Grant Evans1
Người dịch: Hà Hữu Nga
Tóm tắt
[Tr.221] Các cuộc tranh luận liên quan đến nguồn gốc của người Thái hay người Lào vẫn chưa chấm dứt quan điểm cho rằng người Ai-Lao ở phía tây Vân Nam và các dân tộc thuộc các vương quốc Nam Chiếu là tổ tiên của họ. Ví dụ, những ý tưởng như vậy là phổ biến ở Lào. Điều này một phần là do những bác bỏ mới chỉ được trình bày một cách rời rạc. Bài luận sau đây cố gắng bác bỏ dứt khoát. Tuy nhiên, đây chỉ đơn giản là khúc dạo đầu để trình bày một trường hợp rõ ràng về việc đưa vương quốc Nam Chiếu vào các quốc gia cổ đại ở Đông Nam Á. Khi làm như vậy, bài tiểu luận cũng cho thấy Nam Chiếu đã đóng một vai trò quan trọng đến mức nào trong quá trình các dân tộc Tai trải rộng trên khắp lục địa Đông Nam Á.
Tiểu luận sau đây đề cập đến một cuộc tranh luận cũ về nguồn gốc của người Thái và người Lào, cụ thể là khẳng định rằng tổ tiên của họ là người Ai-Lao từ Tây Nam Trung Quốc và người của vương quốc Nam Chiếu/ Đại Lý. Những quan niệm này vẫn được các nhà sử học Lào tích cực truyền bá, nhưng đối với các nhà sử học Thái Lan thì ít hơn. Tuy nhiên, như Winai Pongsripian đã viết trong một khảo sát của ông về sử ký các dân tộc Tai: Không có vấn đề nào trong lịch sử Đông Nam Á thu hút sự quan tâm liên tục của cộng đồng nghiên cứu quốc tế như “vấn đề Nam Chiếu”, …tuy nhiên chúng ta biết rằng vấn đề này vẫn chưa được giải quyết dứt điểm. (2002: 50-51)2 Nó vẫn nhất định tồn tại trong văn hóa đại chúng ở cả Thái Lan và Lào. Cuốn sách The Edge of Empire - Bên rìa Đế chế (1988) của Sanya Polprasid, xuất bản bằng tiếng Thái năm 1973, đưa ra một tường thuật hư cấu về các trận chiến của người Thái với người Trung Quốc khi họ bị dồn về phía nam từ Tứ Xuyên đến Nam Chiếu và cuối cùng là Thái Lan. Đó là một cuốn sách best seller bán chạy. Phim tài liệu trên truyền hình Thái Lan (được chiếu sang Lào) vẫn kể tích truyện “xuất Nam Chiếu”. Và, Internet đã đưa vấn đề này lên một diễn đàn mới. Lịch sử gần đây của người Shan lặp lại tích truyện này (Sai Aung Tun, 2009: 7-12), và James C. Scott trong tác phẩm nổi tiếng The Art of Not Being Governed Nghệ thuật Bất thụ Bị trị [tr.222] khẳng định rằng Nam Chiếu là Tai: “Nỗ lực Vĩ đại nhất Thành lập nhà nước của họ chính là vương quốc Nam Chiếu và Kẻ thừa kế Đại Lý.” (2009: 141)
Tôi cho rằng quan điểm này là sai, nhưng một lý do tại sao cuộc tranh luận vẫn chưa đi đến hồi kết là ở chỗ không có sự bác bỏ riêng biệt nào đối với các tuyên bố kia, và vì vậy trong phần mở đầu của tiểu luận sau đây, tôi cố gắng giải quyết vấn đề này một cách dứt khoát. Nhưng mục đích thứ hai của tiểu luận này là đặt vương quốc Nam Chiếu/Đại Lý một cách chắc chắn vào lịch sử của Đông Nam Á lục địa cổ đại, đảm bảo rằng nó không còn là một ghi chú trong cuộc tranh luận về nguồn gốc của các dân tộc Tai nữa. Vương quốc Nam Chiếu/Đại Lý là một trong những vương quốc Phật giáo đầu tiên của Đông Nam Á cổ đại, mà trước nó chỉ có Vương quốc Pyu [驃國 Phiếu quốc, Thượng Miến Điện từ II TCN-XI SCN]. Phật giáo xuất hiện ở đó là sự tổng hợp riêng của Phật giáo nguyên thủy, nhưng cũng bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi sự phát triển ở Tây Tạng và Trung Quốc. Nhà nước xoay quanh một vị vua chakravartin chuyển luân vương toàn cầu và không phải là một kiểu mẫu manqué hụt của Trung Quốc, như gợi ý của một số tác giả gọi nó là “tiền-Trung Quốc”. Tiểu luận này lần theo những mối liên hệ ban đầu của nó với các dân tộc Tai và vai trò của nó trong sự bành trướng của họ. Tuy nhiên, điều quan trọng cần nhấn mạnh là các trang sau đây không nhằm mục đích giải thích nguồn gốc của người Tai.3
Trong phần giới thiệu có tựa đề “Cái nôi của Chủng tộc Shan” cho tác phẩm Amongst the Shans - Những người Shan (1885) của Archibald Ross Colquhoun, một học giả đáng chú ý nhưng có phong cách riêng, Albert Terrien de Lacouperie cho rằng tổ tiên của người Thái/Tai/Lào hiện đại có nguồn gốc từ “vùng núi Cửu Long, bắc Tứ Xuyên và nam Thiểm Tây, thuộc Trung Quốc.” (1985: lv) Hơn nữa, ông lập luận rằng người Thái/Lào hiện đại là những người tị nạn từ Vương quốc Nam Chiếu/Đại Lý đã bại trận ở miền nam Trung Quốc. Ông giải thích thêm về lập luận này trong Ngôn ngữ Trung Quốc trước khi có người Trung Quốc - The Languages of China Before the Chinese (1887), trong đó ông viết về nước này như sau: “Ở phía tây nam: Nước Điền ở miền trung Vân Nam và Tây Nam, một nhánh của nước Thục từ năm 390 TCN, tiếp theo là người Ngải-Lão đến từ phương Bắc, phát triển thành Lục Chiếu, hay sáu tiểu quốc trở thành quốc gia hùng mạnh Nam Chiếu, 629-860 SCN, sau đó là nước Đại Lý nhỏ hơn, cho đến năm 1275 SCN, và bị lệ thuộc bởi cuộc chinh phục của người Mông Cổ. (1887: 111)4
[Tr.223] Vương quốc Nam Chiếu được hình thành từ sáu tiểu quốc đã tồn tại từ trước, “năm trong số đó bao gồm các bộ lạc Lão hoặc Lào, thứ sáu là 摩梭 Ma Thoa” (1887: 60), được liên kết thành một Vương quốc trung ương hùng mạnh của Mông5 Xá, với tư cách là tiểu quốc ở cực nam còn được gọi là Nam Chiếu (chiếu phía nam), sau đó tên gọi ấy đã được dùng cho cả vương quốc thống nhất. Một người đương thời có phong cách riêng không kém De Lacouperie là nhà Hán học và quan chức thuộc địa người Anh, E.H.Parker, có đóng góp quan trọng cho cuộc thảo luận về nguồn gốc của các dân tộc Tai. Ông kể lại rằng: “Trong cuộc chuyện trò cách đây 5 năm [tức là năm 1887] với một người Xiêm có địa vị cao ở Bangkok, tôi thấy rằng họ hoàn toàn không biết gì về lịch sử của Đế chế Shan [撣國 Đạn quốc]. Chắc chắn là người Xiêm đã di cư hoặc bị đánh đuổi về phía nam khi Đế chế Shan tan rã.” (Parker 1892: 346) Ông nói thêm: “Người Trung Quốc cũng mù tịt về chỗ người Nam Chiếu là người Shan.”6
Thực ra, De Lacouperie chỉ chủ yếu quan tâm đến việc “giải cấu trúc” (như bây giờ người ta thường nói) người Trung Quốc tuyên bố là “chủng dân” lâu đời nhất trong khu vực (chủng tộc là khái niệm được ưa chuộng vào thời điểm đó), và chứng minh rằng nhiều nhóm “thổ dân” ở đó trước họ và thực sự sau đó đã trở thành một cấu phần của dân cư “Trung Quốc”. Người Shan, người Thái, hay người Lào, được cho là có trước người Trung Quốc về phương diện lịch sử, và đối với De Lacouperie đây mới là mối quan tâm chính của họ. Tuy nhiên, điều đó không ngăn cản ông tạo ra một phác thảo về lịch sử của họ kể từ đó vẫn còn ảnh hưởng. Ông đã thu hút sự chú ý đến một nhóm ở phía tây Vân Nam được gọi là Ngải-Lão hay Ai-Lao (哀牢),7 mà ông tuyên bố là một nhóm Tai, và điều này là do những người cai trị Nam Chiếu coi họ là tổ tiên. Như vậy, nếu cho rằng vương quốc Nam Chiếu là Tai, thì chẳng khó gì để cho rằng người Ngải-Lão cũng là Tai. Nhưng như một nhà sử học về Nam Chiếu, Charles Backus, đã viết: Có nhiều khả năng là những người sáng lập Nam Chiếu chỉ đơn giản coi người Ai-Lao là tổ tiên lừng lẫy và tiếp nhận những thần thoại và truyền thuyết Ai-Lao như của riêng họ. Bản thân một số nguồn tài liệu sớm của Trung Quốc đã chỉ ra sự hoài nghi về mối liên hệ này bằng cách tuyên bố cẩn thận rằng những người sáng lập Nam Chiếu ban đầu sinh sống trên lãnh thổ Ai-Lao hoặc là “chính họ nói” rằng họ là hậu duệ của Ai-Lao. (1981: 50)
Các vương quốc khác cũng làm như vậy: các vị vua của Luang Prabang tích hợp các vị vua Môn-Khmer của Muang Swa vào dòng dõi của họ, và vị vua Pagan đầu tiên, [tr.224] Kalancacsā, “tạo ra ý thức liên tục truyền thống lâu đời hơn của xã hội bằng cách liên kết phả hệ của mình với tổ tiên có thật và thần thoại của Śrī Ksetra, biểu tượng quá khứ của người Phiếu [Pyu].” (Aung-Thwin 1985: 23) Tất cả các quốc gia đều đi tìm tổ tiên lừng lẫy! Chỉ có một lượng nhỏ thông tin về người Ngải-Lão/Ai-Lao trong các văn bản Hán8 và De Lacouperie đã khai thác chúng một cách phóng khoáng trong cuốn Cái nôi của chủng Shan: Vào năm 69, vua Ai Lao là Liễu Mạo quy phục nhà Hán cùng với 77 tù trưởng, 51.890 hộ, 553.711 người. [Về sự việc này, Hậu Hán thư ghi như sau: 永平十二年,哀牢王柳貌遣子率種人內屬,其稱邑王者七十七人,戶五萬一千八百九十,口五十五萬三千七百一十一。西南去洛陽七千里,顯宗以其地置哀牢、博南二縣,割益州郡西部都尉所領六縣,合為永昌郡。始通博南山,度蘭倉水,行者苦之。歌曰:「漢德廣,開不賓。度博南,越蘭津。度蘭倉,為它人。」[後漢書《南蠻西南夷列傳》] Phiên: Vĩnh Bình thập nhị niên, Ai Lao vương Liễu Mạo khiển tử suất chủng nhân nội thuộc, kì xưng ấp vương giả thất thập thất nhân, hộ ngũ vạn nhất thiên bát bách cửu thập, khẩu ngũ thập ngũ vạn tam thiên thất bách nhất thập nhất. Tây nam khứ Lạc Dương thất thiên lí, Hiển Tông dĩ kì địa trí Ai Lao, Bác Nam nhị huyện, cát Ích Châu quận Tây bộ Đô úy sở lĩnh lục huyện, hợp vi Vĩnh Xương quận. Thủy thông Bác Nam sơn, độ Lan Thương thủy, hành giả khổ chi. Ca viết: Hán đức quảng, khai bất tân. Độ Bác Nam, Việt Lan Tân. Độ Lan Thương, vi tha nhân. Dịch: Năm Vĩnh Bình thứ mười hai, vua Ai Lao Liễu Mạo sai con trai đưa người đến xin nội thuộc, kê khai có 77 thổ tù, với 51.890 hộ và 553.711 người. Từ Tây Nam đến Lạc Dương là 7000 dặm, Hiển Tông lấy đất đó lập thành hai huyện Ai Lao và Bác Nam, và cắt 6 huyện do Đô úy Tây bộ Ích Châu cai quản hợp nhất thành quận Vĩnh Xương. Khởi điểm đi đến núi Bác Nam, đến sông Lan Thương, lữ khách vô cùng cực khổ. Có bài ca rằng: “Nhà Hán đức lớn, Mở mang bất tận, Đến mãi Bác Nam, Đến mãi Lan Thương, vì kẻ ngoại”. [ Hậu Hán thư - Nam man Tây Nam Di Liệt truyện]
Vào năm 78 SCN, sau khi nổi dậy chống lại các quan chức Trung Quốc… vua Ai Lao là Loại Lao đã bị đánh bại trong một trận chiến lớn, khiến nhiều bộ lạc của họ phải di cư vào đất nước hiện tại của các bang Shan phía bắc. (1885: liii) Hậu Hán thư chép: 先是,西部都尉廣漢鄭純為政清絜,化行夷貊,君長感慕,皆獻土珍,頌德美。天子嘉之,即以為永昌太守。純與哀牢夷人約,邑豪歲輸布貫頭衣二領,鹽一斛,以為常賦,夷俗安之。純自為都尉、太守,十年卒官。建初元年,哀牢王類牢與守令忿爭,遂殺守令而反叛,攻越巂唐城。太守王尋奔楪榆。哀牢三千餘人攻博南,燔燒民舍。肅宗募發越巂、益州、永昌夷漢九千人討之。明年春,邪龍縣昆明夷鹵承等應募,率種人與諸郡兵擊類牢於博南,大破斬之。傳首洛陽,賜鹵承帛萬匹,封為破虜傍邑侯。[後漢書《南蠻西南夷列傳》] Phiên: Tiên thị, Tây bộ Đô úy Quảng Hán Trịnh Thuần vi chính thanh khiết, hóa hành di mạch, quân trưởng cảm mộ, giai hiến thổ trân, tụng đức mĩ. Thiên tử gia chi, tức dĩ vi Vĩnh Xương Thái thú. Thuần dữ Ai Lao di nhân ước, ấp hào tuế thâu bố quán đầu y nhị lĩnh, diêm nhất hộc, dĩ vi thường phú (thuế cố định), di tục an chi. Thuần tự vi đô úy, thái thú, thập niên tốt quan. Kiến Sơ nguyên niên, Ai Lao vương Loại Lao dữ thủ lệnh phẫn tranh, toại sát thủ lệnh nhi phản bạn, công Việt Tây Đường thành. Thái thú Vương Tầm bôn Điệp Du. Ai Lao tam thiên dư nhân công Bác Nam, phần thiêu dân xá. Túc Tông mộ phát Việt Tây, Ích Châu, Vĩnh Xương di Hán cửu thiên nhân thảo chi. Minh niên xuân, Tà Long huyện Côn Minh di lỗ thừa đẳng ứng mộ, suất chủng nhân dữ chư quận binh kích Loại Lao ư Bác Nam, đại phá trảm chi. Truyền thủ Lạc Dương, tứ lỗ thừa bạch vạn thất, phong vi phá lỗ bàng ấp hầu. [Hậu Hán thư - Nam man Tây Nam di Liệt truyện]. Dịch: Trước hết, Trịnh Thuần, Đô úy Quảng Hán ở phía tây, cai trị ngay thẳng, giáo hóa man di, quân trưởng mến mộ, thường hiến trân bảo, ca tụng đức hạnh. Thiên tử khen thay, liền bổ làm Thái thú Vĩnh Xương. Thuần cùng bọn người Di Ai Lao cam kết, hàng thổ tù mỗi năm thu 2 khăn đội đầu, 1 hộc (10 đấu) muối, thiết nghĩ thuế phú cố định thì man dân yên ổn. Thuần thân là Đô úy, Thái thú, rồi 10 năm sau chết tại vị. Kiến Sơ nguyên niên vua Ai Lao là Loại Lao vô cùng kình phẫn đến mức giết chết Thủ lệnh mà làm phản, tiến đánh Đường Thành ở Việt Tây. Thái thú Vương Tầm phải chạy đến Điệp Du. Hơn 3000 người Ai Lao tiến đánh Bác Nam, đốt phá nhà cửa. Túc Tông chiêu tập 9000 người Di và Hán của Việt Tây, Ích Châu, và Vĩnh Xương lên đường thảo phạt. Mùa xuân năm sau bọn người Di huyện Tà Long, Côn Minh là Lỗ Thừa ứng mộ, dẫn theo bộ chúng cùng quan binh các quận đại phá Ai Lao, chặt đầu Loại Lao ở Bác Nam đưa về Lạc Dương. Ban cho Lỗ Thừa một vạn xấp lụa bạch, phong tước Phá Lỗ Bàng Ấp hầu. [Hậu Hán thư - Nam man Tây Nam di Liệt truyện]
Sau đó, ở chuyên luận dài hơn của mình ông thêm rằng, “Trong các thư tịch của Trung Quốc, chúng ta không còn được biết gì thêm nữa, và đa phần họ đã tham gia vào việc hình thành nhà nước Nam Chiếu của Vân Nam.” (1887: 57) Trên thực tế, giống như nhiều ‘nhóm tộc người’ khác được liệt kê trong các thư tịch cổ Trung Quốc, họ đơn giản là biến mất.
Ông viết, Người Ngải-Lão “có được sự tồn tại của họ là nhờ sự pha trộn giữa các chủng tộc được kể trong một truyền thuyết có chứa hai từ, và chỉ hai từ, mà chúng ta biết về ngôn ngữ của họ.” (1887: 57) Mặc dù được cho là chỉ có hai từ tồn tại trong ngôn ngữ của họ (được phiên âm sang tiếng Trung Quốc), De Lacouperie khẳng định rằng “nguồn gốc của người Ngải-Lão được thể hiện khá rõ ràng qua tất cả các chi tiết của họ là Täic.” (1887: 59) Nhưng, hai từ kiu long, tên của một tổ tiên huyền thoại, chỉ có vẻ là Tai vì đó là điều mà De Lacouperie mong muốn. Kiu được cho có nghĩa là lưng của một kẻ, còn long là ngồi xuống, nhưng chỉ có từ sau mới gần đúng với Tai, và chỉ khi người ta cố tình loại bỏ tất cả các khả tính khác. Đó là một sợi tơ quá đỗi mong manh để dệt nên một tích truyện về nguồn gốc-tộc người. Còn về ‘tất cả các chi tiết cụ thể của chúng’, ông không nói chi tiết. Tuy nhiên, các biên niên sử Trung Quốc sau này lại ghi: Các rợ Ngải-Lão đều xỏ lỗ mũi và dái tai rủ xuống vai. Các thủ lĩnh của họ, những người mang danh hiệu vua có dái tai dài đến mức chúng thậm chí còn dài hơn ba inch. (Ma 1883: 177) Không chi tiết nào trong số này điển hình cho ‘Täic’. Cần phải nhớ rằng các nhà biên niên sử Trung Quốc đã xem các dân tộc khác nhau mà họ thấy, hoặc đã mô tả về họ, với sự pha trộn giữa mê hoặc và khinh bỉ không phải là không điển hình cho hầu hết các lối nhìn thực dân. Ví dụ, nhiều dân tộc họ gặp ở Vân Nam được coi là nửa-người, chắc chắn là kém văn minh, và họ thường tỏ ra ung dung trong các mô tả về những kẻ ngoại đó.
[Tr.225] Ngay cả trong bộ sưu tập đặc biệt của Mã Đoan Lâm vào thế kỷ 13 về những gì lúc bấy giờ được biết về các dân tộc thiểu số ở Trung Quốc, thì chương về người Ngải-Lão của ông đột nhiên biến thành một thứ bàn luận dài dòng về sự tồn tại được cho là của một loài động vật líu lo, có thể nói chuyện và có các mối quan hệ xã hội giống như của con người (1883: 178-82). Như Richard Strassberg gợi lên trong A Chinese Bestiary (2002: 51) – Ngụ ngôn Động vật Trung Hoa, những mô tả này là một cách thức mà người Trung Quốc tạo dựng ‘kẻ khác về dân tộc học’. Có một mô tả, có lẽ, giống như Tai: “Rợ đó biết nhuộm vải bằng nhiều màu, sản xuất loại lụa bóng mịn màng và các chất liệu khác được khâu hoặc thêu thùa rất tinh tế” (Ma 1883: 177), ngoại trừ, như một tác vật văn hóa duy nhất, nó được chia sẻ với nhiều nhóm khác nhau trong khu vực và bản thân nó chẳng cho biết gì nhiều liên quan đến sắc tộc. Trên hết, đó là tất cả những gì chúng ta biết về người Ngải-Lao/Ai-Lao. Họ được coi là Tai vì người ta khẳng định rằng họ là tổ tiên của Vương quốc Nam Chiếu. Các nhà nghiên cứu như De Lacouperie cho rằng Nam Chiếu là Tai, do đó Ngải-Lao/Ai-Lao cũng phải là Tai. Nhưng, như chúng ta sẽ thấy, nếu Nam Chiếu không phải là Tai thì có thể chắc chắn rằng Ngải-Lao/Ai-Lao cũng không phải. Các lý thuyết của De Lacouperie về Ngải-Lao và vương quốc Nam Chiếu lần đầu tiên được các tác giả châu Âu khác áp dụng, đáng chú ý nhất là nhà truyền giáo William Clifton Dodd trong The Tai Race: Elder Brother of the Chinese (1996, [1923]) – Chủng người Tai: Anh cả của người Trung Quốc và W.A.R. Wood trong A History of Siam – Lịch sử Xiêm (1926). Các văn bản này đã tác động trực tiếp đến sự hiểu biết của người Thái về lịch sử của họ.
Những tuyên bố hùng hồn trong cuốn sách của Dodd không thể không khơi dậy các tưởng tượng dân tộc chủ nghĩa. “Chủng người nói tiếng Tai tự gọi mình là người Lào từ những thời kỳ đầu tiên” (1996 [1923]: 7), và “Người Ai-Lao là anh cả của người Trung Quốc” (1996 [1923]: 4) và chiếm “toàn bộ bề rộng của Trung Quốc hiện đại.” (1996 [1923]: 9) Thật vậy, “Với tư cách một chủng, người Ai-Lao có mặt ở buổi đầu của lịch sử” (1996 [1923]: 6), và do đó là một trong những chủng tộc lâu đời nhất trên thế giới.9 Người Lào đặc biệt say mê những tuyên bố của Dodd và nhấn mạnh rằng Ai-Lao là cách phát âm đúng. Đối với bất kỳ người nói tiếng Lào nào, các hấp lực là rõ ràng; được phiên âm từ tiếng Trung Quốc sang tiếng Lào, ý nghĩa nổi lên là 'anh cả Lào' (cuốn sách của Dodd làm cho ý tưởng này trở nên bất tử với phụ đề của nó, Elder Brother of the Chinese - Anh cả của người Trung Quốc.) Việc không tồn tại ý nghĩa như vậy trong tiếng Trung Quốc chỉ đơn giản là nó bị bỏ qua trong một diễn ngôn khao khát bằng chứng liên quan đến nguồn gốc xa xưa của người Lào.10 Chưa hết, nhân chứng duy nhất chúng ta có về người Ngái/Ai-Lao là bằng tiếng Trung Quốc.
[Tr.226] Wood ít quan tâm đến suy đoán lịch sử như vậy vì nó nằm ngoài câu chuyện về Xiêm La của ông, nhưng ông đồng tình rằng người Ai-Lao là Tai, và tuyên bố rằng sự thất bại của họ trước người Trung Quốc đã khiến họ phải di cư về phía nam và thành lập vương quốc Shan. “Cư dân Xiêm La không phải là hậu duệ của những người Tai phía Tây này, mà là hậu duệ của những người Tai phía Đông, đôi khi được gọi là Tai Noi.” (1926: 86) Người Tai Noi đã thâm nhập Xiêm “hàng trăm năm trước khi bất kỳ nhà cai trị Tai nào xuất hiện… hình thành các cộng đồng Tai, và kết hôn với cư dân Lawa và Mohn-Khmer.” (1926: 49) Sau đó, với sự sụp đổ của Nam Chiếu, Xiêm La đã tiếp nhận “một làn sóng di cư khổng lồ, những người chạy trốn khỏi Vân Nam… tạo ra một nguồn cung cấp liên tục các thành viên Tai mới từ phía bắc.” (1926: 52)11 Cuốn sách của Khun Wichitmatra, Lak Thai, hay Cội rễ của Người Thái, xuất bản lần đầu năm 1928, chịu ảnh hưởng của Dodd,12 và bởi vì nó được xuất bản bằng tiếng Thái nên cuốn sách của ông đã cung cấp khuôn khổ cho nhiều cuốn sách lịch sử Thái Lan sau này , cũng như những cuốn sách của người Lào.13 Trong đó, Nam Chiếu và tất cả các vị vua của nó đều là người Thái (giống như trong các văn bản của Lào, tất cả họ đều trở thành người Lào).
Đổi mới quan trọng nhất theo quan điểm của Lào là việc ông sử dụng biên niên sử hoàng gia của Luang Prabang để xác định vua Nam Chiếu Khun Borom [Bì La Các 皮羅閣] (r.728-48) với người sáng lập huyền thoại của Luang Prabang, Khun Borom (Bì La Các 皮羅閣 là tên do người Trung Quốc đặt cho ông, theo Wichitmatra). Ông lập luận rằng biên niên sử này nói rằng Khun Borom đến từ ‘bên trên’, mà trong biên niên sử cũ của Thái Lan có thể có nghĩa là Trung Quốc. “Trong biên niên sử Lan Xang nó được gọi là ‘Thaen’. Từ ‘Thaen’ này trong tiếng Lào được dịch là ‘Sawan’ [Trời] và đồng âm với từ ‘Tien’, là tên cũ của vương quốc Nam Chiếu của người Thái trong quá khứ.” (Wichitmatra 1975: 100-101)14 Sự kết nối Nam Chiếu với vương quốc lâu đời hơn này trong khu vực chỉ là phỏng đoán [tr.227], và sau đó khi biên niên sử Lào được vẽ ra cho vương quốc Nam Chiếu, thì tất cả các loại mối kết nối khác đều trở nên thuận lợi. “Kwaen Sip Song Chu Tai được sát nhập vào Vương quốc Thái (Nam Chiếu) vào năm 737 CN và Vua Bì La Các hay Khun Borom thành lập Nakorn Thaeng. Sau đó, ông đặt các con trai của mình cai quản Muang Thaeng và các muang thuộc cấp khác ở nam Nam Chiếu” (1975: 107), cụ thể là Hua Phan Thang Hok, Kaochi [Việt Nam], Luang Prabang, Lan Na, v.v. Như vậy, truyền thuyết đã trở thành lịch sử.
Cuốn Histoire du Laos Français – Lịch sử Lào thuộc Pháp (1931) của Paul Le Boulanger, bộ sử hiện đại đầu tiên của Lào, nhắc lại tích truyện xuất Nam Chiếu. Nhưng văn bản quan trọng nhất về lịch sử Lào, kết hợp cả tích truyện Ai-Lao và Nam Chiếu làm nền tảng, chính là cuốn Phongsawadan Lao (Biên niên sử Lào) của Maha Sila Viravong, xuất bản năm 1957 và từ năm 1958 được sử dụng làm sách giáo khoa lịch sử chính của Chính phủ Hoàng gia Lào (1946-1975); và nó đã được dịch sang tiếng Anh vào năm 1959 với cái tên The History of Laos – Lịch sử Lào. Đây có lẽ là văn bản có ảnh hưởng nhất từng được viết về lịch sử Lào. Trong đó, Reverend Dodd được gọi là ‘Một giáo sư người Mỹ’ (2001, [1957]: 9), và Maha Sila lặp lại những tuyên bố của Dodd về nguồn gốc cổ xưa của người Lào. Ông cũng thoải mái viện vào các học giả Thái Lan, như Chalong Soontravanich chỉ ra, “lịch sử của Vương quốc tiền Lan Xang như được trình bày trong tác phẩm Phongsawadan Lao của Sila Viravong về cơ bản giống với lịch sử Thái Lan tiền-Sukhothai được trình bày trong các tác phẩm của Hoàng tử Damrong, Wichitmatra, Wichit Watakan và Sathiankoset. Chỉ có một khác biệt duy nhất là sự thay thế từ ‘Lào’ cho từ ‘Thái’.” (2003: 123) Vì vậy, vương quốc Nam Chiếu trở thành vương quốc Ai-Lao, hay đơn giản là Lào, trong sách của Sila. Ông lặp lại khẳng định của Wichitmatra rằng “Khun Borom Rasathirath được gọi trong biên niên sử Trung Quốc là Bì La Các.” (2001[1957]: 15)
Việc ánh xạ một huyền thoại miền Trung Lào vào lịch sử đã khiến nó trở thành một tích truyện đặc biệt thuyết phục mạnh mẽ và đáng nhớ. Qúa trình khái niệm hóa này đã được lặp lại trong một cuốn lịch sử ba tập đầy tham vọng và gần đây của Bounmi Thepsimuang, The Origins of the Lao Race – Nguồn cội của Chủng tộc Lào (2006).15 Cuốn sách này bổ sung thêm một thao tác để lập bản đồ các hậu duệ của Khun Bulom vào tất cả các vị vua của Nam Chiếu. (Bounmi Thepsimuang 2006: 166-175) Ông tuyên bố sự hiện diện cổ xưa của Lào ở bán đảo Đông Nam Á bằng cách khẳng định rằng các vương quốc cổ đại như Dvaravati là Lào, và khá lạ lùng khi nói rằng có một cuộc di cư cổ đại ra khỏi Lào về phía bắc, nam, đông và tây (xem bản đồ, 2006: 107). Sau đó, ông lập luận, người Lào di chuyển về phía bắc và thành lập vương quốc Nam Chiếu/Đại Lý, đã bị người Trung Quốc đẩy lui. Thật khó mà coi lập luận ấy là mạch lạc hoặc thỏa đáng, nhưng nó cố gắng kết hợp sự sinh thành in situ tại chỗ của người Lào với tích truyện di cư từ phía bắc. Bằng cách bao gồm cả tích di cư đó, nó khác với [tr.228] bộ lịch sử chính thức chủ chốt về nước Lào do Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (LPDR) sản xuất từ năm 1975, Lịch sử Lào: Từ thời kỳ Đầu tiên đến Hiện tại (Bộ Thông tin và Văn hóa Lào, 2000), bỏ qua tích truyện Nam Chiếu/Đại Lễ để tạo ra một giải thích in situ tại chỗ về nguồn gốc của Lào.16 Tuy nhiên, sự xuất hiện bộ sử Bounmi gợi lên rằng nhiều người thấy cách giải thích của Bộ Thông tin và Văn hóa là không thỏa đáng, thay vào đó vẫn thích khuôn khổ được đặt ra đầu tiên của Maha Sila trong đó lộng giả thành chân.17.
Các phê bình sớm
Tuy nhiên, bản sắc Tai [Tai-ness] của vương quốc Nam Chiếu/Đại Lý đã bị thách thức từ rất sớm. Một lối giải thích khá mâu thuẫn về cấu phần của vương quốc được Wilhelm Credner đưa ra trong báo cáo của ông về chuyến thám hiểm Vân Nam vào năm 1930. Theo ông không có bằng chứng nào cho thấy người Tai sinh sống ở vùng Đại Lý, mà “phần lớn dân số ban đầu của Vân Nam… thuộc nhóm Tạng-Miến, đại diện là người Lolo (羅羅 La La), 僳僳 Lissu (猓猓Lissaw), Nashi [納西 Nạp Tây] (麼些 Musseu Ma Ta) và 羅婺 La Hủ…” (1935: 4) Một trong những nhóm quan trọng nhất ở vùng hồ Tali là người Dân Gia (Minchia 民家). Ông cho rằng họ đã không “thay thế dân số Tai đã rời đi mà luôn luôn, cũng như trong thời kỳ Tai nắm quyền, chiếm phần lớn dân số.” (1935: 8) Và ông lưu ý, tiếng Dân Gia “hoàn toàn không có quan hệ gì với tiếng Tai.” (1935: 9) Về cơ bản, Credner cho rằng Tai từ chiếu Mông Xá phía nam đã chiếm được các chiếu khác và cai trị như một nhóm nhỏ ưu tú của người Tai, trong khi phần lớn dân số vẫn không phải là người Tai. Tuy nhiên, ông không đưa ra bằng chứng nào cho thấy Mông Xá cũng từng là Tai, và dường như chỉ ủng hộ lập luận này vì ông vẫn bị ấn tượng bởi công trình của Dodd và H.R. Davies (Credner 1935: 2).
Năm 1945, nhà ngôn ngữ học Trung Quốc, La Thường Bồi [羅常培], đã phân tích hệ thống liên kết phụ danh đặc trưng của các dân tộc Tạng-Miến đã tạo nên vương quốc này, và nhận xét, “bằng chứng về bản thân phả hệ, chưa nói đến những lý do khác, cũng đã đủ [ tr.229] để bác bỏ” tuyên bố về việc Nam Chiếu là Tai (Lo Ch’ang-p’ei 1945: 361).18 Về ngôn ngữ, Backus viết: Hầu hết các từ Nam Chiếu còn tồn tại trong phiên âm tiếng Hán từ thời đó cho thấy không có chút tương đồng nào với ngôn ngữ Thái. Hơn nữa, ba hoặc bốn thuật ngữ giống với âm của các từ có cùng nghĩa trong tiếng Thái hiện đại tất cả tực chất đều mang tính chính trị, giống như chao, các thuật ngữ như vậy dễ dàng được vay mượn từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác. (1981: 49) Nhưng chính trên những sợi chỉ mỏng manh như vậy mà luận đề về nguyên gốc Tai lần đầu tiên được treo lại.19 Các nguồn lịch sử Trung Quốc thường ghi chú rằng ‘chao’ là một từ địa phương có nghĩa là ‘hoàng tử’ (hoặc trong từ dịch của La Thường Bồi là ‘vương quốc’), nhưng chúng không bao giờ gợi lên rằng đó là một từ Tai. Nam Chiếu được viết bằng tiếng Trung Quốc 南韶 (trong tiếng Trung Quốc giản thể chiếu được viết là 诏), nhưng tài liệu tham khảo sớm nhất của Trung Quốc về cách sử dụng thuật ngữ chao của người Thái mà tôi có thể tìm thấy là trong 滇繫 Điền hệ năm 1807 (Che Fan 1908: 161) trong đó nó được viết là 刁猛 điêu mãnh tức là Chao Mong (trong văn bản từ đó được phiên âm tiếng Pháp là tiao-mong; trong bính âm sẽ là diao) – nói cách khác, một ký tự hoàn toàn khác.
Hơn nữa, dường như không ai nhận ra rằng vào thời điểm hình thành vương quốc Nam Chiếu vào thế kỷ thứ 8, không có vương quốc Tai nào tồn tại, và nếu có bất kỳ người Tai nào ở vùng lân cận Nam Chiếu, thì tổ chức chính trị của họ sẽ không đáng kể hơn một thủ lĩnh địa. Rất khó có khả năng ngay cả một vương quốc có quy mô vừa phải sẽ vay mượn một thuật ngữ trung tâm trong từ vựng chính trị của mình từ một nhóm bộ lạc bên lề. Mặt khác, các thủ lĩnh chiến binh di cư, giống như người Tai vào thời điểm đó, có nhiều khả năng vay mượn ngôn ngữ chính trị của vương quốc hùng mạnh nhất trong vùng lân cận.20 Điều quan trọng là tất cả những người nói tiếng Tai ở lại ‘quê hương’ ở Quảng Tây, Quý Châu hoặc Quảng Đông, mượn các thuật ngữ chính trị quan trọng của họ từ tiếng Hán, mà từ chao thì lại không có.21 Những người di cư vào quyển chính trị của Nam Chiếu hầu hết đều có từ chao hoặc một từ cùng gốc với nó, từ này đã và vẫn còn chủ yếu là một yếu tố của các hình thức ngôn ngữ [tr.230] tinh hoa và lịch thiệp. Trên thực tế, điều hợp lý là việc vay mượn diễn ra theo hướng ngược lại, từ Nam Chiếu đến các tộc người Tai, do đó làm đảo lộn lập luận truyền thống. Tuyên bố này có lẽ không thể chứng minh được theo bất kỳ cách dứt khoát nào, nhưng có bằng chứng hỗ trợ từ một hướng khác, trong đó danh hiệu này đã được người Phiếu (Pyu) ở Miến Điện sử dụng. “Caw Rahan lịch sử, vị thánh-vương với tước hiệu Nam Chiếu,” Luce viết về vị vua Pagan đầu tiên ở thế kỷ thứ X (Luce: 1969: 9). Vào thế kỷ thứ IX, biên niên sử Trung Quốc đề cập đến các bộ lạc Mang (một phạm trù rộng rãi điển hình có lẽ bao gồm cả tổ tiên của người Miến Điện), những người đã gọi các vị vua của họ là ‘mang-chao’ (Luce and Pe, 1935: 273).
Không có bằng chứng vững chắc từ bất kỳ biên niên sử nào của Trung Quốc, hoặc bất kỳ biên niên sử nào khác, khẳng định rằng trước thế kỷ X các tộc người Tai đã cư chiếm một lãnh thổ xa về phía tây đến tận các bang Shan ngày nay, mặc dù có thể đã có việc đó. Luce (1958: 7) dường như có ý cho rằng họ đã ở trong khoảng khu vực đó vào thế kỷ thứ IX, nhưng tuyên bố của ông dựa trên sự đánh đồng người Bạch Di (白夷) với người Shan trong biên niên sử Trung Quốc. Tuy nhiên, thuật ngữ này được sử dụng rộng rãi, bất nhất, và thường được dịch là Bạch Man (白蠻).22 Cả Yi và Man đều được dùng để chỉ những man dân, và trong ngữ cảnh này, là những man dân da trắng. Đây là một vấn đề phổ biến với biên niên sử Trung Quốc, nơi các định danh tộc người luôn không nhất quán; rộng trong trường hợp này, nhưng lại hẹp trong một trường hợp khác, đến mức mà ngay cả các nhà biên niên sử Trung Quốc sau này như Sư Phạm trong chương 屬夷 Chúc Di tác phẩm Điền hệ năm 1807 của ông, hoặc về sự tòng phục phục của những man dân Vân Nam, đã phàn nàn: Tuy nhiên, các chủng man di cũng rất nhiều và thật khó mà phân loại được. Hơn nữa, từ xa xưa cho đến tận ngày nay, bọn họ vẫn không ngừng biến đổi và chia tách; những gì đã được viết về họ thực sự là sai lầm, và việc lặp lại (lời của các tác giả cổ đại) sẽ dẫn đến hậu quả là càng nhân lên gấp bội những sai lầm. (Che Fan 1908: 333) Tuy nhiên, những người quyết tâm tìm cho ra các tộc Tai, Shan hoặc Lào, hay bất kỳ ‘sắc tộc’ nào khác, sẽ vui vẻ chọn một hoặc các đặc điểm khác – xăm mình, uống nước bằng mũi, dệt vải, răng vàng, nhà sàn, và những thứ tương tự để hỗ trợ cho các khẳng quyết tổ tiên của một nhóm cụ thể. Nhưng các đặc điểm đơn lẻ đâu phải là kim chỉ nam cho một cấu trúc xã hội hay văn hóa.
Tên của hai vương quốc ban đầu nhỏ hơn đã hình thành nên Nam Chiếu là Mông Huề chiếu [蒙巂詔] và Mông Xá chiếu [蒙舍詔], và Parker tuyên bố, “Hai Mông đó là từ muang của tiếng Xiêm-Shan, là ‘một quốc gia’.” (Parker 1890: 72) Về phần Camille Sainson, dịch giả cuốn 南诏野史 Nam Chiếu Dã sử, cũng chủ trương quan điểm cho rằng Nam Chiếu là Tai, đối với ông, Mông thực chất là một họ do người Trung Quốc đặt cho như một loại nhận lầm về [tr.231] thuật ngữ muang (1904: 25).23 Muang thực sự là một khái niệm chính trị tinh túy của các tộc Tai liên quan đến liên minh nghi lễ/chính trị ở nhiều cấp độ, từ một nhóm làng cho đến thủ lĩnh địa, vương quốc hoặc theo nghĩa hiện đại của nó với tư cách là một nhà nước-dân tộc. Tuy nhiên, khá rõ ràng là Mong là tên họ/tộc của gia đình Wu Man (giống rợ đen) thống trị ở hai trong số các tiểu quốc này. Gia tộc đó sẽ tiếp tục kiểm soát Nam Chiếu, do đó tên họ của giống rợ ấy bao gồm các tiểu quốc tiền thân này; ký tự Hán ngữ 蒙 mông chung cho cả hai trường hợp,24 và thực sự họ cũng gọi vương quốc của mình là Đại Mông (大蒙). Tất nhiên, sau này, sau khi người Tai đã thiết lập sự hiện diện của họ ở Tây Nam Trung Quốc, thì Mong/Meng (tức là Muang) được sử dụng để chỉ các quận huyện dân tộc thiểu số, nhưng ký tự trong trường hợp này là 猛 mãnh với từ căn chỉ động vật và bọn rợ, vốn chỉ biến mất vào cuối thế kỷ 20 sau khi thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (PRC), và được viết là 勐 mãnh với từ căn chỉ uy quyền;25 ví dụ như 猛腊 Mãnh La, ngày nay là Sip Song Panna được viết là 勐腊 Mãnh La.
Vào đầu những năm 1960, Frederick Mote, một học giả về Trung Quốc cổ điển, đang công tác tại Thái Lan với Bộ Giáo dục và quyết định sử dụng tri thức Hán học của mình để đóng góp cho cuộc tranh luận về “Tiền sử Thái Lan”. Ông xác nhận rằng người Nam Chiếu là người Bạch hoặc Lô Lô, và quan trọng hơn là ông còn khẳng định “Chúng tôi biết rất ít hoặc không biết gì về ngôn ngữ của bất kỳ dân tộc không phải người Trung Quốc nào ở phía Nam và Tây Nam cho đến thế kỷ thứ 7 hoặc thứ 8 SCN hoặc muộn hơn,” (Mote 1966: 26). Bằng chứng về sự tồn tại của các ngôn ngữ Tai trong khu vực chỉ bắt đầu từ thế kỷ XI. Ông kết luận: “Vì vậy, hiện tại, nhà sử học Trung Quốc có thể chủ yếu đóng góp phủ định vào tiền sử Thái Lan, xác định các dân tộc không phải là người Thái và các khu vực không phải là người Thái thống trị,” (Mote 1966: 27). Trong một bài luận trước đó, ông nhận xét: “Bất kể người Thái nào có ở Nam Chiếu cũng chỉ là tình cờ ở đó, và không liên quan gì đến việc thành lập Vương quốc Nam Chiếu,” (Mote 1964: 105).26 Bài luận của Mote đã được chú thích của một số trí thức Thái Lan và nước ngoài [tr.232], nhưng theo một cách nào đó, nó quá thiên về quan điểm Hán-trung tâm luận nên khó gây tác động thực sự. Chỉ đến cuối những năm 1960, ở Thái Lan đã bắt đầu có một số cuộc tranh luận về Nam Chiếu và về nguồn gốc được cho là Thái Lan của nó, dẫn đến việc Đại học Chulalongkorn tái xuất bản Dodd. Nhưng cuộc tranh luận chỉ thực sự nổ ra vào những năm 1980 sau sự sụp đổ của Cách mạng Văn hóa và Trung Quốc mở cửa cho các nhà nghiên cứu bên ngoài, cùng với các hoạt động đổi mới của giới học thuật Trung Quốc. Mối quan tâm ban đầu tập trung vào người Đại ở Sipsong Panna, nhưng phía Trung Quốc chủ yếu quan tâm đến việc bác bỏ quan điểm phổ biến cho rằng người Thái đã bị người Hán xâm lược buộc phải lui về phía nam để đến Thái Lan.
_________________________________________
(Còn nữa…)
Nguồn: Grant, Evans (2014). The Ai-Lao and Nan Chao/Tali Kingdom: A Re-orientation. In Journal of the Siam Society, Vol. 102, 2014.
Tác giả: Grant Richard James Evans (11 tháng 10 năm 1948 – 16 tháng 9 năm 2014) là một nhà nhân học và nhà sử học người Úc nổi tiếng với các công trình của ông về Lào. Grant sinh ra ở Berri, Nam Úc, vào ngày 11 tháng 10 năm 1948. Ông nhận bằng Tiến sĩ trường La Trobe vào năm 1983, và đã giảng dạy ngành nhân học tại Đại học Hồng Kông trong nhiều năm. Năm 2005, ông chuyển hẳn đến Viêng Chăn, là nghiên cứu viên cao cấp tại École française d'Extrême-Orient. Ông qua đời tại Viêng Chăn vào ngày 16 tháng 9 năm 2014.
Notes
1 I would like to thank the Center for Southeast Asian Studies, Kyoto University for giving me time and resources to draft the following paper. For their comments I would also like to thank John Thorne, Pheuiphanh Ngaosyvathn and an anonymous reviewer for the JSS.
2 Among Lao historians only Pheuiphanh and Mayoury Ngaosyvathn (1994) show an awareness of the conflicting arguments around this issue. But they do not resolve them.
3. For a recent overview, see Baker (2002). I should signal here that Tai primarily refers to a linguistic family, more broadly Tai-Kadai. Many people also use Tai, and even Tai-Kadai, to refer to an ethno-linguistic group. This usage is avoided here. Lao and Thai speakers are part of the Tai language family. Tai, un-aspirated, is also used as a pre-fix for many smaller groups. For example, Tai Dam (Black Tai).
4. Actually, the Mongol conquest was in 1253. Readers will have to bear with these older transcriptions of Chinese. Today, for example, Ts’u would be written as Chu, and Tchau as Chao or Zhao. I have not, however, attempted to standardise these in the quotations. Chinese invariably use the Pinyin spelling Nan Zhao or Nanzhao, as do some foreign authors. In the context of this essay, I will use Nan Chao. In Pinyin, Tali is Dali.
5. Here I use Mong, but in the various texts dealing with Nan Chao one also finds Meng and Muong. Once again, I will not alter such spellings in quotations.
6. In an earlier article it seems that he too was ignorant of this when he wrote that the Nan Chao was a state “probably representing the modern Lolos,’ and that in ‘their language shao means ‘King’.” (Parker, 1886: 123) In fact, his earlier opinion was closer to the mark.
7. In Chinese, 哀 ‘ai’ means sorrow or pity, and 牢 ‘lao’ means fold or prison. It is clear that these characters were used to approximate phonetically in Chinese the name of these people in their own language.
8. A bilingual Chinese-Lao text appeared in 1997 containing the small amount that is known about them. Indeed, in a footnote the translator warns, “The problem of what ethnicity were the Ai-lao really in the Chinese texts remains confused.” (Thongkhian, 1997: 35) The warning has been ignored.
9. On top of this, De Lacouperie and Dodd had developed an ancient migration story for the Ai-Lao too, but we will not be diverted by this speculation -- although migration stories are important across the region. One of these theories had the ancient Tai migrating from the Altai mountains in Mongolia. That such a theory is not entirely forgotten is illustrated by the fact that in July 2012, in honour of HM Queen Sirikit’s 80th birthday, the Tourist Authority of Thailand organised a trip for a group of Thais to drive from Altai city to Thailand. (Prachatai 8/8/2012)
10. In many different contexts one will hear Lao assert that they are a very ancient race.
11. Liang Yongjia (2010) claims that Wood’s book was translated into Thai, but I can find no evidence of this. Chen (1990: 209) says it was translated into Chinese in 1947.
12. “I had written according to what Dodd has said about the issue,” he is quoted as saying by Chen Lufan (1990: 141). But the latter conveniently overstates Dodd’s influence. Dodd was simply a starting point for Wichitmatra, who combed through the available chronicles, and was acutely aware of the problems of using the chronicles when trying to construct a modern historiography. In particular, the problems of dating events enumerated in the chronicles. He attempted to compare them and invented some imaginative, but wrong, correlations between them because of the distorting lens of the Dodd thesis. His book, it should be noted, went through seven editions, and was continually updated and expanded until the final edition in 1975, which is the text I have used. For the early period, there is no difference between the 1928 edition and the 1975 one.
13. Excerpts from Dodd were first published in Thai in 1940 by Chulalongkorn University, and
reprinted again in 1969 in response to an awareness that Chinese texts claimed Nan Chao was not Thai. The re-publication was in the interest of contributing to the debate. The 1940 introduction and the 1969 introduction, plus the translated texts. It should be said that the Internet has given Dodd’s claims a new lease of life, at least among amateur historians. Chen Lufan (1990: 139) refers to a “Thai translation of Dodd’s book… by the Printing House of the Teacher’s Association of Bangkok in 1977.”
14. The Dian or Tien kingdom existed around the modern Kunming lake area from approximately 400 to 100 BCE and was Tibeto-Burman.
15. It is worth noting that volume one of Bounmi’s book has been translated into Thai and published in 2012 by Supapchai Printers and Tapada Publications, Bangkok. Given that so much of the book’s ancient history of the region is derived from Thai texts, one can observe a distorting feedback effect here. Thai readers will assume that this is based on original Lao research about Laos, when in fact it is largely Thai work filtered through a Lao lens.
16. A key architect of this text was Souneth Phothisane, whose PhD (Souneth 1996) had examined the various versions and historical significance of the Khun Borom legend. In that study, he ignored Sila Viravong’s argument and suggested an in situ location for the Lao. One suspects that he was persuaded to ignore convention by his supervisor Martin Stuart-Fox, and this perspective found its way into the official Lao history. Not long after, however, Souneth was dismissed from his position as director of the National Museum and left the Lao People’s Revolutionary Party. He took up a university position in Thailand.
17. History and archaeology operate in two registers in the LPDR. The dominant one is a Lao
discourse highlighting the growth and development of ethnic Lao culture. The subordinate discourse is one of the ‘multi-ethnic’ Lao people, which asserts the equality of all cultures inside Laos and their contribution to ‘Lao national culture,’ and usually favours an in situ account of Lao origins. Texts tend to code-switch between these two discourses, more or less according to convenience. Thus 60,000-year old human fossils can be claimed as Lao, or any ancient human activity. But the dominant discourse remains one of Lao kingdoms, in which the Nan Chao is an assumed precursor.
18. In 1950, a Japanese linguist, Matsumoto Nobuhiro, also argued that the language of the Nan Chao was Tibeto-Burman, (See Stott 1963: 192).
19. This speculation even included the meaning of the name of the city of Tali, where some suggested that its etymology approximated the Thai term for sea or lake – perhaps not surprising given the proximity of the Er Hai lake. Rock (1947: 32) cites the results of his enquiries with George Coedes, who informed him: “The Siamese word for ‘lake’ is da-lé, pronounced t’a-lé, but is probably a loan word from Khmer danlé pronounced tonlé (Tonlé Sap, Cambodia’s Great Lake). The use of Cambodian loan-words is usually restricted to South Siam, and I do not think that da lé or ta lé exists in any northern t’ai dialect. The etymology of Ta-li from da lé appears to me as extremely doubtful.”
20. A similar interpretation is advanced by Winai (2002: 44), where he also remarks that “perhaps [the Tai] were influenced by [Nan Chao’s] political culture, including inheriting words like ‘Chao’ and ‘Meng’ [i.e. Muang].”
21. A dictionary of northern Zhuang (2007) has no such word.
22. Sainson writes, Pai-yi “白夷 is the name applied by the Chinese especially for the Thai in lower Yunnan and upper Laos” (1904: 25), but as we have indicated already, ethnic signifiers had no stable signifieds. Such terms may have narrowed their referents in a much later period, but if so, they cannot be read back into the past as Sainson appears to do here.
23. Sainson opens another can of worms when he writes: “Still today, many pa-yi [pai-yi] chiefs have the Chinese surname Tao 刀 because chief is “tao” in pa-yi. The Chinese have made a family name out of a title.” (1904: 25) Thao is an honorific in Lao, and other Tai languages. The issue of the Chinese granting surnames to ‘barbarian’ groups that then become ethnonyms cannot be pursued here, but adds a major complication to any historical discussion of ‘ethnicity’.
24. See in particular Chavannes’ (1901: 18) translation of the stele which is the main document left by the Nan Chao where the ‘Mong Kingdom’ is used. Chavannes, who also subscribed to the idea that Nan Chao was Thai, commented, “mong is the name of the family of the king which became the name of the kingdom. It therefore seems impossible here to use a transcription of the thaï mong or muong…” Prior to this, in an examination of steles from the years 405 and 458, Chavannes points out that the family name Ts’ouan [Tuan] of an aspiring family was applied mistakenly by the Chinese to a whole “group that we call today the Lolos.” (1909: 6) Later, the Tuan would be identified with the Kingdom of Tali. In Pinyin, Tuan is written Duan. In footnote 19 above we have seen that Winai interprets ‘Meng’ as ‘Muang’, but in his case he is saying that the Thai borrowed the word ‘Meng’ to construct the word ‘Muang’. It would be difficult to sustain this contrary reading.
25. 勐 is a rising tone, while 蒙 is a high tone.
26. Blackmore’s (1961) essay contains similar points, but its publication as part of a symposium in Hong Kong meant that it fell below the radar of Thai scholars.
References
Anderson, James A. 2007. The Rebel Den of Nùng Trí Cao: Loyalty and Identity Along the Sino-Vietnamese Frontier, Seattle: University of Washington Press in association with NUS Press, Singapore.
Anderson, James A. 2009. ‘China’s Southwestern Silk Road in World History,’ World History Connected 6.1 (2009): 14 pars. 28 Sept.
Aung-Thwin, Michael. 1985. Pagan: The Origins of Modern Burma, Honolulu: University of Hawaii Press.
Backus, Charles. 1981. The Nan-chao Kingdom and T’ang China’s Southwestern Frontier, Cambridge; New York: Cambridge University Press.
Baker, Chris. 2002. ‘From Yue to Thai,’ Journal of the Siam Society, 90, 1&2.
Bizot, François. 2000. ‘La place des communautés du Nord-Laos dans l’histoire de boudhisme d’Asie du Sud-Est,’ Bulletin de l’Ecole française d’Extrême-Orient, Tome 87, pp. 511-528.
Blackmore, Michael. 1961. ‘The Ethnological Problems Connected With Nanchao,’ in Symposium on Historical, Archaeological and Linguistic Studies on Southern China, South-East Asia and the Hong Kong Region, Edited by F.S. Drake, Hong Kong: University of Hong Kong.
Bounmi Thepsimuang. 2006. The Origins of the Lao Race, Vol. 1, Vientiane: Education
Printer. ບຸນມີ ເທບສີເມືອງ. 2012. ຄວ່າມເປັນມາ ຂອງ ຊົນຊາດລາວ, ເຫຼັມ 1, ວຽງຈັນ: ໂຮງພິມສືກສາ.
Chalong Soontravanich. 2003. ‘Sila Viravong’s Phongsawadan Lao: A Reappraisal,’ Contesting Visions of the Lao Past, Edited by Christopher E. Goscha and Søren Ivarsson, Copenhagen: NIAS Press.
Chanthaphilit Chiemsysourath. 2012. ‘Lao Ancestry,’ Social Sciences, Vol, 14, Vientiane.
Chen, Lufan. 1990. Whence Came the Thai Race? An Inquiry. Text in Chinese and English. Kunming: Guoji Wenhua Publishing Company.
Ch’en, Kenneth. 1952. ‘Anti-Buddhist Propaganda During the Nan-ch’ao,’ Harvard Journal of Asiatic Studies, Vol.15, no. 1/2, pp. 166-92.
Chavannes, Édouard. 1901. ‘Une inscription du royaume de, Nan-tchao,’ Journal Asiatique, Paris: Imprimerie National.
Chavannes, Édouard. 1909. ‘Quatre Inscriptions du Yun-nan,’ Journal Asiatique, Juillet-Août.
Che Fan. 1908. ‘Les Barbares Soumis du Yunnan,’ Chapitre du Tien Hi, Traduit par MM. G. Soulié et Tchang Yi-Tch’ou, BEFEO, Vol. VIII, No. 1.
Coedès, G. 1962. The Making of Southeast Asia, London: Routledge & Kegan Paul.
Credner, Wilhelm. 1935. ‘Cultural and geographical observations made in the Tali (Yunnan) Region with special regard to the Nan-Chao problem,’ translated from German into English by Erik Seidenfaden, Journal of the Siam Society.
De Lacouperie, Albert, Terrien. 1885. ‘Cradle of the Shan Race,’ Introduction to Archibald, Ross, Colquhuon, Amongst the Shans, London: Field & Tuer; Simpkin, Marshall & Co.
De Lacouperie, Albert, Terrien. 1887. The Languages of China before the Chinese researches on the languages spoken by the pre-Chinese races of China proper previously to the Chinese occupation, London: D. Nutt. Journal of the Siam Society, Vol. 102, 2014
Devéria, G. 1886. La Frontière Sino-Annamite: Description Géographique et Ethnographique, Paris: Ernest Leroux. Dictionary of Northern Zhuang: Chinese-Thai-English, Joint Project of the Institute of Language and Culture, Mahidol University, Thailand, and the Thai Institute, of the Central Minorities University, PRC, 2007.
Deydier, Henri. 1954. Lokapâla: Génies, totems et sorciers du Nord Laos, Paris: Librairie Plon.
Dodd, William, Clifton. 1996 [1923]. The Tai Race: Elder Brother of the Chinese, Bangkok: White Lotus Press.
Dore, Amphay. 1987. ‘Aux sources de la civilisation Lao (Contribution ethno-historique à la connaissance de la culture Louang-Phrabanaise.)’ Doctorat d’Etat, Ethnologie, Paris 5. Paris: Cercle de culture et de recherches laotiennes, 1987. Mimeographed.
Doré, Amphay. 1990. ‘Did the Tai People Contribute to the Foundation of the Nan Zhao Kingdom?: Some Chronological Elements,’ Proceedings of the 4th International Conference of Thai Studies, 11-13 May. Volume IV. Kunming: Institute of Southeast Asian Studies.
Ecsedy, Ildikó. 1984. ‘Nanchao : An Archaic State Between China and Tibet,’ Tibetan and Buddhist Studies, Edited by Louis Ligeti, Vol.1, Budapest: Akadémiai Kiadó.
Fan Ch’o. 1961. The Man Shu (Book of the Southern Barbarians), Translated by Gordon H. Luce, Edited by G.P. Oey, Data Paper No.4, Southeast Asia program, Ithaca: Cornell University.
Fitzgerald, C.P. 1941. The Tower of Five Glories: A Study of the Minchia of Tali, Yunnan, London: Cresset Press.
Fitzgerald, C.P. 1972. The Southern Expansion of the Chinese People, New York: Praeger Publishers.
Foon Ming Liew-Herres, Volker Grabowsky, and Renoo Wichasin. 2012. Chronicle of Sipsong Panna: History and Society of a Tai Lue Kingdom, Twelfth to Twentieth Century. Chiang Mai: Mekong Press.
Gasparadone, Émile. 1971. ‘L’Inscription du Ma-Nhai,’ Bulletin de la Societé des Etudes indochinoises, XLVI.
Glover, Ian C. 1996. ‘The Southern Silk Road: Archaeological Evidence for Early Trade Between India and Southeast Asia,’ Ancient Trades and Cultural Contacts in Southeast Asia, Edited by Amara Srisuchat, Bangkok, Thailand: The Office of the National Culture commission.
Guy, John. 1995. ‘The Avalokiteśvara of Yunnan and Some Southeast Asian Connections,’
South East Asia & China: Art, Interaction & Commerce, University of London: Percival David Foundation of Chinese Art. Journal of the Siam Society, Vol. 102, 2014
Herman, John. 2009. ‘The Kingdom of Nanzhong. China’s Southwest Border Region Prior to the Eighth Century,’ T’oung Pao 95.
IMEC (Institute of Minority and Ethnic Culture). 2009. Dali: A History of 4000 years, Kunming: Yunnan University Press.
Izikowitz, Karl, Gustav. 1981. ‘Propos sur les Thaïs,’ Jacques Dournes (Ed.), Orients. Pour Georges Condominas, Paris, Sudestasie/Toulouse.
Le Boulanger, Paul. 1931. Histoire du Laos Francois: Essai d ‘une etude chronologique des principautes laotiennes, Paris: Plon.
Leach, Edmund. 2000 [1961]. ‘The Frontiers of “Burma”,’ in The Essential Edmund Leach, Volume 1: Anthropology and Society, edited by Stephen Hugh-Jones and James Laidlaw, New Haven and London: Yale University Press.
Li Dong Hong. 2009. ‘The influence of Indian Buddhism on Bai identification and understanding of their origins as a people: a research note,’ Asian Ethnicity, Vol.10, No.1.
Liang Yongjia. 2010. ‘Inalienable Narration: The Nanzhao History between Thailand and China,’ Working Paper Series, Singapore: Asia Research Institute, National University of Singapore.
Liang Yongjia. 2011. ‘Stranger Kingship and Cosmocracy; or, Sahlins in Southwest China,’ The Asia Pacific Journal of Anthropology, 12: 3, 236-254.
Lieberman, Victor. 2004. Strange Parallels: Volume 1, Integration on the Mainland: Southeast Asia in Global Context, c.800-1830, (Studies in Comparative World History). Cambridge: Cambridge University Press.
Lo Ch’ang-p’ei. 1945. ‘The Genealogical Patronymic Linkage System of the Tibeto- Burman Speaking Tribes’, Harvard Journal of Asiatic Studies, Vol.8, No.3/4, pp. 349-363.
Luce, G. H. 1924. ‘The Tan and the Ngai Lao,’ Journal of the Burma Research Society, Vol. XIV, Part II, pp. 100-137.
Luce, G.H. 1958. ‘The Early Syam in Burmese History,’ Journal of the Siam Society, XLVI, 2.
Luce, G.H. 1985. Phases of Pre-Pagan Burma : Languages and History, Vol.1. Oxford: Oxford University Press.
Luce, G.H. and Pe Maung Tin. 1935. ‘Burma Down to the Fall of Pagan. An Outline’, Part 1. Journal of the Burma Research Society, 29, pp. 264-82.
Luce, Gordon H. 1969. Old Burma-Early Pagan, Vol.1, New York : J.J. Augustin Publisher, Locust Valley.
Ma-Touan-Lin. 1883. Ethnographie des Peuples Étrangers a la Chine. Ouvrage composé au XIIIe siècle de notre ère. Traduit par Le Marquis d’Hervey de Saint Denys, Genève: H. Georg-Th. Muller, Paris, Ernest Leroux. London, Trubner and Co. Journal of the Siam Society, Vol. 102, 2014
Milne, Leslie. 2004 [1924]. The Home of the Eastern Clan: A Study of the Palaungs of the Shan States, Bangkok : White Lotus.
Ministry of Information and Culture. 2000. History of Laos: From Earliest Times to the Present, Vientiane: State Printing House. ກະຊວງຖະແລງຂ່າວ ແລະ ວັດທະນາທຳ, ປະວັດສາດລາວ: ດຶກດຳບັນ-ປະຈຸບັນ, ວຽງຈັນ: ໂຮງພິມແຫ່ງຊາດ.
Mote, Frederick. 1966. ‘Symposium on the Prehistory of the Thai People: The View From the Discipline of Chinese History,’ สังคมศาสตร์ปริทัศน์ ฉบับพิเศษ ๓ ว่าด้วย ประวัติศาสตร์ไทยตามทัศนคติสมัยปัจจุบันเดือนมิถุนายน ๒๕๐๙
Mote, Frederick. 1964. ‘Problems of Thai Prehistory,’ The Social Science Review, 2.2. สังคมศาสตร์ปริทัศน์ 2.2.
Nguyễn Vān Huyên. 1939. ‘Les chants et les danses d’Ai-lao aux fêtes de Phù-Đổng (Bắc-Ninh),’ Bulletin de l’Ecole française d’Extrême-Orient, Tome 39, pp. 153-196.
Orzech, Charles D. 1998. Politics and Transcendent Wisdom: The Scripture for Humane Kings in the Creation of National Protection Buddhism, State College, Pennsylvania: The Pennsylvania State University Press.
Parker, E.H. 1886. ‘China’s Relations With Foreign Tribes,’ The China Review, Vol. 14, No. 1.
Parker, E.H. 1890. ‘The Early Laos and China,’ The China Review, Vol. XIX, No. 2.
Parker, E.H. 1892. ‘The Old Thai or Shan Empire of Western Yunnan,’ The China Review, Vol. XX.
Pelliot, Paul. 1904. ‘Deux itinéraires de Chine en Inde à la fin di VIIe siècle,’ Bulletin de l’Ecole française d’Extrême-Orient, Tome 4, pp. 131-413.
Pheuiphanh and Mayoury Ngaosyvathn. (1994). Kith and Kin Politics: The Relationship Between Laos and Thailand, Philippines & Australia: Journal of Contemporary Asia Publishers.
Pluvier, Jan. 1995. Historical Atlas of Southeast Asia, Leiden: E.J. Brill.
Rocher, Emile. 1899. ‘Histoire des princes du Yun-nan: Et Leurs Relations Avec la Chine d’Apres des Documents Historiques Chinois.’ Traduit pour le premier fois (Continué), T’oung Pao, Vol.10, No.2, pp. 115-154.
Rock, Joseph F. 1947. The Ancient Na-khi Kingdom of Southwest China, Cambridge, Massachussets: Harvard University Press.
Sai Aung Tun. 2009. History of the Shan States Up to 1962, Chiang Mai: Silkworm Books.
Sainson, C. 1904. Nan-Tchao Ye-Che, Histoire Particulière du Nan-Tchao, Traduction d’Une Histoire de L’Ancien Yun-Nan, Paris, Imprimerie Nationale, Ernest Leroux, Éditeur.
Sai Kam Mong. 2004. The History and Development of Shan Scripts, Chiang Mai: Silkworm Books. Journal of the Siam Society, Vol. 102, 2014
Sanya Polprasid. 1988. The Edge of Empire, Edited by Denis Segaller, Bangkok: Allied Printers.
Schafer, Edward, H. 1967. The Vermillion Bird, Berkeley: University of California Press.
Schmitt, Jeffrey, Howard. 2007. ‘Uprooted Referents: An Ethnography of Historical Consciousness among the Bai Nationality of the Dali Plain, Yunnan Province, the People’s Republic of China,’ PhD, Department of Anthropology, University of Virginia.
Scott, James, C. 2009. The Art of Not Being Governed: An Anarchist History of Upland Southeast Asia, (Yale Agrarian Studies Series) New Haven: Yale University Press.
Scott, J. George. 1911. ‘Buddhism in the Shan States,’ Journal of the Royal Asiatic Society, XXIV, pp. 917-934.
Sen, Tansen. 2003. Buddhism, Diplomacy and Trade: The Realignment of Sino-Indian Relations, 600-1400, Honolulu : Association for Asian Studies and University of Hawai’i Press.
Sila Viravong. 2001 [1957]. PhonÀsawadan Lao from Ancient Times to 1946, Vientiane: National Library Printer. ມະຫາສີລາ ວີຣະວົງ. 2001 (1957). ພົງສາວະດານລາວ: ແຕ່ບູຫານ ເຖິງ 1946, ວຽງຈັນ: ຈັດພິມໂດຍຫໍສະມຸດແຫ່ງຊາດ.
Sila Viravong. 1964. History of Laos, New York: Paragon Book Reprint Corp.
Sørensen, Henrik, H. 2011. ‘Esoteric Buddhism in the Nanzhao and Dali Kingdoms (CA. 800-1253),’ Esoteric Buddhism and Tantras in East Asia, Edited by Charles D. Orzech, Henrik H. Sørensen, and Richard K. Payne, Leiden: Brill.
Souneth Phothisane. 1996. The Nidān Khun Borom: Annotated Translation and Analysis, Department of History, University of Queensland, Australia.
Stargardt, Janice. 1971. ‘Burma’s Economic and Diplomatic Relations with India and China from Early Medieval Sources,’ Journal of the Economic and Social History of the Orient, Vol.14, No.1.
Stargardt, Janice. 1990. The Ancient Pyu of Burma: Early Pyu Cities in a Man-Made Landscape, Volume One, Singapore: PACSEA Cambridge in association with The Institute of Southeast Asian Studies.
Stott, Wilfred. 1963. ‘The Expansion of the Nan-chao Kingdom Between the Years A.D. 750-860 and the Causes That Lay behind It as Shewn in the T’ai-ho Inscription and the Man Shu,’ T’oung Pao, Second Series, Vol. 50, Livr. 1/3, pp. 190-220.
Strassberg, Richard E. (ed.). 2002. A Chinese Bestiary: Strange Creatures from the Guideways through Mountains and Seas, Berkeley: University of California Press.
Stuart-Fox, Martin. 1998. The Lao Kingdom of Lān Xāng: Rise and Decline, Bangkok: White Lotus Books.
Stuart-Fox, Martin. 2003. A Short History of China and Southeast Asia: Tribute, Journal of the Siam Society, Vol. 102, 2014 Trade and Influence, Sydney: Allen and Unwin.
Sujit Wongthes. 1986. The Thais were always here: A Social and Cultural History of the Siamese people in Thailan. Special Issue. Bangkok: Sinlapa wattanatham.
คนไทยได้เสมอที่นี่: ประวัติศาสตร์สังคมและวัฒนธรรมของชาวสยามในประเทศไทย ฉบับพิเศษ
กรุงเทพฯ: ศิลปวัฒนธรรม.
Tarling, Nicholas (ed.). 1992. The Cambridge History of Southeast Asia, Volume One, From Early Times to c.1800, Cambridge: The Press Syndicate of the University of Cambridge Press.
Tatsuo Hoshino. 1986. Pour Une Histoire Médiévale du Moyen Mékong, Bangkok: Éditions Duang Kamol.
Taylor, Keith, Weller. 1983. The Birth of Vietnam, Berkeley: The University of California Press.
Taylor, K.W. 2013. A History of the Vietnamese People, Cambridge: Cambridge University Press.
Thongkhian Khamtakun. 1997. Editor and Translator. Collection of Information About Laos From Ancient Chinese Texts, Vol.1, Institute of Culture, Ministry of Information and Culture, Vientiane. (bilingual Lao and Chinese). ທອງຂຽນ ຂຳຕະກຸນ (ຜູແປ). 1997. ຮິບໂຮມຂໍ້ມູນກຽ່ວກັບລາວ ຈາກຫນັງສືບູຮານຂອງຈີນ
(ເຫ້ັຼມ1)/中国古籍有关老挝资料汇编,ສະຖາບັນຄ້ົນຄ້ວາວັດທະນາທຳ, ກະຊວງຖະແຫຼງຂ່າວ ແລະ ວັດທະນາທຳ, ວຽງຈັນ.
Truờng-Vinh-Ky. 1875. Cours d’Histoire Annamite, Saigon: Imprimerie du Gouvernement.
Wichitmatra. 1975 [1928, first ed.]. Roots of the Thai People, Bangkok: Banthit Printer, Phetchaburi Teachers College. หลักไทย พิมพ์ทีบัณฑตการพิมพ์ หลังวิทยาลัยครูเพชรบุรี กรุงเทพมหานคร 2519.
Winai Pongsripian. 2002. ‘History of the Tai Peoples: A Critical Review’ in Studies of History and Literature of Tai Ethnic Groups, edited by Saratsawadi Ongsakun and Yoshiyuki Masuhara. วินัย พงศ์ศสรีเพียร, สภานภาพ การศึกษาประวัตี ศาสตร์ไท, บรรณาธิการ สรัสวดี อ๋องกุล โยซิยุกิ มาซูฮารา, การศึกษาประวัติศาสตร์และวรรณกรรม ของกลุ่มชาติพันธุ์ไท, ภาควิชาประวัติศาสตร์, คณะมนุษยศาสตร์, มหาวิทยาลัยเชียงใหม่, 2002.
Wood, W.A.R. 1926. A History of Siam From the Earliest Times to the Year A.D. 1781, With a Supplement Dealing With More Recent Events, Bangkok.
Wyatt, David, K. 2003. Thailand: A Short History, Second Edition, Chiang Mai: Silkworm Books.
Yang Bin, 2008. Between Winds and Clouds, New York: Columbia University Press.
Zhang Yongkang. 2008. The Nanzhao-Dali Kingdom: Paradise of Buddhism; 佛国 遗珍 南诏大理国的佛陀世界.2008. 作者=张永康,陈浩撰文.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét