Powered By Blogger

Thứ Bảy, 29 tháng 11, 2014

Các nhóm tộc người và các ranh giới (I)



Các nhóm tộc người và các ranh giới (I)

Fredrik Barth

Người dịch: Hà Hữu Nga

Giới thiệu

Cuốn sách này tập hợp các tiểu luận đề cập đến những vấn đề của các nhóm tộc người sự tồn tại lâu dài của chúng. Đây là chủ đề có tầm quan trọng to lớn, nhưng bị bỏ quên, đối với nhân học xã hội. Thực tế tất cả lý luận nhân học đều dựa trên tiền đề cho rằng biến đổi văn hóa là không liên tục: những  tập hợp người về cơ bản có chung một nền văn hóa, những khác biệt kết nối với nhau, phân biệt mỗi nền văn hóa riêng rẽ như vậy khỏi mọi nền văn hóa. văn hóa không là gì khác ngoài cách để mô tả hành vi của con người, theo đó có các nhóm người riêng biệt, tức là đơn vị tộc người, để tương ứng với mỗi nền văn hóa. Những khác biệt giữa các nền văn hóa, các ranh giới lịch sử cũng như những kết nối của chúng, đã thu hút rất nhiều mối quan tâm; kết cấu của các nhóm tộc người, thực chất của các ranh giới giữa chúng, chưa được nghiên cứu kỹ lưỡng đúng mức. Các nhà nhân học xã hội phần lớn tránh những vấn đề này bằng cách sử dụng một khái niệm rất trừu tượng xã hội để thể hiện hệ thống xã hội tổng thể, trong đó các nhóm cụ thể, nhỏ hơn có thể được phân tích. Nhưng điều đó vẫn để lại nguyên vẹn các đặc điểm kinh nghiệm và ranh giới của các nhóm tộc người, cũng như các vấn đề lý thuyết quan trọng công cuộc nghiên cứu về chúng đặt ra.

Mặc dù cái giả thuyết ngây thơ cho rằng mỗi bộ lạctập hợp người đã duy trì nền văn hóa của mình thông qua sự hiểu biết ngu tối, hiếu chiến về các láng giềng không còn được ấp ủ nữa, nhưng quan điểm đơn giản cho rằng tình trạng biệt lập địa lý và xã hội chính là các nhân tố quyết định trong việc duy trì sự đa dạng văn hóa thì lại vẫn tồn tại dai dẳng. Một cuộc nghiên cứu thực nghiệm về đặc trưng của các ranh giới tộc người, được thể hiện trong các bài tiểu luận sau đây, đã đưa đến hai phát hiện, không quá bất ngờ, nhưng lại thể hiện sự bất cập của quan điểm này. Trước hết, rõ ràng các ranh giới vẫn tồn tại mặc dù một dòng người luôn cắt qua chúng. Nói cách khác, việc phân loại các khác biệt tộc người không phụ thuộc vào sự vắng mặt của tính di động, sự tiếp xúc và thông tin, nhưng lại gây ra các quá trình loại trừ và tích hợp xã hội, theo đó các loại hạng riêng rẽ được duy trì bất chấp sự tham gia thay đổi và tư cách thành viên trong quá trình lịch sử cuộc sống cá nhân. Thứ hai, người ta thấy rằng các mối quan hệ xã hội ổn định, bền bỉ, và thường cực kỳ quan trọng vẫn được duy trì qua các ranh giới đó, và thường dựa vào chính các vị thế phân đôi tộc người. Nói cách khác, phân biệt tộc người không phụ thuộc vào sự vắng mặt của các tương tác và chấp nhận xã hội, mà hoàn toàn trái ngược, thường lại chính những nền tảng xây dựng nên các hệ thống xã hội tổng thể. Tương tác trong một hệ thống xã hội như vậy không dẫn đến sự thủ tiêu bản thân nó thông qua biến đổi và tích hợp văn hóa; các khác biệt về văn hóa có thể vẫn tồn tại dai dẳng mặc dù có sự tiếp xúc liên-tộc người và phụ thuộc lẫn nhau.

Cách tiếp cận chung

Rõ ràng đây một lĩnh vực quan trọng cần được xem xét lại. Cái cần thiết là một cuộc tấn công kết hợp lý thuyết kinh nghiệm: chúng ta cần phải nghiên cứu thật sát xao các sự kiện kinh  nghiệm của một loạt trường hợp, làm cho các khái niệm của chúng ta phù hợp với những sự kiện kinh nghiệm đó, sao cho chúng được làm sáng tỏ một cách đơn giản đầy đủ nhất, cho phép chúng ta khám phá ra các ý nghĩa của chúng. Trong các tiểu luận sau đây, mỗi tác giả chọn một trường hợp người đó quen thuộc từ nghiên cứu thực địa của riêng mình, cố gắng áp dụng một tập khái niệm chung để phân tích . Xuất phát điểm lý thuyết chính gồm có các bộ phận liên kết với nhau. Trước hết, trung tâm điểm của chúng tôi là ở chỗ các nhóm tộc người những kiểu loại gán ghép và xác định bởi bản thân các tác nhân, và do đó có đặc trưng tổ chức tương tác giữa con người với nhau. Chúng tôi cố gắng liên hệ các đặc trưng khác của các nhóm tộc người với đặc điểm cơ bản này. Thứ hai, tất cả các bài tiểu luận sử dụng quan điểm tạo sinh để phân tích; chứ không phải là làm việc thông qua một loại hình học hình thức của các nhóm tộc người các mối quan hệ, chúng tôi cố gắng khai thác các quá trình khác nhau dường như can dự vào việc tạo ra duy trì các nhóm tộc người. Thứ ba, để quan sát các quá trình này, chúng tôi thay đổi trọng tâm nghiên cứu từ cấu trúc nội tại và lịch sử của các nhóm riêng biệt đến các ranh giới tộc người và việc duy trì ranh giới tộc người. Mỗi vấn đề này đều cần sự thao tác thật tỉ mỉ.

Định nghĩa nhóm tộc người

Thuật ngữ nhóm tộc người được nhận thức một ách tổng quát trong văn liệu nhân học (chẳng hạn Narroll 1964) để chỉ định một dân gồm: i) phần lớn là tự tồn tại lâu dài về phương diện sinh học; ii) có chung các giá trị văn hóa cơ bản, được thừa nhận trong sự thống nhất công khai trong các loại hình văn hóa; iii) tạo nên một trường giao tiếp và tương tác; iv) tư cách thành viên txác định bản thân, và được xác định bởi những người khác, khi cấu thành một kiểu loại có thể phân biệt với các kiểu loại khác thuộc cùng một thứ bậc.

Định nghĩa loại hình lý tưởng này không phải là quá khác biệt về nội dung so với định đề truyền thống là một chủng tộc = một văn hóa và một xã hội = một đơn vị khước từ hoặc phân biệt đối xử với những đơn vị khác. Tuy nhiên, việc biến đổi hình thức làm cho nó rất gần với nhiều tình huống dân tộc học kinh nghiệm, tối thiểunhư chúng thể hiện đã được tường trình, sao cho ý nghĩa này tiếp tục được sử dụng làm các mục đích cho hầu hết các nhà nhân học. Sự bắt bẻ của tôi không phải là quá nhiều với bản chất của các đặc trưng này, mặc dù như tôi sẽ cho thấy chúng ta có thể được lợi từ sự thay đổi nhất định về tầm quan trọng; điều mà tôi phản đối chính hệ thống ấy ngăn cản nhận thức của chúng ta về hiện tượng của các nhóm tộc người vị trí của chúng trong xã hội và văn hóa của con người. Đó đã không đề cập đúng vào vấn đề quyết định đang được nói đến: trong khi ngụ ý đưa ra một mô hình loại hình lý tưởng của một hình thức thực nghiệm định kỳ, thì lại bao ý một quan điểm định kiến về những nhân tố quan trọng về sự phát sinh, cấu trúc và chức năng của các nhóm như vậy.

Quan trọng nhất, cho phép chúng ta giả định rằng việc duy trì ranh giới điều dễ hiểu nảy sinh từ tình trạng biệt lập các đặc trưng được phân thành hạng mục hàm ý: sự khác biệt về chủng tộc, khác biệt văn hóa, chia rẽ xã hội và các rào cản ngôn ngữ, tình trạng thù hằn tự phát và có tổ chức. Điều này cũng giới hạn phạm vi của các nhân tố chúng tôi sử dụng để giải thích tính đa dạng văn hóa: chúng ta được hướng dẫn để tưởng tượng mỗi nhóm phát triển hình thức văn hóa xã hội của mình tương đối biệt lập, chủ yếu là để đáp ứng với các nhân tố sinh thái của địa phương, thông qua một quá trình lịch sử thích nghi bằng sáng tạo vay mượn có chọn lọc. Quá trình lịch sử này đã tạo ra một thế giới của các dân tộc riêng biệt, với mỗi nền văn hóa riêng và mỗi dân tộc được tổ chức thành một xã hội có thể biệt lập một cách chính thức để mang đặc điểm giống như một hòn đảo đối với chính bản thân mình.

Các nhóm tộc người như các đơn vị mang-văn hóa

Th
à là thảo luận về tính đầy đủ của phiên bản lịch sử văn hóa này thay cho phiên bản khác còn hơn là các hòn đảo ngoài khơi, chúng ta hãy xem xét một số các lỗ hổng logic trong quan điểm này. Trong số các đặc trưng được liệt kê ở trên, việc có chung một nền văn hóa thường được coi là có tầm quan lớn lao. Theo quan điểm của tôi, có thể đạt được nhiều lợi ích bằng cách coi đặc tính rất quan trọng này như là một ý nghĩa hoặc kết quả, chứ không phải là một đặc trưng cơ bản xác định của tổ chức nhóm tộc người. Nếu ta lựa chọn để coi các khía cạnh mang-văn hóa của các nhóm tộc người như đặc điểm chính của chúng, thì điều này những ý nghĩa rất rộng lớn. Người ta được hướng dẫn đ đồng nhất phân biệt các nhóm tộc người bằng các đặc trưng hình thái học của các nền văn hóa mà họ là những vật mang chúng. Điều này đưa đến một quan điểm mang tính định kiến về cả: 1) bản chất của tính liên tục trong thời gian của các đơn vị này, 2) vị trí của các nhân tố quyết định hình thức của các đơn vị.

1. Với sự nhấn mạnh vào khía cạnh mang-văn hóa, việc phân loại con người và các nhóm địa phương như là các thành viên của một nhóm tộc người phải phụ thuộc vào việc thể hiện những nét đặc thù của nền văn hóa đó. Đây là một cái gì đó có thể được đánh giá một cách khách quan bởi người quan sát dân tộc học, trong truyền thống khu vực-văn hóa, bất kể các kiểu loại các định kiến của các tác nhân của nó. Những khác biệt giữa các nhóm trở thành các khác biệt của các bảng kê đặc điểm; người ta chú ý vào việc phân tích các nền văn hóa, chứ không phải là việc phân tích tổ chức tộc người. Mối quan hệ năng động giữa các nhóm sau đó sẽ được mô tả trong các nghiên cứu tích hợp văn hóa thuộc loại thu hút sự quan tâm ngày càng giảm đi đối với nhân học, mặc dù những bất cập về mặt lý thuyết của các nghiên cứu này đã không bao giờ được thảo luận một cách nghiêm túc. nguồn gốc lịch sử của bất kỳ tập hợp đặc điểm văn hóa nào cũng đa dạng, nên quan điểm ấy cũng cung cấp phạm vi cho một “lịch sử tộc người” ghi vào biên niên sử sự tích tụ biến đổi văn hóa, tìm cách giải thích tại sao một số hạng mục lại được vay mượn. Tuy nhiên, các gì là đơn vị mà tính liên tục của nó trong thời gian được mô tả trong các nghiên cứu như vậy? Nghịch lý thay, phải bao gồm các nền văn hóa trong quá khứ có lẽ rõ ràng bị loại trừ trong hiện tại những khác biệt về hình thức - các khác biệt của chính loại hình mang tính chẩn đoán trong sự phân biệt đồng đại của các đơn vị tộc người. Sự kết nối giữa các “nhóm tộc người” văn hóa chắc chắn là không được làm sáng tỏ thông qua sự nhầm lẫn này.

2. Các hình thức văn hoá công khai có thể được chia thành các hạng mục như những đặc điểm biểu hiện ảnh hưởng của sinh thái. Bằng cách này tôi không có ý ám chỉ đến thực tế là chúng phản ánh một lịch sử thích ứng với môi trường; một cách trực tiếp hơn chúng cũng phản ánh các hoàn cảnh bên ngoài các tác nhân phải đáp ứng được cho chính bản thân mình. Cùng một nhóm người, với những giá trị và lý tưởng không thay đổi, liệu có theo đuổi các thức sống khác nhau và thể chế hóa các hình thức hành vi khác nhau khi phải đối mặt với những cơ hội khác nhau được cung ứng trong những môi trường khác nhau không? Tương tự như vậy, chúng ta phải hy vọng phát hiện ra rằng một nhóm tộc người, trải rộng trên một vùng lãnh thổ với những hoàn cảnh sinh thái khác nhau, sẽ thể hiện những tính đa dạng vùng của hành vi được thể chế hóa công khai, không phản ánh những khác biệt trong định hướng văn hóa. Vậy thì chúng cần phải được phân loại như thế nào, nếu các hình thức thể chế công khai chỉ có tính chẩn đoán? Một trường hợp điển hình những cách phân bố tính đa dạng của các hệ thống xã hội Pathan địa phương, sẽ được thảo luận dưới đây (pp. 117ff.). Bằng các giá trị Pathan cơ bản, một người Pathan phương Nam từ các vùng núi thuộc cùng dòng dõi được tổ chức đồng nhất, có thể chỉ tìm thấy hành vi của người Pathans Swat khác với, đáng bị quở trách theo khuôn khổ của các giá trị riêng của họ đến mức là họ tuyên bố những người anh em phương bắc của họ không còn là người Pathan. Thật vậy, theo các tiêu chí khách quan, mô thức tổ chức công khai của họ có vẻ gần gũi hơn với mô thức của người Panjabis. Nhưng tôi thấy có thể, bằng cách giải thích các hoàn cảnh ở phía bắc, để làm cho những người Pathans miền Nam đồng ý rằng đó cũng thực sự là những người Pathans, và miễn cưỡng thừa nhận rằng trong những hoàn cảnh ấy có thể họ cũng buộc phải hành động theo cách như vậy. Vậy là không đủ để coi các hình thức thể chế công khai như là việc kiến tạo các đặc điểm văn hóa ở bất kỳ thời điểm nào cũng phân biệt một nhóm tộc người - những hình thức công khai này được quyết định bởi sinh thái cũng như bởi trao truyền văn hóa. Cũng không thể khẳng định rằng mỗi quá trình đa dạng hóa như vậy trong một nhóm thể hiện bước đi đầu tiên theo hướng chia nhỏ nhân lên của các đơn vị. Chúng ta đã biết đến những trường hợp nổi tiếng về một nhóm tộc người, cũng ở mức tương đối đơn giản về tổ chức kinh tế, chiếm nhiều tổ sinh thái khác nhau và song vẫn duy trì tính thống nhất về văn hóa tộc người cơ bản trong những giai đoạn dài (xem, chẳng hạn như, Người Chuckchee nội địa ven biển (Bogoras 1904-9) hay Tuần lộc, sông, bờ biển Lapps (Gjessing, 1954)).

Trong một tiểu luận, Blom (pp. 74 ff.) lập luận một cách thuyết phục về vấn đề này bằng việc qui chiếu vào nhóm nông dân miền núi ở vùng trung Na Uy. Ông cho thấy cách thức tham gia và tự đánh giá về giá trị trong khuôn khổ của các giá trị Na Uy nói chung đảm bảo cho họ tiếp tục địa vị thành viên trong nhóm tộc người lớn hơn, mặc dù các mô thức đặc trưng và lệch chuẩn cao của sự hoạt động các hệ sinh thái địa phương áp đặt lên họ. Để phân tích các trường hợp như vậy, chúng ta cần một cách nhìn nhận không lẫn lộn giữa các tác động của hoàn cảnh sinh thái lên hành vi với những tác động của truyền thống văn hóa, mà phải khả năng tách riêng các nhân tố này nghiên cứu kỹ lưỡng các thành tố xã hội và văn hóa phi sinh thái tạo ra tính đa dạng.

Các nhóm tộc người như một loại tổ chức

Bằng cách tập trung vào những gì hiệu quả về mặt xã hội, các nhóm tộc người được coi là một hình thức tổ chức xã hội. Vậy thì đặc điểm quyết định đã trở thành mục (4) trong danh sách trang 11 về đặc trưng của sự tự gán ghép do người khác gán ghép cho. Một sự gán ghép mang tính loại hạng một sự gán ghép mang tính tộc người khi phân loại một người theo khuôn khổ của một bản sắc chung nhất, cơ bản của anh ta được quyết định một cách hợp lý bởi nguồn gốc và phẩm chất, trình độ của anh ta. Ở một mức độ nhất định các tác nhân sử dụng các bản sắc tộc người để tự phân loại và phân loại những người khác vì mục đích tương tác, họ tạo thành các nhóm tộc người theo nghĩa tổ chức này. Điều quan trọng là nhận ra rằng mặc dù các loại hạng tộc người giải thích những khác biệt văn hóa, nhưng chúng ta có thể giả định mối quan hệ không đơn giản của loại hạng này với loại hạng kia giữa các đơn vị tộc người cũng như các tương đồng   khác biệt văn hóa. Các đặc điểm được giải thích không phải là tổng của các khác biệt “khách quan, chỉ là những đặc điểm được các tác nhân coi là có ý nghĩa đáng kể. Không chỉ ghi dấu ấn các biến đổi sinh thái tạo ra các khác biệt được phóng đại; một số đặc điểm văn hóa được các tác nhân sử dụng như là các tín hiệu biểu tượng của sự khác biệt, những cái khác bị bỏ qua, và trong một số mối quan hệ, những khác biệt cực đoan được làm giảm đi bị từ chối. Các nội dung văn hóa của các phân đôi tộc người, khi phân tích, có vẻ thuộc về hai thứ bậc: (i) các tín hiệu hoặc dấu hiệu công khai - các đặc điểm phân biệt mà mọi người tìm kiếm thể hiện bản sắc, thường là những đặc điểm như phục trang, ngôn ngữ, mẫu nhà, hoặc phong cách sống chung, và (ii) các định hướng giá trị cơ bản: các tiêu chuẩn đạo sự xuất sắc được sử dụng để đánh giá việc thực hiện. Vì việc thuộc vào một thể loại tộc người hàm ý một loại người nhất định, bản sắc cơ bản, cũng bao hàm một khẳng định phải được đánh giá, tự đánh giá chính mình, bằng những tiêu chuẩn liên quan đến bản sắc đó. Không phải thuộc về các loại “nội dung” văn hóa này sinh ra từ một danh mục mô tả các đặc điểm văn hóa, hoặc các khác biệt văn hóa; không ai có thể dự đoán được từ các nguyên tắc đầu tiên mà các đặc điểm sẽ được nhấn mạnh và làm cho phù hợp về phương diện tổ chức bởi các tác nhân. Nói cách khác, các thể loại tộc người đưa lại một cấu trúc tổ chức có thể những khối lượng và hình thức khác nhau của nội dung trong các hệ thống văn hóa xã hội khác nhau. Chúng có thể là sự liên quan rất lớn đến hành vi, nhưng chúng không nhất thiết phải như vậy; chúng có thể thấm nhập vào toàn bộ đời sống xã hội, hoặc họ có thể chỉ có liên quan trong các lĩnh vực hoạt động hạn chế. Do đó có một phạm vi rõ ràng cho các mô tả dân tộc học mang tính so sánh về các hình thức khác nhau của việc tổ chức tộc người.

Sự nhấn mạnh vào việc gán ghép như một đặc điểm quyết định của các nhóm tộc người cũng giải quyết hai khó khăn về khái niệm đã được thảo luận ở trên.

1. Khi
đã được xác định là một nhóm gán ghép riêng biệt, thực chất tính liên tục của đơn vị tộc người rõ ràng: nó phụ thuộc vào việc duy trì một ranh giới. Các đặc điểm văn hóa báo hiệu ranh giới có thể thay đổi, các đặc trưng văn hóa của các thành viên tương tự như vậy có thể thực sự được chuyển đổi, ngay cả hình thức tổ chức của nhóm cũng có thể thay đổi - nhưng thực tế của tình trạng phân đôi liên tục giữa các thành viên những người bên ngoài cho phép chúng ta xác định được thực chất của tính liên tục xem xét sự thay đổi hình thức và nội dung văn hóa.

2. Các yếu tố có liên quan về phương diện xã hội tự nó bắt đầu mang tính chẩn đoán cho tư cách thành viên, không phải là những khác biệt công khai khách quan được tạo ra bởi các nhân tố khác. làm cho không có sự khác biệt về cái cách thức các thành viên khác nhau có thể bằng hành vi công khai của họ - nếu họ nói họ A, ngược lại với thể loại cùng nguồn gốc khác là thể loại B, thì họ sẵn lòng để bị xử lý và để cho hành vi của riêng họ được giải thích và đánh giá là của A chứ không phải là của B; nói cách khác, họ tuyên bố trung thành với nền văn hóa chung của A. Các hiệu ứng này, so với các yếu tố khác ảnh hưởng đến hành vi thực tế, sau đó có thể được làm thành đối tượng nghiên cứu.
_____________________________________________

Nguồn: Fredrik Weybye Barth (Editor) 1969. Ethnic Groups and Boundaries: The Social Organization of Culture Difference, Universitetsforlaget.

Tác giả: Thomas Fredrik Weybye Barth (1928-) là nhà nhân học xã hội gốc Na Uy, với công trình nghiên cứu về ranh giới lịch sử và địa lý giữa các nhóm tộc người được đánh giá rất cao trong khoa học xã hội. Ông là giáo sư khoa nhân học Đại học Boston, giáo sư ở Đại học Oslo, Đại học Bergen; ông cũng giúp lập ra khoa nhân học xã hội Đại học Emory và Đại học Harvard. Công trình  Ethnic Groups and Boundaries (1969), do Barth biên tập, trong đó ông vạch ra một cách tiếp cận để nghiên cứu về tộc người, tập trung vào các cuộc đàm phán liên tục về các ranh giới giữa các nhóm người. Barth chia tay với những quan niệm nhân học coi các nền văn hóa như là những thực thể bị giới hạn, còn tộc người những khế ước nguyên sơ. Ông tập trung vào sự giao thoa tương tác giữa các nhóm làm xuất hiện các bản sắc. Barth nhấn mạnh việc sử dụng các nhóm chủng loại - tức là các nhãn tộc người - chúng thường tồn tại lâu dài ngay cả khi cá nhân các thành viên di chuyển cắt qua các biên giới hoặc có chung một bản sắc với những người ở các nhóm khác nhau. Tính phụ thuộc lẫn nhau của các nhóm tộc người một lập luận then chốt của công trình. Vì các bản sắc tộc người, phụ thuộc lẫn nhau là sản phẩm của cái gọi là những gán ghép liên tục tự gán ghép, nên Barth nhấn mạnh quan điểm tương tác của nhân học xã hội về mức độ liên quan của mọi người thay vì về một cấp độ cấu trúc xã hội. Bản sắc tộc người trở thành được duy trì thông qua các quá trình quan hệ của sự bao gồm và loại trừ.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét