Rosi Braidotti
Người dịch: Hà Hữu Nga
Tóm tắt
Các thông số xác định một chủ thể tri thức hậu nhân văn, uy tín khoa học và trách nhiệm đạo đức của kẻ ấy là gì? Coi hậu nhân văn như một lĩnh vực nghiên cứu mới nổi dựa trên sự hội tụ của hậu nhân văn luận và hậu nhân trung tâm luận, tôi cho rằng những tuyên bố về tri thức hậu nhân văn vượt xa các phê phán về hình ảnh phổ quát luận của ‘Người’ và ngoại lệ luận người. Nền tảng khái niệm mà tôi hình dung cho các hậu nhân văn tính phê phán là một bản thể luận nhất nguyên luận tân Spinozist giả định tính nội tại triệt để, tức là tính ưu việt của vật chất thông minh và tự tổ chức. Điều này ngụ ý rằng chủ thể tri thức hậu nhân văn phải được hiểu như một thực thể quan hệ hiện thân và bao trùm, có tình cảm và có trách nhiệm chứ không chỉ là một ý thức siêu việt. Hai khái niệm có liên quan xuất hiện từ tuyên bố này: thứ nhất, chuỗi liên tục giữa tâm trí-cơ thể, tức là hiện não [embrainment: mô tả cách thức mà các bối cảnh văn hóa được mã hóa thành hoạt động thần kinh của não bộ, trong khi đó, nhập văn hóa enculturation có nghĩa là hoạt động của tế bào thần kinh bị ảnh hưởng bởi bối cảnh văn hóa như được biểu hiện trong các chức năng nhận thức và cảm xúc của não bộ. HHN] của cơ thể và hiện thân của tâm trí - và thứ hai, chuỗi liên tục văn hóa-tự nhiên - tức là liên kết ngang giữa naturecultural ‘tự nhiên-văn hóa’ và humanimal ‘con vật-người’. Bài viết khám phá các quan điểm khái niệm và phương pháp luận chủ chốt này và thảo luận về ý nghĩa của các hậu nhân văn tính phê phán đối với thực tiễn trong trường đại học ‘nghiên cứu’ đương đại.
Giới thiệu
Bài viết cho rằng thời hậu nhân văn, và các chủ thể tri thức hậu nhân văn cấu thành bên trong, đang tạo ra những lĩnh vực tri thức xuyên ngành mới, mà tôi gọi là các hậu nhân văn tính phê phán. Định nghĩa làm việc của tôi về trạng huống hậu nhân văn là sự hội tụ, xuyên phổ của chủ nghĩa tư bản nhận thức, một mặt thuộc hậu nhân văn luận và mặt khác thuộc hậu-nhân trung tâm luận. Hội tụ, xuyên phổ hậu nhân văn luận tập trung vào việc phê phán lý tưởng nhân văn luận về ‘Người’ như là thước đo được cho là phổ quát của vạn vật, trong khi Hội tụ, xuyên phổ hậu-nhân trung tâm luận lại chỉ trích hệ thống phân cấp loài và ngoại lệ luận người. Với đặc tính liên ngành như nhau, chúng được liên kết với các phong trào xã hội riêng biệt và với các phả hệ lý thuyết và ngành học khác nhau mà không nhất thiết phải tuân theo nhau. Sự hội tụ của chúng hiện đang tạo ra một loạt các lập trường hậu nhân văn,1 nhưng cũng là sự quay trở lại với một loạt các tuyên bố của nhân văn luận mới2. Việc tổng quan đầy đủ các tra vấn đương đại về những gì tạo nên đơn vị tham chiếu cơ bản cho con người không nằm trong phạm vi của bài tiểu luận này.3 Thay vào đó, điều mà tôi sẽ cố gắng chỉ ra là the posthuman kẻ hậu nhân lại hình thành một lĩnh vực học thuật xuyên-ngành không chỉ là tổng của các bộ phận của nó mà còn cho thấy một bước nhảy vọt về chất đối với việc tạo dựng các chủ thể tri thức khác nhau (Braidotti, 2013). Mục đích của tôi là cung cấp một khuôn khổ lý thuyết sơ bộ cho sự thay đổi định tính này đối với các hậu nhân văn tính phê phán hoặc trôi nổi và để khám phá những hàm ý đạo đức-chính trị của nó.
Bản đồ học Tân Duy vật luận
Hai giả định tương liên hỗ trợ cho dự án của tôi. Đầu tiên là việc xác định thời kỳ hậu nhân là Kỷ Nhân sinh - Anthropocene4 là không công bằng: chúng ta cần tính đến sự kết hợp của một mặt là những tiến bộ công nghệ nhanh chóng và mặt khác là sự trầm trọng của bất bình đẳng kinh tế và xã hội. Bên cạnh đó, Anthropocene đã trở thành Kỷ Nhân phỏng - Anthropomeme khác (Macfarlane, 2016), sinh ra một loạt các thuật ngữ phái sinh, chẳng hạn như Kỷ Tư bản Capitalocene [được hiểu là một hệ thống quyền lực, lợi nhuận và tái/sản xuất trong mạng sự sống.] (Moore, 2015), Kỷ Vắng người Anthropobscene (Parikka, 2015b), mà còn: Kỷ Chất dẻo Plasticene, Kỷ Thuộc địa Plantationocene (Tsing, 2015), Kỷ Tật nhân Mis-anthropocene và Kỷ Địa sinh Chthulucene (Haraway, 2015). Các khái niệm mới này thể hiện xu hướng tăng tốc và sự gia tăng của chúng gợi lên cả sự phấn khích và bực tức cho các nhà tư tưởng đang cố gắng giải thích một cách có phê phán về trạng huống hậu nhân. Thay vì thêm vào sự lạm phát diễn ngôn này, tôi sẽ thực hiện một cách tiếp cận duy vật, và coi Kỷ Nhân sinh Anthropocene là một trạng huống hậu nhân nhiều lớp bao gồm các chiều góc môi trường, kinh tế-xã hội, tình cảm và tâm linh của các hệ sinh thái có chúng ta trong đó (Guattari, 2000).
Giả định thứ hai liên quan đến tầm quan trọng của bản đồ học, như một nhánh khái niệm của chủ nghĩa duy vật mới. Tư duy phê phán làm chậm lại xu hướng tăng tốc của các diễn ngôn đang sinh sôi nảy nở bằng cách vẽ ra các bản đồ về các mối quan hệ quyền lực đang vận hành và nội tại đối với quá trình sản xuất và lưu thông tri thức. Trọng tâm cụ thể của các bản đồ của tôi là chúng ta đang trong quá trình trở thành và điều mà các diễn ngôn nhấn mạnh là quá trình đó. Các loại bản đồ học cũng hoàn thành chức năng phương pháp luận bằng cách cung cấp các đối tượng trao đổi diễn ngôn cho một trao đổi đối thoại, nhưng cũng tiềm tàng đối kháng. Các chủ thể của sự trao đổi này tạo thành một cộng đồng có quan hệ, được định nghĩa là một ‘tập hợp’ du mục ngang [tr. 32] (Deleuze và Guattari, 1987; Braidotti, 1994) liên quan đến các tác nhân không phải con người và phương tiện công nghệ. Các chủ thể vật chất, hậu nhân loại qua trung gian tạo thành một cộng đồng gắn bó và hiện thân về mặt vật chất, một ‘nhân dân’, được gắn kết bởi đạo đức học khẳng định.
Có căn cứ là bất kỳ tường trình nào bằng bản đồ cũng nhất thiết mang tính chọn lọc, mang tính bộ phận và không bao giờ toàn diện. Đối với tôi, sản xuất-tri thức luôn mang tính đa dạng và tập thể, do đó là số lượng lớn bất thường của các tham chiếu chéo theo thư mục trong tiểu luận này. Các chú thích và thư mục là biểu hiện của tính dân chủ trong văn bản, tôi hy vọng độc giả sẽ coi bài viết chật cứng chữ của tôi như một nỗ lực để tạo nên một cộng đồng học giả hậu nhân vẫn còn thiếu: tiểu luận này như một tập hợp. Tóm lại: bản đồ học là một tường trình dựa trên lý thuyết và được cung cấp thông tin chính trị về hiện tại nhằm mục đích theo dõi quá trình tạo ra tri thức, chủ thể tính (Braidotti, 1994, 2011a, 2011b) và phơi bày potestas quyền lực vừa là đánh bẫy lại vừa là potentia năng lực trao quyền.
Một lĩnh vực liên quan trực tiếp của bản đồ với cái hậu nhân loại là học thuật sinh-chính trị học phát triển từ công trình gieo mầm của Foucault về chính trị học của sự sống và cái chết. Học thuật sinh-chính trị học đã làm sáng tỏ các mối quan hệ quyền lực trong chủ nghĩa tư bản tiên tiến, nhưng nó đã dừng lại ở việc nắm bắt các khía cạnh khẳng định của bước ngoặt hậu nhân loại. Ví dụ, trong khi nó tập trung vào quản trị sinh-chính trị học đương đại, hoặc ‘chính trị học của bản thân cuộc sống’ (Rose, 2007), nó cũng cho thấy những tàn dư của chủ nghĩa Kantianism về các giá trị. Cả Bios (Esposito, 2008) và Anthropos Today (Rabinow, 2003) đều xuất hiện dưới dạng các phạm trù bị gãy vỡ, nhưng các yếu tố phi con người và các tác nhân công nghệ không được chú trọng đầy đủ. Chưa hết, khái niệm duy vật về cuộc sống phi con người (zoe) đã nổi lên như một trung tâm không chỉ là ‘cuộc sống trần trụi’ dễ bị tổn thương (Agamben, 1998), mà còn là một lực lượng năng suất và sống còn (Braidotti, 2002). Những giới hạn này làm cho sinh-chính trị học trở thành một khung quy chiếu không đầy đủ cho cái hậu nhân loại, và do đó tôi đã áp dụng một khung khái niệm về việc trở thành du mục (Braidotti, 2011a, 2011b), được rút ra từ các bản thể sinh tồn tân-Spinozist (Deleuze, 1988, 1990).5 Chủ thể tính không giới hạn ở các cá thể bị ràng buộc, mà là một nỗ lực hợp tác xuyên-loài (Margulis và Sagan, 1995) diễn ra theo chiều ngang, giữa tự nhiên/công nghệ; nam [đực]/ nữ [cái]; đen/trắng; địa phương/toàn cầu; hiện tại/quá khứ - trong các tập hợp chảy qua và thay thế các nhị phân. Các trạng thái ở-giữa này bất chấp logic của trung gian bị loại trừ và mặc dù chúng cho phép chức năng phân tích đối với cái phủ định, nhưng chúng còn bác bỏ tính phủ định và nhắm đến việc sản sinh ra các giá trị và dự án vui vẻ hoặc khẳng định (Lloyd, 1996; Braidotti, 2011b). Hậu cấu trúc luận đã mở đường cho cách tiếp cận này, nhưng bước ngoặt hậu nhân văn lại hiện thực hóa nó và tạo nên một khuôn khổ bản thể luận mới về các chủ thể-trở thành.
Một yếu tố quan trọng khác trong cách tiếp cận bản đồ của tôi là chính trị nữ quyền của các địa điểm (Rich, 1987), còn được gọi là kiến thức được đặt định (Harding, 1986, 1991; Haraway, 1988), mà tôi coi là biểu hiện [tr.34] ban đầu của chủ nghĩa kinh nghiệm trần tục hiện thân và bao quát. Phương pháp này giải thích nguyên do các vị trí của một người theo cả không gian (chiều góc địa chính trị hoặc sinh thái) và thời gian (ký ức lịch sử hoặc chiều góc phả hệ), do đó tạo cơ sở cho chủ thể tính chính trị. Việc nhấn mạnh vào tính nội tại đánh dấu sự bác bỏ chủ nghĩa phổ quát siêu việt và nhị nguyên luận thân-tâm. Toàn bộ vật chất hoặc chất là một và nội tại với chính nó, nó thông minh và có tính tự tổ chức ở cả cơ thể người và không phải người (Lloyd, 1994, 1996; Protevi, 2013). Vật chất sống còn được thúc đẩy bởi mong muốn bản thể luận để thể hiện conatus tự do nội tâm sâu xa nhất của nó. Sự hiểu biết về vật chất này làm sinh động sự cấu thành của các chủ thể tri thức hậu nhân loại – được bao quát, hiện thân và vẫn chảy trong một mạng quan hệ với con người và không phải con người. Chủ nghĩa duy vật mới quan trọng cũng sẽ cung cấp nền tảng bản thể luận cho các tính chất hậu nhân loại phê phán như một lĩnh vực bên của tri thức. Điều này sẽ được tiếp tục đề cập ở phần sau.
Đặc điểm chính cuối cùng của cách tiếp cận quan trọng, tân duy vật này mà tôi muốn nhấn mạnh là ý tưởng cho rằng các bản đồ phê phán không phải là phủ định mà còn đòi hỏi tính sáng tạo: chúng hỗ trợ chúng ta trong quá trình học cách nghĩ khác về bản thân, để đáp ứng với tính phức tạp của thời đại chúng ta. Mục đích của một bản đồ đầy đủ là đưa ra các hình tượng thay thế hoặc nhân vật khái niệm cho loại chủ thể nhận thức hiện đang được tạo dựng. Tất cả các hình tượng được địa phương hóa và do đó có tính nội tại với các điều kiện cụ thể; ví dụ, các chủ thể du mục, hay người máy, không chỉ là các ẩn dụ, mà là các biển chỉ dẫn vật chất và ký hiệu học cho các địa điểm lịch sử và địa chính trị cụ thể. Theo đúng nghĩa, chúng thể hiện những điểm kỳ dị phức tạp có căn cứ, chứ không phải những tuyên bố phổ quát (Braidotti, 2011a). Các hình tượng được hỗ trợ bởi các giải thích bằng bản đồ nhằm giải quyết tính phức tạp của các mối quan hệ quyền lực. Chúng phơi bày các cấu trúc kìm nén của các thành tạo-chủ thể thống trị (potestas quyền lực), nhưng cũng là những tầm nhìn khẳng định và biến đổi của chủ thể như là quá trình du cư (potentia năng lực). Theo một cách nào đó, một hình tượng là sự kịch tính hóa các quá trình trở thành, mà không đề cập đến một mô hình định chuẩn của chủ thể tính, chứ đừng nói đến một mô hình phổ quát. Mặc dù hậu nhân loại có cơ sở thực nghiệm, nhưng bởi vì nó được bao quát và hiện thân, nên nó ít hoạt động như một thực thể thực chất hơn là một hình tượng, hay một nhân cách khái niệm. Nó là một công cụ bản đồ quyền lực-dựa trên lý thuyết nhằm mục đích đạt được sự hiểu biết đầy đủ về các quá trình hủy bỏ cái nhân loại đó. Nó không xác định một trạng huống tương lai đen tối, nhưng cung cấp một khuôn khổ để hiểu các quá trình chủ thể-trở thành đang diễn ra trong thời đại thay đổi nhanh chóng của chúng ta. Lập luận của tôi là cái hậu nhân loại cho phép chúng ta theo dõi, cắt qua một số lĩnh vực liên ngành, sự xuất hiện của các diễn ngôn về cái phi/trong/xuyên/siêu/hậu-nhân loại, được tạo ra bởi các phê phán đan xen giữa nhân văn luận và nhân trung tâm luận. Bất kỳ khái niệm mong manh nào về bản chất con người đều được thay thế bằng chuỗi liên tục ‘văn hóa tự nhiên’ (Haraway, 1997, 2003), điều này cũng chấm dứt sự phân biệt dứt khoát giữa cuộc sống với tư cách là bios các sinh thể, [tr.35] đặc quyền của Anthropos Nhân thể, khác biệt với cuộc sống của động vật và không phải con người, hoặc zoe cuộc sống (Braidotti, 2006). Thay vào đó, những gì nổi bật là các mối liên kết mới giữa người-không phải người, zoontologies ‘động vật bản thể luận’ mới (De Fontaney, 1998; Gray, 2002; Wolfe, 2003), và cả các giao diện công nghệ-phương tiện phức tạp (Bono et al., 2008), trong bối cảnh của Anthropocene - Kỷ Nhân sinh. Hơn nữa, cảnh huống hậu nhân loại được bố cục bởi quá trình hàng hóa hóa cơ hội chủ nghĩa của tất cả những gì đang sống, mà như tôi lập luận dưới đây, là nền kinh tế chính trị của chủ nghĩa tư bản tiên tiến. Với suy nghĩ này, tôi sẽ chuyển sang cái bản đồ của tôi về các tri thức hậu nhân loại và các chủ thể mới nổi của các tri thức đó.
Nghiên cứu Đúng đắn về các Nhân văn tính không còn là ‘Con người’
Bước ngoặt hậu nhân loại cho thấy rằng sự đồng thuận về giá trị phổ quát của các giả định Âu- trung tâm luận về ‘Con người’ đã tan biến và hình tượng con người này đang gặp rắc rối.6 ‘Con người’ với tư cách là loại hình phân loại giờ đã trở thành ‘Con người thương hiệu’ (Haraway, 1997: 74), hay đúng hơn là: Cựu nhân Người cũ (Massumi, 1998: 60). Cuộc ‘Xuất tẩu nhân học’ này tạo ra quá trình lai tạp khổng lồ về loài (Hardt và Negri, 2000: 215). Sự thay đổi không được đáp ứng với sự nhiệt tình như nhau từ tất cả các phía. Các nhà lý thuyết xã hội xuất thân từ những nền tảng chính trị khác nhau, chẳng hạn như Habermas (2003), Fukuyama (2002), Sloterdijk (2009) và Derrida (Borradori, 2003), bày tỏ sự lo lắng mãnh liệt gần như hoảng loạn đạo đức về tương lai của con người và di sản nhân văn luận trong thời đại công nghệ tiên tiến của chúng ta. Gần đây, Giáo hoàng Francis (2015) đã tham gia cuộc tranh luận này, bổ sung giáo điều Công giáo về Luật Tự nhiên, với phân tích của Naomi Klein về vai trò hủy diệt của chủ nghĩa tư bản (Klein, 2014). Mặc dù sự thật không thể phủ nhận là máy móc rất sống động còn con người lại quá ì ạch (Haraway, 1985), bằng chứng do học thuật hậu nhân loại cung cấp không cho thấy cuộc ‘khủng hoảng’, mà là sự bùng nổ cảm hứng đáng chú ý.
Về mặt tích cực, việc nghiên cứu về tâm trạng lo âu phơi bày một nghịch lý đạo đức-chính trị đáng được quan tâm hơn nữa. Nghịch lý này chia thành hai vấn đề: thứ nhất là cái ‘con người’ - thứ khiến nhiều nhà tư tưởng và hoạch định chính sách ngày nay bận tâm - chưa bao giờ là một thuật ngữ phổ quát hay trung lập ngay từ đầu. Thay vào đó, nó là một phạm trù định chuẩn lập chỉ mục quyền tiếp cận các đặc quyền và quyền lợi. Những cách thức viện đến ‘con người’ luôn mang tính phân biệt đối xử: chúng tạo ra sự khác biệt về cấu trúc và sự bất bình đẳng giữa các phạm trù người khác nhau, chứ chưa nói đến khác biệt giữa con người và không phải con người (Braidotti, 2013, 2016). Do đó, việc coi hậu nhân loại là một phạm trù khải huyền hoặc là một phạm trù lật đổ về bản chất là không phù hợp, khi thu hẹp các lựa chọn của chúng ta thành phép nhị phân: tuyệt diệt-đối với-giải phóng (của con người). Chúng ta cần kiểm tra cả các phản ứng cảm xúc và chống lại sự ngụy biện kép này một cách minh bạch như nhau. Cái “hậu nhân loại” về mặt định chuẩn là trung lập và nó không tự động chỉ về sự chung cục của loài, chứ đừng nói đến [tr.36] các mối quan hệ hậu-quyền lực/-giới/-giai cấp/-chủng tộc/-loài giữa các thành viên của loài. Với tư cách hình tượng, cái hậu nhân loại vừa có tính đặt định vừa có tính chất cục bộ – nó không xác định tình trạng mới của con người, nhưng cung cấp một phổ qua đó chúng ta có thể nắm bắt được tính phức tạp của các quá trình hình thành-chủ thể đang diễn ra. Nói cách khác, nó cho phép những phân tích tinh vi hơn và phức tạp hơn về quyền lực và diễn ngôn. Người ta bắt đầu bằng cách đặt câu hỏi ‘chúng ta’ có thể là ai, nỗi lo lắng của ai chiếm vị trí-trung tâm trong các cuộc tranh luận công cộng về sự hội tụ của hậu nhân văn luận và hậu-nhân trung tâm luận. Tôi muốn nhấn mạnh rằng cái hậu nhân loại – một hình tượng được thực hiện bởi cách đọc bản đồ cụ thể về các trạng huống diễn ngôn hiện tại – có thể được đặt vào nhiệm vụ tập thể là xây dựng các chủ thể tri thức mới, thông qua các tập hợp nội tại hoặc liên kết ngang giữa nhiều tác nhân.
Lớp thứ hai của nghịch lý được phơi bày bởi học thuật về sự âu lo liên quan đến xu hướng thương tiếc (biến thể tận thế) hoặc tôn vinh (biến thể hưng phấn) nguyên nhân của một loài người mới, được thống nhất trong và bởi Kỷ Nhân sinh Anthropocene, với tư cách là một phạm trù vừa dễ bị tổn thương lại vừa nổi loạn: ‘chúng ta cùng nhau làm điều này!’ Sự tái tạo của một pan-human phiếm-nhân được thể hiện rõ ràng trong diễn ngôn bảo thủ của Giáo hội Công giáo, trong phiếm-nhân loại luận tập đoàn, chủ nghĩa can thiệp quân sự tham chiến và chủ nghĩa nhân đạo Liên Hợp quốc. Nó thiên lệch hơn nhưng không kém phần mạnh mẽ ở Cánh tả tiến bộ, nơi di sản của chủ nghĩa nhân văn xã hội chủ nghĩa cung cấp các công cụ để tái chế lo âu thành cơn thịnh nộ chính trị. Trong mọi trường hợp, chúng ta thấy sự xuất hiện của một phạm trù – cái nhân văn lâm nguy the endangered human - vừa mang tính phù du vừa mang tính nền tảng. Về mặt chính trị, thật khó để không coi tính phiếm-nhân dễ bị tổn thương này là một phản ứng tức thời của cái trung tâm – cái đa số – mà Deleuze và Guattari (1987) định nghĩa sắc bén như bất kỳ nhà nữ quyền nào là: đàn ông/da trắng/giao hợp dị tính/có vợ và con cái/đô thị hóa/nói một ngôn ngữ tiêu chuẩn, tức là ‘Người’, hay đúng hơn giờ đây là – ‘cựu-Người’. Tuy nhiên, trong chừng mực rủi ro Kỷ Nhân sinh do biến đổi khí hậu đe dọa toàn bộ hành tinh, người ta nên tránh mọi thói ngạo thế. Các nhận thức luận cấp tiến như nữ quyền luận, lý thuyết hậu thuộc địa cũng bị ảnh hưởng bởi sự sụp đổ của Con người/ Anthropos (Chakrabarty, 2009), với tư cách là nhận thức luận phổ quát.
Do đó, tôi đề xuất giải quyết vấn đề về mặt khái niệm, với sự trợ giúp của chủ nghĩa duy vật du mục hoặc chủ nghĩa duy vật sống động. Trong khuôn khổ này, nghịch lý về tình trạng quá phơi bày đồng thời và sự biến mất của the human cái người chỉ là hiển nhiên, và nó sẽ tan biến nếu chúng ta tiếp cận nó với sự khác biệt hữu ích mà Deleuze và Guattari đưa ra (1994) trong chính khái niệm về hiện tại. Sức mạnh của hiện tại – và cốt lõi của tính dễ hiểu của nó – là nó không hoàn toàn trùng khớp với cái ở đây và bây giờ. Sự đồng bộ hóa như vậy không bao giờ hoàn chỉnh, bởi vì trong một hệ thống tân duy vật sống động, tất cả các thực thể con người và không phải con người đều là những chủ thể-du-cư-trong-quá trình, trong chuyển động vĩnh viễn, nội tại với tính sống động của vật chất tự-sắp xếp. Do đó, việc tiếp cận hiện tại tạo ra một hiệu ứng nhiều mặt: một mặt là nhận thức sắc bén về những gì chúng ta đang không còn là (chung cục của cái thực tế) và mặt khác là nhận thức – ở các mức độ rõ ràng khác nhau – về những gì chúng ta đang trong quá trình trở thành (sự hiện thực hóa [tr.37] của cái ảo). Cả hai hiện tượng xảy ra cùng một lúc, trong một thời gian liên tục phi tuyến tính.
Ví dụ, hãy nghĩ về hình ảnh của Foucault (1970) về khuôn mặt của ‘Con người’ được vẽ trên cát bên bờ biển, khuôn mặt này dần dần bị sóng biển xóa nhòa: đó là về tuyệt chủng hay đổi mới? Phương pháp phả hệ của Foucault cho thấy rằng chính tại thời điểm tan rã của nó, “Con người” nổi lên như một phạm trù có thể suy tư; cho đến thời điểm đó nó vẫn chưa xuất hiện trước mắt giới phê bình, là giả định ngầm hỗ trợ cho chính phạm trù đó. Deleuze đưa phân tích đi xa hơn: nếu hiện tại là một quá trình phức tạp, thì triết học phê phán không thể dừng lại ở việc phê phán cái thực tế (tức là cái mà chúng ta đang chấm dứt là nó), mà cần chuyển sang sự hiện thực hóa sáng tạo cái ảo (tức là cái chúng ta đang trong quá trình trở thành). Sự tác động qua lại giữa hiện tại thực và hiện tại ảo tạo nên nhịp điệu hình thành chủ thể. Nói rộng ra, cái hậu nhân loại với tư cách là hình tượng bản đồ là một nhánh của tư tưởng phê phán đương đại cho phép chúng ta nghĩ về cái mà ‘chúng ta’ đang không còn là - ví dụ, phạm trù châu Âu trung tâm của ‘Con người’ phổ quát. Tuy nhiên, nó cũng duy trì nỗ lực giải thích những gì ‘chúng ta’ đang trong quá trình trở thành - vô số cách mà con người hiện đang được tái cấu tạo. Lý thuyết hậu nhân văn, thông qua các bản đồ học sáng tạo và phê phán, tập trung vào bên lề của sự thể hiện những khả năng chưa được thực hiện để vượt qua cả nhân văn luận và nhân trung tâm luận bằng cách tập trung vào vấn đề: cái ‘chúng ta’ này mà nhân loại tính của nó hiện đang bị đe dọa là ai?
Nếu bản đồ học là bản ghi lại cả những gì chúng ta không còn là và những gì chúng ta đang trong quá trình trở thành, thì tư duy phê phán là về việc tạo ra các khái niệm mới, hoặc các công cụ định hướng để giúp chúng ta vượt qua sự phức tạp của hiện tại, với tiêu điểm đặc biệt tập trung vào dự án hiện thực hóa cái ảo. Điều này báo hiệu một sự thay đổi định tính mạnh mẽ trong việc trở thành thứ mà tôi kết nối nó với đạo đức học khẳng định. Tính sáng tạo - trí tưởng tượng – hằng xuyên tái kết nối với tổng thể tính ảo của một khối trải nghiệm và tác động trong quá khứ7, được tái cấu thành hành động trong hiện tại, từ đó nhận ra tiềm năng chưa được phát huy của chúng. Phương thức phê phán khẳng định này là một cách thực thi quá trình đồng bộ hóa tạm thời và ngẫu nhiên, duy trì, trong hiện tại, hoạt động hiện thực hóa cái ảo. Cường độ ảo này đồng thời ở trước và sau chúng ta, cả quá khứ và tương lai, trong một dòng chảy hoặc quá trình biến đổi, khác biệt hóa hoặc trở thành, vốn là cốt lõi vật chất của tư duy. Đến giờ, chúng ta biết rằng không có Thời gian Trung bình Greenwich trong việc sản xuất tri thức ở thời đại hậu nhân văn.
Vì vậy, không có nghịch lý nào trong việc quá-phơi lộ và phi-tồn tại đồng thời của cái ‘nhân văn’ (the human), không có nhị phân tuyệt chủng/sinh tồn, có nghĩa là không có lời biện minh nào cho những tái phát minh kinh hoàng về một ‘phiếm-nhân loại tính’ dễ bị tổn thương (‘chúng ta’ đang cùng ở trong tình trạng này!). Những gì chúng ta có là tính phức tạp, tính đa dạng hiện thân, bao quát và vô số sự trở thành. Chúng ta đang đối mặt với thách thức về mặt khái niệm khi phải đồng thời [tr. 38] giữ trong tâm trí mình những ý tưởng mâu thuẫn tiềm tàng như chủ nghĩa duy vật và tính sống động, quá trình phát triển và tuyệt chủng. Các khái niệm tuôn chảy trong một hiện tại liên tục không bao giờ hoàn toàn trùng khớp với một loại ‘bây giờ’ bão hòa về không gian-thời gian, mà tiếp tục trở thành - khao khát hướng tới cái ảo. Do đó, chúng ta cần tập trung nỗ lực tập thể của mình vào các dự án xác định những gì ‘chúng ta’ có thể trở thành với tư cách là một loài và một tập hợp các nền văn hóa vật chất kết nối với nhau về mặt công nghệ. Mục đích là để theo dõi vô số cách thức có cơ sở và do đó cụ thể và đa dạng mà chúng ta đang trở thành những chủ thể-nhận thức, với tư cách là ‘nếu không thì là một cái gì đó khác’ chứ không phải là các đối lập biện chứng và những khác biệt đáng ngán được đặt ra bởi ‘Con người’ nhân văn luận kinh điển và các khẳng định theo chủ thuyết da trắng thượng đẳng về Anthropos ‘Người’.
Sum suê Xuyên ngành
Tiếp theo, tôi cho rằng cái hậu nhân văn, với tư cách là một hiện tượng hội tụ năng động, sáng tạo, đang sản sinh ra những lĩnh vực học thuật mới. Sự bùng phát tập trung ở một số trung tâm sáng tạo xuyên-ngành, đã tạo ra cành nhánh ngoài-ngành của riêng mình. Chúng hiếm khi trùng hợp với các ngành khoa học nhân văn truyền thống, và cũng được thúc đẩy bởi các lĩnh vực tri thức cận biên và hỗn hợp. Trong 30 năm qua, cốt lõi của đổi mới lý thuyết trong các ngành khoa học nhân văn đã xuất hiện từ một số thực hành thường mang tính cấp tiến và luôn liên ngành, tự gọi mình là ngành học ‘nghiên cứu’ (Braidotti, 2013). Các nghiên cứu về phụ nữ, đồng tính nam, đồng tính nữ, giới, nữ quyền; các nghiên cứu chủng tộc, hậu thuộc địa, phụ thuộc, cùng với nghiên cứu văn hóa, phim ảnh, truyền hình và phương tiện truyền thông; tất cả đều là những nguyên mẫu của các nhận thức luận cấp tiến cất tiếng nói lên những tri thức đặt định về ‘những nhận thức luận khác’ mang tính biện chứng và cấu trúc về ‘Con người’ nhân văn luận.
Một trung tâm xuyên ngành tạo sinh cốt yếu khác của việc sản xuất tri thức hậu nhân văn là nghiên cứu khoa học và công nghệ (Stengers, 1997), kết nối với nghiên cứu văn hóa về khoa học (McNeil, 2007); sức khỏe (Shildrick, 2009) và khuyết tật (Braidotti và Roets, 2012; Goodley và cộng sự, 2014); truyền thông (Bryld và Lykke, 2000; Smelik và Lykke, 2008); các nghiên cứu về cấu trúc mạng văn hóa và phương tiện kỹ thuật số (Lury et al., 2012; Fuller và Goffrey, 2013; Parisi 2013). Những ‘nghiên cứu’ này chia sẻ một số tiền đề lý thuyết: thứ nhất, chúng chỉ trích ý tưởng về con người được các ngành khoa học nhân văn học thuật ủng hộ một cách ngầm định trên hai cơ sở: một mặt là nhân trung tâm luận cấu trúc và mặt khác là châu Âu trung tâm luận và ‘chủ nghĩa dân tộc phương pháp luận’ (Beck, 2007) được xây dựng sẵn. Vì vậy, việc báo hiệu chung cục của các ‘đơn văn hóa về tâm trí’ (Shiva, 1993), họ kiên quyết tách rời khỏi các quy tắc, quy ước và giao thức thể chế của các ngành học thuật. Cuộc xuất cư khỏi các ‘ngôi nhà’ ngành học này chuyển điểm quy chiếu khỏi thẩm quyền của quá khứ và chuyển sang trách nhiệm giải trình cho hiện tại (cả thực và ảo). Đây là điều mà Foucault và Deleuze gọi là “triết học về cái [tr.39] bên ngoài”: suy nghĩ về bên trong và vì thế giới – một thế giới đang trở thành của các thực hành sản xuất tri thức. Thứ hai, họ có cơ sở vững chắc ở hiện tại (cả thực và ảo), có nghĩa là họ coi trọng các sự kiện trong đời thực và mở rộng ra, coi trọng quyền lực. Họ sẵn sàng phơi bày sự tương thích giữa tính hợp lý và bạo lực, của một mặt là tiến bộ khoa học và mặt khác là các thực hành loại trừ cấu trúc (Said, 1978). Họ hoàn thành nghĩa vụ vẽ bản đồ vừa mang tính phê phán – về tầm nhìn vượt trội của các chủ thể tri thức – vừa mang tính sáng tạo – bằng cách hiện thực hóa cái ảo và những hiểu biết và năng lực chưa thực tế của các chủ thể bị gạt ra bên lề (Braidotti, 2002, 2006). Tuy nhiên, không phải tất cả những ngành ‘nghiên cứu’ này đều phản đối chủ nghĩa nhân văn: họ cũng đưa ra những tầm nhìn thay thế về bản thân, tri thức và xã hội theo chủ nghĩa nhân văn. Các quan niệm như nhân tính nữ/nữ quyền (Irigaray, 1993) và nhân tính da đen (Fanon, 1967) là một phần của truyền thống về chủ nghĩa nhân văn bao quát hơn này (Braidotti và Gilroy, 2016).
Trường hợp nghiên cứu của phụ nữ và nghiên cứu về giới là biểu tượng của cả khía cạnh quan trọng và sự sáng tạo dồi dào của việc thoát ra mang tính hậu nhân văn khỏi những ý tưởng thống trị về chủ thể tri thức. Chủ nghĩa nữ quyền đương đại đã dự đoán một cuộc xuất cư có phối hợp khỏi hệ thống Con người/Anthropos, được định nghĩa là một loài độc quyền tiếp cận cơ thể của tất cả các thực thể sống. Các nhà nữ quyền sinh thái nói riêng đã luôn luôn là những người địa-trung tâm và hậu-nhân trung tâm luận. Cảm giác sâu sắc về việc không thuộc về ai, về việc trở thành ‘người ngoài ngay trong cuộc’ (Woolf, 1939), ngấm vào văn học nữ quyền. Kể từ các nhà nữ quyền những năm 1970 (Kristeva, 1980; Barr, 1987, 1993; Haraway, 1992; Creed, 1993), điều này đã dẫn đến một liên minh chính trị tưởng tượng với cái thế giới ‘quái thai-công nghệ’ (Braidotti, 2002) của thể loại khoa học viễn tưởng kinh dị. Liên minh này thúc đẩy sự nổi dậy của phụ nữ – với tư cách là những kẻ ‘Người’ khác - và những ‘kẻ khác’ khác, như LBGT+, bọn không phải da trắng (lũ chủ thể hậu thuộc địa, đen, Do Thái, thổ kẻ, bản xứ) và bọn không phải người (động vật, côn trùng, thực vật , vi rút, nấm, vi khuẩn và máy móc công nghệ). Kể từ đó, mối liên kết đồng cảm với những bọn không phải con người, bao gồm cả những bọn quái dị và xa lạ khác, đã trở thành một chủ đề nữ quyền hậu nhân loại (Braidotti, 2002; Creed, 2009). Chưa bao giờ hoàn toàn chắc chắn về quyền con người được gán cho giới tính của họ (MacKinnon, 2007), các nhà nữ quyền và LBGT+ (Hird và Roberts, 2011; Gruen và Weil, 2012) đã nắm lấy mọi cơ hội để thoát khỏi hệ thống giới nhị phân và thực hiện bước nhảy vọt hướng tới các thành tạo hậu nhân loại. (Balsamo, 1996; Halberstam, 1995, 2012; Giffney và Hird, 2008; Livingston và Puar, 2011; Colebrook, 2014b). Các liên minh xuyên loài cho phép các thực nghiệm về đa dạng giới tính, các loại tình dục thay thế và các hệ thống giới, được mô phỏng theo hình thái của các loài không phải con người, bao gồm côn trùng (Braidotti, 1994; 2002; Grosz, 1995), sao biển (Hayward, 2011) và vi sinh vật (Paris, 2004). Có một sự bối rối thực sự về sự phong phú liên quan đến toàn bộ các tài liệu tham khảo mà nếu cần thiết không thể đưa nó vào thư mục của tôi, nhưng không nghi ngờ gì rằng lý thuyết nữ quyền đương đại chắc chắn là hậu nhân loại.8
[Tr.40] Các phân biệt khỏi Con người/Anthropos đã xảy ra – trong không gian của vài thế hệ – dọc theo trục của việc trở thành-phụ nữ/LBGT+ (tình dục hóa); trở thành-bản địa/khác (phân biệt chủng tộc) và trở thành trái đất (sinh thái hóa). Sự gia tăng của các tân dụng ngữ đang nói lên rằng: nếu giờ đây chúng ta là ‘nhân-động vật’, các hợp chất giữa người-động vật xuyên-vật thể (Alaimo, 2010), hoặc các ‘tự ngã-xuyên loài’ (Hayward, 2008), thì trái đất và vũ trụ của nó đã trở thành một đấu trường chính trị. Cái nhìn sâu sắc về hành tinh sinh thái này và mối quan hệ với cuộc sống không phải con người (zoe) được kết hợp bởi sự trung gian của công nghệ cao, cuộc sống kỹ thuật số là bản chất thứ hai. Chắc chắn không có ‘tính nhân văn ban đầu’ (Kirby, 2011: 233) mà thay vào đó là ‘tính kỹ thuật ban đầu’ (Mackenzie, 2002), những gì từng là các ‘văn hóa tự nhiên’ đã phát triển thành các ‘tự nhiên trung gian’ (Parikka, 2015a) và các thực hành ‘xuyên phương tiện’ (King, 2011). Một thể liên tục sinh thái trung gian (Fuller, 2005, 2008) có thể duy trì một hệ sinh thái chung (Horl, 2013), làm tiền cảnh không chỉ cho bất kỳ dạng tính vật chất nào, mà là một loại chủ nghĩa duy vật địa chất (Parikka, 2015) và trên mặt đất (Braidotti, 2006; Bảo vệ, 2013).
Điều đang nổi lên hiện nay là thế hệ thứ hai của các lĩnh vực ‘nghiên cứu’, mang ơn thế hệ thứ nhất về các mục tiêu phê phán, các tác động chính trị và cam kết với công bằng xã hội, đồng thời giải quyết trực tiếp hơn vấn đề nhân trung tâm luận. Các ví dụ quan trọng là: nghiên cứu hậu nhân văn/phi-nhân văn/phi nhân loại; các nghiên cứu về khuyết tật hậu nhân văn, tình trạng béo, giấc ngủ, thời trang, người nổi tiếng, thành công và chế độ ăn uống; nghiên cứu thực vật quan trọng, v.v. Phương tiện truyền thông mới đã phát triển thành các tiểu lĩnh vực và siêu lĩnh vực: nghiên cứu phần mềm, internet, trò chơi, thuật toán và mã quan trọng, v.v. Một lĩnh vực liên quan và phong phú không kém của nghiên cứu hậu nhân loại liên quan đến các khía cạnh phi nhân đạo của trạng huống lịch sử của chúng ta: nghiên cứu xung đột và nghiên cứu hòa bình; nghiên cứu hậu Xô Viết/cộng sản; nghiên cứu nhân quyền, quản lý nhân đạo; di cư, di động, nghiên cứu nhân quyền; nghiên cứu chấn thương, trí nhớ và hòa giải; an ninh, chết, tự tử; nghiên cứu về tình trạng tuyệt chủng, và danh sách này vẫn đang tiếp tục phát triển. Các thế hệ tiếp theo của các lĩnh vực ‘nghiên cứu’ này đều là động cơ của phê phán và sáng tạo cả về mặt thể chế lẫn lý thuyết. Tiếp theo, tôi cho rằng họ hiện đang lai tạo chéo mang tính du cư, tạo ra những thực hành diễn ngôn mới mà tôi gọi là các tính hậu nhân loại du cư hay phê phán.
______________________________
(Còn nữa…)
Nguồn: Braidotti, Rosi (2019). A Theoretical Framework for the Critical Posthumanities, In Theory, Culture & Society 2019, Vol. 36(6) 31–61.
Ghi chú
1. See the different kinds of posthumanism: insurgent (Papadopoulos, 2010); speculative (Sterling, 2014: Roden, 2014); cultural (Herbrechter, 2013) and literary (Nayar, 2013); trans-humanism (Bostrom, 2014); meta-humanism (Ferrando, 2013) and a-humanism (MacCormack, 2014). There is already a posthuman manifesto (Pepperell, 2003) and a posthumanities book series (Wolfe, 2010).
2. These range from the classical humanism of Martha Nussbaum (1999) to postcolonial (Gilroy, 2016), queer (Butler, 2004) and mortality-bound humanism (Critchley, 2014), to name just a few.
3. For an overview see Braidotti and Hlavajova (forthcoming).
4. The term ‘Anthropocene’, coined in 2002 by Nobel Prize winner Paul Crutzen, describes the current geological era as dominated by human action through technological mediation, consumerism and destruction of the resources of planet earth. It was officially adopted by the International Geological Congress in South Africa in August 2016.
5. Neo-materialism is also caught in epistemic accelerationism at present: the ‘matter-realism’ (Fraser et al., 2006), feminist neo-materialism (Braidotti, 1991; Alaimo and Hekman, 2008; Coole and Frost, 2010; Kirby, 2011; Dolphijn and Van der Tuin, 2012); inventive life (Fraser et al., 2006); generative and viroid life (Ansell-Pearson, 1997, 1999); carnal life (Sobchack, 2004) and vibrant matter (Bennett, 2010).
6. Another series of neologisms marks this shift: the non-human (Raffnsoe, 2013); the inhuman (Lyotard, 1989); the post-anthropocentric as a meta-morphic entity (Clarke, 2008); the multi-species (Tsing, 2015); posthuman personhood (Wennemann, 2013); the ‘new’ human (Rosendhal Thomsen, 2013); and posthuman performativity (Barad, 2007). Extinction of life on earth (Lovelock, 2009; Van Dooren, 2014), and of the human (Colebrook, 2014a, 2014b), forecloses any posthuman future (Kroker, 2014).
7. See also MacCormack (2012).
8. For an overview see Braidotti (2015, 2017).
Tài liệu dẫn
Agamben, Giorgio (1998) Homo Sacer: Sovereign Power and Bare Life. Stanford: Stanford University Press.
Alaimo, Stacey (2010) Bodily Natures: Science, Environment, and the Material Self. Bloomington: Indiana University Press.
Alaimo, Stacey (2014) Thinking as the stuff of the world. O-Zone: A Journal of Object-Oriented Studies 1.
Alaimo, Stacey and Hekman, Susan (eds) (2008) Material Feminisms. Bloomington: Indiana University Press.
Ansell Pearson, Keith (1997) Viroid Life: Perspectives on Nietzsche and the Transhuman Condition. London and New York: Routledge.
Ansell Pearson, Keith (1999) Germinal Life: The Difference and Repetition of Deleuze. London and New York: Routledge.
Badmington, Neil (2003) Theorizing posthumanism. Cultural Critique 53(1): 10–27. Balsamo, Anne M (1996) Technologies of the Gendered Body: Reading Cyborg Women. Durham: Duke University Press.
Barad, Karen (2007) Meeting the Universe Halfway: Quantum Physics and the Entanglement of Matter and Meaning. Durham: Duke University Press.
Barr, Marleen S (1987) Alien to Femininity: Speculative Fiction and Feminist Theory. Westport: Greenwood Press.
Barr, Marleen S (1993) Lost in Space: Probing Feminist Science Fiction and Beyond. Chapel Hill: University of North Carolina Press.
Bastian, Michelle et al. (2017) Participatory Research in More-than-Human Worlds. London: Routledge.
Beck, Ulrich (1999) World Risk Society. Cambridge: Polity Press.
Beck, Ulrich (2007) The cosmopolitan condition: Why methodological nationalism fails. Theory, Culture & Society 24(7/8): 286–290.
Bennett, Jane (2010) Vibrant Matter. A Political Ecology of Things. Durham: Duke University Press.
Bhabha, Homi (1996) Unsatisfied: Notes on vernacular cosmopolitanism. In: Garcia-Morena, Laura and Pfeifer, Peter C (eds) Text and Nation. London: Camden House.
Bignall, Simone, Hemming, Steve and Rigney, Daryle (2016) The ecosophies for the Anthropocene: Environmental governance, continental posthumanism and indigenous expressivism. Deleuze Studies 10(4): 455–478.
Bleck, Nancy, Dodds, Katherine and Williams, Bill (2013) Picturing Transformations. Vancouver: Figure 1 Publishing.
Bono, James J, Dean, Tim and Ziarek, Ewa P (2008) A Time for the Humanities: Futurity and the Limits of Autonomy. Fordham: Fordham University Press.
Bonta, Mark and Protevi, John (2004) Deleuze and Geophilosophy: A Guide and Glossary. Edinburgh: Edinburgh University Press.
Borradori, Giovanna (2003) Philosophy in a
Time of Terror. Chicago: University of Chicago Press.
Bostrom, Nick (2014) Superintelligence: Paths, Dangers, Strategies. Oxford: Oxford
University Press.
Braidotti, Rosi (1994) Nomadic Subjects: Embodiment and Sexual Difference in Contemporary Feminist Theory. New York: Columbia University Press.
Braidotti, Rosi (2002) Metamorphoses: Towards a Materialist Theory of Becoming. Oxford: Blackwell.
Braidotti, Rosi (2006) Transpositions: On Nomadic Ethics. Cambridge: Polity Press.
Braidotti, Rosi (2011a) Nomadic Subjects: Embodiment and Sexual Difference in Contemporary Feminist Theory. New York: Columbia University Press.
Braidotti, Rosi (2011b) Nomadic Theory: The Portable Rosi Braidotti. New York: Columbia University Press.
Braidotti, Rosi (2013) The Posthuman. Cambridge: Polity Press.
Braidotti, Rosi (2015) The posthuman in feminist theory. In: Disch, Lisa and Hawkesworth, Mary (eds) Oxford Handbook of Feminist Theory. Oxford: Oxford University Press.
Braidotti, Rosi (2016) The contested posthumanities. In: Braidotti, Rosi and Gilroy, Paul (eds) Contesting Humanities. London: Bloomsbury Academic.
Braidotti, Rosi (2017) Four theses on posthuman feminism. In: Grusin, Richard (ed.) Anthropocene Feminism. Minneapolis: University of Minnesota Press.
Braidotti, Rosi and Gilroy, Paul (eds) (2016) Contesting Humanities. London: Bloomsbury Academic.
Braidotti, Rosi, and Hlavajova, Maria (eds) (forthcoming) Posthuman Glossary. London: Bloomsbury Academic.
Braidotti, Rosi and Roets, Griets (2012) Nomadology and subjectivity: Deleuze, Guattari and critical disability studies. In: Goodley, Dan, Hughes, Bill and Davis, Lennard (eds) Disability and Social Theory. New York: Palgrave Macmillan.
Bryld, Mette and Lykke, Nina (2000) Cosmodolphins: Feminist Cultural Studies of Technology, Animals and the Sacred. New York: Zed Books.
Butler, Judith (2004) Precarious Lives. London: Verso Books.
Chakrabarty, Dipesh (2009) The climate of history: Four theses. Critical Enquiry 35: 197–222.
Clarke, Bruce (2008) Posthuman Metamorphosis: Narrative and Systems. New York: Fordham University Press.
Colebrook, Claire (2014a) Death of the Posthuman. Ann Arbor: Open Humanities Press.
Colebrook, Claire (2014b) Sex After Life: Essays on Extinction, Vol. 2. Ann Arbor: Open Humanities Press.
Coole, Diana and Frost, Samantha (eds) (2010) New Materialisms: Ontology, Agency and Politics. Durham: Duke University Press.
Cooper, Melinda (2008) Life as Surplus: Biotechnology and Capitalism in the Neoliberal Era. Seattle: University of Washington Press.
Creed, Barbara (1993) The Monstrous-Feminine: Film, Feminism, Psychoanalysis. London: Routledge.
Creed, Barbara (2009) Darwin’s Screens: Evolutionary Aesthetics, Time and Sexual Display in the Cinema. Melbourne: Melbourne University Press.
Crist, Eileen (2013) On the poverty of our nomenclature. Environmental Humanities 3: 129–147.
Critchley, Simon (2014) The Faith of the Faithless. London: Verso Books.
Crutzen, Paul J and Stoermer, Eugene F (2000) The Anthropocene. Global Change Newsletter 41: 17–18.
De Fontenay, Elizabeth (1998) Le silence des beˆtes. Paris: Fayard.
De Graef, Ortwin (2016) Muscular humanities. Presentation at the European Consortium of Humanities Institutes and Centres (ECHIC) Annual Conference, Macerata, 21–22 April.
Deleuze, Gilles (1988) Spinoza: Practical Philosophy. San Francisco: City Lights Books.
Deleuze, Gilles (1990) Expressionism in Philosophy: Spinoza. New York: Zone Books.
Deleuze, Gilles (2003) Pure Immanence. Essays on a Life. New York: Zone Books.
Deleuze, Gilles and Guattari, Felix (1987) A Thousand Plateaus: Capitalism and Schizophrenia.
Minneapolis: University of Minnesota Press.
Deleuze, Gilles and Guattari, Felix (1994) What is Philosophy? New York: Columbia University Press.
Dolphijn, Rick and Van der Tuin, Iris (eds) (2012) New Materialism: Interviews and Cartographies. Ann Arbor: Open Humanities Press.
Epstein, Mikhail (2012) The Transformative Humanities: A Manifesto. London: Bloomsbury.
Esposito, Roberto (2008) Bios: Biopolitics and Philosophy. Minneapolis: University of Minnesota Press.
Fanon, Frantz (1967) Black Skin, White Masks. New York: Grove Press.
Ferrando, Francesca (2013) From the eternal recurrence to the posthuman multiverse. The Agonist 4(1–2): 1–11.
Foucault, Michel (1970) The Order of Things: An Archaeology of Human Sciences. New York: Pantheon Books.
Fraser, Mariam, Kember, Sarah and Lury, Celia (eds) (2006) Inventive Life. Approaches to the New Vitalism. London: SAGE Publications.
Fukuyama, Francis (2002) Our Posthuman Future: Consequences of the Biotechnological Revolution. London: Profile Books.
Fuller, Matthew (2005) Media Ecologies: Materialist Energies in Art and Technoculture. Cambridge, MA: MIT Press.
Fuller, Matthew (2008) Software Studies. A Lexicon. Cambridge, MA: MIT Press.
Fuller, Matthew and Goffrey, Andrew (2013) Evil Media. Cambridge, MA: MIT Press.
Galison, Peter (1997) Image and Logic: A Material Culture of Microphysics. Chicago: Chicago University Press.
Gatens, Moira and Lloyd, Genevieve (1999) Collective Imaginings. New York: Routledge.
Giffney, Noreen and Hird, Myra J (2008) Queering the Non/Human. New York: Routledge.
Gilroy, Paul (2016) The Black Atlantic and the Re-enchantment of Humanism. Salt Lake City: University of Utah Press.
Glotfelty, Cheryll and Fromm, Harold (eds) (1996) The Ecocriticism Reader. Athens: University of Georgia Press.
Goodley, Dan, Lawthorn, Rebecca and Rusmwick, Katherine (2014) Posthuman disability studies. Subjectivity 7(4): 341–361.
Grosz, Elizabeth (1995) Space, Time and Perversion: Essays on the Politics of Bodies. New York: Routledge.
Grosz, Elizabeth (2011) Becoming Undone: Darwinian Reflections on Life, Politics, and Art. Durham: Duke University Press.
Gruen, Lori and Weil, Kari (2012) Animal others: Editors’ introduction. Hypatia 27(3): 477–487.
Grusin, Richard (2017) Anthropocene Feminism. Minneapolis: University of Minnesota Press.
Guattari, Felix (1995) Chaosmosis. An Ethico-aesthetic Paradigm. Sydney: Power Publications.
Guattari, Felix (2000) The Three Ecologies. London: The Athlone Press.
Habermas, Ju ̈ rgen (2003) The Future of Human Nature. Cambridge: Polity Press.
Halberstam, Jack (2012) Gaga Feminism. Boston: Beacon Press.
Halberstam, Jack and Livingston, Ira (eds) (1995) Posthuman Bodies. Bloomington: Indiana University Press.
Haraway, Donna (1985) A manifesto for cyborgs: Science, technology, and socialist feminism in the 1980s. Socialist Review 5(2): 65–107.
Haraway, Donna (1988) Situated knowledges: The science question in feminism as a site of discourse on the privilege of partial perspective. Feminist Studies 14(3): 575–599.
Haraway, Donna (1990) Simians, Cyborgs and Women. London: Free Association Press.
Haraway, Donna (1997) Modest Witness@Second Millennium. FemaleManß Meets Oncomouse TM. London: Routledge.
Haraway, Donna (2003) The Companion Species Manifesto: Dogs, People and Significant Otherness. Chicago: Prickly Paradigm Press.
Haraway, Donna (2004 [1992]) The promises of monsters: A regenerative politics for inappropriate/d others. In: The Haraway Reader. New York: Routledge.
Haraway, Donna (2015) Anthroposcene, Capitaloscene, Plantationoscene, Cthuluscene: Making kin. Environmental Humanities 6: 159–165.
Harding, Sandra (1986) The Science Question in Feminism. Ithaca: Cornell University Press.
Harding, Sandra (1991) Whose Science? Whose Knowledge? Ithaca: Cornell University Press.
Hardt, Michael and Negri, Antonio (2000) Empire. Cambridge, MA: Harvard University Press.
Hayles, N Katherine (1999) How We Became Posthuman: Virtual Bodies in Cybernetics, Literature and Informatics. Chicago: University of Chicago Press.
Hayles, N Kathrine (2005) My Mother Was a Computer: Digital Subjects and Literary Texts. Chicago: University of Chicago Press.
Hayward, Eva (2008) More lessons from a starfish: Prefixial flesh and trans-speciated selves. WSQ: Women’s Studies Quarterly 36(3–4): 64–85.
Hayward, Eva (2011) Sensational jellyfish: Aquarium affects and the matter of immersion. Differences 25(5): 161–196.
Herbrechter, Stefan (2013) Posthumanism: A Critical Analysis. London: Bloomsbury.
Hird, Myra J and Roberts, Celia (2011) Feminism theorizes the nonhuman. Feminist Theory 12(2): 109–117.
Holland, Eugene (2011) Nomad Citizenship. Minneapolis: University of Minnesota Press.
Horl, Erich (2013) A thousand ecologies: The process of cyberneticization and general ecology. In: Diederichsen, Diedrich and Franke, Anselm (eds) The Whole Earth: California and the Disappearance of the Outside. Berlin: Sternberg Press.
Irigaray, Luce (1993) An Ethics of Sexual Difference. Ithaca: Cornell University Press.
King, Katie (2011) Networked Reenactments: Stories Transdisciplinary Knowledges Tell. Durham: Duke University Press.
Kirby, Vicki (2011) Quantum Anthropologies: Life at Large. Durham: Duke University Press.
Klein, Naomi (2014) This Changes Everything: Capitalism vs. the Climate. New York: Simon and Schuster.
Kristeva, Julia (1980) Desire in Language: A Semiotic Approach to Literature and Art. New York: Columbia University Press.
Kroker, Arthur (2014) Exits to the Posthuman Future. Cambridge: Polity Press.
Livingston, Julie and Puar, Jasbir K (eds) (2011) Interspecies. Social Text 29(1) [Special Issue].
Lloyd, Genevieve (1994) Part of Nature: Self-knowledge in Spinoza’s Ethic. Ithaca: Cornell University Press.
Lloyd, Genevieve (1996) Spinoza and the Ethics. London: Routledge.
Lovelock, James (2009) The Vanishing Face of Gaia: A Final Warning. New York: Basic Books.
Lury, Celia, Parisi, Luciana and Terranova, Tiziana (eds) (2012) Topologies of culture. Theory, Culture & Society 29(4–5) [Special Issue].
Lykke, Nina (2011) This discipline which is not one: Feminist studies as a post-discipline. In: Lykke, Nina, Buikema, Rosemarie and Griffin, Gabriele (eds) Theories and Methodologies in Postgraduate Feminist Research: Researching Differently. New York: Routledge, 137–151.
Lyotard, Jean-Francois (1989) The Inhuman: Reflections on Time. Oxford: Blackwell.
MacCormack, Patricia (2012) Posthuman Ethics. London: Ashgate.
MacCormack, Patricia (2014) The Animal Catalyst. London: Bloomsbury.
Macfarlane, Robert (2016) Generation Anthropocene: How humans have altered the planet forever. The Guardian, 1 April.
MacKenzie, Adrian (2002) Transductions: Bodies and Machines at Speed. New York: Continuum.
MacKinnon, Catherine A (2007) Are Women Human? Cambridge, MA: Harvard University Press.
Margulis, Lynn and Sagan, Dorion (1995) What Is Life? Berkley: University of California Press.
Massumi, Brian (1992) ‘Anywhere you want to be’: An introduction to fear. In: Broadhurst. Joan (ed.) Deleuze and the Transcendental Unconscious. Warwick: Warwick Journal of Philosophy, pp. 175–215.
Massumi, Brian (1998) Sensing the virtual, building the insensible. Architectural Design 68 (5/6): 16–24.
Massumi, Brian (2002) Parables for the Virtual: Movement, Affect, Sensation. Durham: Duke University Press.
Mbembe, Achille (2003) Necropolitics. Public Culture 15(1): 11–40.
McNeil, Maureen (2007) Feminist Cultural Studies of Science and Technology. London: Routledge.
Midgley, Mary (1996) Utopias, Dolphins, and Computers: Problems of Philosophical Plumbing. London: Routledge.
Mignolo, Walter (2011) The Darker Side of Western Modernity: Global Futures, Decolonial Options. Durham: Duke University Press.
Moulier Boutang, Yann (2012) Cognitive Capitalism. Cambridge: Polity Press.
Nakamura, Lisa (2002) Cybertypes: Race, Ethnicity and Identity on the Internet. London: Routledge.
Nayar, Pramod K (2013) Posthumanism. Cambridge: Polity.
Nixon, Rob (2011) Slow Violence and the Environmentalism of the Poor. Cambridge, MA: Harvard University Press.
Nussbaum, Martha C (1999) Cultivating Humanity: a Classical Defense of Reform in Liberal Education. Cambridge, MA: Harvard University Press.
Papadopoulos, Dimitris (2010) Insurgent posthumanism. Ephemera 10(2): 134–151.
Parikka, Jussi (2015a) A Geology of Media. Minneapolis: University of Minnesota Press.
Parikka, Jussi (2015b) The Anthrobscene. Minneapolis: University of Minnesota Press.
Parisi, Luciana (2004) Abstract Sex: Philosophy, Bio-Technology, and the Mutation of Desire. London: Continuum.
Parisi, Luciana (2013) Contagious Architecture: Computation, Aesthetics, and Space. Cambridge, MA: MIT Press.
Pepperell, Robert (2003) The posthuman manifesto. Intellect Quarterly.
Ponzanesi, Sandra, and Leurs, Koen (2014) Introduction to the Special Issue: On digital crossings in Europe. Crossings: Journal of Migration and Culture 4(1): 3–22.
Pope Francis (2015) Encyclical Letter: Laudato si: On Care for Our Common Home. Rome: The Vatican Press.
Protevi, John (2013) Life, War, Earth. Minneapolis: University of Minnesota Press.
Rabinow, Paul (2003) Anthropos Today. Princeton: Princeton University Press.
Raffnsoe, Sverre (2013) The Human Turn: The Makings of a Contemporary Relational Topography. Copenhagen: Copenhagen Business School.
Rich, Adrienne (1987) Blood, Bread and Poetry. London: Virago Press.
Roden, David (2014) Posthuman Life: Philosophy at the Edge of the Human. London: Routledge.
Rose, Hilary, and Rose, Steven (2000) Alas, Poor Darwin: Arguments against Evolutionary Psychology. New York: Harmony.
Rose, Nicholas (2007) The Politics of Life Itself. Princeton: Princeton University Press.
Rosendhal Thomsen, Mad (2013) The New Human in Literature: Posthuman Visions of Change in Body, Mind and Society after 1900. London: Bloomsbury Academic.
Said, Edward (1978) Orientalism. New York: Pantheon Books.
Sassen, Saskia (2014) Expulsions – Brutality and Complexity in the Global Economy. Cambridge, MA: Harvard University Press.
Schreibman, Susan, Siemens, Ray and Unsworth, John (2004) A Companion to Digital Humanities. Oxford: Blackwell.
Shildrick, Margrit (2009) Discourses of Disability, Subjectivity and Sexuality. London: Palgrave Macmillan.
Shiva, Vandana (1993) Monocultures of the Mind. London: Palgrave.
Shiva, Vandana (1997) Biopiracy: The Plunder of Nature and Knowledge. Boston: South End Press.
Sloterdijk, Peter (2009) Rules for the human zoo: A response to the ‘Letter on Humanism’. Environment and Planning D: Society and Space 27: 12–28.
Smelik, Anneke and Lykke, Nina (eds) (2008) Bits of Life: Feminism at the Intersections of Media, Bioscience, and Technology. Seattle: University of Washington Press.
Sobchack, Vivian (2004) Carnal Thoughts. Berkeley: University of California Press.
Spivak, Gayatri C (1990) Criticism, feminism and the institution. In: The Postcolonial Critic. New York: Routledge.
Stengers, Isabelle (1997) Power and Invention: Situating Science. Minneapolis: University of Minnesota Press.
Sterling, Bruce (2014) The manifesto of speculative posthumanism. Available at: http://www.wired.com/2014/02/manifesto-speculative-posthumanism/ (accessed 6 April 2018).
Stimpson, Catherine R (2016) The nomadic humanities. Los Angeles Review of Books, 12 July.
Toscano, Alberto (2005) Axiomatic: The Deleuze Dictionary, ed. Parr, Adrian. Edinburgh: Edinburgh University Press, pp. 17–18.
Tsing, Anna (2015) The Mushroom at the End of the World: On the Possibility of Life in Capitalist Ruins. Princeton: Princeton University Press.
Van Dooren, Thom (2014) Flight Ways: Life and Loss at the Edge of Extinction. New York: Columbia University Press.
Wennemann, Daryl J (2013) Posthuman Personhood. Lanham: University Press of America.
Wolfe, Cary (ed.) (2003) Zoontologies. The Question of the Animal. Minneapolis: University of Minnesota Press.
Wolfe, Cary (2010) What Is Posthumanism? Minneapolis: University of Minnesota Press.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét