

Zamborowski, M. 1879. Sur cinq cranes d’Hakkas et les origines chinoises. Article in Bulletin de la Société d’Anthropologie de Paris, Série 3, Tome 2, pp. 557-578 (Librairie de l’Académie de Médicine, 1879). 

Foreign (Not located) 

Delaway, M. 1879. Lettre on the Hakkas Article in Mission Catholique, 1879. Vol. Xl, pp. 505 -606.

de Rialle, Girard 1885. The Hakkas. Article in Review d'Anthropologie (Jan. and April, 1885).

Girard, Dr. Henry 1898. Notes sur les Chinois du Quangsi, Article in L'anthropologie, 1898, Vol. IX, pp. 144-170.

HUBRIG 1879. Die Hakka Chinesen. Article in Verb. Berliner Ges. f. Antli., 1879.

MacIver, D. 1905. Ann English-Chinese Dictionary in the Vernacular of the Hakka People. (Am. Presbyterian Mission Press, Shanghai, 1905).

North China Herald, June 29, 1867 (Shanghai). Article on Hakka reprinted from the China Mail, Hongkong.

Piton. Rev. Charles 1892-3. Une visite au pays des Hakkas dans la province de Canton. See Bul. Soc. Neuchâteloise Geog., VII. pp. 31-51 (1892-1893).

Vaillart, Mr. Louis 1920. Contribution a l'étude anthropologie des Chinois-Hakka de la province de Moncey (Tonkin). See L'Anthropologie, XXX. No 1-2, pp. 83-109 (June, 1920).

Vomel, Johann Heinrich Von 1913. Der Hakka Dialect. See T'oung Pao 通報 (Dec. 1913) pp. 597-696. 

Chinese 

Bái Yuèhéng 白月恆 - 著民國地誌.(化京高師圖書館總發行民十初版.

Céng Guófān 曾國藩 - 等重修江西通志

Chéng Mèngjiǎn 程夢簡 - 修鈸平縣志

Dèng - 氏族譜

Gù Yánwǔ 顧炎武 - 著天下郡國利病書

Hé Kūn 和坤 - 等纂修大清一統志

Huáng - 氏族譜

Kong Tíngzhāng 孔廷璋 - 等譯編中華地理全誌. (上侮中華書局民四第三版.

Li Jífǔ 李吉甫 - 選元和郡縣圖志

Li Xián 李賢 - 等撰·明一統志

Li Zhòngyuán 李仲元 - 撰修寧化縣志

Lù Yìngyáng 陸應陽 - ·廣輿記

Ma Duānlín 馬端臨 -·文獻通考

Ruan Yuán 阮元 - 等重修廣束通志

Shen Zuògān 沈作乾 - 著畬民調責記. (見東方雜誌廿一卷 第七號 十四年十月.

Sima Guāng 司馬光 - ·資治通鑑

Sun Ěrzhǔn 孫爾準 - 等市纂福建通志 

Wáng Cún 王存 - 等纂修元豐九域志

Wáng Xiàngzhī 王象之 - 褊輿地紀勝

Wáng Yìnglín 王應麟 - 撰玉梅叢書

Wáng - 錫祺輯小方壺齊輿地叢鈔

Wen Shēnhé 溫伸和 - 等修嘉應州志

Xie Qi Kūn 啟昆 - 等修廣西通志

Yáng - 氏續修族譜

Yuè Shǐ 樂史 - 選太平寰宇記

Zhang Tàiyán 章太炎 - 著章氏叢書. (新方言篇有嶺外三州一章.

Zhang Tiānpéi 張天培 - 纂修興寧縣志

Zhang Xījīng 張希京 - 等修典江縣志

Zhōng dúfó 鍾獨佛 - 粵省民族攷原.(見嘉應雜誌 第二期 民十年五月.

Zhōnghuá Dìxué Huì 中華地學會 - 地學雜誌 (Geographic Magazine)

Zhōnghuá Kèyǔ 中華客語 - 攷原總會章程. (客系大同盟 民十年四月在廣州開會.

Chinese (Not located) 

Huáng Gōngdù 黃公度- 客族考原

Huáng Xiāngtiě 黃香鐵-石窟一徵

Méizhōu Tújīng 梅州圖經

Shàntóu Dàtóng Bào 汕頭大同報- (民十一年?)

Shàntóu Gōngyán Bào 汕頭公言報- (民十年一月二十九日.)



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét