Powered By Blogger

Thứ Năm, 27 tháng 11, 2014

Bản sắc của người Khách Gia ở Trung Quốc (I)



Bản sắc của người Khách Gia ở Trung Quốc (I)

Ricky Heggheim

Người dịch: Hà Hữu Nga


I. Lịch sử Quê gốc của người Khách Gia

Một chủ đề luôn gây tranh cãi giữa các học giả Khách Gia (Hakka, Hẹ) thậm chí cho đến hôm nay, đó là nguồn gốc của tổ tiên họ. Các sử gia kỳ cựu người Khách Gia, như cố học giả La Hương Lâm (1) [香林,音,,翻,英文例句,英语词典-Ngữ âm học, cách phát âm, cách dịch, câu tiếng Anh, Từ điển Tiếng Anh - HHN], luôn khẳng định rằng vấn đề chính về nguồn gốc của người Khách Gia chúng ta biết miền bắc Trung Quốc. Quan điểm này được nhiều nhà nghiên cứu Hakka khác đồng ý, chẳng hạn như Cohen (1968), Constable (1994), Hsieh (1991), S.T. Leong (1985), Lo Wan (1965), Moser (1985), Jerry Norman (1988), Ramsey (1987) (2). Họ không hoàn toàn đồng ý về thời gian xảy ra các cuộc di cư của người Khách Gia từ miền Bắc, bao nhiêu lần họ lang bạt xuống phương Nam, nhưng tất cả đều đồng ý rằng người Khách Gia hiện nay là hậu duệ từ nhóm người này. Một số học giả Khách Gia gần đây đã tiến hành các nghiên cứu công bố các bài viết thách thức giả định này. (3) Lý thuyết mới này đang gây tranh cãi. Nguyên do của vấn đề này là ở niềm tin phổ biến rằng tổ tiên của Khách Gia ngày nay từ phương bắc và bắt đầu di cư về phía nam vào khoảng thế kỷ thứ tư (4), và chúng tôi sẽ đề cập đến vấn đề này ở phần sau, niềm tin này có thể đóng vai trò quan trọng trong việc xác định nguồn gốc người Khách Gia.

Cho dù vấn đề nguồn gốc vẫn còn một câu hỏi, nhưng có vẻ rõ ràng một nhận thức (trí tưởng tượng truyền thống) (5) về lịch sử chung được coi như là nhân tố xác định và thống nhất tất cả những người Khách Gia với nhau. tôi đã từng đến ba nơi định cư của người Khách Gia đ thực hiện công trình nghiên cứu của tôi, nên  tôi có ấn tượng rằng niềm tin này phổ biến hầu hết người Khách Gia quan tâm đến nguồn gốc cội rễ của họ đều tin như vậy.

Một
người Khách Gia, như bất kỳ nhóm tộc người nào khác, đều thuộc về một nhóm chủng người, ngôn ngữ, tôn giáo phong tục tập quán. (6)

Câu trích dẫn trên chỉ là một trong nhiều trích dẫn xác định một người Khách Gia nghĩa là gì. Tuy nhiên định nghĩa được một số học giả ưa thích hơn, đó người Khách Gia là người tự nhận mình là Khách Gia, đồng thời được những người khác coi mình là người Khách Gia. (7) Nhưng như Nicole Constable nhấn mạnh trong nghiên cứu của mình, định nghĩa này không đủ, và nó không được tất cả mọi người chấp nhận. Vì vậy, trong tiểu luận này chúng tôi sử dụng các ước đoán không được coi là đương nhiên.

Sự hiểu biết và cách sử dụng ngôn ngữ và văn hóa Khách Gia thay đổi một mức độ lớn giữa các cộng đồng khác nhau, đôi khi ngay c trong một cộng đồng. Kinh nghiệm của tôi trong lĩnh vực này đã cho thấy các khuynh hướng này là phổ biến. Tại Hồng Kông, tôi đã gặp những đứa trẻ thường xuyên nói tiếng Khách Gia ở nhà, nhưng khi chơi với trẻ em cùng tuổi, chúng lại không bao giờ nói một từ tiếng Khách Gia. Cho dù cả hai đều sống trong cùng một làng Khách Gia, và đều có cha mẹ là người Khách Gia. Điều này, mặc dù chỉ với số lượng nhỏ, nhưng đã cho thấy ở một khía cạnh nào đó, vẫn có những khác biệt rất lớn, ngay cả trong các cộng đồng này. Những khác biệt này đôi khi có vẻ trùng hợp khá ngẫu nhiên, có nghĩa là những lý do chính cho sự phân biệt đáng kể ấy có thể không cố ý, nhưng lại là kết quả của sự tiện lợi các lý do thực tế. Một số trẻ em có thể sống với cha mẹ, hơn nữa còn có cả ông bà cũng là người Khách Gia. Một số bậc ông bà có thể không nói được nhiều thứ tiếng và vì vậy mà ngôn ngữ được sử dụng trong nhà phải tiếng Khách Gia chứ không phải là tiếng Quảng Đông.

1.1 Đối tượng và tiêu điểm nghiên cứu

Trong nghiên cứu của mình, tôi đã cố gắng thu hẹp tiêu điểm của tôi
vào vấn đề người Khách Gia ý thức như thế nào về văn hóa, lịch sử và bản sắc của họ. trước hết, việc họ vừa là người Trung Quốc vừa là người Khách Gia sẽ tác động ra sao đến ý thức của họ về bản sắc Khách Gia của mình. Câu hỏi của tôi như sau: Khi nào họ Hán, khi nào họ Khách Gia? Liệu có phải đó là tính linh động trong thực chất bản sắc của họ? Có đúng ý thức về bản sắc của họ phụ thuộc vào môi trường xung quanh tình huống trực tiếp trước mắt? Có sự khác biệt đáng kể người Khách Gia trong các môi trường khác nhau khi bắt tay vào nghiên cứu và xử lý vấn đề về bản sắc của họ không?

Có phải những người Khách Gia ở một vùng như Vân Nam trong môi trường quen thuộc nhất với họ là các dân tộc thiểu số khác thì họ ý thức về tộc tính Hán của họ nhiều hơn và nhấn mạnh hơn đến việc họ là Hán, so với người Khách Gia ở Hồng Kông, nơi mà hầu hết những người xung quanh là người Trung Quốc Hán, hoặc ở Mai Châu, nơi mà người Khách Gia chiếm ưu thế còn các dân tộc khác thì khó mà bì được với họ không? Có thể là như vậy khi tôi tính đến các lý thuyết cho rằng tộc người phụ thuộc vào các hoàn cảnh và các nhóm tộc người chỉ xuất hiện khi họ tương tác thường xuyên với các nhóm khác. (8) Ở Vân Nam nơi các dân tộc thiểu số khác chiếm ưu thế, thì các tính Hán của người Khách Gia sẽ trở nên nổi bật, vì họ vừa là Hán vừa là Khách Gia. Điều quan trọng là phải nhớ rằng ở Trung Quốc, đặc biệt là người Khách Gia, việc người Trung Quốc-Hán mang đến một vị thế nhất định (9), khi xung quanh là các dân tộc thiểu số khác, thì bản sắc Hán của họ sẽ là “độc đáo” thuộc tính phân biệt họ với những dân tộc khác. Ngược lại, người Khách Gia tại Hồng Kông sẽ ý thức mạnh hơn về bản sắc Khách Gia và tính độc đáo của mình bởi vì hầu như tất cả mọi người xung quanh họ đều Trung Quốc-Hán. Cái phân biệt họ với những người khác ở đây chính bản sắc Khách Gia của họ, và sẽ tự nhiên hơn để tin rằng nó được nhấn mạnh và được duy trì. Khi nói đến những người ở Mai Châu, chúng tôi cho rằng ý thức của họ về tộc người sẽ ít rõ ràng hơn so với những người khác người Khách Gia Mai Châu sống tương đối biệt lập với những nhóm tộc người khác, do đó sẽ có ít cơ hội để phát triển ý niệm họ khác với những người khác.

Tuy nhiên, đây chỉ là những giả định của tôi trước khi bắt đầu công việc thực địa, và như tôi sẽ mô tả trong các phần sau, kết quả hóa ra là hoàn toàn khác với những gì tôi mong đợi.

Tôi muốn
nghiên cứu cộng đồng Khách Gia ở một nơi mà người Khách Gia rõ ràng là thiểu số, nơi mà các dân tộc thiểu số phi-Hán khác (ít nhất là một mức độ nhất định) chiếm địa vị thống trị. Vì vậy, tôi đã chọn Vân Nam và Côn Minh nơi đầu tiên để tiến hành công việc thực địa. Khi đến Vân Nam tôi biết được rằng hầu hết những người Khách Gia tỉnh này đã phân bố ở khắp nơi trong tỉnh, hầu như không thể xác định được vị trí tập trung. Rất may là ở Côn Minh có Trung tâm Nghiên cứu Khách Gia Vân Nam. Mặc dù tên gọi như vậy, nhưng cơ quan này, về cơ bản là nơi tập hợp người Khách Gia tại Vân Nam, đặc biệt là Côn Minh. Thông qua trung tâm này, tôi đã liên lạc với cộng đồng Khách Gia trong thành phố và do đó tôi đã có thể tiến hành công việc thực địa của mình. Tôi ở Côn Minh hai tuần và đã nói chuyện với một số người Khách Gia sống trong vùng. Hầu hết những người Khách Gia tôi gặp là cựu sinh viên đến tỉnh này từ quê hương của họ ở Quảng Đông vào những năm cuối thập niên 50 hoặc đầu thập niên 60, tôi cũng gặp cả gia đình của họ.

Tôi cũng muốn thấy người Khách Gia trong một môi trường khác. Vì vậy, tôi đã chọn Mai Châu làm trạm dừng chân tiếp theo. Mai Huyện, hoặc Mai Châu, vì đây là tên chính thức của thành phố từ năm 1988, thực tế hoàn toàn khác với những gì tôi đã gặp ở Vân Nam. Trong khi ở Côn Minh, người Khách Gia rõ ràng là một dân tộc thiểu số, và không dễ bắt gặp, điều trái ngược lại đang đợi tôi Mai Châu. Theo các nhà nghiên cứu Khách Gia tôi đã gặp, khoảng 95 phần trăm người dân ở đây là người Khách Gia. Thật vậy, ở đây ngôn ngữ Khách Gia thường được hầu hết mọi người sử dụng, không vấn đề tuổi tác. (10)

Hồng Kông khác với cả Côn Minh lẫn Mai Châu về vấn đề này. Người Khách Gia rất ít so với số người Quảng Đông sống trong thành phố. Và hầu hết các ngôi nhà của họ, ngay cả khi một số lượng lớn những người đã chuyển vào thành phố trong những năm gần đây, đều nằm ở các phần khác nhau của các Tân Lãnh thổ, chính xác hơn trong một số làng nhất định. Trong khi một số làng xen lẫn cả người bản địa (11) và người Khách Gia, thì vẫn còn một số làng “thuần” Khách Gia ở Hồng Kông, nơi mà hầu hết cư dân là Khách Gia. Tuy nhiên, mọi người trong một ngôi làng ở mức độ lớn, có thể khác nhau khi nói đến kiến thức và mối quan tâm đến văn hóa và ngôn ngữ Khách Gia.

1.2 Phương pháp nghiên cứu trường hợp

Trung tâm điểm của tôi trước khi bắt đầu công việc thực địa chủ yếu là về việc người Khách Gia, trong các môi trường khác nhau, cảm thấy và xử lý cái mà họ có là một bản sắc kép, vừa là Khách Gia, vừa là Hán-Trung Quốc ra sao. Tôi muốn phát hiện những vấn đề của họ trong tình trạng mơ hồ này, và tôi muốn biết họ đối phó với việc vừa là Hán đồng thời lại vừa là Khách Gia như thế nào, nếu họ phải đối phó với tình trạng đó. Cuối cùng, tôi muốn xem liệu bản sắc của họ có phải là linh động và sẽ thay đổi theo hoàn cảnh xung quanh không.

Để trả lời những câu hỏi này một cách đúng đắn, cần phải xây dựng một mô hình phương pháp sao cho các kết quả nghiên cứu mà tôi trình bày sẽ phải có ý nghĩa, chứ không chỉ có vẻ là một nguồn dữ liệu khác. Các mô hình tôi đã chọn trong tiểu luận này dựa trên việc phân tích các lý thuyết khác nhau các dữ liệu tôi thu thập được trong các đợt thực địa của mình. Khái niệm tộc người cũng phải được thảo luận và làm rõ trước khi chúng ta có thể bắt đầu nói về bản sắc kép của người Khách Gia mà tôi cho là như vậy. Tôi cũng cần phải có một ý tưởng về những gì được coi là bản sắc Khách Gia, và quan trọng hơn, làm thế nào người Khách Gia trong các vùng này nhận thức được bản sắc riêng của họ. Bằng cách đó chúng ta cần tìm hiểu nguồn gốc và lịch sử của người Khách Gia, hay đúng hơn, những gì được cho là lịch sử của nhóm người này. Cuối cùng tôi nên kết hợp các vấn đề đó với những phát hiện của tôi trong các đợt thực địa, để từ đó có thể trả lời những câu hỏi tôi đã nêu ra. Các lý thuyết tôi đề cập ở trên đều dựa trên các lý thuyết mà tôi thấy thích hợp với đề tài của mình (12).  

Tuy nhiên điều quan trọng là việc nhấn mạnh rằng các khái niệm tôi đang cố gắng phân tích, chẳng hạn như mức độ bản sắc trong các môi trường khác nhau, không dễ đo lường, nếu có thể thực hiện điều đó. Kết luận của tôi dựa trên các tương tác của tôi với những người cung cấp thông tin, các khảo sát trong các chuyến thực địa của tôi. Do ngân sách có hạn, tôi chỉ có thời gian thực địa rất ngắn, bằng cách chia cho ba nơi khác nhau trong vòng một tháng. Những người  tham gia vào các cuộc khảo sát ít, và tôi không tìm được số lượng người hợp lý với những điều kiện, hoàn cảnh khác nhau. Các cuộc khảo sát thường được thực hiện theo nhóm, sao cho những người tham gia có thể thảo luận với nhau kỹ càng trước khi trả lời các câu hỏi. Cuối cùng tôi đã không thực hiện được cuộc khảo sát ở Hồng Kông do thiếu thời gian. Khi đọc tiểu luận này, chúng ta nên nhớ rằng những phát hiện và kết luận của tôi dựa trên những thông tin có được hạn chế và khái niệm phân tích bản sắc tự ý thức cũng khá khó khăn đây là những quá trình thực hiện với người trong cuộc, do đó rất khó đo lường hoặc thương thảo. Tôi vẫn tin rằng phát hiện của tôi có thể cung cấp một sự chỉ định về tình trạng hiện tại của các cách thức khác nhau người Khách Gia những khu vực này thấy và thể hiện bản sắc của họ.

Trong suốt thời gian thực địa của tôi, các cuộc diện kiến với những người tôi đã nghiên cứu, tôi dần dần nhận ra rằng mọi thứ không như tôi đã hình dung trước. Hầu hết những người tôi gặp dường như không bao giờ nhận ra hoặc suy ngẫm về cái “nan đề” này; đa số người Khách Gia tôi gặp ở đại lục dường như đều tin rằng người Khách Gia chỉ đơn giản một phụ nhóm của người Hán, tương tự như người Bắc Kinh, người Sơn Đông, hoặc các nhóm người Hán khác. Những người Khách Gia tại Hồng Kông phản ứng hơi khác nhau, và để hiểu được lý do tôi cần phải tìm hiểu thêm về cách người dân Hồng Kông liên hệ với cụm từ như “người Hán” hoặc “người Trung Quốc. Có thể có những khác biệt so với cách mà người đại lục phản ứng và cảm nhận về những từ này. Tuy nhiên, sau khi được tiếp xúc với một số người Khách Gia từ những nơi khác nhau tôi có xu hướng phát triển mối quan tâm đến vấn đề việc duy trì văn hóa Khách Gia trong các nhóm được thực hiện khi nào và như thế nào. Mà không đề cập đến việc người Khách Gia tự duy trì sự khác biệt và độc đáo so với những người khác đến mức độ nào. Về vấn đề này, những người Khách Gia tôi gặp đã phản ứng rất khác nhau.

1.3 Các lý thuyết về bản sắc

Lý thuyết của tôi về cách những
người Khách Gia ở ba nơi này tự cảm nhận về mình dựa trên các lý thuyết cho rằng tộc người sẽ xuất hiện khi một nhóm người chấm dứt cuộc sống biệt lập và tương tác thường xuyên với các nhóm khác; bản sắc tộc người thường lỏng lẻo sẽ thay đổi khi hoàn cảnh thay đổi. (13) Để giải quyết vấn đề này, tôi sẽ cố gắng chứng minh là liệu nhóm người Khách Gia nên được coi là một nhóm tộc người hay không. Về vấn đề này, tôi sẽ sử dụng định nghĩa nhóm tộc người (14) của Barth m cơ sở cho nhận thức của tôi về tộc tính của họ. Tôi cũng sẽ tiếp cận vấn đề người Khách Gia bằng những thuyết khác nhau về việc xác định tộc người thử xem liệu các lý thuyết này có áp dụng được cho người Khách Gia dựa trên những phát hiện của tôi không. Cuối cùng, tôi sẽ có thể trả lời được là liệu các lý thuyết của tôi cũng có thể áp dụng cho họ được không.

Chương 2. Bối cảnh lịch sử của người Khách Gia

Không hề có một phiên bản lịch sử nào của người Khách Gia được viết ra.” (15) Đây là câu của Nicole Constable. Như đã đề cập ở chương 1, nơi xuất xứ của người Khách Gia đã vẫn đang còn là vấn đề gây tranh cãi trên các lĩnh vực học thuật, và có lẽ sẽ vẫn như vậy trong thời gian tới. Cũng vẫn chưa có câu trả lời đầy đủ cho câu hỏi khi nào thì lịch sử của người Khách Gia xuất hiện. Nhiều hồ sơ chúng tôi có được về người Khách Gia dựa trên các công trình của La Hương Lâm, còn các công trình của ông thì hầu hết lại dựa vào các gia phả và những ghi chép mà ông tìm được từ các nhóm và gia đình người Khách Gia. Tuy nhiên, truyền thống của việc giữ gìn những hồ sơ này không hề có từ trước triều đại Tống (16), khoảng 1100 SCN. Vì thế mà các hồ sơ chúng ta về lịch sử người Khách Gia trước thời Tống rất ít đáng tin cậy. Hơn nữa, nhiều hồ sơ đã bị hủy hoại trong cuộc Cách mạng Văn hóa  (17), sau đó đã được viết lại, nên các hồ sơ gia đình không tránh khỏi là một nguồn sử liệu ít đáng tin cậy.

Điều chắc chắn là Khách Gia được công nhận là một phụ nhóm của người Hán Trung Quốc họ chủ yếu định cư tại Trung Quốc Lục địa rải rác từ Giang Tây ở phía đông đến Tứ Xuyên ở phía tây. (18) Nói cách khác, người Khách Gia không phải là một trong 56 nhóm dân tộc được nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa công nhận. (19)

Các
con số ước lượng cho chúng ta biết có khoảng bảy mươi lăm triệu người Khách Gia trên toàn thế giới. (20) Theo các thành viên của Hội người Khách Gia ở Vân Nam và Mai Châu thì trong nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có khoảng 40 triệu người Khách Gia. (21) Những người Khách Gia bên ngoài Trung Quốc Lục địa rời nhà di cư ngay từ thế kỷ XVII đến những ngày gần đây (22), và họ vẫn tiếp tục di cư ra nước ngoài.

Đương nhiên tính đa dạng của người Khách Gia rất lớn. Nguồn gốc của cái tên Hakka rất có thể  từ tiếng Quảng Đông. Constable viết Hakka là một t tiếng Quảng Đông có nghĩa là người lạ hoặcgia đình của khách”. Là một người nói tiếng Quảng Đông, tôi có thể xác nhận rằng các ký tự được sử dụng bằng tiếng Trung Quốc cho người Khách Gia (客家) trong thực tế được phát âm tiếng Quảng Đông Hak Ka. Erbaugh (23) cũng cho rằng thuật ngữ này có nguồn gốc từ tiếng Quảng Đông, lần đầu tiên được sử dụng như một t thù địch. Tuy nhiên, thuật ngữ Khách Gia, cuối cùng đã được người Khách Gia chấp nhận là một thuật ngữ cho nhóm người của họ.

2.1 Lịch sử chung

Trong quá trình nghiên cứu của mình, tôi đã gặp những người Khách Gia từ ba khu vực đặc trưng khác nhau. Trong đó một số nhóm thực hành ngôn ngữ và văn hóa của họ ở một mức độ lớn, và tương tác với những người đồng nhóm Khách Gia hàng ngày. Những người không thực hành văn hóa và ngôn ngữ Khách Gia hang ngày thì hầu như không nói được một từ tiếng Khách Gia nào. Nói cách khác, sự phân nhánh trải từ khía cạnh này đến khía cạnh khác. Những người dân thuộc các cộng đồng khác nhau, với các nền tảng khác nhau, hoàn cảnh và phong cách sống khác nhau này điểm gì chung? Tên gọi dung mạo của họ không khác so với bất kỳ người Hán nào khác.

Về cơ bản những điểm chung mà họ có chính một lịch sử chung, hoặc ít nhất, một lịch sử được tưởng tượng ra trong đó các tác nhân, là người Khách Gia, tin tưởng. (24) Trong chuyến đi thực địa của mình, tôi đã gặp những người Khách Gia với những nền tảng kinh tế xã hội và giáo dục rất khác nhau, tuy nhiên trong tất cả ba nơi tôi đã thu nhận được những bài học lịch sử chủ quan tương tự từ một số người Khách Gia tôi đã gặp. Hiện tượng này cho thấy rõ ràng rằng người Khách Gia từ các cộng đồng khác nhau đều có điểm chung đó. Không có vấn đề của lịch sử chung của họ có chính xác hay không, mà điều chắc chắn tạo được một sự gắn bó giữa những người Khách Gia qua mọi ranh giới.

Các quan niệm hoặc niềm tin chung của những gì lịch sử Khách Gia thì chính việc người Khách Gia di cư từ tỉnh Hồ Nam về phía nam trong thế kỷ thứ tư SCN. đã có nhiều đợt vận động, theo La Hương Lâm (1933) là năm đợt, từ phía bắc về phía nam, tạo thành cư dân Khách Gia phương nam mà ngày nay chúng ta thấy. Mặt khác, Mary Erbaugh khẳng định rằng mới chỉ có bốn đợt di cư lớn (25), bắt đầu từ giữa thời kỳ nhà Tống nhà Đường, trong thời gian đó người Khách Gia rời Hà Nam Sơn Đông để tránh các cuộc tấn công của người Nữ Chân. (26) Người ta cho là h đã định cư ở các vùng cao biên giới Phúc Kiến - Giang Tây. Làn sóng di cư thứ hai đã diễn ra trong giai đoạn quá độ giữa triều đại Nguyên Mông triều đại Minh, người Khách Gia di chuyển đến khu vực Mai Huyện (Mai Châu); đợt thứ ba là khi người Khách Gia được đưa đến các khu vực bỏ hoang ở miền nam Quảng Đông để mở rộng các vùng biên đến Đài Loan trong thời kỳ đầu nhà Thanh, và cuối cùng là đợt thứ tư trong thế kỷ XIX. Tình trạng động loạn đẫm máu giữa người Khách Gia người bản địa ở Quảng Đông, và hậu quả của loạn Thái Bình Thiên quốc làm cho nhiều người Khách Gia phải đến Tứ Xuyên ở phía tây, đến Hồng Kông ra nước ngoài.

Vào thời La Hương Lâm, người Khách Gia người bản địa thường xung đột và đánh nhau. Năm 1660, để đàn áp cuộc nổi loạn, chính quyền nhà Thanh đã thực hiện một cuộc di dân lớn các vùng ven biển đông-nam, nơi người Quảng Đông người Mân theo truyền thống vẫn chiếm ưu thế. (27) Khi triều đình thực thi tái định cư vào năm 1684, người Khách Gia đã chuyển đến đó sinh sống. Kết quả là, các cuộc xung đột với những người định cư tại địa phương , người bản địa hoặc người Quảng Đông như người ta vẫn gọi, không thể tránh khỏi.

2.2 Gốc miền Nam

Giáo sư
房学嘉 Phòng Học Gia tại Đại học Gia Ứng thừa nhận nhiều công trình của La Hương Lâm, nhưng ông mạnh mẽ phủ nhận quan điểm cho rằng người Khách Gia và văn hóa của họ có nguồn gốc từ phương bắc. Ông tuyên bố rằng các công cụ và công trình xây dựng tiêu chuẩn của người Khách Gia được tìm thấy ở miền Nam đã lùi trở lại đến thời Chiến Quốc, cho thấy những nơi đó, chủ yếu là Quảng Đông và Phúc Kiến tại thời điểm đó là không có người ở. (28) Các tương tác và kết nối kinh doanh giữa người Nam Man ở phương nam và những người Trung Nguyên phương bắc được cho là đã bắt đầu sớm, có thể từ thời gian đó. Theo quan điểm của ông, bộ phận chủ yếu của người Khách Gia nền văn hóa của họ có nguồn gốc từ phương Nam, chủ yếu là người Việt, hòa trộn với các dân tộc thiểu số khác, đặc biệt là người Xa, và cuối cùng kết hợp với di dân từ miền Bắc xuống.

Nghiên cứu của ông được hỗ trợ bởi các công trình của giáo sư 葉紙 Diệp Chỉ Trương, một nhà sinh vật học người Khách Gia, ông đã bỏ ra nhiều năm sau khi nghỉ hưu để khảo sát về người Khách Gia nói chung, người Khách Gia trong vùng Vân Nam nói riêng. Ông đã cố gắng nghiên cứu người Khách Gia từ quan điểm sinh học và phát triển con người, rồi đi đến kết luận rằng miền nam được chiếm trước miền bắc, chứ không phải là những cách thức khác như người ta vẫn tin như vậy. (29)  [葉紙 2007.从人学和遗传学角度探客家民系本-  Diệp Chỉ Trương 2007. Bản chất của dân hệ Khách Gia từ góc độ nghiên cứu nhân loại học và di truyền học] Theo các đồng nghiệp của ông tại Mai Châu, quan điểm trên của giáo sư Phòng Học Gia đã bị các học giả Khách Gia khác chỉ trích nặng nề. (30) Trong các đợt thực địa của mình, tôi đã nhận thấy một số kha khá, chủ yếu là người Khách Gia có học vấn, luôn rất tự hào về quan niệm phổ biến rộng rãi, đều tin rằng họ là hậu duệ của người miền bắc, có lẽ thậm chí còn mang cả dòng máu hoàng gia. Điều đó có nghĩa người ta khó mà tin theo cách khác được.

Tác giả của tiểu luận này không đưa ra bất kỳ một tuyên bố nào về việc tranh cãi này. Với tư cách là một nghiên cứu sinh quan tâm đến lịch sử và văn hóa của người Khách Gia, có lẽ sẽ rất lý thú khi được biết nhiều hơn về nguồn gốc của cộng đồng người này. Tuy nhiên luận văn của tôi chủ yếu xoay quanh các chủ đề về tự nhận thức, ý thức dân tộc bản sắc linh động của họ; vì thế đối với tôi, điều thú vị nhất của cuộc tranh luận này thể hiện cách thức của niềm tin phổ biến của người Khách Gia, từ những nơi khác nhau như thế nào. các phản ứng có liên quan cho chúng ta biết rằng nhiều người Khách Gia thực sự quan tâm đến việc họ đang được nhận thức như thế nào.
________________________________________

Nguồn: Heggheim Ricky 2011. Three cases in China on Hakka identity and self-perception. Master’s Thesis in Chinese Studie, Departement of Culture Studies and Oriental Languages, University of Oslo, Norway.

Notes

1. Luo Xianglin was one of the first Hakka historians and regarded as the person who collected the history of Hakka as we know it.

2. This list can be found in Nicole Constable, Guest People(1996) p. 9

3. Lozada, Hakka Diaspora, (2004).

4. Nicole Constable, (1996) Introduction.

5. For further readings of “Historical imagination”, please read R.G. Collingwood’s The Idea of History (1946).

6. Mary Erbaugh, (1992) p.941.

7. Nicole Constable, (1996) Introduction p. 3.

8. See for instance Thomas Hylland Eriksen (2002), Ethnicity and Nationalism, Introduction.

9. Hakka people have a strong sense of national pride,and are normally very proud of themselves being HanChinese. As Mary Erbaugh says it:”Non-Chinese sometimes wonder whether the Hakkas are a national minority (shaoshu minzu), but this, implying that they fall outside the glories of Han civilization, outrages them”Mary Erbaugh, (1992) p. 947.

10. This is my own interpretation based on observation and descriptions from others. I do not speak Hakka myself but know how to distinguish it from other languages and dialects.

11. See my “Definition of Terms” section in this thesis for a detailed description of what Bendi means.

11. See 1.3 in this thesis.

13. Gregory Bateson (1979) p. 78, Frederik Barth (1969), Thomas Hylland Eriksen (2001) p. 262-263, S.T. Leong (1997) p. 20 among others all agree that ethnicity appears when group startsto interact with other groups. Thomas Hylland Eriksen (2002) p. 59-62 says that ethnic identity will change while society change and notion of shared origin are crucial for ethnic identity.

14. See Frederic Barth,ed, Ethnic Groups and Boundaries (1969) (1998), p. 10-15.

15. Nicole Constable, The Village of Humble Worship (1989) p. 23.

16. See Myron L. Cohen ”Hakka or Guest People” (1968). p. 242

17. This information was told me during my visit to Meizhou and Jiaying University, see for instance Li Xiao Yin, Ke Jia Zu Xian Chong Bai Wen Hua (客家祖先崇拜文化) (2005)

18. See Mary Erbaugh “Secret History of Hakkas” (1992)

19. Lozada (2004) p. 99

20. Nicole Constable (ed) “Guest People” (1996), p. 4

21. 33 millions according to Mary Erbaugh in “Secret History of Hakkas” (1992) p. 936, however there is not specified whom she defines as Hakka. Itis important to be aware of that, unlike national minorities recognized by the People’s Republic of China, the Hakka people are not registered as such, making the estimations to verify.

22. Nicole Constable, “Guest People” 1996, p. 4

23. Nicole Constable (1996) p. 197

24. Please read R.G Collingwood. The Idea of History(1946) p. 234-237 where he explains his theory on how historical truth being made ready to actors to believe at, even if it does not have any accurance to reality.

25. Mary S.Erbaugh (1992) p. 946-947

26. The Jurchen attacks occurred between Tang and Song dynasty (907-959), in which they occupied the northern part of China and established the Jin Empire. See Mary Erbaugh, Secret History of Hakka (1992) p. 946

27. See Mary Erbaugh (1992) p. 948

28. Fang Xue Jia, Ke Jia Yuan Liu Tan Ao (客家源流探奥), (1994)

29. Ye Zhizhang ‘Cong Ren Lei Xue He Yi Chuan Xue Jiao Du Tan Tao Ke Jia Min Xi Ben Zhi’ (从人学和遗传学角度探客家民系本-  Bản chất của dân hệ Khách Gia từ góc độ nghiên cứu nhân loại học và di truyền học) (2007)

30. According to a number of scholars and students at Hakka Research Institue in Jiaying University


1 nhận xét:

  1. Đọc rất hay, tôi nghĩ tôi cũng là người khác gia , tôi đang sống tại Việt Nam

    Trả lờiXóa