Chức năng Tôn giáo và Ý nghĩa của ngọc Tông và ngọc
Bích
trong Văn hóa Lương Chử (I)
Elizabeth Childs-Johnson
Người
dịch: Hà Hữu Nga
Người
ta cho rằng 玉琮 ngọc Tông và 玉璧
ngọc Bích của văn hóa Lương Chử, niên đại hậu kỳ đá mới
được sử dụng làm biểu tượng và nghi lễ. Cho đến nay đã có nhiều cách giải thích
khác nhau về các hiện vật này, kể từ khi những ngôi mộ thuộc văn hóa Lương Chử
lần đầu tiên được khảo cổ học phát quật trong vòng ba thập kỷ gần đây. Học giả 林巳奈夫Lâm
Tỵ Nại Phu- Hayashi Minao quá cố, một chuyên gia xuất sắc về ngọc cho rằng ngọc
Tông và ngọc Bích trước hết được sử dụng làm đồ tế tự biểu trưng cho quyền lực
vũ trụ [Hayashi Minao 1992]. 陸建方Lục Kiến Phương [1996] gợi ý ngọc Tông và ngọc Bích tượng trưng cho vị thế xã hội và quyền lực
chính trị của giai cấp thống trị
trong xã hội Lương
Chử. Trong những
bài viết trước tôi đã giải thích ý
nghĩa của chúng vừa là quyền lực vũ trụ vừa là biểu tượng xã hội (Childs-Johnson 2010: 338, 350).
古方Cổ Phương (thông tin cá nhân, 2011) tán thành các giả thuyết của các học giả đi trước, bao gồm 吳大成 Ngô
Đại Thành (1889; rpt 1997), Berthold Laufer (1912,
1974), và S. Howard
Hansford (1968), cho
rằng theo một bằng chứng minh
văn thì cả hai hiện vật ấy đều được sử dụng để thực hiện các lễ thức và thiên văn. Dựa trên bối cảnh
táng thức cùng hai loại ngọc này, cũng như các đặc điểm nghệ thuật chính thức của chúng, và dữ liệu
văn hóa có liên quan, mặc dù có những sự khác biệt trong quan điểm của các học giả, nhưng rõ ràng hình dáng độc đáo và khác
biệt của hai loại ngọc này có chứa
đựng cả ý nghĩa vũ trụ
và xã hội.
1. Hình dáng của ngọc Tông và ngọc Bích
Ngọc
Bích, hoặc đĩa ngọc Bích được khoan lỗ ở giữa, có một hình
dạng cổ điển trong giai đoạn văn hóa Lương Chử. Chúng luôn được tạo tác như những chiếc đĩa tròn và dẹt làm bằng chất liệu ngọc bích, hoặc các loại đá cứng khác, được khoan thủng ở giữa, cân xứng với hai bên. Các rìa cạnh bên ngoài thường được mài mỏng hơn so
với rìa cạnh bên
trong, do đó độ dày của đĩa ngọc có thể hơi chênh lệch đôi chút. Đường kính
của lỗ bên trong và rìa bên ngoài đĩa
được đặc trưng bởi một tỷ lệ tương
quan chuẩn, thay đổi từ ¼ đến 1/6 giữa
lỗ trong và rìa ngoài (xem chẳng
hạn, colorpls. Nos. 4-01-15, pp. 70- 90). Mặc dù đường kính bên ngoài có thể
thay đổi từ 4 3/4 đến 12 1/2, nhưng kích cỡ trung bình là 7¾ -12½.
Thỉnh thoảng ngọc Bích được trang trí bằng biểu tượng chuẩn của một con chim nhìn nghiêng đậu trên đỉnh của một bệ thờ đứng được khắc thành nấc. Bệ thờ, có thể mô
phỏng loại bệ được giới tinh hoa Lương Chử sử dụng tại các
nghĩa địa có
bệ thờ khắc nấc, có hình chữ nhật hơi thiên
hình thoi, loe ra ở phía trên, với ba đường
gờ tạo thành tầng bậc. Phần bệ thờ, thỉnh thoảng
được khắc motif mô phỏng hình mặt trời, bởi các biểu tượng này có hình tròn dẹt
tượng trưng
cho mặt trời và mặt trăng, hoặc bởi
một biểu tượng hình đĩa có cánh tượng trưng cho con chim đang bay, và hai
mắt trên hình mặt nạ. Trong thực tế, những con chim nhìn
nghiêng trên bệ thờ chỉ liên quan tới hình ảnh của đĩa ngọc Bích; nó là thuộc tính
phù hợp nhất trang trí cho
loại đĩa tròn này.
Ngọc
Tông hoặc các
ống hình lăng trụ, trái
ngược với Ngọc Bích, có hình dạng phức tạp hơn: một hình trụ bên trong và bên ngoài
là hình vuông. Hình trụ bên
trong thường được đặc trưng bởi hai hình nón hợp tại ở giữa. Hình nón này được tạo ra từ lỗ khoan từ hai
phía đối diện gặp nhau, thường ở cạnh tròn thô còn sót lại gờ khoan không được
đánh bóng. Tuy nhiên dạng hình nón vẫn luôn luôn mở ra theo hình trụ nhiều hơn
và ít khi còn lại dạng hình nón (xem ví dụ, Childs-Johnson
2001:. no.2, fig.
2A, p 60..). Ngọc
Tông có kích thước cao, trung bình, và ngắn (xem
Catalog. 1-2, 5-7).
Những phiên bản ngắn hơn thường
được đặc trưng bởi phần miệng rộng có trụ bên trong không phải là dạng hình nón, nhưng nhẵn bóng mà không còn sót
lại các gờ khoan từ hai đầu ngược nhau (Childs-Johnson
2001: no. 2, trang 60-1.).
Tỷ lệ lỗ bên trong và đường
kính vuông bên ngoài do đó có sự khác biệt giữa các phiên bản cao và các
phiên bản ngắn hơn. Hình vuông bên ngoài của
ngọc Tông được hình thành bởi các góc tam giác hoặc các
lăng kính hình xoắn ốc chủ yếu lồi ra ngoài tại các điểm cách đều. Các
hình xoắn ốc này tạo thành bộ khung định
vị thành các hình chữ nhật đơn, có kích thước tương tự nhau, tạo
thành sườn bằng bốn băng dọc rõ
ràng. Bốn lăng kính ở góc giống hình
xoắn ốc ấy thường được trang trí hầu khắp bằng
một hình ảnh tiêu chuẩn
của hai loại có
thể được lặp lại với một kích cỡ tương tự, theo các hàng lên và xuống. Hai
loại hình ảnh đại diện cho
phiên bản đơn giản với các nhân vật nửa người và động
vật. Biểu tượng nửa
người được xác định bởi đôi
mắt tròn, thường có khe hở
bên, miệng nhệch ra, và một cái mũ được tạo thành bởi ba dải ngang. Con vật được xác định bởi ổ mắt lớn, mắt và con
ngươi tròn, một gờ
mũi nổi cao và cái miệng
nhệch ra, đôi khi khác nhau với một bộ răng
nanh vểnh lên và quặp xuống.
2. Văn hóa Lương Chử và Ý nghĩa xã hội của ngọc Tông và ngọc Bích
Văn hóa Lương Chử về mặt địa lý được xác định như là trung tâm
trong khu vực Thái Hồ, mở rộng về phía bắc tới tận nam Giang Tô,
về phía nam tới Hàng Châu ở tỉnh Chiết Giang, phía tây tới phía
đông tỉnh An Huy, phía đông
tới Thượng Hải và bờ biển. Văn hóa này về
phương diện niên đại trùng với hai nền văn hóa chế tác ngọc bích khác, đó là văn hóa Hồng Sơn sớm
hơn ở vùng đông bắc và duyên hải Trung Quốc, và văn hóa Long
Sơn muộn hơn (bao gồm Long Sơn
ở Sơn Đông và các văn hóa Long
Sơn khác) lan truyền khắp vùng trung nguyên phía bắc Trung Quốc, cho
đến tận nam Liêu
Ninh, phía tây đến tận
tỉnh Cam Túc, phía đông đến Thượng Hải, và phía nam đến tận tỉnh Hồ Bắc. Về
niên đại, văn hóa Lương
Chử bao gồm ba giai đoạn: giai đoạn sớm, giai đoạn giữa và giai đoạn muộn, có
niên đại từ 3200-2300 TCN. Giai
đoạn muộn trải qua việc tạo dựng nơi cư trú quy mô lớn, với các nghĩa địa có đặt bệ thờ khắc thành nấc và sản xuất các loại
ngọc Lương Chử điển
hình.
Về
phương diện xã hội văn hóa Lương Chử được đặc trưng bởi một loạt các
thành bang hoặc thủ lĩnh
địa lớn và nhỏ, cai trị bởi những người có quyền lực được biểu thị chủ yếu bởi các hiện vật bằng ngọc mang ý
nghĩa biểu trưng, khác nhau về kiểu loại từ các
loại vũ khí, công cụ, phục sức cơ thể đến vật dụng nghi lễ.
Về chính trị, các thành bang
được tổ chức theo
hình tháp. Di chỉ lớn
nhất và trung tâm Lương Chử, 模角山 Mô Giác Sơn ở Chiết Giang
có hào và tường
với diện tích
được ước tính khoảng 2.900.000 mét
vuông, trong khi khu di chỉ lớn thứ hai,
寺墩 Tự
Đôn ở Giang Tô với diện tích
ước đạt 900.000 m vuông. Vùng Tự Đôn được dự tính xây dựng một thành
phố tráng lệ, có quy mô lớn có hình dạng mô phỏng một chiếc ngọc Tông, một hình tròn bao
quanh bởi một hình vuông.
Đồ
ngọc giai đoạn Lương Chử hiếm khi được tìm thấy ở
các khu dân cư. Chúng thường xuất hiện trong các
ngôi mộ của tầng lớp tinh hoa (xem nhận xét của Childs-Johnson, 2010 pp. 310-53). Mộ
táng của tầng lớp tinh hoa được xác định xuất phát từ các khu nghĩa địa, do con người tạo ra, với quy mô lớn, có phân cấp, hoặc được gọi là 祭坛墓地 tế đàn mộ địa, hoặc nghĩa địa có bàn thờ và các 土筑金字塔 thổ trúc kim tự tháp địa phương, hay các
ngôi miếu xây bằng đất. Các
gò mộ trung tâm thường nâng lên thành ba cấp hình chữ nhật với kích thước giảm dần. Chúng được phân biệt về màu sắc của vật liệu xây dựng (pp. 317-19,
326). Trong mỗi gò mộ của giới tinh hoa thường xuất hiện các hàng
mộ, hoặc những nơi
chuyên biệt liên quan đến trung tâm của gò mộ
(xem figs.10-11, pp. 314-16). Các
mộ khác, có địa vị thấp hơn được đặt trong nghĩa địa không có gò mộ hoặc trong khu dân cư (xem
ví dụ, 13 fig:.
E, p 320.).
Đầu người chết thường được đặt hướng về phía
bắc, chân hướng về phía nam. Các bộ đồ ngọc từ các mộ thuộc giới tinh hoa bao
gồm ba loại: ngọc
trang sức, bao gồm cả những vật
trang sức
ở đầu và thân; vũ khí ngọc, chủ
yếu là rìu ngọc; và các
đồ ngọc nghi lễ, Tông và Bích, hình lăng trụ và đĩa ngọc có khoan
lỗ. Một số đồ
sơn mài tinh xảo
và đồ gốm chôn theo đồ ngọc cùng với thi thể, nhưng các vật dụng đó có số lượng ít so với đồ ngọc. Ngọc là loại vật chất tuyệt hảo giúp xác định tầng lớp tinh hoa thống trị. Các tầng lớp tinh hoa và thủ lĩnh liên quan được trang sức bằng ngọc từ đầu đến chân.
Đồ ngọc, trái ngược
với bất kỳ hiện vật hoặc
vật liệu nào khác, là biểu trưng tuyệt hảo cho xã hội
thượng lưu trong thời Lương Chử;
điều đó thể hiện rõ ràng trong việc
phân bố đồ ngọc trong các ngôi mộ thuộc giới tinh hoa và không thấy đồ ngọc xuất hiện trong các ngôi mộ có địa vị thấp hơn (Bảng 3,
tr. 311 -12, vả. 13, bảng 4, pp. 327-38). Số lượng lớn nhất của đồ ngọc tính theo mỗi ngôi mộ đã được khai
quật tính đến thời
điểm này, thuộc về các thủ lĩnh nam
được chôn tại mộ M12 ở Phản Sơn (Bảng 4,
trang 330) và mộ M3 ở Tự Đôn (fig. 13C, p
322;.. Bảng 4 , p. 333). Mặc dù mộ
M12 bị bọn đào trộm
mộ cướp phá hoàn toàn, nhưng hiện vật ngọc Tông lớn nhất và
nặng nhất của ngôi mộ này
và số lượng ngọc Tông và
ngọc Bích lớn nhất của mộ M3 tại Tự Đôn, còn lại tổng cộng lên đến 33 Tông và 24 Bích. Số ngọc Tông của mộ M12: 98 chiếc, cái gọi là “Vua ngọc Tông” có kích
thước cao 3,5 inch và đường kính 1,9 inch, và cân nặng 9,9 pound, với độ dày của thành ngọc là 1,6 inch.... Các mộ khác thuộc giới tinh hoa từ các nghĩa địa có bệ thờ ấy thường có một số ít
ngọc Tông và Bích, dao động từ
2 đến 6 hiện vật (xem bảng 4,
pp. 327-38) .
Theo
đánh giá của 陸建方 Lục Kiến Phương, xã hội Lương Chử được xác
định bởi một cấu trúc kim tự tháp với một thủ
lĩnh chính thể vì các
cộng đồng dân cư và các khu định cư lan
rộng ra phía ngoài theo bốn hướng (Hình
11 và vả. 14, p. 326). Di chỉ 模角山 Mô Giác Sơn ở trung tâm và thuộc cấp trên cùng,
bao gồm một người cai trị và giới tinh
hoa cầm quyền liên quan. Ở bậc thấp
hơn và lan rộng vượt ra ngoài trung tâm của Mô Giác Sơn là liên minh
theo tổ tiên và
dòng tộc mạnh, đặc trưng cho tầng thứ hai của thủ lĩnh địa hoặc của thành bang, như đã được xác định bằng các di chỉ khác, với các nghĩa địa phẳng, chẳng hạn
như Tự Đôn và 福泉山 Phúc Tuyền Sơn gần Thượng
Hải. Một tầng lớp thứ ba có thể
được xác định bởi các di chỉ có
nghĩa địa với các gò mộ nhỏ hơn, bao
gồm cả 张陵山 Trương
Lăng Sơn và 草鞋山 Thảo Hài Sơn; và tầng lớp thứ tư ít hơn
là các di chỉ khác không có
nghĩa địa phẳng, có 陇南 Lũng Nam, trong đó các mộ táng có thể chỉ có 1-3 đồ ngọc hoặc không
có gì cả.
Tái dựng xã hội Lương Chử theo Lục Kiến Phương (fig.14,
p.326); Lục giải thích về kích thước
khác nhau, Tông cao và thấp, Tông có nhiều cấp hoặc các cấp hình tượng duy nhất,
được phục dựng dựa trên một
lý thuyết tương tự về than phận và quyền lực
trong xã hội Lương Chử (fig.14, p
326 và Lục năm 1996, năm 2001:.
357-366). Trong giai đoạn hậu kỳ đá mới, Trung Quốc đã trải qua một “Thời đại Ngọc” đặc trưng
bởi việc khai thác loại đá giá trị nhất,
ngọc nephrite. Giới tinh hoa
tại Phản Sơn và
Dao Sơn, chẳng hạn, nếu được chôn với các rìu ngọc thì kèm theo chỉ
có một đồ ngọc trang bị đầy
đủ với các phụ kiện ngọc bích. Hình 12: rìu ngọc
với các phụ kiện ngọc tìm thấy tại chỗ (theo fig.15, p
342) và lưỡi rìu,
Catalogue số 17. Các rìu khác đi kèm trong các mộ của tầng lớp tinh hoa
được chế tác bằng
các loại đá cứng khác.
Thứ hai, rõ ràng là ngọc Tông lớn nhất và
nặng nhất thuộc về những ngôi mộ giàu nhất tại Phản Sơn và Dao Sơn, và số lượng nhiều nhất
thuộc về ngôi mộ giàu nhất tại Tự
Đôn. Hai di chỉ này được cai trị bởi các thủ lĩnh có phân cấp.
Đối với Lục Kiến Phương : 32 ngọc
Tông từ ngôi mộ 20 tuổi tại M3 ở Tự Đôn xác định 32 thị tộc - do người đàn ông 20 tuổi này
cai trị: 32 thị tộc thuộc quyền kiểm soát của ông ta và bị ràng buộc như là đồng minh với một hệ thống tín
ngưỡng chung. Ông đưa
ra giả thuyết rằng tại thời điểm
người này chết, các thị
tộc này, theo một loại
nghi lễ nào đó, có thể là
đám tang, bàn giao cho thủ
lĩnh “thành bang" biểu tượng thứ
bậc của họ. Mỗi hình ảnh của
ngọc Tông có ý nghĩa gắn liền với gia đình và
thị tộc. Ví dụ, năm lớp
hình tượng lên và xuống một ngọc Tông biểu thị độ tuổi của thị
tộc; trong trường hợp này, nó đã tồn
tại trong năm thế hệ. Tương tự như vậy, một ngọc Tông với 15 lớp hình tượng biểu thị cho 15 thế hệ của thị tộc. Như vậy, 32 thị tộc khác nhau đã thề trung thành với người chết trong
mộ 3 tại Tự
Đôn đã được công
nhận bởi vị
thế "thế hệ" của họ, đại diện trong số bậc cấp của hình tượng trên ngọc Tông. (p 339; Lu 2001:. 357-366).
Các
cấp bậc đại diện cho các
thế hệ của từng
thị tộc hoặc của các bộ lạc mà các thủ lĩnh cai trị và
kiểm soát. Những chiếc
ngọc Tông này có khắc cấp bậc được chôn theo vị thủ lĩnh (p. 339). Mặc dù
lời giải thích của Lục Kiến Phương không nói
rõ ý nghĩa của 24 chiếc ngọc
Bích trong ngôi mộ đó, nhưng có thể nói ý kiến
cho rằng vị thế thế hệ được biểu thị bằng
các lớp khắc trên ngọc dường như là lập luận thuyết phục nhất đã được các chuyên gia nghiên cứu văn
hóa và thời đại này đưa ra tính đến nay. Lý thuyết về vị
thế và quyền lực ấy như đã được thể hiện thông qua các cấp
bậc của hình tượng
ngọc Tông này cũng
trùng khớp với những
giải thích về ý nghĩa của những
hình tượng thực tế trang trí ngọc Tông và các vật dụng biểu tượng có
liên quan.
____________________________________
Nguồn: E. Childs-Johnson
2012. Speculations on the Religious Use and Significance of Jade Cong and Bi
of the Liangzhu Culture. - echildsjohnson.files.wordpress.com.
Tác giả: Elizabeth Childs-Johnson, Tiến sĩ, Viện Mỹ thuật, Đại học New York,
một nhà lịch sử nghệ thuật và khảo cổ học,
bà còn là một nhà Trung
Quốc học chuyên về nghệ
thuật và khảo cổ học từ thời đồ đá mới đến thời Đông Chu, và về minh văn triều Thương. Bà nghiên cứu giáp cốt văn với cố giáo sư 金祥恆 Kim
Tường Hằng, Đại học Quốc
gia Đài Loan, và chính GS. Kim đã hỗ trợ bà trong việc
xác định ý nghĩa các hình tượng kim văn Thương. Các ấn phẩm của bà
bao gồm Trung Quốc
Thời đại Ngọc; Hệ thống Tín ngưỡng, văn tự và nghệ thuật
nhà Thương; Chính sách và Luật di sản Văn hóa ở
Trung Quốc hiện đại; và Khảo cổ học Tam Hiệp. Bà được
nhận nhiều học bổng nghiên cứu khác nhau, gần đây nhất là của Hội đồng
Học giả Mỹ và của Gallery Nghệ thuật Quốc gia, của
Quỹ nghiên cứu J. Paul Getty.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét