Powered By Blogger

Thứ Sáu, 12 tháng 7, 2013

Bourdieu và các điều kiện xã hội của trò chơi ngôn ngữ Wittgensteinian (I)



Bourdieu và các điều kiện xã hội của trò chơi ngôn ngữ Wittgensteinian (I)

William C. Gay

Người dich: Hà Hữu Nga

Nhập đề: Các trò chơi ngôn ngữ và các mối quan hệ quyền lực

Pierre Bourdieu là nhà xã hội học Pháp đương thời viết nhiều về ngôn ngữ và xã hội [1]. Ở một mức độ nào đó, công trình của công có thể được coi là đã mở rộng cách xử lý các trò chơi ngôn ngữ của Wittgenstein [2]. Trong một bài viết khác, tôi đã nhấn mạnh đến việc diễn giải Wittgenstein, coi ông là đã tạo điều kiện cho việc phát triển môn triết học ứng dụng [3]. Trong bài viết này, tôi muốn áp dụng một vài đóng góp chủ yếu của Bourdieu qua công trình quan trọng mới được dịch sang tiếng Anh là Language and Symbolic Power [4] Ngôn ngữ và Quyền lực Biểu trưng. Với bài viết này tôi muốn nói rằng thông thường, các nhà triết học ngôn ngữ đã không chú ý đầy đủ đến các điều kiện xã hội là cái điều chỉnh việc sử dụng ngôn ngữ. Trong thuật ngữ của Bourdieu, “Việc sử dụng ngôn ngữ ... tùy thuộc vào vị trí xã hội của người nói”, vì vậy quyền uy của ngôn ngữ “đến với ngôn ngữ từ bên ngoài” [5]. Cái “bên ngoài” này được tạo bởi các điều kiện ngôn ngữ trong đó các trò chơi ngôn ngữ được xác định tình thế.      

Từ việc nghiên cứu ngôn ngữ của riêng mình, tôi đi đến kết luận rằng hành động nói không thể tách rời khỏi sự phân bổ quyền lực trong một xã hội. Trong mọi trường hợp mà tôi biết, việc phân bổ quyền lực là không bình đẳng. Cuối cùng, việc phân tích các trò chơi ngôn ngữ không nên tách khỏi việc nhận thức về các giai cấp xã hội và về vị trí xã hội có liên quan của người nói. Về phương diện này, như John Thompson đã lưu ý trong bình luận của ông về Bourdieu, các mối quan hệ xã hội được thể chế hóa của việc nói đã xác định “ai được quyền nói và được người khác thừa nhận, theo đúng nghĩa của từ này [6]. Trong khi tôi lấy quan điểm này làm xuất phát điểm, thì tôi lại không hề là một nhà quyết định luận ngôn ngữ [7]. (Tôi nghĩ rằng công trình của các nhà nữ quyền, chẳng hạn như Deborah Cameron, đã cung cấp một cơ sở vững chắc cho việc loại bỏ quyết định luận ngôn ngữ) [8]. Nhưng cho dù không phải là một nhà quyết định luận ngôn ngữ, tôi vẫn thừa nhận rằng khả năng tận dụng lợi thế ngôn ngữ nói chung đã bị từ bỏ để thiên về tận dụng quyền lực mà nó đem lại [9].        

Để giới thiệu Bourdieu và những gì liên quan trong các nghiên cứu của ông về triết học ngôn ngữ, tôi sẽ nêu ra ba vấn đề. Trước hết, tôi sẽ thảo luận về bạo lực tượng trưng của diễn ngôn chính thống. Thứ hai, tôi sẽ xác định vai trò ngôn ngữ học của các hệ thống giáo dục trong việc chính thống hóa tình trạng bất bình đẳng. Thứ ba, tôi sẽ quay trở về với đề tài về sự lật đổ mang tính dị giáo của diễn ngôn chính thống và những trở ngại thường cố gắng trung tính hóa nó. Cuối cùng, để kết luận, tôi sẽ đưa ra một vài tư tưởng về các triển vọng làm giảm bạo lực ngôn ngữ bằng cách thay đổi các từ và các quy tắc của trò chơi ngôn ngữ.   

1. Bạo lực Tượng trưng của Diễn ngôn Chính thống 

Bourdieu sinh ra tại miền nam nước Pháp năm 1930 và nghiên cứu triết học tại École normale supérieure ở Paris vào cuối thập kỷ 1940 và đầu những năm 1950. Rồi sau đó ông chuyển sang nghiên cứu thực nhiệm về nhân học và xã hội học. Giờ đây ông là giáo sư xã hội học ở Collège de France là Giám đốc Centre de sociologie européenne [10] Trung tâm Xã hội học châu Âu. Trong lĩnh vực xã hội học, ông nhanh chóng không thỏa mãn với phương pháp cấu trúc luận của Claude Lévi-Strauss [11]. Sự bất mãn của ông với các cơ sở cấu trúc luận đã đưa ông đến nghiên cứu các cội nguồn của nó trong ngôn ngữ học Saussure và bóc trần những hạn chế cố hữu của ngôn ngữ học cấu trúc [12].

Thay vì quy chiếu vào ngôn ngữ học nói chung, Bourdieu đã dẫn ra những ngữ cảnh xã hội cụ thể mà ông gọi là “các lĩnh vực”, “các thị trường”, và “các trò chơi”. Vì vậy, tối thiểu cũng đã hé mở  một sự liên hệ bề ngoài với Wittgenstein. Đối với Bourdieu, chúng ta luôn hành động trong các ngữ cảnh xã hội cụ thể. Tuy nhiên, mỗi lĩnh vực đều có những cách thức riêng biệt để ấn định và liên hệ với các hình thức khác nhau của vốn, mà đến lượt mình nó đã tạo hình cuộc tranh đấu chung thân của các cá nhân trong đó để duy trì hoặc thay thế sự phân bổ các hình thức vốn.   

Thảo luận của Bourdieu về các loại vốn, tất nhiên thể hiện một xuất phát điểm từ Wittgenstein. Đặc biệt, ông quy về các loại sau: 1) vốn kinh tế tạo nên sự thịnh vượng vật chất; 2) vốn văn hóa có nguồn gốc từ tri thức và kỹ năng; và 3) vốn biểu tượng dựa trên uy tín và danh dự. Quan điểm về các loại vốn như vậy rất gần gũi, nhưng lại hoàn toàn độc lập với công trình của Rossi-Landi [13]. Về vấn đề này, Bourdieu cho rằng ngôn ngữ không chỉ là phương tiện giao tiếp mà còn là một trung gian quyền lực. Trong một vài cách, như đầu đề cuốn sách của ông đã gợi ý, ngôn ngữ cung cấp cho ta quyền lực tượng trưng. Thông thường, Bourdieu mô tả quyền lực tượng trưng của ngôn ngữ là một hình thức bạo lực tượng trưng.    

Giữa quyền lực tượng trưng và việc sử dụng bạo lực vật chất thường tồn tại một mối quan hệ ngược. Trong khi việc thực thi quyền lực thường là cuộc sống xã hội hàng ngày, thì các nhân vật quyền uy nói chung lại không phải thực thi bạo lực vật chất công khai. Thay vào đó, như Thompson đã lưu ý, “Bạo lực được...xây dựng thành bản thân thể chế” [14]. Cái mà Garver gọi là bạo lực cá nhân công khai và đặc biệt là bạo lực thể chế lại được nhà nước “chính thống” [15] tối thiểu hóa. Tuy nhiên Bourdieu không quan tâm một cách ngây thơ đến vấn đề giảm thiểu bạo lực vật chất xuất hiện như thế nào. Thông thường bạo lực chuyển đổi thành một hình thức tượng trưng giống với bạo lực cá nhân công khai, và đặc là bạo lực thể chế công khai của Garver. Ở cấp độ nhà nước, Bourdieu đã đi quá xa, đến mức nói rằng “Ngôn ngữ...không nghi ngờ gì nữa, là sự hỗ trợ chính yếu cho giấc mơ về quyền lực tuyệt đối” [16]. Rất may mắn, như John Wesley Young đã chỉ ra rằng ngay cả những cố gắng tinh xảo của các chế độ độc tài cực quyền thế kỷ XX trong việc kiểm soát ngôn ngữ vẫn không thành công [17]. Tuy nhiên, bất chấp mức độ mà nhà nước đạt tới chính thể chuyên chế về phương diện ngôn ngữ, quyền lực tượng trưng phú cho các cá nhân trong các thị trường khác nhau của nó bằng tính chất chính thống, mà bằng cách khác nó không thể có được.             

Bằng cách vượt qua Saussure, Bourdieu đã tạo cho thị trường ngôn ngữ một vị trí hàng đầu vượt khỏi hệ thống ngôn ngữ. “Ngôn ngữ” như vậy không phải là cái đang được sử dụng. Thay vào đó, các diễn ngôn được đánh dấu về phương diện văn phong trong việc sản sinh ra chúng và trong việc chấp nhận chúng vẫn được lưu hành [18]. Bourdieu kiên trì rằng cách biểu hiện mang tính ngôn ngữ học luôn luôn được sản sinh ra trong các thị trường đặc thù và các thuộc tính của thị trường này là cái tạo ra “giá trị” của các cách biểu hiện ngôn ngữ học. Kết quả là trong mỗi thị trường, một số sản phẩm ngôn ngữ được đánh giá cao hơn các sản phẩm khác. Năng lực trong một thị trường tùy thuộc vào khả năng tạo ra các lối biểu hiện được đánh giá trong thị trường đó. Khi nói, các cá nhân viện đến các nguồn ngôn ngữ đã được tích lũy của họ và làm cho vốn từ và các hình thức nói thích nghi với các thị trường riêng biệt mà họ tham gia vào đó. Vì lý do đó, mối tương tác ngôn ngữ đều phản ánh các cấu trúc xã hội.   

Liên quan đến mỗi thị trường, mức độ mà một cá nhân có thể khai thác các lợi thế của nó là một chức năng cấp độ vốn ngôn ngữ của họ trong thị trường đó. Một hệ quả mà các cá nhân làm cho diễn ngôn của họ đáp ứng với các thị trường là những người nói tham gia vào một loại đồng lõa tích cực. Như Bourdieu nói, “Ngôn ngữ quyền uy không bao giờ thống trị mà lại không có sự cộng tác của những kẻ mà nó thống trị, không có sự giúp đỡ của các cơ chế xã hội có khả năng sản sinh ra sự đồng lõa đó, dựa trên nhận thức sai lầm là cơ sở của mọi quyền uy” [19]. Sự tự kiểm duyệt về phương diện ngôn ngữ như vậy đã cung cấp tính chính thống cho việc phân phối quyền lực trong các thị trường.

2. Vai trò ngôn ngữ của các hệ thống giáo dục trong việc chính thống hóa sự bất bình đẳng

Thảo luận của Bourdieu về sự chính thống hóa hệ thống là dựa trên quan điểm của Weber và Habermas [20]. Tuy nhiên ông đã vượt khỏi cả hai trong việc đề xuất về bạo lực của diễn ngôn chính thống. Như Bourdieu đã lưu ý, “Vậy là các công trình chính thống đã thực thi một loại bạo lực bảo vệ người ta khỏi bạo lực, là thứ cần thiết nếu chúng ta nhận thức được về lợi ích có ý nghĩa, mà chúng chỉ thể hiện dưới dạng chối bỏ nó: các môn lịch sử nghệ thuật, văn học và triết học đều chứng tỏ tính hiệu quả của các chiến lược về sự áp đặt của hình thức, thông qua đó các công trình được tôn phong áp đặt các khuôn khổ nhận thức của riêng họ [21]. Sau đó ông thêm, “Bạo lực tượng trưng chỉ có thể được thực thi bởi nhân vật thực thi nó, và được duy trì bởi nhân vật duy trì nó, trong một hình thức sản sinh ra sự thừa nhận sai lầm theo nghĩa đen của từ đó, nói cách khác, sản sinh ra sự thừa nhận nó là chính thống” [22].     

Ngay từ đầu, Bourdieu đã xác định mối quan hệ của một ngôn ngữ quan phương với việc áp đặt tính thống nhất chính trị. Ông bắt đầu bằng ảo tưởng về một chủ nghĩa công xã về phương diện ngôn ngữ [23]. Bằng chủ nghĩa công xã ngôn ngữ, ông muốn nói rằng toàn bộ thành viên xã hội cũng chia sẻ tài sản ngôn ngữ của họ một cách bình đẳng và tự do. Về phương diện này, ông đã đưa ra một phê phán Chomsky. Trong công trình của mình, trước hết Chomsky hướng đến năng lực ngôn ngữ hệt như là nó được phân phối bình đẳng giữa những người nói [24]. Ông không xác định “các điều kiện kinh tế và xã hội để có được năng lực chính thống” [25].

Để chỉ ra những hạn chế của Chomsky, Bourdieu đã tái thẩm định vị thế của ngôn ngữ Saussure. Khi nói “ngôn ngữ”, “là ngụ ý chấp nhận cái định nghĩa chính thức về thứ ngôn ngữ chính thức của một đơn vị chính trị...Thứ ngôn ngữ chính thức đó được ràng buộc với nhà nước, cả trong sự tạo sinh ra nó và trong việc sử dụng xã hội của nó” [26]. Sự hình thành một “cộng đồng ngôn ngữ” duy nhất chính là sản phẩm của sự thống trị chính trị [27]. Sau đó, cộng đồng ngôn ngữ này được tái sản xuất bởi các thể chế áp đặt sự thừa nhận ngôn ngữ thống trị. Mahmou Dhaouadi đã chỉ ra những hiệu quả của việc áp đặt ngôn ngữ phương Tây vào các nước đang phát triển [28]. Trong một công trình nghiên cứu lớn hơn, Thomas Eriksen đã xem xét các hệ quả bá quyền ngôn ngữ trong nhiều khu vực trên địa cầu và đã đề suất một số chiến lược đối phó với vấn đề này [29].         

Từ Bourdieu, Dhaouadi, và Eriksen, người ta đã thấy rõ là việc hình thành và duy trì một ngôn ngữ chính thức được gắn liền với các giai cấp xã hội. Các giai cấp thấp hơn thường hạn chế vào một phương ngữ. Vì các giai cấp thượng lưu có thể tiếp cận với ngôn ngữ chính thức nên họ có thể có chức năng là những trung gian. Theo Bourdieu, “Việc thúc đẩy một ngôn ngữ chính thức lên tới vị thế của một ngôn ngữ quốc gia, de facto trên thực tế đã đem đến cho người ta sự độc tài về chính trị” [30]. Trong quá trình này, hệ thống giáo dục đóng vai trò chủ đạo [31]. Các cơ sở giáo dục kiểm soát việc chi phối ảnh hưởng của các chuẩn mực đạo đức xã hội đối với ngôn ngữ viết được gọi là “ngôn ngữ chính xác”. Ngôn ngữ nói được coi là “hoàn toàn thấp hơn”. Các hệ thống giáo dục đã “tạo điều kiện giải giá trị các cách thức thể hiện, bằng cách gạt chúng sang phía “tiếng lóng” và “ngô ngọng”...để bị buộc phải chấp nhận ngôn ngữ chính thống [32].   

Đối với Bourdieu, “Toàn bộ các thực tiễn ngôn ngữ này đều được đo đếm dựa trên các thực tiễn chính thống”, và “các thực tiễn chính thống” được xác định là “các thực tiễn của kẻ thống trị” [33]. Một quan điểm tương tự đã được Nietzsche đưa ra trong Genealogy of Morals của ông  [34]. Tuy nhiên việc tìm hiểu ngôn ngữ cần được phân biệt khỏi sự quan tâm ngôn ngữ [35]. Hầu hết mọi người đều có khả năng hiểu được các diễn ngôn. Một số người lại còn “được lắng nghe”. Điều này đã được minh họa rõ ràng trong một luận văn của Carol Cohn, trong đó bà lưu ý rằng trừ khi bà nói thứ ngôn ngữ chiến lược-công nghệ của các trí thức quốc phòng, còn thì người ta không nghe được “giọng” của bà trong các cuộc thảo luận [36].  
______________________________________

Nguồn: Gay, William C. 1996. Bourdieu and the Social Conditions of Wittgensteinian Language Games, published in The International Journal of Applied Philosophy 11, n1 (1996): 15-21.

Tác giả: GS. William C. Gay nhận học vị Tiến sỹ triết học tại Boston College năm 1976. Từ 1996 ông là giáo sư, Chủ nhiệm Khoa Triết học, Đại học Charlotte. Các nghiên cứu của Gay chuyên về triết học chính trị và xã hội, và tập trung chủ yếu vào tư tưởng chính trị Sô Viết và nước Nga hậu Sô Viết. Ông đã tham gia nhiều khóa giảng tại Nga, Canada, Đức, Kenya, Thổ Nhĩ Kỳ, là thành viên của một số Hội triết học, và đặc biệt có nhiều hoạt động trao đổi, hợp tác với Hội Triết học Nga, và Viện Triết học Nga ở Moscow .

Tài liệu dẫn

1. Several of Bourdieu’s books and essays have been translated.  Besides his main work, which I cite in note 4, the primary books that have been translated are the following:  Pierre Bourdieu, Outline of a Theory of Practice, trans. R. Nice (Cambridge:  Cambridge University Press, 1977); Distinction:  A Social Critique of the Judgement of Taste, trans. R. Nice (Cambridge:  Harvard University Press, 1984); Homo Academicus, trans. P. Collier (Cambridge:  Polity Press, 1988); The Logic of Practice, trans. R. Nice (Cambridge:  Polity Press, 1990); In Other Words:  Essays toward a Reflexive Sociology, trans. M. Adamson (Cambridge:  Polity Press, 1990); The Political Ontology of Martin Heidegger, trans. P. Collier (Cambridge:  Polity Press, 1991), and The Field of Cultural Production:  Essays on Art and Literature (New York:  Columbia University Press, 1998).

2. Ludwig Wittgenstein, Philosophical Investigations, trans. G.E.M. Anscombe (New York:  The Macmillan Company, 1958).

3. Cf. my essay, “From Wittgenstein To Applied Philosophy,” The International Journal of Applied Philosophy 9, n1 (Summer/Fall 1994), pp. 15-20.

4. Pierre Bourdieu, Language and Symbolic Power, ed. and intro. John B. Thompson, trans. Gino Raymond and Matthew Adamson (Cambridge:  Harvard University Press, 1991).  This text, which is a translation of Ce que parler veut dire: l’économie des échanges linguistiques (Paris:  Librairie Arthème Fayard, 1982), omits two short essays and adds five others.   All subsequent references in notes to Bourdieu are to this text.

5. Ibid., p. 109.

6. Ibid., p. 9.

7. Cf. my essays, “Merleau-Ponty on Language and Social Science:  The Dialectic of Phenomenology and Structuralism,” Man and World 12 (1979), pp. 322-338 and “Analogy and Metaphor:  Two Models of Linguistic Creativity,” Philosophy and Social Criticism  7 (1980), pp. 299-317.

8. Deborah Cameron, Feminism and Linguistic Theory, 2nd ed. (New York:  St. Martin’s Press, 1992).

9. Cf. my essay, “Nuclear Discourse and Linguistic Alienation,” Journal of Social Philosophy 18, n2 (Summer 1987), pp. 42-49.  Cf. also Talbot J. Taylor, “Which is to be master?  The institutionalization of authority in the science of language,” Ideologies of Language, ed. John E. Joseph and Talbot J. Taylor (New York:  Routledge, 1990), pp. 9-26.

10. Bourdieu, p. 252.

11. Ibid., p. 3.

12. Ferdinand de Saussure, Course in general linguistics, eds. Charles Bally and Albert Sechehaye in collaboration with Albert Riedlinger, trans. Wade Baskin (New York:  McGraw-Hill Book Co., 1959).

13. Ferruccio Rossi-Landi, Linguistics and Economics (The Hague:  Mouton, 1977); Language as Work & Trade: A Semiotic Homology for Linguistics & Economics, trans. Martha Adams et al (South Hadley, MA:  Bergin & Garvey Publishers, Inc., 1983; “On Linguistic Money,” Philosophy and Social Criticism  7 (1980), pp. 346-72; and “Ideas for the Study of Linguistic Alienation,” Social Praxis  3 (1-2), pp. 77-92.

14. Bourdieu, p. 24.

15.  Newton Garver, “What Violence Is,” The Nation  209 (June 24, 1968). pp. 817-822.  Cf. James C. Scott, “Prestige as the Public Discourse of Domination,” Cultural Critique  12 (Spring 1989), pp. 145-166.

16. Bourdieu, p. 42.

17. John Wesley Young, Totalitarian Language:  Orwell’s Newspeak and Its Nazi and Communist Antecedents (Charlottesville, VA:  University Press of Virginia, 1991), esp. pp. 12-18.

18. Cf. Rossi-Landi, Linguistics and Economics.

19. Bourdieu, p. 113.

20. Max Weber, Wirtschaft und Gesellschaft. (Tübingen:  J. C. B. Mohr, 1972), pp. 122-176.  [Economy and Society, trans. Ephraim Fischoff et al and ed. Guenther Roth and Claus Wittich (New York:  Bedminster Press, 1968), pp. 212-307.]  Jürgen Habermas, Legitimationsprobleme im Spätkapitalismus (Frankfurt am Main:  Suhrkamp Verlag, 1973.  [Legitimation Crisis, trans. Thomas McCarthy (Boston:  Beacon Press, 1975.]

21. Bourdieu, p. 139.

22. Ibid., p. 140.

23. Ibid., p. 43.

24. Cf. Noam Chomsky, Cartesian Linguistics:  A Chapter in the History of Rationalist Thought (New York:  Harper & Row, 1966.

25. Bourdieu, p. 44.

26. Ibid., p. 45.

27. Ibid., p. 46.

28. Mahmou Dhaouadi, “An Operational Analysis of the Phenomenon of the Other Underdevelopment in the Arab World and in the Third World,” International Sociology  3, n3 (Sept. 1988), pp. 219-234.

29. Thomas Hylland Eriksen, “Linguistic Hegemony and Minority Resistance,” Journal of Peace Research 29, n3 (1992), pp. 313-332.

30. Bourdieu p. 47.

31. Ibid., p. 48.

32. Ibid., p. 49.

33. Ibid., p. 53.

34. Frederich Nietzsche, The Genealogy of Morals, The Birth of Tragedy and The Genealogy of Morals, trans. Francis Golffing (Garden City, NY:  Doubleday and Co., Inc., 1956).

35. Bourdieu, p. 55.

36. Carol Cohn, “Sex and Death in the Rational World of Defense Intellectuals,” Exposing Nuclear Phallacies, ed. Diana Russell (Elmsford, NY:  Pergamon, 1989), pp. 127-159.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét