Powered By Blogger

Thứ Tư, 12 tháng 11, 2014

Thuyết văn Giải tự và Khoa học Nhân văn Trung Quốc (I)


Françoise Bottéro và Christoph Harbsmeier

Người dịch: Hà Hữu Nga

Giới thiệu

Trong bài viết này chúng tôi mong muốn xây dựng lại những gì có thể của quá trình viết nên cuốn Thuyết văn Giải tự 文解字 (100 SCN). (1)

Tham vọng của chúng tôi không phải là diễn giải sản phẩm văn bản, giải thích quá trình sản xuất văn bản; giống như Wilhelm von Humboldt, chúng ta không chỉ quan tâm đến ergon “ec - đơn vị năng lượng” mà còn quan tâm đến cả bản thân energeia năng lượng. Hơn nữa, chúng tôi còn hướng đến xác định vị trí quan trọng của Thuyết văn trong lịch sử tư tưởng khoa học Trung Quốc nữa.

Thuyết văn không phải là một cuốn từ điển về nghĩa cơ bản của từ. Đó là một từ điển từ nguyên về các đồ hình *, mà từ nguyên thì cần phải được phân biệt cẩn thận với việc phân tích ngữ nghĩa. chỉ cung cấp nghĩa liên quan đến việc diễn giải các đồ hình được sử dụng để viết các từ. Tương tự như vậy, Thuyết văn chỉ đề cập đến cách phát âm các đồ hình trong chừng mực đó là những chữ liên quan đến việc giải thích các thành phần ngữ âm trong các đồ hình đó.

Khi tác giả, 許慎, Hứa Thận (2) bổ sung những cách phát âm thay thế, thì toàn bộ những cách phát âm đó đều được hiểu về phương diện “chiết tự” có liên quan, khi ông bổ sung thêm ý nghĩa thay thế cho dù có hoặc không có nguồn dẫn, nhưng một lần nữa nó cũng được hiểu là nguyên tắc tương tự về phương diện “chiết tự” có liên quan. Các danh mục như vậy không bao giờ có thể cung cấp được bất kỳ cái nhìn tổng quan toàn diện nào về các ý nghĩa khác nhau của từ được viết bằng đồ hình được nói đến. Và hơn nữa, các nghĩa được biểu thị trong các chú giải của ông lại rất thường xuyên không phải là nghĩa cơ bản của các từ đang bàn, nhưng những nghĩa mà Hứa Thận xem xét thì lại là những nghĩa chính xác nhất để giải thích cấu trúc của đồ hình đó. Khi sở được giải thích âm thanh của chiếc rìu chém vào cây, thì chắc chắn Hứa Thận nhận thức được rằng điều đó không mấy hữu ích cho việc hiểu biết chính xác về ký tự trong các văn bản, nhưng ông muốn nhấn mạnh rằng cấu trúc của tự vị đó được hiểu rõ nhất khi xem xét ý nghĩa cực kỳ hiếm ấy của từ. (Chúng ta sẽ trở lại với tầm quan trọng về phương pháp của chiến lược này, dưới đây.)

Các từ có nhiều nghĩa, và trong thời Hứa Thận, các ký tự Trung Quốc đã rất hay được sử dụng để viết một số từ có cách phát âm khác nhau. Thuyết văn không quan tâm nhiều đến tính đa dạng ngữ âm ngữ nghĩa này và do đó nó không phải là một cuốn từ điển ghi cách phát âm cũng không thực sự là một từ điển ghi nghĩa, hãy để riêng những nghĩa cơ bản đó, nó là cuốn từ điển của các ký tự.

Ví dụ, chữ thuyết ba cách đọc thông dụng bằng tiếng phổ thông hiện đại shu±, shuì yuè. Nhưng có vẻ như chừng nào Hứa Thận còn được quan tâm thì cách phát âm phù hợp về phương diện chiết tự shu ±, và nghĩa liên quan là hành động diễn ngôn giải thích chứ không phải là trạng thái tâm lý của sự hài lòng hay thỏa thích. Tuy nhiên, trong cuốn sách của mình, ông vẫn sử dụng một cách thoải mái chữ như mọi người khác vẫn làm - để viết từ sau được phát âm chuẩn là yuè ("được thỏa mãn / vui mừng") hoặc thậm chí để viết từ shuì  ("thuyết phục").

Một ví dụ phức tạp hơn nhiều về một thể loại rất khác biệt từ một gốc từ khác có thể minh họa thêm cho vấn đề thường bị bỏ qua này: ký tự hiện đại cách đọc (大徐本反切:余六切 dà xú běn făn qiè - đại từ bản phiên thiết: dư lục thiết) như là một thành phần ngữ âm luôn luôn trong Thuyết văn. Hứa Thận phải biết rõ có một cách đọc rất phổ biến khác của ký tự này mài, nhưng ông không quan tâm đến điều đó trong phân tích ngữ âm được trình bày trong cuốn từ điển của mình. Trong chữ triện nhỏ, từ “ (bán hàng rong") là tương tự nhưng rõ ràng khác với tự vị mài ("chào bán"). Đây là những từ khác nhau được viết với những đồ hình lối chữ triện nhỏ khác nhau, nhưng hai ký tự 楷書 kăishu - khải thư thời Hán lại được lồng thành một để tạo ra ấn tượng sai lệch về cái nhìn đầu tiên ký tự tương tự có hai cách phát âm riêng biệt hai nghĩa tương tự nhưng không giống hệt nhau.

Dưới đây chúng ta sẽ trở lại với tầm quan trọng lý thuyết của lối viết chữ triện đối với việc phân tích các ký tự của Hứa Thận, và những câu chuyện phức tạp như thế về ký tự minh họa tốt hơn so với bất cứ một ký tự nào khác là tại sao Hứa Thận lại cần lấy lối viết chữ triện nhỏ làm cơ sở cho cuốn từ điển chiết tự của mình, mà lại không dựa vào lối viết sự vụ quen thuộc trong chính thời ông.

Mỗi mục  từ trong Thuyết văn được biên soạn theo một bộ quy tắc, các 體例 thể lệ ngầm ("thủ tục biên tập") của Thuyết văn. (Chúng ta không có mục 凡例 phàm lệ "tuyên bố rõ ràng thủ tục biên tập".) Hứa Thận không phải lúc nào cũng nhất quán, nhưng có thể phục dựng phương pháp luận tổng thể mà ông đã cố áp đặt cho toàn bộ công trình. Phần Giới thiệu (hoặc Lời cuối sách) có thể được sử dụng như một điểm khởi đầu cho việc phục dựng phương pháp luận của ông, nhưng, như chúng ta sẽ thấy các nguyên tắc ông theo đuổi lại phức tạp hơn so với những tuyên bố rõ ràng trong Lời cuối sách của mình.

Khi thực hiện cuốn từ điển, Hứa Thận đã biên soạn dựa trên truyền thống chú giải Trung Quốc. Rất nhiều trích dẫn từ các Kinh văn và không phải kinh văn trong Thuyết văn đã chứng tỏ cho sự liên kết lịch sử này. Tuy nhiên, cuốn từ điển của ông về các ký tự được hiểu theo nghĩa hẹp của từ chứ không phải về các ký tự trong ngữ cảnh của nó. Theo thuật ngữ học hiện đại thì Hứa Thận đã quan tâm đến hệ thống ngôn ngữ, chứ không quan tâm đến khẩu ngữ. Ông chỉ quan tâm đến hệ thống chữ viết của ngôn ngữ theo nghĩa đen của từ, không hơn, như trong truyền thống chú giải ấy, với những sự kiện đơn lẻ của các ký tự trong các văn bản nhất định. Khi tập trung vào hệ thống ngôn ngữ, Thuyết văn đã có bậc tiền bối Nhĩ Nhã 爾雅, chú giải các từ phi ngữ cảnh chứ không phải các sự kiện của các từ trong những ngữ cảnh nhất định, mặc dù sách ấy có ngẫu nhiên, trong một chương, quan tâm đến Kinh thi cũng đủ rõ ràng về điều đó. (3). Chúng ta có thể gọi mối quan tâm phân tích lý thuyết với cấu trúc của các ký tự ấy là lối “chiết tự” tương tự với khái niệm phân tích “âm vị học vậy. Để tránh nhầm lẫn với ý nghĩa thông thường của “thuật chiết tự”, chúng tôi thường lựa chọn thuật ngữ tự vị (và danh từ phái sinh phép tự vị). Ngược lại, chúng tôi sẽ gọi quan điểm của một nhà nghiên cứu cổ ngữ hoặc một sử gia thư pháp học tượng hình”. Chúng tôi dành cái thuật ngữ rắc rối chiết tự” cho việc phân tích vượt ra ngoài việc xác định graphemes - các tự vị và tiếp tục thảo luận về bản chất và tương tác cấu trúc trong các ký tự. Vì vậy, ví dụ, việc giải thích một tự vị “thuộc (có tính chất hình họa) về một cái gì đó thì không phải là một phân tích tự vị , mà là một cách diễn giải theo lối chiết tự.

Kết cấu của các mục từ

Các mục
từ của Thuyết văn tuân theo một lược đồ bất biến:

1.
Ký tự đầu. (Bắt buộc, luôn luôn là dạng chữ triện.)
2. Chú giải ngữ nghĩa khi có liên quan đến việc phân tích chiết tự. (Bắt buộc. Nghĩa của từ được chú giải thường là nghĩa bên lề, không hề là cơ bản. Tùy chọn, việc chú giải có thể được thực hiện bằng các chú giải thay thế mà Hứa Thận đã tìm thấy trong các kinh sách, văn liệu và muốn ghi lại.)
3. Phân tích chiết tự thành các thành phần ngữ nghĩa và ngữ âm. (Bắt buộc. Chỉ có chú ý tùy chọn được tập trung vào chức năng ngữ nghĩa-ngữ âm kép của các thành phần ngữ âm: nhiều trường hợp rõ ràng không xác định.)
4. Lưu ý về các biến thể từ về phương diện tự vị riêng biệt. (Không bắt buộc.)
5. Tư liệu bổ sung / bách khoa lặt vặt. (Không bắt buộc.)
6. Phương thức gộp. (Bắt buộc trong "các từ gốc", ngay cả khi không có các ký tự khác được gộp vào với chúng, nhưng không bao giờ có mặt bất cứ chỗ nào khác.)
7. Ghi chú về cách phát âm. (Không bắt buộc. Các ghi chú này hiện diện khoảng 10% của các ký tự và thường xuyên cuối mục từ.)

Trình tự của các yếu tố bắt buộc liệt kê ở trên có xu hướng bất biến trong toàn bộ cuốn từ điển. Nói chung, các yếu tố bắt buộc đối với tất cả các mục từ đó có trước các yếu tố tùy chọn, nhưng đôi khi các tài liệu bách khoa lại có thể được nhập trực tiếp sau chú giải ngữ nghĩa, có thể đoán chừng làcác ghi chú bách khoa, liên quan đến ngữ nghĩa, được tự nhiên gắn vào nội dung chú giải ngữ nghĩa chiết tự.

Bình luận chung của Hứa Thận về hệ thống chiết tự rất nổi tiếng dưới tiêu đề 六書 Lục thư mà ông đã tiếp nhận từ truyền thống Hán trước đó, và ông cũng bình chú ngắn gọn trong Lời cuối sách của bộ Thuyết văn. Ở đây, việc dịch 六書 Lục thư là “Six categories of Scribal Acts” thì rất vụng về, bởi vì không có bất cứ một quy chiếu nào về bất cứ phép tạo chữ nào có ý định được đưa ra. Những gì chúng tôi muốn nói về "6 thể loại tạo chữ" là: "loại hành động tham gia vào việc tạo ra một tự vị ." (4) Những hành vi này được quy về các biểu hiện bằng lời nói. Các tự vị được cho là hình thành như sau:

1. Phép chỉ sự 指事là căn cứ vào sự vật mà tạo chữ” như trường hợp chữ thượng , và chữ hạ;
2. Phép tượng hình 象形vẽ hình tượng của các vật để tạo chữ” như trường hợp chữ nhật và chữ nguyệt ;
3. Phép hình thanh 形聲, lấy sự làm tên, mượn thanh để tạo chữ” như trường hợp chữ giang   và chữ hà ;
4. Phép hội ý 會意 là hợp ý lại để tạo thành nghĩa mới” như trường hợp chữ vũ và chữ tín ;
5. Phép chuyển chú 轉注 mượn chữ sẵn có, thay đổi thành chữ khác, nhưng nghĩa gần gũi, như trường hợp chữ khảo , và chữ lão ;
6. Phép giả tá 假借mượn thanh để gửi sự, biến thành âm và nghĩa xa lạ” như trường hợp chữ lệnh và chữ trường (trường hợp này có thể thuộc về những nghĩa khác nhau được quy cho một chữ duy nhất nhưng cách đọc khác nhau, và sau đó sử dụng một ký tự hiện tại là từ X, cho một từ Y tương tự về ngữ âm học).

Tài liệu về Lục thư rất rộng, quan điểm được thừa nhận về vấn đề quan trọng này đương nhiên cho rằng thư đề cập đến các ký tự hoặc các loại ký tự. Xem, ví dụ, 唐蘭 Đường Lan (6) và phiên bản tiếng Anh vẫn rất đáng tin cậy của 裘錫圭 Cừu Tích Khuê. (7) Trong thực tế, ở mức độ chúng ta biết thì thư không bao giờ đề cập đến đối tượng được viết nào khác hơn là các văn liệu. Các đồ hình hoặc các ký tự được gọi là văn t. (8)

Mô tả của Hứa Thận về các thư khác nhau động từ chứ không phải là danh từ, nhưng việc diễn giải chi tiết về một số loại hành vi tạo chữ vẫn chưa rõ ràng: ví dụ chúng ta vẫn chưa thấy bất kỳ cách giải thích thuyết phục nào về phép 轉注 chuyển chú. Ở đây không cần phải đi vào chi tiết gây tranh cãi liên quan đến việc Lục thư vào thời điểm này, ngoại trừ việc lưu ý rằng những sáu loại hành vi này, nói một cách máy móc, không thuộc bất kỳ cách nào, hoặc thậm chí thỉnh thoảng chỉ được áp dụng trong chính bộ từ điển này, nơi mà việc đề cập rõ ràng chỉ là ngẫu nhiên, được thực hiện en passant - một cách tình cờ, ví dụ, một ký tự thuộc phép 象形 tượng hình. Chỉ cần nói rằng trong trường hợp nhìn nhận theo truyền thống của 假借 phép giả tá (có nghĩa là, mượn [một tự vị để tạo một tự vị khác]), thì rất đơn giản là Hứa Thận đã không quan tâm đến những ký tự này trong chính cuốn từ điển: những chữ mà ông giải thích là không giả tá theo nghĩa gốc của nó chỉ rất tình cờ (thuộc các từ vi, 西 tây, năng, phụng), liệu ông có quy vào hiện tượng vay-mượn rất phổ biến trong các văn bản Trung Quốc cổ không.

Việc viết một mục từ của Thuyết văn giống như điền vào một loại biểu mẫu mà chúng ta vừa mới phác thảo ở trên, chứ không phải là việc thực hiện tổng thể các ý tưởng được thể hiện trong Lời cuối sách. Như chúng ta đã thấy, theo hình thức này một số lĩnh vực nhất định mang tính bắt buộc, còn những lĩnh vực khác lại là tùy chọn. Việc xác định thức cơ bản cho giáp cốt văn triều đại nhà Thương đã là một bước đột phá quyết định trong môn ngữ văn học giáp cốt văn. (9) Việc xác định một lược đồ như vậy đối với Thuyết văn phải được coi là conditio sine qua non điều kiện tất yếu cho bất kỳ một nghiên cứu nghiêm túc và có tính hệ thống nào đối với văn bản này. (10)

Chúng tôi để ngỏ vấn đề cho câu hỏi liệu việc tổ chức lược đồ của Thuyết văn gắn liền đến mức độ nào với một tổ chức quan liêu nào đó của một đội ngũ cộng tác viên trong việc biên soạn hay không. Hứa Thận đã thực hiện một cuộc vận động trí tuệ quyết định từ việc giải thích về phương diện ngôn ngữ học của các ký tự đến một khoa học hệ thống về cấu trúc của các đồ hình đó. Sau đó, những người khác đã thực hiện cuộc vận động thú vị tương tự từ tập hợp các chú giải ngôn ngữ học về của thanh âm thanh theo hướng của một khoa học âm vị học mang tính hệ thống. (11) Đó là tính hệ thống kỷ luật của cách tiếp cận đã bảo đảm cho Thuyết văn có một vị trí thường hằng trong lịch sử Trung Quốc.

Các kỵ húy thời đế chế Hán thẳng thừng gạt đi các quy tắc chung về các yếu tố bắt buộc. Khi tự vị đầu mục từ đụng chạm đến tên của một vị hoàng đế đã chết, Hứa Thận cảm thấy có nghĩa vụ, với tư cách một công bộc viết một cuốn sách mong được dâng lên cho hoàng đế hiện tại, ông không để cho bất kỳ một chú giải nào thiếu được hai từ: thượng húy 上諱  ("cấm kỵ vì phạm húy hoàng đế"). Ở những nơi khác, việc vắng mặt các yếu tố bắt buộc như vậy thường được đánh dấu bằng một thể thức minh bạch là khuyết ("[thông tin] bị mất"). Ở đây, Hứa Thận theo truyền thống kính ngưỡng rất khoa học được khởi đầu trong Luận Ngữ xv/26. [子曰。吾猶及史之闕文也。有馬者、借人乘之。今亡矣夫。Tử viết: ngô do cập sử chi khuyết văn dã. Hữu mã giả, tá nhân thừa chi. Kim vong hĩ phu. Ta biết kẻ chép sử bỏ trống điều nghi vấn, có chủ ngựa cho kẻ khác mượn cưỡi; thời nay loại người ấy hết rồi. HHN chú] Câu chuyện về vị thế “khoa học” phi thượng đế mang tính tự phê này được thể hiện bằng thuật ngữ “khuyết” một phần quan trọng của lịch sử trí tuệ Trung Quốc. Chúng tôi thậm chí phải nói rằng đó là một phần quan trọng của lịch sử tư duy khoa học, lịch sử của phương pháp logic.
_____________________________________________

Còn nữa...

Nguồn: F. Bottéro and Christoph Harbsmeier, 2008, «The Shuowen jiezi Dictionary and the Human Sciences in China», Asia Major Third Series, Volume 21, Part.

Tác giả:

1. Françoise Bottéro, giáo sư Hán học, Trung tâm Nghiên cứu Ngôn ngữ Đông Á,  École des Hautes Études en Sciences Sociales. Trưởng nhóm nghiên cứu Văn tự Trung Quốc. Lĩnh vực nghiên cứu: Các phương pháp phân loại các ký tự Trung Quốc; Hệ thống ký tự trên giáp cốt văn; Lý thuyết văn bản chữ hán, v.v…

2. Christoph Harbsmeier là giáo sư Hán học tại Đại học Oslo. Ông giáo sư danh dự tại Đại học Bắc Kinh, Đại học Phúc Đán (Thượng Hải), Đại học Vũ Hán, Đại học Chiết Giang, Đại học Sư phạm Thượng Hải và Đại học Sư phạm Hoa Đông. Các công trình chính của ông là lịch sử khoa học (logic), lịch sử khái niệm, ngôn ngữ học lịch sử, và phim hoạt hình Trung Quốc hiện đại. Ông là biên tập viên của dự án quốc tế Thesaurus Linguae Sericae 新編漢文Tân biên Hán văn điển.


Chú thích

1. Các phiên bản hữu ích nhất, chúng tôi đã tham khảo gồm: 徐鉉 Từ Huyễn (917-992), 文解字 Thuyết văn giải tự (Beijing: Zhonghua Shuju, 1963); 徐鍇 Từ Hài (920-974), 文解字繫傳  Thuyết văn giải tự hệ truyền (Beijing: Zhonghua Shuju, 1987); 段玉裁 Đoàn Ngọc Tài  (1735-1815), 文解字Thuyết văn giải tự chú (Thượng Hải: Guji Chubanshe, 1988); 丁福保 Đinh Phúc Bảo (1874-1952), 文解字詁林 Thuyết văn giải tự cổ lâm (Zhonghua Shuju, 1988); 湯可敬 Thang Khả Kính, 文解字今釋 Thuyết văn giải tự kim thích (Trường Sa: Nhạc Lộc shushe, 1997). Ngoài ra, xem các công trình nghiên cứu sau: Roy Andrew Miller, "Những vấn đề trong nghiên cứu Thuyết văn giải tự," Luận án Tiến sĩ  (New York: Đại học Columbia; rpt Ann Arbor, 1953), Françoise Bottero, Ngữ nghĩa và Phân loại trong văn bản Trung Quốc: Hệ thống phân loại các từ chủ chốt của Thuyết văn giải tự Khang Hi Từ điển (Paris: Collège de France, Institut des Hautes Etudes Chinoises, 1996), Richard Sterling Cook, "文解字,電子版 Thuyết văn giải tự, điện tử bản: Bản kỹ thuật số đã được duyệt của Ngữ pháp thời Đông Hán," Luận án tiến sĩ (Berkeley: University of California, 2003). Đối với một thư mục phân loại bằng Hoa ngữ, xem 董希謙 Đổng Hy Khiêm và Trương Khải Hoán 許慎與文解字研究 Hứa Thận dữ Thuyết văn giải tự nghiên cứu. (Khai Phong: Hà Nam Đại học Xuất bản xã, 1988), pp 175-227; xem Cook, Thuyết văn giải tự, pp. 451-92. Để có thêm ngữ cảnh tổng quát hơn về lịch sử ngôn ngữ học Trung Quốc, xem Christoph Harbsmeier, Ngôn ngữ Logic, trong Joseph Needham Khoa học và Văn minh ở Trung Quốc, vol. 7, phần 1 (Cambridge: Cambridge U.P., 1998).

2. Miller, "Những vấn đề trong nghiên cứu Thuyết văn giải tự," pp 68-69, đưa ra các niên đại sau về cuộc đời của Hứa Thận (khoảng 55 SCN -? Ca. 149 SCN), nhưng Đng Trương, Hứa Thận dữ Thuyết văn giải tự nghiên cứu, tr. 1, lại cho rằng rằng Hứa Thận có thể sinh ra dưới triều 明帝 Hán Minh đế (58-75) và đã chết dưới triều 順帝 Hán Thuận đế (125-144 SCN). Về tiểu sử của Hứa Thận, xem 後漢書 Hậu Hán thư (Beijing: Zhonghua Shuju, 1992) 79B, p. 2588.

3. Xem đặc biệt là chương "Thích huấn Nhĩ Nhã” kết nối chặt chẽ với truyền thống của Mao của Kinh thi. Về Nhĩ Nhã, hiện giờ có thể tham khảo tác phẩm tuyệt vời của 朱祖延 Chu Tổ Diên,  爾雅詁林 Nhĩ Nhã cố lâm (Vũ Hán: Hồ Bắc Jiaoyu, 1996).

4. Liên quan đến các vấn đề phức tạp xuất hiện bởi những thuật ngữ như 六本 lục bản, 六書 lục thư liu wen 六文 lục văn, xem F. Bottéro "Một viễn cảnh mới trong Sáu cách Thể hiện từ" (sắp xuất bản).

5. Giải thích của chúng tôi về thể loại này không chính xác hoặc dứt khoát hơn so với cách giải thích truyền thống của bản thân Trung Quốc.

6. Đường Lan 唐蘭, Trung Quốc văn tự học 中國文字學 (Thượng Hải: Cổ tự Xuất bản xã, 1979), trang 67 ff; 古文字學導論 Cổ văn tự học đạo luận, (Qilu shushe, 1981 Jinan), pp. 85ff.

7. Văn tự Trung Quốc (Berkeley: Hiệp hội Nghiên cứu về Trung Quốc sớm, 2000)., Trang 151-63; phiên bản tiếngTrung Quốc: 文字學概要 Văn tự học khái yếu (Bắc Kinh: Shangwu yinshuguan, 2000), pp 97-104.

8. Về việc trình bày chi tiết về thuật ngữ này, xem Françoise Bottéro, "Xem xét lại văn tự: Trò chơi chữ của Đại Trung Quốc" BMFEA 74 (2004), trang 14-33..

9. Xem David Keightley, Các nguồn tư liệu lịch sử Thương: Giáp cốt văn thời đại đồ đồng Trung Quốc (Berkeley: U. California P., 1978).

10. So sánh sơ đồ truyền thống 字義字形字音 ("tự nghĩa, tự hình, tự âm"), vẫn còn hữu ích chừng nào phù hợp, nhưng lại không đủ chi tiết cho mục đích của chúng ta.

11. Ngẫu nhiên, sự đúng lúc của phong trào hướng tới một khoa học âm vị học: chúng tôi từ chối xem khái niệm "khoa học nhân văn" như là một nghịch lý hoặc thậm chí là một khái niệm phi lý, chúng tôi cũng không xem khái niệm "khoa học tự nhiên" là lặp thừa hoặc dư thừa. Đây là một điểm quan trọng của phép phân tích khái niệm, vấn đề không thể được giải quyết bằng cách thảo luận việc sử dụng thành ngữ tiếng Anh của từ "khoa học". đây điều luôn luôn quan trọng là phải phân biệt cẩn thận giữa giải thích ngữ nghĩa của từ và phân tích các khái niệm.


2 nhận xét:

  1. Thuyết Văn Giải Tự đã được thêm vào Lingoes, bạn có thể tra từ chỉ bằng 1 click chuột: https://www.youtube.com/watch?v=Ksy7WZt4E74

    Trả lờiXóa
  2. Tôi muốn mua sách này đc dịch sang tiếng việt có không ạ?

    Trả lờiXóa