Các biểu hiện và Bản sắc của Quyền năng Tối cao trong thời đại
Đá mới và Đồ đồng Trung Quốc (I)
John C. Didier
Người
dịch: Hà Hữu Nga
Chương 1: Mô thức nước Trời trong thời kỳ đá mới Trung Quốc
Các mô tả hình tượng được tìm thấy trên ngọc bích, đất nung, và xương, cũng như các hiện vật bằng đồng sớm trong thời đá mới Trung Quốc sơ kỳ, có thể được sử dụng để mô tả một số mô thức ngôi sao nằm ở trung tâm của Thiên cầu bắc cổ đại, mặc dù không có bất kỳ văn bản hiện tồn nào từ những nền văn hóa tiền văn tự này, bất kỳ giải thích nào về các mô tả bằng hình tượng mà người ta tạo ra có thể chỉ còn mang tính suy đoán. Sợi chỉ xuyên suốt đan dệt hầu hết những gì có thể là các mô tả về Thiên cầu bắc chỉ là những dạng hình đơn giản nhất, hình vuông hoặc hình chữ nhật. Trong chương 1 và 2, chúng tôi sẽ xem xét các mô thức sản xuất của các nền văn hóa thuộc lưu vực sông Hoàng Hà và sông Dương Tử ở Trung Quốc vào khoảng 4500-1000 năm TCN, bao gồm các văn hóa Ngưỡng Thiều, Đại Văn Khẩu, Hồng Sơn, Hàn Sơn, 靜安 Tĩnh An, 青莲岗 Thanh Liên Cương, 唐家港 Đường Gia Cảng, 崧澤 Tung Trạch, Lương Chử, Long Sơn, 齊家Tề Gia, Nhị Lý Đầu, 二里岡 Nhị Lý Cương, và nền văn minh Thương. Trong các chương 3 đến 5 chúng tôi mở rộng phạm vi xem xét bằng chứng bao gồm văn bản hiện có về thời kỳ nhà Thương, như được mô tả trên cả kim văn lẫn giáp cốt văn, đồng thời chúng tôi cũng thu hẹp trọng tâm thời gian để xác định những gì mà cái hình tứ giác này có thể đã thể hiện về phương diện tôn giáo và chính trị trong nền văn minh Thương. Đó là trong thời Thương thì ý nghĩa của hình tứ giác dường như đã trở thành rõ ràng nhất, hoặc ít nhất là cũng thể hiện một cách rõ ràng nhất trong nhiều cách thức khác nhau. Chương 4 và 5, cố gắng đưa ra một hệ thống mới, nhằm diễn giải thực chất của thần linh tối thượng thời nhà Thương và cách thức hoạt động của nó trong bối cảnh thờ kính tổ tiên để tạo dựng trung tâm cấu trúc của hoàng cung Thương - và do đó tạo dựng nên tôn giáo chính thể-trung tâm.
Năm
1987, việc phát hiện
một ngôi mộ thuộc nền văn hóa Ngưỡng Thiều đã làm thay đổi đáng kể thiện
ý của các học
giả trong việc chấp nhận tính liên tục của các truyền thống từ thời đồ đá mới đến thời
nhà Chu. Tuy nhiên, chính những gì mà
các hiện vật được tìm thấy trong mộ M45 ở 濮阳 Bộc Dương, 西水泼 Tây
Thủy Bát, tỉnh Hà Nam, có niên đại từ khoảng 4500 - 3000 năm TCN (1), có
nghĩa là vẫn không chắc chắn.
Trong khi không có gì đáng ngạc nhiên
là Trương Quang Trực giải thích sự
sắp xếp của mộ M45 để phản ánh thực tiễn Shaman giáo của người thời đồ đá mới đã tạo ra nó, lại
không có bằng chứng cụ thể hỗ trợ
hoặc gợi ý cho cách giải thích này. (2) Ngoài ra, 冯时 Phùng
Thì và những người khác lại
cho rằng cấu trúc mộ này thể hiện các chòm sao nào
đó. (3) Trong thực tế, có vẻ như ngôi
mộ này được chôn theo cách thức phản ánh một số chòm sao nào
đó gần thiên cầu bắc và không gần
thiên cầu.
Bốn cơ thể người nằm
trong ngôi mộ được định hình tổng thể giống như một chiếc yếm rùa,
trong khi bộ xương ở giữa, của một người trai trẻ, lại thể hiện là “chủ” của ngôi mộ.
Ít nhất một thi thể khác, trước
khi được chôn trong ngôi mộ, đã bị hiến tế hoặc bị giết
bằng một nhát cắt cổ họng. Đầu
của người chủ mộ quay mặt về phía nam, còn đôi chân của
ông ta quay về phía bắc,
và ở hai bên mình ông có đặt một hình động vật, đầu
hướng về phía bắc
và nằm ở bàn chân của chủ mộ. Những hình động vật này được xếp bằng vỏ ốc tiền cowrie. Những hình tượng này có vẻ được dùng để bảo vệ cho chủ ngôi mộ.
Đáng chú ý là các hình
này thể hiện rất rõ ràng dáng vẻ của một con rồng và một con hổ. (Fig. 1)
Người ta đều biết rằng trong và sau thời Chiến quốc, rồng và hổ đã trở thành người bảo vệ tinh thần / những tạo vật huyền thoại của hướng đông (rồng) và hướng tây (hổ). Thật vậy, ngay từ thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên vị trí và vai trò của chúng với tư cách là thần linh phù trợ (神) đã được xác lập: trên một chiếc rương đựng quần áo bằng sơn mài có niên đại đến 433 năm trước Công nguyên và được tìm thấy trong mộ của 曾侯乙 Tằng Hầu Ất tại tỉnh Hồ Bắc đã có hình tượng rồng và hổ cũng được sắp xếp chính xác tương tự xung quanh các ngôi sao Thiên cầu bắc như được thấy ở mộ M45 tại Bộc Dương. (4)
Trong vũ trụ học thời Hán sau này, và do đó cũng như trong truyền thống giả
kim thuật nội tại, rồng và hổ, cùng với
con rùa / rắn
(phía Bắc) và chim
/ phượng màu đỏ son (phía Nam), đã trở thành Tứ
Thần (四 神) của bốn hướng. (5) Trong thực tế, vẫn có một trong
số tứ thần khác về sau dường như nằm trong ngôi mộ
M45, ở một vị trí thẳng hướng bắc của bàn chân chủ mộ. Nhân vật này, bao gồm đầu và thân, được tạo
dựng bằng vỏ ốc tiền cowrie (đầu) được đặt tiếp xúc với hai than
người lấy từ một bộ
xương khác được chôn bên cạnh. (Hình 1) Phùng Thì đã đề xuất ý tưởng cho rằng nhân vật này đại diện cho sao Bắc Đẩu (北斗), ngôi sao này, như chúng ta biết, ở phía Tây, tạo nên cơ thể và cổ của chòm sao Đại
Hùng. Kể từ khoảng
4500 - 3000 năm trước Công
nguyên, Bắc Đẩu nằm rất gần với
chòm sao Thiên cầu bắc, nên Phùng Thì tin rằng nhân vật này trong mộ đại diện cho Thiên cầu bắc như thể hiện trong chòm sao Bắc Đẩu. (6) Tuy nhiên,
nhân vật này, được đặt một cách có mục đích ở chính phía bắc của bàn chân chủ ngôi mộ
để truyền đạt ý nghĩa, có vẻ không hề giống như
chòm Bắc Đẩu. Nó giống như hơn một cây lao và cái đầu của bông cải xanh, hoặc,
bằng cách xem xét các
truyền thống Tứ Thần liên quan đến rồng, hổ,
rùa, và chim, bộ
lông chim. Cái
đầu hoặc bộ lông chim được hình
thành từ chòm sao Ngự
phu - Auriga phía Tây, trong khi thân lại gắn với chòm sao Gemini - Cung Song sinh phương Tây. Các cách thức sắp xếp ấy được thể hiện trong hình 3.
Trong khi đó, trong ngôi mộ này cổ của con rồng mô phỏng chòm sao Bắc Đẩu hoặc Đại Hùng. Trong thực tế, con rồng ở mộ M45 mô
phỏng gần chính xác cấu
trúc của chòm Đại Hùng, ngoại trừ
việc thay vì kết nối các ngôi sao
hình thành mép của Bắc
Đầu (Megrez và Dubhe, “M” và “D” trong Fig. 3) với một
đường tưởng tượng, trong dự
phóng của họ, người Trung Quốc thời đồ đá mới
đã để mở không gian này và do đó đã thấy trong đường
cong của Bắc Đẩu một chiếc cổ và vai con rắn hoặc con rồng. Hơn nữa, bạn đồng
hành của con rồng nằm đối diện với cực thiên cầu, con
hổ, rõ ràng được hình
thành từ các bộ phận của các chòm sao Draco (Draconis
- Rồng) và Ursa
Minor (tức là chòm Tiểu Hùng, tại điểm cực tìm thấy ngôi sao thiên cực hiện tại, Polaris,
hoặc “P” trong hình 3) của phương Tây.
Chủ ngôi mộ nằm giữa
những con linh thú ở một vị trí
tương quan ở trên trời với một đường kinh tuyến rất rõ ràng. Kinh tuyến trên
trời này, đã được đề cập trước trong Tuyển tập I, chương
2-4, được hình thành bởi các bộ phận của các
chòm sao phương Tây là Đại Hùng, Draconis,
và Hercules (chúng tôi đã lưu ý điều
đó trước với tư cách
là cái đuôi của
Draconis và ngọn lao của Taiyi). Hãy lưu ý rằng
Thuban (11 Draconis, "T" trong hình 3) và 10 Draconis
("10D" trong hình 3) rơi dọc theo kinh tuyến trên trời này và phần
trung tâm chủ ngôi mộ, thân của ông ta, nằm ở một
vị trí giữa các con thú và dọc
theo kinh tuyến tương quan chính xác với vị trí ở trên trời của 4500-3000 năm TCN của thiên cầu bắc. Việc bố trí mộ có thể phản ánh các
mô thức các chòm sao ở thiên cầu bắc vào
khoảng 4500 - 3000 năm TCN rõ ràng là từ các mối
tương quan bằng hình ảnh, nhưng thực tế là 3.000 - 4.000 năm
sau, trong hoặc ngay trước năm
433 TCN, người ta đã mô tả trên chiếc rương
của 曾侯乙Tằng Hầu Ất một con rồng và một
con hổ đặc biệt liên
quan đến thiên cầu bắc dường như
đã xác nhận điều
này.
Giá trị chính của phát hiện này trong
nghiên cứu của chúng tôi để chứng minh rằng những con người của nền văn hóa cổ
Ngưỡng Thiều ở Bộc Dương này tỏ ra là đã
quan sát kỹ bầu trời đêm để thiết lập
một cảm giác an toàn, và trong các thiên niên kỷ 5th - 4th TCN, người cổ đại Trung Quốc dường như quan sát thiên cầu bắc và coi đó là trung tâm trong tôn giáo của họ. Đó có thể là cấu hình
các chòm sao trên bầu trời đêm đặt ở trung tâm của thiên cầu được cho là đem đến cho người chết khả năng thông cảm, sự bảo vệ bằng hoặc hiệp thông
với các năng lực tối
thượng của các chòm sao trên thiên cầu. Hơn nữa, việc
công nhận tôn giáo và
sự mô phỏng năng lực cảm thông của họ với thiên cầu cũng sẽ cung cấp cho những người
vẫn còn sống sự
đảm bảo rằng một hình thức nào
đó của cuộc sống vẫn tiếp tục tồn
tại sau khi chết, mặt khác người sống sẽ không phải mắc nợ khoản chi phí khổng lồ và được chăm sóc thỏa
đáng như vậy khi chôn cất một người nào
đó một cách quá công phu để phù hợp với các
mô thức các vì tinh tú về đêm, đặc biệt là khi họ cho rằng việc họ đặt vào
trung tâm cái
xác của người
quá cố chính ở nơi thiên cầu bắc sẽ liên quan đến chòm
sao rồng và sao hổ.(7)
Thật vậy, sự hiện diện
của ba bộ xương khác nằm trong cùng ngôi mộ với chủ mộ, ít
nhất là một người trong số đó
có lẽ là một nạn nhân của nghi lễ
hiến tế, và được đặt trong những cái hốc đặc biệt
được khoét trên các vách mộ, cứ như trong các ngôi đền thờ các
vị thần của các hướng
đông, bắc, và tây, có vẻ để xác nhận
rằng cách bố trí mộ như vậy không chỉ mô
phỏng mà còn mang ý nghĩa tôn giáo. Như
vậy, trong nền văn hóa đồ đá mới này của Trung Quốc vào thiên niên
kỷ thứ 5 và thứ 4 trước Công nguyên, người
chết, và do đó chắc chắn cả
người sống nữa, dường như
đã kết nối mật thiết
vào những bí ẩn của vòng quay của bầu trời
đêm, thiên cầu bắc.
Mô thức các chòm sao do người Ngưỡng
Thiều thiết kế
Vào giữa thế kỷ trước các nhà khảo cổ Trung Quốc phát hiện ra một di chỉ đồ đá mới quan trọng thuộc văn hóa Ngưỡng Thiều, trên bờ sông Vị, tại làng Bán Pha, Tây An, Thiểm Tây. Giai đoạn Bán Pha của văn hóa Ngưỡng Thiều có niên đại khoảng 5000 - 3500 năm trước Công nguyên. Nổi bật nhất trong những phát hiện đó và tại các di chỉ Ngưỡng Thiều có liên quan - 仰韶 Khương Trại và 北首岭 Bắc Thủ Lĩnh là một số bát gốm tô màu dùng làm nắp đậy cho mộ vò của trẻ em. Trên những chiếc bát này người ta vẽ màu một khuôn mặt kết hợp các đặc điểm của một gương mặt con người và một loài cá nào đó. (Hình 4ab) Điểm chung cho gần như tất cả các khuôn mặt là một cặp motif phụ hình nón xuất hiện theo chiều ngang từ phần dưới của cái đầu hình tròn. Cả hình dạng và bề mặt răng cưa (những chiếc vảy?) làm cho chúng có vẻ là những con cá. Ngoài ra, thường có một hình nón thứ ba tương tự xuất hiện từ đỉnh đầu tròn và, hơn nữa, hai con cá hoặc ăng ten chạm vào hai bên đầu ở phần tai.
Như Jessica
Rawson đã chỉ ra, trong khi ý nghĩa tổng thể của motif này có khả năng tôn
giáo, thì các cách giải thích đều không dễ. Cô
cho rằng những hình cá
đại diện cho tầm quan trọng của sinh vật đối
với sinh kế của người dân ven sông Bán Pha, (8) hệt như chúng ta
đã thấy các giải
thích của Cha Heras và của Parpola về vòng họa tiết vòng-lặp-trong-hình
vuông được tìm thấy trên các phiến đất
nung Harappa. Một cách tổng quát,
điều đó có thể giải thích nguồn gốc,
đặc biệt là các họa tiết cá, nhưng
motif tổng thể về
khuôn mặt phức tạp trong đó có
những con cá tham gia vẫn không chưa
được giải thích, và bản than những hình
ảnh cá cũng vậy, do đó dự định của người
dân Bán Pha, cũng có thể mang ý nghĩa ẩn
dụ.
Các
lý thuyết khác
nhau về ý
nghĩa đương đại sâu sắc hơn mà motif khuôn mặt này có
thể chuyển tải tất nhiên cũng đã được đề xuất, bao gồm Marilyn Fu
và gợi ý của Trương Quang Trực cho rằng đó là khuôn mặt của
một pháp sư, con cá là vật thân thuộc của ông ta, nhưng không hề có bằng chứng cho thấy trong bất kỳ cách thực
hành tôn giáo nào của cư dân Ngưỡng Thiều là Shaman
giáo. (9) David
Keightley cho rằng những chiếc nắp gốm vẽ màu có thể thuộc về những đứa trẻ khi còn sống và do đó các
hiện vật này vẫn đi kèm với chúng ở trên đỉnh nắp
chiếc vò đựng di cốt. Không có bằng chứng cụ thể là hỗ trợ ý kiến
này, nhưng Keightley cũng
cẩn thận chỉ ra là tất nhiên những chiếc nắp vò đồng thời có thể vừa
là vật sở hữu của một đứa trẻ vừa là một biểu tượng tôn giáo hoặc
một hiện vật. (10) Có lẽ
gần gũi hơn là đề xuất cho
rằng motif
này là một cách thể hiện đầu tiên của thần mặt trời -, trên hết, các nắp đậy
mộ vò được hướng về phía bầu trời (11). Tuy nhiên, lý thuyết này không giải thích
bất cứ điều gì về các motif phức tạp vượt qua đường viền đơn giản của dạng hình cầu của chiếc đầu, và không có bằng
chứng khác đặc biệt hỗ trợ
cho cách giải thích này.
Tuy nhiên, việc
định hướng sự chú ý của chúng ta về phía bầu trời có thể là
thích hợp, vì chúng ta đã thấy từ mộ
M45 tại Bộc Dương
ngay từ thiên niên kỷ thứ 5 trước Công nguyên, cư dân văn hóa Ngưỡng Thiều dường như đã tái tạo cách bố trí tang lễ của họ bằng mô thức các vì sao trên trái đất. Hệt như Tây Nam châu Á
cổ đại, Hy Lạp, La Mã, Ả Rập, và các quan sát
viên châu Âu sau này đã dự liệu tạo dựng các nhân vật trong các mô thức đơn giản mà họ thấy rõ trong các chòm sao, do đó, có vẻ là, chính người Trung Quốc cổ đại đã
làm như vậy. Trong cả hai trường
hợp chúng ta không nên mong đợi
tìm thấy hình ảnh đại diện thực tế
của các chòm sao trong các ngôi
sao, mà chỉ là các gợi ý. Hệt như chúng tôi tự cho phép dành chỗ cho trí tưởng tượng trong việc xem xét sự chênh lệch
rất lớn giữa các
sao, tạo ra nét phác thảo một chòm sao và hình ảnh
tưởng tượng hoàn toàn, vì vậy chúng ta nên xử lý
các mô thức sao mà người Bán Pha của văn hóa Ngưỡng Thiều - cũng như những cư dân khác, để xử lý dưới đây - có thể đã phát
triển các chòm sao như là những
gì mang tính cơ bản và mang tính gợi ý. Hơn nữa, chúng ta không nên
ngạc nhiên chút
nào bởi tính chất huyền ảo hoặc kỳ lạ của các sinh vật và
các hình dáng mà các dân tộc cổ đại phóng chiếu vào các ngôi sao. Hình 5, cho thấy cách
thể hiện chòm sao Ma Kết -Capricornus, trong
đó hình cá dê chứng tỏ
cả hai đặc điểm ấy vào thiên niên kỷ thứ 2 trước Công nguyên.
________________________________
Nguồn: John C. Didier 2009, Representations
and Identities of High Powers in Neolithic and Bronze China. “In and
Outside the Square,” Sino-Platonic Papers, 192, vol. 2 (September, 2009).
Ghi chú
1. Xem báo cáo của các nhà
khảo cổ, “河南僕阳西水坡遗址发掘简报”文物 1988,3: 1-6. Trong các báo cáo đầu tiên về ngôi mộ này các hiện
vật của nó có niên đại tới 4500 trước Công nguyên. Kể từ đó một số câu hỏi đã nảy sinh đối
với tính đáng tin cậy đến mức nào của niên đại này cho các di tích người đi kèm với
chủ mộ. Tuy nhiên, điều
này dường như không để nghi ngờ niên đại của nhân vật trung tâm, tức là, chủ ngôi mộ, và các hình tượng động vật bằng vỏ ốc tiền xung quanh ông ta. Trong
bất cứ trường hợp nào, thì hiện vật của ngôi cũng chắc chắn có niên đại từ 4500 - 3000 năm trước Công
nguyên. Về sự gián đoạn sau mai táng rõ ràng của mộ
M45, xem David N.
Keightley, “Thời
đại đá mới và triều
Thương”, trong Tạp chí Asian Studies, 54.1 (tháng 2 năm 1995): 130.
2. Chang
Kwang-chih, 濮陽三蹻與中國古代美術上的人獸母題, in Wenwu 文物 11 (1988): 36–39.
3. Feng
Shi 冯时, 河南西水坡45号幕的天文学研究, in Wenwu 文物1990.3:
52–60. For similar interpretations see, for instance, Bo Shuren 薄树人, Zhongguo Tianwenxue shi 中國天文學史(Taibei: Wenjin Chubanshe, 1996): 9–10. For a
quality photograph of the site, see Chen Meidong 陈美东, ed.
Zhongguo guxingtu 中国古星图(Shenyang: Liaoning jiaoyu
chubanshe, 1996): 2, Color Plate 1.
4. Zhongguo shehui kexueyuan
kaogu yanjiusuo, ed,
Zenghou yi mu
曾侯乙 墓. (Bắc Kinh: Wenwu, 1989): 356 (. Hình 216). Đó là các
họa tiết trang hoàng cho chiếc rương thể hiện Thiên cầu bắc trên bầu trời đêm,
chắc chắn từ thực tế là xung quanh các
nhân
vật ở mặt bên của chiếc rương là những chữ Trung Quốc ghi tên hai mươi tám cung Hoàng đạo mà Thiên văn học/Chiêm tinh học Trung Quốc sau này
dùng để chia bầu trời. Sao Bắc Đẩu cũng xuất hiện gần trung tâm (cực) của
sơ đồ. Sự khác biệt duy nhất giữa
con rồng Bộc Dương và trên chiếc rương của
Tằng hầu là con rồng trên chiếc dương khác biệt so với Bắc Đẩu, trong khi ở trong mộ Bộc Dương,
con rồng được hình thành từ Bắc Đẩu (xem văn bản và
hình 2 bên dưới).
5. Đối với một mô tả Tứ thần bốn hướng trong hình hài thú như cách hiểu trong thời Hán, xem Hoài Nam Tử (Zhang
Shuangdie, ed., Huainanzi jiaoshi[Beijing: Beijing daxue chubanshe, 1997]) 15:
1605. Vì sự phát triển sau này của Tứ
thần (四 神) trong giáo
lý giả kim thuật, trong đó chúng
thường được gọi Tứ tượng (四象), xem Didier (1998): 681-688 (n 5.).
6. See Feng Shi (1990): 52–53.
7. Không rõ lý do tại sao ngôi
mộ được xoay 180° ngược
với trời như vậy mà cái đầu người chết lại quay về phía nam. Có lẽ những người Ngưỡng
Thiều ở Bộc Dương coi sự tồn tại trên
trần thế như là một sự phản ánh nghịch
đảo, khi một khuôn mặt được soi trong nước hồ.
8.Jessica Rawson, ed., Mysteries
of Ancient China, New Discoveries from the Early Dynasties(New York: George
Brazilier, Inc., 1996): 34.
9. K. C. Chang (1983): 114.
10. Keightley (1998): 783.
11. Các học giả khác đã
nhận thấy một thiên văn học khả thể - và đặc
biệt là mặt trời - nguồn gốc ý nghĩa của
các họa tiết được tìm
thấy trên các hiện vật khác nhau ở Bán Pha, bao gồm (1)
ZT Xu và YT Jiang, trong
Nghiên cứu Cổ đại về các
vết đen Mặt trời ở Trung Quốc
và ứng dụng cho hiện đại (Nam
Kinh: Nam Kinh UP, 1989), và (2) David Pankenier, ZT Xu, và YT Giang, trong Cổ
Thiên văn Đông Á (Amsterdam: Overseas PublishersAssociation
PublishersAssociation [Gordon and Breach Science Publisher Imprint], 2000), p. 1–2.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét