Nghiên cứu Trung Quốc - Indonesia (I)
Louis-Charles Damais
Người
dịch: Hà Hữu Nga
I. Một số tước vị của người
Java trong sử liệu Nhà Tống
A. 司馬傑落佶連 Ti Mã Kiệt Lạc Cát Liên
Trong số các thông tin thuộc nguồn sử liệu Trung Quốc liên quan đến thời
nhà Tống, chúng ta thấy có đề cập đến các quan chức của đảo
Java. Các mối quan hệ
ban đầu có vẻ như bị thất lạc và đáng tiếc là chúng
tôi có được mẩu thông tin này từ hai phiên bản,
cả hai đều bị cắt ngắn và Pelliot cũng không dám lựa chọn phiên bản
nào.
Một đoạn được tìm thấy trong 宋史 Tống sử và 文獻通考 Văn
hiến Thông khảo của 馬端臨 Mã
Đoan Lâm, cho ta biết: 以王子三人為副王。官有落佶連四人,共治國事,如中國宰相
(1). (dĩ vương tử tam nhân vi phó vương. Quan hữu lạc cát liên tứ nhân, cộng trị
quốc sự, như trung quốc tể tướng). Lấy ba vị trong số vương tử làm phó vương.
Quan thì có Lạc Cát liên bốn vị, cùng giải quyết các vấn đề quốc sự, như tể tướng
Trung Quốc vậy.
Đoạn
khác trong 諸蕃 志 Chư Phiên chí của 趙汝佸 Triệu Như Quát, viết 以王子三人為副王官有司馬傑,落佶連,共治國事,如中國宰相 (2) (dĩ vương tử tam nhân vi phó vương.
Quan hữu ti mã kiệt, lạc cát liên, cộng trị quốc sự, như trung quốc tể tướng).
Lấy ba vị trong số vương tử làm phó vương. Quan thì có Ti Mã Kiệt, Lạc Cát
liên, cùng giải quyết các vấn đề quốc sự, như tể tướng Trung Quốc vậy. Chúng ta thấy rằng phiên bản đầu nói
đến bốn Lạc Cát Liên, còn bản thứ hai
lại nói đến ti mã kiệt, lạc cát liên, mà không xác định cụ thể các con số.
Pelliot đã phản bác cái lý lẽ phục dựng phóng
túng của Schlegel, là người
cho rằng các chữ 傑落佶連 kiệt
lạc cát liên chính là một từ Mã Lai gọi
là “kedëkaran” - có nguồn gốc từ một cái
gọi là “Dekar” - mà ông gán
nghĩa một
cách vô căn cứ là “Hội đồng chiến binh”
(3). Pelliot nói
thêm: “Nhưng đây là
một giả thuyết”. Khi dùng từ 司馬 ti mã theo nghĩa phổ
biến nhất của nó ở Trung Quốc, ông kết luận một cách đơn giản là: “Văn bản Chư Phiên chí có vẻ cho rằng các quan chức
đang được nói
đến ở đây đều là ti mã, nói chung…” (4). Mặc dù ông đã bị nhầm
lẫn về giá trị của chữ d Malay, nhưng trong một ghi chú Pelliot cho biết rằng việc giải thích Rakryàn đã được nói tới, nhưng bị Schlegel từ chối cho
trường hợp 落佶連 lạc cát liên có thể hợp lý, là hoàn toàn đúng
sự thật (5).
Chúng ta vừa đề xuất xem trong
trường hợp 落佶連 lạc cát liên này việc phiên âm
chính xác một loại hình khẩu ngữ của quá trình chuyển đổi *Rakэdryan mà sự tồn tại của
nó cũng là cần thiết cho việc giải thích ngữ đoạn
Rakarayân theo kiểu Rakryan,
mà hai hình thức cũng là thông dụng trong cổ tự Java (6). Đồng thời, chúng tôi cũng cho rằng các
từ 吉延 cát
diên ki-yen sử dụng trong 新唐書 Tân Đường Thư chỉ là thể hiện một biến thể khác (hoặc một cách phát âm hơi
khác nhau) được rút ngắn lại của cùng một
tước vị phải
được khôi
phục lại thành [га]kэ[га]уаn hoặc [га]кэ[гэ]уаn.
____________________________________________
Nguồn: Louis-Charles Damais 1960. Études
sino-indonésiennes, Bulletin de l'Ecole française d'Extrême-Orient. Tome 50
N°1, 1960. pp. 1-35.
Tác giả: Louis-Charles Damais (1911 - 1966) là
một nhà nghiên cứu tại Viện Viễn
Đông Bác cổ (EFEO). Năm 1937,
ông chuyển đến Java, và ở đó trong suốt thời gian chiến tranh thế giới II. Sau chiến tranh, ông
đến Hà Nội, Việt Nam. Damais đã có một niềm
đam mê sớm với
các ngôn ngữ cổ phương đông. Ông đã cho thấy tài năng đặc biệt về lĩnh vực này với sáu bằng
ngoại ngữ: tiếng Ba Tư, Ả Rập, văn học Ả Rập, Thổ
Nhĩ Kỳ, Mã Lai, và tiếng Trung Quốc. Ông còn nói tiếng Hungary, Hà Lan, Anh, Nga, Ý, và đã học tiếng Phạn. Tại Sorbonne, Damais nhận được các
loại chứng chỉ tốt
nghiệp khác nhau: nghiên cứu tiếng Ả Rập, Ấn Độ học, và lịch sử của
các tôn giáo. Vào tháng Tư năm
1937, ông đến Batavia, làm quản lý dự án của Bộ Giáo dục và ở Surakarta ông học khiêu
vũ, âm nhạc và ngôn ngữ Java. Ông trở về Pháp vào
năm 1947, và sau đó đến Sài Gòn vào năm 1949 để
giảng dạy tại các trường đại học. Vào thời điểm này ông tham gia EFEO
với tư cách Tổng thư ký: ông chuyển đến Hà Nội một
năm trước khi trường thành lập
một trung tâm nghiên cứu tại Jakarta vào năm 1952. Trong những năm 1950,
ông công bố trên BEFEO sáu loạt bài nghiên cứu về Indonesia. Ông đột ngột qua đời tại Jakarta tháng 5 năm 1966, để lại đằng
sau nhiều công việc còn dang dở.
Ghi chú
(1) Trong Tống sử, quá trình chuyển đổi trong Tiểu dẫn k. 489 dành cho 闍婆 Chà Bà
ở trang 5844
(15 b) chỉnh sửa
二十四史 Nhị thập Tứ sử của công ty 藝文 印書舘 Nghệ Văn Ấn Thư Quán (nay YWYChK) được xuất bản ở Đài
Loan. Các phiên
bản của Nhị thập tứ sử gọi là “g” 白納本二十四史 Bạch Nạp Bản Nhị Thập Tứ sử hoặc Po-na-pen (nay PNP), p. 16 r ° k. 489, làm
cho văn bản đó trở nên chính xác. Bản dịch tiếng Anh của Groeneveldt
được tìm thấy trong vở ghi chép của ông về quần đảo Mã Lai và Malacca, trong VBG 39, 1880, 16. Tác giả không cung cấp bất
kỳ một đoạn khôi phục văn bản nào. Đối với 文獻通考 Văn
hiến Thông khảo, chúng tôi tham khảo ý kiến
chỉnh sửa 十通 Thập Thông của 商務印書舘 Thương vụ Ấn Thư quán hoặc Commercial Press. Đoạn văn bản đang được đề cập có ở trang 2606b WHTK.
Xem bản dịch tiếng Pháp của Hervey de Saint-Denis ở Méridionaux,
năm 1883, p. 497.
(2) Chúng tôi sử dụng bản chỉnh sửa của
ông 馮承鈞 Phùng Thừa
Quân được gọi là 諸蕃志校注 Chư Phiên chí Hiệu
chú, 上海 Thượng Hải, 1956, p. 23. Chú giải 9
(p. 25) cho
落佶連 lo-ki-lien tương đương với
Rakryan và được
khôi phục trong Bulletin de l'EFEO,
XI, p. 21, đó là một bài
viết của E. Huber, Đông
Dương nghiên cứu, VII, Các
phát hiện mới về khảo cổ học ở An Nam, trong đó sự tương đương trên đã được khẳng định, có thể là theo Pelliot, mặc dù ông
không được trích dẫn.
(3) Có lẽ cũng cần phải xem xét kỹ hơn chi tiết này để làm
rõ giá trị không đáng kể trong lập luận của Schlegel. Vì không thể nghiên cứu chi tiết về thuật ngữ này, ông chỉ nói ra cái từ Malay mà
ông nghĩ
trong đầu là Dekar, chứ
không
phải ddkar như đánh vần “Dekar” thì ông chỉ nên sử dụng nó như
một gợi ý. Trong thực tế, dekar chỉ là một dạng viết tắt của pandekar trong sự
kết nối với động từ msndekar
(xem batak pandikar, các từ pandeka của người Minarjkabaw và pdndekar của
người Java), có nghĩa là “võ sỹ thượng
hạng”, đặc biệt là trong cuộc đấu võ có
tên gọi silat theo ngôn ngữ Malay, và
gọi sileq theo ngôn ngữ Minarjkabaw, gọi pdňcaq theo ngôn ngữ Java và рэпсак theo
ngôn ngữ Bali. Do đó có thể dịch “võ sĩ thượng
hạng”, “chiến binh hảo hạng”, “khéo léo với lưỡi
dao găm”, cũng
hệt như vậy với “chiến binh
dũng cảm”. Wilkinson định nghĩa từ đó
là “nhân vật hàng đầu trong một cuộc tấn công, một đấu sĩ, một
trang hảo hán” trong từ điển Malay-English của ông (Latin hóa), II, 241 b,
và ông cũng cho biết thêm
rằng pdndekar “không phải là một sĩ quan chuyên nghiệp; mà là một chiến binh lãng tử, thiên
về một cái gì đó của một gã
du côn trong thời bình. “Vì
vậy chúng ta thấy, đàng sau một
chiến binh dũng cảm, có
thể lại là kẻ “đâm thuê chém mướn”. Nghĩa cơ bản xuất phát từ ý
nghĩa phái sinh của “nhà vô địch”, “người bảo vệ lẽ phải”, vv. Đó đặc biệt là
những sắc
thái nghĩa mà ông đã trải nghiệm trong
ngôn ngữ Indonesia hiện
đại. Xem các sắc thái biểu hiện pdndekar lidah
pdndekar hoặc kata, có
nghĩa là “nói trôi chảy”, “tính thích
chuyện trò” của một người có tay nghề cao trong cuộc thảo luận và pdndekar репа là “hoạt bút”, để nói một nhà
báo giỏi. Gần đây, những cách diễn đạt này không còn mang nghĩa xấu. Xem Kamus Umum
Bahasa Indonesia Poerwadarminta của WJS, Jakarta, năm 1952, s. v. Đối với một
công việc thì từ depdndekar của người Sumatra trong nghĩa gốc của nó không hề có ý miệt thị, xem
R. Roolvink, Dialek Malaju di Deli “Phương ngữ Dali ở Malaysia” bằng tiếng Bahasa dan Budaja, I, 1952-1953, số 3, p. 15.
Nếu кэрэndекаrаn tồn tại, thì
thuật ngữ này có thể có nghĩa là “chất lượng (hoặc trạng thái) pdndekar” và nghĩa “Hội đồng chiến binh”, mà
Schlegel đã đưa ra một dạng thức * kddekaran
thì chắc chắn là không mấy đáng tin cậy, và thuần túy là tưởng tượng.
(4) Xem thảo luận của Pelliot
trong bài “Deux Itinéraires”,
in BEFEO, IV, 1904, 311-312.
(5) Cũng xem “Deux Itinéraires”, tr. 312, Ghi chú 1. Tiêu đề xuất hiện trong minh văn học, không phải luôn kết nối với Mantri như Pelliot nghĩ, mà thường một mình.
Từ nguyên của rakryàn đặt ra vấn
đề thú vị mà chúng tôi hy vọng sẽ khám phá vào
dịp khác. Xem những gì De Casparis nói ở Prasasti Indonesia (nay là PI)
I, năm 1950, 54. Một
nhận xét của ông cần được kiểm
tra rất kỹ lưỡng, bởi vì vấn đề này phức tạp hơn bạn tưởng khi đọc ông. Xem một số nhận xét khác của
chúng tôi trong IED (= Nghiên cứu minh văn
học Indonesia) IV, trong BEFEO, XL VII, 28, ghi
chú 3.
(6) Đối với các chi tiết phiên âm tiếng Indonesia và phiên âm aksara của chúng tôi, người đọc nên tham khảo IEE V BEFEO, XLIX, 1958 § 35-41,
p. 10-12.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét