Hiện tượng học nhận thức (I)
Maurice Merleau-Ponty
Người dịch: Hà Hữu Nga
Lời
nói đầu
Hiện
tượng học là gì? Có vẻ lạ lùng là đã nửa thế kỷ trôi qua kể từ khi ra đời những
công trình đầu tiên của Husserl mà vẫn phải đặt lại câu hỏi này. Sự thật thì
câu hỏi này vẫn chưa hề được trả lời. Hiện tượng học là công cuộc nghiên cứu về
các bản chất; và theo đó thì toàn bộ các vấn đề rốt cuộc đều là việc tìm ra các
định nghĩa về các bản chất: bản chất của nhận thức, hoặc bản chất của ý thức chẳng
hạn. Nhưng hiện tượng học còn là một loại triết học đặt các bản chất sau tồn tại,
và không mong đạt tới sự hiểu biết về con người và thế giới từ bất kỳ quan điểm
nào khác ngoài facticité* thực tính của chúng. Đó là một loại triết học siêu
việt đặt các xác quyết hiện khởi từ thái độ tự nhiên trong tình trạng treo lại,
để hiểu chúng rõ ràng hơn; nhưng đó còn là loại triết học coi thế giới luôn
luôn đã ở đó trước khi có phản ánh – là một sự hiện diện bất khả phân cắt; và
toàn bộ các nỗ lực của nó đều được tập trung vào việc tái hoàn tất một cách tiếp
xúc trực tiếp và nguyên khởi với thế giới, và đem lại cho sự tiếp xúc đó một vị
thế triết học. Đó là cuộc tìm kiếm một loại triết học sẽ là một “khoa học
nghiêm nhặt”, nhưng nó còn phải xuất trình một cách diễn giải về không gian, thời
gian và thế giới như chúng ta “trải nghiệm” chúng. Nó cố gắng đưa ra một cách
mô tả trực tiếp về kinh nghiệm của chúng ta như vốn có, không bận tâm đến nguồn
gốc tâm lý và các diễn giải nhân quả mà các nhà khoa học, các sử gia hoặc nhà
xã hội học cung cấp. Ngay cả Husserl trong các công trình cuối cùng của mình
cũng đã đề cập đến một “hiện tượng học di truyền” [1] và thậm chí là một ‘hiện
tượng học tạo dựng” [2]. Người ta có thể cố gắng triệt bỏ các mâu thuẫn này bằng
cách tạo ra sự phân biệt giữa hiện tượng học của Husserl với hiện tượng học của
Heidegger; nhưng toàn bộ Sein und Zeit Hữu thể và Thời gian lại khởi nguồn
từ một chỉ báo của Husserl và chung quy lại thì không có gì khác hơn là một sự
giải thích tường minh về ‘natürlicher Weltbegriff’ khái niệm thế giới tự nhiên,
hoặc ‘Lebenswelt’ thế giới sống mà
Husserl cho đến tận cuối đời đã xác định là chủ đề trung tâm của hiện tượng học,
và kết quả là mâu thuẫn lại tái hiện trong chính triết học của Husserl. Người đọc
bị câu thúc bởi thời gian sẽ có khuynh hướng từ bỏ ý tưởng theo đuổi một học
thuyết đề cập đến mọi thứ, và sẽ tự hỏi liệu một loại triết học không thể xác định
được phạm vi của nó thì có đáng để cho người ta phải bận tâm mãi về nó không;
và biết đâu mình lại phải đối mặt với một huyền thoại hoặc một thứ thời thượng.
Cho
dù có trường hợp đó thì vẫn cần phải hiểu thanh thế của huyền thoại và cội nguồn
của câu truyện thời thượng đó, và quan điểm của nhà triết học có trách nhiệm phải
là như sau: hiện tượng học phải được thực
hành và phải được xác định như là một phương thức hoặc một phong cách tư duy;
nó đã tồn tại như một trào lưu trước khi đạt tới được một nhận thức đầy đủ về bản
thân nó với tư cách là một loại triết học. Hiện tượng học đã qua một cuộc
hành trình dài, và các môn đồ của nó đã phát hiện ra nó trong bốn phần, một phần
ở Hegel và một phần ở Kierkegaard, còn lại
ngang bằng ở Marx, Nietzsche và Freud. Việc thẩm tra thuần túy ngôn ngữ học các
văn bản được đặt vấn đề sẽ không đưa ra được bằng chứng; trong các văn bản,
chúng ta chỉ phát hiện được cái mà chúng ta đặt vào các văn bản đó, và nếu có bất
cứ loại lịch sử nào đề cập đến các diễn giải cần được gán cho nó, thì đó chính
là lịch sử triết học. Chúng ta sẽ tự tìm ra trong chính bản thân mình, mà không
phải ở bất cứ đâu khác cái nhất tính và ý nghĩa thực của hiện tượng học. Đó
chưa hẳn là vấn đề cộng tổng số các dấu ngoặc kép, mà là việc xác định và thể
hiện bằng hình thức cụ thể môn hiện tượng
học này cho chính bản thân chúng ta,
môn hiện tượng học đã đem đến cho một số người đọc ngày hôm nay cái ấn tượng về
việc đọc Husserl hoặc Heidegger, không đến mức phải đối đầu với một loại triết
học mới bằng việc nhận ra cái mà bấy lâu nay họ đã từng mong đợi. Hiện tượng học
chỉ có thể được tiếp cận bằng phương pháp hiện tượng học. Vì vậy chúng ta hãy
thử tập hợp lại một cách hệ thống các chủ đề hiện tượng học đã được tôn vinh
như chúng đã phát triển cùng với nhau một cách tự phát trong cuộc sống. Sau đó
có lẽ chúng ta sẽ hiểu tại sao ngay ở giai đoạn khởi đầu, hiện tượng học lại
duy trì lâu dài đến như vậy với tư cách là một vấn đề còn cần phải được giải
quyết và với tư cách là một hy vọng cần phải được hiện thực hóa.
Đó
là vấn đề mô tả, chứ không phải là giải thích hoặc phân tích. Chỉ dẫn đầu tiên
của Husserl đối với hiện tượng học, trong những giai đoạn sớm của nó, là một
“môn tâm lý học mô tả”, hoặc quay trở về với “bản thân sự vật”, chính là một lời
hứa trước về một khoa học ngay từ buổi ban đầu. Tôi không phải là kết quả hoặc
điểm gặp gỡ của vô số tác lực nhân quả quyết định cấu trúc cơ thể hoặc tâm lý của
tôi. Tôi không thể tự hình dung không có gì khác ngoài một mẩu thế giới, một đối
tượng nghiên cứu duy nhất của sinh học, tâm lý học hoặc xã hội học. Tôi không
thể tự ngậm miệng trong lãnh địa khoa học. Toàn bộ tri thức của tôi về thế giới,
ngay cả tri thức khoa học của tôi đều có được từ quan điểm riêng của tôi, hoặc
từ một kinh nghiệm nào đó về thế giới mà nếu không có nó thì các biểu tượng về
khoa học sẽ trở nên vô nghĩa.
Toàn
bộ vũ trụ khoa học đều được xây dựng trên thế giới như đã trải nghiệm trực tiếp,
và nếu chúng ta muốn làm cho bản thân khoa học phụ thuộc vào việc khảo sát
nghiêm nhặt và đạt tới được sự đánh giá chính xác về ý nghĩa và phạm vi của nó thì
chúng ta phải bắt đầu bằng việc tái đánh thức kinh nghiệm cơ bản về thế giới mà
khoa học là cách thể hiện ở hạng hai. Từ bản chất của mình, khoa học đã không
và sẽ không bao giờ có được tầm quan trọng đó với tư cách là hình thức của tồn
tại như chính cái thế giới mà chúng ta nhận thức, vì lý do đơn giản đó là một
lý do căn bản hoặc sự diễn giải về thế giới đó. Tôi “không phải là một tạo vật
sống” thậm chí cũng không phải là một “con người”, và thậm chí cũng không phải
là “một ý thức” được phú bẩm cho tất cả các đặc trưng mà các môn động vật học,
giải phẫu xã hội hoặc môn tâm lý học quy nạp thừa nhận trong vô số sản phẩm ấy của
các quá trình tự nhiên hoặc lịch sử - tôi là một nguồn lực tuyệt đối, sự tồn tại
của tôi không bắt nguồn từ các tổ tiên của tôi, từ môi trường tự nhiên và xã hội
của tôi; thay vào đó, nó vận động hướng tới chúng và duy trì chúng, vì chính tôi
tạo ra cho bản thân tôi (và vì vậy mà tạo ra chỉ theo nghĩa duy nhất mà từ đó
có thể có được đối với tôi) cái truyền thống mà tôi chọn lựa để tiếp tục, hoặc
cái chân trời mà khoảng cách từ tôi đến đó phải bị xóa bỏ - vì cái khoảng cách
đó không phải là một thuộc tính của nó – nếu tôi không ở đó để soi xét nó bằng
cái nhìn chằm chằm của tôi. Những quan điểm khoa học theo đó sự tồn tại của tôi
là một thoáng chốc trong sự tồn tại của thế giới luôn luôn vừa ngây thơ, đồng thời
lại vừa không trung thực, vì chúng cho là như vậy, mà không hề đề cập một cách
minh bạch, đến một quan điểm khác, đó là ý thức, mà ngay từ đầu, thông qua đó,
một thế giới đã tự tạo hình xung quanh tôi và bắt đầu tồn tại vì tôi. Việc quay
trở lại với bản thân các sự vật là quay trở lại với cái thế giới có trước tri
thức, mà tri thức về nó luôn luôn nói,
và nói về cái mà mọi khái quát hóa khoa học đều là một ngôn ngữ - ký hiệu trừu
tượng và phát sinh, giống như địa lý học nói về vùng quê mà chúng ta đã học từ
nhỏ rừng là thế, thảo nguyên là thế, và sông là thế.
Vận
động này tuyệt đối khác với sự quay trở về với ý thức theo cách duy tâm, và một
mặt là nhu cầu về việc mô tả thuần túy loại trừ một cách công bằng cái thao tác
phản ánh phân tích, và mặt khác là lối thao tác giải thích khoa học. Descartes và
đặc biệt là Kant đã tách gỡ chủ thể,
hoặc ý thức ra bằng cách cho thấy rằng tôi có thể không hiểu rõ bất cứ cái gì
là tồn tại ngoại trừ một điều là trước hết tôi đã tự trải nghiệm là đang tồn tại
trong hành động hiểu nó. Chúng xuất trình ý thức, tính chất tuyệt đối chắc chắn
về sự tồn tại của tôi cho chính bản thân tôi, là điều kiện của bất kỳ một cái
gì tồn tại ở đó; và hành động liên hệ là cơ sở cho tính liên hệ. Sự thật thì
hành động liên hệ không là gì cả nếu bị tách khỏi quang cảnh về thế giới chứa đựng
các mối liên hệ; nhất tính của ý thức ở Kant được đồng thời hoàn tất với nhất
tính của thế giới. Và ở Descartes, mối hoài nghi có phương pháp cũng không hề lấy
mất của chúng ta bất cứ cái gì, vì toàn bộ thế giới, tối thiểu cho đến nay, như
chúng ta đã trải nghiệm vẫn luôn được tái sắp đặt trong cái Cogito, bằng
cách thưởng thức tính chắc chắn ngang bằng nhau, và đơn giản được dán nhãn “tư
duy về...” Nhưng các mối liên hệ giữa chủ thể và thế giới không hề song phương
một cách chặt chẽ: nếu chúng như vậy, thì tính chắc chắn về thế giới sẽ, theo Descartes,
lập tức được khẳng định bằng tính chắc chắn của cái Cogito kia, và Kant đã
không nói về “cuộc cách mạng Copernic” của mình. Phản ánh phân tích bắt đầu bằng
kinh nghiệm của chúng ta về thế giới rồi quay trở lại với chủ thể như là quay
trở lại với điều kiện của khả tính khác biệt với kinh nghiệm đó, bằng cách khai
mở cái tổng hợp bao hàm toàn bộ, vì kinh nghiệm mà không có sự tổng hợp thì sẽ
không có thế giới. Ở mức độ này nó chấm dứt duy trì bộ phận kinh nghiệm của
chúng ta và thay vì mô tả, nó xuất trình một tái cấu trúc. Theo cách nhìn nhận
này, có thể hiểu rằng Husserl khi kết tội Kant chấp nhận một “tâm lý luận khả
năng” [3] có lẽ đã vội, thay vì cần phải có một phân tích lý tính đặt thế giới
trên cơ sở tổng hợp hành vi của chủ thể, xuất trình ý tưởng “phản ánh lý tính” vẫn còn trong phạm vi
khách thể của chính ông, và thay vì sinh ra nó, ông lại đã làm sáng tỏ cái nhất
tính cơ bản của nó.
Thế
giới có ở đó trước bất cứ phân tích khả thể nào của tôi, và có lẽ là giả tạo
khi làm cho nó trở thành kết quả của hàng loạt tổng hợp kết nối trước hết là các
cảm giác, tiếp đến là các khía cạnh của khách thể theo những viễn cảnh khác
nhau, khi cả hai đều không là gì khác hơn là các sản phẩm của phân tích mà
không hề có bất cứ loại hiện thực có trước nào. Phản ánh phân tích tin rằng nó
có thể lần lại tiến trình của một hành động kiến tạo trước và bằng “con người bên
trong” đạt đến, theo cách thể hiện của Thánh Augustine, năng lực kiến tạo luôn
luôn đồng nhất với năng lực tự nội. Vì vậy phản ánh khiến cho tự thân có thể chấp
nhận và tự xếp đặt vào một chủ thể tính vững chắc, cho đến bây giờ tồn tại và
thời gian vẫn không hề động chạm đến. Nhưng chí ít cũng có một điều rất thật,
đó là một loại hình phản ánh chưa hoàn thiện đã để mất tầm nhìn ban đầu của nó.
Khi tôi bắt đầu suy ngẫm thì sự phản ánh của tôi có liên quan đến một kinh nghiệm
không phản ánh; hơn nữa phản ánh của tôi không thể không nhận thức về bản thân
nó như một sự kiện, và vì vậy mà nó tự thể hiện dưới ánh sáng của một hành động
sáng tạo thực sự, của một cấu trúc ý thức đã biến đổi, và lúc này nó phải nhận
ra, khi có sự ưu tiên đối với các vận hành riêng của bản thân nó, cái thế giới được
đem lại cho chủ thể vì chủ thể được đem lại cho chính bản thân nó. Cái hiện thực
phải được mô tả, chứ không phải là được tạo dựng hoặc làm thành. Điều đó có
nghĩa là tôi không thể đặt nhận thức vào cùng một phạm trù như các tổng hợp được
thể hiện bằng các phán đoán, các hành động, hoặc các khẳng định được. Lĩnh vực
nhận thức của tôi luôn luôn tràn trề các trò chơi đầy màu sắc, tiếng ồn và các
cảm giác hiển nhiên vụt lướt và tôi không thể liên hệ chúng một cách chính xác
với bối cảnh thế giới được nhận thức rõ ràng của tôi, một bối cảnh mà giờ đây mặc
dù tôi đã trực tiếp “đặt” vào thế giới này, mà không hề lẫn lộn chúng với các
giấc mơ ban ngày của tôi. Tôi hằng xuyên thêu dệt những giấc mơ xung quanh các
sự vật. Tôi tưởng tượng ra con người và sự vật mà sự hiện diện của chúng không
thể tương hợp được với bối cảnh, nhưng thực tế thì ai mà chẳng vướng mắc đến
các giấc mơ đó: chúng ở phía trước của hiện thực, trong lãnh địa của cái tưởng
tượng. Nếu hiện thực nhận thức của tôi chỉ dựa trên sự cố kết nội tại của các
“biểu trưng” thì nó phải mãi mãi do dự và bị bọc kín trong các phỏng đoán của
tôi về các khả tính. Tôi phải liên tục tách các tổng hợp sai lầm của tôi thành
các bộ phận, và phải liên tục tái phục hồi trong hiện thực các hiện tượng tản mạn
mà từ đầu tôi đã loại ra. Nhưng điều đó lại không xảy ra. Hiện thực là một tấm
vải được đan dệt rất khít khao. Nó không chờ đợi sự phán đoán của chúng ta trước
khi tích hợp thành các hiện tượng đánh ngạc nhiên nhất, hoặc trước khi chối bỏ
những hư cấu hữu lý nhất trong trí tưởng tượng của chúng ta. Nhận thức không phải
là một khoa học về thế giới, nó thậm chí cũng không phải là một hành động, một
sự lựa chọn có cân nhắc một lập trường; đó chính là nền tảng để từ đó toàn bộ
các hành động hiện khởi và được bao hàm bởi các hành động đó. Thế giới không phải
là một vật đến mức mà tôi có quyền sở hữu cái quy luật tạo tác nó; đó là một
môi trường tự nhiên cho toàn bộ các tư tưởng của tôi, và một lĩnh vực cho toàn bộ
các tư tưởng đó, cũng như toàn bộ các nhận thức minh bạch của tôi. Chân lý
không chỉ “cư trú” trong “con người nội tại” [4], hoặc chính xác hơn, không có
con người nội tại, con người thuộc về thế giới, và chỉ có trong thế giới thì hắn
mới tự biết mình. Khi bản thân tôi từ một nhận thức lệch lạc quay trở về với
lãnh địa ý nghĩa mang tính đạo lý thông thường hoặc trở về với lãnh địa khoa
học thì tôi phát hiện ra không phải là một nguồn chân lý nội tại, mà chính là một
chủ thể đã được hoạch định cho thế giới này.
______________________________________
Nguồn: Merleau-Ponty
M. 1945. Phénomènologie de la perception, Paris:
Librairie Gallimard.
Tác giả: Maurice Merleau-Ponty sinh năm 1908
tại Rochefort-sur-Mer, Charente – Maritime, nước Pháp. Sau khi tốt nghiệp Trường Lycée Louis-le-Grand ở Paris, Merleau-Ponty trở thành
sinh viên của trường École Normale Supérieure, học cùng với Sartre, Simone de
Beauvoir và Simone Weil. Ông có bằng Thạc
sỹ Triết học năm 1930. Lúc đầu ông dạy tại Chartres, sau đó làm trợ giảng tại École
Normale Supérieure, và được trao bằng tiến sỹ dựa vào hai công trình quan trọng:
La structure du comportement (1942) và Phénoménologie de la Perception (1945).
Sau khi giảng dạy tại Đại học Lyon từ 1945 – 1948, ông về Đại học
Sorbonne từ 1949 – 1952, và là Chủ nhiệm Khoa triết tại Collège de France từ
1952 cho đến khi qua đời. Ngoài việc giảng dạy, ông còn là biên tập viên
chính trị cho tờ Les Temps modernes từ khi thành lập vào tháng 10/1945 đến tháng
12/1952. Ông và Sartre là bạn thân, nhưng tình bạn của họ đổ vỡ vì một cuộc cãi
vã khi Merleau-Ponty vỡ mộng với chủ thuyết cộng sản, còn Sartre thì vẫn tin
theo. Merleau-Ponty chết vì đột quỵ năm 1961, khi ông 53 tuổi.
Ghi chú của người dịch:
* Facticité, Facticity, Faktizität trong hiện tượng học là một từ rất đa nghĩa, trong đó có cả nghĩa “thực tính” và “sự kiện ngẫu nhiên” đến các điều kiện khó của tồn tại người. Người đầu tiên sử dụng từ này là Fichte với những nghĩa khác nhau để nói về sự kiện và tính hiện thực của sự kiện, như trong thực chứng luận thế kỷ 19, nhưng những người theo trường phái Kant mới lại đối lập facticité với idéalité theo nghĩa tính thực tiễn đối lập với tính lý tưởng, tiêu biểu là Jurgen Habermas trong tác phẩm Faktizität und Geltung – Hiện thực và Chuẩn tắc. Trong triết học châu Âu thế kỷ 20, đặc biệt là trong hiện tượng học và chủ thuyết hiện sinh, nghĩa của từ Facticité, Facticity, Faktizität vẫn tiếp tục được giải nghĩa khác nhau trong các tác phẩm của Edmund Husserl, Martin Heidegger, Jean-Paul Sartre, và Maurice Merleau-Ponty. Đối với Heidegger thì Faktizität chính là Geworfenheit “tình trạng bị liệng vào thế giới này” của tồn tại người. Với Geworfenheit Heidegger không chỉ muốn nói về một thực tại phũ phàng, hoặc tính sự kiện của một tình huống lịch sử cụ thể, mà ông còn muốn nói rằng Faktizität còn là một cái gì đó đã thông tin và đã được tri nhận trong tồn tại, cho dù nó có bị bỏ qua hoặc không được để ý đến.
[Thực
tính [Faktizität] là hiện hữu [Dasein] trong tính đặc thù của nó. Chủ đề 29 Cái
Hôm nay: Faktizität, tức là hiện hữu của kẻ đó tương ứng với “Ở đó” có trong
ngày “hôm nay” (29) – những hiểu lầm: 1. Các khuynh hướng thuộc “thời hiện đại”
của chúng ta, hoặc 2. Suy ngẫm về sự phá hủy tự thân (30) – Nói đúng ra là cắt
nghĩa bằng phép tường giải. Các xung lực của Kierkegaard (30) – Cái Hôm nay ấy
sống trong tính chủ đích: trò truyện, công khai, tính tầm thường, kẻ “người”
(31) – Mặt nạ (32) - van Gogh. Vị thế của Đại học (32)]. Và cũng chính nhờ định
nghĩa trên mà sau này, tôi may mắn có được cái cớ tìm đến và diện kiến cố GS.
Trần Đức Thảo để rồi từ cái duyên hạnh ngộ ấy tôi đã lượm được một vài ký ức
thoáng chút bi hài với/về ông.
Tài liệu dẫn
1. Méditations cartésiennes, pp. 120 ff.
2. Méditation cartésienne.
3. Logische Untersuchungen, Prolegomena zur reinen Logik, p. 93.
4. In te redi; in interiore homine habitat veritas – Chân lý sống trong con người nội tại (Saint Augustine).
Ghi chú của người dịch:
* Facticité, Facticity, Faktizität trong hiện tượng học là một từ rất đa nghĩa, trong đó có cả nghĩa “thực tính” và “sự kiện ngẫu nhiên” đến các điều kiện khó của tồn tại người. Người đầu tiên sử dụng từ này là Fichte với những nghĩa khác nhau để nói về sự kiện và tính hiện thực của sự kiện, như trong thực chứng luận thế kỷ 19, nhưng những người theo trường phái Kant mới lại đối lập facticité với idéalité theo nghĩa tính thực tiễn đối lập với tính lý tưởng, tiêu biểu là Jurgen Habermas trong tác phẩm Faktizität und Geltung – Hiện thực và Chuẩn tắc. Trong triết học châu Âu thế kỷ 20, đặc biệt là trong hiện tượng học và chủ thuyết hiện sinh, nghĩa của từ Facticité, Facticity, Faktizität vẫn tiếp tục được giải nghĩa khác nhau trong các tác phẩm của Edmund Husserl, Martin Heidegger, Jean-Paul Sartre, và Maurice Merleau-Ponty. Đối với Heidegger thì Faktizität chính là Geworfenheit “tình trạng bị liệng vào thế giới này” của tồn tại người. Với Geworfenheit Heidegger không chỉ muốn nói về một thực tại phũ phàng, hoặc tính sự kiện của một tình huống lịch sử cụ thể, mà ông còn muốn nói rằng Faktizität còn là một cái gì đó đã thông tin và đã được tri nhận trong tồn tại, cho dù nó có bị bỏ qua hoặc không được để ý đến.
Trong
suốt những năm 1980-1985, khi giúp tôi đọc hiện tượng học, chủ yếu là Husserl
và Heidegger, nhà văn Trần Dần đã đay đi đay lại về Thực tính, nhất là Thực
tính theo cách định nghĩa của Heidegger. Tôi nhờ người bạn vong niên đã quá cố,
người anh cả Đỗ Trọng Quang, thông thạo tiếng Đức, tiếng Anh, và tiếng Pháp dạy
tôi tiếng Đức cho đến khi hiểu được – đương nhiên là theo cách hiểu non nớt của
tôi - định nghĩa sau của Heidegger: “§ 6. Faktizität als das Dasein in seiner
Jeweiligkeit. Das Heute 29 Thema: Die Faktizität, d. i. das eigene Dasein in
seinem jeweiligen» Da «, zugänglich im» Heute «(29) - Mißverständnisse: 1. Die Tendenzen unserer» heutigen Zeit «;oder 2.
Zer-grübelung in das eigene ichliche Selbst (30) - Vielmehr hermeneutische
Explikation. Anstöße von Kierkegaard (30)- Das Heute lebt in seiner eigenen
Ausgelegtheit: Gerede, Öffentlichkeit, Durchschnittlichkeit, das »man« (31) -
Maske (32) -van Gogh. Lage der Universität (32)” [Heidegger M. 1923. Gesamtausgabe. II. Abteilung:
Vorlesungen. Band 63: Ontologie (Hermeneutik der Faktizität), Vittorio
Klostermann, Frankfurt Am Main, 1923].
Tài liệu dẫn
1. Méditations cartésiennes, pp. 120 ff.
2. Méditation cartésienne.
3. Logische Untersuchungen, Prolegomena zur reinen Logik, p. 93.
4. In te redi; in interiore homine habitat veritas – Chân lý sống trong con người nội tại (Saint Augustine).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét