Powered By Blogger

Thứ Ba, 28 tháng 3, 2023

Thực tính Luận thuyết Saussurisme

Algirdas-Julien Greimas

Người dịch: Hà Hữu Nga

Sẽ không chính xác nếu nói rằng tên tuổi của Ferdinand de Saussure không được biết đến trong giới ngôn ngữ học Pháp. Tuy nhiên, còn một điều cũng chẳng hề sai là luận thuyết Saussurean hầu như vẫn bị “ngữ văn Pháp” gắn buộc một cách trung thành, ít nhất là trong những đóng góp chính của nó, với tinh thần của quy tắc lịch sử thế kỷ XIX. Phản ánh niềm tin gần như đồng lòng của các bậc thầy của mình, một nhà ngôn ngữ học trẻ vào năm 1935 vẫn có xu hướng coi thường công trình của các trường phái Geneva và Praha, mà người ta cho rằng chủ nghĩa bí truyền của họ đã che giấu một cách tồi tệ những suy đoán thuần túy lý thuyết, trái ngược với các sự kiện ngôn ngữ học thực chứng và lý lẽ thường tình cơ bản nhất. Nào đã hết, khi vẫn nhà ngôn ngữ học này, khoảng hai mươi năm sau, tình cờ đọc được lời thú nhận của một nhà xã hội học đã trách móc các bậc thầy của mình trong thời kỳ giữa hai cuộc chiến vì “có lẽ đã mải suy ngẫm “Bài luận về dữ liệu trực tiếp của ý thức” (Claude Lévi-Strauss, Tristes Tropiques, Paris, Pion, 1955, p. 47.) mà Giáo trình của F. de Saussure về Ngôn ngữ học Đại cương, hay khẳng định này của một triết gia cho rằng “Saussure có thể đã phác thảo một triết học mới về Lịch sử” (Maurice Merleau-Ponty, Leçon inaugurale au Collège de France, 1953, p. 45.); khi ông thấy mình buộc phải xem xét lại thái độ của mình đối với chủ nghĩa Saussurisme, ít nhất một phần, nhờ vào sự “tái khám phá” luận thuyết Saussurisme của các ngành khoa học nhân văn ngoài ngôn ngữ học, ông thấy mình phải đối mặt với tình huống ít nhất là nghịch lý của di sản Saussure ở Pháp.

Hiện nay mối quan tâm của các ngành khoa học nhân văn khác nhau đối với ngôn ngữ học chỉ làm nổi bật sự bất mãn đáng lo ngại của ngôn ngữ học Pháp về phương diện phản ánh phương pháp luận. Lối ngăn vách kín bưng của các chương trình đại học, sự phân tách tùy tiện các ngành học đã cô lập nhà ngôn ngữ học khỏi tấm bằng đầu tiên của hắn cho đến khi kết thúc sự nghiệp của mình, trong sự cô độc ngột ngạt. Mối hoài nghi của nhà sử học đối với chủ thuyết Saussurisme, ở chỗ là ngay từ đầu nhân danh tính đồng đại ông vẫn chỉ lên án mạnh mẽ đối với chính đối tượng nghiên cứu của mình, đã khiến ông gắn bó với các phương pháp của riêng mình, mà có lẽ đôi khi ông cảm thấy yếu kém, chứ không phải ngay lập tức phủ nhận lời dạy của các bậc thầy của mình và những kết quả thu được bằng cái giá phải trả là những nỗ lực bền bỉ của nhiều thế hệ nhà nghiên cứu.

Do đó, có thể dễ dàng hiểu rằng những dòng sau đây, không phải là phác ra một biện hộ mới, mà đúng hơn là cho thấy tính hiệu quả của tư tưởng của F. de Saussure, đã vượt ra ngoài khuôn khổ của ngôn ngữ học, hiện đang được nhận thức luận chung của các khoa học nhân văn tiếp nhận và sử dụng. Thay vì nhấn mạnh những đối kháng trong ngôn ngữ học, ngược lại, việc mô tả một vài chủ đề Saussurean chung nhất này nên làm nổi bật giá trị tìm tòi của ngôn ngữ học được thực hiện trên toàn cầu. Nhìn từ bên ngoài, sự đối lập của hai loại, ngôn ngữ học tĩnh và ngôn ngữ học lịch sử, xuất hiện như một trường hợp cụ thể của tình trạng bất ổn chung mà các khoa học về con người phải gánh chịu và được kêu gọi phải vượt qua. Chúng tôi không hiểu tại sao ngôn ngữ học không thể một lần nữa đại diện cho vị trí đặc quyền vượt thoát này.

Chúng tôi tin rằng tính độc đáo trong đóng góp của F. de Saussure nằm ở sự biến đổi tầm nhìn về thế giới vốn là của chính ông [4] - và tầm nhìn bao gồm việc nắm bắt thế giới như một mạng quan hệ rộng lớn, như một tòa kiến ​​trúc của các hình thức đầy ý nghĩa, vẫn chuyển tải trong mình ý nghĩa riêng của chúng – vào một lý thuyết về tri thức và một phương pháp luận ngôn ngữ. Bởi vì, khó mà hài lòng được với một hiện tượng luận mô tả, hoặc như Louis Hjelmslev gọi là một “mô tả thuần túy, gần với thi ca hơn là khoa học chính xác” [5] - và điều mà chúng ta biết quá rõ chỉ thông qua “những mô tả hiện tượng luận ngày càng nhiều” – Saussure đã có thể kiểm nghiệm được giá trị nhận thức luận của định đề của mình bằng cách áp dụng nó vào một khoa học cụ thể về con người, đó là ngôn ngữ học. Bắt đầu từ khái niệm ngôn ngữ học về cái biểu đạt, gắn kết chặt chẽ với cái được biểu đạt (cái sau chỉ được biết nhờ ở cái trước), từ khái niệm ngôn ngữ, hiện hữu hai mặt này, được quan niệm là “một hình thức chứ không (phải là) một bản chất” [6], cái mà quá trình chuyển đổi từ ngôn ngữ học sang các khoa học nhân văn khác diễn ra, phép ngoại suy phương pháp luận của chủ thuyết Saussurisme, và cái mà định đề Saussurean về một thế giới có cấu trúc, có thể nắm bắt được theo nghĩa của nó, được khẳng định.

Tình trạng thiếu cộng hưởng mà luận thuyết Saussurean gặp phải ở Pháp phần lớn cần được quy cho tình trạng không-tồn tại môn tâm lý học ngôn ngữ, vượt ra ngoài tình trạng tự mâu thuẫn của tư duy và ngôn ngữ, lẽ ra phải bắt đầu ủng hộ và hỗ trợ nó, hay nói đúng hơn là quy cho đức kiên trì của một tâm lý học truyền thống muốn bằng mọi giá diễn giải các hiện tượng ngôn ngữ học trong khuôn khổ quan hệ qua lại của hai “bản chất”: tư duy và ngôn ngữ. Tình trạng thiếu vắng một ngành tâm lý học như vậy không chỉ giải thích cho sự thất bại một phần của trường phái Geneva, trong những ứng dụng lý thuyết của Saussure, liên tục dẫn đến cách diễn giải tâm lý học, mà còn cả chủ nghĩa hình thức, có lẽ hơi quá hạn hẹp, của trường phái Praha. Cũng chính mức độ bất tương thích này của các tiền giả định tâm lý sẽ khiến cho bất kỳ nỗ lực đổi mới nào cũng thất bại, chừng nào nó còn hài lòng với sự kết hợp chiết trung giữa luận thuyết Saussurisme và ngôn ngữ học của cảm hứng tâm lý học hoặc chủ nghĩa hành vi [7]. – Chính trong viễn cảnh này, ngôn ngữ học Saussurean sẽ dậy lên màn ân nghênh những nỗ lực của M. Merleau-Ponty có xu hướng phát triển môn tâm lý học ngôn ngữ, nơi mà sự phân đôi giữa tư duy và ngôn ngữ bị loại bỏ để ủng hộ cho một quan niệm về ngôn ngữ trong đó ý nghĩa là nội tại trong hình thức ngôn ngữ học và, với giọng điệu rất cá nhân của tác giả và nhiều tư tưởng hội tụ, ở nhiều khía cạnh, dường như giống với cuộc khuyếch trương tự nhiên tư tưởng Saussurean vậy [8].   

Quan trọng hơn vẫn là cuộc bành trướng của lý thuyết Saussurian sang xã hội học, một cuộc khoáng trương mà công trạng gắn liền với tên tuổi của Claude Lévi-Strauss. Chúng ta còn nhớ nghiên cứu thuyết phục của W. Doroszewski [9] có xu hướng giải thích lý thuyết Saussurian như một ứng dụng cụ thể cho các định đề ngôn ngữ học của trường phái xã hội học Pháp. Nếu, theo một cách nào đó, khái niệm ngôn ngữ Saussurean dường như phải dựa trên “ý thức tập thể” của Durkheim, thì nó vẫn vượt xa ý thức đó theo nghĩa, thay vì yêu cầu viện đến các phạm trù cơ bản của tâm trí, thay vì viện dẫn, trong một phân tích tiếp theo, đến những phân biệt truyền thống và võ đoán giữa logic và tiền logic, ý thức và vô thức, thì nó lại có thể bao quát, với sự trợ giúp của cái biểu đạt toàn thể, toàn bộ không gian xã hội và sau đó nghiên cứu không gian xã hội như một hệ thống đồng nhất và khép kín. Chính trong việc diễn giải tiến trình biện chứng này của xã hội học Pháp vốn vượt lên trên một trong những ngành học của nó để tự xây dựng lại chính nó trên cơ sở những khám phá của mình, điều đó là hợp lệ, bất chấp sự miễn cưỡng của một số nhà xã hội học Pháp, là tham vọng hoàn toàn chính đáng của C. Lévi-Strauss [10] để trở thành người thừa kế tinh thần đối với tư tưởng của Mauss và Durkheim. Và khi, tuyên bố cả Freud và Saussure, ông nói với chúng ta, trong Nhiệt đới buồn của mình, về khám phá, “vượt ra ngoài lý tính”, về “một phạm trù quan trọng hơn và có giá trị hơn, phạm trù của cái biểu đạt là cách tồn tại cao nhất của cái duy lý” [11], việc thừa nhận nhận thức này về những khả tính mới của khám phá xã hội học soi sáng cho chúng ta ý nghĩa sâu xa của công trình mà ông đang tạo dựng.

Sự phân biệt nổi tiếng của Saussure giữa ngôn ngữ và lời nói - nó mặc định rằng đối với lời nói, vốn kéo dài vô tận theo thời gian, tương ứng với một hệ thống ngôn ngữ có trước và chỉ có nó mới làm cho giao tiếp trở nên khả thể, ngay từ đầu được Hjelmslev thừa nhận rằng bất kỳ quá trình nào là nền tảng, cũng luôn giả định trước một hệ thống [12] – phát hiện ra bản thân nó được trao cho một giá trị nhận thức luận nhất định. Hơn cả nhà ngôn ngữ học, bối rối trước vô số sự kiện của lời nói và phương tiện thể hiện, thay vì cú pháp lại cố gắng tạo ra chỉ một phong cách của các giá trị cú pháp, nhà xã hội học thấy mình bị tước vũ khí trước sự đa dạng của các quan điểm tiếp cận, phải đối mặt với tính vô tận của các mối quan hệ xã hội, và tự thấy mình bị quy giản thành những quan điểm bộ phận, thành những nghiên cứu về xã hội học vi mô. Ngược lại, việc áp dụng định đề Saussurean [13] cho phép anh ta đối lập một cách hợp lệ “quá trình” giao tiếp của phụ nữ với các cấu trúc quan hệ họ hàng, trao đổi hàng hóa và dịch vụ với cấu trúc kinh tế. Hoặc nói chung: các quan hệ xã hội, đối tượng của tâm lý xã hội, với cấu trúc xã hội, đối tượng của xã hội học, hoặc, để sử dụng thuật ngữ Marxist mà M. Merleau-Ponty ưa thích—do đó tạo ra khả năng mở rộng của xã hội học đối với lịch sử—, các lực lượng sản xuất đối với các hình thức sản xuất [14]. Tính đồng nhất của cái biểu đạt ngôn ngữ học chắc chắn đã ủng hộ nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ học từ trường phái Praha và Copenhagen, mà nỗ lực lý thuyết của họ, đáng chú ý đối với các kết quả đạt được trong lĩnh vực hình thức hóa, một mình giải thích sự phục hưng hiện tại của chủ nghĩa Saussurisme và sự mở rộng phương pháp luận của nó.

Vậy nên ai cũng biết rằng tầm quan trọng của nhiệm vụ do C. Lévi-Strauss và M. Merleau-Ponty đảm nhận là song hành. Vì không có gì quan trọng hơn là việc tái khẳng định, bắt đầu từ định đề Saussurean, và áp dụng nó cho cả “trật tự tư duy” và “trật tự sống trải”, quyền tự chủ và hiện thực của chiều kích xã hội, của mục đích xã hội. Thông qua sự khác biệt về thuật ngữ: Lévi-Strauss có lẽ thích vô thức tập thể [15], Merleau-Ponty thích không gian xã hội tự trị [16], và mặc dù có sự khác biệt của các tiền giả định siêu hình, nhưng hiện thực xã hội vẫn xuất hiện, có thể hiểu được, giống như mẩu sáp ong của Descartes, trong tính minh bạch của mạng quan hệ, và cả tính tổng thể [17], vì ở các cấp độ cấu trúc khác nhau, nó chứa đựng cả hệ thống tư bản chủ nghĩa do Marx mô tả lẫn hệ thống ngôn ngữ của Saussure.

Ba cấp độ giao tiếp khác nhau: giao tiếp với phụ nữ, giao tiếp với hàng hóa và dịch vụ, giao tiếp với thông điệp, do C. Lévi-Strauss [18] tạo dựng, tương ứng với ba loại cấu trúc: cấu trúc họ hàng, cấu trúc kinh tế, cấu trúc ngôn ngữ học. Do đó ngôn ngữ được đặt trong bối cảnh xã hội toàn thể, có thể được hiểu theo hai cách: hoặc như một hệ thống - khá phức tạp, đúng là như vậy, nhưng tương đối khép kín - của các mối quan hệ âm vị học và hình thái-cú pháp làm cơ sở cho giao tiếp [19]; hoặc cuối cùng, theo nghĩa rộng của từ này, với tư cách là một dạng tóm tắt tổng thể tính các thông điệp mà con người trao đổi, sau đó cái biểu đạt ngôn ngữ bao trùm một cái được biểu đạt bao la mà sự mở rộng của nó ít nhiều sẽ tương ứng với khái niệm văn hóa. Đối với chúng tôi, dường như rõ ràng là không có sự phân biệt về bản chất nào cho phép phân định hai lĩnh vực ngôn ngữ học, ví dụ như phạm trù giới, nằm ở cùng cấp độ với “phạm trù” phổ màu, rõ ràng là phạm trù thứ nhất cũng được “ngữ nghĩa hóa” hơn phạm trù thứ hai.

Do đó, về nguyên tắc, không có gì đối lập việc mở rộng các phương pháp cấu trúc luận với việc mô tả các lĩnh vực rộng lớn của biểu tượng văn hóa và xã hội, được bao trùm bởi cái biểu đạt ngôn ngữ học và có thể nắm bắt được thông qua nó. Tình trạng hoài nghi, nếu không muốn nói là không tin tưởng, của các nhà âm vị học và các nhà cú pháp học đối với một công việc như vậy, mà từ vựng học tuyên bố khẳng định, là hợp lý, đúng như vậy, bởi mong muốn duy trì quyền tự chủ ngành học của họ. Ngược lại, các nhà sử học và dân tộc học không ngừng viện đến ngôn ngữ học và các phương pháp của nó [20], tuy nhiên, trong tình trạng nghiên cứu hiện tại, nhà ngôn ngữ học không thể cung cấp cho họ bất cứ điều gì khác ngoài những sự kiện rải rác và ngữ nghĩa không thỏa đáng. Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy các dịch vụ đáng kể mà một phương pháp luận đáng tin cậy có thể mang lại trong lĩnh vực này. Các sử gia ngày nay, như Marc Bloch hay Charles Morazé, những người kêu gọi lịch sử và ngôn ngữ học [21] cần xích lại gần nhau, hoàn toàn nhận thức được điều này. Họ đối lập tâm lý học xã hội về thái độ và hành vi (việc áp dụng chúng vào nghiên cứu lịch sử tỏ ra rất khó khăn) [22] với các phương pháp thiên về việc mô tả các cấu trúc: việc kiến tạo các “mô hình” của trạng thái tâm lý, hoặc đạo đức tập thể, một loại từ vựng học xã hội và lịch sử - được hình dung như một phương pháp luận chứ không phải là một môn học độc lập, và bất chấp những nỗ lực của J. Trier [23] và gần đây hơn là của G. Matoré [24] vẫn chưa thoát ra khỏi mấy tấm tã lót của nó – thứ có thể hoàn thành tốt vai trò cố vấn và hướng dẫn, hiện đang được giao cho các bộ môn nằm trên ranh giới của một vài ngành học.

Trong khi mặc nhiên công nhận nhất tính chức năng của cái biểu đạt ngôn ngữ học, người ta không thể giúp lưu ý đến tính đa dạng to lớn đặc trưng cho nó. Một số tập hợp cấu thành nó dường như có cấu trúc chặt chẽ hơn, đồng nhất hơn những tập hợp khác, không chỉ bởi vì chúng, ở cấp độ “trật tự trải nghiệm”, dựa trên các nhóm xã hội với các đường viền được phân định hoặc dựa trên các chức năng xã hội xác định được đặc trưng rõ ràng, mà trên hết là bởi vì một ý nghĩa bao trùm và tự trị dường như xuất hiện từ các tập hợp có cấu trúc của nó. Đặc biệt, chúng ta đang nghĩ về các hệ thống thần thoại và tôn giáo, hoặc về hình thức kể chuyện hiện đại đó là văn học. Dường như, trong trường hợp này, ngôn ngữ, trong khi vẫn giữ nguyên nghĩa của nó đối với các tập hợp ý nghĩa tự trị này, nghĩa là một hệ thống các dấu hiệu, thì đồng thời vẫn được sử dụng như một công cụ và phục vụ cho việc kiến tạo “các trật tự tư duy” trung gian, các siêu ngôn ngữ. Giống như ngôn ngữ, để kiến tạo các hệ thống dấu hiệu của nó, sử dụng các cấu trúc âm vị học, theo quy luật nếu không phải trên thực tế, có trước nó, vì vậy, người ta có thể nói, siêu ngôn ngữ sử dụng các dấu hiệu ngôn ngữ học để phát triển các hình thức tự trị của chúng. Do đó, theo gợi ý rất hữu hiệu của Hjelmslev [25], bắt đầu từ một tập hợp biểu đạt có cấu trúc rõ ràng: văn học, ngôn ngữ bình dân, thần thoại, người ta có quyền tạo dựng một hệ thống ký hiệu học mà các cấu trúc của nó, được giải gỡ bằng phân tích, sẽ bao gồm một ý nghĩa bao trùm, tự trị. Việc áp dụng định đề này vào việc mô tả siêu ngôn ngữ văn chương, mà công lao đó thuộc về Roland Barthes [26], sẽ giúp thể hiện rõ hơn ý nghĩa của nó.

Thật vô ích, nhiều người khác đã làm trước chúng ta, khi nhấn mạnh vào thực tế là lịch sử văn học, được xây dựng từ thế kỷ XIX, đã phá hủy đối tượng văn chương bằng cách quy giản nó, với sự trợ giúp của nhiều mối quan hệ nhân quả tâm lý học và xã hội học, hoặc với “lịch sử các tư tưởng” hoặc với tâm lý học tưởng tượng sáng tạo. Theo cách mà một giáo sư văn chương có thiện tâm nhìn thấy vai trò của mình ngày nay bị giới hạn vào vai trò của giáo sư “đọc” và quan niệm nhiệm vụ của mình là giải thích văn học bằng tất cả những gì không phải là nó. Nỗ lực của các nhà ngôn ngữ học, vì những lý do thể chế và phi khoa học, được mời đưa ra phiên bản riêng của họ về hiện tượng văn chương, được tôn vinh bởi sự cấu thành của những thư mục đồ sộ (chẳng hạn như hai tập cuối của Lịch sử Ngôn ngữ Pháp của Charles Bruneau), các nhân vật và các quy trình phong cách học. Loại nghiên cứu này, mặc dù hầu như chỉ dành riêng cho việc nghiên cứu “ngôn ngữ và phong cách” của từng tác giả, tuy nhiên, bằng cách đặt chúng cạnh nhau, thì khái niệm thực nghiệm về “phong cách thời kỳ”, và trên hết là những định đề ngấm ngầm, nhờ vào tính đồng phục của các phương pháp được sử dụng, sự tồn tại của một mặt bằng duy nhất và đồng nhất trên đó các tác phẩm được xây dựng và các sự kiện văn học diễn ra.    

Danh mục các hình thức văn học này, nếu nó thấu triệt, sẽ thực sự tạo nên cái biểu đạt của một siêu ngôn ngữ văn chương, tuy nhiên vẫn không thể sử dụng được chừng nào người ta không khẳng định sự tồn tại, song hành và nội tại với cái biểu đạt, của cái được biểu đạt bao trùm giải thích cho sự lựa chọn các hình thức được sử dụng và đích đến xã hội của chúng, bao gồm cả loại mỹ học và đạo đức học của một ngôn ngữ văn chương nhất định. Tính độc đáo trong công trình của R. Barthes một mặt chính xác nằm ở sự khẳng định tính tự trị của ngôn ngữ văn chương mà các dấu hiệu của nó không thể quy giản thành các dấu hiệu ngôn ngữ học đơn giản, và mặt khác, ở bằng chứng về ý nghĩa tổng thể của các thể loại văn chương của một thời đại. Không phụ thuộc vào bất kỳ nội dung nào mà chúng ta đề nghị giao tiếp với sự trợ giúp của văn bản, chữ viết - đây là cái tên mà Roland Barthes đã chọn để chỉ tập hợp các dấu hiệu văn chương - có chức năng “áp đặt một cái gì đó vượt ra ngoài ngôn ngữ, vừa là Lịch sử vừa là phần chúng ta đưa vào trong nó” [27]. Khái niệm văn bản này, vốn đã bắt đầu được sử dụng trong phê bình văn học [28], dường như hứa hẹn một sự đổi mới các phương pháp văn học và thậm chí có thể là một quan niệm mới về lịch sử với tư cách là “lịch sử của Văn tự”.  

Nếu các định đề của một khoa học văn chương mới dường như đã được thiết lập như vậy, nếu về nguyên tắc, không có gì phải phản đối việc áp dụng cấu trúc luận vào nghiên cứu của các nhà dân tộc học và các nhà sử học về các tôn giáo [29], thì chúng ta không được quên rằng ngôn ngữ được khớp nối không vắt kiệt toàn bộ các thông điệp, cũng như tất cả các dấu hiệu, cũng không được quên rằng ngôn ngữ không đồng tồn với văn hóa: các hình thức tạo hình, cấu trúc âm nhạc, chẳng hạn, theo cùng một cách và với cùng một loạt ý nghĩa, bao phủ các vùng không gian xã hội rộng lớn. Từ sự đối đầu giữa các kết quả phương pháp luận thu được từ trường phái Focillon và vô số trực giác chứa đựng trong tác phẩm của Malraux với những tiếp thu chính của ngôn ngữ học cấu trúc, từ sự mở rộng của chủ thuyết Saussurisme sang âm nhạc học, là chốn quan niệm về âm nhạc như một ngôn ngữ [30] dường như hiển nhiên, chắc chắn sẽ xuất hiện, đồng thời với việc hiểu rõ hơn về các vấn đề cụ thể đối với từng lĩnh vực, một ký hiệu học tổng quát được F. de Saussure tiên đoán và mong muốn [31].

Thật không may - sự sống còn của huyền thoại lãng mạn về thiên tài hoặc gợi ý về chủ nghĩa phản khoa học đã lỗi thời - sự hội nhập vào khoa học nhân văn của những lĩnh vực giáp ranh này đòi hỏi cả khoa học và mỹ học, mà trong thế kỷ XIX đã tự hình thành hoặc sắp hình thành những “lịch sử”: lịch sử văn học, lịch sử nghệ thuật, lịch sử âm nhạc, v.v., trở nên khó khăn vì một não trạng ngự trị trong một số giới nhất định và thể hiện ở sự coi thường ít nhiều có ý thức đối với toàn bộ khía cạnh xã hội của các vấn đề: những hành vi thông thường hoặc cấu trúc tập thể, với lợi ích của cá nhân, kẻ bất bình thường, kẻ sáng tạo. Nếu M. Merleau-Ponty, với các đóng góp trên cả hai cấp độ, tâm lý học và xã hội học mà chúng ta vừa công nhận, theo F. de Saussure phân biệt, “lời đã được nói” với “lời đang nói” [32], thì dường như đây chỉ là để đối phó ngay lập tức với trường hợp sau. Ngôn ngữ của một triết gia này không ngây thơ hơn của một triết gia khác, và người ta có thể dễ dàng tìm thấy trong Merleau-Ponty lối hòa âm mang tính miệt thị, đầy chất Bergsonian cho mọi thứ liên quan đến cái thể chế. Điều này cũng đúng với khái niệm văn tự, hầu như không được áp dụng cho các hình thức văn học của thời kỳ cổ điển, thấy mình bị bỏ mặc cho những ý thích nhất thời của cam kết có ý thức [33], khía cạnh có ý thức hoặc vô thức của hiện tượng được nghiên cứu dường như cũng là thứ yếu trong mối quan hệ với phạm trù cái biểu đạt Saussurian. Mặt khác, định nghĩa về văn tự chỉ xuất hiện nếu người ta đối lập nó với khái niệm tự mâu thuẫn về phong cách [34], ở cấp độ ngôn ngữ, biểu hiện chủ đề hiện sinh của nhà văn, và điều này cho phép Barthes giải thích tính độc đáo của các công việc cá nhân. Tương tự cũng có thể nói về Boris de Schloezer, mà lý thuyết ký hiệu học âm nhạc của ông nhằm phân tích một tác phẩm âm nhạc cụ thể [35], hay về Ch. Lalo [36], với mỹ học “cấu trúc” tìm cách xác định tác phẩm nghệ thuật nói chung.

Chúng tôi không muốn bất kỳ ai hiểu sai ý định của mình: một định nghĩa như vậy về một công trình riêng lẻ là hữu ích, thậm chí là cần thiết, và sẽ thực hiện được một bước tiến lớn khi có thể định nghĩa nó về phương diện ngôn ngữ học, thậm chí về phương diện ký hiệu học, mà không cần viện dẫn đến phạm trù mỹ học hoặc tâm lý học luôn có chút bối rối. Tuy nhiên, những công việc thuộc loại này, có giá trị về mặt lý thuyết, luôn có vẻ hơi sớm, khi nghĩ đến những ứng dụng thực tế của chúng, và trên hết là việc xác minh kết quả của chúng: thay vì kích thích công việc mô tả các tác phẩm lịch sử, họ lại cho rằng nó đã hoàn thành. Các nhà ngôn ngữ học, đã quen với sự khiêm tốn trong nghiên cứu của họ, quen với sự chậm rãi trong việc ghi lại kết quả công việc của họ một cách dứt khoát, sẽ không gặp khó khăn gì trong việc hiểu nhận xét này, biểu thị một thái độ tư duy hơn là một phản đối có tính nguyên tắc. Việc liệt kê các phân đôi Saussurian – cái biểu đạt và cái được biểu đạt, ngôn ngữ và lời nói - mà các ứng dụng khác nhau của chúng là chủ đề của nghiên cứu này, sẽ không đầy đủ nếu chúng ta không đề cập đến cái có vẻ dễ sử dụng hơn, tuy nhiên, đã gặp phải sự phản đối mạnh mẽ nhất từ ​​phía các nhà sử học về ngôn ngữ, vì một lý do đơn giản là, khẳng định quá giáo điều, nó đã loại họ ra khỏi số những người hưởng lợi từ các công thức khác của F. de Saussure: chúng tôi đang nghĩ đến tính không tương thích nổi tiếng của các nghiên cứu đồng đại và lịch đại.      

Vấn đề ở chỗ ngay từ đầu, một tuyên bố dứt khoát liên quan đến nhất tính cấu trúc của đối tượng ngôn ngữ học là cần thiết, và nếu không có khẳng định này thì sẽ không thể có ngôn ngữ học lấy cảm hứng từ Saussure, điều này có vẻ hiển nhiên đối với chúng tôi. Còn sau đó, ngôn ngữ học Đan Mạch, trong những phát triển tiếp theo của nó, đã chấp nhận ý tưởng panchronie phiếm thời [37], nghĩa là nói về việc tổng kiểm kê tất cả các cấu trúc ngôn ngữ có thể, điều này một lần nữa được giải thích bằng những lợi thế về phương pháp luận chắc chắn mà một khái niệm như vậy mang lại cho các nhà ngôn ngữ học xử lý các ngôn ngữ “không có lịch sử” hoặc các ngôn ngữ không phù hợp với việc thiết lập các mối quan hệ bằng phương pháp lịch sử: do đó một phép so sánh mới, ngoài thời gian và ngoài không gian, đã được hợp thức hóa. Nhưng nếu ngôn ngữ học cấu trúc từ chối thừa nhận rằng có thể nắm bắt được sự phát triển lịch sử của một ngôn ngữ nhất định ngoài việc so sánh hai trạng thái ngôn ngữ kế tiếp nhau – thì định nghĩa về trạng thái ngôn ngữ [38] nêu lên những khó khăn tương tự và chứa đựng những mâu thuẫn cố hữu trong sự đối lập của cái đồng đại và cái lịch đại – chúng tôi hiểu rằng các nhà ngôn ngữ học lịch sử thích bám vào phương pháp của họ hơn là chấp nhận cam chịu trước lịch sử, không thể hiểu nổi, đặc biệt là về phương diện ngôn ngữ học muốn trở thành khoa học.

Tuy nhiên, nếu sự hòa giải của ngôn ngữ học – cấu trúc và lịch sử – là có thể, thì nó sẽ thực sự xảy ra trong lĩnh vực nghiên cứu nhằm khám phá chiều góc lịch sử của không gian ngôn ngữ. Hơn nữa, một số thao tác tiếp cận nhất định, một số nghiên cứu phương pháp nhất định đã cho chúng ta một cái nhìn bao quát về định hướng và những tuyến chính của phép ngoại suy mới trong chủ thuyết Saussurisme, hơn nữa, sẽ không có cách nào phản bội tư tưởng Saussurian. Vì nếu ngôn từ sống, trong các biểu hiện của nó, dựa trên ngôn ngữ đã được thiết lập, thì nó đồng thời là nguồn gốc của mọi sáng tạo mới, của mọi tiến bộ lịch sử, và nó nằm trong mối quan hệ biện chứng qua lại giữa lời nói và ngôn ngữ, trong thực hành ngôn ngữ này [39] mà các khớp nối và cơ chế của nó vẫn còn phải được làm rõ, nằm trong thực tế của những thay đổi ngôn ngữ và nguồn gốc của các cấu trúc mới của ngôn ngữ. Mặt khác, kể từ nghiên cứu sáng chói của R. Jakobson [40], chúng ta đã bắt đầu hiểu được cấu trúc ngôn ngữ học có thể được nắm bắt như thế nào trong quá trình phát triển lịch sử của nó: tất cả những gì cần thiết là nới lỏng quan niệm quá máy móc về ngôn ngữ học hình thức và thay cho định đề về trạng thái cân bằng cấu trúc, cần sử dụng quan niệm linh hoạt hơn về “khuynh hướng cân bằng” [41], hay đúng hơn, chúng ta có thể nói, về “khuynh hướng mất cân bằng”, tiến trình lịch sử luôn bao gồm việc tạo ra các cấu trúc mới về rối loạn chức năng.  

Sự thâm nhập lẫn nhau của các phương pháp cấu trúc và lịch sử còn tiên tiến hơn người ta thường nghĩ, và các nhà ngôn ngữ học “lịch sử” như Benveniste hoặc Wartburg, trong một số phân tích của họ, thường tỏ ra trung thành với tinh thần, nếu không muốn nói theo nghĩa đen, của F. de Saussure hơn là một “nhà đồng  đại” cố chấp như J. Vendryès chẳng hạn. Một cuộc kiểm tra phương pháp luận kỹ lưỡng hơn, nằm trong các khuôn khổ nhận thức luận tổng quát hơn, đòi hỏi sự cộng tác của cả hai dòng tộc nhà ngôn ngữ học. Sẽ là đủ để ngôn ngữ học cấu trúc chấp nhận nhu cầu hiểu biết về sự phát triển lịch sử của ngôn ngữ như một điểm xuất phát; còn các nhà ngôn ngữ học lịch sử từ bỏ sự thiên vị của họ và nhận ra tính hữu ích của công cụ phương pháp luận do cấu trúc luận tạo ra. Một ngôn ngữ học phong phú, cả về cấu trúc và lịch sử, sẽ ra đời từ đó, vì vậy mà biện minh cho vị trí hàng đầu của nó trong các khoa học nhân văn.

___________________________________________

Nguồn: Algirdas-Julien Greimas. L’actualité du saussurisme. In Le français moderne, 1956, No. 24, p. 191-203.

Tác giả: Algirdas Julien Greimas, 1917 – 1992, là một nhà khoa học văn học người Litva, đã viết hầu hết các tác phẩm của mình bằng tiếng Pháp khi sống ở Pháp. Trong nhiều đóng góp, ông còn nổi tiếng với Hình vuông Ký hiệu học (le carré sémiotique) Greimas. Ông cùng với Roland Barthes, được coi là những nhà ký hiệu học lỗi lạc nhất của Pháp. Được đào tạo về ngôn ngữ học cấu trúc, ông đã có những đóng góp thêm cho lý thuyết về ý nghĩa, ký hiệu học tạo hình, và đặt nền móng cho trường phái ký hiệu học Paris. Các đóng góp quan trọng khác của Greimas cho ký hiệu học bao gồm các khái niệm về đồng vị, mô hình hành động, chương trình tường thuật và ký hiệu học của thế giới tự nhiên. Ông cũng nghiên cứu thần thoại Litva và tôn giáo Nguyên-Ấn-Âu, và có ảnh hưởng lớn trong phê bình văn  chương ký hiệu học.

Notes

1 Ce texte a été repris dans Greimas, A.-J., La mode en 1830, (texte établi par T.F.Broden et F.Ravaux-Kirkpatrick), Paris : PUF, p. 371-382.

2 Claude Lévi-Strauss, Tristes Tropiques, Paris, Pion, 1955, P. 47.

3 Maurice Merleau-Ponty, Leçon inaugurale au Collège de France, 1953, p. 45.

4 Les limites de cet article excluent, de notre part, toute intention de situer F. de Saussure dans les cadres plus généraux de l'épistémologie de son temps ou de chercher à évaluer l'originalité de sa pensée par rapport, par ex., à la phénoménologie de Husserl ou à la Gestalttheorie.

5 Prologomena to a Theory of Language, Indiana University Publications, 1953, p. 4.

6 F. de Saussure, Cours de linguistique générale, p. 157.

7 Nous pensons plus particulièrement aux ouvrages, par ailleurs fort méritoires, de S. Ullmann : Principles of Semantics et Précis de sémantique française.

8 V. Phénoménologie de la perception, Paris, NRF, 1945, et surtout le chapitre intitulé “Le corps comme expression et la parole”, p. 203-232.

9 “Durkheim et F. de Saussure”, dans la Psychologie du langage.

10 Voir son Introduction à l'oeuvre de M. Mauss, in Marcel Mauss, Sociologie et anthropologie, Paris, PUF, 1950, et l'avertissement de Georges Gurvitch, précisant que l'introduction de C. Lévi- Strauss est “une interprétation très personnelle” de l'oeuvre de M. Mauss (p. VIII).

11 P. 47.

12 Op. cit., p. 5.

13 C. Lévi-Strauss, Structure sociale, in Bulletin de psychologie, t. VII, Paris, mai 1953, p. 539 et 370.

14 Leçon inaugurale, op. cit., p. 45.

15 Introduction à l'oeuvre de M. Mauss, op. cit., p. XXX-XXXII.

16 Ibid., p. 46.

17 Cf. l'importance qu'attache G. Lukács à la catégorie de totalité: “Die Herrschaft der Kategorie der Totalitat ist der Trager des revolutionaren Prinzips in der Wissenschaft” (Geschichte und Klassenbewusstsein, Berlin, 1923, p. 39).

18 Structure sociale, in Bulletin de psychologie, p. 370-371.

19 C'est ainsi, par exemple, que Knud Togeby conçoit la langue dans sa Structure immanente de la langue française, Copenhague, 1951.

20 Cf. les remarquables analyses lexicologiques des notions fondamentales du système féodal dans les deux volumes de La société féodale, que Marc Bloch justifie sur le plan méthodologique dans son Apologie pour l'histoire (Paris, A. Volin, 1949, p. 89) en y faisant l'éloge de la “sémantique historique”, dont les historiens de jadis, tel Fustel de Coulanges, ont donné d' “admirables modèles”. Cf. aussi l'utilisation, par Lucien Febvre, des données lexicales en vue de la description de la mentalité du XVIe siècle dans Le problème de l'incroyance au XVIe siècle ou les pages d'analyse lexicologique captivantes dans Do Kamo (Paris, NRF, 1947), de Maurice Leenhardt.

21 “Des hommes qui, la moitié du temps, ne pourront atteindre les objets de leurs études qu'à travers les mots, par quel absurde paralogisme leur permet-on, entre autres lacunes, d'ignorer les acquisitions fondamentales de la linguistique?” (Marc Bloch, Apologie pour l'histoire, op. cit., p. 28). Charles Morazé, de son côté, affirme que les comportements sociaux ne pourront être connus tant qu'on se tiendra “à la traditionnelle étude de l'éthique, qui est l'étude des idées”, et croit que “les bases essentielles qui nous manquent” pourront être fournies par “une étude plus serrée des langues et de l'histoire du point de vue moral” (Essai sur la civilisation d'Occident, p. 207). Ces affirmations, par leur optimisme même, montrent. beaucoup plus les besoins méthodologiques de la science historique que la connaissance des difficultés que traverse la linguistique.

22 Cf., à titre d'exemple, la confusion méthodologique qui caractérise l'étude, par ailleurs fort intéressante,de M. Halkin, “Pour une histoire de l'honneur”, in Annales, octobre-décembre 1949, no 4, p. 433 sq.

23 Jost Trier, Der deutsche Wortschatz im Sinnbezirk des Verstandes, Heidelberg, 1931.

24 La méthode en lexicologie, Paris, Didier, 1953.

25 Prolegomena, op. cit., p. 73 sq.

26 Le degré zéro de l'écriture, Paris, Ed. du Seuil, 1953.

27 Ibid., p. 7.

28 Cf. Roger Caillois, qui, dans sa Poétique de Saint-John Perse, Paris, NRF, utilise largement le concept de l'écriture dans un sens, il est vrai, un peu différent de celui de R. Barthes.

29 Qu'on pense seulement à l'armature solide qu'aurait acquise la description si riche de la. cosmogonie des Dogons sous la plume d'un Marcel Griaule structuraliste (Dieu d'eau, Paris, Ed. Du Chêne, 1948).

30 Ainsi, Boris de Schloezer, dans son Introduction à J.-S. Bach, Paris, NRF, 1947, utilise avec succès les concepts saussuriens: “En musique, le signifié est immanent au signifiant, le contenu à la forme, à tel point que rigoureusement parlant la musique n'a pas un sens mais est un sens” (p. 24).

31 Op. cit., p. 32-35.

32 Phénoménologie de la perception, op. cit., p. 229.

33 R. Barthes, op. cit., p. 86-87.

34 Une telle conception de style se trouve pertinemment illustrée par le Michelet par lui-même (Paris, Ed. du Seuil, 1954), de R. Barthes, et par Poésie et profondeur (Ed. du Seuil, 1955), de Jean-Pierre Richard.

35 Le titre de l'ouvrage déjà cité de B. de Schloezer nous renseigne suffisamment sur les intentions de l'auteur.

36 Voir “L'analyse esthétique d'une oeuvre d'art”, in Journal de psychologie, n° 3, juillet-septembre 1946, p. 257.

37 Cf. Viggo Bröndal, Essais de linguistique générale, Copenhague, 1943, p. 96, et aussi l'application caractéristique de la même notion en sociologie: “L'ensemble des coutumes d'un peuple est toujours marqué par un style ; elles forment des systèmes. je suis persuadé que ces systèmes n'existent pas en nombre illimité, et que les sociétés humaines, comme les individus [...] ne créent jamais de façon absolue, mais se bornent à choisir certaines combinaisons dans un répertoire idéal qu'il serait possible de reconstituer” (C. Lévi-Strauss, Tristes Tropiques, op. cit., p. 183). Il reste à savoir si la notion de répertoire idéal peut être conciliée avec la conception de l'histoire comme procès créateur.

38 Cf. R.-L. Wagner, Grammaire et philologie, Cours de Sorbonne, fasc. 1, chap. IV : « La linguistique statique. Les descriptions d'états de. langue.

39 Pour le concept marxiste de praxis, rapproché de la notion saussurienne de l'espace social, voir Merleau-Ponty, Leçon inaugurale, p. 43 sq. De son côté, C. Lévi-Strauss, après avoir souligné “la nécessité d'introduire dans le modèle théorique de nouveaux éléments qui rendent compte des changements diachroniques de la structure”, insiste sur le fait que “la relation entre la terminologie (c'est-à-dire la description statique de la structure de parenté) et le comportement est de nature dialectique” (Structure sociale, op. cit., p. 381).

40 Principes de phonologie historique, donnés en appendice de Principes de phonologie, de N. S. Troubetzkoy, dans la trad. franç. de J. Cantineau, p. 315-336.

41 On trouvera dans l'introduction de l'important Essai pour une histoire structurale du phonétisme français (Paris, Klincksieck, 1949), par A. G. Haudricourt et A. G. Juilland, l'historique des efforts des fonctionnalistes de Prague pour faire admettre le structuralisme en histoire. Pour la “tendance à l'équilibre”, voir p. 5 sq. Nous n'avons malheureusement pas pu prendre connaissance de l'ouvrage récent d'André Martinet, Économie des changements phonétiques. Traité de phonologie diachronique, Berne, 1955, 396 p.

 

 

 

 

 

 

 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét