Powered By Blogger

Thứ Bảy, 8 tháng 11, 2014

Có phải Man Di không? Tộc người và sự biến đổi các quan niệm về các tộc Việt cổ khoảng năm 400-50 TCN (I)



Có phải Man Di không? Tộc người và sự biến đổi các quan niệm
về các tộc Việt cổ khoảng năm 400-50 TCN (I)

Erica Brindley

Người dịch: Hà Hữu Nga

Việc nghiên cứu về tộc người trong các khoa học xã hội đương đại giúp thiết kế một con đường phức tạp hơn cho các nghiên cứu của chúng tôi về bản sắc trong lịch sử châu Á. Tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu nói chung vẫn còn hạn chế các vùng biên giới cổ phía bắc và tây bắc, vùng biên giới đương đại Tây Nam Trung Quốc, (1) trong khi các lĩnh vực cụ thể khác về nghiên cứu tộc người vẫn còn chừa lại. Một trong các lĩnh vực nghiên cứu còn bị bỏ qua lại liên quan đến các mối quan hệ tộc người trong chính lịch sử cổ đại nam Trung Quốc. (2) Mục đích của tôi trong bài viết này là nhằm khắc phục sự thiếu hụt nhận thức về lịch sử tộc người trong các vùng phía nam Trung Quốc bằng cách xem xét các tác gia thời Chiến Quốc triều đại nhà Hán (khoảng 400-50 năm TCN) đã nhìn nhận ra sao về người Việt với tư cách là một bản sắc khác với bản thân họ. Những tiêu chí biến đổi các tác giả này sử dụng trong việc thể hiện các bản sắc những khác biệt với họ là gì, làm thế nào để có thể phân biệt hoặc đồng ý với những tiêu chí ấy đối với hiểu biết hiện tại của chúng ta về tộc người? Các tác giả này đã phản ánh ý thức riêng của họ ra sao về bản sắc thông qua các phán xét của họ về tính khác biệt Việt ấy theo cách mà họ đã phân biệt về các bối cảnh văn hóa, chính trị và tri thức? (3) Có phải họ đã coi Việt tộc khác biệt nhưng vẫn ít nhiều dựa trên cơ sở bình đẳng? Hay họ cho rằng Việt tộc chỉ là lũ tiểu nhân - man rợ - trong mối quan hệ với bản thân họ?

Sự thiếu hụt chung về tính chất học thuật liên quan đến tộc người trong lịch sử ở miền Nam là rất đáng quan tâm,các văn bản sớm của Trung Quốc đặc biệt không né tránh đề cập đến hàng trăm nhóm tộc người khác nhau xuất hiện trong cảnh quan ban đầu của phương nam. Được viết bằng chữ Trung Quốc bởi các thành viên của tầng lớp có học, các nguồn tư liệu này gợi lên một bối cảnh lịch sử phức tạp của các mối quan hệ tộc người ở phương nam, và họ nói khá thẳng thắn về các vương quốc phương nam với rất nhiều loại người, ngôn ngữ phong tục, và nguồn gốc khác nhau. Họ cũng không quên trình bày một lịch sử chung về cung cách mà các nhóm ưu trội chẳng hạn như các quốc gia hùng mạnh và các triều đại đế vương đã tương tác, bành trướng, đồng hóa, và mặt khác, chịu ảnh hưởng của các nền văn hóa và các chính thể ở các vùng phía Nam.

Vậy thì, tại sao các học giả đương đại đa phần lại bỏ qua lịch sử này? Tôi cho rằng đó không phải do thiếu quan tâm, đúng hơn, do tác động đặc biệt được tạo ra bởi các công trình kiến tạo một bản sắc dân tộc Trung Quốc” hiện đại, (4) liên quan mật thiết đến những gì Lydia Liu gọi là sáng kiến của Trung Quốc trong việc tạo dựng thế giới hiện đạiviệc kiến tạo bản sắc đó nguồn gốc trong các huyền thoại bản sắc sớm của nó. (5) Được truyền trong thời Chiến Quốc coi cuốn 史記 Sử kí của 司馬遷 Tư Mã Thiên về buổi đầu nhà Hán là khuôn mẫu, các huyền thoại ấy đã dựng đặt sự tồn tại của một dân tộc Hoa,  Hạ, và 華夏 Hoa Hạ, hoặc Chư Hạ liên tục và đồng nhất, một dân tộc được truy nguyên nguồn gốc từ các vị đế vương hiền triết cổ đại, nhưng họ lại không thừa nhận cách thức mà những ám chỉ bản sắc này đã được chuyển đổi tái tạo dựng theo thời gian. (6) Họ cũng không thừa nhận những cách thức rất liên quan mà bản sắc Trung Quốc đã bị ảnh hưởng thay đổi bởi các tộc người khác, thường là các nhóm, các bản sắc và các tộc người xa lạ. Quan điểm cho rằng bản sắc Trung Quốc (những gì được các tác giả sớm gọi là Hoa, Hạ, đại loại thế, như đã đề cập) được thừa hưởng một quá trình tồn tại liên tục và đồng nhất từ thời cổ đại đã che mờ hiểu biết của chúng ta về sự phát triển sớm của các quốc gia hỗn tạp các nền văn hóa trong những khu vực bây giờ miền nam Trung Quốc. (7) Ví dụ, từ những giai đoạn sớm nhất, lúc liên tục, lúc đứt đoạn cho đến tối thiểu cuối thế kỷ thứ sáu SCN, các nhà nước các nền văn hóa thống trị ở phía nam, chẳng hạn như S , Ngô , Việt trong thời 東周 Đông Chu, cũng như Thục và Ngô sau khi nhà Hán sụp đổ, đã luôn tương tranh khốc liệt với nhau và với các quốc gia phương bắc để giành ngôi vị bá chủ. (8)

Không nghi ngờ gì các dân tộc các nền văn hóa của nhà nước này đã chịu ảnh hưởng đáng kể bởi những di sản văn hóa Trung Quốc (trong suốt các triều đại sau đó vẫn được gọi chung văn hóa Hán), nhưng điều đó không có nghĩa là họ không tiếp tục tạo dựng tái tạo ý thức riêng của họ về các truyền thống dân tộc, lịch sử, văn hóa, và thậm chí cả các truyền thống chính trị. Hơn nữa, mặc dù tất cả các quốc gia góp phần vào lịch sử của cái bây giờ Trung Quốc, thì nhiều nhà lãnh đạo và nhiều cộng đồng người vẫn không tự nhận mình là người Trung Quốc theo bất kỳ loại nhãn lịch sử nào được gán cho. Ngay cả khi một số người phương Nam đã tự coi mình người Trung Quốc (đặc biệt là sau sự sụp đổ của nhà Hán những người xuất thân từ các tầng lớp tinh hoa), họ vẫn có thể hiểu rõ căn cước của mình bằng việc phân biệt họ với người Trung Quốc theo như cách hiểu miền bắc, hoặc họ thậm chí còn có thể đồng nhất mình với khối người đông đảo nơi họ sống, mặc dù khác họ về tộc thuộc. (9)

Thuật ngữ Yue (Việt) theo cách phát âm hiện đại bằng tiếng phổ thông Trung Quốc, về phương diện ngữ âm còn gần với “Việt” hơn là tên gọi ngày nay của Việt Nam, hoặc  南越 Nam-Việt trong lịch sử - vốn là nguồn gốc của cái tên Việt Nam”. (10) Trong việc mô tả các quan điểm về người Việt đã được viết ra từ lâu trước khi sự xuất hiện của một nước Việt Nam trong lịch sử, tôi không xem xét lịch sử của các ranh giới hiện tại của Việt Nam, hiện nằm xa về phía tây nam của khu vực chúng ta đang nói đến. Tôi cũng không định giải quyết lịch sử của các dân tộc Việt Nam hiện nay, lịch sử cổ xưa của họ có thể không giao thoa trực tiếp với các dân tộc chúng ta nói đến ở đây. (11) Tuy nhiên tôi lại hướng đến lịch sử sớm của thuật ngữ Việt những ám chỉ đã thay đổi của nó, mà thuật ngữ này lại không thể thiếu cho sự hiểu biết về nguồn gốc của các nền văn hóa các thực tiễn, không nghi ngờ gì nữa, đã tác động ảnh hưởng đến tầng lớp lãnh đạo và xã hội của chính thể Việt Nam sau này.

Trong suốt bài viết này, thứ giọng nói cất lên mô tả về các dân tộc Việt không phải là tiếng nói của bản thân người Việt. Vì chỉ có rất ít đại diện tự thân của người Việt tồn tại trong văn liệu châu Á cổ, nên thực tế tôi cũng không xem xét bản sắc tự thân Việt. (12) Thay vào đó, tôi phân tích cách thức các tác giả trong các khu vực của các nhà nước Trung Quốc đó tự xác định bản sắc của họ trong mối quan hệ với người khác ở phía Nam. (13) Như được mô tả trong các nguồn tư liệu sớm, bản sắc Việt trở nên không có đơn giản hơn sự phóng chiếu của người khác trong mối quan hệ với bản thân mình.

Các quan điểm Khảo cổ học và Ngôn ngữ học về Việt tộc

Vậy thì những tộc người nào gắn liền với thuật ngữ Việt? Trong một số giới khảo cổ học ngôn ngữ học, các học giả vẫn gộp toàn bộ một khu vực địa lý trong cả thời tiền sử sơ sử, bằng cách gọi đó là “đại văn hóa” Việt. (14) Họ cho rằng nền văn hóa này trải dài từ sông Dương Tử về phía nam kể cả các vùng ven biển đông nam Trung Quốc các dân tộc Việt cư dân ven biển cư dân nông nghiệp lúa nước. Những đặc điểm nổi bật khác của văn hóa Việt, đôi khi còn được gọi là văn hóa Ngô-Việt (Wu-Yue), bao gồm việc sản xuất đồ gốm văn in hình học, rìu đá có vai, và bôn có nấc. (15)

Các nhà ngôn ngữ học như Jerry Norman, 梅祖Mei Tsu-lin [Mai Tổ Lân], và Edwin Pulleyblank gợi ý về một cơ tầng Nam Á cho các nền văn hóa xuất hiện ở các khu vực này vào thời đại Đá mới Thời đồ đồng, và thậm chí còn đến cả thời Chiến Quốc (464-221 trước công nguyên). (16) Một số học giả thậm chí còn liên tưởng kết nối ngôn ngữ với phạm trù tộc người mờ mịt hơn. Theo Pulleyblank, thực tế thì cái tên Việt trong các văn bản sớm của Trung Quốc là để chỉ tất cả các tộc người dọc theo bờ biển là bằng chứng thoạt nhìn thì có một bản sắc dân tộc và ngôn ngữ trong số các cư dân của toàn khu vực, nhưng tất nhiên nó không chứng minh rằng thực tế là như vậy. Đó có thể là một cách dùng sai một cái tên quen thuộc của người Trung Quốc cho những tộc người hoàn toàn không liên quan.(17) Ở đây, Pulleyblank gắn việc sử dụng cái tên Việt của người Trung Quốc với cả thực tế ngôn ngữ và tộc người, mặc dù theo các bằng chứng ông sử dụng, thì thực sự không có căn cứ đ người ta có thể khẳng định về điều này. Tuyên bố của Pulleyblank cho chúng ta cái nhìn sâu sắc vào cách thức mà người ta có thể dễ dàng trượt từ cách nghĩ về Việt như là một ám chỉ đến Việt như là một tộc người riêng biệt.

Khả năng các dân tộc đầu tiên của miền Nam nói các thứ tiếng thuộc cùng nhóm ngôn ngữ có lẽ là lớn hơn nhiều so với khả năng tất cả các nhóm người trong khu vực này đều cùng một tộc người. Mai Tổ Lân Jerry Norman đã chứng minh một cách khá thuyết phục rằng các tộc người gắn liền với ám chỉ Việt thì “ít nhất một phần AA (Nam Á). (18) Họ trích dẫn tài liệu tham khảo các từ đơn lẻ trong tiếng Trung Quốc có nguồn gốc Nam Á, và họ chỉ rõ các từ ấy được liên kết lại theo nhiều cách khác nhau trong các văn liệu được thừa nhận thuộc về phương Nam (nước Sở), cũng như thuộc về tộc “Việt” hay Nam Việt(Nan Yue 南越). Ví dụ nổi tiếng nhất là từ “jiang đã trở thành danh từ riêng chỉ sông Dương Tử, nhưng vẫn có thể được truy nguyên tới danh từ chung chỉ sông trong một số ngôn ngữ Nam Á. (19)

Mai Norman đưa ra giả thuyết rằng cái tên Nam Á này gia nhập vào vốn từ vựng của Trung Quốc từ khu vực sông Hán gặp sông Dương Tử ở miền nam Trung Quốc, qua đó cho thấy một nguồn gốc ngôn ngữ phương nam đã ảnh hưởng đến tiếng Trung Quốc. (20) Họ tiếp tục ủng hộ cho mối liên kết giữa các ngôn ngữ Việt và Nam Á bằng cách chỉ ra những chú giải sớm của các học giả Trung Quốc về sự khác biệt ngôn ngữ đặc biệt liên quan đến các tộc người Việt. Ngay từ thời nhà Hán, nhà chú giải nổi tiếng Đặng Huyền 鄧玄 (127-200 năm SCN) đã chứng minh sự khác biệt này bằng cách làm rõ từ chếtông khẳng định rằng người Việt gọi “chết” “cha” hoặc [trat] (21). Cuốn Từ điển Thuyết văn thời nhà Hán cũng chỉ ra một ví dụ khác, được trong mục từ sou [sưu] Nam Việt gọi [nog-siog 獿獀]con chó .(22 ) [文- :南趙名犬獿獀。从犬聲。清代 段玉裁《文解字注》南越名犬獿獀也。獿獀曡韵字。南越人名犬如是。今江浙尚有此語。从犬。聲。所鳩切。[Thuyết văn - sưu: Nam Triệu danh khuyển nao sưu. Tòng khuyển tẩu thanh. Thanh đại Đoàn Ngọc Tài “Thuyết văn Giải tự chú” Nam Việt danh khuyển nao sưu dã. Nao sưu điệp vận tự. Nam Việt nhân danh khuyển như thị. Kim Giang Chiết thượng hữu thử ngữ. Tòng khuyển. Tẩu thanh. Sở cưu thiết. Đại ý: Thuyết văn chú giải từ "sưu": Nam Việt nhà Triệu gọi chó là "nao sưu", do chó có thanh tẩu. Đoàn Ngọc Tài nhà Thanh trong "Thuyết văn Giải tự chú" viết: Nam Việt gọi chó là "nao sưu" vậy. Nao sưu là từ điệp vận. Người Nam Việt gọi chó là thế. Ngày nay vùng Giang Chiết cũng vẫn gọi như vậy. Theo đó chó thanh tẩu. Phiên thiết âm "sưu" vậy - HHN dẫn]. Theo Mai Norman, điều này cho thấy rằng nghĩa con chó đã được gắn liền với âm “sou, là từ thứ hai trong hợp từ này. Do đó h khẳng định rằng những âm sớm để chỉ chếtchó rõ ràng có thể được gắn liền với nhóm ngôn ngữ Nam Á. (23)

Nhưng như Heather Peters đã chỉ ra, các nền văn hóa khảo cổ học hay ngôn ngữ học hiện nay không nên bị lẫn lộn với các tộc người: “Các đặc điểm văn hóa chung hoặc tương đồng phổ biến không nhất thiết phải chứng tỏ tính tộc người có thể dễ dàng che giấu một trạng thái thừa mứa các nhóm tộc người các nền văn hóa khác nhau. Một số đặc điểm trùng lặp có thể chỉ đơn giản thể hiện một phản ứng sinh thái đối với một môi trường chung.(24) Vì vậy khái niệm “Việt” các nhà khảo cổ học ngôn ngữ học thường đề cập đến, không nên bị lẫn lộn với “Việt tộc” lịch sử, vốn có thể hoặc không thể là một tộc người duy nhất. Trong phần thảo luận sau đây, tôi phác thảo vắn tắt một số định nghĩa cơ bản về tộc người, bằng cách nhấn mạnh một định nghĩa tỏ ra là hữu ích nhất cho việc nghiên cứu tiếp theo. Khi chấp nhận một định nghĩa về tộc người, tôi yêu cầu chúng ta xem lại cách hiểu của mình về tộc người ở nam Trung Quốc sao cho chúng ta không đánh đồng bằng chứng khảo cổ học hoặc thậm chí ngôn ngữ học với bằng chứng xác thực về tộc người chung.
________________________________________

Nguồn: Erica Brindley . Barbarians or Not? Ethnicity and Changing Conceptions of the Ancient Yue (Viet) Peoples, ca. 400–50 BC.

Tác giả: Erica Brindley, Phó Giáo sư Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu sau đại học về Châu Á học, là một nhà sử học chuyên về trí tuệ và văn hóa Trung Quốc (500 TCN đến 200 AD). Sở thích của bao gồm các tác phẩm triết học và tôn giáo, chuẩn mực văn hóa, nền văn hóa chính trị đã được sinh ra và phát triển mạnh mẽ trong thời gian này. cũng quan tâm đến lịch sử bản sắc các mối tương tác liên văn hóa giữa các nền văn hóa trong khu vực ảnh hưởng văn hóa Hán ở miền Bắc và các nước láng giềng phía nam của họ dọc theo bờ biển Đông Á. Gần đây cô bắt đầu nghiên cứu Việt tộc trong lịch sử sớm của vùng biên giới phía nam Trung Quốc. tham gia nghiên cứu lịch sử sớm của Việt Nam cũng như các khu vực Quảng Đông Phúc Kiến miền nam Trung Quốc hiện đại.

Ghi chú

1. Sự tập trung một cách nhất quán vào biên giới phía bắc và tây bắc không có gì phải ngạc nhiên, do xung đột và căng thẳng thường xuyên giữa Trung Quốc và các láng giềng du mục thảo nguyên, ví dụ, các nhóm như 蠻夷戎狄 [Man Di Nhung Địch] Hung Nô 匈奴 Hung , Tabgatch 拓拔 Thác Bạt, 鮮卑 Tiên Ti, Jurchen - Nữ Chân, Mông Cổ, Mãn Châu, những tộc người đã liên tục có vai trò trong việc hình thành, hướng dẫn, tạo lập, hoặc thậm chí kiểm soát các chính sách và hành động của các nhà nước khác nhau của Trung Quốc. Một vài ví dụ đại diện cho ta một bức tranh đầy đủ về tầm quan trọng học thuật này. Joseph Fletcher, Owen Lattimore, Pamela Crossley, Mark Elliott, James Millward, Laura Hostetler, Jonathan Lipman, Dru Gladney đã thực các công trình nghiên cứu mở rộng v các mối quan hệ giữa Trung Quốc và Nội Á, Trung Quốc - Mãn Châu, và / hoặc Trung Quốc - Hồi giáo từ nhà Thanh đến thời hiện đại. Cụ thể hơn, đối với các mối quan hệ tộc người và / hoặc quan hệ đối ngoại Trung Quốc trước nhà Thanh, các học giả như Vương Canh Vũ Morris Rossabi xử lý vấn đề biên giới phía bắc bằng việc phân tích các mối quan hệ của Khitans, Jurchens, Mông Cổ với người “Hán” thuộc các triều đại Tống Nguyên; xem Vương, The Structure of Power in North China during the Five Dynasties (Stanford: Stanford U.P., 1967), Rossabi, The Jur chens in the Yüan and Ming (Ithaca: Cornell U. East Asia Papers, 1982), and Rossabi, ed., China among Equals: The Middle Kingdom and Its Neighbors, 10th-14th Centuries (Berkeley: U. of California P., 1983). Nhiều học giả từ các ngành nghiên cứu về Lịch sử nghệ thuật và Tôn giáo Lục triều đã tập trung vào vấn đề về các mối quan hệ tộc người Trung Quốc với các lãnh chúa các nhà lãnh đạo Trung Á trong viễn cảnh lịch sử. Đối với đế chế Trung Quốc, Nicola di Cosmo Marc Abramson tập trung chủ yếu vào khu vực biên giới phía bắc và phía tây cũng như tập trung vào các khác biệt giữa các tộc người và các nhóm du mục Trung và Bắc Á. Cuốn sách gần đây của Di Cosmo về các mối quan hệ trước Hán Hán với các nền văn hóa “thảo nguyên thực hành du canh du cư đã đem đến một điểm khởi đầu quan trọng để hiểu lịch sử sớm của vùng biên giới phía bắc Trung Quốc: Ancient China and Its Enemies: The Rise of Nomadic Power in East Asian History (Cambridge: Cambridge U.P., 2002); và Abramson, “Deep Eyes and High Noses: Constructing Ethnicity in Tang China (618–907),” Ph.D. diss. (Princeton U., 2001). Xem them công trình của 王明珂 Vương Minh Kha về các tộc Mãn Thanh trước Hán, chẳng hạn “The Ch’iang (Qiang) of Ancient China through the Han Dynasty: Ecological Frontiers and Ethnic Boundaries,” Ph.D. diss. (Harvard University, 1992). Cũng không có gì đáng ngạc nhiên nhiều công trình về tộc người lại rơi vào thời kỳ đương đại hiện đại, kể từ khi các nhà nhân học văn hóa thường tham gia vào các chủ đề như vậy nhằm nghiên cứu nền các văn hóa các đối tượng hiện tồn. Các công trình nhân học về Trung Quốc cũng có một cấu phần không gian, và nó thường bao gồm các biên giới phía tây nam, gần Tây Tạng, Miến Điện và Việt Nam. Xem các tác phẩm tiêu biểu của Joseph Rock, Sow-Theng Leong, Stevan Harrell, Ralph Litzinger; Harrell, ed., Perspectives on the Yi of Southwest China (Berkeley: U. of California P., 2001), Harrell, ed., Cultural Encounters on China’s Ethnic Frontiers (Seattle: U. of Washington P., 1996), and Leong, Migration and Ethnicity in Chinese History: Hakkas, Pengmin, and Their Neighbors (Stanford: Stanford U.P., 1997).

2. Một số công trình về lịch sử sớm Nam Trung Quốc bao gồm các tác phẩm của Keith Taylor, The Birth of Việt Nam (Berkeley: U. California P., 1983), cũng như Rao Zongyi 繞宗 Nhiu Tông Di, Vương Minh Kha, Wolfram Eberhard, Leonard Arrousseau, Richard Holcombe, CP FitzGerald. Đối với nước Sở vị trí của nó trong bối cảnh Xuân thu Chiến quốc, xem  Constance Cook and John Major, eds., Defining Chu: Image and Reality in Ancient China (Honolulu: U. Hawaii P., 1999). For an account of later Chinese frameworks for civilizing measures on its southern frontiers, see Magnus Fiskesjo, “On the Raw and the Cooked: Barbarians of Imperial China,” Inner Asia 1.2 (1999), pp. 139–68.

3. Chắc chắn, nền tảng học vấn của cá nhân mỗi tác giả cũng sẽ giúp xác định cách thức tiếp cận của họ đối với thuật ngữ “Việt”. Tuy nhiên trong nhiều ví dụ về “Việt” từ thời kỳ này, chúng ta thường phải đối mặt với sự thiếu khuyết thông tin tiểu sử hoặc ngữ cảnh về tác giả. Điều này cản trở nghiêm trọng khả năng của chúng ta trong việc xác định nguyên nhân sâu xa của từng loại phương pháp tiếp cận để nhận dạng, cũng như khả năng của chúng ta trong việc so sánh các thay đổi quan niệm về tộc người theo một cung cách lịch sử nhất định.

4. Tất nhiên, chúng tôi không nói rằng khái niệm xuyên-văn hóa, dân tộc, chính trị và bản sắc Trung Quốc không tồn tại vào thời điểm đó. Các tài liệu tham về các bản sắc như vậy rất phong phú, nhưng chúng cũng đã thay đổi liên tục, và ranh giới gắn liền với mỗi bản sắc luôn thay đổi liên tục. Trong thời kỳ Chiến Quốc, ví dụ các khái niệm Hoa”, “Hạ”, Hoa Hạ” hoặc “Chư Hạ” chắc chắn sẽ có các tài liệu tham khảo liên quan tự xác định, nhưng không phải là Trung Quốc, hoặc thậm chí Hán. Vấn đề còn không rõ ràng khi “Hán” bắt đầu được sử dụng như một nhãn tộc người, mặc dù trong thời nhà Nguyên đã được sử dụng như vậy, bổ sung cho các thuật ngữ tộc người cũ các địa danh gắn kết chặt chẽ với chúng, bao gồm cảTrung Nguyên “Trung Quốc”.

Các dấu hiệu chính trị và thời gian của bản sắc đã định danh cho dân tộc theo triều đại họ sống trong đó. Trong thời Hán, thuật ngữ Hán được sử dụng bởi người ngoài như Hung Nô để chỉ dân tộc thuộc triều đại đó. Các t về bản sắc dựa trên cơ sở triều đại khác bao gồm “Đường”, “Tống”, “Nguyên”, Minh” “Đại Thanh”. Rất thú vị một số định danh triều đại đã được chọn bởi những người ở Trung Quốc và các nơi khác để chỉ “Trung Quốc như một dân tộc (ví dụ, Hán như là một cái nhãn được sử dụng ở Trung Quốc và Nhật Bản, cũng như “Đường” khi được sử dụng tại Nhật Bản). Xem Endymion Wilkinson’s Chinese History: A Manual (Cambridge: Harvard University Asia Center, 1998), pp. 96–97, 682–88, 694–704, 722–25.

5. Lydia Liu, The Clash of Empires: The Invention of China in Modern World Making (Cambridge: Harvard U.P., 2004), pp. 75–81. Liu cho thấy cách thức mà siêu dấu hiệu, Trung Quốc, đã được chấp nhận như là một hình thức về bản sắc tự thân duy nhất trong thời hiện đại. thuật ngữ Trung Quốc bắt nguồn từ các từ tiếng Phạn hoặc tiếng Ba Tư: Cina, Chini, đó là một địa danh được sử dụng bởi những người khác và do đó không phải là một phần của một tiết mục Trung Quốc bản địa tự xác định. Việc tôi sử dụng thuật ngữ “China” và “Chinese” trong bài viết này chỉ đơn thuần là một cách viết tắt thuận tiện, các ám chỉ emic - người trong cuộc ngôn ngữ địa phương thực tế về bản sắc chủ đề của các luận chiến lý thuyết nói chung, cần phải thảo luận nhiều. Như Charles Holcombe xác định: Các xu hướng dự phóng các bản sắc dân tộc-quốc gia hiện đại vào quá khứ xa xưa và cho rằng bằng cách nào đó chúng vĩnh cửu không thay đổi, tuy nhiên có thể hiểu được, là một sai lầm (nguy hiểm); Holcombe, “Early Imperial China’s Deep South: The Viet Regions through Tang Times,” T’ang Studies 15–16 (1997–1998), p. 133.

6. Tư Mã Thiên đã viết ra một dòng đơn giản cho dân tộc Hoa Hạ là truy nguyên trở lại thời Tam hoàng, Ngũ đế, sau đó đến các triều đại Hạ, Thương, Chu; Sima Qian, Shi ji (Beijing: Zhonghua shuju, 1992; hereafter S J ) 1–5, pp. 1–171.

7. Thần thoại về tính liên tục và đồng nhất của người Hán giả định một khái niệm về văn hóa “Trung Quốc, hoặc Hán, bao gồm toàn bộ vùng địa lý rộng lớn tương ứng với ranh giới của các triều đại hoàng đế sau này, và đặc biệt là đế chế nhà Thanh.

8. See Cook and Major, Defining Chu. See also Rafe de Crespigny, Generals of the South: The Foundation and Early History of the Three Kingdoms State of Wu, Asian Studies Monographs, ns 16 (Canberra: The Australian National University, 1990).

9. See Liu, Clash of Empires, p. 80.

10 C. Michele Thompson, Scripts, Signs and Swords: The Viet Peoples and the Origins of Nom,” Sino-Platonic Papers 101(March, 2000), p. 17; ở những chỗ khác tác giả trích dẫn luận án Jeffrey Barlow viết rằng Việt được xác định bởi sự kết hợp với một chiếc rìu chiến lớn rìu ( việt), dùng làm từ cùng gốc cho Việt (ibid., p. 22). Rao Zongyi 繞宗頣 Nhiu Tông Di, trích dẫn Da Dai Li Ji 大戴禮記 Đại Đái Lễ , cho thấy rằng thuật ngữ “Việt” ngược lại, có thể là một từ vay mượn thay cho từ thích [thân thích]; 繞宗, 越文化 (Nhiu Tông Di - Ngô Việt Văn hóa), ZYYY 41,4 (1969), n. 2, p. 628. Yuenan hay Việt Nam, lần đầu tiên được các nhà cai trị Mãn Châu  của nhà Thanh ban cho như một tên gọi dân tộc Việt Nam vào năm 1802; Holcombe, “Early Imperial China’s Deep South,” p. 133.

11. Xem Keith Taylor bác bỏ lý thuyết di cư của Leonard Aurousseau của các dân tộc Việt. Như Taylor ghi nhận, dân Việt Nam hiện nay nhiều khả năng bắt nguồn từ các khu vực xung quanh  Việt Nam hiện tại hơn từ các vùng Việt xưa nam Trung Quốc. Trong khi các giai cấp thống trị Việt di chuyển về phía nam vào Việt Nam theo thời gian, thì thật phi lý khi khẳng định rằng phần lớn dân số hiện nay của Việt Nam di cư cùng với họ; Taylor, Birth of Vietnam, pp. 314–15. Xem thêm nhận xét của Mark Lewis về tính bất động của những người nông dân, trái ngược với tầng lớp thượng lưu trong “Warring States: Political History,” trong Michael Loewe and Edward Shaughnessy, eds., Cambridge History of Ancient China: From the Origins of Civilization to 221 B.C. (Cambridge: Cambridge U. P., 1999), p. 649.

12. Việc ghi lại tài liệu sớm như vậy về tiếng nói Việt xuất hiện trong một bài hát Việt cổ xưa, phiên âm trong Thuyết uyển của Lưu Hướng. Vì không có hình thức bằng văn bản của ngôn ngữ đang được đề cập, tác giả người Hán cung cấp cho người đọc một bản phiên âm của lời bài hát Việt, cùng với một bản dịch tiếng Hán của . Những mảnh còn lại của giọng nói Việt có thể được tìm thấy trong Sử ký, trong các đoạn trích dẫn của những con người xuất sắc học vấn cao từ các chính thể Việt khác nhau; họ cũng rất giỏi về văn hóa các chuẩn mực Trung Quốc và cho là có mối quan hệ có vấn đề với người dân bản địa nơi họ cai trị. Trong trường hợp lời bài Việt nhân ca, bản dịch Hán ngữ của Lưu Hướng có chút ít dấu hiệu cho thấy âm tiết được phiên âm tương ứng với âm tiết của từ Hán”, khiến cho rất khó xác định nhóm ngôn ngữ ấy là; Tsu-lin Mei and Jerry Norman, “The Austroasiatics in Ancient South China: Some Lexical Evidence,” MS 32(1976), p. 277.

今夕何夕兮搴舟中流
今日何日兮得與王子同舟
蒙羞被好兮不訾詬恥
心兒頑而不兮得知王子
山有木兮木有枝

kim tịch hà tịch hề khiên chu trung lưu
kim nhật hà nhật hề đắc dữ vương tử đồng chu
mông tu bị hảo hề bất tí cấu sỉ
tâm nhi ngoan nhi bất tuyệt hề đắc tri vương tử  
san hữu mộc hề mộc hữu chi

Chẳng biết hôm nay lễ lạt gì,
Việt nhân tôi lướt sóng chu du cùng Vương Tử
Phận thấp hèn, tôi nào đâu mơ ước
Tiếp Vương gia, tâm can tôi vui sướng vô ngần
Núi có rừng và cây kia có nhánh
Vương Tử người có thấu nỗi lòng tôi!
[dẫn theo Lâm Hà 1985: 106; 1995: 72]

Nguyễn Ngọc Thơ, Việt nhân ca – bài ca người Việt cổ, http://khoavanhoc-ngonngu.edu.vn/ Wednesday, 22 September 2010 [HHN dẫn].

Như vậy, mặc dù bài hát Việt của Thuyết uyển gợi ý về một quan điểm cho rằng nó có nguồn gốc Việt, thì đó vẫn là thông qua bộ lọc ngôn ngữ Trung Quốc để chúng ta tiếp xúc với nó. Hơn nữa, việc thể hiện bài hát bằng giọng Việt vẫn không tự nó loại trừ khả năng phong cách nội dung của bài hát đã bị ảnh hưởng rất nhiều bởi các hình thức trữ tình hoặc các mô hình thi ca nhà Chu. Để có được một nghiên cứu ngôn ngữ ngắn gọn và bản dịch của bài hát này (sang tiếng Nhật), xem Izui Hisanosuke 泉井久之助 Ryū Eko Setsu En kan daiichi không Etsuka ni tsuite 泉井久之助<刘向<>卷十一越歌 Tuyền Tỉnh Cửu Chi Trợ <Lưu Hướng - Thuyết uyển> Quyển thập nhất - Việt ca> Gengo Kenkyū 22/23 (1953), tr. 41-5.

13. Danh pháp “Trung Quốc”, như được sử dụng trong thời Chiến Quốc, để chỉ một cách mơ hồ cho các quốc gia thuộc các khu vực xung quanh trung tâm nhà Chu ở lưu vực sông Vị và lưu vực sông Hoàng Hà. Sử dụng chung cái danh pháp đó cũng cho thấy rằng các nhà nước này là các thành viên chính thức của vũ trụ chính trị nhà Chu. Danh pháp này không bao gồm các quốc gia xen kẽ trong cùng khu vực địa lý thuộc các tộc người Nhung, Di, và nhiều tộc người khác.

14. Heather Peters, “Tattooed Faces and Stilt Houses: Who Were the Ancient Yue?” SinoPlatonic Papers 17(April 1990), p. 7.

15. Peters, “Tattooed Faces,” p. 3. See also Rao, “Wu Yue wenhua,” p. 610; and William Meacham, “Origins and Development of the Yue Coastal Neolithic: A Microcosm of Culture Change on the Mainland of East Asia,” in David Keightley, ed., The Origins of Chinese Civilization (Berkeley: U. California P., 1983), pp. 147–76.

16. Mei and Norman, “Austroasiatics in Ancient South China,” pp. 274–301. See also E. G. Pulleyblank, “The Chinese and Their Neighbors in Prehistoric and Early Historic Times,” in Keightley, The Origins of Chinese Civilization, pp. 411–66.

17. Pulleyblank, “Chinese and Their Neighbors,” p. 438.

18. Mei and Norman, “Austroasiatics in Ancient South China,” p. 276.

19. Ibid., pp. 280–83.

20. Ibid., p. 282. 

21. Ibid., p. 277.  

22. Ibid., pp. 277–79.

23. Như trên. Từ Trung Quốc cho hổ (); răng lớn (ya: ); nỏ (nu ); và từ cổ xưa thời Chu ch bay, hoặc một loại mui (wei), là những từ có nguồn gốc từ một nhóm ngôn ngữ như vậy, mặc dù không có bằng chứng về mối liên hệ giữa các thuật ngữ này và người Việt; Mei và Norman, “Austroasiatics in Ancient South China,” pp. 284–94., pp. 284-94. Một khẳng định hơi khác của Stephen O'Harrow, cho rằng tiếng Việt cổ có thành ngôn ngữ chung của các nền văn hóa trải từ miền Bắc Việt Nam đến nam Trung Quốc trong thời đại đồ đồng; O’Harrow, “Men of Hu, Men of Han, Men of the Hundred Man: The Biography of Si Nhiep and the Conceptualization of Early Vietnamese Society,” BEFEO 75(1986), pp. 249–66.

24. Peters, “Tattooed Faces,” p. 10.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét