Powered By Blogger

Thứ Sáu, 24 tháng 3, 2023

Người hùng Claude Lévi-Strauss Xuất hiện

François Dosse

Người dịch: Hà Hữu Nga

[Tr.10] Cấu trúc luận nhanh chóng được đồng nhất với một người: Claude Lévi-Strauss. Trong thời đại mà sự phân công lao động trí óc giới hạn nhà nghiên cứu vào mớ tri thức ngày càng rời rạc, Lévi-Strauss đã tìm cách cân bằng giữa vật chất và cái có thể lý giải. Bị giằng xé giữa mong muốn khôi phục logic nội tại của thực tại vật chất và khả năng cảm thụ thơ ca đã gắn chặt ông với thế giới tự nhiên, Lévi-Strauss đã rèn đúc thành những tổng hợp trí tuệ quan trọng theo cách của người viết các bản tổng phổ âm nhạc. Sinh năm 1908, Lévi-Strauss thường xuyên được tiếp xúc với sáng tạo nghệ thuật trong môi trường gia đình: ông cố là nghệ sĩ vĩ cầm, cha và các chú là họa sĩ. Khi còn là một thanh niên sống ở thành phố, anh dành toàn bộ thời gian rảnh rỗi trong các cửa hàng đồ cổ và chỉ khám phá ra niềm vui mãnh liệt với thiên nhiên kỳ lạ khi cha mẹ anh mua một ngôi nhà trên núi ở Cévennes, đông nam nước Pháp [Cévennes là một vùng văn hóa và các rặng núi ở trung nam nước Pháp. Nó bao gồm các bộ phận của các tỉnh Ardèche, Gard, Hérault và Lozère. Giàu ý nghĩa về địa lý, tự nhiên và văn hóa, các bộ phận của khu vực được bảo vệ trong Công viên Quốc gia Cévennes, Khu Dự trữ Sinh quyển Cévennes, cũng như Di sản Thế giới của UNESCO: Causses và Cévennes, khu vực nông nghiệp Địa Trung Hải với cảnh quan văn hóa du mục. Khu vực này đã có người sinh sống từ 400.000 năm trước Công nguyên và có vô số cự thạch được dựng lên từ khoảng năm 2500 trước Công nguyên. Là một vùng nông nghiệp trù phú, nhưng không phải là địa điểm thích hợp cho các thành phố, Cévennes đã phát triển một hệ thống dịch vụ du mục đa dạng, bao gồm cả việc chuyển gia súc lên xuống núi vào mùa hè và mùa đông. Mạng lưới thủy lợi và đường xá được xây dựng từ đầu thời Trung Cổ cho các hệ thống này vẫn còn được sử dụng cho đến ngày nay. HHN].

Ở đó, anh thường xuyên lang thang khắp vùng nông thôn từ mười đến mười lăm giờ mỗi ngày. Nghệ thuật và thiên nhiên là hai niềm đam mê của anh và chúng đã khắc ghi vào tâm trí anh khi anh đứng giữa hai thế giới: tư duy của anh phá vỡ các tiền lệ, nhưng tác phẩm của anh về cơ bản vẫn mang tính thẩm mỹ trong tham vọng của mình. Lévi-Strauss đã gác lại mẫn cảm mê hoặc của chính mình, nhưng không từ bỏ nó, tìm cách kiềm chế nó bằng cách xây dựng các hệ thống logic rộng lớn. Ở đó, sự gắn bó kiên định của anh với chương trình cấu trúc ban đầu của mình là hiển nhiên, bất chấp những thay đổi về phong cách.

Ngay từ khi còn khá trẻ, Lévi-Strauss cũng đã quan tâm [tr.11] đến các vấn đề xã hội, ở trường trung học, anh đã tham gia phong trào xã hội chủ nghĩa. Năm mười bảy tuổi, nhờ Arthur Wanters, một nhà xã hội chủ nghĩa trẻ người Bỉ được mời đến nhà vào một mùa hè, Lévi-Strauss đã đọc Marx. “Marx ngay lập tức mê hoặc tôi...Ngay lập tức tôi đã đọc bộ Tư bản.1” Nhưng đặc biệt là ở khâgne [âm tiếng Pháp kaɲ, tên chính thức là classes préparatoires littéraires, các lớp dự bị văn chương và nhân văn, là một chương trình học hai năm  trong hệ thống “post-bac” sau đại học của Pháp. Đây là một trong ba loại chính của Classe préparatoire aux grandes écoles CPGE, để thi vào các Đại học Danh tiếng], trong nhóm nghiên cứu xã hội chủ nghĩa và dưới ảnh hưởng của Georges Lefranc, Lévi-Strauss đã có được cơ sở vững chắc cho sự tham gia chính trị của mình. Càng ngày anh càng có tiếng nói, thường xuyên giảng bài và phát biểu trước công chúng đến nỗi vào năm 1928, anh được bầu làm Tổng thư ký Liên đoàn Sinh viên Xã hội Chủ nghĩa. Trong cùng thời gian đó, anh trở thành thư ký cho Georges Monnet, một nghị sỹ xã hội chủ nghĩa, nhưng phải từ bỏ những trách nhiệm tốn thời gian này hai năm sau đó để chuẩn bị cho kỳ thi thạc sỹ triết học, lĩnh vực mà anh còn mờ nhạt. Các giáo sư của anh - Léon Brunschvicg, Albert Rivaud, Jean Laporte, Louis Bréhier - về cơ bản là không hài lòng. “Tôi đã trải qua thời kỳ đó chẳng khác nào một thây ma.”2 Tuy nhiên, anh đã vượt qua kỳ thi một cách xuất sắc vào năm 1930, đứng thứ ba trong lớp.

Sự tham gia xã hội chủ nghĩa của Lévi-Strauss nhanh chóng kết thúc vì một tai nạn nhỏ, và một lá thư được chờ đợi rất lâu đã không bao giờ đến. Mặc dù là một người theo chủ nghĩa hòa bình, nhưng chấn thương do thất bại của Pháp khi bắt đầu “drôle de guerrecuộc chiến kỳ cục”, như cách gọi của Marc Bloch, đã nhanh chóng chấm dứt sự tham gia chính trị của anh. Anh kết luận rằng thật nguy hiểm khi “ghép các thực tế chính trị trong khuôn khổ của các ý tưởng hình thức”.3 Lévi-Strauss không bao giờ hồi phục sau sự thất vọng này và không bao giờ tham gia chính trị dưới bất kỳ hình thức nào nữa, ngay cả khi, ngoài những gì anh tán thành, vị trí của anh với tư cách là một nhà dân tộc học đã có một khía cạnh chính trị cho nó. Nhưng bước ngoặt này rất quan trọng: thay vì trông ngóng cái thế giới sắp tới, Lévi-Strauss lại hoài niệm quay về quá khứ trước nguy cơ xuất hiện lỗi thời và lạc nhịp giống như thần tượng thời thơ ấu của anh, Don Quixote.

Tiếng gọi của biển cả

Sự nghiệp của Lévi-Strauss với tư cách là một nhà dân tộc học đã bắt đầu, ông nói với độc giả của mình trong Tristes Tropiques - Nhiệt đới Buồn, vào một ngày Chủ nhật mùa thu năm 1934 khi Célestin Bouglé, giám đốc của École Normale gọi điện cho ông để đề nghị ông nộp đơn xin làm giáo sư xã hội học tại Đại học São Paulo. Célestin Bouglé ngây thơ nghĩ rằng vùng ngoại ô của Sâo Paulo đầy rẫy người Indians và gợi ý Lévi-Strauss dành những ngày cuối tuần của mình ở đó. Vì vậy, Lévi-Strauss rời đến Brazil, không phải để kiếm tìm hương vị lạ [tr.12] “Tôi ghét lang bạt và lũ mạo hiểm”)4 [Je hais les voyages et les explorateurs. Et voici que je m'apprête à raconter mes expéditions. Mais que de temps pour m'y résoudre ! Quinze ans ont passé depuis que j'ai quitté pour la dernière fois le Brésil et, pendant toutes ces années, j'ai souvent projeté d'entreprendre ce livre; chaque fois, une sorte de honte et de dégoût m'en ont empêché. Eh quoi ? Faut-il narrer par le menu tant de détails insipides, d'événements insignifiants? L'aventure n'a pas de place dans la profession d'ethnographe ; elle en est seulement une servitude, elle pèse sur le travail efficace du poids des semaines ou des mois perdus en chemin ; des heures oisives pendant que l'informateur se dérobe ; de la faim, de la fatigue, parfois de la maladie ; et toujours, de ces mille corvées qui rongent les jours en pure perte et réduisent la vie dangereuse au cœur de la forêt vierge à une imitation du service militaire... Qu'il faille tant d'efforts, et de vaines dépenses pour atteindre l'objet de nos études ne confère aucun prix à ce qu'il faudrait plutôt considérer comme l'aspect négatif de notre métier. Les vérités que nous allons chercher si loin n'ont de valeur que dépouillées de cette gangue. On peut, certes, consacrer six mois de voyage, de privations et d'écœurante lassitude à la collecte (qui prendra quelques jours, parfois quelques heures) d'un mythe inédit, d'une règle de mariage nouvelle, d'une liste complète de noms claniques, mais cette scorie de la mémoire : “A 5 h 30 du matin, nous entrions en rade de Recife tandis que piaillaient les mouettes et qu'une flottille de marchands de fruits exotiques se pressait le long de la coque”, un si pauvre souvenir mérite-t-il que je lève la plume pour le fixer? (Levi-Strauss Claude, Tristes tropiques, Paris: Plon, 1955, 1957 pp. 9-10).

[“Tôi ghét lang bạt và lũ mạo hiểm. Còn ở đây tôi lại kể về những chuyến thám hiểm của mình. Nhưng thật chẳng dễ để đi đến quyết định! Mười lăm năm trôi qua kể từ lần cuối cùng tôi rời Brazil, và trong suốt những tháng năm ấy, tôi thường lên kế hoạch thực hiện cuốn sách này; cứ mỗi lần, nỗi hổ thẹn và ghê tởm lại chặn đứng lấy tôi. Cái quái gì vậy? Có cần thiết phải kể lể nhiều chi tiết vô vị, nhiều sự kiện tầm thường như thế không? Phiêu lưu không có chỗ trong nghề dân tộc học; nó phải quy phục cho nghề ấy, nó chất đầy lên công việc hiệu quả với sức nặng của hàng tuần, hàng tháng mất đi trên đoạn đường trường; ngày giờ nhàn rỗi lúc người cung cấp thông tin biến mất; đói, mệt mỏi, thường khi vướng bệnh; và cứ vậy, vô vàn cực nhọc gặm mòn ngày tháng và biến cuộc sống đầy hiểm họa giữa chốn đại ngàn nguyên sinh thành một kiểu nghĩa vụ quân sự nhái... Vấn đề là việc gắng gỏi, kể cả những phí tổn tưởng chừng vô ích để đạt được mục tiêu nghiên cứu của chúng ta lại không đem đến giá trị cho những gì phải được coi là khía cạnh phủ định trong nghề nghiệp của chúng ta. Những chân lý mà chúng ta sẽ tìm kiếm cho đến nay chỉ có giá trị khi bị loại bỏ khỏi lớp vỏ cặn này. Tất nhiên, người ta có thể dành sáu tháng đi du lịch, thiếu thốn và mệt mỏi đến phát ốm để thu thập (sẽ mất vài ngày, đôi khi chỉ vài giờ) một huyền thoại chưa được công bố, một quy tắc hôn nhân mới, một danh sách đầy đủ những cái tên thị tộc, nhưng những thứ xỉ thải này của ký ức: “5h30 sáng, chúng tôi vào bến cảng Recife trong khi đàn hải âu đang kêu quang quác và một đội tàu dặt bọn buôn trái cây lạ chen chúc dọc thân tàu”, một ký ức nghèo nàn như vậy có đáng để tôi phải nhấc bút lên chăm chắm vào nó không? - HHN] mà là để từ bỏ thứ triết học tư biện và dứt khoát chuyển sang ngành nhân học còn mới và còn hoàn toàn bên lề này. Ông đã được thấy một điển hình về sự chuyển đổi như vậy ở Jacques Soustelle [Jacques Soustelle, 1912 –1990, là một nhân vật quan trọng và đầu tiên của Lực lượng Pháp Tự do, một chính trị gia từng phục vụ trong Quốc hội Pháp và có thời là Toàn quyền Algérie, một nhà nhân học chuyên về các nền văn minh thời kỳ tiền- Colombia, từng là phó giám đốc của Musée de l'Homme ở Paris năm 1939. Soustelle và những người theo ông phản đối bất kỳ thỏa hiệp nào với các nhà hoạt động chống thực dân ở Algérie trong Chiến tranh Algérie. Với tư cách là Toàn quyền của Algérie, ông đã giúp đỡ Charles de Gaulle lên nắm quyền tổng thống của nền Đệ ngũ Cộng hòa, nhưng đã đoạn tuyệt với De Gaulle về nền độc lập của Algérie, rồi gia nhập OAS - Organisation Armée Secrète là một tổ chức khủng bố và bán quân sự bất đồng chính kiến ​​​​cực hữu của Pháp trong Chiến tranh Algérie, đã tiến hành các cuộc tấn công khủng bố, bao gồm đánh bom và ám sát, nhằm ngăn chặn nền độc lập của Algérie khỏi ách thống trị của thực dân Pháp - nhằm lật đổ De Gaulle và sống lưu vong từ năm 1961 đến 1968. Khi trở về Pháp, ông tiếp tục hoạt động chính trị và học thuật và được bầu vào Viện hàn lâm Pháp năm 1983. - HHN].

Khi trở về Paris, Lévi-Strauss đã tổ chức một cuộc trưng bày những gì ông đã thu thập được trong hai năm ở đó và được cấp đủ tiền để tổ chức một chuyến khảo sát đến Nambikwara. Công việc của ông bắt đầu được một nhóm nhỏ các chuyên gia chú ý, đặc biệt là Robert Lowie và Alfred Métraux. Ông buộc phải rời Pháp vào năm 1939 và tìm nơi ẩn náu khỏi sự chiếm đóng của Đức. Được New School for Social Research Trường Nghiên cứu Xã hội Mới mời đến New York, với tư cách là một phần trong kế hoạch to lớn nhằm cứu giúp các học giả châu Âu do Quỹ Rockefeller tổ chức, Lévi-Strauss đã vượt Đại Tây Dương trên chiếc tàu Thuyền trưởng Paul-Lemerle, con tàu của hy vọng mà ông được hộ tống bởi những tên tuổi mà cảnh sát coi là đám hỗn tạp: André Breton [André Robert Breton, 1896 –1966, là nhà văn, nhà thơ người Pháp, người đồng sáng lập, lãnh đạo và lý thuyết gia chính của chủ nghĩa siêu thực. Cùng với vai trò lãnh đạo phong trào siêu thực, ông còn là tác giả của những cuốn sách nổi tiếng như NadjaL'Amour fou. Những hoạt động đó, kết hợp với công việc phê bình và lý thuyết của ông về viết lách và nghệ thuật tạo hình, đã khiến André Breton trở thành một nhân vật chính trong nghệ thuật và văn học Pháp thế kỷ XX. - HHN], Victor Serge [Victor Serge, 1890 – 1947, tên khai sinh là Victor Lvovich Kibalchich, là một nhà cách mạng Mác-xít, tiểu thuyết gia, nhà thơ và nhà sử học người Nga. Ban đầu là một người theo chủ nghĩa vô chính phủ, rồi trở thành Bolshevik năm tháng sau khi đến Petrograd vào tháng 1 năm 1919 và sau đó làm việc cho Comintern Quốc tế Cộng sản với tư cách là một nhà báo, biên tập viên và dịch giả. Ông chỉ trích chế độ Stalin và vẫn là một nhà cách mạng theo chủ nghĩa Mác cho đến khi qua đời. Ông được nhớ đến nhiều nhất với Hồi ức của một nhà cách mạng và một loạt bảy “tiểu thuyết nhân chứng” ghi lại cuộc sống của người dân Liên Xô và các nhà cách mạng và nửa đầu thế kỷ 20. - HHN], Anna Seghers [Anna Seghers, tên khai sinh là Anna Reiling, 1900 – 1983, là bút danh của một nhà văn người Đức đáng chú ý vì đã khám phá và miêu tả trải nghiệm đạo đức của Thế chiến II. Sinh ra trong một gia đình Do Thái và kết hôn với một người Cộng sản Hungary, Seghers đã trốn thoát khỏi lãnh thổ do Đức Quốc xã kiểm soát qua nước Pháp thời chiến, được lên tàu đến Mexico. Bà trở lại châu Âu sau chiến tranh, sống ở Tây Berlin (1947–50), nơi bị lực lượng Đồng minh chiếm đóng, cuối cùng định cư tại Cộng hòa Dân chủ Đức. - HHN].

Tại Trường Nghiên cứu Xã hội Mới ở New York, ông thấy cần phải đổi tên để không bị nhầm với tên Hãng quần bò Jean xanh Levi's. Từ đó trở đi, ông được biết đến với cái tên Claude L. Strauss: “Không năm nào mà không có đơn đặt hàng quần bò Levi's, thường là từ Châu Phi”.5 Ngoài thứ tức cười kia ra, New York đã trở thành thánh địa dứt khoát để xây dựng nhân học cấu trúc, nhờ cuộc gặp quyết định với một đồng nghiệp về ngôn ngữ học, Roman Jakobson. Giống như Lévi-Strauss, Jakobson chịu cảnh lưu đày, và giảng dạy các khóa học bằng tiếng Pháp về âm vị học cấu trúc. Cuộc gặp gỡ của họ tỏ ra đặc biệt phong phú, trí tuệ cũng như tình cảm, và sự hợp tác thân thiện gắn bó ngay từ đầu không hề lay chuyển. Jakobson đến dự các bài giảng của Lévi-Strauss về quan hệ thân tộc và Lévi-Strauss tham dự các khóa học của Jakobson về âm thanh và ý nghĩa: “Các lớp học của anh ấy thật rực rỡ”.6 Mối cộng sinh trong nghiên cứu tương ứng của họ đã khai sinh ra nhân học cấu trúc. Hơn nữa, chính Jakobson, vào năm 1943, đã khuyên Lévi-Strauss bắt đầu viết cái đề tài để rồi trở thành Les Structures élémentaires de la parenté – Cấu trúc Cơ bản của Quan hệ Thân tộc.

Trở lại Pháp vào năm 1948, Lévi-Strauss nhận nhiệm vụ tạm thời là nhà nghiên cứu tại Centre National de la Recherche Scientifique Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia (CNRS), và sau đó là trợ lý giám đốc của Musée de l'Homme. Cuối cùng, nhờ ảnh hưởng của Georges Dumézil, ông đã được bầu vào vị trí chủ tịch phân ban “Tôn giáo các Dân tộc Nguyên thủy” trong Đệ ngũ Ban của École Pratique des Hautes ÉtudesTrường Thực hành Nghiên cứu Cao cấp. Ông nhanh chóng đổi tên vị trí Chủ tịch sau một số cuộc thảo luận với các sinh viên da đen sang vị trí Chủ tịch [tr.13] Phân ban “Tôn giáo của các Dân tộc không có Hệ thống Chữ viết.” “Những con người đến nói chuyện với bạn ở Sorbonne không thể gọi là không văn minh được!”7

Tham vọng Khoa học

Tuy nhiên, nhân học cấu trúc không tự nhiên bùng phát từ một bộ óc uyên bác. Nó là sản phẩm của hoàn cảnh cụ thể thuộc một ngành nhân học non trẻ, và rộng hơn, là sản phẩm mới nổi của khái niệm khoa học trong lĩnh vực nghiên cứu các xã hội khác nhau. Về khía cạnh này, ngay cả khi Lévi-Strauss đã tiến xa và đổi mới, thì cấu trúc luận vẫn tiếp nối truyền thống thực chứng của Auguste Comte và chủ nghĩa khoa học của ông. Điều đó không có nghĩa là cấu trúc luận chia sẻ quan điểm lạc quan của Comte về lịch sử nhân loại tiến triển theo từng giai đoạn hướng tới một thời đại thực chứng. Nhưng ý tưởng của Comte cho rằng tri thức chỉ thú vị khi nó vay mượn từ một mô hình khoa học hoặc cố gắng tự biến đổi thành một khoa học hay một lý thuyết đã đạt được một tiến bộ nào đó: “Về mặt này, triết học truyền thống bị tránh xa”,8 vốn là đặc điểm phát triển của Lévi-Strauss. Khía cạnh khác trong ảnh hưởng của Comte là khát vọng hướng tới “tổng thể luận”,9 mong muốn tổng thể hóa của ông. Comte lên án tâm lý học cũng giống như Lévi-Strauss sau này vậy. Trong xã hội học khi nó đang hình thành vào đầu thế kỷ XX, Durkheim kế thừa khát vọng tổng thể hóa của Comte, giới hạn đối tượng của ông trong các ngành khoa học xã hội. Ngay cả khi Lévi-Strauss chuyển hẳn sang ngành dân tộc học và rời đến Brazil để chống lại Durkheim, là người không nghiên cứu điền dã, thì ông cũng không thể thoát khỏi ảnh hưởng của Durkheim vào những năm ba mươi. Raymond Boudon đã đúng khi nói rằng “các nhà nhân học đã tiếp thu một chút tổng thể luận cùng với bầu sữa mẹ của họ”.10     

Đối với Durkheim, cũng như đối với Auguste Comte, xã hội là một tổng thể không thể quy giản thành tổng số các bộ phận của nó. Đây sẽ là cơ sở kiến tạo nên bộ môn xã hội học. Các khái niệm ngày càng phổ biến về hệ thống và sau đó là cấu trúc đã gắn liền với toàn bộ các thay đổi khoa học trong ngôn ngữ học, kinh tế học và sinh học vào đầu thế kỷ, đặc biệt là trong chừng mực các ngành này có thể giải thích sự phụ thuộc lẫn nhau của các yếu tố cấu thành các đối tượng cụ thể của chúng. Vì vậy Lévi-Strauss không tránh khỏi tự đặt mình vào dòng dõi Durkheim. Ông đã chẳng nhắc lại một cách rõ ràng thách thức năm 1903 của François Simiand đối với các nhà sử học vào năm 1949 đó sao? Chưa hết, Lévi-Strauss và Durkheim đã đi những con đường hoàn toàn khác nhau. Khi viết Quy tắc của Phương pháp, Durkheim ủng hộ các nguồn tài liệu bằng văn bản, vốn là công cụ của nhà sử học, và không tin tưởng vào thông tin do các nhà dân tộc học thu thập. Vào thời điểm đó, [tr.14] thực chứng luận lịch sử đang phát huy hết tác dụng và chỉ sau đó, vào khoảng năm 1912, Durkheim mới đặt lịch sử và dân tộc học trên cùng một bình diện, một sự thay đổi về định hướng được thúc đẩy bởi sự thành lập L'Année sociologique Biên niên Xã hội học. Ngược lại, đối với Lévi-Strauss, người đã bắt đầu công việc điền dã miệt mài của mình ở Brazil, thì quan sát đi trước bất kỳ cấu trúc logic hoặc khái niệm hóa nào. Dân tộc học trước hết là một ngành dân tộc chí. “Nhân học trước hết là một khoa học thực nghiệm...Nghiên cứu thực nghiệm quyết định việc tiếp cận cấu trúc”.11 Quan sát tự nó chắc chắn không phải là mục đích, - và Lévi-Strauss đã bất đồng với kinh nghiệm luận - nhưng đó là giai đoạn đầu tiên và là giai đoạn không thể thiếu được.        

Chống Chức năng luận và Kinh nghiệm luận

Đối tượng nghiên cứu quan trọng đầu tiên của Lévi-Strauss, cấm kỵ loạn luân, đã cho ông cơ hội tách mình ra khỏi lập trường của Durkheim về cùng chủ đề.12 Đưa ra lời giải thích về việc coi cấm kị loạn luân là một tâm tính cổ sơ, một nỗi sợ hãi về máu tháng, về các tín ngưỡng lỗi thời, và do đó về mối quan hệ không đồng nhất với tính hiện đại của chúng ta, Lévi-Strauss, người đã từ chối cách định nghĩa giới hạn trong một khu vực địa lý và thời đại duy nhất, đã tìm kiếm những cội rễ phi thời gian, phổ quát của sự cấm cản này để làm sáng tỏ sự trường tồn của nó. Dù những bậc tiền bối tri thức của Lévi-Strauss là Auguste Comte, Émile Durkheim và Marcel Mauss, nhưng không thể quên ảnh hưởng của Marx. Và, như chúng ta đã thấy, kiến thức sớm và sâu sắc của ông về Marx đã ảnh hưởng đến toàn bộ thời kỳ là chiến sĩ của ông; Marx là một trong “ba người tình” của ông,13 cùng với Freud và địa chất học. Từ Marx, Lévi-Strauss đã giữ lại nguyên tắc cho rằng không phải các thực tại hiện thân là quan trọng nhất mà là nhà nghiên cứu phải tạo dựng các mô hình cho phép vượt khỏi các biểu hiện vật chất và tham gia vào các cơ sở của thực tại: “Marx a enseigne que la science sociale ne se pâtit pas plus sur le plan des événements que la physique à partir des données de la sensibilite: le but est de construire un modèle, d’étudiers ses propriétés et les différentes manières don’t il réagit au laboratoire, pour apliquer ensuite ces observations à linterprétation de ce qui se passe empiriquement et qui peut être forte éloigné des prévisions” “Marx đã dạy rằng khoa học xã hội không chịu ảnh hưởng ở cấp độ sự kiện nhiều như vật lý chịu ảnh hưởng từ độ nhạy của dữ liệu: mục tiêu là xây dựng một mô hình, nghiên cứu các đặc tính của nó và các cách khác nhau mà nó phản ứng trong phòng thí nghiệm, sau đó áp dụng những quan sát này vào việc diễn giải về những gì xảy ra theo kinh nghiệm và những gì có thể rất xa so với dự báo”.14

Trung thành với Marx, và hoàn toàn chính thống theo chủ nghĩa Marx của mình, Lévi-Strauss đã tỏ rõ rằng ông từ chối che mờ vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng, ngay cả khi ý định của ông là xây dựng một lý thuyết về kiến trúc thượng tầng. “Chúng tôi không có ý định nói bóng gió rằng những biến đổi ý thức hệ sẽ tạo ra những biến đổi xã hội. Chỉ có điều ngược lại mới đúng”.15 Tất nhiên, trong nhiều năm, ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác này, cùng với cuộc đối thoại cơ bản với Engels, đã biến mất hoàn toàn. Nhưng ngay từ đầu ở Brazil, Lévi-Strauss dường như thể hiện rõ ràng trước hết là một người theo chủ nghĩa Mác. Về việc này, ông nhận xét [tr.15] với Didier Éribon rằng người Brazil thất vọng khi thấy một nhà xã hội học không theo trường phái Durkheim. Vào thời điểm đó ai có thể là gì ngoài Durkheimian? “Tôi cá là anh ấy là một người theo chủ nghĩa Mác. Anh ấy đang trên đường trở thành nhà triết học chính thức cho Section Française de l'Internationale Ouvrièr - Phân bộ Pháp quốc của Quốc tế Công nhân16….Rõ ràng, một điều gì đó đã xảy ra ở Brazil có nghĩa là con người của anh ấy khi đến đó không phải là con người của anh ấy sau này; đó hẳn là cuộc gặp gỡ của anh ấy với thực địa, nhưng không chỉ có thế”.17

Đối mặt với lãnh địa nhân học, Lévi-Strauss đã từ chối hai hướng nghiên cứu khả thi duy nhất trong lĩnh vực này: tiến hóa luận hay truyền bá luận, và chức năng luận. Tất nhiên, ông ngưỡng mộ chất lượng nghiên cứu điền dã của Malinowski với những nghiên cứu về đời sống tình dục ở Melanasia và về người Argonauts, nhưng ông lại lên án sự sùng bái chủ nghĩa kinh nghiệm cũng như chức năng luận của Malinowski: “Ý tưởng cho rằng quan sát thực nghiệm về một xã hội duy nhất sẽ giúp hiểu được các động cơ phổ quát liên tục xuất hiện trong các tác phẩm của ông, làm suy yếu ý nghĩa của dữ liệu mà tính sống động và phong phú của chúng đã được nhiều người biết đến”.18 Dưới con mắt của Lévi-Strauss, chức năng luận của Malinowski rơi vào cái bẫy của tính gián đoạn, của tính kỳ dị. Các cấu trúc đặc biệt và các quan hệ xã hội hữu hình bị lẫn lộn và do đó việc phân tích vẫn còn hời hợt, bỏ sót những gì thiết yếu trong các hiện tượng xã hội. Đối với cấm kỵ loạn luân, Malinowski không bao giờ vượt quá những xem xét sinh học về sự không tương thích giữa tình cảm của cha mẹ và các mối quan hệ tình yêu. Hơi gần với cách tiếp cận cấu trúc luận, Radcliffe-Brown đã sử dụng ý tưởng về cấu trúc xã hội trong nghiên cứu của ông về các hệ thống quan hệ thân tộc ở Australia, tìm kiếm một cách phân loại có hệ thống đối với từng hệ thống, và sau đó đưa ra những khái quát hóa có giá trị cho tất cả các xã hội loài người. “Việc phân tích tìm cách quy giản tính đa dạng (từ hai hoặc ba trăm hệ thống quan hệ thân tộc) thành một trật tự duy nhất, bất kể nó có thể là gì.”19 Nhưng Lévi-Strauss cho rằng phương pháp luận của Radcliffe-Brown quá mang tính mô tả và thực nghiệm, và nó có chung với Malinowski cách diễn giải chức năng luận, không đi sâu hơn bề mặt của các hệ thống xã hội.

Bỏ lại chủ nghĩa kinh nghiệm Anglo-Saxon ở phía sau, Lévi-Strauss tìm thấy những bậc thầy nhân học của mình trong số những hậu duệ của trường phái lịch sử Đức, những người đã để lại lịch sử, những người đề xướng tương đối luận văn hóa: Lowie, Kroeber và Boas, “những tác giả mà tôi sẵn sàng tuyên bố món nợ của mình đối với họ”.20 Ở Robert H. Lowie, ông đã nhìn thấy người khởi xướng, mà ngay từ 1915 đã mở ra con đường đầy hứa hẹn cho việc nghiên cứu các hệ thống thân tộc. “Bản chất của đời sống xã hội đôi khi có thể được phân tích một cách chặt chẽ [tr.16] như một chức năng của phương thức phân loại cha mẹ và đồng minh”.21 Sau khi đến New York, Lévi-Strauss ngay lập tức tìm gặp Franz Boas, người mà trong thời gian thống trị ngành nhân học Hoa Kỳ và phạm vi quan tâm cũng như nghiên cứu của ông là vô hạn. Lévi-Strauss thậm chí còn được chứng kiến cái chết của bậc thầy vĩ đại trong bữa trưa do Boas tổ chức để vinh danh chuyến thăm của Rivet tới Đại học Columbia. [Paul Rivet 1876 – 1958, là một nhà dân tộc học người Pháp, thành lập Musée de l'Homme vào năm 1937. Được đào tạo để trở thành một bác sĩ, vào năm 1901, đến Nam Mỹ trong 5 năm, được Federico González Suárez, một giám mục, nhà sử học và nhà khảo cổ học người Ecuador dẫn dắt, Rivet bắt đầu quan tâm đến người dân bản địa, nghiên cứu dân tộc học về người Huaorani ở Amazon thuộc Ecuador, khi đó được gọi là Jívaro. Ông đã xuất bản một số bài nghiên cứu về người Ecuador. Năm 1926, Rivet tham gia thành lập Institut d'ethnologie Viện Dân tộc học ở Paris, cùng với Marcel Mauss, Emile Durkheim và Lucien Lévy-Bruhl. Năm 1928, ông kế nhiệm René Verneau làm giám đốc Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia. Năm 1937, ông thành lập Musée de l'Homme ở Paris, nổi tiếng với các bộ sưu tập và nghiên cứu dân tộc học. Năm 1942, Rivet đến Colombia, nơi ông thành lập Viện Nhân học và Bảo tàng. Trở lại Paris năm 1945, ông tiếp tục giảng dạy trong khi tiếp tục nghiên cứu của mình. Rivet nổi tiếng với việc phân loại các ngôn ngữ Nam Mỹ. Ông đề xuất 77 họ ngôn ngữ và khoảng 1240 ngôn ngữ và phương ngữ. Lý thuyết của Rivet khẳng định rằng châu Á là nguồn gốc của người bản địa châu Mỹ. Tuy nhiên, ông cũng gợi ý rằng các cuộc di cư đến Nam Mỹ đã được thực hiện từ Úc khoảng 6.000 năm trước và từ Melanesia muộn hơn một chút. HHN] “Boas rất phóng túng. Giữa cuộc trò chuyện, ông tự bật người ra khỏi bàn và ngã ngửa ra sau. Tôi đang ngồi cạnh vội nhào đến đỡ ông dậy. Nhưng Boas đã chết”.22 Đóng góp chính của Boas và ảnh hưởng của ông đối với Lévi-Strauss là nhấn mạnh bản chất vô thức của các hiện tượng văn hóa và coi các quy luật ngôn ngữ là trung tâm để hiểu rõ cấu trúc vô thức này. Đây là lực đẩy ngôn ngữ đến từ nhân học kể từ năm 1911, và đầy hứa hẹn cho cuộc gặp gỡ hiệu quả giữa Lévi-Strauss và Jakobson.    

Đưa nhập Mô hình Ngôn ngữ vào Nhân học

Về phương diện này, Lévi-Strauss đã đổi mới theo đúng nghĩa của từ, bằng cách đưa mô hình ngôn ngữ vào nhân học, mà cho đến lúc đó ở Pháp vốn đã được gắn kết với khoa học tự nhiên: nhân học thể chất đã thống trị trong suốt thế kỷ XIX. Lévi-Strauss dễ dàng tiếp cận các mô hình khoa học tự nhiên này. Trở lại Pháp vào năm 1948, ông trở thành phó giám đốc của Musée de l'Homme. Nhưng đây không phải là cách tiếp cận mà ông đã thực hiện. Thay vào đó, ông tìm kiếm một mô hình manh tính khoa học trong các ngành khoa học xã hội, và đặc biệt là trong ngôn ngữ học. Tại sao lại có con đường vòng này, vốn đã được chứng minh là cơ bản? “Tôi có câu trả lời nhỏ của riêng mình, mà tôi sẽ xuất trình cho bạn. Nhân học thể chất, mang tính sinh học đã bị tổn hại bởi tất cả các loại phân biệt chủng tộc đến mức khó có thể vay mượn từ bộ môn này để thiết lập thứ ảo vọng của một loại khoa học tổng quát, một loại nhân học tổng quát tích hợp cái thể chất cũng như cái văn hóa. Sự loại bỏ mang tính lịch sử của nhân học thể chất đã làm cho cuộc tranh luận lý thuyết trở nên không cần thiết. Claude Lévi-Strauss đến đúng chỗ mà lịch sử đã chuẩn bị sẵn cho ông.”23.

Cú đột phá mà Lévi-Strauss trình ra càng trở nên ngoạn mục hơn khi xét đến sự thịnh hành chung của mối quan hệ giữa nhà tự nhiên học và nhà sinh học trong nhân học Pháp. Nhân học chỉ định việc tìm kiếm những nền tảng tự nhiên của con người, và nó dựa trên một loại tất định luận [tr.17] về cơ bản là sinh học. Tuy nhiên, chiến tranh đã quét sạch mọi thứ, và Lévi-Strauss có thể sử dụng lại thuật ngữ “nhân học” mà không gặp bất kỳ rủi ro ý thức hệ nào. Do đó, ông đã nâng nhân học tiếng Pháp lên cấp độ một lĩnh vực ngữ nghĩa của nhân học Anglo-Saxon bằng cách thiết lập nó trên cơ sở bộ môn ngôn ngữ học trình diễn.24   

__________________________________________

Nguồn: François Dosse (1997). The Eclipse of a Star: Jean-Paul Sartre, In History of Structuralism, Volume I: The Rising Sign, I945-I966. University of Minnesota Press (Translated by Deborah Glassman).

Tác giả: François Dosse sinh ngày 22 tháng 9 năm 1950, là một nhà sử học và triết gia người Pháp chuyên về lịch sử trí tuệ. Sau khi làm luận án tiến sĩ (1983) về Trường phái Biên niên sử, Dosse chuyển hướng nghiên cứu sang cấu trúc luận, nhà triết học Paul Ricœur và nhà sử học Michel de Certeau. François Dosse là một trong những người sáng lập tạp chí Espaces Temps. Năm 2007, ông xuất bản Gilles Deleuze et Félix Guattari, giao điểm đường đời (bản dịch tiếng Anh Gilles Deleuze and Félix Guattari: Intersecting Lives [2010]), trong đó ông chủ trương việc phục hồi Guattari trong một lịch sử tri thức chỉ dành cho Deleuze. Năm 2011, ông xuất bản tiểu sử về nhà sử học người Pháp Pierre Nora và vào năm 2014 về nhà triết học người Pháp gốc Hy Lạp Cornelius Castoriadis. Dosse là Giáo sư Lịch sử Đương đại tại Institut Universitaire de Formation des MaîtresViện Đại học Bồi dưỡng Giảng sư ở Créteil.

Ghi chú

1. Claude Lévi-Strauss, De près et de loin, p. l 5.

2. Ibid., p. I9.

3. Claude Lévi-Strauss, Le Monde, interview with Jean-Marie Benoist, January 2I, I979.

4. Claude Lévi-Strauss, Tristes Tropiques, p. I8.

S. Lévi-Strauss, De près et de loin, p. 47.

6. Ibid., p. 64.

7. Ibid., p. 8I.

8. Francine Le Bret, interview with the author.

9. Raymond Boudon, interview with the author.

10. Ibid.

11. Claude Lévi-Strauss, Le Regard éloigné; translated as The View from Afar, p. I03.

12. Émile Durkheim, "La prohibition de l'inceste," L'Année sociologique, vol. I, I848.

13. Lévi-Strauss, Tristes Tropiques, p. 57.

14. Ibid.

15. Claude Lévi-Strauss, La Pensée sauvage, p. I55; translated as The Savage Mind.

16. The forerunner of the French Socialist Party.

17. Philippe Descola, interview with the author.

18. Claude Lévi-Strauss, Structural Anthropology, p. I4.

19. A. R. Radcliffe-Brown, "The Study of Kinship Systems," Journal of the Royal Anthropology Institute (I94IJ: p. I7.

20. Lévi-Strauss, Tristes Tropiques, p. 59.

21. Robert H. Lowie, “Exogamy and the Classificatory Systems of Relationship,” American Anthropologist, vol. I7 (April-June 1915 J.

22. Lévi-Strauss, De près et de loin, p. 58.

23. Jean Jamin, interview with the author.

24. Claude Lévi-Strauss, structurale en et en anthropologie," Ward, vol. l, no. 2 (1945): pp. 1-21; reprinted as "Linguistique et anthropologie," Supplement ta the International Journal of American Linguistics, vol. I9, no. 2 (April I953); reprinted as "Linguistics and Anthropology" in Structural Anthropology.

References

Lévi-Strauss, Claude. "L'analyse structurale en linguistique et en anthropologie." Word, vol. l, no. 2 (1945); reprinted in Anthropologie structurale.

---------. Anthropologie structurale. 2 vols. Paris: Plon, 1958. (Structural Anthropology. Trans. Claire Jacobson and Brooke Grundfest Schoepf [New York: Anchor Books, 19 67].)

---------. Le Cru et le cuit. Paris: Plon, 1964. (The Raw and the Cooked: Introduction to a Science of Mythology. Vol. 1. Trans. John and Doreen Weightman [New York and Evanston, Ill.: Harper Torchbooks, Harper and Row, 1969].)

---------. De près et de loin. Paris: Odile Jacob, 1988.

---------. "Diogène couché." Les Temps modernes, no. 195 (1955).

---------. "Le droit au voyage." L'Express, September 21,1956.

---------. "Dumézil et les sciences humaines." France-Culture, October 2, 1978.

---------. Du miel aux cendres. Paris: Plon, 1964. (From Honey to Ashes: Introduction  to a Science of Mythoiogy. Vol. 2. Trans. John and Doreen Weightman [London: Jonathan Cape and Harper and Row, 1973].)

---------. "L'Efficace Symbolique." Revue d'histoire des religions, no. l (1949). ("The Effectiveness of Symbols." Reprinted in Structural Anthropology, trans. Claire Jacobson and Brooke Grundfest Schoepf [New York: Anchor Books, 1967].)

---------. "History and Anthropology." In Structural Anthropology.

---------. L'Homme Nu. Paris: Plon, 1971. (The Naked Man: Introduction to a Science of Mythology. Vol. 4. Trans. John and Doreen Weightman [New York and Evanston, Ill.: Harper Torchbooks, Harper and Row, 1981].)

---------. "Des Indiens et leur ethnographe." Excerpts from "Tristes Tropiques Soon to Be Published." Les Temps modernes, no. II6 (August 1955).

---------. Interview with Jean-José Marchand. Arts (December 28, 1955).

---------. Interview with Raymond Bellour. Le Monde, November 5, 1971.

---------. "Introduction à l'œuvre de Marcel Mauss." In Marcel Mauss, Sociologie et anthropologie. Paris: PUF, 1968 (1950). (Introduction to the Work of Marcel Mauss. Trans. Felicity Baker [London: Routledge and Kegan Paul, 1987].)

---------. "Leçon inaugurale au Collège de France," January 5, 1960. Reprinted in Anthropologie structurale, vol. 2 (Paris: Plon, 1973).

---------. Leroi-Gourhan ou les voies de l'homme. Paris: Albin Michel, 1988.

---------. "Linguistics and Anthropology." In Supplement to the International Journal of American Linguistics, vol. 19, no. 2 (April 1953); reprinted in Structural Anthropology, trans. Claire Jacobson and Brooke Grundfest Schoepf (New York: Anchor Books, 1967).

---------. The Origin of Table Manners, trans. John and Doreen Weightman (New York: 'Harper and Row, 1978).

---------. Paroles données. Paris: Plon, 1984.

---------. La Pensée sauvage. Paris: Plon, 1962. (The Savage Mind [Chicago: University of Chicago Press, 1966].)

---------. La Potière jalouse. Paris: Plon, 1985, (The Jealous Potter. Trans. Bénédicte Choriet [Chicago: University of Chicago Press, 1988].)

---------. "Race et histoire" (1952). Reprinted in Anthropologie structurale, vol. 2 (Paris: Plon, 1958).

---------. Le Regard éloigné. (The View from Afar. Trans. Joachim Neugroschel and Phoebe Hoss. New York: Basic Books, 1984].)

---------. "Réponse à Dumézil reçu à l'Académie Française." Le Monde, July 15, 1979.

---------. "Le sorcier et sa magie." Les Temps modernes, no. 41 (March 1949); reprinted in Anthropologie structurale. Translated as "The Sorcerer and His Magic."

---------. Structural Anthropology. Trans. Claire Jacobson and Brooke Grundfest Schoepf. New York: Anchor Books, 1967.

---------. "La structure et la forme." Cahiers de l'ISEA, no. 99 (March 1960), series M, no. 7; reprinted in Anthropologie structurale, vol. 2.

---------. Les Structures élémentaires de la parenté. Paris: PUF, 1949. (The Elementary Structures of Kinship. Trans. James Harle Bell, John Richard von Sturmer, and Rodney Needham [London: Eyre and Spottiswoode,1969].)

---------. Le Totémisme aujourd'hui. Paris: Plon, 1962.

---------. Tristes Tropiques. Trans. John and Doreen Weightman. New York: Atheneum, 1974·

---------. La Vie familiale et sociale des Indiens Nambikwara. Paris: Société des américanistes, 1948.

Lévi-Strauss, Claude, and Roman Jakobson. L'Homme, Il, no. l, Mouton (January-April 1962).

---------.Interview with Raymond Bellour. Les Lettres f'rançaises, no. II65 (January 12, 1967); reprinted in Le Livre des autres (Paris: IOIrS, 1978

 

 

 

 

 

 

 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét