Người dịch: Hà Hữu Nga
Phân tích được trình bày ở đây là một nỗ lực nhằm xây dựng mô hình liên kết người bảo trợ-khách hàng, phần lớn được các nhà nhân học phát triển và để chứng minh khả năng áp dụng nó vào các hoạt động chính trị ở Đông Nam Á. Với tư cách là cấu trúc, người bảo trợ-khách hàng không chỉ có ở Đông Nam Á mà có nhiều bằng chứng, đặc biệt là ở Mỹ Latinh, ở châu Phi và ở các khu vực kém phát triển hơn ở châu Âu, vì vậy phân tích này có thể có giá trị chung đối với sự hiểu biết về chính trị ở các quốc gia đang phát triển. Các nhà khoa học chính trị phương Tây cố gắng nắm bắt kinh nghiệm chính trị trong Thế giới Thứ ba, phần lớn đã dựa vào một trong hai (hoặc cả hai) mô hình liên kết và xung đột. Một loại là mô hình xung đột giai cấp theo chiều ngang, tiêu biểu nhất là tư tưởng của Marx. Nó đã đóng góp một số giá trị giúp giải thích xung đột trong khu vực hiện đại hơn của các quốc gia thuộc địa, và phân tích các trường hợp đặc biệt trong đó sự thay đổi xã hội nông thôn đã trở nên trầm trọng đến mức nghiền nát một khối nông dân cách mạng, đã bị tước mất quyền sở hữu. Tuy nhiên, nhìn chung, giá trị tổng thể của nó là không rõ ràng trong hoàn cảnh phi công nghiệp điển hình, nơi hầu hết các nhóm chính trị cắt dọc theo các tuyến giai cấp và nơi thậm chí các tổ chức về danh nghĩa dựa trên giai cấp như công đoàn hoạt động trong ranh giới hạn chế sắc tộc, tôn giáo hoặc chỉ đơn giản là các phương tiện biểu lộ cá nhân. Theo nghĩa rộng hơn, thực tế là các phạm trù giai cấp không nổi bật trong cả diễn ngôn chính trị bằng lời nói cũng như bằng văn bản ở Thế giới Thứ ba làm tổn hại đến giá trị giải thích tiên nghiệm của chúng.
Mô hình thứ hai, và là mô hình gần hơn với việc khớp các phạm trù “thực” được sử dụng một cách chủ quan bởi những nhóm người được nghiên cứu, nhấn mạnh những tình cảm nguyên sơ (như sắc tộc, ngôn ngữ và tôn giáo), hơn là những ràng buộc giai cấp theo chiều ngang. Phản ánh rõ ràng hơn về việc tự-đồng nhất, mô hình nguyên sơ đương nhiên giúp giải thích sự căng thẳng và xung đột ngày càng xảy ra khi các nhóm quy gán, biệt lập này tiếp xúc và tranh giành quyền lực. Tuy nhiên, giống như mô hình giai cấp - mặc dù kém phát triển hơn về mặt lý thuyết - mô hình nguyên sơ phần lớn là loại mô hình xung đột và có giá trị lớn trong việc phân tích sự thù địch giữa các nhóm văn hóa ít nhiều mang tính tập hợp và quy gán.1 Quan trọng là những xung đột như vậy đã từng xảy ra, nó khó mà bắt đầu làm kiệt quệ các mô thức chính trị của Đông Nam Á và Châu Phi, chứ chưa nói đến Châu Mỹ Latinh. Chẳng hạn, nếu chúng ta tính đến chính trị nội bộ-sắc tộc hoặc nói đến các mô thức tập hợp và xây dựng liên minh giữa các nhóm nguyên sơ, thì mô hình nguyên sơ không thể cung cấp cho chúng ta nhiều đòn bẩy phân tích.
Sự cần thiết phải phát triển một cấu trúc khái niệm có thể giúp giải thích hoạt động chính trị không chỉ phụ thuộc vào các loại tình cảm theo chiều ngang hoặc nguyên sơ là điều dễ thấy ở Đông Nam Á.2 Ví dụ, ở Philippines, phân tích giai cấp có thể giúp chúng ta hiểu được các phong trào nông dân tái diễn ở miền Trung Luzon (chẳng hạn, Sakdalistas và Huks) [Phong trào Sakdalista nhà văn Benigno Ramos được thành lập vào năm 1930. Tên của phong trào bắt nguồn từ từ “Sakdal” trong tiếng Tagalog, có nghĩa là “Tố cáo” và một cái gật đầu đồng ý với J'Accuse…! (Tôi tố cáo) bài xã luận của tiểu thuyết gia người Pháp Émile Zola. Nền tảng của phong trào tập trung vào sự độc lập ngay lập tức, phân phối lại bất động sản, giảm thuế và sự minh bạch hơn của chính phủ. Phong trào kéo dài cho đến năm 1935, khi các thủ lĩnh Sakdalista tổ chức một cuộc nổi dậy tích cực nhưng nhanh chóng thất bại, khiến đảng này phải giải thể. Phong trào ước tính có 20.000 thành viên chính thức, có ảnh hưởng đến hàng trăm nghìn người Philippines vào đầu những năm 1930. CònHukbong Bayan Laban sa Hapon (gọi tắt là “Quân đội Nhân dân chống quân Nhật”), được biết đến với cái tên viết tắt Hukbalahap (người Huks), là một phong trào du kích cộng sản do nông dân miền Trung Luzon thành lập. Ban đầu họ được thành lập để chống lại quân Nhật, nhưng đã mở rộng cuộc chiến của họ thành một cuộc nổi dậy chống lại chính phủ Philippines, được gọi là Cuộc nổi dậy Hukbalahap, vào năm 1946. Nó đã đưa ra thông qua một loạt các cải cách và chiến thắng quân sự của Bộ trưởng Quốc phòng và sau đó là Tổng thống, Ramon Magsaysay. HHN] của các tá điền và lao động đồn điền tuyệt vọng; nhưng lại chẳng giúp ích được gì nhiều trong việc giải thích cách Magsaysay đã thành công trong việc ngăn chặn nhiều phiến quân khỏi tập hợp người Huks, hoặc quan trọng hơn là trong việc phân tích các mô thức cạnh tranh chính trị bình thường giữa các đảng phái Philippines. Ở Thái Lan, các đòi hỏi cấp bách mang tính nguyên sơ có thể giúp chúng ta phân biệt cơ sở của các phong trào bất đồng chính kiến ở Bắc và Đông Bắc Thái Lan, nhưng cả chủ thuyết nguyên sơ lẫn phân tích giai cấp đều không giải thích được mô hình phức tạp của các phe phái và liên minh cá nhân là trung tâm của chính trị đầu sỏ Thái Lan. Các cuộc xung đột gần như kéo dài giữa nhà nước trung ương Miến Điện với các dân tộc vùng đồi và thiểu số ly khai thực sự là những vấn đề cơ bản, mang tính cộng đồng, nhưng chủ thuyết cộng đồng không có ích lợi gì khi đề cập đến các cuộc tranh đấu nội bộ Miến Điện giữa các phe phái trong Liên đoàn Tự do Nhân dân Chống Phát xít (AFPFL) hoặc, sau này, trong chế độ quân sự. Sắc tộc và giai cấp đưa chúng ta đi xa trong việc giải thích sự thù địch chủng tộc và xung đột nội bộ người Trung Quốc ở Malaya, nhưng chúng lại không mấy hữu ích khi nói đến chính trị nội bộ-Malay hoặc hợp tác giữa liên-chủng tộc ở cấp cao nhất của đảng Liên minh.3
Như những ví dụ này cho thấy, khi chúng ta rời khỏi địa hạt của xung đột giai cấp hoặc chủ nghĩa cộng đồng, chúng ta có thể tự phát hiện ra trong lĩnh vực của các nhóm quyền lực không chính thức, các nhóm và phe phái lấy lãnh đạo làm trung tâm, và toàn bộ việc thể hiện các mối quan hệ ít nhiều mang tính công cụ hầu hết đặc trưng cho tiến trình chính trị ở Đông Nam Á. Tôi tin rằng cấu trúc và động lực của các nhóm có vẻ đặc biệt như vậy có thể được hiểu rõ nhất từ quan điểm của mối quan hệ người bảo trợ-khách hàng. Mô hình cơ bản là một tập hợp phi chính thức bao gồm một nhân vật quyền lực ở vị thế có thể đem lại an ninh, những khích lệ (vật chất, tinh thần) hoặc cả hai và những người đi theo ông ta, những người này, để đổi lại các lợi ích đó, luôn trung thành và sẵn sàng trợ giúp cho các tính toán, thiết kế của người bảo trợ. Các mô hình liên kết người bảo trợ - khách hàng theo chiều dọc như vậy thể hiện một nguyên tắc cấu trúc quan trọng của chính trị Đông Nam Á.
Cho đến gần đây, việc sử dụng phân tích người bảo trợ - khách hàng vẫn là lãnh địa của các nhà nhân học, họ nhận thấy nó đặc biệt hữu ích trong việc thâm nhập vào những thể chế chính thức thường gây hiểu lầm trong các cộng đồng địa phương nhỏ, nơi các mối quan hệ quyền lực liên-cá nhân là nổi bật. Các thuật ngữ liên quan đến cấu trúc người bảo trợ - khách hàng trong tài liệu nhân học - bao gồm “chủ thuyết khách hàng”, “hợp đồng theo cặp”, “mạng lưới cá nhân”, “tập hợp hành động” – phản ánh nỗ lực của một bộ phận các nhà nhân học nhằm nắm bắt được bức khảm của các bộ phận phi-nguyên sơ. Mặc dù có các mạng phi chính thức như vậy, chúng được xây dựng, được duy trì và chúng tương tác theo những cách thức cho phép tổng quát hóa.
Mặc dù phân tích người bảo trợ - khách hàng cung cấp một cơ sở vững chắc để hiểu cấu trúc và động lực của sự phân chia phi nguyên sơ ở cấp địa phương, nhưng giá trị của nó không chỉ giới hạn ở các nghiên cứu thôn làng. Các thể chế hiện đại trên danh nghĩa như các cơ quan hành chính và các đảng phái chính trị ở Đông Nam Á thường bị các mạng lưới người bảo trợ - khách hàng phi chính thức xâm nhập một cách triệt để làm suy yếu cấu trúc chính thức của quyền lực. Nếu chúng ta muốn hiểu tại sao quyền lực của một quan chức có khả năng phụ thuộc nhiều hơn vào sự tùng phục cá nhân và các mối quan hệ phi chính thức hơn là vào chức vụ chính thức của anh ta, hoặc tại sao các đảng chính trị có vẻ giống như những tổ hợp đặc biệt của những kẻ danh vọng cùng với đám tùy tùng của họ hơn là các đấu trường mà trong đó các lợi ích đã thành được tập hợp, thì chúng ta thực sự phải dựa chủ yếu vào phân tích người bảo trợ - khách hàng. Động lực của các mạng liên minh cá nhân cũng rất quan trọng trong thực tế hàng ngày của các thể chế quốc gia cũng như trong chính trị địa phương; sự khác biệt chính chỉ đơn giản là các mạng như vậy được ngụy trang công phu hơn bằng các diện mạo chính thức trong các thể chế hiện đại.
Trong phần tiếp theo, tôi cố gắng làm rõ mối quan hệ người bảo trợ - khách hàng là gì, chúng ảnh hưởng như thế nào đến đời sống chính trị và cách chúng có thể được áp dụng cho các động lực của chính trị Đông Nam Á. Sau khi 1) xác định bản chất của mối liên kết người bảo trợ - khách hàng và phân biệt nó với các mối quan hệ xã hội khác, bài báo sẽ 2) phân biệt giữa các loại mối quan hệ người bảo trợ - khách hàng khác nhau và do đó thiết lập một số khía cạnh quan trọng của sự biến đổi, và 3) xem xét cả sự tồn tại của các liên kết và sự chuyển đổi trong mối liên kết người bảo trợ - khách hàng ở Đông Nam Á kể từ thời thuộc địa và tác động của những thay đổi xã hội lớn (chẳng hạn như sự tăng trưởng của các thị trường, vai trò mở rộng của nhà nước, v.v.) về nội dung của những mối quan hệ này.
I. Bản chất của Mối quan hệ Người bảo trợ-Khách hàng
Cơ sở và Vận hành của Trao đổi Cá nhân.
Trong khi việc sử dụng thực tế các thuật ngữ “người bảo trợ” và “khách hàng” phần lớn chỉ giới hạn ở các khu vực Địa Trung Hải và Châu Mỹ Latinh, thì các mối quan hệ có thể so sánh được lại có thể thấy ở hầu hết các nền văn hóa và nổi bật nhất là ở các quốc gia tiền công nghiệp. Mối quan hệ người bảo trợ - khách hàng - mối quan hệ trao đổi giữa các vai trò - có thể được định nghĩa là một trường hợp đặc biệt của mối quan hệ theo cặp (hai người) liên quan đến tình bạn chủ yếu mang tính công cụ, trong đó một cá nhân có địa vị kinh tế xã hội cao hơn (người bảo trợ) sử dụng ảnh hưởng và nguồn lực của mình để bảo vệ hoặc đem lại lợi ích, hoặc cả hai, cho một người có địa vị thấp hơn (khách hàng), mà về phần mình khách hàng đáp lại bằng cách ủng hộ và trợ giúp chung, bao gồm cả các dịch vụ cá nhân, cho người bảo trợ.4
Trong mối quan hệ có đi có lại ấy, đòi hỏi mỗi đối tác cung cấp một dịch vụ được bên kia đánh giá cao. Mặc dù sự cân bằng lợi ích có thể có lợi cho người bảo trợ, nhưng một số yếu tố có đi có lại cũng có liên quan và chính phẩm chất này, như Powell lưu ý, phân biệt các cặp người bảo trợ - khách hàng với các mối quan hệ cưỡng bức thuần túy hoặc thẩm quyền chính thức cũng có thể liên kết các cá nhân có địa vị khác nhau.5 Người bảo trợ có thể có một số quyền lực cưỡng chế và ông ta cũng có thể giữ địa vị quyền lực chính thức. Nhưng nếu chỉ riêng sức mạnh hoặc thẩm quyền theo lệnh của ông ta đủ để đảm bảo sự tuân thủ của người khác, thì ông ta không cần đến mối quan hệ người bảo trợ - khách hàng đòi hỏi nguyên tắc có đi có lại. Vì vậy, thông thường, người bảo trợ hoạt động trong bối cảnh mà các chuẩn mực và chế tài của cộng đồng và nhu cầu của khách hàng đòi hỏi ít nhất phải tuân thủ nguyên tắc thương lượng, có đi có lại; tình trạng bất cân bằng quyền lực không quá lớn để cho phép phải thực thi một mối quan hệ mệnh lệnh thuần túy.
Ba đặc điểm khác nữa phân biệt mối liên kết người bảo trợ - khách hàng, được bao hàm trong định nghĩa: i) cơ sở của chúng là ở tình trạng bất bình đẳng, ii) tính cách trực diện; và iii) tính linh hoạt lan tỏa của chúng. Cả ba yếu tố này đều thể hiện rõ ràng nhất trong mối quan hệ giữa một chúa đất địa vị cao và mỗi tá điền hoặc người lĩnh canh của ông ta trong một nền kinh tế nông nghiệp truyền thống - một mối quan hệ, theo một nghĩa nào đó, thể hiện như là nguyên mẫu của mối quan hệ người bảo trợ - khách hàng.6
Thứ nhất, tình trạng bất cân bằng trong trao đổi giữa hai đối tác thể hiện và phản ánh sự chênh lệch về của cải, quyền lực và địa vị tương đối của họ. Khách hàng, theo nghĩa này, là một người đã tham gia vào một mối quan hệ trao đổi không bình đẳng mà ông ta không thể tuân thủ một cách đầy đủ nguyên tắc có đi có lại. Món nợ nghĩa vụ ràng buộc ông ta với người bảo trợ.7 Làm thế nào để tình trạng bất cân bằng theo nguyên tắc có đi có lại này nảy sinh? Như Peter Blau đã thể hiện trong tác phẩm của ông Exchange and Power in Social Life Trao đổi và Quyền lực trong Đời sống Xã hội,8 nó dựa trên thực tế là người bảo trợ thường ở vị trí đơn phương cung cấp hàng hóa và dịch vụ mà khách hàng tiềm năng và gia đình ông ta cần để tồn tại và thịnh vượng hơn. Ví dụ, một chủ đất thống trị địa phương thường là nguồn lực chính đảm bảo phòng vệ, an ninh, việc làm, tiếp cận đất canh tác hoặc giáo dục, và cả lương thực trong những thời kỳ khó khăn. Những dịch vụ như vậy không còn gì có thể quan trọng hơn, và do đó nhu cầu đối với chúng không có xu hướng co giãn; nghĩa là, sự gia tăng chi phí hiệu quả của họ sẽ không làm giảm nhu cầu một cách tương ứng. Là một nhà độc quyền, hoặc ít nhất là một quả đầu có khả năng lũng đoạn thị trường địa phương, đối với các nhu cầu thiết yếu, người bảo trợ ở một vị trí lý tưởng để yêu cầu những người muốn chia sẻ những mặt hàng khan hiếm này phải tuân thủ.
Đối mặt với một người có thể cung cấp hoặc tước đoạt các nhu cầu cơ bản của mình, về lý thuyết, khách hàng tiềm năng chỉ có bốn lựa chọn thay thế để trở thành đối tượng của kẻ bảo trợ.9 i) Trước hết, ông ta có thể thuân thủ nguyên tắc có đi có lại bằng một dịch vụ mà người bảo trợ cần đại khái là đủ để khôi phục tình trạng cân bằng trong trao đổi. Trong những trường hợp đặc biệt về kỹ năng tôn giáo, y tế hoặc chiến tranh, năng lực có đi có lại như vậy có thể thực hiện được, nhưng các nguồn lực của khách hàng, với vị trí của ông ta trong hệ thống phân tầng, thường không đủ để thiết lập lại trạng thái cân bằng; ii) Một khách hàng tiềm năng cũng có thể cố gắng đảm bảo các dịch vụ cần thiết ở nơi khác. Nếu nhu cầu của khách hàng là đặc biệt lớn và nếu có sự cạnh tranh gay gắt giữa người bảo trợ và các nhà cung cấp, thì chi phí cho các dịch vụ do nhà bảo trợ-kiểm soát sẽ thấp hơn.10 Trong hầu hết các cơ sở nông nghiệp, quyền tự chủ đáng kể của địa phương có xu hướng tạo điều kiện cho sự phát triển của các tổ chức độc quyền quyền lực địa phương của các quan chức hoặc tầng lớp chủ đất; iii) Khả năng thứ ba là khách hàng có thể ép buộc người bảo trợ cung cấp dịch vụ. Mặc dù tình huống mà các khách hàng của ông ta có khả năng chống lại ông ta có thể khiến người bảo trợ đáp ứng ít nhất các tiêu chuẩn quy chuẩn tối thiểu về trao đổi,11 nhưng quyền lực địa phương của người bảo trợ và tình trạng thiếu vắng tổ chức tự trị của các khách hàng của ông ta vẫn khiến cho điều này khó xảy ra; iv) Cuối cùng, về mặt lý thuyết, khách hàng có thể tự cung cấp đầy đủ các nhu cầu cho mình mà không cần đến dịch vụ của người bảo trợ. Với sự kiểm soát các dịch vụ sống còn của người bảo trợ chẳng hạn như bảo hộ, đất đai và việc làm thì phương án này là quá xa vời.
Nương tựa vào một người bảo trợ không phải là một quyết định hoàn toàn ép buộc và cũng không phải là kết quả của sự lựa chọn không hạn chế. Chính xác vị trí mà một cặp người bảo trợ - khách hàng cụ thể rơi vào trạng thái môi trường liên tục lại phụ thuộc vào bốn yếu tố được đề cập. Nếu khách hàng có các dịch vụ được đánh giá cao để đáp lại, nếu ông ta có thể lựa chọn trong số những người bảo trợ cạnh tranh, nếu ông ta có sẵn sức lực hoặc nếu anh ta có thể xoay sở mà không cần sự giúp đỡ của người bảo trợ - thì sự cân bằng sẽ gần như tương đương. Nhưng nếu, như thường lệ, khách hàng có ít tài nguyên bắt buộc hoặc tài nguyên trao đổi để chống lại một nhà bảo trợ độc quyền có dịch vụ mà ông ta rất cần, thì cặp đó gần như là một cặp ép buộc.12
Mức độ tuân thủ của khách hàng đối với người bảo trợ của mình là một chức năng trực tiếp về mức độ mất cân bằng trong mối quan hệ trao đổi – chức năng về mức độ phụ thuộc của khách hàng vào các dịch vụ của người bảo trợ. Do đó, sự mất cân bằng ấy tạo ra cảm giác nợ nần hoặc nghĩa vụ từ phía khách hàng miễn là nó đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cơ bản của họ và những đại diện, cho người bảo trợ, một “‘kho giá trị ’- tín dụng xã hội…. (người bảo trợ) có thể tiếp tục để có được những lợi thế vào thời gian sau đó’”.13 Người bảo trợ nắm chắc trong tay các dịch vụ thiết yếu, cho phép ông ta tích cóp sự tôn trọng và tuân thủ để nâng cao địa vị của mình và thể hiện khả năng huy động một nhóm người ủng hộ khi ông ta cần đến. Nhóm khách hàng của người bảo trợ càng lớn và họ càng phụ thuộc vào ông ta thì năng lực tiềm ẩn của ông ta trong việc tổ chức hành động nhóm càng lớn. Trong môi trường bảo trợ - khách hàng nông nghiệp điển hình, thì năng lực huy động những người đi theo là rất quan trọng trong sự cạnh tranh về tính ưu thắng giữa những người bảo trợ trong một khu vực nhất định. Như Blau mô tả tình hình chung: “Các thành viên có địa vị cao cung cấp công cụ hỗ trợ cho những người có địa vị thấp để đổi lấy sự tôn trọng và tuân thủ của họ, giúp các thành viên có địa vị cao cạnh tranh giành vị trí thống trị trong nhóm”.14
Đặc điểm khác biệt thứ hai của cặp người bảo trợ-khách hàng là tính trực diện, phẩm chất cá nhân của mối quan hệ. Mô thức liên tục có đi có lại thiết lập và củng cố mối quan hệ người bảo trợ-khách hàng thường tạo ra sự tin tưởng và tình cảm giữa các đối tác. Khi một khách hàng cần một khoản vay nhỏ hoặc cần một người nào đó để xin giùm nhà chức trách cho anh ta, anh ta biết rằng anh ta có thể dựa vào người bảo trợ của mình; đến lượt mình, người bảo trợ biết rằng “người của anh ta” sẽ hỗ trợ anh ta trong các thiết kế của anh ta khi anh ta cần họ15. Hơn nữa, kỳ vọng chung của các đối tác lại được hỗ trợ bởi các giá trị và nghi lễ cộng đồng.
Trong hầu hết các bối cảnh, tình cảm và nghĩa vụ được đầu tư vào mối ràng buộc này giữa những người không có quan hệ họ hàng được thể hiện bằng việc sử dụng các thuật ngữ xưng hô giữa các đối tác thường được dành cho những người ruột thịt. Truyền thống lựa chọn cha mẹ đỡ đầu ở các quốc gia Công giáo thường được một gia đình sử dụng để tạo ra mối ràng buộc quan hệ họ hàng giả tưởng với người bảo trợ-cha đỡ đầu, từ đó trở thành anh em với cha mẹ đẻ.16 Cho dù mô hình bổn phận được thiết lập là cha-con, chú-cháu, hoặc anh trai-em trai, ý định cũng tương tự: thiết lập một mối dây tình cảm và lòng trung thành bền chặt như giữa những người thân ruột thịt. Do đó, mặc dù một người bảo trợ và khách hàng rất chắc chắn sống vì lợi ích cụ thể tích cực của hiệp hội của họ, nhưng nó không chỉ đơn giản là một liên kết trung lập có lợi cho cả hai bên. Ngược lại, nó thường là mối liên kết bền chặt, tận tâm thực sự lẫn nhau có thể tồn tại lâu hơn cả thử nghiệm khắc nghiệt.
Phẩm chất trực diện của cặp người bảo trợ-khách hàng, cũng như quy mô cơ sở nguồn lực của người bảo trợ, giới hạn số lượng mối quan hệ năng động trực tiếp mà mỗi người bảo trợ có thể có.17 Ngay cả khi có nguồn lực to lớn, thì mối liên hệ cá nhân và tình bạn vẫn được gắn chặt vào liên kết làm cho nó rất khó có khả năng là một nhóm khách hàng năng động có thể vượt quá một trăm người. Tổng số người đi theo một người bảo trợ nhất định có thể lớn hơn nhiều so với con số này, nhưng thông thường toàn bộ, ngoại trừ 20-30 khách hàng sẽ được liên kết với người bảo trợ thông qua các trung gian. Vì chúng ta đang đề cập đến các mối quan hệ tình cảm tích cực (tỷ lệ “tính toán” liên quan đến tình cảm tất nhiên có thể khác nhau), nhưng một nhà lãnh đạo và các tùy tùng trực tiếp của ông ta sẽ tương đối nhỏ.
Phẩm chất đặc biệt thứ ba của mối quan hệ người bảo trợ-khách hàng, phản ánh tình cảm gắn bó, đó là các mối quan hệ lan tỏa, các quan hệ “hoàn toàn-cá nhân” chứ không phải là mối các quan hệ hợp đồng dứt khoát, phi cá nhân. Ví dụ, một chủ đất có thể có một khách hàng gắn kết với anh ta qua việc thuê đất, tình bạn, các trao đổi dịch vụ trong quá khứ, mối ràng buộc trong quá khứ của cha mẹ khách hàng với cha mẹ anh ta, và quan hệ cha mẹ đỡ đầu theo nghi thức. Mối quan hệ “đa hợp” mạnh mẽ ấy, như cách nói của Adrian Mayer18, bao gồm một loạt các giao dịch tiềm năng. Người bảo trợ rất có thể nhờ khách hàng giúp đỡ trong việc chuẩn bị cưới cheo, giành chiến thắng trong một chiến dịch bầu cử, hoặc tìm kiếm những gì mà các đối thủ địa phương của họ phải phụ thuộc vào; khách hàng có thể tiếp cận người bảo trợ để được giúp đỡ trong việc thanh toán các phí tổn học hành cho con cái mình, hoàn thành các loại biểu mẫu, đơn từ liên quan đến chính quyền, hoặc để có được thực phẩm, thuốc men trong những thời điểm khó khăn. Do vậy, đó là kiểu liên kết rất linh hoạt mà các nhu cầu và nguồn lực của các đối tác, và do đó bản chất của việc trao đổi, có thể thay đổi đáng kể theo thời gian. Không giống như các quan hệ hợp đồng dứt khoát, tính lan tỏa của mối quan hệ người bảo trợ-khách hàng góp phần vào sự sống còn của nó ngay cả trong thời kỳ chuyển đổi xã hội nhanh chóng - nó có xu hướng tồn tại dai dẳng miễn là hai đối tác vẫn có những cái gì đó để cung cấp cho nhau.19 Giống hệt hai anh em có thể hỗ trợ nhau theo nhiều cách, các đối tác người bảo trợ-khách hàng có mối quan hệ cũng có thể được viện dẫn cho hầu hết mục đích; những khác biệt chính yếu là sự tính toán kỹ càng hơn về các lợi ích và tính bất bình đẳng đặc trưng cho việc trao đổi giữa người bảo trợ và khách hàng.
Tính khác biệt của Người bảo trợ
Vai trò của người bảo trợ phải được phân biệt với các vai trò như “người môi giới”, “người trung gian” hoặc “ông chủ” mà đôi khi người ta vẫn nhầm lẫn. Hoạt động như một “nhà môi giới” hoặc “người trung gian” - các thuật ngữ mà tôi sẽ sử dụng thay thế cho nhau - có nghĩa là đóng vai trò trung gian để thu xếp trao đổi hoặc chuyển giao giữa hai bên không có liên hệ trực tiếp. Khi đó, vai trò của người trung gian liên quan đến trao đổi ba bên, trong đó người trung gian có chức năng như một đại lý và không tự mình kiểm soát thứ được chuyển giao. Ngược lại, người bảo trợ là một phần của cuộc trao đổi giữa hai cá nhân và hoạt động bằng các nguồn lực mà ông ta tự sở hữu hoặc trực tiếp kiểm soát.20 Cuối cùng, các thuật ngữ “người trung gian” và “người môi giới” không chỉ rõ vị thế tương đối của tác nhân đối với những người khác trong giao dịch, trong khi người bảo trợ theo định nghĩa, có cấp bậc cao hơn khách hàng của ông ta.
Điều quan trọng là sự phân biệt này dễ dàng bị mất dấu vì hai lý do. Đầu tiên, không phải lúc nào cũng dễ dàng xác định xem ai đó có kiểm soát cá nhân các nguồn lực mà ông ta sử dụng để thăng tiến bản thân hay không. Trường hợp một công chức bổ bán các chức vụ cấp dưới trong quyền hạn của mình để tạo ra một nhóm tùy tùng thì sao? Ở đây, có vẻ như ông ta đang đóng vai trò như một người bảo trợ, vì những công việc ông ta làm chỉ có ý nghĩa như một món quà cá nhân từ cái kho chứa những giá trị khan hiếm mà ông ta kiểm soát và nhằm tạo ra cảm giác nợ nần và bổn phận cá nhân ở những kẻ được ông ta ban phát. Vì vậy, việc đánh giá xã hội về bản chất của món quà là rất quan trọng. Mặt khác, nếu chúng ta phát hiện ra rằng một công chức được xem như một người đóng vai trò là người đại diện cho những người tìm việc và giúp họ tiếp cận được với một cán bộ kiểm soát việc làm, thì ông ta sẽ hoạt động như một người môi giới. Đương nhiên là nhiều quan chức nhà nước đầy tham vọng sẽ tìm cách xuyên tạc các hành vi môi giới hoặc việc đơn giản tuân thủ các quy tắc với tư cách là hành vi bảo trợ cá nhân, nhờ đó mà tập hợp được những kẻ đi theo mình.21 Đến mức độ mà ông ta thành công trong việc thể hiện hành vi này như một hành động hào phóng cá nhân, thì ông ta sẽ nêu ra ý thức về bổn phận cá nhân là thứ ràng buộc cấp dưới của ông ta với ông ta với tư cách là các khách hàng.22
Nguồn gốc thứ hai tiềm tàng gây nhầm lẫn trong sự phân biệt này là các thuật ngữ ấn định các vai trò chứ không phải các cá nhân con người, và do đó, rất có thể một cá nhân đơn giản vừa đóng vai trò là người môi giới vừa là người bảo trợ. Một tổ hợp vai trò như vậy không chỉ khả thi mà còn phổ biến về mặt kinh nghiệm. Chẳng hạn, khi một người bảo trợ sở hữu đất ở địa phương trở thành người đứng đầu đảng chính trị của làng mình, ông ta có khả năng trở thành người trung gian giữa nhiều dân làng và các nguồn lực do các quan chức cấp cao hơn kiểm soát. Trong trường hợp này, ông ta có thể có những khách hàng mà ông ta cũng là người môi giới cho họ. Những khẳng định phổ biến của mối quan hệ người bảo trợ-khách hàng thực sự khiến người bảo trợ đóng vai trò là người môi giới cho khách hàng của mình trở nên rất bình thường khi họ phải giao dịch với các bên thứ ba có quyền lực - giống như vị thánh bảo trợ trong Công giáo dân gian, vừa là đấng trực tiếp giúp đỡ những người sùng đạo của mình đồng thời lại đóng vai trò là người môi giới giữa họ với Chúa.23 Mặt khác, nếu đảng chính trị chỉ cần trao cho người bảo trợ địa phương quyền kiểm soát trực tiếp các chương trình và các khoản tài trợ của mình trong khu vực, thì bản thân đảng đó sẽ tăng cường các nguồn lực của họ để trở thành người bảo trợ trên quy mô lớn hơn và loại bỏ nhu cầu môi giới.
Cuối cùng những người bảo trợ cần phải được phân biệt với các thuật ngữ phần nào liên quan khác dành cho thủ lĩnh như “sếp”, “caudillo” hoặc “cacique”. “Ông chủ” là một từ ấn định ngay lập tức tính mơ hồ và giàu hàm ý. Mặc dù ông chủ có thể thường hoạt động như một người bảo trợ, nhưng thuật ngữ đó tự nó ngụ ý (a) rằng ông ta là người đàn ông quyền lực nhất trong vũ đài, và (b) ngụ ý là quyền lực của ông ta phụ thuộc nhiều hơn vào những lời dụ dỗ và các loại trừng phạt theo ý của ông ta hơn là tình cảm hoặc vị thế. Khác biệt với một người bảo trợ, kẻ có thể là lãnh đạo địa phương tối cao hoặc có thể không và quyền lãnh đạo của người này ít nhất phụ thuộc một phần vào cấp bậc và tình cảm, thì ông chủ lại là một người lãnh đạo thế tục xuất sắc, là kẻ phụ thuộc gần như hoàn toàn vào những lời dụ dỗ và đe dọa mà mọi người có thể sờ thấy được một cách cụ thể. Như chúng tôi sẽ trình bày ở phần sau, một môi trường nông nghiệp ổn định với hệ thống phân cấp vị thế được công nhận rõ ràng là một bối cảnh điển hình cho sự lãnh đạo của những người bảo trợ, trong khi một môi trường bình đẳng, di động hơn lại là một bối cảnh điển hình cho sự nổi lên của các ông chủ. Hai thuật ngữ cuối cùng, “caudillo” và “cacique” được sử dụng phổ biến nhất ở Mỹ Latinh để chỉ các ông chủ một khu vực - thường là nông thôn. Một lần nữa, ngụ ý rằng sự ép buộc là trụ cột chính của quyền lực, và trong trường hợp của caudillo, phổ biến là những kẻ tùng phục cá nhân.24 Một “cacique” hoặc “caudillo” có thể đóng vai trò là người bảo trợ cho một số khách hàng nhưng ông ta cũng thường chủ yếu dựa vào sức mạnh và thiếu tính hợp pháp truyền thống để hoạt động chủ yếu như một người bảo trợ. Thông thường nhất, một “caciqe” hoặc “caudillo”, giống như một ông chủ, có thể là một trường hợp đặc biệt ngoài lề của một người bảo trợ, với điều kiện là một phần những người đi theo ông ta ở dưới ông ta về mặt xã hội và ràng buộc với ông ta một phần bởi những mối quan hệ giả tạo. Tuy nhiên, theo thời gian, có thể xảy ra biến hóa. Cũng giống như ông chủ nhà máy bia thành công của nước Anh vào cuối thế kỷ 18 có thể dự liệu trước cho con trai mình vào hàng quý phái, người “caciqe” ngày nay áp đặt quyền cai trị của mình bằng sức mạnh có thể đủ tốt để tạo lập cho con trai mình thành một chủ sở hữu đất đai, mà vị thế cao và tính hợp pháp của kẻ đó củng cố vai trò của mình với tư cách người bảo trợ.
Người Bảo trợ và Khách hàng với tư cách là các Nhóm Riêng biệt
Cho đến thời điểm này, cuộc thảo luận tập trung vào bản chất của mối liên kết duy nhất giữa người bảo trợ và khách hàng. Nếu chúng ta mở rộng phân tích để bao gồm các cấu trúc lớn hơn có liên quan bằng sự kết hợp của nhiều liên kết như vậy, thì cần phải có một số thuật ngữ mới. Trước hết, khi chúng ta nói về những người tùng phục trực tiếp – những khách hàng trực tiếp gắn bó với ông ta – thì đó là chúng ta đề cập đến một cụm người bảo trợ-khách hàng. Thuật ngữ thứ hai, đề cập đến nhóm đó, nhưng vẫn tập trung vào một cá nhân và các liên kết dọc của ông ta, đó là kim tự tháp người bảo trợ-khách hàng. Đây chỉ đơn giản là một phần mở rộng dọc xuống phía dưới của cụm trong đó các liên kết được đưa ra ngoài trật tự-đầu tiên.25 Dưới đây là các biểu hiện điển hình của các liên kết như vậy.
Mặc dù các chiều dọc là mối quan tâm chính của chúng tôi, nhưng đôi khi chúng tôi cũng muốn phân tích các mối quan hệ cặp theo chiều ngang, chẳng hạn, giữa hai người bảo trợ có vị thế có thể so sánh được, những người đã có một liên minh. Những liên minh như vậy thường tạo thành cơ sở của các hệ thống bè phái trong chính trị địa phương. Cuối cùng, các mạng lưới người bảo trợ-khách hàng không phải mang tính cái tôi-tiêu điểm mà đề cập đến mô thức tổng thể của các mối liên kết người bảo trợ-khách hàng (cộng với các liên minh người bảo trợ theo chiều ngang) tham gia cùng các tác nhân trong một khu vực hoặc cộng đồng nhất định.
Các cụm người bảo trợ-khách hàng là một trong số những cách thức mà những người không phải là họ hàng thân thiết có thể được liên kết với nhau. Hầu hết các hình thức liên kết thay thế liên quan đến việc tổ chức xung quanh các mối quan hệ mang tính phạm trù, cả truyền thống - chẳng hạn như sắc tộc, tôn giáo, cũng như đẳng cấp – lẫn hiện đại - chẳng hạn như nghề nghiệp hoặc giai cấp – tạo ra các nhóm cơ bản khác nhau về cấu trúc và động lực. Tôi tin rằng đặc trưng đặc biệt của các cụm người bảo trợ-khách hàng bắt nguồn từ thực tế là, không giống như các tổ chức dựa trên các phạm trù phân loại, các cụm như vậy a) có cơ sở thành viên cụ thể cho từng liên kết,26 và b) dựa trên các mối quan hệ cá nhân với một nhà lãnh đạo hơn là dựa trên các đặc điểm chung hoặc mối quan hệ ngang giữa những người đi theo.
Một số khác biệt quan trọng khác giữa nhóm phân loại và nhóm khách hàng quen tuân theo các nguyên tắc tổ chức cụ thể này. Ở đây, tôi chủ yếu dựa vào những so sánh tỉ mỉ hơn của Carl Lande về những cặp bảo trợ-khách hàng và các nhóm phân loại.27
1). Mục tiêu của các thành viên: Các khách hàng có các mục tiêu cụ thể phụ thuộc vào mối quan hệ cá nhân của họ với người lãnh đạo, trong khi các thành viên nhóm phân loại có các mục tiêu chung xuất phát từ các đặc điểm chung giúp phân biệt họ với các thành viên của các nhóm khác kia.
2). Quyền tự chủ của lãnh đạo: Người bảo trợ có quyền tự chủ rộng rãi trong việc xây dựng các liên minh và đưa ra các quyết định chính sách miễn là ông ta đem lại phúc lợi vật chất cơ bản cho khách hàng của mình, trong khi người lãnh đạo của một nhóm phân loại thường phải tôn trọng lợi ích tập thể của nhóm mà ông ta lãnh đạo.
3). Tính ổn định của nhóm: Một cụm người bảo trợ-khách hàng, dựa trên các liên kết dọc cụ thể, phụ thuộc nhiều vào kỹ năng của người lãnh đạo và có xu hướng phát triển mạnh mẽ hoặc tan rã tùy thuộc vào nguồn lực của người lãnh đạo và mức độ thỏa mãn nhu cầu của từng khách hàng. Ngược lại, một nhóm phân loại có nguồn gốc vững chắc hơn từ những phẩm chất chung theo chiều ngang và do đó ít phụ thuộc hơn vào sự tồn tại của nó dựa trên phẩm chất lãnh đạo và mức độ bền vững hơn của nó trong việc theo đuổi các lợi ích tập thể (thường là chính sách) rộng lớn hơn.
4). Nhóm tổng hợp: Các cụm người bảo trợ-khách hàng, do cách chúng được tạo ra, có khả năng không đồng nhất về thành phần giai cấp hơn là các nhóm phân loại dựa trên một số phẩm chất đặc biệt mà các thành viên đều có chung. Theo định nghĩa, mô hình các kim tự tháp người bảo trợ-khách hàng kết hợp những người có thứ hạng địa vị khác nhau trong khi các nhóm phân loại có thể có sự đồng nhất hoặc không đồng nhất về địa vị.
5). Tính tập đoàn của Nhóm: Theo nghĩa thực tế, một cụm người bảo trợ-khách hàng hoàn toàn không phải là một nhóm mà là một “tập hợp-hành động” tồn tại nhờ các liên kết dọc với một lãnh đạo – là các liên kết mà người lãnh đạo có thể kích hoạt toàn bộ hoặc một phần.28 Những người tham gia thường không được liên kết trực tiếp với nhau và trên thực tế, có thể không biết về nhau. Ngược lại, một nhóm phân loại được tổ chức lại, thường có các liên kết ngang gắn bó các thành viên với nhau sao cho có thể có được sự tồn tại của một nhóm độc lập với người lãnh đạo.
Mặc dù danh sách trên không đầy đủ, nhưng nó lại thể hiện tính cách đặc biệt của các mạng lưới người bảo trợ-khách hàng. Bằng cách ghi nhớ những phẩm chất chung của các mối quan hệ này, dưới đây chúng ta sẽ chuyển sang phạm vi biến thể trong khuôn khổ phân loại này.
__________________________________________
(Còn nữa…)
Nguồn: Scott, James C. (1972). Patron-Client Politics and Political Change in Southeast Asia, In American Political Science Review, 1972, vol. 66, issue 1, pp. 91-113.
Tác giả: James C. Scott (sinh ngày 2 tháng 12 năm 1936) là một nhà khoa học chính trị và nhân học người Mỹ chuyên về chính trị học so sánh của các xã hội nông nghiệp và xã hội phi nhà nước, chính trị tập quyền và chủ nghĩa vô chính phủ. Nghiên cứu chính của ông tập trung vào nông dân Đông Nam Á và các chiến lược chống lại các hình thức thống trị khác nhau của họ. Scott nhận bằng cử nhân của trường Cao đẳng Williams và bằng Thạc sĩ và Tiến sĩ về khoa học chính trị từ Yale. Ông giảng dạy tại Đại học Wisconsin – Madison cho đến năm 1976 và sau đó tại Yale, nơi ông là Giáo sư Khoa học Chính trị Sterling. Từ năm 1991, ông đã chỉ đạo Chương trình Nghiên cứu Nông nghiệp của Yale. Ông là một học giả có ảnh hưởng lớn về lĩnh vực dân tộc học.
Ghi chú
1. Two influential anthropologists who employ this mode of analysis are: Clifford Gecrtz (“The Integrative Revolution”, in Geertz, ed., Old Societies and New States [New York: The Free Press of Glencoe, 1963]); and Max Gluckman (Custom and Conflict in Africa [Oxford: Basil and Blackwell, 1963])
2. A number of political studies of Southeast Asia have dealt with factionalism or patron-client ties. The most outstanding is Carl Lande's Leaders, Factions, and Parties: the Structure of Philippine Politics, Monograph No. 6 (New Haven: Yale University-Southeast Asia Studies, 1964). For the Thai political system, Fred W. Riggs’ Thailand: The Modernization of a Bureaucratic Polity (Honolulu: East-West Center Press, 1966) and David A. Wilson's Politics in Thailand (Ithaca: Cornell University Press, 1962) pursue a similar line of analysis; and for Burma, see Lucian W. Pye, Politics, Personality, and Nation-Building: Burma's Search for Identity (New Haven: Yale Uni-versity Press, 1962). Some notable attempts to do comparable studies outside Southeast Asia are: Colin Leys, Politicians and Policies: An Essay on Politics in Acholi Uganda 1962-1965 (Nairobi: East Africa Publishing House, 1967); Myron Weiner, Party-Building in a New Nation: The Indian National Congress (Chicago: University of Chicago Press, 1967); Paul R. Brass, Factional Politics in an Indian State (Berkeley and Los Angeles: University of California Press, 1965); Frederick G. Bailey, Politics and Social Change: Orissa in 1959 (Berkeley and Los Angeles: University of California Press, 1963).
3. Class as well as ethnicity is relevant to Malay-Chinese conflict, since the different economic structure of each community places them in conflict. Many a rural Malay experiences the Chinese not only as pork-eating infidels but as middlemen, money lenders, shopkeepers, etc.-as the cutting edge of the capitalist penetration of the countryside.
4. There is an extensive anthropological literature dealing with patron-client bonds which I have relied on in constructing this definition. Some of the most useful sources are: George M. Foster, “The Dyadic Contract in Tzintzuntzan: Patron-Client Relationship”, American Anthropologist, 65 (1963), 1280-1294; Eric Wolf, “Kinship, Friendship, and Patron-Client Relations”, in Michael Banton, ed., The Social Anthropology of Complex Societies, Association of Applied Social Anthropology Monograph # 4 (London: Tavistock Publications, 1966), pp. 1-22; J. Campbell, Honour, Family, and Patronage (Oxford: Clarendon Press, 1964); John Duncan Powell, “Peasant Society...,” p. 412, Carl Lande, Leaders, Factions and Parties...,” Alex Weingrod, “Patrons, Patronage, and Political Parties”, Comparative Studies in Society and History, 10 (July, 1968), pp. 1142-1158.
5. Powell, “Peasant Society and Clientelist Politics”, American Political Science Review, 64 (June, 1970), 412.
6. Another comparable model, of course, is the lord-vassal link of high feudalism, except in this relationship the mutual rights and obligations were of an almost formal, contractual nature. Most patron-client ties we will discuss involve tacit, even diffuse standards of reciprocity. Cf. Ruston Coulborn, ed., Feudalism in History, (Princeton: Princeton University Press, 1956).
7. In most communities this sense of obligation is a strong moral force, backed by informal community sanctions that help bind the client to the patron. A good account of how such feelings of debt reinforce social bonds in the Philippines is Frank Lynch's description of utang nlaloob in Four Readings in Philippine Values, Institute of Philippine Culture Papers, No. 2 (Quezon City: Aleneo de Manila Press, 1964).
8. Peter M. Blau, Exchange and Power in Social Life (New York: Wiley, 1964), pp. 21-22. Blau's discussion of unbalanced exchange and the disparities in power and deference such imbalance fosters is directly relevant to the basis of patron-client relationships.
9. These general alternatives are deduced by Blau (p. 118) and are intended to be exhaustive.
10. Later, we will examine certain conditions under which this may actually occur.
11. There is little doubt that this last resort usually acts as a brake on oppression. The proximate causes for many peasant uprisings in medieval Europe during hard times often involved revocation of small rights granted serfs by their lords-e.g., gleaning rights, use of the commons for pasturage, hunting and fishing privileges, reduction of dues in bad crop years - rights which offered a margin of security. Such revolts, even though they generally failed, served as an object lesson to neighboring patrons. Cf. Friedrich Engels, The Peasant War in Germany (New York: International Publishers, 1966); Norman Cohn, The Pursuit of the Millennium (New York: Harper, 1961); and E. B. Hobsbawm, Primitive Rebels (New York: Norton, 1959).
12. Blau, Exchange and Power in Social Life, pp. 119-120, makes this point somewhat differently: “The degree of dependence of individuals on a person who supplies valued services is a function of the difference between their value and that of the second best alternative open to them”. The patron may, of course, be dependent himself on having a large number of clients, but his dependence upon any one client is much less than the dependence of any one client upon him. In this sense the total dependence of patron and client are similar, but almost all the client's dependence is focused on one individual, whereas the patron's dependence is thinly spread (like that of an insurance company - Blau, p. 137) across many clients. Cf. Godfrey and Monica Wilson, The Analysis of Social Change; Based on Observations in Central Africa (Cambridge: The University Press, 1945), pp. 28, 40.
13. Blau, p. 269.
14. Blau, p. 127.
15. The classic analysis of the functions of gift-giving (prestation) in creating alliances, demonstrating superiority, and renewing obligations, is Marcel Mauss, The Gift: Forms and Functions of Exchange in Archaic Societies (Glencoe, Illinois: The Free Press of Glencoe, 1954).
16. Sidney Mintz and Eric Wolf, “An Analysis of Ritual Co-Parenthood (Compadrazgo)”, Southwestern Journal of Anthropology 6 (Winter, 1948) pp. 425- 437.
17. Carl Lande, “Networks and Groups in Southeast Asia: Some Observations on the Group Theory of Politics”, Unpublished manuscript (March, 1970), p. 6.
18. Adrian C. Mayer, “The Significance of Quasi-Groups in the Study of Complex Societies”, in Michael Banton, ed., The Social Anthropology of Complex Societies, pp. 97-122. Mayer would call a short-term, contractual interaction that was limited in scope a simplex tie.
19. In another sense the patron-client dyad is fragile. Since it is a diffuse, noncontractual bond, each partner is continually on guard against the possibility that the other will make excessive demands on him, thus exploiting the friendship. A patron may, for example, prefer to hire an outsider for an important job because he can then contractually insist that the work be of top quality. With a client, it would be a delicate matter to criticize the work. As in friendship, “the diffuseness of the [patron-client] obligation places a corresponding demand for self-restraint on the parties if the relationship is to be maintained”. William A. Gamson, Power and Discontent (Homewood, Illinois: Dorsey, 1968), p. 167.
20. A broker does, in a real sense have a resource: namely, connections. That is, the broker's power - his capacity to help people - is predicated on his ties with third parties.
21. U.S. Congressmen spend a good portion of their time trying to seize personal credit for decisions which benefit their constituents whether or not they had anything to do with the decision-as broker or patron. For similar reasons, cabinet ministers in Malaysia and elsewhere have travelled about the country with government checks in hand, making grants to mosques, temples, and charitable groups in a way that will dramatize the largesse as an act of personal patronage. Every government decision that benefits someone represents an opportunity for someone to use that act to enlarge the circle of those personally obligated to him.
22. And it naturally follows that in underdeveloped tries, where the patrimonial view of office is especially strong, a public post could be a client-creang resource.
23. Foster, “The Dyadic Contract in Tzintzuntzan”; pp. 1280-4294.
24. For good descriptions of both types of leadership, see Eric R. Wolf and E. C. Hansen, “Caudillo Politics: A Structural Analysis”, Comparative Studies li Society and History, 9, 2 (January, 1967), 168-179 and Paul Friedrich, “The Iegtimacy of a Cacique”, in Marc J. Swartz, ed., Local Level Politics: Social and Cultural Perspective (Chcago: Aldine 1968), pp. 243-269.
25. The terms “cluster”, “network”, and “first and second” orders are adapted froi a somewhat similar usage by J. A. Barnes, “Netorks and Political Processes” in Swartz, ed, pp. 107-130.
26. Mayer, “The Significance of Quasi-Groups…” p. 109.
27. Lande, “Networks and Groups…” (unpublished manuscript), pp. 6-12.
28. Mayer, p. 11
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét