Powered By Blogger

Thứ Năm, 20 tháng 11, 2014

Chính thể Dạ Lang và Nguồn gốc của cái tên Trung Quốc (II)



Chính thể Dạ Lang và Nguồn gốc của cái tên Trung Quốc (II)

Geoff Wade

Người dịch: Hà Hữu Nga


4. 'Dạ Lang' là 'Trung Quốc'

Vấn đề này khiến ta phải tìm câu trả lời ở đâu? Một mặt, chúng ta có bằng chứng về một chính thể lớn mà người Trung Quốc gọi là Dạ Lang nó nằm ở phía nam của chính thể Thục (Tứ Xuyên hiện đại). Đó dường như là tuyến đường các sản phẩm của xã hội Trung Quốc đã đến được với Ấn Độ trong khoảng thời gian tối thiểu vài thế kỷ cuối cùng trước Công nguyên. Mặt khác, chúng ta có từ China" - Trung Quốc, dường như có nguồn gốc trực tiếp với tất cả các hình thức hiện đại của nó từ tiếng Phạn चीन Cīna, hoặc chí ít là từ một nguồn gốc chung với nó. Cách diễn giải nổi bật nhất cho cái tên này vẫn còn là một mối tương quan giữa Cīna chính thể Tần của Trung Quốc thế kỷ thứ ba trước Công nguyên. Chúng ta hãy tìm tòi sâu hơn về hai vấn đề này.

“Dạ Lang” [Yèláng]cách phát âm hiện đại của tiếng phổ thông Trung Quốc của hai từ 夜郎. Không cần phải là một nhà ngôn ngữ học lịch sử mới hiểu được rằng cách phát âm của hai từ tiếng Trung Quốc đó đã trở nên khác biệt theo thời gian và lại còn khác biệt về không gian nữa. Thông qua các nghiên cứu dựa trên các cuốn sử thi, dựa trên các vần điệu thơ ca và các bằng chứng khác, các học giả đã tái dựng khả năng ngữ âm học của hai từ này trong các giai đoạn trước đó. Các công trình sớm chuyên về lĩnh vực này là của Bernard Karlgren (48), bên cạnh đó Edwin Pulleyblank đã đưa ra nhiều dữ liệu có liên quan với nhau trong một ấn phẩm rất hữu ích gần đây (49). Việc phục dựng chữ Hán đầu thời Trung cổ của ông (có lẽ thế kỷ thứ sáu SCN) cho hai tự vị này là: jiah lang (50)

Trong trường hợp này, các tự vị ấy đã được sử dụng để phiên âm chứ không phải là để ghi nghĩa rõ ràng đã được người Trung Quốc sử dụng để thể hiện một cái tên chính thể bản địa. Những người hiện sống trong khu vực trước đây được người Trung Quốc gọi là Yelang / Jiah-lang, Dạ Lang ấy và những người nguồn gốc lịch sử khu vực này hiện thuộc về nhóm ngôn ngữ Lô Lô / Di. Những năm gần đây đã thấy một số ấn phẩm về lịch sử truyền thống của người Lô Lô / Di, và những dữ liệu đó đã được sử dụng để phục dựng lại tên địa danh, tộc người tên chính thể vùng này. Hầu hết các câu chuyện lịch sử này phả hệ lâu đời, nhưng chỉ mới được ghi thành văn bản trong thời gian gần đây. (51) Các câu chuyện này thường liên quan đến các tổ tiên của những người cư trú các khu vực Ô Mông, 梁山 Lương Sơn 哀牢 Ai Lao, dọc theo biên giới giữa các tỉnh Tứ Xuyên và Vân Nam hiện nay.

Một trong những văn bản phù hợp nhất cho việc khảo sát hiện nay đã được xuất bản dưới tiêu đề tiếng Trung Quốc 夜郎史傳 Dạ Lang sử truyện. (52) Đây là một bộ sưu tập những bài sử thi mô tả về gia phả của thị tộc ʐina (Dạ Lang), quay ngược về quá khứ có lẽ đến năm 500 TCN, diễn tiến của cái chính thể có tên gọi đó. Sử truyện bao gồm các chi tiết về thị tộc ʐina (Yelang 夜郎) thuộc ngành 烏伯 Ô Bá của người Lô Lô / Di. Công trình này mô tả tổ tiên của họ, việc thành lập một chính thể một hệ thống cai trị, có thể thuộc khu vực phía đông bắc của tỉnh Vân Nam ngày nay. Bằng việc phán đoán dựa trên dữ liệu trải qua nhiều thế hệ, có thể sử truyện này nói đến các sự kiện sớm tới 500 TCN. Thị tộc cư trú trên bờ phía nam của con sông 太液 Thái Dịch, cũng có ý kiến cho là sông Độn Thủy được đề cập trong các văn bản triều đại nhà Hán Trung Quốc với tư cách quê hương “Trúc Vương” của người Dạ Lang.

Bằng cách gộp hai dòng dõi của sáu vị tổ tiên huyền thoại của người Lô Lô / Di, 鄂魯默 Ngạc L Mặc, hậu duệ thế hệ đời thứ mười bốn của vị tổ khai sáng 阿蒙 Bặc A Mông của họ đã theo đuổi sự nghiệp mở rộng chính thể theo tất cả các hướng, kể từ kinh đô 可樂 Khả Lạc (53) từ  Tây Bộc việc định đô tại vị trí này. Sau này chính thể được mở rộng về phía tây, với trung tâm chính trị chính chuyển tới khu vực ngày nay gọi là 曲靖 Khúc Tĩnh ở Vân Nam. Hầu như không có cơ sở cho việc xác định niên đại so sánh trong công trình này, có lẽ ngoại trừ việc đề cập đến một vị vua tên là To-t'o, được xác định là người trị vì Dạ Lang 多同 Đa Đồng trong các văn bản chữ Hán. (54)

Chính thể được mô tả trong tác phẩm này có vẻ lớn hơn so với “Dạ Lang được mô tả trong các văn bản của Trung Quốc, điều này cho thấy nhiều chính thể khác nhau đã được đề cập trong các văn bản của Trung Quốc (như Th Lan, Đầu Lan, chính thể của người Bộc) là một bộ phận của một “Dạ Lang” lớn hơn như cách cảm nhận của người Lô Lô / Di. Sự phân bố hiện nay của người nói ngôn ngữ Lô Lô / Di cho thấy một ý tưởng nào đó về phạm vi địa lý của những người này và có thể cả các cụm chính thể/văn hóa sớm hơn của họ nữa. Nhưng ở đây, mục tiêu của chúng tôi không phải là nghiên cứu sự phát triển của chính thể này, hoặc so sánh những cách giải thích của Trung Quốc của người Lô Lô / Di về nó. Thay vào đó, điều quan trọng nhất đối với chủ đề là cái tên bản địa của chính thể được phục nguyên là “Dạ Lang bởi văn hóa Trung Quốc. Thuật ngữ sử dụng trong suốt văn bản này cho cái thị tộc chính thể bộ sử thi nói đến :

Âm tiết đầu tiên của cái tên bản địa bao gồm một phụ âm đầu, là loại phụ âm sát ngạc cứng hữu thanh một nguyên âm cuối ngắn i, trong khi âm tiết thứ hai bao gồm âm mũi ổ răng n với một nguyên âm cuối ngắn “a”. Người Trung Quốc hơn hai thiên niên kỷ trước, khi tạo ra cái tên “Dạ Lang” để thể hiện chính thể bản địa này, đã sử dụng jiah () để thể hiện âm tiết đầu và lang () để thể hiện âm tiết thứ hai. Các thay đổi cho nhau giữa / l / / n / là một hiện tượng được ghi nhận trong các phương ngữ miền Nam Trung Quốc, giúp loại bỏ một trong những sự phản đối chủ yếu đối với tiểu luận này. Ngữ âm học của cách thể hiện chữ Trung Quốc này cần phải được các chuyên gia thảo luận thêm, nhưng có thể có chút nghi ngờ rằng cái tên bản địa đó được phát âm từ hai thiên niên kỷ trước, tuy rằng ngày nay, việc thể hiện nó bằng từ tiếng Phạn Cina hầu như lại phù hợp một cách hoàn hảo về ngữ âm.

5. Kết luận

Vậy thì liệu chúng ta có thể kết luận rằng ʐina, i tên tự gọi của người Lô Lô / Di cho mình cho cái chính thể được biết đến bằng tiếng Trung Quốc là Dạ Lang ấy, trong thực tế, có phải là nguyên gốc của từ “China” - Trung Quốc không? Tôi tin rằng chúng ta có thể nói như vậy. Các bằng chứng được viện dẫn bao gồm:

1. Sự tương đồng về ngữ âm gần
gũi hơn bất kỳ một ví dụ nào được gợi ý trước đó. Bản chất âm song tiết của cái tên chính thể ấy cái tên “China” cũng là đồng dạng.

2. Về mặt địa lý, chính thể ʐina /
Dạ Lang hoàn toàn phù hợp với tất cả các bằng chứng sớm cho Cina / “China” - Trung Quốc. Cái tên Thinai (θίναι), chẳng hạn, được ghi trong sách Periplus Maris Erythraei, nằm ở miền cực bắc Ấn Độ Dương, bên ngoài Chrysê.

3.
Tiểu luận này cũng giúp giải thích sự tồn tại của Cīna trong bộ Luật Manu trong bộ đại sử thi Mahabharata của Ấn Độ, có khả năng định niên đại trước thời Tần Thủy Hoàng. Pelliot đã bác bỏ những tài liệu tham khảo này cũng đặc biệt phản đối khả năng Cīna có thể “ngay từ đầu là để định danh cho một bộ lạc trên dãy Himalaya với cái tên được “phát triển thành China - Trung Quốc chỉ khi tên gọi của “những người của Chin (Tần) được biết đến ở Ấn Độ. (55 ) Pelliot thừa nhận rằng các văn bản tiếng Phạn “đã sử dụng từ ‘Cīna’ một cách lỏng lẻo để gọi người dân ở phía bắc và phía tây bắc của Ấn Độ, nhưng vẫn luôn cố gắng giải thích nó bằng cách lưu ý rằng chúng ta không được quên rằng Trung Quốc, vào cuối thế kỷ thứ hai TCN, đã cử các đoàn thám hiểm đi khắp Turkestan thuộc Trung Quốc, trong thế kỷ tiếp theo, vào những thế kỷ I và II SCN, lại một lần nữa đã trở thành thế lực thống trị ở đó. Mặc dù ngay từ những ngày đầu, đã có một con đường trực tiếp từ Trung Quốc đến sông Hằng qua nẻo Vân Nam và Miến Điện, đó chủ yếu là nhờ các đường đèo núi Tây Bắc Ấn Độ đã tiếp xúc được với Trung Quốc, với tư cách là kết quả của thương mại hoặc ngoại giao. Tạm thời, tôi cảm thấy thiên hơn về phía cho rằng Cīna trong văn bản tiếng Phạn về nguyên tắc, ngay từ đầu thể hiện người Trung Quốc.(56) Trong khi đó chí ít cũng có thể vào thời điểm các tài liệu tham khảo đề cập đến Cīna Mahācīna trong thời nhà Đường đã được dùng để nói đến các bộ phận của đế chế Đường, (57), chắc rằng chúng ta không thể giả định, như Pelliot rằng sự thật việc sử dụng thuật ngữ này sớm nhất, có lẽ đã từ hơn 1.000 năm trước đó. Trên cơ sở nghiên cứu của ông về các tài liệu tham khảo khác nhau đối với cái tên Cīna trong các văn bản Ấn Độ, 繞宗頤 Nhiu Tông Di cho rằng “Cái tên Cīna được đề cập trong các sử thi Ấn Độ nằm ở phía Đông của Ấn Độ, thuộc vùng đất biên giới Tạng-Miến. (58)

4.
Cái tên Cīna trong các văn bản Ấn Độ rõ ràng là một chính thể có ảnh hưởng. Chính thể ʐina / Dạ Lang rõ ràng cũng hùng mạnh và là một trung tâm quan trọng trong việc liên kết giữa tiểu lục địa này với Đông Á. Đây là một dân tộc / chính thể kiểm soát các vùng bình nguyên ở cuối dãy Himalaya, một khu vực đã kết nối về phía bắc với các nền văn hóa Hán hóa, về phía nam với các nền văn hóa Việt về phía tây, với các nền văn hóa của tiểu lục địa Ấn Độ. vậy mà nó đã thường xuyên được đề cập đến trong các văn bản Ấn Độ.

Các bằng chứng nêu trên cho thấy một cách rất thuyết phục rằng cái tên “China” - Trung Quốc có nguồn gốc ban đầu từ ʐina, tên bản địa của chính thể Lô Lô / Di được ghi nhận trong các văn bản của Trung Quốc với các tự vị 夜郎 (jiahlang chữ Hán đầu thời Trung cổ hoặc Yelang thời hiện đại). Đó chính là cái chính thể được gọi là Cina trong các văn bản Ấn Độ.

Do đó (và ở đây chúng ta quay trở lại với thành ngữ ngay ở đầu tiểu luận này - Dạ Lang tự đại), không phải là người Dạ Lang đã có một cảm giác không xứng đáng, tự quan trọng hóa bản thân, bởi vì giờ đây chúng ta có thể nhận thấy nó đã từng là một trong những chính thể hùng mạnh của khu vực Đông Á và Đông Nam Á, kiểm soát các vùng đất ở cuối phía đông của dãy Himalaya, và đóng vai trò cầu nối giữa các nền kinh tế Đông Á và Nam Á. Thông qua tầm quan trọng khá dài hạn này quá trình lệ thuộc dần dần về văn hóa và chính trị của nó vào những người láng giềng phương bắc mà cái tên ʐina / Cina của nó cuối cùng đã trở thành tên gọi ngoại lai cho các nền văn hóa tuyệt vời mà ngày nay chúng ta gọi là “China” - Trung Quốc.
_________________________________________________

Nguồn: Geoff Wade 2009. The Polity of Yelang (夜郎) and the Origins of the Name ‘China’. Institute of Southeast Asian Studies, Singapore. Victor H. Mair, Editor Sino-Platonic Papers Department of East Asian Languages and Civilizations University of Pennsylvania, Philadelphia, PA 19104-6305 USA.

Tác giả: Geoff Wade (韋傑夫 Vi Kiệt Phu) là một sử gia chuyên về các diễn giải lịch sử Trung Quốc – Đông Nam Á và biên niên sử so sánh, đặc biệt là công trình cơ sở dữ liệu Southeast Asia in the Ming Shi-lu [Minh Thực Lục*]: An Open Access Resource, cung cấp cho người đọc hơn 3000 tài liệu tham khảo về Đông Nam Á được dẫn từ biên niên sử đời nhà Minh; ông cũng vừa chủ biên bộ sách đồ sộ China and Southeast Asia (Routledge, 2009), gồm 6 tập khảo sát các công trình nghiên cứu có ảnh hưởng lâu dài về các mối quan hệ Đông Nam Á – Trung Quốc.

Tài liệu dẫn

48. Bernard Karlgren, Grammata serica : script and phonetics in Chinese and Sino-Japanese,Reprinted from the Bulletin of the Museum of Far Eastern antiquities. No.12, 1940 (Taipei: Chengwen, 1966).

49. Edwin G. Pulleyblank, Lexicon of Reconstructed Pronunciation in Early Middle Chinese, Late Middle Chinese and Early Mandarin(Vancouver: UBC Press, 1991).

50. Pulleyblank, Lexicon of Reconstructed Pronunciation, pp. 364, 183.

51. Wu Gu, “Reconstructing Yi History fromYi records” in Stevan Harrell (ed.), Perspectives on the Yi of Southwest China(Berkeley: University of California Press, 2001), pp. 21–34.

52. Wang Ziyao and Liu Jincai (eds.), Yelang shi zhuan, Chengdu, Sichuan minzu chubanshe, 1998. 王子堯,劉金才主編,《夜郎史傳》,成都 四川民族出版社1998.

53. Located in what is today Hezhang (赫章) County in Guizhou Province, PRC.

54. Wang and Liu, Yelang shi zhuan, p. 5.

55. Pelliot, Notes on Marco Polo,Vol. 1, p. 269.

56. Pelliot, Notes on Marco Polo,Vol. 1, p. 269.

57. See, for example, the account from 730 CE, reprinted in the Song gaoseng chuanwhich notes “The kingdom of Yindu (India) commonly call Guang-fu (Canton) ‘Zhina’ (Cīna) and refer to the imperial capital as ‘Mohe zhina’ (Mahācīna). See Pelliot, Notes on Marco Polo,Vol. 1, p. 272. A similar claim is seen in the Da Tang qiufa gaoseng chuan(大唐求法高僧傳).

58. Jao, “Shu bu yu Cinapatta”, p. 231.

59. Shiji, juan 116.

60. Shiji, juan 117.

61. Burton Watson (trans.) Records of the Grand Historian by Sima Qian(Revised edition) (New York: Columbia University Press, 1993), pp. 284–89.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét