Các thể chế phi chính thức và
chính trị học
so sánh (I)
Gretchen Helmke và Steven Levitsky
Người
dịch: Hà Hữu Nga
Trong hai thập kỷ qua, phân tích thể chế
đã trở thành một trọng tâm trong chính trị so sánh. Thúc đẩy bởi một làn sóng thay đổi thể chế trong phát triển và thế
giới hậu cộng sản, các học giả thuộc nhiều truyền thống nghiên cứu khác nhau đã nghiên cứu cách thức
thiết kế hiến pháp, các
hệ thống bầu cử, và việc
bố trí các thể chế chính thức khác
ảnh hưởng đến kết quả chính trị và kinh tế ra sao. (1) Các nghiên cứu này đã sản
sinh ra các tiến bộ lý thuyết quan trọng.
Tuy nhiên, sự phát triển của các bộ
phận nghiên cứu về châu Mỹ Latin (2), về lục địa Âu - Á hậu cộng sản, (3) về Châu Phi, (4) và châu Á (5) cho thấy nhiều "luật
chơi" cấu trúc nên đời sống chính
trị được tạo ra một cách phi chính thức,
được truyền bá, và được thực thi bên ngoài các kênh chính thức đã
được phê chuẩn. (6) Có
rất nhiều ví dụ như vậy. Trong nhiều thập kỷ, các
Tổng thống Mexico đã được lựa chọn không
theo các quy định trong Hiến pháp,
luật bầu cử, hoặc chế
độ đảng phái, mà là thông qua dedazo ("ngón
tay cái") - một đạo luật bất thành văn đã cho phép
các tổng thống đương quyền
lựa chọn người kế nhiệm, xác
định nhóm ứng cử viên, và cấm các ứng cử viên
tiềm năng tìm kiếm vị
trí khác. (7)
Ở Nhật Bản, "các
quy tắc nghiêm ngặt nhưng
bất thành văn" của Amakudari ("Chiếc ô Thiên hoàng"), thông qua đó các quan chức nhà nước nghỉ hưu được trao vị trí hàng đầu trong các công ty tư nhân, đã tồn
tại hàng thập kỷ sau cải cách hành chính. (8) Tại
Trung Á, các chuẩn mực dựa trên cơ sở thị tộc đã "trở thành các
quy tắc của trò chơi", trong khi các cấu trúc hiến pháp được
tạo ra sau sự sụp đổ của Liên Xô
thì "ngày càng ... không quan trọng."
(9) Và ở nhiều nước
đang phát triển và thế giới hậu cộng sản, mô hình bảo
trợ chính trị, tham nhũng, và chế
độ thế tập - cha truyền con nối cùng tồn tại với (và thường phá vỡ) các tổ chức dân chủ, thị
trường, và nhà nước mới. (10)
Việc
chú ý đến các thể
chế phi chính thức không hề mới đối với khoa học chính trị. Các nghiên cứu trước đây về "xã hội lăng trụ," (11)
"nền kinh tế đạo đức" (12) "các nền kinh tế tình cảm," (13) chủ
nghĩa đa nguyên pháp luật, (14)
bảo trợ chính trị, (15) tham nhũng, (16)
và san sẻ quyền lực, (17) cũng như về
các mối quan hệ chính phủ-kinh doanh ở Nhật Bản, (18) блат - các thỏa thuận không chính thức
ở Liên Xô, (19) và “tập
tục” của Thượng viện Hoa Kỳ (20)
nhấn mạnh tầm quan trọng của quy tắc
bất thành văn. Tuy nhiên, các quy
định không chính thức đã ở lại bên lề của bước
ngoặt của chủ nghĩa thể chế trong chính trị học
so sánh. Thật vậy, nhiều
tư liệu hiện thời cho rằng các ưu đãi và kỳ vọng của
các tác nhân được hình thành chủ yếu, nếu không nói là độc quyền, bởi các quy định chính thức. Một trọng tâm hẹp như vậy có thể có vấn đề, vì nó có nguy cơ rất lớn trong việc bỏ mất những gì điều khiển hành vi chính trị và có thể cản trở những
nỗ lực để giải thích các
hiện tượng chính trị quan trọng. (21)
Bài viết này mở rộng phạm vi nghiên cứu so sánh về thể chế chính trị bằng cách đặt nền tảng cho một phân tích có hệ thống các
quy tắc phi chính thức. Động cơ của chúng tôi rất đơn giản: việc
phân tích thể chế một cách thấu đáo đòi hỏi sự chú ý nghiêm nhặt đến cả hai loại quy tắc chính thức và phi chính thức. Việc chú trọng cẩn thận đến các thể chế phi
chính thức là rất quan trọng để hiểu các động
cơ cho phép và hạn chế hành vi chính trị.
Các tác nhân chính trị phản ứng với sự kết hợp của các động cơ chính thức và phi chính thức, (22) và trong một
số trường hợp, các động cơ
phi chính thức lại trở thành át chủ bài so với các động cơ chính thức.
Ví
dụ nước Italia sau chiến tranh, các
chuẩn
mực tham nhũng đã “mạnh hơn pháp luật nhà nước: pháp
luật nhà nước có thể bị vi phạm mà
không bị trừng phạt, trong khi bất cứ ai thách thức những quy ước của thị trường bất hợp pháp sẽ phải chịu sự trừng phạt nhất định.” (23) Hãy lấy một ví dụ khác, mặc dù luật pháp nhà nước Brazil cấm hành quyết
ngoài vòng pháp luật, nhưng các quy tắc phi chính thức và thủ tục trong
bộ máy an ninh công cộng lại
cho phép và khuyến khích các nhân
viên cảnh sát tham gia vào việc
giết chóc như vậy.(24) Vì thế các cán bộ nhà nước giết chết
nghi phạm bạo lực biết rằng
họ sẽ được bảo vệ khỏi
bị truy tố và lại còn có thể được
thăng cấp hoặc thưởng tiền nữa. (25)
Trong trường hợp này, việc phân tích nghiêm nhặt các quy tắc chính thức sẽ thiếu
sót một cách thảm hại để hiểu rõ các động cơ điều khiển hành vi. Việc
xem xét các quy tắc phi
chính thức thường cũng
rất quan trọng
để giải thích các
tác động thể chế. Các
cấu trúc phi chính thức hình thành nên hiệu quả của các thể chế chính thức theo những cách thức quan trọng và thường rất
bất ngờ. Ví dụ, các
mối quan hệ giữa hành pháp
- lập pháp có thể không
phải lúc nào cũng được giải thích một cách nghiêm ngặt trong khuôn khổ thiết kế hiến pháp. Các chuẩn mực Tân thế tập cho phép kiểm soát tổng thống không cần quy định đối
với các thể chế nhà nước ở châu Phi và châu Mỹ Latinh thường mang lại một mức độ quyền
hành pháp vượt xa quyền lập pháp của tổng thống. (26)
Các thể chế phi chính thức có thể cũng hạn chế quyền lực của tổng thống. Trong khuôn khổ hiến pháp, Chile có “một trong những chế độ tổng thống mạnh nhất trên thế giới.” (27) Tuy nhiên, do một tập hợp các thể chế không chính thức khuyến khích tham vấn hành pháp và san
sẻ quyền lực, nên các tổng thống Chile không được tận dụng một cách hệ thống các
đặc quyền hiến định của họ trong
những năm 1990; (28) do đó,
Chile đã thường được trích dẫn như một ngoại lệ trong một khu vực đặc trưng bởi
chế độ quản trị tổng thống. (29)
Các thể
chế phi chính thức
cũng điều hòa các hiệu lực của quy tắc bầu cử.
Ví dụ, hệ thống đại
diện theo tỷ lệ và cấm tái tranh cử quốc hội của
Costa Rica không
đem lại động cơ chính thức cho các nhà lập pháp
trong việc thực hiện các dịch vụ bầu cử. Tuy
nhiên, các nhà lập pháp Costa
Rica thường xuyên tham gia vào các hoạt động như vậy để phản ứng
với các “quận” do đảng phái tài trợ và việc kê khai danh sách đen.(30) Trong lĩnh vực lựa chọn ứng cử viên,
các nghiên cứu ở Hoa Kỳ cho thấy rằng
bởi vì cử tri cam
kết có nhiều khả năng tham gia bầu cử sơ bộ, nên
các hệ thống bàu cử sơ bộ luôn cổ vũ cho cuộc bầu cử của các ứng cử viên phân
cực về ý thức hệ. (31) Tuy nhiên,
trong bối cảnh đổi trác hàng hóa dịch vụ và quyền
lực chính trị một cách tràn lan, trong đó sự tham gia bàu cử sơ bộ được giới hạn chủ yếu vào những người được thuyết phục bỏ phiếu ủng hộ bởi các nhà
môi giới địa phương, nên
các cuộc bầu cử
như vậy thường thắng lợi
không phải bởi các ứng cử viên mang
tính ý thức hệ, mà bởi những người
có guồng máy chính trị lớn nhất. (32)
Các thể
chế phi chính thức cũng tạo hình nên các tác động thể chế chính thức theo cách không mấy rõ ràng: bằng cách tạo ra hoặc tăng cường các biện pháp khuyến khích
tuân thủ các quy định chính thức. Nói cách khác, họ có thể tạo thuận lợi cũng như gây trở ngại cho
những gì vẫn được coi là các thể chế phi chính thức. (33) Kể từ Tân Hiến pháp, các học giả
đã nhận ra rằng các chuẩn mực đó đã làm thành cơ sở cho vấn đề về các thể chế chính thức.
Tính bền vững của chế độ dân chủ tổng thống Hoa Kỳ không chỉ là một sản phẩm của
các quy tắc được xác lập trong Hiến pháp, mà nó còn có cội rễ trong các quy tắc
phi chính thức, chẳng hạn như sự đánh mất tính độ lượng, việc không tận dụng một
số đặc quyền nhất định, và sự đồng thuận lưỡng đảng về các vấn đề quan trọng, đã
ngăn chặn các kiểm tra và các cân bằng chính thức khỏi tình trạng lâm vào xung
đột nghiêm trọng giữa các nhánh quyền lực của chính phủ.
Đây là những ví dụ hầu như không hề riêng rẽ. Các quy tắc phi chính thức định hình các tác động thể chế chính thức trong các lĩnh vực như chính trị học pháp quyền, (34) chính trị học tư pháp, (35) tổ chức đảng, (36) tài chính vận động bàu cử, (37) thay đổi chế độ, (38) thể chế liên bang, (39) hành chính công, (40) và xây dựng nhà nước, (41)
Khi
tập hợp thành một bộ phận to lớn nhưng khác nhau về
học thuật, chúng tôi phát triển một chương trình nghiên cứu nhằm mục đích kết hợp các
thể chế phi chính thức thành một bộ công cụ lý thuyết được sử dụng bởi các nhà nghiên cứu chính trị học so sánh. (42) Trong phần
đầu, chúng tôi làm rõ khái niệm thể chế phi chính thức, không chỉ phân biệt nó với khái niệm các thể
chế chính thức, mà còn phân
biệt nó với các hiện tượng phi chính thức khác, bao gồm cả các
thể chế yếu kém, các quy tắc hành vi phi chính thức, các tổ chức phi chính thức, và văn hóa. Trong
phần thứ hai, chúng tôi xem xét
cách thức tương tác giữa các quy tắc chính thức và
phi chính thức. Bằng cách mở rộng dựa trên công trình của Hans-Joachim Lauth, (43) chúng tôi phân biệt thành bốn loại thể chế phi chính thức gồm: bổ sung, điều
chỉnh, cạnh tranh, và thay thế. Các phần thứ ba và thứ
tư được dành cho các
vấn đề về sự xuất hiện của thể chế phi chính thức và các vấn đề về sự thay đổi phần lớn bị bỏ qua trong các nghiên cứu so
sánh gần đây. Cuối cùng, chúng tôi thảo
luận về những thách thức cụ thể
liên quan đến việc nghiên cứu về các thể chế phi
chính thức, chẳng hạn như các
vấn đề xác định, đo lường,
và so sánh.
Một vài lưu ý trước theo thứ tự. Mặc dù thuật
ngữ thể chế phi chính thức bao gồm một loạt
các thể chế xã hội (ví dụ, những cái bắt tay, hoặc các quy tắc hẹn gặp) và kinh tế
(ví dụ, các thị trường chợ đen), chúng tôi chỉ
quan tâm đến các nguyên tắc chính trị của vấn
đề thể chế. Chúng tôi giới hạn các phân tích trong thời hiện đại, khi việc biên soạn và hệ thống hóa pháp luật gần như trở nên phổ biến. Trước giai đoạn này, sự phân biệt giữa các quy
tắc chính thức và phi chính thức ít có ý nghĩa. Cuối
cùng, mặc dù chúng tôi dựa
vào một loạt các trường hợp,
nhưng những ví dụ chúng tôi trích dẫn chỉ
là minh họa, chứ
không phải là bao quát toàn bộ
vấn đề.
Những thể chế nào là phi chính
thức (và không phải là phi chính thức)
Thuật
ngữ thể chế phi chính thức đã được áp dụng cho
một phổ hiện tượng phong phú đến chóng mặt, bao gồm các mạng lưới cá nhân, (44) các quan hệ đổi
trách giữa hàng hóa dịch vụ và quyền lực chính trị, (45) nạn
tham nhũng, (46) các
gia tộc và băng đảng (47) xã hội dân sự, (48) văn hóa truyền thống, (49) và một loạt định chuẩn về lập pháp, tư pháp, và hành
chính quan liêu. Chúng tôi đề xuất một định nghĩa chính xác hơn và hữu
ích cho việc phân tích về thể chế phi chính thức. Nó phải nắm bắt càng nhiều về
lĩnh vực của các quy tắc phi chính thức càng tốt, nhưng nó
cũng lại phải đủ hẹp để phân biệt
các quy tắc phi chính thức khỏi các hiện tượng phi thể chế, và các hiện tượng phi chính thức khác.
Chúng tôi bắt đầu với một định nghĩa tiêu chuẩn
về các thể chế như là các nguyên tắc và thủ tục (cả
chính thức và phi chính thức) cấu trúc nên các tương tác xã hội bằng cách hạn chế và tạo thuận lợi cho hành
vi của các tác nhân.(50) Tuy nhiên việc làm thế nào để
phân biệt được các thể
chế chính thức và phi chính thức thì lại chưa rõ ràng. Một số học giả đánh
đồng các thể
chế phi chính thức với các truyền thống văn hóa.(51) Một số khác khai thác sự khác biệt nhà nước-xã hội, bằng
cách coi các cơ quan nhà nước và các quy định được
thực thi về phương diện nhà nước là chính thức; còn các quy tắc và các tổ chức trong
xã hội dân sự là phi chính thức.(52) Một số người lại phân biệt giữa
các định chuẩn phi
chính thức, các quy tắc tự thực thi,
và các quy tắc chính thức được thực thi bởi một
bên thứ ba, thường là nhà nước. (53)
Mỗi cách
khái niệm hóa đều không nắm bắt
được các thể chế phi chính thức quan trọng. Ví dụ, mặc dù một số thể
chế phi chính thức chắc chắn bắt nguồn từ các
truyền thống văn hóa, nhưng nhiều thể
chế bắt nguồn từ các định chuẩn pháp lý đến
các mô thức tài chính đảng phái bất hợp pháp thì lại rất ít liên quan đến văn hóa. Đối với sự phân biệt nhà
nước-xã hội, nhiều thể
chế trong phạm
vi nhà nước (từ các định chuẩn tham nhũng) cũng là phi chính thức, (54), trong khi các quy định thống trị nhiều tổ chức phi nhà nước (chẳng hạn như các tập đoàn, các đảng phái chính trị và các công ty) được nhiều người
coi là chính thức. Cuối cùng,
mặc dù định nghĩa tự thực thi là rất
hữu ích cho việc phân tích, nhưng nó lại không thành công trong
việc diễn giải cho một thực tế là các nguyên tắc phi chính thức lại có thể được thực thi bên
ngoài (ví dụ, bởi gia tộc, các trùm bang đảng), và thậm chí bởi cả bản thân nhà nước (ví dụ, tham
nhũng nhà nước
có tổ chức). (55)
Sử dụng một cách tiếp cận thứ tư, chúng tôi xác định các thể chế phi là
những quy tắc chung về phương diện xã hội, thường là bất thành văn, được tạo
ra, được phổ biến, và thực thi bên ngoài các
kênh được chính thức phê chuẩn.(56) Ngược lại, các thể chế chính thức là
những quy tắc và thủ tục
được tạo ra, được phổ biến, và thực thi thông
qua các kênh được chấp nhận rộng rãi
là chính thức. Loại
này bao gồm các thể chế nhà nước (tòa án, cơ quan lập pháp, các
tổ chức quan liêu) và các quy định được
nhà nước buộc phải thi hành (hiến pháp, luật, quy định), và
còn là những thứ mà Robert C. Ellickson gọi là “nguyên tắc tổ chức,” hoặc các quy tắc chính thức chi phối các tổ chức như các tập đoàn, đảng phái chính trị, và các nhóm lợi ích. (57)
Tuy
nhiên, việc phân biệt giữa các thể
chế chính thức và phi chính thức, mới chỉ là một nửa nhiệm vụ khái niệm.
“Thể
chế phi chính thức” thường được
coi là một thể loại còn lại, theo nghĩa là nó có thể được áp dụng cho hầu như bất kỳ
hành vi nào bắt nguồn từ, hoặc không được giải thích bằng, các quy tắc được viết ra. Để tránh cạm bẫy này,
chúng ta phải nói nhiều hơn về những gì
không phải là một thể chế phi chính thức.
Bốn khác biệt đáng lưu ý
là: Đầu tiên, các thể chế phi chính thức cần được phân biệt với các thể chế yếu kém. Nhiều thể
chế chính thức không hiệu quả, trong đó các quy định tồn tại trên giấy
bị phá vỡ rộng rãi hoặc bị bỏ qua. Tuy nhiên, sự yếu kém về
thể chế chính thức không nhất thiết
hàm ý sự hiện diện của các thể chế phi chính thức. Có thể là không tồn
tại các quy tắc ổn định hay ràng
buộc chính thức hoặc phi chính thức. Ví dụ, trong bài
viết chuyên đề về nền dân chủ đại
diện, Guillermo O'Donnell cho rằng ở
nhiều nước Mỹ Latinh, các quy tắc
chính thức của nền dân chủ đại diện là những quy tắc
được thể chế hóa một cách yếu kém.(58) Trong trường hợp không có sự kiểm tra được thể chế hóa về quyền hành pháp, thì phạm vi hành vi được phép của tổng thống được
mở rộng đáng kể, dẫn đến tình trạng lạm dụng đáng kể quyền hành pháp. Trong công trình tiếp theo, O'Donnell cho biết
các thể chế phi chính thức đặc thù, chẳng hạn như thể chế khách hang chính trị - đổi
trác giữa giới kinh doanh và quyền lực chính trị, đã làm suy yếu hiệu quả của các thể
chế đại diện.(59) Công trình của O'Donnell chỉ ra hai mô
thức khác nhau của sự yếu kém về
thể chế chính thức là thứ không nên đem lồng
vào nhau được. Cả
thể chế khách hàng và lạm dụng quyền hành pháp,
đều khởi nguồn từ các nguyên tắc chính thức, nhưng vì thể chế khách
hàng là một thể
chế phi chính thức, còn lạm dụng quyền hành pháp được hiểu chính xác nhất là hành vi
phi thể chế.
Thứ hai, các thể chế
phi chính thức phải được phân biệt với
các quy tắc hành vi phi chính thức khác. Không phải
toàn bộ hành vi khuôn
mẫu là quy tắc ràng buộc hay bắt nguồn
từ mong muốn chia sẻ về hành
vi của người khác.(60) Các quy tắc hành vi có thể là
một sản phẩm của hang loạt động cơ. Có thể trích dẫn một ví dụ do
Daniel Brinks
(61) cung cấp, đó
là việc bỏ mũ khỏi đầu trong nhà thờ là một thể chế phi chính thức, trong khi đó việc cởi bỏ một chiếc áo khoác trong một nhà
hàng lại chỉ đơn giản là một quy
tắc hành vi. Trong trường hợp sau, việc
mặc áo khoác có thể mang lại cảm giác khó chịu về thể chất, nhưng nó
không phải là thứ có thể gây ra phản đối xã hội hoặc bị
xử phạt. Để được coi là một
thể chế phi chính thức, một quy luật hành vi phải đáp ứng một
quy tắc hoặc hướng dẫn đã thành, mà việc vi phạm các
quy tắc đó tạo ra một loại hình
thức xử phạt nào đó từ bên ngoài. Có
thể lấy một ví dụ khác, đút
lót công cộng rõ ràng là hành vi phi chính thức, nhưng chỉ có một
số mô thức
đút lót mới cần được xem là mang tính thể chế. Trường hợp tham nhũng được thi hành từ trên xuống, (62) hoặc nó được bắt nguồn từ mong muốn chia sẻ rộng rãi giữa người dân và công chức
nhà nước (và từ chối rủi ro phát sinh chi phí quan trọng), (63) thì tham nhũng có
thể thực sự là một thể
chế. Ngược lại, tham nhũng không bị xử phạt từ bên ngoài, cũng không bắt nguồn từ mong muốn chia sẻ, mà đúng hơn là một phản ứng với tiền lương thấp và việc thực thi không
hiệu quả ở khu vực nhà nước, thì đó có thể được mô tả tốt nhất
như là một mô thức hành vi.
Thứ ba, các thể chế phi chính thức nên được phân biệt
với các tổ chức chính thức.
Mặc dù các học giả thường kết hợp các tổ chức vào định nghĩa
của họ về thể chế,(64) theo Douglass North thì nó rất hữu ích
cho việc tách các tác
nhân chính trị (hoặc “người chơi”) khỏi các quy tắc mà họ tuân theo.(65) Hệt như các tổ chức chính
thức (chẳng hạn như các đảng chính trị, hoặc
các liên minh) có thể được phân
biệt với các quy định
chính thức, các tổ chức phi chính thức
(dòng tộc, băng đảng) nên được phân biệt
với các thể
chế phi chính thức. Tuy nhiên, các
nguyên tắc phi chính thức có thể được gán vào các tổ chức này, và cũng hệt như các tổ chức chính trị chính thức được nghiên cứu dưới đề
mục của “chủ
nghĩa thể chế”, dòng tộc, băng đảng, và các cấu trúc phi
chính thức khác có thể được
tích hợp một cách hữu ích vào việc
phân tích thể chế phi chính thức.
Cuối cùng, chúng ta trở lại với sự phân biệt giữa các thể
chế phi chính thức và khái niệm rộng
hơn về văn hóa. Văn hóa có thể giúp hình thành các
thể chế phi chính thức, và ranh giới giữa hai
lĩnh vực đó chính là địa hạt quan trọng cho nghiên cứu. (66) Tuy
nhiên, theo quan điểm của chúng tôi,
cách tốt nhất để theo đuổi chương trình này là việc khuôn các thể
chế phi chính thức vào
một phạm vi tương đối hẹp bằng cách xác định thể chế phi chính thức trong
khuôn khổ của những kỳ vọng chung chứ không phải là các giá trị
chung. Kỳ vọng chung có thể hoặc không thể bắt nguồn từ các
giá trị xã hội rộng lớn hơn.(67) Việc phân biệt giữa các giá trị chung và kỳ vọng chung cho
phép các học giả tương lai
phân tích các mối quan hệ nhân quả tiềm năng giữa văn hóa và các thể chế phi chính thức, chẳng hạn như liệu các giá trị xã hội củng cố hay làm suy yếu các thể
chế phi chính thức cụ thể.
_________________________________________
Nguồn: Gretchen Helmke and Steven Levitsky 2004. “Informal Institutions
and Comparative Politics: A Research Agenda”. Perspectives on Politics, Vol. 2, No. 4 (Dec., 2004), pp. 725-740,
Published by: American Political Science Association.
Tác giả:
1. Gretchen Helmke: Giáo sư chính trị so sánh, các công trình nghiên cứu của cô tập trung vào các tổ chức chính trị so sánh, dân chủ, pháp quyền, và chính trị
Mỹ Latin. Cô đã xuất bản hai
cuốn sách, “Courts Under
Constraints: Judges, Generals, and Presidents in Argentina” (Cambridge
University Press 2005), và “Informal
Institutions and Democracy: Lessons from Latin America” (Johns
Hopkins University Press 2006), co-edited with Steven Levitsky. Bài báo của cô đã
xuất hiện ở American Political Science Review,
Journal of
Politics, Comparative Politics, Desarollo Economico, Annual Review
of Political Science, Electoral Studies, Perspectives on Politics, and American
Journal of Political Science (forthcoming). She is currently working
on two book-length projects, Institutions on the Edge: The Origins and Consequences of
Institutional Instability in Latin America (Cambridge University
Press, under contract) and Courts in Latin America, co-edited with Julio
Rios-Figueroa (Cambridge University Press, forthcoming). Cô dạy các
khóa học về chính trị Mỹ Latinh, chế độ dân chủ, chính trị tư pháp, và các thể chế chính trị học so sánh. Bài viết của cô (đồng tác
giả với Alex Debs), “Inequality
Under Democracy: Explaining the ‘Left Decade’ in Latin America” đã nhận được giải thưởng Kellogg Notre Dame cho bài viết hay nhất về chính trị học so sánh được
trình bày tại hội nghị năm
2009 của Midwest Political Science Association.
2. Steven Levitsky: Giáo sư quyền lực chính trị tại Đại học Harvard. Các lĩnh vực quan tâm nghiên cứu của ông bao gồm các đảng chính trị, độc tài và dân chủ hóa, các thể chế phi chính thức và các thể chế yếu kém, tập trung vào châu Mỹ Latinh. Ông là tác giả của các cuốn sách Transforming Labor-Based Parties in Latin America: Argentine Peronism in Comparative Perspective (2003), co-author (with Lucan Way) of Competitive Authoritarianism: Hybrid Regimes after the Cold War (2010), and co-editor of Argentine Democracy: The Politics of Institutional Weakness (2005); Informal Institutions and Democracy: Lessons from Latin America (2006); and The Resurgence of the Left in Latin America (2011). Ông hiện đang tham gia vào chương trình nghiên cứu về tính bền vững của các chế độ cách mạng, mối quan hệ giữa chủ nghĩa dân túy và chủ nghĩa độc quyền cạnh tranh, các vấn đề xây dựng đảng đương đại ở châu Mỹ La tinh, sự sụp đổ đảng phái và hậu quả của nó đối với nền dân chủ ở Peru.
2. Steven Levitsky: Giáo sư quyền lực chính trị tại Đại học Harvard. Các lĩnh vực quan tâm nghiên cứu của ông bao gồm các đảng chính trị, độc tài và dân chủ hóa, các thể chế phi chính thức và các thể chế yếu kém, tập trung vào châu Mỹ Latinh. Ông là tác giả của các cuốn sách Transforming Labor-Based Parties in Latin America: Argentine Peronism in Comparative Perspective (2003), co-author (with Lucan Way) of Competitive Authoritarianism: Hybrid Regimes after the Cold War (2010), and co-editor of Argentine Democracy: The Politics of Institutional Weakness (2005); Informal Institutions and Democracy: Lessons from Latin America (2006); and The Resurgence of the Left in Latin America (2011). Ông hiện đang tham gia vào chương trình nghiên cứu về tính bền vững của các chế độ cách mạng, mối quan hệ giữa chủ nghĩa dân túy và chủ nghĩa độc quyền cạnh tranh, các vấn đề xây dựng đảng đương đại ở châu Mỹ La tinh, sự sụp đổ đảng phái và hậu quả của nó đối với nền dân chủ ở Peru.
Chú thích:
1. For an excellent survey of this
literature, see Carey 2000.
2. Taylor 1992; Hartlyn 1994;
O'Donnell 1996; Siavelis 1997; Starn 1999; Van Cott 2000; Levitsky 2001; Levitsky 2003; Helmke 2002; Brinks 2003a;
Eisenstadt 2003.
3. Clarke 1995; Ledeneva 1998; Borocz
2000; Easter 2000; Sil 2001; Collins 2002a, 2003; Grzymala-Busse and Jones Luong
2002; Way 2002; Gel'man 2003.
4. Dia 1996; Sandbrook and Oelbaum
1999; Hyden 2002; Lindberg 2003; Galvan 2004.
5. Yang 1994; Hamilton-Hart 2000;
Wang 2000; Gobel 2001; Tsai 2001, 2004; Colignon and Usui 2003.
6. For general analyses of
informal institutions, see North 1990; Knight 1992; O'Donnell 1996; Lauth 2000.
7. Langston 2003.
8. Colignon and Usui 2003.
9. Collins 2002b, 23, 30.
10. O'Donnell 1996; Lauth 2000;
Borocz 2000; Gibel 2001; Lindberg 2003.
11. Riggs 1964.
12. Scott 1976.
13. Hyden 1980.
14. Hooker 1975; Griffiths 1986.
15. Scott 1972; Lemarchand 1972;
16. Scott 1969; Waterbury 1973;
Rose-Ackerman 1978.
17. Lijphart 1975.
18. Johnson 1974, 1982.
19. Bauer, Inkeles, and Kluckhohn
1956; Berliner 1957.
20. Matthews 1959.
21. O'Donnell 1996; Weyland 2002.
22. North 1990.
23. Della Porta and Vannucci 1999,
15.
24. Brinks 2003a, 2003b.
25. Brinks 2003b.
26. O'Donnell 1994; Hartlyn 1994;
Sandbrook and Oelbaum 1999.
27. Siavelis 2002a, 81.
28. Siavelis 2002b.
29. O'Donnell 1994.
30.Taylor 1992.
31. Wright and Berkman 1986.
32. Levitsky 2001; 2003.
33. Stokes 2003.
34. Mershon 1994; Desposato 2003.
35. Helmke 2002; Van Cott 2003;
Bill Chavez 2004.
36. Freidenberg and Levitsky 2002;
Langston 2003; Levitsky 2003.
37. Della Porta and Vannucci 1999;
Samuels 2003.
38. Collins 2002a, 2002b; Ottaway
2003.
39. Way 2002.
40. Della Porta and Vannucci 1999;
Hamilton-Hart 2000; Colignon and Usui 2003.
41. Darden 2002; Grzymala-Busse and Jones Luong 2002; Tsai 2004.
42. For other efforts in this
direction, see Lauth 2000 and Pasotti and Rothstein 2002.
43. Lauth 2000.
44. Wang 2000.
45. O'Donnell 1996; Lauth 2000.
46. B6r6cz 2000; Darden 2002.
47. Lauth 2000; Collins 2002a; Collins 2003.
48. Boussard 2000; Manor 2001.
49. Dia 1996; Pejovich 1999.
50. See North 1990; Knight 1992;
Carey 2000.
51. Dia 1996; Pejovich 1999.
Pejovich defines informal institutions as “traditions, customs, moral values, religious beliefs, and all other
norms of behavior that have passed the test of time….Thus, informal institutions
are the part of a community's heritage that we call culture” (p. 166).
52. Boussard 2000; Manor 2001; Tsai 2002.
53. Knight 1992; Calvert 1995.
54. Hamilton-Hart 2000; Grzymala-Busse
and Jones-Luong 2002; Colignon and Usui 2003.
55. Waterbury 1973; Darden 2002;
Langston 2003.
56. This definition borrows from
Brinks 2003a and is consistent with North 1990; O'Donnell 1996; Carey 2000; and Lauth 2000. We treat
informal institutions and norms synonymously. However, norms have been defined
in a variety of ways, and some conceptualizations do not include external
enforcement. See Elster 1989.
57. Ellickson 1991, 31.
58. O'Donnell 1994.
59. O'Donnell 1996.
60. See Hart 1961; Knight 1992.
61. Brinks 2003a.
62. Waterbury 1973; Darden 2002.
63. Manion 1996; Della Porta and
Vannucci 1999.
64. See Huntington 1968.
65. North 1990.
66. North 1990; Galvan 2004.
67. For example, some indigenous
institutions in Latin America draw on cultural traditions but others do not.
See Yrigoyen Fajardo 2000; Van Cott 2003.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét