François Dosse
Người dịch: Hà Hữu Nga
[Tr.3] Quy luật của bi kịch đòi hỏi phải có cái chết thì một người anh hùng mới có thể lên sân khấu. Triều đại của cấu trúc luận đòi hỏi một cái chết, và cái chết đó là cái chết của Thành hoàng trí thức thời hậu chiến, Jean-Paul Sartre. Kể từ sau Giải phóng, Sartre đã có một lượng môn đệ đặc biệt khi ông mang triết học ra đường phố. Nhưng từ các đường phố, dần dần, bắt đầu vang vọng tin đồn dai dẳng về các chủ đề mới. Thế hệ đang lên sẽ từ từ nhưng chắc chắn đẩy Sartre ra bên lề. Sartre trải qua một loạt đổ vỡ giữa liên cá nhân trong thập kỷ quyết định của cái mà sau này được gọi là hiện tượng cấu trúc luận, và những đổ vỡ này vừa đau đớn vừa đầy kịch tính đối với ông. Theo năm tháng, Sartre ngày càng bị cô lập mặc dù mức độ nổi tiếng của ông đối với công chúng không hề suy giảm. Ông chịu trách nhiệm một phần về quầng nhật thực đau đớn làm khuất lấp mình vì chính ông cũng muốn tẩy xóa đi những năm tháng phi chính trị và mù quáng của bản thân mình. Trong những năm ba mươi và bất chấp sự khủng khiếp đang gia tăng của Chủ nghĩa Quốc xã, Sartre vẫn trung thành với truyền thống khâgne1 [âm tiếng Pháp kaɲ, tên chính thức là classes préparatoires littéraires, các lớp dự bị văn chương và nhân văn, là một chương trình học hai năm trong hệ thống “post-bac” sau đại học của Pháp. Đây là một trong ba loại chính của Classe préparatoire aux grandes écoles CPGE, để thi vào các Đại học Danh tiếng] lâu đời là tiếp tục đóng cửa với thế giới bên ngoài, tiếp tục câm điếc, vô cảm, thờ ơ với những cuộc đấu tranh xã hội đang diễn ra xung quanh mình. Lịch sử cá nhân của chính ông đã trở lại đầu độc ông sau chiến tranh, và ông đã cố gắng bù đắp bằng cách liên minh chặt chẽ với Đảng Cộng sản Pháp (PCF) vào năm 1952, ở đỉnh điểm của Chiến tranh Lạnh, thời điểm mà cả một thế hệ trí thức bắt đầu rời bỏ đảng vì những tiết lộ liên tục về chủ nghĩa Stalin ở Liên Xô. Cuộc đại đoàn kết ngự trị thời [tr.4] Liên minh Cách mạng Dân chủ mà vào ngày 13 tháng 12 năm 1948, André Breton, Albert Camus, David Rousset, Jean-Paul Sartre và nhiều trí thức2 khác đã cùng đến phòng hòa nhạc Salle Pleyel xoay quanh chủ đề “Chủ nghĩa Quốc tế Tư tưởng” đã tan rã.
Đây là khởi đầu của một số đổ vỡ đối với Sartre. Những xáo trộn trong Chiến tranh Lạnh sẽ ảnh hưởng đến đội ngũ của Les Temps modernes Thời hiện đại và Sartre sẽ phải trả giá đắt cho câu nói “Il ne faut pas désespérer Billancourt.” “Đừng làm Billancourt tuyệt vọng!” 3 [Billancourt là một vùng ngoại ô phía tây nam, phần lớn là tầng lớp lao động ở Paris, nơi đặt các nhà máy của Renault. Đối với Sartre, điều quan trọng là giai cấp công nhân không tưởng tượng rằng họ đang bị lãng quên hoặc phớt lờ.] Năm 1953, trong một cuộc bút chiến gay gắt, ông đã để Claude Lefort, một trụ cột trong nhóm biên tập của mình, rời khỏi Tạp chí Les Temps modernes.4 Sau đó là hai lần đổ vỡ hệ trọng khác. Đầu tiên là với Camus và Etiemble [René Ernest Joseph Eugène Étiemble - sinh ngày 26 tháng 1 năm 1909 tại Mayenne, mất ngày 7 tháng 1 năm 2002 tại Vigny - là một nhà tiểu luận, học giả, tiểu thuyết gia và người quảng bá các nền văn hóa Trung Đông và Châu Á. Được biết đến phổ biến chỉ bằng họ của mình, Etiemble đã giữ chức Chủ nhiệm môn Văn học So sánh, vào năm 1955, tại Viện Văn học Tổng quát và So sánh ở Đại học Sorbonne trước năm 1968 và tiếp tục giữ chức vụ Giáo sư chính thức (và sau khi nghỉ hưu vào tháng 9 1978 với tư cách là Giáo sư Danh dự) tại Đại học Sorbonne-Nouvelle từ 1956 đến 1978. Trong Thế Chiến II, ông giảng dạy tại Đại học Chicago và làm việc tại Văn phòng Thông tin Chiến tranh ở New York vào năm 1943. Sau chiến tranh, ông dạy văn học Pháp tại Đại học Alexandria từ năm 1944 đến năm 1948, và sau đó tại Đại học Alexandria, Đại học Montpellier, Pháp. Ông là tác giả của khoảng 60 tác phẩm (và đã biên tập bộ sách Phương Đông nổi tiếng của UNESCO cho các nhà xuất bản Gallimard). Ông cực kỳ nổi tiếng với tư cách là một nhà phê bình văn học và một nhà bút chiến táo bạo. Ông cũng đã xuất bản ba cuốn tiểu thuyết, một trong số đó là Blason d'un corps. [Paris: Editions Gallimard, 1961] vẫn được rất nhiều người yêu thích. Ông cũng được nhớ đến với bản dịch các tác phẩm của Lawrence of Arabia sang tiếng Pháp. Khi còn trẻ, là một chiến binh cộng sản và chống phát xít, ông bắt đầu quan tâm đến phong trào cộng sản Trung Quốc. Cùng với nhà thơ Trung Quốc 戴望舒 Đái Vọng Thư (1905-1950), ông đã dịch một số tác phẩm của các nhà văn Trung Quốc cánh tả và đăng chúng trên số đặc biệt của tờ Commune (tháng 2 năm 1934), cơ quan ngôn luận của Association des Écrivains et Artistes Révolutionnaires - Hiệp hội Nhà văn và Nghệ sỹ Cách mạng. Trong những năm cuối đời, ông là một người bảo vệ nhân quyền kịch liệt và cuốn sách của ông trình bày chi tiết và tố cáo việc Anh ngữ hóa tiếng Pháp ngày càng tăng, Parlez-vous franglais? (Bạn có nói tiếng Franglais không?), đã thu hút một lượng lớn độc giả. Năm 1988, ông được trao giải Balzan về văn học so sánh. HHN], sau đó là với Maurice Merleau-Ponty, một trong những người bạn thân của Sartre và là một trong những thành viên sáng lập của ban biên tập Les Temps modernes. Mối quan hệ Sartre-Merleau Ponty đã rất hài hòa cho đến thời điểm đó đến nỗi hai người đàn ông “thậm chí, trong một thời gian ngắn, gần như có thể hoán đổi cho nhau.”5
Nhưng vào mùa hè năm 1952, Merleau-Ponty rời Les Temps modernes và ngay sau đó, vào năm 1955, ông xuất bản cuốn Les aventures de la dialectique Những cuộc phiêu lưu của phép biện chứng trong đó ông tố cáo các khuynh hướng Bolshevik cực đoan của Sartre. [Résumé của chính Maurice Merleau-Ponty: “La politique révolutionnaire se donnait pour but prochain la synthèse. On allait voir paraître dans les faits la dialectique. La révolution, c'était le point sublime où le réel et les valeurs, le sujet et l'objet, le jugement et la discipline, l'individu et la totalité, le présent et l'avenir, au lieu d'entrer en collision, devaient peu à peu entrer en connivence. Le pouvoir du prolétariat était la nouveauté absolue d'une société qui se critique elle-même et qui élimine de soi les contradictions par un travail historique infini... Que reste-t-il de ces espoirs ? Ce n'est pas tellement qu'ils aient été déçus et la révolution trahie: c'est plutôt qu'elle s'est trouvée chargée d'autres tâches, que le marxisme supposait accomplies... Dès 1917, contre la philosophie synthétique du marxisme de langue allemande se dessine en Russie un marxisme des antithèses dont les livres philosophiques de Lénine sont le modèle. Et cette persistance des antinomies dans la philosophie communiste reflète leur persistance dans l'action. Il est significatif que Sartre fonde maintenant sa défense de la politique communiste sur les antinomies que la révolution éliminait, et justifie relativement le communisme comme un effort tout volontaire pour passer outre, détruire et recréer l'histoire quand Marx le comprenait aussi comme la réalisation de l'histoire.» (Maurice Merleau-Ponty, Les aventures de la dialectique, Gallimard, 1955). Tóm tắt: “Nền chính trị cách mạng coi tổng hợp là mục tiêu trước mắt của nó. Chúng ta sắp thấy phép biện chứng xuất hiện trong thực tế. Cuộc cách mạng là điểm tuyệt vời nơi thực tế và các giá trị, chủ thể và khách thể, phán xét và kỷ luật, cá thể và tổng thể, hiện tại và tương lai, thay vì xung đột nhau, lại dần dần tham gia vào sự thông đồng. Quyền lực của giai cấp vô sản là sự mới lạ tuyệt đối của một xã hội tự phê bình chính mình và loại bỏ các mâu thuẫn khỏi bản thân nó bằng một công trình lịch sử vô tận…. Những gì còn lại của các hy vọng này? Không đến nỗi quá thất vọng là cách mạng bị phản bội: đúng hơn là nó thấy mình phải gánh vác những nhiệm vụ khác, mà chủ nghĩa Marxism cho rằng đã hoàn thành.... Từ năm 1917, chống lại triết học tổng hợp của chủ nghĩa Marxism tiếng Đức, một chủ nghĩa Marxism phản đề hình thành ở Nga, mà các sách triết học của Lenin là hình mẫu. Và sự kiên trì của các mâu thuẫn tự thân trong triết học cộng sản lại phản ánh sự kiên trì trong hành động của họ. Điều quan trọng là Sartre giờ đây bảo vệ nền chính trị cộng sản của mình dựa trên những mâu thuẫn mà cuộc cách mạng đã loại bỏ, và biện minh tương đối cho chủ nghĩa cộng sản là một nỗ lực hoàn toàn tự nguyện nhằm giày xéo, hủy hoại và tái tạo lịch sử khi Marx cũng hiểu đó là sự hiện thực hóa của tích truyện. Maurice Merleau-Ponty, Les aventures de la dialectique, Gallimard, 1955].
Những cuộc phiêu lưu khác sẽ diễn ra mà không có Sartre, nhưng thế hệ trẻ vẫn tiếp tục say mê ông. Régis Debray viết rằng: “Nous étions plus d'un dans mon lycée des années 50 à qui L'Etre et le Néant faisait battre le cœur" écrit Régis Debray6. Cependant l'existentialisme est contesté et la joute oratoire qui oppose Sartre à Althusser en 1960 à l'ENS d'Ulm, devant Jean Hyppolite, Georges Canguilhem et Maurice Merleau-Ponty se termine, au dire même de Régis Debray, alors agrégatif de philosophie, en faveur de Louis Althusser. Sartre va, malgré sa gloire, faire figure de valeur du passé, incarnation des espoirs déçus de la Libération, son image va lui coller à la peau jusqu'à ce qu'il en soit la première victime. [Régis Debray, Le Nouvel-Observateur, 21/4/1980.] “Ở trường trung học của tôi vào những năm 1950, đối với nhiều người Tồn tại và Hư vô luôn khiến cho con tim mình đập thổn thức hơn”. Tuy nhiên, chủ nghĩa hiện sinh bị tranh cãi, cuộc đấu khẩu giữa Sartre và Althusser vào năm 1960 tại l'ENS d'Ulm, trước sự chứng kiến của Jean Hyppolite, Georges Canguilhem và Maurice Merleau-Ponty đã kết thúc, theo Régis Debray, sau đó là chân phó giáo sư dự tuyển triết học, cũng ủng hộ Louis Althuser. Sartre, bất chấp vinh quang của mình, sẽ bị coi như một hình bóng của quá khứ, hiện thân của những hy vọng mỏi mòn về Giải phóng, hình ảnh ấy sẽ đeo bám ông cho đến khi ông là nạn nhân đầu tiên của nó. [Régis Debray, Le Nouvel-Observateur, 21/ 4/ 1980].
Ngôi sao Sartrean bị lu mờ vì các vấn đề chính trị, nhưng nó còn bị tác động bởi những gì đang bắt đầu hình thành trong thế giới trí thức. Sự trỗi dậy của các ngành khoa học xã hội buộc phải đặt ra vấn đề về sự tồn tại của thể chế, vì vậy cần phải có một nền tảng trung gian giữa các ngành khoa học nhân văn truyền thống, chủ yếu là văn chương và các ngành khoa học cứng. Kết quả là, các câu hỏi được đặt ra theo cách khác và Sartre, trung thành với lập trường triết gia và mải mê bù đắp cho quá khứ chính trị của mình, đã bị bỏ lại phía sau. Vị thế triết gia của ông đã đảm bảo cho lòng biết ơn và công nhận, nhưng ông vẫn là người xa lạ với những thay đổi [tr.5] đang diễn ra. Nếu Sartre hỏi Văn chương là gì? vào năm 1948, thì nó nhằm mục đích tìm hiểu mối quan hệ giữa tác giả, lý do sáng tác và công chúng. Sự tồn tại của văn chương và tính kỳ dị của nó đã được phú bẩm cho ông. Nhưng đến cuối những năm 50, giả định này đã bị nghi ngờ và gây tranh cãi. Sự sụp đổ của nhân vật Thành hoàng mà Sartre là hiện thân đã tạo ra một khoảnh khắc bất chắc và ngờ vực đối với các nhà triết học, những người đã tìm đến các ngành khoa học xã hội đang lên để mài giũa cách đặt vấn đề phê phán của họ. Con người Sartrean chỉ tồn tại nhờ tính chủ ý của tâm trí có ý thức của anh ta; anh ta bị kết án tự do vì “sự tồn tại có trước bản chất”, [“Qu'est-ce que signifie ici que l'existence précède l'essence ? Cela signifie que l'homme existe d'abord, se rencontre, surgit dans le monde, et qu'il se définit après. L'homme, tel que le conçoit l'existentialiste, s'il n'est pas définissable, c'est qu'il n'est d'abord rien. Il ne sera qu'ensuite, et il sera tel qu'il se sera fait. Ainsi, il n'y a pas de nature humaine, puisqu'il n'y a pas de Dieu pour la concevoir.” (Jean-Paul Sartre, L'existentialisme est un humanisme, coll. Folio essais, Parution: 23-01-1996, p. 29) “Tồn tại có trước bản chất ở đây có nghĩa là gì? Điều đó có nghĩa là con người tồn tại trước, gặp gỡ, phát sinh trên thế giới, và sau đó anh ta tự xác định chính mình. Con người, như nhà hiện sinh quan niệm về hắn, nếu hắn không thể xác định được, thì đó là bởi vì trước hết hắn không hề là gì cả. Sẽ chỉ sau đó, và sẽ chỉ đơn giản là hắn đã được tạo ra. Vì vậy, không có bản chất con người, vì không có Thượng đế để hình thành nó.”
Và Sartre giải thích rõ: “Beaucoup pourront s'étonner de ce qu'on parle ici d'humanisme....Nous entendons par existentialisme une doctrine qui rend la vie humaine possible et qui, par ailleurs, déclare que toute vérité et toute action impliquent un milieu et une subjectivité humaine. L' existential isme n'est pas autre chose qu'un effort pour tirer toutes les conséquences d'une position athée cohérente. Il ne cherche pas du tout à plonger l'homme dans le désespoir. Mais si l'on appelle, comme les chrétiens, désespoir toute attitude d'incroyance, il part du désespoir originel. L'existentialisme n'est pas tellement un athéisme au sens où il s'épuiserait à démontrer que Dieu n'existe pas. Il déclare plutôt : même si Dieu existait, ça ne changerait rien ; voilà notre point de vue. Non pas que nous croyions que Dieu existe, mais nous pensons que le problème n'est pas celui de son existence ; il faut que l'homme se retrouve lui-même et se persuade que rien ne peut le sauver de lui-même, fût-ce une preuve valable de l'existence de Dieu. En ce sens, l'existentialisme est un optimisme, une doctrine d'action.” (Jean-Paul Sartre, L'existentialisme est un humanisme, coll. Folio essais, Parution: 23-01-1996, p. 29). “Nhiều người có thể ngạc nhiên rằng ở đây chúng ta đang nói về chủ nghĩa nhân văn.... Bằng chủ nghĩa hiện sinh, chúng tôi hiểu một học thuyết làm cho cuộc sống con người trở nên khả thể và hơn nữa, học thuyết này tuyên bố rằng mọi chân lý và mọi hành động đều liên quan đến môi trường và chủ thể tính của con người.... Chủ nghĩa hiện sinh không gì khác hơn là một nỗ lực để rút ra tất cả các hệ quả từ một quan điểm vô thần mạch lạc. Hắn ta hoàn toàn không tìm cách nhấn chìm con người vào tuyệt vọng. Nhưng nếu ai đó gợi lên, giống như những người Cơ đốc giáo, nỗi tuyệt vọng với bất kỳ thái độ bất tín nào, thì nó bắt đầu từ chính niềm tuyệt vọng nguyên khởi. Chủ nghĩa hiện sinh không hẳn là một chủ nghĩa vô thần theo nghĩa nó vắt kiệt sức mình nhằm chứng minh rằng Chúa không tồn tại. Thay vào đó, hắn tuyên bố: ngay cả khi Chúa tồn tại, thì điều đó cũng sẽ không làm thay đổi bất cứ cái gì; đây là quan điểm của chúng tôi. Không phải chúng tôi tin rằng Chúa tồn tại, nhưng chúng tôi nghĩ rằng vấn đề không phải là sự tồn tại của ông ấy; con người phải tìm lại chính mình và tự thuyết phục mình rằng không gì có thể cứu chuộc hắn khỏi chính bản thân mình, ngay cả khi đó là bằng chứng xác thực về sự tồn tại của Chúa. Theo nghĩa này, chủ nghĩa hiện sinh là một chủ nghĩa lạc quan, một học thuyết hành động.” (Jean-Paul Sartre, Chủ nghĩa Hiện sinh là một Chủ nghĩa Nhân văn, Collection Folio essais (n° 284), Gallimard, xuất bản ngày 23-01-1996,tr. 29). - HHN] và chỉ có sự xa lánh cùng đức tin xấu mới cản trở con đường tự do. Roland Barthes, chẳng hạn, người tự nhận mình là một Sartrean ngay sau chiến tranh, cũng từng bước từng bước từ bỏ triết thuyết này để dấn thân hoàn toàn vào cuộc phiêu lưu cấu trúc luận. Chủ nghĩa hiện sinh, với tư cách là một triết thuyết về chủ thể tính và về chủ thể, đã bị tấn công và cả chủ thể lẫn lương tri đều phải nhường chỗ cho các quy tắc, các mã và cấu trúc.
Jean Pouillon: Con người của giới Trung lưu
Một nhân vật tượng trưng cho cả diễn tiến này lẫn nỗ lực hòa giải những mâu thuẫn đã trở nên hiển nhiên: Jean Pouillon. [Nhà dân tộc học người Pháp sinh ngày 2 tháng 12 năm 1916 tại Saint-Maur-des-Fossés, mất ngày 8 tháng 4 năm 2002 tại Kremlin-Bicêtre, một xã của Pháp thuộc vùng đô thị Đại Paris, nằm ở tỉnh Val-de-Marne trong vùng Île-de-France. Vốn là một người được đào tạo triết học, nghiên cứu điền dã của ông diễn ra ở Chad từ năm 1958 và ở Ethiopia (1974-1975). Ông chỉ đạo tạp chí L'Homme, một tạp chí hàng quý về nhân học, từ khi được Claude Lévi-Strauss sáng lập năm 1961, cho đến năm 1996. Gần gũi với Jean-Paul Sartre, Jean Pouillon cũng tham gia tòa soạn Tạp chí Les Temps modernes (từ 1945), Tạp chí Nouvelle revue de psychanalyse và Tạp chí Temps de la réflexion. Ông là thư ký của các cuộc tranh luận tại Quốc hội từ năm 1946. Một số tạp chí L'Homme dành riêng cho ông: số 1432, tháng 7-tháng 9 năm 1997 (“Histoire d'homme: Jean Pouillon”). Ông là một trong những người ký Tuyên ngôn 121, có tiêu đề Tuyên bố về Quyền Bất phục tùng trong Chiến tranh Algérie, do đó bày tỏ sự phản đối của ông đối với Chiến tranh Algérie. HHN] Ông là bạn thân của Sartre và trở thành mối liên hệ duy nhất giữa Les Temps modernes và L'Homme, tức là giữa Sartre và Claude Lévi-Strauss. Jean Pouillon đã gặp Sartre từ rất sớm, vào năm 1937, và hai người đã có một tình bạn bền chặt cho đến cuối cùng, bất chấp những con đường tri thức khác nhau của họ. Ít nhất phải nói rằng sự nghiệp của Pouillon không bình thường. Ông viết: “Tôi đã từng là một giáo sư triết học trong chiến tranh và sau đó, vào năm 1945, Sartre hỏi tôi: Anh có thích làm triết học không? Tôi trả lời rằng tôi thích diễn hề trước lớp nhưng vấn đề là bài tập về nhà vẫn phải sửa mà lương thì lại thấp. Vì vậy, ông bảo tôi đến gặp một người bạn cùng trường Normale Supérieure của mình, vốn đã phát hiện ra một thứ vẫn còn tồn tại, là báo cáo phân tích của Quốc hội. Với sự phân chia quyền lực, nhánh lập pháp đặc biệt hào phóng trong việc phê chuẩn ngân sách cho chính quyền của mình, khối này vừa được trả lương hậu hĩnh hơn so với giáo viên lại thường có kỳ nghỉ sáu tháng mỗi năm. Tôi đã làm phép thử, đồng thời tôi vẫn đang làm những gì muốn làm, viết cho Les Temps modernes. Không nghi ngờ gì vì điều đó mà Claude Lévi-Strauss đã đề nghị tôi tham gia nhóm tại L'Homme vào năm 1960; tôi không theo con đường sự nghiệp, tôi không đe dọa ai và cũng chẳng ai ghen tị với tôi.”9
[Tr.6] Vào thời điểm đó, Jean Pouillon hoàn toàn không biết gì về dân tộc học. Nhưng khi Tristes Tropiques - Nhiệt đới buồn xuất bản vào năm 1955, Sartre thích cuốn sách và yêu cầu Pouillon, với tư cách là thành viên ban biên tập của Les Temps modernes, đánh giá nó. “Tại sao không phải là anh?” Nhưng thay vì chỉ viết một bài phê bình ca ngợi cuốn sách, Pouillon quyết định tiến xa hơn một bước và tiến hành một nghiên cứu chuyên sâu về sự phát triển tư duy của Claude Lévi-Strauss, chứ không chỉ về đỉnh cao của lối tư duy đó trong Tristes Tropiques. Do đó, ông đã đọc mọi thứ mà Lévi-Strauss đã xuất bản, bao gồm cả Les Structures élémentaires de la parenté Cấu trúc Cơ bản của Quan hệ Thân tộc và các bài báo sẽ được xuất bản vào năm 1958 dưới cái tên Nhân học Cấu trúc. Không chỉ là một bản kiểm kê đơn giản, Pouillon đã cố gắng đánh giá các tác phẩm của Lévi-Strauss và, vào năm 1956, ông đăng bài báo của mình trên tờ Les Temps modernes có tựa đề L'œuvre de Claude Lévi-Strauss – Công trình của Claude Lévi-Strauss.10
Những gì ban đầu tưởng chừng là một đường vòng vô cớ hoặc một cuộc phiêu lưu kỳ lạ ở những vùng đất xa lạ, đối với Pouillon và cả một thế hệ, lại đã trở thành một sự gắn bó suốt đời, một sự tồn tại hướng đến những câu hỏi mới, mang tính nhân học nhiều hơn, và ngày càng trở thành một cuộc từ bỏ triết học cổ điển. Pouillon đã phát hiện ra cuộc khảo sát về tính thay đổi: “Có điều khác biệt về cơ bản là cái khác phải được nhìn thấy.”11 Ông tham gia vào sự nghiệp cấu trúc luận, vượt khỏi chủ nghĩa kinh nghiệm, mô tả và kinh nghiệm sống. Đối với Pouillon, Claude Lévi-Strauss đã cung cấp một mô hình chặt chẽ cho phép kiến tạo logic các “mối quan hệ có thể toán học hóa”.12 Pouillon hoàn toàn ủng hộ ưu tiên của Lévi-Strauss đối với mô hình ngôn ngữ nhằm vượt ra khỏi khuôn khổ của mối quan hệ hạn hẹp giữa kẻ quan sát và đối tượng quan sát: “Durkheim từng nói rằng các sự kiện xã hội phải được đối xử như những sự vật.... Do đó, để diễn giải Durkheim, chúng ta phải đối xử với chúng như những từ ngữ.”13
Sau đó, vào giữa những năm 50, chúng ta chứng kiến một sự chuyển đổi thực sự, với chút dè dặt là Jean Pouillon đã chấp nhận các lập luận của Claude Lefort liên quan đến việc Lévi-Strauss hạ cấp sử tính xuống vị trí thứ yếu. Ở đây, ông vẫn trung thành với lập trường của Sartre về phép biện chứng lịch sử, đối lập logic lịch đại của trò chơi bridge game kiều bài với logic đồng đại của trò chơi cờ vua. Nhưng lòng trung thành kép của ông đối với cấu trúc luận và với nhân học là tuyệt đối, và từ thời điểm này trở đi, Jean Pouillon đã tham dự các cuộc hội thảo của Claude Lévi-Strauss tại Phân ban Thứ năm của École Pratique des Hautes Études – Học viện Cao cấp Nghiên cứu Thực hành.14 Một bài phê bình sách đã dẫn đến một sự lựa chọn về tồn tại và Jean Pouillon không thể chống lại tiếng gọi của vùng nhiệt đới. Ông đã nhận được một khoản tài trợ, và theo lời khuyên của [tr.7] Robert Jaulin, người đã mô tả Chad (Trung Phi) như một lãnh thổ chưa hề được một nhà dân tộc học nào khám phá, nên ông đã rời đi vào năm 1958.
Sartre có biết rằng ông đang tự hủy hoại mình không? Hoàn toàn không, theo Pouillon. Sartre đã lầm về tầm quan trọng của Tristes Tropiques – Nhiệt đới buồn, thứ mà ông thích vì nó đánh giá cao sự hiện diện của người quan sát trong quá trình quan sát và sự giao tiếp được thiết lập với các thành viên của cộng đồng bản địa.15 Độ nhạy cảm lớn hơn của Pouillon đối với một ngành dân tộc học bao quát hơn là mang tính giải thích đã dẫn đến sự ‘cải đạo’ của ông. Như chính ông đã nói rất hay, đây là một ví dụ về “cái phúc trong cái họa”. Ở Chad, Pouillon đã nghiên cứu bảy hoặc tám nhóm, mỗi nhóm có tối đa mười nghìn thành viên, xác định một tổ chức luôn thay đổi về vai trò chính trị và tôn giáo. Tuy nhiên, ngược lại, “vốn từ, từ vựng luôn là một, giống hệt nhau”.16 Để hiểu được những khác biệt này, cần phải viện đến một cấu trúc không phải vì nó được cụ thể hóa trong cuộc sống hàng ngày của nhóm này hay nhóm kia, mà vì nó đưa ra khả tính hoán vị, giống như logic của một ngữ pháp cho phép chúng ta thăm dò được các biểu hiện khả thể khác nhau. Năm 1960, khi xuất bản tập đầu tiên của Phê phán Lý tính Biện chứng [Critique de la raison dialectique. (précédé de Questions de méthode). Tome I. Théorie des ensembles pratiques par Jean-Paul Sartre. Éditions Gallimard., 1960 - HHN], Claude Lévi-Strauss mời Jean Pouillon thuyết trình trong hội thảo của ông. Pouillon là chuyên gia giỏi nhất về tư duy của Sartre, và ông đã dành ba bài giảng kéo dài hai tiếng đồng hồ để nói về tác phẩm này. Thông thường, các buổi thuyết trình này thu hút không quá ba mươi người, nhưng trong dịp này, các buổi thuyết trình biến thành “một đám đông dày đặc xâm chiếm giảng đường, và trong số đó tôi thấy có cả những người như Lucien Goldmann”,17 điều này cho thấy một ý tưởng nào đó về mức độ mà Sartre tiếp tục thu hút sự quan tâm của họ. Nếu Jean Pouillon cố gắng hòa giải Sartre và Lévi-Strauss, thì chắc chắn là ông đã thất vọng với việc công bố, vào cuối năm 1962, về phản ứng của Lévi-Strauss đối với Phê phán Lý tính Biện chứng.
Cuộc tấn công của ông ở phần cuối của Tư duy Hoang dã (La Pensee Sauvage, Claude Lévi-Strauss. publié pour la première fois en 1962 chez Plon) - và chúng ta sẽ quay lại với nó – là rất bạo lực, nhưng Pouillon không nản lòng và vào năm 1966, ông đã so sánh hai cuốn sách trong L'Arc, lập luận rằng chúng bổ sung cho nhau nhưng không thể so sánh được. Ông vẫn giữ lập trường này cho đến ngày nay. “Thật thú vị khi đọc tác phẩm này hay tác phẩm kia mà không có bất kỳ sự can thiệp nào về mặt thị giác: khi tác phẩm này hiện diện thì tác phẩm kia lại không.”18 Nếu Jean Pouillon chuyển sang khoa học nhân văn đầy hứa hẹn của nhân học, thì Sartre vẫn hoàn toàn xa cách với nhiều thách thức của các ngành khoa học xã hội khác nhau. Là một triết gia về ý thức, về [tr.8] chủ thể, ông coi ngôn ngữ học là một môn khoa học thứ yếu và thực tế tránh xa nó một cách hệ thống. Phân tâm học không phù hợp với lý thuyết về đức tin xấu và về tự do cá nhân của Sartre, vì vậy trong L'Être et le Néant – Tồn tại và Hư vô, ông coi Freud là kẻ chủ mưu một học thuyết máy móc. Nhưng Sartre đã vô tình bị buộc phải bước vào mê cung của Freud. Năm 1958, John Huston đề nghị ông viết một kịch bản phim về Freud. Đơn đặt hàng này từ Hollywood có nghĩa là Sartre phải đọc tất cả tác phẩm của Freud, cũng như thư từ của ông. Ngày 15 tháng 12 năm 1958, Sartre gửi cho Huston một bản tóm tắt dài 95 trang, và một năm sau ông hoàn thành kịch bản. Nhưng hai người đã cãi nhau; Huston thấy kịch bản dài và nhàm chán nên muốn Sartre cắt bớt. Thay vào đó, Sartre đã kéo dài nó, và cuối cùng rút tên mình khỏi danh sách nhóm làm phim Freud, Passion secrète - Freud, Đam mê Kín nhẹm. Do đó, Sartre biết rõ các công trình của Freud vào cuối những năm 50, nhưng nếu phân tâm học đôi chút khiến ông quan tâm, thì ông vẫn đóng cửa với nguyên lý trung tâm của nó là cái vô thức. Sartre tiếp tục ủng hộ ý tưởng cho rằng con người có thể được hiểu một cách trọn vẹn thông qua hành động thực tiễn của họ, như ông đã cố gắng chứng minh trong tác phẩm dang dở của mình về Flaubert. Rõ ràng là không thể gắn kết “hai kẻ ăn thịt người” Sartre và Claude Lévi-Strauss này lại với nhau mà không gặp rủi ro là kẻ này sẽ ngấu nghiến kẻ kia. Vì thiếu một chỗ đứng, nên lịch sử đã cho phép một người đàn ông, Jean Pouillon, cản trở mọi nỗ lực nhằm ăn thịt người.
Khủng hoảng Trí thức Chiến sĩ
Sartre cũng bị thách thức trên mặt trận thứ ba vì quan niệm của ông về trí thức dấn thân, vốn thuộc về truyền thống của Pháp từ Vụ Dreyfus. Sartre là hiện thân của truyền thống một cách khá xuất sắc cho đến khi giới trí thức không còn được phép đưa ra ý kiến trong mọi lĩnh vực và buộc phải giới hạn nhận xét trong phạm vi chuyên môn của mình. Thiên chức phê phán của trí thức ngày càng trở nên eo hẹp và bị giới hạn vào các sự kiện cụ thể, nhưng nó đã đạt được một cách thích đáng những gì mà nó đánh mất trong tự do can thiệp. Bước thoái bộ nhân danh lý tính này cũng tương ứng với hành động rút vốn, và thậm chí là sự từ chối lịch sử theo nghĩa rộng. “Cấu trúc luận xuất hiện mười năm sau khi chiến tranh kết thúc, nhưng chiến tranh đã bỏ chúng ta vào một thế giới băng giá. Năm 1948 đe dọa một đợt bùng phát khác, hai khối đối đầu nhau, một bên kêu gào Tự do và một bên kêu gọi Bình đẳng. Tất cả những điều này đã góp phần phủ nhận lịch sử.”20
Hai nhân vật quan trọng của cấu trúc luận đã thể hiện rõ ràng cuộc thoái bộ này [tr.9] khỏi cuộc dấn thân Sartrean: Georges Dumézil và Claude Lévi-Strauss. Khi được hỏi liệu ông có bao giờ cảm thấy đồng cảm với truyền thống của trí thức dấn thân không, Georges Dumézil trả lời: “Không, tôi thậm chí còn cảm thấy khiếp hãi đối với những kẻ sắm vai trò này, và đặc biệt là đối với Sartre”.21 Cuộc giã từ này bắt nguồn từ một cách tiếp cận phản động về cơ bản không còn hy vọng gì cho tương lai và nhìn thế giới với nỗi nhớ thương khôn nguôi về quá vãng xa xôi. “Với tôi, dường như tốt hơn hết là không chỉ có nguyên tắc quân chủ mà cả nguyên tắc vương triều bảo vệ lập trường cao nhất của đất nước khỏi chứng thất thường và tham vọng, còn hơn là sống với các cuộc tổng tuyển cử, như chúng ta đã làm kể từ thời Cách mạng và thời Bonaparte.”22 Chúng ta thấy tình trạng do dự tương tự ấy ở Claude Lévi-Strauss trước khi ông đưa ra bất kỳ quan điểm nào về các sự kiện hiện tại hoặc đứng về phía nào. Đối với câu hỏi tương tự liên quan đến cam kết, Lévi-Strauss trả lời: “Không, tôi cho rằng thẩm quyền trí tuệ của tôi, trong chừng mực mà tôi được coi là có, là dựa trên công trình của tôi, dựa trên sự cẩn trọng nghiêm ngặt và sự chính xác của tôi”.23 Và ông đối sánh một Victor Hugo, người có thể tưởng tượng mình khả dĩ giải quyết được các vấn đề của thời đại mình, với thời đại của chúng ta cùng những vấn đề quá phức tạp và đa dạng mà bất kỳ một con người đơn lẻ nào cũng có thể tìm ra hướng đi của mình và phải dấn thân. Hình ảnh nhà triết học với tư cách là chủ thể đưa ra câu hỏi đặt vấn đề cho thế giới trong tính đa dạng đã phai nhạt của nó, và Sartre cũng theo đó. Các khoa học xã hội chuyên về phân loại và thường là tất định luận đều có phạm vi tự do.
_____________________________________
(Còn nữa…)
Nguồn: François Dosse (1997). The Eclipse of a Star: Jean-Paul Sartre, In History of Structuralism, Volume I: The Rising Sign, I945-I966. University of Minnesota Press (Translated by Deborah Glassman).
Tác giả: François Dosse sinh ngày 22 tháng 9 năm 1950, là một nhà sử học và triết gia người Pháp chuyên về lịch sử trí tuệ. Sau khi làm luận án tiến sĩ (1983) về Trường phái Biên niên sử, Dosse chuyển hướng nghiên cứu sang cấu trúc luận, nhà triết học Paul Ricœur và nhà sử học Michel de Certeau. François Dosse là một trong những người sáng lập tạp chí Espaces Temps. Năm 2007, ông xuất bản Gilles Deleuze et Félix Guattari, giao điểm đường đời (bản dịch tiếng Anh Gilles Deleuze and Félix Guattari: Intersecting Lives [2010]), trong đó ông chủ trương việc phục hồi Guattari trong một lịch sử tri thức chỉ dành cho Deleuze. Năm 2011, ông xuất bản tiểu sử về nhà sử học người Pháp Pierre Nora và vào năm 2014 về nhà triết học người Pháp gốc Hy Lạp Cornelius Castoriadis. Dosse là Giáo sư Lịch sử Đương đại tại Institut Universitaire de Formation des Maîtres – Viện Đại học Bồi dưỡng Giảng sư ở Créteil.
Ghi chú
1.
Khâgne, preceded by hypokhâgne (from the Latin for lazy), are the two arduous
years of prepara tory courses following but taking place in a high school. These
are primarily humanities courses designed for selected students hoping to pass
the entrance exams to the École Normale Supérieure (ENS).-Trans.
2. Pascal Ory and Jean-François Sirinelli, Les Intellectuels en France, de l'affaire Dreyfus à nos jours, p. 166.
3. Billancourt is a southwestern, largely working-class Parisian suburb where the Renault factories were located. For Sartre, it was important that the working class not imagine that it was being forgotten or ignored.-Trans.
4. Les Temps modernes, no. 89 (April 1953), "Le marxisme de Sartre," by Claude Lefort; "Réponse à Claude Lefort," by Jean-Paul Sartre.
5. Annie Cohen-Solal, Sartre, p. 447.
6. Régis Debray, Le Nouvel Observateur, April 21, 1980.
7. Normal Schools were established by the Third Republic to train teachers for the newly instituted secular schools. Normal Superior was reserved for the elite students, selected, as they are today, by arduous competitive examination. Students are admitted for four years of subsidized training, in exchange for which they are assigned to teach in French high schools. The ENS on the rue d'Ulm, located in the Parisian Latin Quarter, was reserved for men (the women's branch is located in Saint-Cloud, a southwestern suburb of Paris) and renowned for the intellectual quality of its teachers and students. Trans.
8. The tide of agrégé was created in 1808 when the imperial university was organized. At the time, it designated an associate high-school professor. An examination, aggregating several parts, was established in 1821 and was designed to recruit professors for high schools. It was only in 1883 that women were admitted to the agrégation exam. There are currendy twelve subject matters in which one can be agrégé. -Trans.
9. Jean Pouillon, interview with the author.
10. Les Temps modernes, no. 126 (July 1956); reprinted in Jean Pouillon, Fétiches sans fétichisme, 1975.
11. Pouillon, Fétiches sans fétichisme, p. 301.
12. Ibid., p. 307.
13. Ibid., p. 312.
14. The École Pratique des Hautes Études was created Victor Duruy during the Second Empire, as a rather experimental research institution that was not a diploma-granting institution. A number of sections were created according to themes. The Fifth Section was that of Religious Sciences and was created by Lévi-Strauss. The section that is most important for the history of structura li sm was the Sixth Section with its theme of the social or human sciences. The first section president was the representative of the Annales, Lucien Febvre. The Sixth Section of the École Pratique became the École des Hautes Études en Sciences Sociales (EHESSJ in I977, at a time during which this institution, which was marginal until that point, was allowed to grant recognized diplomas. At this point, the margins converged toward the center, the Sorbonne.-Trans.
15. Jean Pouillon, Séminaire de Michel Izard, Laboratoire d'Anthropologie Sociale, November 24, I988.
16. Jean Pouillon, interview with the author.
17. Pouillon, quoted by Cohen-Solal, Sartre, p. 502.
18. Pouillon, Séminaire de Michel Izard, Laboratoire d'Anthropologie Sociale, February 9, I989·
19. Ibid.
20. Georges Balandier, interview with the author.
21. Georges Dumézil, Entretiens avec Didier Éribon, p. 204.
22. Ibid., p. 208.
23. Claude Lévi-Strauss, De près et de loin, p. 2I9.
References
Claude Lévi-Strauss, De près et de loin. Paris: Odile Jacob, 1988.
Cohen-Solal, Annie. Sartre. Paris: Gallimard, 1985
Debray, Régis. Critique de la raison politique. Paris: Gallimard, 1981.
Dumézil, Georges. Entretiens avec Didier Éribon. Paris: Gallimard, 1987.
----------. Mythe et Épopée. "Introduction." Paris: Gallimard, 1973.
----------. La Religion romaine archaïque. Paris: Payot, 1966.
Pouillon, Jean. "L'œuvre de Claude Lévi-Strauss." Les Temps modernes, no. 126 (July 1956); reprinted in Jean Pouillon, Fétiches sans fétichisme (Paris: Maspero, 1975).
----------. Séminaire de Michel Izard.
Laboratoire d'Anthropologie Sociale, November 24, 1988.
Pouillon, Jean, Marc Barbut, Algirdas Julien Greimas, Maurice Godelier, Pierre Bourdieu,
Pierre Macherey, and J. Ehrmann. "Problèmes du structuralisme." Les Temps
modernes, no. 246 (November 1966).
Sartre, Jean-Paul. Existentialism Is a Humanism. Trans. and intro. Philip Mairet. Brooklyn: Haskell House, 1977.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét