"Cái xã hội” trong Lý thuyết Khảo cổ học: Viễn cảnh Lịch sử và Đương
đại
Ian Hodder
Người
dịch: Hà Hữu Nga
Tầm quan trọng nhất của cái xã hội trong
lý thuyết khảo cổ học đã xuất hiện trong thập kỷ gần đây. Qua thế kỷ XX như một
toàn bộ có thể xác định được một sự thay
đổi tổng thể từ "cái văn hóa” cho đến "cái xã hội” trong các
cuộc thảo luận lý thuyết về khảo cổ học.
Đây là một yêu cầu lớn và có rất nhiều trường hợp ngoại lệ và những thăng trầm,
nhưng trong chương
này, tôi hy vọng có thể chứng minh được sự thay đổi
và giải thích rõ tầm quan
trọng của nó.
Viễn cảnh Lịch sử
Lâu nay người ta đã thừa nhận rằng khảo cổ học cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX ở châu Âu và Bắc Mỹ chủ yếu liên quan đến việc xây dựng tài liệu về các chuỗi và văn hóa-lịch sử và ảnh hưởng của nó. Tại Hoa Kỳ những mối quan tâm này đã được gắn chặt với cách thức mà nhân học văn hóa với tư cách là một tổng thể phát triển thông qua trường phái Boas và việc hệ thống hóa phương pháp tiếp cận bốn lĩnh vực. Ở Anh và châu Âu, mối quan tâm tới định nghĩa văn hóa phát triển vượt khỏi các liên kết chặt chẽ hơn giữa khảo cổ học, lịch sử và thế giới Hy - La. Sau đó những thay đổi về định nghĩa văn hóa và xã hội trong khảo cổ học cũng đã diễn ra hoặc phản ứng với những thay đổi trong nhân học và các ngành liên quan. Tuy nhiên, ở đây, mối quan tâm của tôi lại tập trung vào tác động của những thay đổi này trong khảo cổ học.
Lâu
nay khái niệm văn hóa, đã được
lý thuyết hóa bởi Childe và những người khác, thì chủ yếu quan tâm đến những đặc điểm
chung mà thôi. Những
đặc điểm chung mang tính khuôn sáo này là các phong cách đồ gốm và các kiểu loại hiện
vật, xương cốt, nhưng đối với nhiều tác giả thì
chúng còn bao gồm các đặc
tính xã hội nữa. Do đó, cái
xã hội được coi là một
phần của cái văn hóa. Đối với Walter
Taylor (1948: 103)
chủ đề của khảo cổ học là
“văn hóa”, và trong lý thuyết
của mình, các khía cạnh xã hội của văn hóa là
những đặc điểm chung có liên quan. Nhưng có rất ít sự
quan tâm cụ thể đối với tự thân
cái xã hội; trung tâm điểm vẫn là văn hóa. Một
khái niệm bộ phận của văn hóa, trong đó cái xã hội là một tập con của tổng thể văn hóa, có
lẽ đã được xác định một cách rõ ràng nhất trong lời đáp của Hawkes (1954) với Taylor. Hawkes, trong phần thể hiện lý thuyết
“bậc thang suy luận” nổi tiếng của mình, đã cho rằng để đạt được sự hiểu biết về các
nền văn hóa trong quá khứ thì
tương đối dễ dàng bằng cách suy luận các kỹ thuật từ các
hiện tượng khảo cổ học. Trên
bậc thang tiếp
theo, có thể suy ra các nền kinh tế sinh
nhai. Công việc khó hơn đó
là suy luận về
các thể chế chính trị, xã hội của nhóm,
và khó khăn hơn
cả, ở nấc thang trên cùng, là suy luận về các thể chế tôn giáo và đời sống tinh thần. Đối với Hawkes, nấc thang xã hội liên quan đến các mô hình định cư và phân tích có liên quan để
xem liệu có thể xác định
được các lều trại đặc biệt, chủ
chốt, lớn hơn hay không. Nó còn liên quan đến các dữ liệu mộ
táng để xem liệu có thể quan sát được sự
phân cấp thứ bậc xã hội hay không (Hawkes 1954: 161-162).
Còn
đối với Grahame Clark thì xã hội cũng là một tập
con của văn hóa nói chung. Là một
nhà tiền sử, ông định giá thông tin
từ nhân học xã hội để hỗ trợ cho việc diễn giải các nền
văn hóa sớm. Trong tập sách Khảo
cổ học và Xã hội (1939 [1957]), ông xem
văn hóa là một cấu phần hệt như giao
thông, công nghệ, thương mại, và tôn giáo, riêng
tổ chức xã hội thì không (1939 [1957]:
175). Các đơn vị xã hội là “các nhóm
chính thông qua văn hóa và nhờ văn hóa mà có được các đặc điểm chung và được
truyền từ thế hệ này
cho thế hệ khác” (ibid. 169).
Clark chắc chắn cũng coi tổ chức xã
hội đóng vai trò trung tâm trong hệ thống văn hóa vì vị trí của nó trong việc chuyển tải văn hóa.
Ông còn thảo luận về
nhân khẩu học, thương mại, chuyên môn hoá sản xuất, và sự phân hóa xã hội với tư cách là các bộ phận
quan trọng trong việc diễn giải cái xã hội của khảo cổ học.
Ngôn ngữ, văn tự, nghệ thuật,
khoa học và pháp luật cũng được xem là không thể tách rời khỏi lĩnh vực xã hội. Dù sao, đối với Clark thì cái xã hội vẫn
còn là một cấu phần của cái văn hóa, các mối liên kết của
ông tại Cambridge với các nhà nhân
chủng học xã hội có thể dẫn ông đến việc nhấn mạnh cái xã hội hơn là các đồng nghiệp Mỹ vốn chịu ảnh
hưởng của truyền thống đối lập trong nhân học văn
hóa.
Childe vẫn thường được coi là một trong
những lý thuyết gia chính liên quan
đến khái niệm văn hóa khảo cổ học (ví dụ, 1925). Tuy nhiên, các mối bận tâm Marxist
của ông cũng đã dẫn ông đến mô tả (1960)
sự tiến hóa của các xã hội theo các giai đoạn được xác định bởi
các nhà lý thuyết xã hội và dân tộc học (như là lược đồ mông muội, dã man, văn minh
của Morgan). Chính những khuynh
hướng Marxist
ấy cũng dẫn Childe đến việc thảo luận về
các hoạt động nội bộ của các xã hội liên quan đến những diễn giải phức tạp về các mối quan
hệ xã hội. Năm 1939, trong cuốn sách “Con người làm ra bản thân mình”, ông đã tìm
hiểu cách thức phát triển
văn hóa ở vùng Cận Đông trong mối
liên quan mật thiết tới sự thích nghi với môi trường. Nhưng ông cũng thừa nhận
rằng đó là các cơ chế xã hội cho
phép thích ứng. Ông đã cho thấy cách
thức lưu truyền thông tin về sự sống còn của
con người thông qua các truyền thống
xã hội. Ông coi ngôn ngữ như
là một sản phẩm xã hội, với các
nghĩa được sáng tạo thông qua
sự đồng thuận của nhóm người. Ông coi các khám phá và
phát minh công nghệ là thuộc lĩnh
vực xã hội, gắn liền với sự xuất hiện
của sản xuất chuyên môn hóa và các quá trình tập trung của cải. Trong mô hình của ông, các cơ chế xã hội
và ý thức hệ cũng có thể xuất hiện để làm chậm tiến bộ, và trong một công trình khác (ví dụ,
Childe 1952) ông lập
luận rằng phát triển văn hóa trở nên trì trệ ở vùng Cận Đông cổ đại so với
châu Âu, vì sự khác biệt giữa các giới
tinh hoa chuyên chế và mê tín ở phương Đông và, trong khi đó giới tinh hoa
và các chuyên
gia ở châu Âu thì lại độc lập và có đầu óc kinh
doanh hơn. Nhưng cuối cùng, ngay cả đối với Childe, thì cái xã hội cũng chỉ là một hệ
thống phụ trong một tổng thể văn hóa rộng
lớn hơn. Vì vậy mà nó phụ thuộc vào
các khía cạnh khác của cuộc sống, đặc biệt là kinh tế và môi trường. Vì vậy, ví
dụ, “trên các đồng bằng phù
sa rộng lớn và vùng đất
bằng phẳng ven sông thì nhu cầu mở rộng các công trình dân sinh để tưới tiêu
cho đất và bảo vệ các khu định cư sẽ có xu hướng củng cố tổ chức xã hội và tập
trung hóa hệ thống kinh
tế” (Childe 1939: 159 ).
Cũng còn một cảm giác
khác, trong đó khảo cổ học
đã có một chiều kích xã hội trong các giai đoạn văn hóa-lịch sử, truyền
bá luận, và tiến hóa. Đối với nhiều người, khảo cổ học đã có một
vai trò xã hội. Nhiều nhà khảo cổ học thế kỷ XIX và XX cảm thấy có trách nhiệm xã hội trong việc xây dựng các viện bảo tàng cho công chúng rộng lớn
hơn, cho dù thông điệp ấy được chủ trương trong các bảo tàng đó là gia trưởng, chủ
nghĩa dân tộc và chủ nghĩa đế quốc.
Một số đã xây dựng lý thuyết thật dài về trách nhiệm xã hội. Ở
phần cuối công trình “Các phương pháp và Mục tiêu trong Khảo
cổ học” xuất bản vào năm 1904, Flinders Petrie cho
rằng công việc nghiên cứu quá khứ và khảo cổ học dẫn
đến sự liên kết xã hội và “trách nhiệm của con người đối
với con người”
(Flinders Petrie 1904: 193). Năm 1934, Grahame Clark thảo luận về
các liên kết chính trị giữa khảo
cổ học và nhà nước, còn Childe (1949) thì thảo luận việc tạo
dựng xã hội về
tri thức khảo cổ học. Quan điểm cho rằng cái
xã hội là một phần của cái
văn hóa vẫn được duy trì trong Khảo cổ
học Mới, và trong Khảo cổ học Quá trình. Cái xã hội hiện
nay thường được xác định là một hệ thống phụ trong một hệ thống tổng thể. Việc
sử dụng thường xuyên thuật ngữ “hệ thống văn
hóa xã hội” để mô tả hệ
thống như một toàn thể có thể xác định một sự nhấn mạnh ngày càng tăng vào cái xã hội trong
khảo cổ học quá trình. Thật vậy, hầu hết người ta đã nhấn mạnh bằng cách sử dụng các thuật ngữ xã
hội như nhóm, bộ lạc, lãnh địa hoặc nhà nước để mô tả các tập hợp khảo
cổ học. Ngày nay người ta đã nhận ra một tiễn song hành trong số các
nhà khảo cổ học quá
trình, khi họ phân loại các xã hội trong khuôn khổ phức hợp xã hội
(Johnson và Earle 1987). Nhưng trong thực tế trong hầu hết khảo cổ học quá trình vẫn duy trì trường hợp là hệ thống
phụ xã hội vẫn còn phụ thuộc vào
các phụ hệ thống môi trường, kinh tế và kỹ nghệ. Khoản nợ tri thức của khảo cổ
học quá trình đối
với phương pháp tiếp cận sinh thái và vật chất đảm bảo rằng các mối quan hệ xã
hội được coi là phát sinh từ, hoặc dựa vào các lĩnh vực khác của
cuộc sống.
Quan điểm bộ phận liên tục của văn hóa và cái xã hội có thể thấy trong sự phân biệt của Binford về các hiện vật kinh tế-kỹ thuật, xã hội-kỹ thuật, và tư tưởng-kỹ thuật (Binford 1962). Một số hiện vật
là một phần của phụ hệ thống xã hội nhưng những hiện vật khác thì lại không
phải. Đối với David
Clarke cũng vậy, cái
xã hội là một tập con của tổng thể “hệ thống văn hóa - xã hội”. “Phụ hệ thống xã hội” là “mạng lưới phân cấp các mối quan hệ cá nhân suy luận, trong đó có quan hệ họ hàng và vị thế xếp hạng”
(1968: 102). Công trình của ông về Di chỉ thời đồ sắt Glastonbury nhằm cố gắng suy ra tổ chức
quan hệ thân thuộc từ các dữ liệu định cư và phân bố văn hóa vật chất (1972). Tại Hoa Kỳ, một
động thái song hành
đã tìm kiếm hành vi cư trú sau
hôn nhân từ các dữ liệu phân bố gốm trong các di chỉ (ví dụ, Longacre 1970). Mặc dù
những nỗ lực ban đầu “trong
vai nhà dân tộc học” trong quá khứ
và suy ra quan
hệ họ hàng thời tiền sử cuối cùng
đã không thành công, nhưng
đó vẫn
là một phần của một nỗ lực to lớn và thành công của các nhà khảo cổ quá
trình trong việc sử dụng dữ liệu cư trú và mai táng
để suy luận về kích cỡ nhóm và phân hạng xã hội. Một ví dụ điển hình của
một nhà khảo cổ học quá
trình với cam kết mạnh mẽ đối với cái
xã hội là Colin Renfrew.
Ông biện hộ cho khả năng của các nhà khảo cổ học trong việc tái tạo lại các phụ hệ thống xã hội quá khứ trong bài giảng khai mạc của ông tại Đại học
Southampton (Renfrew 1973). Sau đó, trong cuốn
sách “Các cách tiếp cận Khảo cổ học Xã hội” của mình, ông nói rằng ông đã
rất quan tâm đến việc “suy luận về tính chất xã hội từ các dữ
liệu khảo cổ học”
(1984: 4). Giống
như Clark trước kia, ông muốn xây dựng các liên minh với nhân học xã hội, và
ông định nghĩa khảo cổ học xã hội là việc tái cấu trúc các hệ thống xã hội và các mối quan hệ
trong quá khứ. Hầu hết các công trình của ông trong giai đoạn này đều liên quan đến việc cố gắng xác định mức độ
phân cấp xã hội và các hệ thống trao đổi giữa các tầng lớp tinh
hoa và các nhóm xã hội. Ông cũng
quan tâm đến các vấn đề về bản sắc và tộc thuộc trong quá khứ.
Trong một bài giảng tại lễ khai mạc sau đó, tại Đại học
Cambridge (Renfrew 1982),
ông biện hộ cho một sự thay đổi hơn nữa từ cái xã hội đến cái nhận thức. Để xác định một khảo cổ học
nhận thức-quá trình (xem thêm Renfrew và Zubrow 1994), người
ta có thể cho rằng Renfrew đã
coi cái nhận thức như là
một cách thức nào đó có thể tách khỏi
cái xã hội - người ta có thể
tách riêng các quá trình nhận thức trong tâm trí khỏi bối cảnh xã hội của họ. Đây là một tuyên
bố bị hầu hết lý thuyết xã hội và khảo cổ học
quá trình khước từ, như chúng ta sẽ thấy. Việc xác định về một khảo cổ học nhận
thức quá trình một lần nữa cho thấy đối với Renfrew, “cái xã hội” trong lý thuyết khảo cổ học chỉ là một phụ
hệ thống có thể được tách ra từ những
lĩnh vực khác của cuộc
sống, bao gồm cả cái nhận thức.
______________________________________
Nguồn: Ian Hodder 2007. The ‘‘Social’’ in Archaeological Theory: An Historical and Contemporary Perspective. Lynn Meskell and Robert W. Preucel Copyright © 2007 Blackwell Publishing Ltd.
Tác giả: Ian Hodder sinh năm 1949, tốt nghiệp cử nhân tại Đại học London năm 1971, nhận học vị tiến sĩ tại Đại học Cambridge năm 1975, trở thành giáo sư Đại học Cambridge từ năm 1977 ở tuổi 28.
Tài liệu dẫn
Binford, L. R. 1962. Archaeology
as anthropology. American Antiquity28: 217–225.
Childe, V. G. 1925. The Dawn of
European Civilization. London: Kegan Paul.
Childe, V. G. 1939. Man Makes
Himself. New York: Oxford University Press.
Childe, V. G. 1949. Social Worlds
of Knowledge. London: Oxford University Press.
Childe, V. G. 1952. New Light on
the Most Ancient East. London: Routledge & Kegan Paul.
Childe, V. G. 1960. What Happened
in History. London: Max Parrish.
Clark, G. 1934. Archaeology and
the state. Antiquity8: 414–428.
Clark, G. 1957 [1939]. Archaeology
and Society. 3rd edn. London: Methuen.
Clarke, D. 1968. Analytical
Archaeology. London: Methuen.
Clarke, D. 1972. A provisional
model of an Iron Age society and its settlement system. In D. Clarke (ed.), Models in Archaeology.
London: Methuen.
Hawkes, C. F. C. 1954.
Archaeological theory and method: Some suggestions from the Old World. American
Anthropologist56: 155–168.
Longacre, W. 1970.Archaeology as
Anthropology. Tucson: Anthropological Papers of the University of Arizona 17.
Petrie, W. M. F. 1904.Methods and Aims
in Archaeology. London: Macmillan.
Renfrew, C. 1973. Social
Archaeology. Southampton: University of Southampton.
Renfrew, C. 1982. Towards an
Archaeology of Mind. Cambridge: Cambridge University Press.
Renfrew, C. 1984. Approaches to
Social Archaeology. Edinburgh: Edinburgh University Press.
Renfrew, C., and E. Zubrow (eds.)
1994.The Ancient Mind: Elements of Cognitive Archaeology. Cambridge: Cambridge
University Press.
Taylor, W. 1948. A Study of
Archaeology. Carbondale: Southern Illinois University Press.
Taylor, W. 1996.Time, Culture and
Identity. London: Routledge.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét