Powered By Blogger

Chủ Nhật, 26 tháng 10, 2014

Đa dạng Khảo cổ học (I)



Đa dạng Khảo cổ học (I)

Pierre  Dupont

Người dịch: Hà Hữu Nga


I. Tượng thần Vishnu có mũ lễ ở Đông Đông Dương

Chúng ta biết rằng nền văn minh Ấn-Môn Dvaravati hưng thịnh ở khu vực Thái Lan vào khoảng thế kỷ XI - XII, được đặc trưng bằng một lối nhìn mang tính tôn giáo gần như chiếm ưu thế tuyệt đối là Phật giáo, đặc biệt là hệ thống tượng Phật mà nền nghệ thuật Dvaravati đã sáng tạo ra. Nhưng một số trung tâm Ấn Độ giáo cũng vẫn tồn tại chuyên thờ Linga và Visnu bốn tay. Tôn giáo này được phát hiện trong giai đoạn Tiền Angkor ở Cambodia bên cạnh tục thờ cúng Uma và Hari-Hara vẫn chưa thấy ở Thái Lan.

Các Iinga thuộc nhiều loại, đáng chú ý nhất là ở Si Maha P'ôt (tỉnh Prachinburi). Các tượng Visnu, tất cả đều có mũ lễ, được chia thành hai biến thể, biến thể Si T'èp, chưa được xác định niên đại một cách chắc chắn, và một biến thể thuộc vùng bờ biển Thái Lan, có thể đảm bảo là thuộc giai đoạn tiền Angkor Campuchia. Trong bài viết này chúng tôi sẽ khảo sát biến thể thứ hai, không thấy ở nơi nào khác, đặc biệt là đối với nghệ thuật Dvaravati, không chỉ thuộc giai đoạn tiền Angkor, hoặc thậm chí nền nghệ thuật đã được phát triển ở bán đảo Malaysia thuộc vùng Ligor và C'àiya, do đó có lẽ thuộc một khu vực bên ngoài ranh giới Dvaravati cổ. Bằng cách nghiên cứu các mẫu vật đã biết, có thể thấy rằng sự phát tán của chúng là do ngẫu nhiên. Nhưng vì hầu hết các hiện vật đều nằm trong biên giới Thái Lan hiện tại nên đều được nghiên cứu dưới danh nghĩa khảo cổ học Thái Lan.   

Mô tả phân loại tượng

Hiện có mười chín
tượng được kiểm kê, cho thấy một số khác biệt về chi tiết, nhưng cũng như một số đặc điểm chung, chúng chắc chắn thuộc về một nguyên mẫu tượng học và khảo cổ học duy nhất. Dù phải chịu mức độ gãy vỡ khác nhau, nhưng tất cả các bức tượng đều thể hiện hình tượng Vishnu đứng với bốn cánh tay. Trên đầu bức thượng thường được phủ bằng một loại chóp cao - hình trụ. Mỗi cánh tay trên đều cầm đĩa ốc xà cừ, cánh tay dưới thì cầm một viên hình tròn (hoa sen) chiếc chùy. Tượng trần, bán thân, không có đồ trang sức. Một tấm vải hình chữ nhật quấn chặt quanh eo xuống gần đến mắt cá chân tượng; các đầu mút của tấm vải được túm lại, kẹp phía trước cơ thể và buông thõng giữa hai chân; đôi khi người ta chạm một chiếc đai lưng để thắt chặt vuông vải. Trong hầu hết các trường hợp, đều thấy một chiếc khăn dài quấn quanh hông và cột vào phía bên phải, phủ lên trên lớp quần. Cuối cùng, các cánh tay trên thường tiếp hợp với phía sau của chiếc mũ trụ bằng hai dây trang trí hình vòm, trong khi một đầu của chiếc khăn hoặc thanh đá, được đặt ở bàn tay dưới bên phải để giữ viên hình tròn, nối liền với bệ tượng và làm chiếc chùy “có được chiếc giá đỡ cho, mặt dưới phần này không chạm khắc có một mộng dài hình chóp cụt đặt khít vào một chiếc bình để làm lễ tẩy rửa.

Còn có hai đặc điểm kỹ thuật khác nữa có thể được quan sát. Trước hết là cách thức xử lý bốn cánh tay trong bức tượng bán thân. Tượng chạm khắc với nhiều khí cụ luôn luôn là một vấn đề khó khăn cho các nghệ sĩ Viễn Đông khi họ muốn làm cho tác phẩm của mình có được một dáng vẻ phù hợp với giải phẫu cơ thể con người. Họ đã phát hiện ra trong thực tế, hai giải pháp cho trường hợp của bức tượng bốn cánh tay. Đầu tiên là làm mỗi bên hai cánh tay ngay trước khi tạo vai. Thứ hai là tạc hai vai riêng biệt sau đó mới hợp nhất lại. Phương pháp thứ hai này đã được thực hành ở đây, đến chừng mức mà trạng thái của các bộ phận cơ thể làm cho nó có thể chấp nhận được; trong khi đó người ta sử dụng các phương pháp khác cho các tượng Vishnu nguyên gốc của Si T'èp.

Đặc điểm thứ hai là sự hiện diện của các yếu tố dây trang trí hình vòm nối hai cánh tay trên với phần đầu, có hai dây trang trí, một được cấu thành bởi chiếc chùy Vishnu, che ngang bên sườn cơ thể. Chúng kết nối với mảnh vải giữa hai chân gần như tạo thành một bệ đỡ nữa. Tôi đã nghiên cứu các đặc tính này (1) Campuchia, không chỉ thấy đối với tượng Vishnu, mà còn cả ở một số bức tượng Uma. Chúng đáp ứng được một số nỗi sợ hãi của người nghệ sĩ, không dám chạm trổ các tay trên riêng rẽ sợ rằng chân không đủ làm bệ đỡ cho cơ thể; chúng cũng được thiết kế để đảm bảo sự cân bằng và ổn định tổng thể. Về cơ bản đó là một giai đoạn trung gian giữa các bức tượng Ấn Độ cổ xưa, một phần chạm khắc tượng tròn, một phần là phù điêu, còn các tượng Khmer thuộc nghệ thuật Roluos thì lại hoàn toàn là tượng tròn. Chúng tôi cũng biết rằng việc phát triển kỹ thuật này đã diễn ra trong nghệ thuật Kulen (2), vào đầu thế kỷ thứ chín. Vì vậy, nó trở thành một loại mục tiêu cuối cùng cho bất kỳ thử nghiệm nào trong việc định niên đại tượng Visnu có mũ trụ của Campuchia và mục tiêu phái sinh cho những bức tượng cùng loại được tìm thấy trong các vùng lân cận. Cần phải ghi nhớ điều này. Nguồn gốc chính xác của hầu hết các tượng mà chúng ta có sẽ được đề cập đến ở phần dưới đây.

Thái Lan lục địa, từ năm bức tượng được tìm thấy L’âmp'o thuộc Si Maha P'ôt (tỉnh Prachinburi) (pl. XXVII-A, B XXVII-XXIX-A, B-XXIX, XXX-B) (3). Hai trong số đó (pi. XXVII-XXVII-A B) sự tương đồng rất rõ ràng đến mức là chúng có vẻ do cùng một tác giả hoặc cùng một xưởng tạo tác. Đặc biệt là chúng được đặc trưng bởi các chi tiết sau đây: mũ trụ lớn và hơi loe ra ở phần trên, khuôn mặt tròn, thân hình vạm vỡ với chiếc khăn quấn ngang và có một nút thắt lớn bên phải, tay trái đặt trên hông tượng, dưới chiếc khăn, tay phải đặt trên cái m gồ lên. Bức tượng của bệ XXVII-B tạo thêm sự khác biệt bằng các nếp gấp xiên dài được chỉnh trang duyên dáng bằng chiếc đai lưng. Mỗi một bức tượng có ba cánh tay bị gãy cánh tay còn lại cũng không phải là nguyên bản. Tuy nhiên, Si Maha P'ôt gần bức tường bao của Mirang  P'râ  Rot, một bệ tượng vẫn còn hai chân tượng bị gãy mà tôi đã nhìn thấy vào năm 1937 và không nghi ngờ gì nữa, đó có thể là chân tượng Visnu. Hai bức tượng khác, mặc dù thuộc loại cùng một loại, có chung một số biến thể đặc biệt (Pi XXIX-XXIX-A B.): Mũ trụ cao hơn và hẹp hơn, ngay  dưới vành dây lưng có buộc chiếc khăn mỏng để nếp gấp kín hơi lệch về bên phải, cơ thể thường ít cơ bắp. Không còn bệ tượng. Ngoài ra, một bức tượng không còn đầu và cánh tay, còn bức tượng khác thì mất các cánh tay trước.

Ba bức tượng trước đó, đầu vẫn được lưu trữ, có cùng một loại mũ được cắt ở trước tai che phần cổ, mà trên đó chiếc được chỉnh trang. Về phần bức tượng trên kệ XXX-B, nó chắc chắn có niên đại muộn hơn so với những tượng khác: ngoài tỷ lệ khá hài hòa, chúng tôi nhận thấy sự hiện diện của một loại hào quang các hoa tai được điêu khắc; các chi tiết của quần áo, khăn, dải vải buông thõng được thực hiện rất tự nhiên, chiếc trụ vẽ một điểm trên trán không khó để gợi nhớ một chiếc mũ đã bị lấy mất khỏi tượng (xem pl. XXIX-B ). Bức tượng này bị mất đế và một phần các trụ chống.

Bốn bức tượng khác đã được tìm thấy ở Malaysia
thuộc vùng người Thái, tương ứng Vieng Sra (pl. XXVIII-XXXI-A B), Pec'àburi (pl. XXVIII-B) Surat (pl. XXXI-A) (4). Hai phiên bản đầu tiên  (pl. XXVIII-XXXI-A B) cho thấy hai hình tượng của Si Maha P’ot tái tạo lại trên kệ XXVII một quan hệ họ hàng trực tiếp và cùng với nó tạo thành một loại tiểu nhóm. Tất cả các chi tiết đã được ghi nhận có thể tìm thấy ở đây: mũ trụ thấp loe, thể nổi rõ cơ bắp, khăn quàng ngang, vị trí của các cánh tay. Hơn nữa, những bức tượng này được bảo quản tốt hơn so với những bức tượng trước đó: một trong những bức tượng đó vẫn có đầu, hai cánh tay, đế tượng vẫn lưu lại dấu tích trụ néo ngang (khăn chùy), y phục vẫn gần như nguyên vẹn với dải vải buông thõng  lưng chừng; điều khác biệt bức tượng được bảo quản rất tốt, nhờ có tấm bia được dung làm đế tượng. bị mất một chút của bàn tay và i khí cụ được nắm giữ ở bàn tay phía trên bên phải, nhưng chúng ta vẫn biết đó một vật hình đĩa. Ở đây chúng ta nhận thấy rõ vị trí chính xác của mỗi cụm hoặc chi tiết của hình tượng, cho phép chúng ta giải thích một cách chắc chắn các vết vỡ vẫn tồn tại trên mỗi bức tượng khác tái tạo lại mô hình thể hiện trong phụ nhóm này. Bao gồm cả cách thức chúng ta nhìn thấy đầu mút của chiếc khăn thắt bên phải bỏ thõng xuống nền những gì tạo thành hình dạng của chiếc chùy. Tuy nhiên, một chi tiết mà bạn cũng có thể mong tìm thấy ở đây, đó là những yếu tố trang trí kiểu dây vòm gắn kết hai tay phía trên chiếc mũ miện. Chúng không thể hiện nguyên do mà tôi không biết, nhưng dưới đây tôi sẽ trở lại vấn đề này, để cho thấy rằng sự hiện diện lâu đời của chúng trên những bức tượng khác ở Thái Lan vẫn hoàn toàn là có thể.

Thoạt nhìn, không có lời giải thích nào cho sự hiện diện của tấm bia này, vì thế lần này chúng ta phải đương đầu với một bức phù điêu chứ không phải là một tượng tròn. Tuy nhiên không có gì phải nghi ngờ rằng bản gốc đã được sao chép một bức tượng tròn, sau đó các chi tiết biểu thị các mối quan tâm kỹ thuật (dải y phục buông thõng giữa hai chân, đầu mút khan thả vào phía bên phải) được tái tạo một cách cẩn thận, mặc dù không cần thiết, với cùng độ dày, cùng sự chắc chắn tương tự như trên các tượng tròn. Trái lại, bức phù điêu tạo cho các chi tiết y phục linh hoạt hơn phù hợp hơn với tính chất nhẹ nhàng của .

Bức tượng Visnu trên kệ XXVIII-B hơi khác so với các bức tượng trước đây: trụ được phủ bằng một đường cong đúp có xu hướng trở thành đa giác, đặc trưng riêng có của một số tượng Si T'èp (i); nó nằm trực tiếp trên đầu và phủ xuống cổ, thay cho loại của những bức tượng khác. Y phục buông thõng xuống giữa hai chân của nhân vật tạo thành một khối duy nhất. Chi tiết này cách thức tạo tác ấy được chạm khắc tạo thành trụ đỡ (quả chùy và đường xống thõng xuống) cho thấy bức tượng này có niên đại tương đối muộn hơn so với các tượng trước đó. Cách tạo tác đôi chân - khá lúng túng, với chiều dài các ngón bằng nhau, gợi nhớ đến cặp chân của một loài chim nước, và không có mô hình mẫu - gần với dáng vẻ của y phục, ngắn hơn so với y phục của các tượng trước đó chỉ buông xuống đến giữa bắp chân, khiến cho liên tưởng đến bức tượng Phật Ấn-Môn muộn. Cuối cùng, một đặc điểm độc đáo trong loạt tượng này, là vuông vải khoác chéo được thắt bằng một chiếc đai lưng lỏng lẻo, thể hiện một hình bán nguyệt ở phía trước của cơ thể (5).
______________________________________

Nguồn: Pierre Dupont 1941. Variétés archéologiques, Bulletin de l'Ecole française d'Extrême-Orient. Tome 41, 1941. pp. 233-254.

Tác giả: Pierre Dupont (1908 - 1955), thành viên của các trường học tiếng Pháp ở vùng Viễn Đông, Tổng thư ký Học viện Phật giáo. Cực kỳ toàn diện và được đào tạo đa ngành: Cử nhân Nghệ thuật, Cao học Thực hành Viện Dân tộc học, thường trú tại Viện Pháp quốc Amsterdam (1933-1935) Berlin (1935-1936), ông học tiếng Hà Lan và nghiên cứu nghệ thuật Java , đặc biệt hơn, các đồ đồng của thời kỳ Ấn - Java tại Đại học Leiden. Ông được bổ nhiệm làm thành viên của EFEO tháng 1 năm 1936 và sau đó ông đến Angkor, và Thái Lan. Ông phát hiện khảo cổ học Mon Dvaravati, và nó đã trở thành chủ đề  nghiên cứu ch yếu của ông. Cùng với Goloubew, ông thu thập thông tin về các nghi lễ liên quan đến việc sử dụng các trống đồng Mường và tham quan các di tích của Campa (BEFEO 36). Tháng Tư năm 1938, ông trở thành người phụ trách phần nghệ thuật và khảo cổ tại Bảo tàng Louis Finot Hà Nội. Tháng Tám năm 1941, ông được bổ nhiệm làm Tổng thư ký Học viện Phật giáo tại Phnom Penh. Sau hơn mười năm tại Việt Nam và Campuchia, ông trở về Pháp (1947-1948), và quay trở lại Sài Gòn vào tháng Sáu năm 1948, ông trở thành người phụ trách bảo tàng Blanchard de la Brosse. Quay trở lại Pháp vào cuối năm 1950, ông được bổ nhiệm làm Giám đốc Viện Văn minh Ấn Độ vào năm 1954. Tuy nhiên, sau một chuyến viếng thăm Tích Lan Pondicherry, ông đột ngột qua đời tại Bangkok, khi ông chuẩn bị để tham gia nghiên cứu tại Miến Điện.

Chú thích

(1) La statuaire en ronde-bosse dans l'Asie du Sud-Est. RAA., X, 97 et suiv.

(2) Cf. Chronique du BE., XXXVIII, 1938, 433.

(3) Le Visnu de la pl. XXVII-A, provenant exactement de Mirong P'râ Rôt, a été signalé et étudié par le R. P. Juglar (BE, V, 1905, 115), par Lunet de Lajonquière (BCAL, 1909, 214-215, pl. II, fig. 5, fig. 11), par Voretzsch (OZ; VI, ii fig. 25), par M. Cœdès (Collections archéologiques du Musée de Bangkok, pl. IX). La tête, transportée à Tàk'ien par le P. Juglar, puis à Pêtriu, avait  été rapportée à Bangkok par Lunet de Lajonquière au cours de sa mission, mais le corps n'y parvint à son tour qu'en 1927, après que M. Cœdès l'eut fait rechercher (Cf. Chronique du BE., 1937, 690-691). J'ai d'autre part publié les Visnu des planches XXVII-B et XXIX-A dans le BE., 1937, 691, pl. CXXIII. Les deux autres images sont inédites.

(4) La première statue a été déposée au Musée d'Àyuth'ia avant d'être transportée à Bangkok. Elle a été signalée par Lunet de Lajonquière (BCAL, 1909, 228-229; 1912, 52). Elle est reproduite dans JSS, XIX, pl. XIII, et G. Cœdès, Collections archéologiques du Musée de Bangkok, pl. IX. La deuxième est encore au Musée d'Àyuth'ia (Cf. Lunet de Lajonquière, BCAL, 1909, 228-229, pl. Ill, fig. 9). La troisième statue est inédite. La quatrième a figuré dans Boranâvatthâsâthâi nui Suyďn, de Luáng Borïban Bjrïph'ân, tome I, pl. XIIÎ, 1.

(5) G. Cœdês, Note sur quelques sculptures provenant de Çrïdeb (Siam). Mélanges d'orientalisme... Raymonde  Linossier,  I, 158  et suiv.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét