Tộc người trong các Xã hội phức hợp: Viễn cảnh Khảo cổ học (I)
Geoff Emberling
Người
dịch: Hà Hữu Nga
Rất khó xác định các nhóm tộc người trong hồ sơ khảo cổ học, khảo cổ học chưa có nhiều đóng góp vào sự hiểu biết các động lực xã hội và
chính trị lâu dài của tộc người. Bài viết này xem xét các quan
điểm nhân học gần đây về các nhóm tộc người và ranh giới của họ, bằng
cách nhấn mạnh vai trò của sự hình thành nhà nước trong
việc tạo ra và duy trì các ranh giới đó. Sau đó chúng tôi cũng xem xét các nghiên cứu khảo cổ học gần đây về tộc người
trong các
xã hội phức hợp và thảo luận các vấn đề mà các nghiên cứu khảo cổ học về các chủ đề này đang phải đối mặt.
“Tộc người” có thể có nghĩa là những vấn
đề khác nhau đối
với những người khác nhau, và thuộc về một loại công dụng đáng
ngờ với
tư cách
là một cấu trúc lý thuyết khi
nhìn từ quan điểm tiền sử ... [T]rong khi các quy gán “tộc người”, như "vùng văn hóa", có thể có một số công
dụng mô tả nào
đó, thì
khả năng giải
thích của chúng vẫn còn phải được tiếp tục xác lập.
Kramer (1997 p. 95)
Giới thiệu
Các nghiên cứu về tộc người trong hơn ba thập kỷ qua đã đánh dấu một sự thay đổi mô thức trong nhân
học: từ cách coi văn hóa như một
tổng thể đến việc tập trung vào các phụ-nhóm người (Wolf,
1994). Các công
trình về chủ đề này thậm chí đã được định
niên đại B.B (trước Barth)
và A.B (sau Barth) [giống như cách định niên đại BC
(TCN) và AD (SCN) mà toàn thế giới vẫn sử dụng, điều đó có nghĩa là công trình
của Barth được đánh giá là vạch mốc thời đại mới cho nghiên cứu tộc người -
HHN], theo mối quan hệ của nó với công trình có ý
nghĩa sáng lập mô thức mới (Barth, 1969b;
Despres, 1975, p. 189). Từ đó tộc người
là một chủ đề quan tâm mới, và gần đây các yếu tố của sự đồng thuận về các định nghĩa và
các mô tả về các quá
trình tộc người đã bắt đầu xuất hiện. Với một số trường hợp ngoại lệ, các phương pháp xử lý nhân học về tộc người ngày càng mang
dáng vẻ của “khoa học chính thường” (Kuhn, 1970),
bằng cách khớp nối lý
thuyết và khám phá các phân nhánh của nó.
Mặc dù mối
quan tâm lớn của khảo cổ học đến tộc người
đã có từ đầu thế kỷ này, nhưng
các nhà khảo cổ đã chỉ mới bắt đầu
xem xét tộc người
theo mô thức của Barth (Auger
et al, 1987;. Shennan,
1989b). Phản ứng chậm
như vậy không phải bất thường trong giao tiếp giữa các phụ
lĩnh vực, như mối
quan tâm liên tục của khảo cổ học đến quá trình tiến
hóa văn hóa cho
thấy, nhưng còn có những nguyên do khác cho sự chậm trễ đó. Các công
trình nghiên cứu của Kramer (1977)
và những người khác gợi ý, một cách đúng đắn, rằng việc suy luận ra sự khác biệt tộc
người từ những bằng chứng khảo
cổ học là rất khó khăn. Ngoài ra, các nhà khảo cổ đã luôn thận trọng với việc nghiên cứu tộc người vì các mục đích cuối cùng mà các nghiên cứu đó đã được minh
xác. Công
trình của Kossinna trong việc xác định “người Đức” thời tiền sử là một ví dụ nổi tiếng
duy nhất (Arnold, 1990, 1995; Kohl và Fawcett,
1995; Trigger, 1989,
pp 163ff .;
Veit, 1989.). Tuy nhiên, như Rowlands (.
1994, p 132)
đã chỉ rõ, các nghiên cứu khảo cổ học về tộc người
cũng có thể hỗ trợ cho
việc tạo
dựng các bản sắc cho các nhóm địa phương, và vì vậy mà
làm tăng thêm quyền lực chính trị cho họ; việc xác định các nhóm tộc
người trong các di tích khảo cổ học
có thể có những hệ quả tích cực. Công trình của các
nhà nhân học xã hội về tộc
người đem đến cho các nhà khảo cổ học cơ hội để nhận thức rõ hơn và chính xác hơn
về các động thái
của các xã hội quá
khứ.
Tuy nhiên, tộc người không chỉ quan trọng với tư cách
là thời tiền sử
của các nhóm người
hiện đại,
mà nó còn là một nguyên tắc cấu
trúc quan trọng trong nhiều xã hội quá khứ (Brumfiel, 1994).
Vì vậy nhận thức về tộc người là một điều kiện tiên quyết
cần thiết để hiểu
biết đầy đủ về quá khứ, mặc dù Kramer nghi ngờ về điều đó. Hơn nữa, các nhà
khảo cổ học đã có nhiều đóng góp vào sự
hiểu biết của chúng ta về
tộc người. Đặc biệt là
các quá trình phát sinh tộc người [ethnogenesis] - có nghĩa là, việc tạo ra các tộc
người - và sự tồn tại lâu dài cũng như sự biến mất của các nhóm tộc người
thường có thể tiếp
cận bằng cách sử dụng nguồn dữ liệu khảo cổ học.
Tiểu
luận này nhấn mạnh tiềm
năng nghiên cứu khảo cổ về tộc người để góp phần trả
lời các câu hỏi về động thái học tộc người. Tôi bắt đầu
bằng việc thảo luận về cơ sở của các phương pháp tiếp cận nhân học đối với các bản sắc nhóm dẫn đến công trình của Barth, bằng
cách tóm tắt việc sử dụng phổ biến khái niệm “tộc người” và các thuật ngữ liên quan, và
phác thảo phạm vi ngữ nghĩa của chúng trong khi so sánh tộc người với
các bản sắc nhóm quan trọng khác.
Sau đó tôi mô tả động
thái liên quan đến tộc người
trong các nhà nước sớm và tầm quan trọng của bản sắc
tộc người trong các xã hội này. Cuối cùng, tôi xem xét các bước liên quan đến việc xác định các nhóm tộc
người trong các bằng chứng khảo cổ
học. Có một
số cuộc thảo luận hạn chế về tộc
người trong các nhà
nước-dân tộc hiện đại, nơi mà các quá trình phân biệt tộc người không giống nhau không chỉ về quy mô (di cư và chủ nghĩa thực dân), mà
còn về kiểu loại (mức độ hệ trọng của sự phân
biệt chủng tộc ở khắp mọi nơi).
Các tiếp cận nhân học đối với bản sắc xã hội
Một cách tiếp cận nhân học sớm đối với bản
sắc nhóm là việc
xác định “vùng văn hóa”: các
phức hợp đặc điểm văn hóa chung cho
cư dân của một vùng môi
trường cụ thể (Kroeber, 1939).
Các phức hợp văn hóa này
được coi là mạch lạc,
nhưng ranh giới giữa chúng có thể khó xác định khi chúng được xếp hạng từ ranh
giới này đến ranh giới khác. Khu vực văn hóa là một
cách phân loại một nền văn hóa từ
bên ngoài, chứ không phải là việc
phân tích các biểu tượng
và ý nghĩa chia tách một nền văn hóa hoặc một nhóm khỏi
một nền văn hóa hoặc nhóm khác. Nó tỏ ra không hữu ích trong việc phân tích tộc người.
Cách tiếp cận thứ
hai đối với bản
sắc nhóm tập trung vào việc xác định các
ranh giới của các “bộ tộc”. Các ranh
giới của các nhóm này tỏ ra khó thiết lập một cách chắc chắn. Những nỗ lực để xác
định và đặt tên cho
chúng thường bị
vướng mắc không thể gỡ đối với các
nhu cầu của các nhà cai
trị thực dân, và nhiều cái gọi là ranh giới đã được áp đặt bởi thể chế quan liêu thực dân. Evans-Pritchard (1940)
chẳng hạn, đã nghiên cứu các nhóm mà ông đặt tên là
Nuer và Dinka, bằng
cách viện dẫn việc sử dụng những cái tên này trong hơn một thế kỷ
làm cơ sở cho việc thành lập các đơn vị xã hội như vậy.
Tuy nhiên sau này Southall (1976;... Cf.
Kelly, 1985, pp
86ff) gợi ý rằng không
thể phân chia những nhóm
này một cách rõ ràng dựa trên ngôn ngữ hoặc các đặc điểm văn hóa riêng biệt khác, và các tác giả còn cho rằng ngay cả những cái tên mà
Evans-Pritchard đã chọn cũng không phải là tên của riêng họ.
Vấn đề thiết yếu là ở chỗ đặc điểm phân
bố mà các nhà nhân học sử
dụng để xác định ranh giới và phân biệt các nhóm đã không trùng khớp. Sự phân bố của các ngôn ngữ khác nhau, chẳng hạn, thường có các ranh giới, không
có trong các hệ thống chính trị, và các
ranh giới chính trị hiếm khi tương ứng với các khác biệt đáng kể về văn hóa vật chất (ví dụ, Leach, 1954, p 55; Moore và Romney,
1994; Roberts et al, 1995; Welsch và Terretl, 1994;. Welsch et al, 1992). Ngoài
ra, “ranh giới” giữa chúng thường không rõ ràng (Moerman, 1965, 1968). Vì vậy mà rất khó vẽ được các ranh giới chắc chắn bằng cách sử dụng các
đặc trưng khách quan như vậy, như các nỗ lực không thành công của Naroll (1964,
1968) đã cho thấy rõ.
Thậm
chí ngay cả tên bộ lạc
cũng không đánh dấu được
một cách rõ ràng các ranh giới nhóm; “ [K]hông hề là một hướng dẫn “tự nhiên” đáng tin cậy đối với sự tồn tại và cấu
trúc của các nhóm bộ lạc, những
cái tên gọi bộ lạc đã chỉ ra con đường đến với sự nhầm lẫn hoặc tồi tệ hơn” (Fried, 1975, p. 38). Các thể chế quan liêu thực dân vừa chia các
nhóm văn hóa tương tự thành các bộ lạc khác nhau, và gộp
cả những nhóm khác nhau thành các bộ lạc duy nhất.
Vì vậy tên bộ lạc do người bên ngoài đặt ra, không phải
thường xuyên phản ánh được sự tự xác định của những người được dán nhãn như vậy. Trong thực tế, việc sử dụng rộng
rãi các từ địa phương có
nghĩa là “người” hay “con người” làm tên gọi của nhóm (ví dụ, Inuit) dường như không cho
thấy rằng các thành viên của
nhóm coi người ngoài là phụ-người, mà chỉ là phản ánh sự vắng mặt của ranh giới
chắc chắn của bộ lạc
mà thôi. Không có bản sắc bao trùm của nhóm,
khi được hỏi họ thuộc về tộc người nào, người dân thuộc các bộ lạc trên khắp thế
giới dường như đều trả lời “Chúng tôi là người” (Southall, 1976, p. 487).
Sự biến đổi về thể chất hoặc chủng tộc, một trong những tiêu chí thường được sử dụng để xác
định ranh giới bộ lạc, cũng
chứng tỏ là một hướng dẫn không
đáng tin cậy cho
các ranh giới xã hội. Các nhà nhân học
đã đặt câu hỏi về công dụng của khái niệm chủng tộc, bằng cách sử dụng lập luận tương tự
với những cách lập luận được sử dụng theo thực tiễn phân chia các bộ lạc (ví dụ, Boas, 1931; Brace, 1964,
1982; Brace và
Hunt, 1990; Livingstone, 1962; cf. Van den Berghe , 1981,
pp. 2ft.). Vì các đặc điểm văn hóa có sự phân bố liên tục, không phải thường xuyên trùng nhau, do đó trước
đây các đặc điểm thể
chất cũng luôn được dùng để phân biệt các chủng tộc.
Barth giải quyết những vấn đề về phương pháp luận ấy chủ yếu bằng cách chỉ rõ rằng không phải tất cả các đặc
điểm đều quan trọng như nhau trong việc
xác định ranh giới của một nhóm.
Ông bắt đầu bằng cách tóm tắt những nhận
thức trước đây về tộc người:
Thuật
ngữ nhóm tộc người
thường được nhận thức trong các
văn liệu nhân học ... để chỉ một nhóm dân cư:
1. phần lớn là tự tồn tại lâu dài về phương diện sinh học
2. có chung các giá trị văn hóa cơ bản, được
nhận thức
rõ trong sự thống
nhất công khai trong các hình thức văn
hóa
3. tạo
thành một trường giao tiếp và tương tác
4. có tư cách thành viên tự
xác định bản thân, và được
xác định bởi những người khác, là tạo thành một loại hạng có thể phân biệt với các loại hạng
khác của cùng một thứ bậc (Barth, 1969, pp. 10-11).
Barth bác
bỏ phương trình chủng tộc, văn hóa, và
ngôn ngữ được tạo
ra bằng những chỉ định ấy, do đó tiếp
nối vị trí của Leach, Moerman và, cuối cùng
là của Boas. Các quan điểm trước đây cho rằng các
ranh giới của ba tiêu chí
đầu tiên sẽ trùng nhau. Quan
điểm đầu tiên xác định một dân dân về phương diện sinh học, đôi khi cũng được gọi là một chủng
tộc; quan điểm thứ hai xác định một nền văn hóa; và quan điểm thứ ba, một nhóm ngôn ngữ. Tuy
nhiên, rõ ràng là những đặc điểm
này không nhất
thiết đã là đồng đẳng.
Thay vào đó, Barth tập
trung vào quan điểm thứ tư:
“Các nhóm tộc người là các loại hạng quy gán và xác
định bởi tự thân các tác nhân” (1969, p
10.). Định nghĩa quy giản này: (1) đã cắt đứt các
liên kết cần thiết giữa chủng tộc, văn hóa, ngôn ngữ, và tộc người; (2) ngụ ý rằng
bản sắc tộc người là một bộ phận của một quá
trình xã hội năng động; và (3) đưa
đến khả năng thay đổi về tư cách thành viên nhóm của các tác nhân”. Cụ thể hơn,
Barth chuyển trọng tâm nghiên cứu từ
các nhóm tộc người sang “ranh giới tộc
người xác định nhóm, mà không phải là
chất liệu văn hóa mà
nó bao bọc” (1969, p
15.); ông xem xét các quá trình hình thành và
duy trì các ranh giới tộc người, thay vì chỉ
tập trung vào các đặc điểm văn hóa được
bao bọc bởi những ranh giới
đó.
Việc tập trung
vào các ý nghĩa chủ
quan chứ không
phải vào các đặc điểm khách quan ấy là cực kỳ hữu ích cho việc xác
định tư cách thành viên
nhóm. Các nhà nhân học có thể không còn đơn giản nghiên cứu “nhóm tộc người” tách khỏi sự phân bố của các ngôn ngữ
hoặc các đặc điểm văn
hóa khác trong suốt
một cảnh quan. Thay vào đó, nó trở nên rất quan trọng để xác định các đặc điểm cụ thể có
ý nghĩa to lớn về phương diện chủ quan: “Chúng ta có
thể giả sử không có mối quan
hệ đơn giản một - một giữa các
đơn vị tộc người và các tương đồng cũng như khác biệt văn
hóa. Các đặc điểm được xem xét giải thích đó không phải
là tổng của các
khác biệt “khách quan”, mà chỉ là những khác biệt mà các tác nhân tự coi là quan trọng” (Barth, 1969,
p. 14). Vậy là nhà nhân học
không còn có thể giả định rằng một đặc
điểm nhất định, chẳng hạn như ngôn ngữ, sẽ là một sự khác biệt có ý nghĩa giữa
các nhóm. Thay vào đó, họ sẽ phải xác định các đặc điểm hoặc biểu tượng cụ thể phân
biệt các nhóm tộc người trong mỗi
trường hợp.
Việc
sử dụng thuật
ngữ “ranh giới” của Barth trong một số cách là
không thích hợp; một thuật ngữ có
thể thích hợp hơn là “sự khác biệt”. Một ranh giới cho
thấy một sự tách biệt rõ ràng giữa
các thành viên của một nhóm
và những thành
viên của nhóm khác. Theo một nghĩa nào đó thì đây chính xác là cái mà tộc người thực hiện: đưa
đến một sự tách biệt
rõ ràng giữa những
con người, mặc dù các
đặc trưng xác định ranh giới này là không rõ ràng. Tuy
nhiên, nói cách khác, thuật ngữ này là sai lạc. Trước
hết, có thể cho rằng những người trong cùng
một nhóm tộc người
duy nhất hoàn toàn tách
biệt khỏi các thành
viên của các nhóm tộc người khác. Tuy nhiên, bản sắc tộc người, là một trong nhiều
bản sắc xã hội mà một cá nhân duy nhất có thể có; địa
vị thành viên về vị thế hoặc trong các
nhóm nghề nghiệp, chẳng hạn, có thể kết nối các
thành viên của các nhóm tộc người khác nhau. Thứ hai, một ranh giới có ý nghĩa vật chất mà
đôi khi không phù hợp. Cái
ẩn dụ dẫn chúng ta đến
sử dụng các thuật ngữ thể chất khác: các nhóm tộc người cấu trúc và duy trì các
ranh giới, các ranh giới có thể thấm nhập
(hoặc không), và các ranh giới bao
bọc các đặc điểm văn hóa. Những liên đới này có xu hướng làm cho chúng ta coi tộc người là tuyệt đối, chứ không phải dựa trên nhận
thức về sự khác biệt. Vì những nguyên do này, mà
khái niệm “sự khác biệt” có thể là một thuật ngữ thích hợp hơn thuật
ngữ “ranh giới” (Bateson, 1972; Lotman, 1990).
_____________________________________
Nguồn: Emberling, Geoff 1997. Ethnicity in Complex
Societies Archaeological Perspectives. Journal of Archaeological Research,
VoL 5, No.
4, 1997
Tác giả: Geoff Emberling là trợ lý
nghiên cứu khoa học tại Bảo tàng Kelsey và
hiện đang chỉ đạo nghiên cứu thực địa về Nubia
cổ đại ở miền bắc Sudan. Ông nhận bằng Cử
nhân Nhân học Đại học Harvard và bằng tiến sĩ về Nhân học và các
nghiên cứu về Cận Đông, Đại học Michigan với một luận án về tộc người sớm ở Lưỡng Hà - Mesopotamia. Ông đã từng giữ các chức vụ là giảng viên tại Đại học Copenhagen, trợ lý phụ
trách Nghệ thuật Cận
Đông Cổ đại tại Bảo tàng Nghệ thuật
Metropolitan, và Giám đốc Bảo tàng và Giám quản tại Viện Phương Đông của Đại học Chicago. Lĩnh vực
nghiên cứ mà ông quan tâm bao gồm các quan điểm so
sánh về thành phố cổ, các quốc
gia, các đế quốc và dân tộc, đặc biệt tập
trung vào các
nền văn hóa cổ đại ở Trung
Đông và Bắc Phi.
Ông cũng viết về chính trị học thực hành khảo cổ và trưng
bày bảo tàng. Kinh nghiệm lĩnh vực khảo cổ
học của ông trải suốt Trung Đông
và Bắc Phi. Từ
năm 1998 đến 2004, ông chỉ đạo
cuộc khai quật tại Tell Brak, một di
chỉ ở vùng đông bắc Syria có chứa di
tích của một trong những thành phố Lưỡng Hà
sớm nhất và lớn nhất. Gần đây, năm 2007 và 2008, ông chỉ đạo cuộc khai quật
chữa cháy lần thứ 4 tại Cataract trên sông Nile thuộc miền bắc Sudan. Ông đã giám quản và chỉ đạo tổ
chức rất nhiều triển
lãm bảo tàng, trong đó gần đây nhất là "Nubia: Ancient Kingdoms of Africa" tại Học
viện nghiên cứu Thế giới cổ đại, Đại học New York. Tính đến năm 2014, ông
là Tư vấn Giám quản cho việc sắp đặt trưng bày bộ sưu tập cổ Trung Đông tại Viện Nghệ thuật Detroit.
Tài liệu dẫn
Tài liệu dẫn
Arnold, B.
(1990). The past
as propaganda: Totalitarian
archaeology in Nazi
Germany. Antiquity 64: 464-478.
Arnold, B. (I995). Archaeology and the creation of modern German
identity. Paper presented at
the American Anthropological Association Annual Meeting,
Washington, DC.
Auger, R.,
Glass, M. E,
MacEachern, S., and
McCartney, E H.
(eds.) (1987). Ethnicity
and Culture, Archaeological
Association of the University of
Calgary, Calgary.
Barth, E (1961). Nomads
of South Persia: The Basseri Tribe of the Khamseh Confederacy, Humanities Press,
New York.
Barth, E
(1969a). Introduction~ In
Barth, E (ed.),
Ethnic Groups and Boundaries: The
Social Organization of Culture
Difference, Little, Brown, Boston,
pp. 1-38.
Barth, E
(ed.) (t969b). Ethnic
Groups and Boundaries: The
Social Organization of Culture Difference, Little, Brown,
Boston.
Bateson, G.
(1972). Form, substance,
and difference. In
Steps to an Ecology of Mind:
A Revolutionary Approach
to Man's Understanding of
Himself, Ballantine, New York,
pp. 448--465.
Boas, E (1931
[1982]). Race and
progress. In Race,
Language, and Culture,
University of Chicago Press,
Chicago, pp. 3-17.
Brace, C.
L. (1964). On
the race concept.
Current Anthropology 5: 313-320.
Brace, C.
L. (1982). The
roots of the
race concept in
American physical anthropology.
In Spencer, E
(ed.), A History of
American Physical Anthropology 1930-1980,
Academic Press, New York, pp.
11-29.
Brace, C. L., and Hunt, K. D. (1990). A nonracial
craniofacial perspective on human variation: A(ustralia) to
Z(uni). American Journal of
Physical Anthropology 82:
341-360.
Brumfiel, E.
M. (1994). Ethnic groups and political
development in ancient Mexico.
In Brum fiel, E.
M., and Fox,
J. W (eds.),
Factional Competition and
Political Development in the New WorM, Cambridge University
Press, New York, pp.
89-102.
Despres, L. A. (1975). Toward a theory of ethnic phenomena. In Despres,
L. A. (ed.), Ethnicity and Resource
Competition in Plural Societies, Mouton, The
Hague, pp. 187-207.
Evans-Pritchard, E. E.
(1940). The Nuer: A Description
of the Modes of Livelihood and Political Institutions of a
Nilotic People, Oxford
University Press, New
York.
Fried, M. H. (I975). The Notion of Tribe, Cummings, Menlo Park, CA.
Fried, M. H. (I975). The Notion of Tribe, Cummings, Menlo Park, CA.
Kelly, R.
C. (1985). The
Nuer Conquest: The Structure and
Development of an Expansionist System, University of
Michigan Press, Ann
Arbor.
Kohl, P. L., and Fawcett, C. (eds.)
(1995). Nationalism, Politics,
and the Practice of Archaeology, Cambridge University Press, Cambridge.
Kramer, C. (1977).
Pots and peoples.
In Levine, L.
D., and Young, T. C. J. (eds.),
Mountains and Lowlands: Essays in the Archaeology
of Greater Mesopotamia, Bibliotheca Mesopotamica, No. 7, Undena, Malibu, pp. 91-1t2.
Kroeber, A.
L. (1939). Cultural
and natural areas of
native North America.
In Cultural and Natural Areas of Native North America, Publications in American Archaeology and
Ethnology, No. 38,
University of California pp.
1-19.
Kuhn, T S. (1970).
The Structure of Scientific Revolutions, 2nd ed.,
University of Chicago Press, Chicago.
Leach, E. R. (1954).
Political Systems of Highland Burma: A
Study of Kachin Social Structure, London School of
Economics Monographs on
Social Anthropology, No. 44,
Athlone, London.
Livingstone, E B.
(1962). On the
non-existence of human races.
Current Anthropology 3: 279.
Lotman, Y.
M. (1990). The
notion of boundary. In
Universe of the Mind: A
Semiotic Theory of Culture, (trans., Shukman, A.),
I. B. Tauris, London, pp.
13t-142.
Moerman, M. (1965).
Ethnic identification in a complex civilization: Who are
the Lue? American Anthropologist 67:
12t5-1230.
Moerman, M.
(1968). Being Lue:
Uses and abuses
of ethnic identification. In Helm,
J. (ed.), Essays on
the Problem of
Tribe, Proceedings of
the 1967 Annual Spring
Meeting of the American Ethnological
Society, University of
Washington Press, Seattle,
pp. 153-169.
Moore, C.
C., and Romney,
A. K. (1994).
Material culture, geographic
propinquity, and linguistic affiliation
on the north
coast of New
Guinea: A reanalysis
of Wefsch, Terretl,
and Nadolski. American
Anthropologist 96: 370-39I.
NaroU, R.
(1964). On ethnic
unit classification. Current Anthropology 5:
283-312.
Naroll, R.
(1968). Who the
Lue are. In
Helm, J. (ed.),
Essays on the Problem
of Tribe, Pro ceedings of
the 1967 Annual Spring
Meeting of the
American Ethnological Society,
University of
Washington Press, Seattle,
pp. 72-79.
Rowlands, M.
(1994). The politics
of identity in
archaeology. In Bond,
G. C., and
Gilliam, A.
(eds.), Social Construction of the Past: Representation as Power, Routledge, London,
pp~129-143.
Shennan, S. (1989a). Introduction:
Archaeological approaches to cultural identity. In Sherman, S.
(ed.), Archaeological Approaches
to Cultural Identity,
Unwin Hyman, London, pp.
1-32.
Sherman, S. (ed.)
(1989b). ArchaeologicalApproaches
to Cultural Identity, Unwin Hyman, London.
Southall, A.
(1976). Nuer and
Dinka are people:
Ecology, ethnicity and
logical possibility. Man N.S.
11: 463-491.
Trigger, B. G.
(1989). A History of
Archaeological Thought, Cambridge University Press,
Cambridge.
Van den Berghe,
P. L. (1981).
The Ethnic Phenomenon,
Elsevier, New York.
Veit, U.
(1989). Ethnic concepts in
German prehistory: A
case study on
the relationship between cultural
identity and archaeological objectivity.
In Shennan, S. (ed.),
Archaeological Approaches to Cultural Identity, Unwin Hyman, London, pp.
35-56.
Welsch, R. L.,
and TerreU, J. (1994).
Reply to Moore
and Romney. American
Anthropologist 96: 392-396.
Welsch, R. L.,
Terrell, J., and Nadolski, J. A. (1992).
Language and culture on the
north coast of New Guinea. American Anthropologist 94: 568-600.
Wolf, E. R.
(1994). Perilous ideas:
Race, culture, people.
Current Anthropology 35: 1-12.