Viên sứ thần cuối cùng của Phù Nam đến Trung Quốc dưới thời Lương (539)
Paul Pelliot
Người dịch: Hà Hữu Nga
Trong một bài trước (Bulletin
III, Le Fou-nan, 257, 271, 284, 294), tôi viết rằng thư tịch Trung Quốc cho chúng ta biết Phật
giáo được thành lập ở Phù Nam
từ cuối thế kỷ thứ năm (1). Tôi đã
trích dẫn một đoạn sau đây trong
Lương
thư (k 54, trang 4 ..): “Vào năm Đại Đồng thứ năm (539 SCN-C), ông ta (vua Fu-nan) thậm chí còn gửi một sứ bộ sang
cống tê giác sống, và nói rằng
đất nước ông có một sợi tóc của Đức Phật dài một trượng hai tấc. Hoàng đế đã phái sa môn 釋雲寶 Thích
Vân Bảo đi sứ để lấy Phật tích đó”.
Hoặc toàn bộ đoạn Lương thư về Phù Nam được
sao chép ở k. 78 của 南史Nam sử (tr. 2 và ss). Từ hai bộ sử đó tôi đề xuât một vài biến
thể; Tuy nhiên tôi đã bỏ qua
một vấn đề cụ thể: ai là vị sư đã
được hoàng đế nhà Lương cử đi sứ Phù Nam: thay
cho 雲寶 Vân Bảo, Nam sử lại viết là Đàm Bảo 曇寶 (2). Theo lối diễn dịch, có lẽ Vân Bảo, “Ngọc Vân” Megharatna [मेघरत्] * ít có khả
năng hơn so với 曇寶 Đàm Bảo hoặc
“Phan” thường để dịch từ dharma - pháp, mà
tên đầy đủ là Dharmaratna
[धर्मरत]**. Sách Phật Tổ Thống kỉ 佛祖統紀 biên soạn ngay trước
năm 1269, trích dẫn cùng một sự
kiện với cùng niên đại (3); chỉ ghi duy nhất một nhà sư không phải
tên 雲寶 Vân Bảo, hoặc 曇寶 Đàm Bảo, mà
là 寶雲 Bảo Vân.
Trong số các thư tịch trên, thật khó mà chọn theo cái nào. Tôi cho rằng ở đây, tác
giả Phật Tổ thống kỉ đã sử dụng Lương thư và ông đã viết 寶雲 Bảo Vân thay
vì 雲寶 Vân Bảo, hoặc ông đã lẫn với nhà sư 寶雲 Bảo Vân cùng
thời Pháp Hiển, rất nổi danh (4) hoặc chỉ đơn giản là cách ghép tên 寶雲 Bảo Vân rất
thông dụng trong hệ thống thuật ngữ tôn giáo (5); ngược lại, bản Lương thư có
vẻ như ít có khả năng hơn là Nam sử, tôi lại thiên về cái tên chỉ hàng giáo
phẩm mới 曇寶 Đàm Bảo [Dharmaratna
धर्मरत** [Đức hạnh],
chính là người đã đến Phù Nam vào năm 539 để tìm kiếm tóc Phật.
Kể từ sau năm
539, cho
đến năm 556, Lương thư không đề cập đến quan hệ ngoại
giao giữa Trung Quốc và Phù Nam.
Tuy nhiên Phật Tổ thống kỉ, ít nhất là theo bản tiếng
Nhật (k 37, tr 60) lại cung cấp các thông tin vào năm 540 như sau: “Vua Phù Nam cử
một sứ thần đến Triều đình để triều cống, gồm có tượng
Đức Phật và các kinh
bổn,…”. Nhưng thật không may, đặc việt là bản tiếng Nhật lại mắc lỗi hoặc do người soạn
Phật Tổ thống kỉ, chắc chắn rằng cái tên Phù Nam trong đoạn văn này được đề cập ở các dòng trước đó vào năm 539,
còn ở đây chúng ta
lại thấy
là Hà Nam.
Hà Nam vương là một hoàng
tử 鮮卑 gốc
Tiên Ty có tổ tiên đã tách ra khỏi một công quốc ở phía tây nam 涼州 Lương
Châu thuộc tỉnh 甘肅 Cam Túc. Thực
ra ở Lương thư (k. 3, p. 8) ta thấy năm
540 Hà Nam vương dâng cống ngựa cùng các sản vật của xứ này, và trong Nam
sử (k. 7, p. 5) có đề cập đến
điều đó, cũng như trong Phật Tổ thống kỉ, có đòi hỏi Kinh Phật và hàng
loạt các cống phẩm tương tự đã được đưa đến, chính là kết quả của yêu cầu
này.
Viên
sứ thần Phù Nam cuối cùng được biết phái đến Lương triều vào năm 539. Hoặc là cuộc đời của परमार्थ*** Paramàrtha (6)
Chân Đế, như đã kể ở 續高僧傳 Tục Cao Tăng truyện (1, 88), rằng
- ông đến Trung Quốc theo yêu cầu của một sứ mệnh gồm có 張 氾 Trương Phiếm và những người khác, thời gian Lương Vũ đế đang cải tổ đất nước mình
(niên hiệu
Đại Đồng 大同 (535-546), một sứ thần của Phù Nam, người sau
này đã đến Magadha tìm kiếm kinh điển và các học giả Phật giáo.
Chân Đế đến Quảng Châu
năm 546. Sau đó hình như sứ bộ Trương Phiếm đã đi Phù Nam
và từ đó hành
hương đến Ấn Độ cùng với nhà sư 曇寶 Đàm Bảo, hoặc 雲寶 Vân Bảo, khi Vân Bảo thừa lệnh của hoàng
đế, đến Phù Nam để tìm lấy tóc Phật.
________________________________________
Nguồn: Paul Pelliot
1903. La dernière ambassade du Fou-nan
en Chine sous les Leang (539), Bulletin de l'Ecole française
d'Extrême-Orient. Tome 3, 1903. pp. 671-672
Tác giả: Paul Pelliot (1878 – 1945) là nhà
Hán học nổi tiếng người Pháp, học trò của Sylvain Lévi và Édouard Chavannes.
Ông làm việc tại Viện Viễn đông Bác cổ - École Frnaҫaise d’Extrême Orient tại
Hà Nội, và năm 1900 ông đã được gửi đi Bắc Kinh tìm kiếm sách cho thư viện của
Viện. Thời gian ở Bắc Kinh ông đã bị bắt giữ trong Phong trào 義和團 Nghĩa Hòa
Đoàn, và bị kẹt trong thời gian phong tỏa các tòa công sứ ngoại quốc. Pelliot đã thực hiện hai vụ đột phá lãnh thổ
đối phương trong thời gian bị phong tỏa. Vì hành động dũng cảm đó, ông đã được
thưởng huân chương cao quý nhất Bắc đẩu Bội tinh của Cộng hòa Pháp. Năm 22 tuổi
ông trở về Hà
Nội và nhận ghế giáo sư Hán học tại Viện, sau đó trở thành giáo sư Hán học tại Collège de France, là nơi tập trung những học
giả lỗi lạc và danh giá nhất của nước Pháp.
Chú thích:
*, **, ***: Người dịch chú
(1) C'est par une erreur de composition
que la note qui doit être jointe à la p. 294 est imprimée comme note 2 de lap. 293.
(2) Le texte du Nan che est cité
par M. De Grootdans son article de Y Album Kern, lets over Boeddhistische relieken
en reliektorens in China, p. 132.
(3) Tripitaka japonais, ix, 60 v°.
(4) Cf. Nanjio, Catalogue, Appendice
11, n° 77.
(5) Il y a dans le Tripitaka un 寶雲經
Pao yun king, Ratnameghasutra; cf. Nanjio,
Catalogue, n° 152.
(6) Il sera longuement question de
Paramàrtha dans un travail de M. Takakusu sur la Sàmkhyakàrikâ; ce travail est sous
presse et paraîtra dans le Bulletin.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét