Powered By Blogger

Thứ Ba, 12 tháng 5, 2015

Định nghĩa về các giá trị văn hóa





Định nghĩa về các giá trị văn hóa

Rodney Frey

Người dịch: Hà Hữu Nga

Các giá trị có thể được định nghĩa là những gì học được, tương đối lâu dài, cảm tính, có cơ sở tri thức luận, thể hiện các quá trình khái niệm hóa về đạo đức, hỗ trợ chúng ta trong việc đưa ra các đánh giá và chuẩn bị cho chúng ta hành động. Nói cách khác, khi đưa ra các ưu tiên và lựa chọn, để thực hiện, hầu hết chúng ta đều dựa vào các giá trị mà ta tin tưởng và duy trì. Quan niệm và cách sử dụng khái niệm này cũng bao gồm các giá trị cá nhân của một con người cũng như các giá trị tập thể của một cộng đồng.

1. Tất cả mọi giá trị đều những giá trị học được. Không giống như việc biết được một ngôn ngữ cụ thể, các giá trị được trao truyền và khắc ghi thông qua một mạng phức tạp của các tác nhân và các tương tác xã hội. Vấn đề chính yếu đối với mạng tương tác này là sự học tập giữa các thành viên gia đình, đồng nghiệp xã hội, học qua trường lớp, qua các trò chơi, qua công việc, qua các hoạt động tôn giáo, các lễ thức, và hôn nhân. Và đan xen khắp mạng tương tác này là phương tiện truyền miệng và / hoặc bằng văn bản, bằng các tích truyện của một cộng đồng người. Sự ảnh hưởng của mạng tương tác này đặc biệt quan trọng trong thời thơ ấu của mỗi con người khi các thông số giá trị cơ bản được thành lập. Đến lượt mình, các thông số này giúp định hướng cho việc đạt được và tái khẳng định các giá trị trong suốt cuộc đời của một con người. Bởi vì các giá trị được thông qua học hỏi, nên chúng có thể bị lãng quên, và có thể học hỏi lại. Nhưng các giá trị cũng có thể thay đổi. Con người không phải bẩm sinh các giá trị nhất định; cũng không phải là nội dung của các giá trị nhất định được ấn định về mặt di truyền. Trong thực tế, những người đã trưởng thành về mặt sinh học các thiên hướng ảnh hưởng đến việc thụ đắc ngôn ngữ và tính cách phải được xem xét trong bất kỳ thảo luận nào về việc thụ đắc các giá trị. Hoàn toàn có cơ sở để nói rằng, sự hình thành của một cấu hình giá trị cho mỗi cá nhân là một quá trình vô cùng phức tạp.

2. Các giá trị đều tồn tại tương đối lâu dài: Các giá trị đều có gốc rễ trong các di sản văn hóa của một xã hội và đều có căn nguyên trong các thiết chế xã hội, trong các mạng tương tác xã hội. Và các giá trị đều được xác lập từ thời thơ ấu. Một cá nhân có thể quyết định từ bỏ một giá trị cụ thể, chỉ phải chạm trán với nó tại mỗi thời điểm giao nhau trong mạng quan hệ xã hội và được xác định nền tảng theo các thông số được hình thành sớm trong cuộc đời của cá nhân đó. Các giá trị của một xã hội hay của một cá nhân không dễ dàng thay đổi.

3. Các giá trị không nhất thiết phải được biết đến một cách có ý thức bởi c cá nhân, hoặc xã hội. Không giống như ngữ pháp ngôn ngữ hàng ngày của chúng ta, các giá trị hiếm được khớp nối công khai, mặc dù chúng ta phụ thuộc vào cả hai trong việc lĩnh hội hành động của người khác và trong việc tạo sinh hành động của mỗi chúng ta. Việc tìm kiếm các giá trị của riêng bạn và các giá trị của người khác chỉ có thể được thực hiện với nỗ lực rất lớn.

4. Giá trị có xu hướng nhất quán, tức là, những giá trị như nhau thu hút như các giá trị như nhau. Tập hợp các giá trị của một cá nhân hoặc một cộng đồng phấn đấu cho sự liên kết, khả năng tương thích và tích hợp giữa các giá trị đó. Nếu một giá trị cụ thể không nhất quán với tập hợp các giá trị đã được tổ chức, thì không dễ dàng được tích hợp và thường bị bỏ qua, bị loại trừ. Điều này không phải là để cho thấy rằng chúng ta sẽ luôn luôn tìm thấy sự nhất quán giữa các giá trị được tổ chức bởi bất kỳ cá nhân nào hoặc được thể hiện trong một cộng đồng nhất định. Các giá trị luôn phấn đấu để đạt được tính nhất quán. Tập hợp các giá trị riêng của một cá nhân hay cộng đồng thường bao gồm các giá trị khác nhau và thường mâu thuẫn lẫn nhau. Thậm chí có thể có trường hợp một cấu hình cụ thể của các giá trị không chỉ điều chỉnh các giá trị cho thích hợp, mà còn tán thành cả những giá trị mâu thuẫn nữa. Vấn đề ở đây không phải là việc sắp xếp không nhất quán các giá trị cá nhân đang được thảo luận, mà là cấu trúc tổng thể của các mối quan hệ và các tính cách của sự tích hợp trong tất cả các giá trị đó. Để hiểu được bất kỳ giá trị nào, người ta cần phải xem xét cấu trúc hình thức lớn hơn mà nó bao hàm trong đó. Một mâu thuẫn như vậy sẽ được quan sát thấy khi chúng ta thảo luận về các giá trị của người Da đỏ Crow về nhất tính và sự thống nhất,  cũng như sự khác biệt và tính độc đáo. Tính không nhất quán rõ ràng bị giải thể khi sự tích hợp theo ngữ cảnh cụ thể, trong trường hợp này hình ảnh của "vòng tròn" và "bánh xe", được đưa vào xem xét.

5. Giá trị lưu giữ và truyền đạt các khái niệm về khát vọng đạo đức của một xã hội. Các giá trị đặt ra các tiêu chí xã hội cho các giả định văn hóa để căn cứ vào đó cái tốt và cái xấu, đúng và sai, thiện và ác, cao thượng và thấp hèn được xác lập. Giá trị cung cấp một tập hợp chuẩn mực đạo đức tạo dựng cơ sở cho tất cả các đánh giá đạo đức, cho dù nhắm vào những người khác, vào tự nhiên hay vào bản thân mình. Các giá trị hướng dẫn hành xử của con người, cung cấp một "lộ trình" cho hành động. Tất nhiên, những gì người ta có thể đánh giá là thích hợp, thì người khác có thể coi là vô đạo đức và không thích hợp. Kết quả, các giá trị thường tiêu điểm của sự xung đột.

6. Các giá trị luôn tràn ngập những cảm xúc tình cảm và được tổ chức với một niềm tin mạnh mẽ. Không thể có các giá trị trung tính thụ động. Cảm xúc sợ hãi, đồng cảm, thù hận, yêu thương, giận dữ, đam mê, khinh miệt: tất cả đều là những biểu hiện chủ quan của các giá trị. Các giá trị được cảm nhận một cách chắc chắn nhất. Bởi vì yếu tố cảm xúc này, các giá trị còn hơn cả một bộ quy tắc ứng xử. Bằng cách truyền cho các phán xét với niềm đam mê, các giá trị thiết lập sự khát vọng. Tốt và xấu không chỉ đơn giản được đặt ra; "tốt" được mong muốn cháy bỏng còn "xấu" thì luôn luôn bị xa lánh. Giá trị là những động lực lớn trong một xã hội và mỗi cá nhân; là chiều hướng hướng đến mọi mục đích. Từ cách thức xác định một "người giàu có" đến cái "đáng sợ" nhất trong cuộc sống: tất cả đều căn cứ vào các giá trị. Nhưng chính niềm đam mê này lại cũng có thể kiềm chế việc đánh giá cao đối với các giá trị khác nhau với hệ giá trị của mình. Cảm xúc có thể che khuất một tầm nhìn rõ ràng.

7. Các giá trị xác lập một khuynh hướng để hành động. Giá trị ảnh hưởng đến các hành vi của cong người bằng cách chuẩn bị cho con người hành động theo một số cách thức định hướng đạo đức. Khi một phản ứng hành vi nhất định được kêu gọi trong một bối cảnh tương tác xã hội cụ thể, thì những hành vi đó có thể một phần dựa trên các giá trị đã được tổ chức. Sở dĩ "một phần" vì giá trị, trong khi thuộc về những ảnh hưởng chủ yếu, thì lại không phải là ảnh hưởng duy nhất đối với các hành vi của chúng ta. Những ảnh hưởng khác bao gồm mức độ tự trọng cá nhân, các định nghĩa về vai trò xã hội, luật pháp, hành vi tập thể tự phát và tính thuyết phục của thứ khác, chẳng hạn. Do đó, bản thân các giá trị xác định không nhất thiết phải là những kẻ báo trước chính xác về hành vi. Trong khi chúng luôn họ song hành bên nhau, thì các giá trị chúng ta tổ chức ra các hành vi chúng ta thể hiện đều không phải là mặt trái của một đồng xu, mỗi mặt đều đồng nghĩa với mặt kia.

8. Bất kỳ giá trị nào cũng đều dựa vào/thể hiện bằng khuôn khổ của các tiêu chí tri thức luận nhất định. Dựa vào tiêu chuẩn tri thức nào để thừa nhận vàthể hiện một giá trị đặc biệt? Làm thế nào người nắm giữ giá trị định giá được một giá trị cụ thể? Một giá trị được khuôn theo và thể hiện công khái bằng những khuôn khổ nào? Để khẳng định, chẳng hạn, "tình trạng hoang dã là một nguồn tài nguyên thiên nhiên to lớn nhưng vẫn chưa được khai thác" ám chỉ một giá trị dựa vào khuôn khổ các tiêu chí tri thức luận được thể hiện bằng khuôn khổ các tiêu chí tri thức luận, về thực chất đó chínhgiá trị "kinh tế". "Tình trạng hoang dã" được biết đến thông qua khuôn khổ một loại "hàng hóa" có "giá trị sản xuất," và có thể được phân phối và tiêu thụ. Trong khi có một loạt các tiêu chí tri thức luận khả thể tạo thành cơ sở cho các giá trị, mà đối với các mục đích diễn giải của chúng ta, chỉ có ba tiêu chí sẽ được phân lập: i) tiêu chí biểu hiện theo nghĩa đen, ii) tiêu chí ẩn dụ - theo nghĩa rộng, và iii) tiêu chí diễn giải-ngụ ý. Loại hình học này mắc nợ chủ yếu ở các tác phẩm của Ananda Coomaraswamy 1934. Mỗi tiêu chí tri thức luận đều được hiểu là bổ sung cho/và không loại trừ những tiêu chí khác, tức là, mỗi tiêu chí đều là một con đường "hợp thức" đối với nhận ​​thức. Mỗi chúng ta vẫn luôn dựa vào cả ba cách nhận thức ấy, mặc dù thường nhấn mạnh một cách thức này nhiều hơn những cách thức kia. Làm thế nào một dân tộc bắt đầu hiểu biết thế giới, để rồi lịa tác động ảnh hưởng đến cách thức mà dân tộc đó nhìn nhận thế giới, ảnh hưởng đến bản thể luận của họ. Trong khi một số nền văn hóa coi mình là một phần của thế giới xung quanh họ, thì  những nền văn hóa khác lại xem mình, về cơ bản, tách biệt khỏi thế giới "ngoài đó." Đến lượt mình, tri ​​thức có thể “được tiếp nhận” bằng trực giác từ các “tác nhân” bắt nguồn trong thế giới hoặc "phát hiện" hoàn toàn bằng kinh nghiệm một ứng dụng khắt khe của logic của con người. Kết quả là tầm quan trọng và ý nghĩa của một "bông hoa", một "cầu vồng" hoặc đối với vấn đề đó, tự thân "hiện thực" cũng có thể khác biệt một hoàn toàn và triệt để.

Do tầm quan trọng cơ bản của nó, những khác biệt về tri thức luận như vậy cũng sẽ gây được tiếng vang thấu suốt và tự biểu hiện trong mỗi chủ đề khác nhau được xem xét trong quá trình này. Để cho chúng ta đánh giá chính xác hơn về những khác biệt cơ bản giữa các tôn giáo khác nhau, và hiểu chúng các tôn giáo đó theo những khuôn khổ riêng của chúng, mà không áp đặt các giá trị của chúng ta, thì mỗi cách tiếp cận đều được dựa trên những tri thức luận của chính họ.

Mỗi cách nhận thức đều được hiểu là bổ sung cho những cách khác, và không có cách nào "cao cấp" hơn hoặc "chân thực" hơn so với những cách khác. Không có tiêu chí nào, trong thuộc về chính nó, lại thích hợp hơn hoặc cao hơn về mặt đạo đức so với những tiêu chí khác. Mỗi thể loại có hiệu lực, đều đóng góp ngang nhau vào điều kiện của con người, mặc dù theo những cách khác nhau. Đây không phải là một chuỗi phát triển thông qua đó một cá nhân tiến bộ từ hết giai đoạn này đến giai đoạn kế tiếp. Các giá trị bao hàm nghĩa đen chính là những giá trị được phổ biến dựa vào các giác quan vật chất và có ý nghĩa rõ ràng, theo đúng nghĩa đen. Các loại giác quan mà những giá trị này dựa vào đều là những kiểu loại được thừa nhận công khai là khả th và thường được chia sẻ giữa một nhóm nhất định, ví dụ như, thị giác và âm thanh. Những giá trị này được nhận thức căn cứ vào/và có tính hợp thức vì một cái gì đó có tính hiện thực trong thế giới kinh nghiệm.

Có thể đưa ra hai ví dụ về các phán đoán giá trị biểu hiện theo nghĩa đen tập trung vào "tình trạng hoang dã." "Tình trạng hoang dã được tạo thành từ một số lượng nhất định và các loại cây cối, động vật, thực vật, trong một địa hình vật lý nhất định." Như đã đề cập trong Cựu Ước, tình trạng hoang dã là một "sa mạc" và "hoang vu", một vùng đất "bị nguyền rủa", đầy "gai nhọn và cây tật lê." Trong cả hai trường hợp, các phán đoán giá trị đều căn cứ theo nghĩa đen, có thể tiếp cận thông qua các giác quan. Ta có thể chạm vào các bụi cây và cảm nhận gai góc. Các từ miêu tả cảnh "hoang dã" cố gắng gợi ra các biểu hiện chính xác, theo nghĩa đen. Từ "cây" có một đối trọng vật lý ít nhiều chính xác trong bối cảnh "hoang dã" đó. Kinh nghiệm luận thống tín luận [fundamentalism] tôn giáo, chẳng hạn, được kết hợp với các giá trị biểu hiện theo nghĩa đen. Các giá trị ẩn dụ theo nghĩa rộng là những giá trị dựa trên sự khái niệm hóa về tinh thần và có nghĩa tiềm ẩn, ẩn dụ. Các giá trị này có thể bao hàm từ các giá trị định hướng logic, tức là, dựa trên sự đồng thuận của các quy tắc chung cho tư duy, đến các giá trị trung tâm điển mang tính phi lý, tức là, hình thành mà không có sự đồng thuận của các quy tắc chung cho tư duy và dựa trên các giả định nguỵ biện. Chúng thường được xác định cơ sở và được hợp thức hóa vì một lối diễn dịch t các giá trị khác, hoặc so sánh với các giá trị khác. Chúng không phụ thuộc vào nền tảng của thế giới kinh nghiệm. Các phán đoán giá trị ẩn dụ theo nghĩa rộng cung cấp hình ảnh bóng bẩy hơn và trừu tượng hơn, thường hình ảnh về các phẩm chất, và lại càng không phải theo nghĩa đen trong các biểu hiện của chúng.

Có thể minh họa loại giá trị này bằng ba ví dụ khác nhau. "Tình trạng hoang dã là phản đề của nền văn minh." "Tình trạng hoang dã là một vùng đất không sử dụng." "Tình trạng hoang dã là nơi chim chóc tự do bay lượn và vẻ đẹp của những bông hoa tỏa rạng cùng các sắc màu của cầu vồng." Những phán đoán giá trị hoang dã đặc biệt này được diễn dịch ngầm ẩn và so với các giá trị khác đã tổ chức, tức là các giá trị của nền văn minh xã hội, giá trị của việc sử dụng kinh tế và của vẻ đẹp thẩm mỹ. Chúng có rất ít đối trọng trực tiếp và không có đối trọng theo nghĩa đen trong tình trạng "hoang dã" một cách kinh nghiệm, nhưng lại quy về các hình ảnh có các phẩm chất trừu tượng. Chủ nghĩa duy lý, phê bình văn học và thành kiến ​​chủng tộc, chẳng hạn, tất cả đều được xây dựng trên những giá trị ẩn dụ- nghĩa rộng.

Các giá trị diễn giải ngụ ý là những giá trị bắt nguồn từ kinh nghiệm trực quan hoặc huyền bí và có các ý nghĩa tiềm ẩn, ẩn dụ. Đó thường là ý nghĩa thuộc "bản chất" bên trong một cái gì đó công khai và có tính vật chất, các "hình thức bên trong." Trong khi sự phát tiết ra ngoài và hợp thức hóa bởi một kinh nghiệm, không giống như các giá trị biểu hiện theo nghĩa đen, thì kinh nghiệm lại càng mang tính riêng tư và chiêm nghiệm từ trong bản chất, ví dụ như, sự mặc khải của Thiên Chúa, và không phụ thuộc vào các giác quan nhất định mà tất cả cộng đồng đều chia sẻ. Mặc dù điều này không nhằm gợi ý rằng trong bất kỳ cộng đồng nào thì tất cả các thành viên đều không thể có quyền tiếp cận với một kinh nghiệm như vậy. Tương tự như các giá trị ẩn dụ theo nghĩa rộng, các phán đoán diễn giải ngụ ý lại cung cấp cho ta các hình tượng, hình ảnh trừu tượng, và các ý nghĩa. Nhưng đây là những hình ảnh thường ẩn dấu khỏi con người và thường bí truyền về thực chất, như hình ảnh linh hồn của một con vật chẳng hạn. Một ví dụ về một phán đoán giá trị diễn giải ngụ ý sẽ là, "Tình trạng hoang dã là nơi Thiên Chúa và tất cả trí tuệ đích thực phải được tìm thấy." 

Một ví dụ khác là, "Hình ảnh trong đá là hình ảnh của ấn chứng, được khải lộ qua tảng đá bởi ấn chứng cho người thợ khắc đá khi ông ngồi ở những nơi quá hiu quạnh." Cả hai phán đoán đều cung cấp những ý nghĩa tượng trưng, ​​nghĩa là hình ảnh của Thiên Chúa và của ấn chứng thánh linh, và được nhận biết một cách thần bí hoặc trực quan. Giá trị diễn giải ngụ ý không phụ thuộc vào các quá trình thực nghiệm hoặc logic. Cảm hứng nghệ thuật và tôn giáo, chẳng hạn, có liên quan với các giá trị diễn giải ngụ ý. Các giá trị hằn sâu này thể hiện trong suốt các tích truyện của chúng ta đã hình thành hầu hết cơ sở cho việc chúng ta là ai và là cái gì. Chúng giúp ta giải thích và thấu hiểu các hành vi của người khác cũng như hướng dẫn hành vi của chúng ta thông qua cái mê lộ tồn tại của con người.
____________________________________________

Nguồn: Rodney Frey 1994. Eye Juggling: Seeing the World Through a Looking Glass and a Glass Pane  (A workbook for clarifying and interpreting values). University Press of America: Lanham, New York, London. 1994. pp. 19-24

Tác giả: Rodney Frey là một nhà giáo dục và tác giả viết về các tôn giáo trên thế giới, nhưng đặc biệt là về các truyền thống Da đỏ Bắc Mỹ. Giáo sư Frey giải thích rằng các quan tâm chuyên nghiệp của ông đều tập trung vào "vai trò và tầm quan trọng của các truyền thống truyền khẩu, đặc biệt là những truyền thống ảnh hưởng đến mối quan hệ của một dân tộc đối với "cảnh quan" của họ, và điều hòa các tác động thay đổi của người Mỹ gốc Âu." Ông là giáo sư chuyên nghiên cứu người Mỹ Da đỏ là nhà nhân học tại Đại học Idaho. Giáo sư Frey nhận bằng Tiến sĩ Nhân học văn hóa của trường Đại học Colorado vào năm 1979. Ông dạy tại Carroll College ở Helena, Montana 1980-1986, và Lewis-Clark State College ở Coeur d'Alene, Idaho từ năm 1987 đến năm 1998, nơi ông cũng từng là Giám đốc Các chương trình Bắc Idaho của trường đại học này. Trong khi cộng tác với Lewis-Clark State College và với Coeur d'Alene Tribe, ông đã tham gia vào việc trợ giúp để thiết lập và điều phối DeSmet Higher Education Program - chương trình giáo dục cao cấp DeSmet, một trung tâm tiếp cận đại học cộng đồng thành công dành riêng cho người Da đỏ Bắc Mỹ.  Các công trình của Rodney Frey bao gồm Rodney Frey's books include The World of the Crow Indians: As Driftwood Lodges (University of Oklahoma Press 1987), Stories That Make the World: Oral Literature of the Indian Peoples of the Inland Northwest as Told by Lawrence Aripa, Tom Yellowtail and other Elders (University of Oklahoma Press 1995) and Landscape Traveled by Coyote and Crane: The World of the Schitsu'umsh - Coeur d'Alene Indians, in collaboration with the Schitsu'umsh (University of Washington Press 2001; 2005).





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét