Çanf và
Champa
Auguste Barth
Người dịch: Hà Hữu Nga
Chúng ta biết rằng Đại tá Yule quá cố đã xác định
Champa chính là địa danh Zabai của Ptolémée, cũng là Çanf của người Arab, và nằm ở bờ tây của cửa sông Mê Kông, tại vịnh
Kampot. Ông cho rằng vào các thế kỷ X – XI SCN, Champa không nằm ở vùng mà người
Bồ Đào Nha và các nhà hàng hải hiện đại đã biết về sau này, mà là ở cách đó khá
xa, trong vịnh Thái Lan. Từ các kết quả nghiên cứu bi ký mà Yule không được biết
[1], chúng ta có thể thấy rằng chí ít là trong thời của các nhà hàng hải Arab không
thể có chuyện hai trong một như vậy: hoặc Canf không phải Champa, hoặc Yule đã xác định
sai. Mới đây khi có dịp để quan tâm đến vấn đề này [2], tôi đã đi tới kết luận theo quan điểm đầu
tiên, giờ đây tôi nhận ra rằng cần phải suy nghĩ theo hướng khác.
Trong một ghi chú có nhã ý thông báo cho tôi,
người bạn và đồng nghiệp thông thái của tôi, giáo sư De Goeje, đại học Leiden, đã lưu ý cho tôi về nguồn
dữ liệu thuộc chủ đề này mà ông Van der Lith (và tôi xin được bổ sung thêm cả bản
thân ông bạn De Goeje) đã tập hợp trong mục chỉ dẫn địa lý của Livre des merveilles Sách về các Kỳ quan Ấn Độ [3]. Từ các nguồn dữ liệu này, thực tế cho thấy Yule thường khá
thận trọng, và mặc dù ông bắt đầu bằng việc cung cấp một danh mục đầy đủ về các
nguồn tư liệu có thể tiếp cận được, nhưng lại không lường hết được mọi chuyện,
và ông, đúng như người ta nói, lại muốn nghe một hồi chuông. Trong các quan sát
tiếp theo, tôi không muốn đề cập đến toàn bộ vấn đề Champa, mà chỉ muốn mô tả tóm
tắt các nguyên do khiến tôi thay đổi suy nghĩ của mình.
Tôi nghĩ rằng, trước hết chúng ta có thể bác bỏ
lập luận giả thuyết về vị trí của Zabai. Hệ thống kinh độ và vĩ độ của Ptolémée
cho vùng Viễn Đông bị sai lệch quá mức, nên không thể dựa vào sự xác định đó được.
Tất cả những gì có thể được coi là xác thực ở đây là sau khi rời khỏi Zabai, hoặc
thành Zabai và đi xa gấp hai lần so với đoạn đến Mũi đất Lớn là đến “Vịnh Lớn”,
sau đó thì đến Trung Quốc. Yule có ý cho Mũi đất Lớn đó là Mũi Cambodge, cực tây
nam của châu thổ Mê Kông, nhưng trong thực tế thì cái hình chiếu đó chỉ là ở
trên bản đồ của chúng ta mà thôi. Và cho dù nó có tồn tại trong thời đó thì chắc
gì nó đã tạo ra cùng một ấn tượng như vậy đối với các thủy thủ bơi dọc bờ biển đã
kể lại cho Ptolemy nghe các câu chuyện của họ, và họ đã đặt tên cho các dải cát
và cồn bàu mấp mé ven biển ấy là mega akrôtêrion
bệ trán tường khổng lồ. Trên hết, chúng ta biết những cứ liệu này không có
lý do gì lại được thu thập dọc bờ biển An Nam, nơi có các hải cảng nước sâu và luôn
hiện diện các mũi đất cao nhô ra biển [4]. Hơn nữa vị trí mà Yule xác định
chính xác thì lại không chứng minh chắc chắn cho Canf và Champa trong thời các
nhà hàng hải Arab: ở thế kỷ II, đối với Champa thời gian đó vẫn hoàn toàn là tiền
sử.
Về cái tên Canf thì lập luận của Yule còn lúng
túng hơn. Cơ bản ông dựa vào những giao thiệp của thương gia Soleyman, được viết
vào giữa thế kỷ IX, rồi được thể hiện trong một chuyên luận của Renaudot gần
200 năm trước, và mới đây Reinaud [5] đã dịch và công bố trong thế kỷ này. Theo
đó thì các chuyến tàu đã bị trì hoãn tại Senef (Canf) Trung Quốc, và sau đó, 10
ngày trên đảo Sender Foulât, nơi họ đã từ đó đến Trung Quốc mất một tháng [6]. Ở
Sender Foulât, hoặc Sandal Foulât, Yule nhận ra nhóm đảo Poulo
Condor, Sondur hoặc Condur của Marco Polo [7], và việc đồng nhất, cho dù không
chắc chắn – mà những người Arab đã xác định bằng chính một từ chỉ các đảo và
bán đảo – lại có vẻ rất hấp dẫn. Các bằng chứng của Soleyman, sau đó lại được
tiếp tục phát hiện ở thế kỷ tiếp theo, trong ghi chép của Massoudi, có lẽ là từ
cùng một nguồn, và sau đó nữa trong Livre
des merveilles – Sách về các Kỳ quan (tr. 86), trong đó là một nhà hàng hải
hoàn toàn khác, cùng thời với Soleyman, và trong sách của các nhà địa lý Arab
khác. Và có lẽ nếu đúng là như vậy thì sẽ rất khó mà đồng ý với quan điểm của
Yule được.
Nhưng chúng ta lại có một nguồn dữ liệu khác,
không hề mơ hồ chút nào. Vì trước tiên, nó được những người đi sau khẳng định lại
– trong sách của Ibn Khordadbeh, một tác giả uy tín hạng nhất, cùng thời Soleyman, mà Yule không quên đề cập đến nguồn này, nhưng không
may lại quên viện dẫn các bằng chứng ở đó. Trong công trình Sách về các Lộ
trình và các Vùng đất do Barbier de
Meynard [8] dịch và xuất bản thì Ibn
Khordadbeh cho chúng ta biết (tr. 291) rằng “Komar, một đất nước
sản xuất ra loại trầm hương Ấn Độ gọi là Komary, và lúa, chúng tôi đi dọc ven
biển mất ba ngày thì đến Senf [9], trầm hương Senf được gọi như vậy vì chất lượng
tốt hơn, người ta biết đến nhiều hơn trầm hương của Komar. “Komar hoặc Khmar ở
đây, không nghi ngờ gì nữa, chính là đất nước của người Khmer, đất Kmir trong
các tư liệu tiếng Java cổ gọi là Senf hoặc Canf, “Nơi có loại trầm hương tốt nhất”
chính là Champa [10]. Nguồn dữ liệu đó không xác định vị trí của Campapura,
không hơn gì các bi ký còn lại cho đến ngày nay, nhưng nó đã xác định rõ ba
ngày sau khi rời khỏi cảng cuối cùng hoặc cái chợ ở xứ Khmer và đi theo đường bộ
về hướng Đông – vì đây là hướng của con đường – thì họ đến một hải cảng hoặc một
khu chợ của người Chăm. Và điều đó đã ngăn chúng ta tìm kiếm Canf ở vùng tây Mê
Kông cũng như phía Kampot và cho thấy rằng đối với những người Arabs thế kỷ IX
cũng như Marco Polo và người Bồ Đào Nha thì xứ Champa chính là nơi có nhiều bi
ký dọc bờ biển An Nam.
Ghi chú về việc thực hiện các cuộc khai quật khảo cổ học
Trong số rất nhiều phát hiện khảo cổ học trong những năm
gần đây tại Đông Dương, chúng tôi nghĩ rằng việc cung cấp một số thông tin về các phát hiện là điều cần thiết và hữu ích. Các bằng chứng cho thấy các
phát hiện này tuy thông thường nhưng lại không hề thừa, vì trong khi nhiều nhà
nghiên cứu cống hiến toàn bộ thiện chí cho công việc, thì chúng ta cần phải lưu
ý rằng nhiều cuộc khai quật chỉ mới cung cấp các thông tin chưa hoàn chỉnh, còn
thiếu phương pháp và cách tiếp cận hợp lý.
_____________________________
_____________________________
Nguồn: A. Barth 1902. Çanf et Campā – Notes et Mélanges, Bulletin de l'Ecole française
d'Extrême-Orient. Tome 2, 1902. pp. 98-99.
Tác
giả: Marie Étienne
Auguste Barth (1834 - 1916),
sinh ra ở Strasbourg, là một nhà Đông phương học và Ấn Độ học người Pháp.
Ông nổi tiếng với công trình Les Religions de l'Inde và
nghiên cứu bi ký chữ Phạn tại Cambodge, và là một trong số các học giả đã khai
sinh Trường Viễn Đông Bác cổ. Năm 1857 ông được bổ nhiệm là giáo sư tu từ học
và logic của Đại học Bouxwiller. Ở đây, ông bắt đầu nghiên cứu chữ Phạn, để rồi
sau đó vào năm 1890, hưởng ứng dự án thành lập đoàn Khảo cổ học Đông Dương của
Paul Doumer, ông đã cùng Émile Senart và
Michel Bréal tham gia sáng lập
Trường Viễn đông Bác cổ tại Hà Nội vào năm 1900, và Louis Finot được bổ nhiệm
là Giám đốc đầu tiên.
Chú
thích
1. Autant que je sache, Yule a exposé ses vues
à cet égard pour la dernière fois dans un article publié dans les Proceedings
of the Royal Geographical Society de novembre 1882.
2. Journal des savants, juillet 1901, p. 440.
[Ici même p. 75].
3. Publié par P. A. Van der Lith, avec la
traduction française par L. Marcel Dévie : Leide, E. J. Drill, 1883-1886. — Les
données en question se trouvent surtout aux pages 220 et 222 de l'Index.
4. M.Gerini: qui a appliqué aux coordonnées de
Ptolémée un systemè de corrections très ingénieux, trop ingénieux même pour étre toujour convaincant (Journ. Roy.
As. Soc. London, 1897 p.551 et s.) place Zabai a Baria et le “grand promontoire”
au cap Saint Jacque; ce qui ne va pas bien, non pluis, puis que Ptolémée met
presque tout un degré de longitude entre les deux.
5. Relation
des voyages faits par les Arabes et les Persans dans l'Inde et à la Chine dam le
iv siècle de l'ère chrétienne. . 2 tomes. Paris, Imprimerie Hoyale, 1845.
6. Relation.. ., p. 18.
7. Je n'ai pas besoin de remarquer que la
palatale с et ses variantes représentent, dans ces parages, une prononciation
zézayante.
8. Journal asiatique VI série, t. v (I860).
9. Comme le fait remarquer M. Barbier de
Meynard, ces trois journées sont devenues huit milles chez Edriçy. On sait que
les données numériques sont le plus sujettes à altération. C'est ainsi que
l'Index géographique du Livre des merveilles
(p.222) porte cinq journées au lieu de trois.
10. Aussi dans le Livre des merveilles. Çanf
désigne tantôt un port, tantôt une contrée.
Không thấy anh hoạt động trên facebook nên em nhắn qua đây ạ.
Trả lờiXóaEm có thắc mắc, tại sao người ta cho rằng cái ao vuông ở Đồng Dương là hoàn cung, là kinh đô Indrapura. Anh có tài liệu nào nói về việc này không ạ ?