Powered By Blogger

Thứ Sáu, 3 tháng 10, 2014

Lịch sử sâu và Thời đại đá cũ



Lịch sử sâu và Thời đại đá cũ

Steven Mithen

Người dịch: Hà Hữu Nga
 
Có thể bạn đọc những dòng này khi đang thưởng thức tách cà phê buổi sáng? Hoặc cũng có thể với ly vang chiều muộn? Bạn có theo dõi trận cầu phát trực tiếp trên TV đêm qua? Gần đây bạn đọc được cuốn sách nào thú vị không? Ô, thế còn khoản ái ân của bạn độ này ra sao? Theo Daniel Lord Smail tất cả các hoạt động như vậy đều là động lực thực sự của lịch sử. Hãy quên đi những con người vĩ đại với những tưởng lớn lao, cuộc diễu hành của tiến bộ hay “mầm mống của biến đổi: bản chất của quá trình lịch sử chính thao tác của môn hóa học con người bởi các chất chúng ta tiêu thụ, chính các hoạt động chúng ta tự nguyện can dự hoặc chúng ta buộc phải can dự mà hoàn toàn trái với ý muốn của mình.

Một chủ đề đầy khiêu khích liên quan đến tầm quan trọng của quá khứ lâu dài và liên quan đến môn hóa học thần kinh tiến hóa của chúng ta, Về lịch sử sâu và Trí não nhằm tái suy về mối quan hệ giữa sinh học và văn hóa, đi ngược lại với giả định đề quen thuộc cho rằng văn hóa chỉ đơn giản phát sinh từ sinh học. Có vẻ như con đường quay trở lại vượt qua điểm khởi đầu thông thường của lịch sử, các nền văn minh sớm nhất từ năm ngàn năm trước, cho đến thời kỳ đồ đá cũ - Smail lập luận khi các đặc điểm chủ chốt của môn hóa học thần kinh của chúng ta được phát triển. Vì vậy mà có thể cho rằng môn hóa học thần kinh đã định hình quá trình lịch sử nhân loại cho đến tận ngày nay: “Những cái được coi là tiến bộ trong nền văn minh nhân loại”, ông viết, “lại thường không có gì khác hơn những phát triển mới trong nghệ thuật thay đổi hóa học của cơ thể”.

Điều mà Smail đưa ra không phải là một phiên bản khác của môn tâm lý học tiến hóa thô đã trở nên phổ biến trong những năm gần đây: đó là Leda Cosmides, John Tooby, Steven Pinker và các môn sinh của họ, những người cho rằng chúng ta vẫn khẳng định về phương diện sinh học về tư duy Thời đại đá được tạo lập bởi các mô hình tâm thần tiến hóa để giải quyết các vấn đề về môi trường Pleistocen, chủ yếu là các môi trường thảo nguyên châu Phi t ba triệu năm trước. Smail đã xuất trình một bài phê bình xuất sắc về môn tâm lý học tiến hóa tôi đã từng đọc, và sau đó tiến đến một lập luận tinh tế hơn nhiều về ý nghĩa của quá khứ tiến hóa của chúng ta dưới ánh sáng của lịch sử nhân loại.

Phần đầu của cuốn sách lập luận về sự tồn tại của môn “lịch sử sâu, bằng cách chê bai các sử gia còn đang bám víu lấy ý tưởng cho rằng bất cứ những xảy ra hơn năm ngàn năm trước đều không liên quan đến thế giới hiện đại thân phận con người. Trong trường hợp này tôi phải dùng từ ngữ của Smail chừng nào các sử gia vẫn tồn tại, sau hơn một thế kỷ khảo cổ học tiền sử họ vẫn còn thụt lùi đáng kinh ngạc về một thời đại khác. Ông giải thích cái cách thức mà vào những năm cuối thế kỷ 19, lịch sử đã tạo dựng một chỗ trú ẩn cho riêng mình bằng cách ưu tiên cho việc nghiên cứu các tài liệu bằng văn bản viết hơn hẳn so với các dấu ấn khác mà quá khứ để lạichủ yếu các hiện vật đã trở thành chất liệu cốt lõi của khảo cổ học tiền sử. Điều đó cho phép các nhà sử học bám víu vào tính chính thống Kinh thánh về quá khứ sâu, và để tránh những vấn đề khó nhằn về các công cụ bằng đá và các di vật mà con người để lại cùng với xương cốt của các loài động vật đã tuyệt chủng (như voi ma mút chẳng hạn) vốn được phát hiện từ các lớp sỏi cuội sông, đã thách thức tính xác thực của sách Sáng thế của Kinh Cựu ước. Như vậy, lịch sử đã tự ly thân với việc nghiên cứu quá khứ trước khi có các văn bản viết đầu tiên, và khiến cho một số người tin (rõ ràng, một số vẫn tin) rằng không hề gì trước lịch sử - không có gì hơn một quá khứ tiền sử không hề biến đổi.

Với tư cách là một nhà khảo cổ học, tôi bị hấp dẫn bởi quan điểm của Smail về vai trò của các tư liệu văn bản viết của lịch sử. Ông lập luận rằng thông tin được cung cấp một cách cố ý trong các văn bản viết thường ít đáng tin cậy nhất. Các thông tin đáng tin cậy hơn thường loại thông tin trôi nổi ngẫu nhiên vào các tài liệu mà không cần tác giả phải có ý thức rõ ràng về chúng. Tính chất không cố ý có nghĩa là chúng ta có thể tin tưởng các sự kiện xuất hiện từ phân tích [của họ] đúng theo cách mà chúng ta có thể không bao giờ thực sự tin các sự kiện đó cố ý truyền đạt... Các ý nghĩa không định trước được phát hiện trong tất cả các tài liệu cũng giống như các lớp trầm tích đã kết tủa từ dung dịch. Hãy thu thập loại trầm tích đó. Hãy đổ thêm nước và khuấy vẩn nó lên. Giờ đây những gì bạn có được hoàn toàn tương tự như loại dung dịch gốc, đó chính là thứ mà người Pháp gọi là một loại mentalité tâm tính và từ chất liệu đó chúng ta có thể viết nên các bộ sử của mình.

Quá trình này, Smail lập luận, lại gần với cách thức mà các nhà khảo cổ xử lý với các hiện vật hơn rất nhiều so với quan điểm truyền thống về cách các sử gia đọc các văn bản. Tuy nhiên gần đây, một số nhà khảo cổ học, đã đưa ra lập luận ngược lại cho rằng chúng ta nên giải thích các mảnh gốm và mảnh đá như thể chúng là một phần của một văn bản được tạo ra một cách có chủ đích, chứ không phải là loại rác thải vô tình bỏ đi. Tôi chưa bao giờ thấy những lập luận này có tính thuyết phục, chính vì Smail rất quan tâm đến các vấn đề về tính chủ đích như vậy.

Không còn nghi ngờ gì nữa, lịch sử loài người bắt đầu từ rất lâu trước khi có các văn bản viết ra đời từ năm ngàn năm trước và cần phải nghiên cứu tất cả các loại dấu ấn mà con người để lại, chứ không chỉ văn bản các hiện vật, mà còn ngôn ngữ và các chuỗi ADN nữa. Các nhà cổ học và địa chất thế kỷ XIX thường ngoại suy về sự tương đồng giữa các bằng chứng trầm tích, hóa thạch và hiện vật, còn các trang sách thì chúng ta chỉ cần học chữ là đọc được. Phép ngoại suy này hiện được áp dụng mạnh mẽ cho nghiên cứu ADN, các chuỗi ADN cơ bản thực sự chứa đựng lịch sử tiến hóa của loài người, mặc dù bằng một thứ ngôn ngữ mà chúng ta chỉ mới bắt đầu đọc.

Việc xác định chiều sâu của quá khứ buộc người ta phải đi tìm sự khởi đầu của lịch sử nhân loại và điều đó đưa chúng ta vào một tình thế khó khăn - có thể khó khăn hơn những gì đã được Smail đánh giá cao. Có lẽ không có gì phải tranh cãi khi cho rằng những thành viên nào của loài người không giữ bất kỳ một hồ sơ văn bản viết về quá khứ của mình thì họ vẫn con người lịch sử mà các xã hội, văn hóa và hành vi của họ chỉ có thể được hiểu biết một cách đầy đủ bằng cách biết được những gì đã xảy ra trước đó. Các bằng chứng vật chất còn lại của họ cho thấy rõ ràng một ý thức về cả quá khứ lẫn tương lai. Nhưng còn những loại Homo khác sống trong thời đồ đá cũ, cũng như những loại đồng đại với hoặc trước cả loại Homo sapiens đầu tiên có niên đại khoảng 200.000 năm cách ngày nay thì sao? Các loại chẳng hạn như Homo neanderthalensis, Homo heidelbergensis và Homo erectus có tâm tính và khả năng ngôn ngữ có lẽ hoàn toàn khác với chúng ta. Liệu hđã ý thức về quá khứ của mình chưa? Họ có tự đánh giá rằng bản thân họ là những con người có lịch sử không?

Các tục lệ mai táng của người Homo neanderthalensis cho thấy rằng họ có thể đã nghĩ như vậy, nhưng ngay cả loại Homo này cũng đã thể hiện tính lặp lại một cách chính xác trong kỹ nghệ chế tác công cụ đá trải qua hàng thiên niên kỷ, mà chỉ có những biến đổi thứ yếu ở một số khía cạnh kỹ nghệ nhất định. Thực tế thì nhiều nhà khảo cổ học đã coi giai đoạn đồ đá cũ sơ kỳ là một giai đoạn “không có lịch sử”, một thuật ngữ được Oswald Spengler đề xuất và được Smail dẫn ra để phủ nhận quan điểm cho rằng các giai đoạn như vậy đã từng tồn tại. Smail có thể đã nghiên cứu nhiều về thời đại đồ đá cũ, những gì mà ông gọihuyền thoại về sự ngưng trệ thời Đá, trên thực tế, lại có thể một hiện thực trước Homo sapiens.

Một số nhà khảo cổ học, trong đó có tôi, lại nhận thấy một sự đột phá triệt để, cả với sự xuất hiện của người Homo sapiens hay đúng ra sau đó, vào 70.000 năm trước, khi các hiện vật mang tính biểu tượng rõ ràng đầu tiên và cũng như thuật trang điểm cơ thể đã được biết đến. Các hiện vật ấy được tìm thấy trong hang Blombos tại Nam Phi, có niên đại ngay trước khi cả cộng đồng người người Homo sapiens đông đảo từ ngôi nhà châu Phi của mình chuyển đến sinh sống tại châu Á, châu Âu và cuối cùng là châu Mỹ. Đây cũng là khởi đầu của sự thay đổi văn hóa tích lũy, cùng với hành vi mang tính biểu trưng trong tất cả các biểu hiện nghệ thuật và tôn giáo của họ. Tôi đoán là 70.000 năm trước rất có thể thời gian khi các giai đoạn cuối cùng của quá trình tiến hóa ngôn ngữ đã diễn ra, bản thân nó có lẽ là sự kiện xúc tác”, đã khởi động loại tiến trình lịch sử mới Smail đã đề phòng chúng ta chấp nhận.

Trong khi giai đoạn từ 200.000 đến 70.000 năm trước đây chắc chắn đánh dấu sự khởi đầu của một tiến trình lịch sử mới, thì lại không thể là sự khởi đầu của bản thân lịch sử. Vì như Smail thừa nhận một cách đúng đắn, ngay cả các họ hàng não nhỏ của chúng ta, những con tinh tinh và khỉ đầu chó, cũng có lịch sử; mà trật tự xã hội hiện tại của chúng chỉ có thể được giải thích từ một chuỗi liên tiếp các liên minh, tình bạn, thù hằn và mưu toan trong quá khứ. Các cá thể theo dõi các hành vi vị tha hay tự phục vụ của kẻ khác và điều chỉnh hành động của mình cho phù hợp. Vì vậy, thực sự phải có Homo não lớn hơn nhiều, nhưng vẫn còn Homo tiền hiện đại, đặc biệt là nếu thực sự áp lực chọn lọc chủ chốt tạo ra được những bộ não lớn ấy là áp lực để theo dõi một thế giới xã hội ngày càng trở nên phức tạp. Nhưng liệu người Neanderthal đã biết rằng bản thân họ là những con người lịch sử hay chưa thì vẫn còn chưa rõ ràng, hệt như đối với người bà con linh trưởng của chúng ta ngày nay. Thật vậy, một vấn đề mà Smail tranh luận là liệu việc được một ý thức lịch sử có phải là điều kiện tiên quyết cho việc có một lịch sử hay không.

Cái gọi là Cuộc cách mạng Đá mới là một ý tưởng có phần gây tranh cãi nhiều hơn cả ý tưởng mà Smail thừa nhận. Ông sử dụng thuật ngữVere Gordon Childe đã sáng tạo trong những năm 1930 cho giai đoạn từ khoảng 10.000 ngàn năm đến 5000 năm trước, khi hầu như trên toàn thế giới, các nhóm săn bắn hái lượm di động đã bắt đầu trở thành các cộng đồng nông nghiệp định cư, và từ đó nhanh chóng chuyển sang thành lập các thị trấn, ở một số vùng đã bắt đầu xuất hiện các xã hội có nhà nước đầu tiên. Trên phạm vi toàn cầu, đây là một phản ứng của người Homo sapiens đối với bước khởi đầu thời Holocene vào khoảng 11.600 năm trước, với khí hậu ấm ẩm ướt hơn so với thời Pleistocen trước đó. Các con đường dẫn đến định cư làm nông rất khác nhau ở các vùng khác nhau của thế giới, trong đó định cư làm nông xuất hiện độc lập với nhau, khi quá trình làm nông bắt đầu phát triển rộng khắp từ các trung tâm như vậy.

Các cuốn sách gần đây của Graeme và Clive Barker Gamble lập luận chống lại quan niệm về một cuộc Cách mạng đá mới. Họ thiên về chủ trương tính liên tục dài hạn: một sự thay đổi chậm và dần dần từ thời Đá cũ đến thời Đá mới không có các ngưỡng biến đổi rõ rệt. Tôi đứng về phía Smail tranh đấu cho sự hiểu biết về cách thức mà các đồng nghiệp khảo cổ của tôi có thể khẳng định rằng thời Đá mới mọi thứ khác chứ không phải những thay đổi cơ bản và không thể đảo ngược về nhân khẩu học, chính trị, xã hội và kinh tế. Mặc dù thuật ngữ “Cách mạng có thể không phù hợp cho một quá trình xảy ra trong năm ngàn năm, thuật ngữ “Đá mới không nên được sử dụng bên ngoài châu Âu và Cận Đông, cuộc “Cách mạng Đá mớithực sự cái mà Smail gọi là điểm tựa của đại chuyển đổi trong lịch sử nhân loại.
______________________________________

Còn tiếp... 

Nguồn: Steven Mithen 2008. When We Were Nicer (On Deep History and the Brain by Daniel Lord Smail, California, 2007). London Review of Books. 

1. Steve Mithen là giáo sư khảo cổ học tại Đại học Reading, Berkshire, Vương quốc Anh. Ông đã viết một số cuốn sách trong đó có The Singing Neanderthals and The Prehistory of the Mind: The Cognitive Origins of Art, Religion and Science (Người Neanderthal Ca hát Tư duy Tiền sử: Các nguồn gốc nhận thức của nghệ thuật, tôn giáo và khoa học). Tính lưu động nhận thức là một thuật ngữ phổ biến đầu tiên được Mithen sử dụng trong cuốn sách Tư duy Tiền sử: Các nguồn gốc nhận thức của nghệ thuật, tôn giáo và khoa học của ông. Thuật ngữ tính lưu động nhận thức mô tả cách thức tiến hóa tư duy của động vật linh trưởng theo mô-đun trở thành tư duy của con người hiện đại bằng việc kết hợp nhiều cách xử lý tri thức và sử dụng các công cụ để tạo ra một nền văn minh hiện đại. Vào thời điểm đạt đến những tưởng gốc, thường rất sáng tạo, dựa trên phép ẩn dụ và ngoại suy, người hiện đại đã trở nên khác với con người cổ xưa. Như vậy, tính lưu động nhận thức là một yếu tố chủ chốt của ý thức chú tâm của con người. Thuật ngữ này được sử dụng chủ yếu để làm tương phản giữa tư duy của người hiện đại, đặc biệt là những người sau 50.000 năm cách ngày nay, với những loại hình người cổ xưa như người NeanderthalHomo erectus.

Các loại hình người NeanderthalHomo erectus dường như đã có một loại tâm tính mang tính lĩnh vực cụ thể về cấu trúc; một loạt các lĩnh vực nhận thức phần lớn bị cô lập để hoạt động trong các thế giới xã hội, vật chất, và thế giới tự nhiên. Đó được gọi là “những loại hình tư duy dao nhỏ Thụy Sĩ với một tập hợp các mô-đun trí tuệ đặc biệt cho các lĩnh vực cụ thể như lịch sử xã hội, lịch sử tự nhiên, kỹ thuật và ngôn ngữ. Với sự ra đời của con người hiện đại, rào cản giữa các lĩnh vực này dường như đã được loại bỏ phần lớn theo phương thức chú tâm và do đó nhận thức đã ít bị phân cắt và lưu động hơn. Ý thức tất nhiên có tính chú tâm, tự phản ánh, và vai trò của trí tuệ mô-đun theo “phương thức mặc định” thần kinh là một chủ đề cho các nghiên cứu hiện thời về ý thức tự phản ánh của con người. Mithen sử dụng một cách tiếp cận liên ngành phù hợp, kết hợp các quan sát của khoa học nhận thức, khảo cổ học, và các lĩnh vực khác, nhằm cố gắng đưa ra một mô tả hợp lý về sự tiến hóa trí tuệ tiền sử.

2. Daniel Lord Smail giáo sư và chủ nhiệm lâm thời của Khoa lịch sử tại Đại học Harvard, nơi ông nghiên cứu về lịch sử và nhân chủng học của các xã hội Địa Trung Hải trong khoảng thời gian từ năm 1100 đến năm 1600 và v lịch sử sâu của nhân loại. Về lịch sử thời trung cổ châu Âu, ông khám phá lịch sử xã hội và văn hóa của các thành phố châu Âu Địa Trung Hải, với trọng tâm là Marseille vào giai đoạn muộn của thời Trung Cổ. Ông bao quát nhiều chủ đề khác nhau, từ phụ nữ và người Do Thái đến lịch sử pháp lý hình ảnh không gian; đó cũng chính là chủ đề của cuốn sách đầu tiên của ông, Thuật vẽ bản đồ ảnh: Sở hữu Bản sắc của Marseille cuối thời Trung cổ (1999). Công trình nghiên cứu này tiếp cận các biến đổi về văn hóa vật chất thời Trung Cổ bằng cách sử dụng sổ sách của các hộ gia đình và các ghi chép về việc thu hồi nợ từ Lucca Marseille. Công trình của Smail về lịch sử sâu và về lịch sử thần kinh là nhằm giải quyết một số nền tảng phương pháp luận và lý thuyết của các phương pháp tiếp cận này đối với quá khứ của con người. Bài báo gần đây nhất của ông theo hướng tiếp cận này đã đặt vấn đề liệu có thể có một lịch sử thực thi sự tích trữ bắt buộc không. Ông đã xuất bản một số sách gồm: Tiêu dùng Công lý: Các cảm xúc, tính công khai, Văn hóa Pháp luật tại Marseille, 1264-1423 (2003); V lịch sử sâu Trí não (2008); cùng với Andrew Shryock và những người khác là cuốn Lịch sử sâu: Kiến trúc quá khứ và hiện tại (2011). Smail đã được trao các giải thưởng và học bổng của Quỹ Quốc gia về các Khoa học Nhân văn, Hội đồng các hội học giả Mỹ, Quỹ Guggenheim Foundation,Viện nghiên cứu cao cấp Radcliffe; ngoài ra các ấn phẩm của ông cũng đã nhận được nhiều giải thưởng. Năm 2007, ông đã được trao giải Joseph R. Levenson Memorial Teaching Prize của nghiên cứu sinh đại học Đại học Harvard; năm 2014 là giải Everett Mendelsohn Excellence in Mentoring Award của Trường Nghiên cứu sinh Nghệ thuật và Khoa học.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét