Powered By Blogger

Chủ Nhật, 6 tháng 11, 2022

Bản thể luận của Kant về Diện mạo và Tổng hợp Tiên nghiệm

Cord Friebe

Người dịch: Hà Hữu Nga

[Tr.408] Tóm tắt: Bản thể luận của Kant về diện mạo (Erscheinung) ngụ ý rằng tính khác biệt về số lượng của các đối tượng thực nghiệm là dựa trên khía cạnh-diện mạo của chúng, chính xác hơn là trong không gian với tư cách là trực giác thuần túy, trong đó chỉ có thể đưa ra các đối tượng như vậy. Với các khái niệm phân biệt, sự vật chỉ có thể được nghĩ đến: trái ngược với các khái niệm hoàn chỉnh của Leibniz và đối với những chỉ định tố (Bezeichner) cứng nhắc của Kripke, các khái niệm chung của Kant không đòi hỏi các chỉ vật (Referent) mang tính phân tích của chúng. Chúng phải được áp dụng cho trực giác, tức là phải được hoàn thành về phương diện tổng hợp. Do đó, bản thể luận của Kant chỉ về các cá thể đơn (nhưng không phải duy nhất) (Einzeldinge) được kết nối chặt chẽ với một ngữ nghĩa chính xác của tham chiếu tổng hợp thông qua trực giác, được thể hiện bằng các minh chứng không thể quy giản như “cái này”, “ở đây” và “bây giờ”. Do đó, nhận định “Có thể có (hoặc đã có thể có) những thứ không thể phân biệt được” là một phương pháp tổng hợp-tiên nghiệm, phân biệt quan điểm của Kant với cả chủ nghĩa kinh nghiệm hoài nghi và chủ nghĩa hiện thực bản thể luận có trọng lượng.

Giới thiệu

Chủ nghĩa kinh nghiệm có thể được đặc trưng như sau: Chỉ có hai lớp câu hoặc phán đoán: phán đoán phân tích, tiên nghiệm đã biết nhất thiết phải là đúng / sai; phán đoán tổng hợp, được nhận thức hậu nghiệm thì đúng / sai mang tính ngẫu nhiên, không chắc chắn. “Những người độc thân thì chưa lập gia đình” và “Trời đang mưa” là những ví dụ không gây tranh cãi, đáp ứng được việc chia câu thành hai phe này. Đến lượt mình, những người phản-kinh nghiệm phải phủ nhận cách chia nhị phân này. Kripke lập luận nổi tiếng rằng “Nước là H2O” thì nhất thiết phải đúng, ‘mặc dù’ được nhận thức là hậu nghiệm; kể từ đó, tính thiết yếu hậu nghiệm đã trở thành đặc điểm bản chất của bất kỳ siêu hình học phân tích, phản-kinh nghiệm nào [tr. 409] (chẳng hạn như siêu hình học về nhân quả).1 Tương tự, Kant lập luận, chẳng hạn, nguyên tắc nhân quả, tức là câu “Mọi thay đổi đều có nguyên nhân”, được tổng hợp với nghĩa là ‘nhưng’ đã biết một cách tiên nghiệm; Tổng hợp Tiên nghiệm là đặc điểm thiết yếu của siêu hình học phản-kinh nghiệm của Kant.

Kant không chỉ bảo vệ một loại siêu hình học nào đó trước thách thức của chủ nghĩa kinh nghiệm, mà ông còn bác bỏ một loại siêu hình học nào đó khác. Trên thực tế, Kant chỉ trích tất cả các siêu hình học truyền thống là “giáo điều”, và theo quan điểm của Kant, các tất yếu a posteriori hậu nghiệm cũng nên được mô tả là “giáo điều”, hoặc là siêu hình học lạm phát “nặng cân”. Vì vậy, phép Tổng hợp Tiên nghiệm không chỉ phải được bảo vệ chống lại chủ nghĩa kinh nghiệm mà còn phải được phân biệt cẩn thận với các cách phá hoại chương trình thực nghiệm khác. Điều này sẽ được thực hiện trong bài viết này bằng cách xem xét một siêu hình học “duy lý”, cụ thể là bản thể luận của Leibniz về những cá thể độc nhất (Sonderwesen). Cái cách Kant bác bỏ quan điểm của Leibniz là rất quan trọng đối với bản thể luận thực sự của riêng ông về cá thể đơn lẻ (Einzeldinge),2 và siêu hình học giảm phát “phê phán”, hoặc “nhẹ cân”3 của ông, vẫn còn liên quan đến hệ thống, như sẽ được trình bày trong phần so sánh với siêu hình học Kripkean.

Kant đã bác bỏ Leibniz’ Prinzip der Identität des Ununterscheidbaren (principium identitatis indiscernibilium) Nguyên tắc Đồng nhất tính của những thứ Không thể phân biệt (PII) của Leibniz. PII tuyên bố rằng không thể có những thứ không thể phân biệt, chẳng hạn, không thể tìm thấy hai chiếc lá giống hệt nhau trong các khu vườn Hannover-Herrenhausen, như giai thoại Leibniz đã chỉ ra. Ngược lại, Kant tin rằng có thể có (hoặc đã có thể có) những thứ không thể phân biệt được, chẳng hạn, hai giọt nước giống hệt nhau. Điểm cốt yếu là Kant đã từ chối PII theo một cách đặc biệt, cụ thể là bằng cách coi các đối tượng được đề cập “là diện mạo”. Kant cho rằng sai lầm của Leibniz là coi các đối tượng thực nghiệm, không-thời gian như những giọt nước là “đối tượng của sự hiểu biết thuần túy”, trong khi theo Kant, có thể phải coi chúng là các diện mạo.4 Do đó, việc Kant bác bỏ PII có liên quan mật thiết đến việc ông bác bỏ “chủ nghĩa hiện thực [tr. 500] tiên nghiệm” và bảo vệ “chủ nghĩa duy tâm tiên nghiệm”. Cuối cùng, đó là nỗ lực để bảo vệ “siêu hình học phê phán” chống lại “siêu hình học giáo điều”.5 Bài viết này lập luận trên cơ sở đó, khi cho rằng quan trọng là phải bảo vệ Das Synthetische Apriori Tổng hợp Tiên nghiệm không chỉ chống lại chủ nghĩa kinh nghiệm mà còn chống lại các nhà siêu hình học khác. 

Có thể đưa ra một gợi ý: hãy xem khái niệm toàn diện nhất hiện có trong một tình huống nhất định, chẳng hạn, “quả cầu sắt đen”. Theo quan điểm của Leibniz, đây là một khái niệm hoàn chỉnh, có nghĩa là đối tượng được phân tích bởi một khái niệm riêng lẻ như vậy. Ngược lại, theo quan điểm của Kant, khái niệm này lại không hoàn chỉnh, và do đó nó phải được hoàn thiện, trên thực tế bằng cách áp dụng trực giác. Việc tham chiếu qua trực giác là tổng hợp. Do đó, một câu như “Quả cầu sắt đen là một cá thể duy nhất” là có tính phân tích-tiên nghiệm, theo Leibniz, trong khi một câu như “Quả cầu sắt đen chỉ là một cá thể đơn lẻ” là có tính tổng hợp-tiên nghiệm, theo Kant. Để biện luận cho tuyên bố này, bài viết được cấu trúc như sau: Phần đầu tiên giải thích cách thức Kant bảo vệ khả tính siêu hình của những điều không thể phân biệt được. Phần thứ hai kết nối quan điểm của Kant về những điều không thể phân biệt được với phép Tổng hợp Tiên nghiệm. Cuối cùng, phần thứ ba tạo dựng bối cảnh bản thể luận tương ứng của Kant về các diện mạo (và ngữ nghĩa của ông để chỉ đến chúng) trong siêu hình học phân tích đương đại.

1. Kant về những sự vật không thể phân biệt được

Nguyên tắc của Leibniz là các đối tượng khác biệt về số lượng có thể phân biệt được về mặt chất lượng. Leibniz coi đây là principium individuationis nguyên tắc phân biệt của từng cá thể: nó nhất thiết phải có và quy định rằng sự khác biệt về số lượng là cơ sở cho sự khác biệt về chất lượng. Có nhiều hơn một đối tượng do thực tế là, hoặc bởi vì, mỗi đối tượng sở hữu ít nhất một thuộc tính mà đối tượng khác không có. Nguyên tắc cá nhân hóa của Leibniz là định tính, thể hiện ý tưởng là mọi cá nhân đều độc quyền về mặt chất lượng. Đối thủ lịch sử của nó là Aristotle (và những kẻ kế thừa [tr.501] thời trung cổ của ông) đã nghĩ về vật chất (hyle) như là kẻ cá nhân hóa. Theo quan điểm này, nguyên tắc của cá nhân hóa là phi-định tính; hoặc có một thuộc tính phi-định tính nào đó của tính này (haecceitism – tính cá nhân) nguyên thủy hoặc một thể nền nào đó, một cá biệt tối thiểu với tư cách là kẻ mang tất cả các thuộc tính, chịu trách nhiệm cho sự khác biệt về số lượng của mỗi đối tượng.6 Kant bác bỏ cả hai quan điểm. Thay vì, trong Phê phán Lý tính Thuần túy (CPR) Kant đã lập luận thiên về không gian như là nguyên tắc cá thể hóa: “sự khác biệt của các địa điểm [...] đồng thời vẫn là cơ sở thích hợp cho sự khác biệt về số lượng của các đối tượng.”7

Theo đó, sự khác biệt của các địa điểm không phải là cơ sở nhận thức đơn thuần để nhận biết sự khác biệt về số lượng của các đối tượng, vì sự khác biệt về số lượng chính là vấn đề ở đây. Hơn nữa, sự khác biệt về số lượng của các đối tượng không chỉ đi kèm với sự khác biệt về địa điểm - như trường hợp của một nguyên tắc đơn thuần về tính không thấm. Đúng hơn, sự khác biệt về số lượng là do sự khác biệt của các địa điểm. Thực tế là có nhiều hơn một đối tượng hoặc bởi vì, có nhiều hơn một vùng không gian được cư chiếm.8 Việc coi không gian như một lựa chọn thứ ba thực sự để cá nhân hóa không phải là cụ thể mang tính Kantian. Có thể thấy Plato đã tin rằng chính không gian làm cho việc minh họa cụ thể các phổ quát trở nên khả thể: hình ảnh của các ý tưởng là các cá thể nhờ ở không gian. Hơn nữa, với không gian Newton trong tâm trí, người ta có thể lập luận rằng các đối tượng được cá nhân hóa bằng cách phân biệt bởi các tọa độ khác nhau của không gian tuyệt đối. Điều đặc biệt mang tính Kantian là lời khẳng định rằng không đủ để các đối tượng ở những địa điểm khác nhau, nhưng “chỉ cần trực giác chúng đồng thời ở những địa điểm khác nhau là đủ”.9 Đối với Kant, điều quan trọng là các đối tượng là các diện mạo và không phải là vật tự nó thuần túy: trái với Plato và Newton, không gian, với tư cách là nguyên lý cá thể hóa Kantian, phải được coi là lý tưởng tiên nghiệm.    

[Tr.502] Đối với mục đích hiện tại, việc nói rằng không gian là lý tưởng siêu nghiệm có nghĩa là gì? Có nghĩa là không gian (cùng với thời gian) là điều kiện của tính cho sẵn. Đối với Kant, các đối tượng chỉ có thể được suy nghĩ bằng các khái niệm chứ không thể được đưa ra, vì các đối tượng chỉ có thể được đưa ra trong trực giác: “do đó [v]ì ông ấy [= Leibniz] chỉ có trước mặt mình các khái niệm của chúng, chứ không phải vị trí của chúng trong trực giác, trong đó chỉ một mình các đối tượng có thể được đưa ra”.10 Trong tác phẩm sau này của mình“ Siêu hình học đã đạt được tiến bộ thực sự nào ở Đức? ”, Kant đã quay trở lại vấn đề này. Ở đây, Kant tuyên bố rằng với “những khái niệm đơn thuần về sự hiểu biết”, tức là những khái niệm không được áp dụng cho trực giác, người ta “luôn luôn chỉ có đơn thuần một và cùng một sự vật được nghĩ về nó hai lần (về mặt số học là một)” - người ta không được đưa cho hai thứ khác nhau về số lượng.11 Theo quan điểm của Kant, điều cốt yếu là Leibniz tin rằng các đối tượng có thể được đưa ra bởi các khái niệm riêng lẻ, trong khi Kant lại cho rằng các khái niệm là chung và các đối tượng không thể được đưa ra bởi các khái niệm chung. Do đó, vấn đề cá nhân hóa chỉ có thể được giải quyết bằng không gian với tư cách là trực giác (thuần túy).12

Do đó, Kant không bao giờ nói rằng các đối tượng được phân biệt bởi các vị trí không gian khác nhau. Thay vào đó, ông nhấn mạnh rằng các bộ phận không gian khác nhau về số lượng lại “hoàn toàn giống nhau và ngang bằng với các bộ phận khác” và do đó không thể là thứ phân biệt những kẻ cư chiếm của chúng.13 Kant không giới thiệu không gian như một tiêu chí để phân biệt mà chỉ là cơ sở cho tính khác biệt về số lượng. Nếu không, Kant sẽ không thực sự chối bỏ PII mà chỉ làm suy yếu nó bằng cách bao gồm các vị trí / quan hệ không gian trong phạm vi các thuộc tính có khả năng phân biệt. Ngoài ra, sự khác biệt của các địa điểm không thể không liên quan hoặc bất lực (đối với Leibniz) nếu nó vẫn phân biệt. Thay vào đó, điều quan trọng đối với Kant là “không có [tr. 503] việc hiểu tại sao một giọt nước ở một nơi lại phải ngăn cản một giọt nước giống hệt được thấy ở nơi khác”.14 Giọt nước đơn độc này, được đưa ra ở đây và bây giờ, không ngăn được trường hợp một giọt nước không thể phân biệt khác có thể đã là (hoặc có thể vẫn được) đưa ra ở nơi khác.

Vì vậy, câu chuyện nên được kể theo cách khác. Thông thường, người ta xem xét hai đối tượng khác nhau về số lượng. Trong trường hợp có khả năng phân biệt định tính – chẳng hạn, một quả cầu màu vàng so với một quả cầu đỏ - người ta nói rằng Kant và Leibniz đồng ý là chúng có thể phân biệt được về mặt khái niệm. Sau đó, người ta lại lập luận rằng đối với Kant khả năng phân biệt khái niệm là không cần thiết, trong khi nó lại cần thiết đối với Leibniz. Vì vậy, Kant và Leibniz bất đồng về một khả tính phản thực tế, tức là, về mặt phương thức: Leibniz bác bỏ còn Kant lại khẳng định với tư cách là những tình huống khả thể về phương diện siêu hình học trong đó cả hai quả cầu đều giống nhau. Tuy nhiên, kể theo cách này, câu chuyện mở ra sự hiểu lầm rằng với trực giác, người ta vẫn có thể phân biệt các quả cầu không thể phân biệt được về mặt khái niệm, theo Kant, cứ như thể trực giác cần thiết cho một cách đặc biệt để phân biệt các vật thể. Thay vào đó, trực giác là cần thiết để (và chỉ để) đề cập đến chúng. Trên thực tế, Kant và Leibniz sẽ bất đồng về một vật thể đơn lẻ duy nhất: Hình 1: Quả cầu sắt đen đơn độc này có phải là duy nhất không? Về tình huống này, Leibniz khẳng định rằng không thể có một quả cầu sắt đen thứ hai như vậy. Kant sẽ không đồng ý. Ông lập luận rằng có thể có một vật thể thứ hai như vậy ở nơi khác: [Tr.504] Hình 2: Liệu một quả cầu thứ hai như vậy là khả thể mang tính phản thực tế? Như trước đó, Kant và Leibniz bất đồng về phương thức, theo nghĩa siêu hình, về khả tính phản thực tế này. Tuy nhiên, trái ngược với cách diễn giải ở trên, sự bất đồng của họ liên quan đến đối tượng duy nhất. Vì vậy, sự bất đồng đó không phải là về khả tính phân biệt; đúng hơn, nó liên quan đến vị thế phương thức siêu hình của các đối tượng kinh nghiệm.

Theo Leibniz, quả cầu sắt đen (đơn độc) là một vật thể độc nhất [ein zig (artig)]. Theo Kant, nó chỉ là một vật thể đơn lẻ [einzeln]. Kant và Leibniz không bất đồng về không gian với tư cách một tiêu chí để phân biệt, mà về việc không gian hoặc là một điều kiện lý tưởng tiên nghiệm về tính cho trước của các đối tượng thực nghiệm hoặc không liên quan đến việc cấu thành của các đối tượng ấy. Do đó, có một sự khác biệt ngữ nghĩa đặc trưng liên quan đến việc ám chỉ về chúng. Làm thế nào để ám chỉ đến các cá thể? Việc ám chỉ đến các cá thể-Leibniz độc nhất đi cùng với việc phân biệt, tức là với các khái niệm, do đó vốn phải là các khái niệm cá thể. Đối với Kant, ngược lại, người ta không thể ám chỉ các đối tượng thuần đơn lẻ chỉ bằng các khái niệm chung. Chúng phải được áp dụng cho trực giác; tức là trực giác không cần thiết để phân biệt mà chỉ để ám chỉ. Đôi khi người ta nói rằng các khái niệm riêng lẻ đề cập đến các cá thể, trong khi các khái niệm chung đề cập đến những thứ phổ quát. Tuy nhiên, điều này gây hiểu lầm. Các khái niệm chung của Kant thực sự đề cập đến các cá thể, nhưng chỉ đơn thuần là những cá thể đơn lẻ (không phải duy nhất), và do đó có sự trợ giúp của trực giác. Hãy đưa ra một ví dụ mang tính hệ mẫu từ văn liệu: Allais trình bày sai về tính tổng quát của các khái niệm thực nghiệm: Tính tổng quát của các khái niệm (đối với Kant) về nguyên tắc, có nghĩa là các khái niệm luôn áp dụng cho nhiều hơn một đối tượng; điều này dẫn đến các khái niệm không chọn ra đối tượng của chúng theo cách duy nhất – các tiêu chí mô tả không tách biệt theo cách duy nhất. Sự tương phản này sẽ làm mất vấn đề của nó nếu các trực giác không thể hiện cho chúng ta bằng những cá thể.15

[Tr.505] Điều này nghe như thể các tiêu chí không-mang tính mô tả “độc nhất cá thể hóa”, cụ thể là thông qua trực giác. Tuy nhiên, theo nghĩa đó, không bao giờ có sự cá thể hóa theo quan điểm của Kant. Sự tương phản thích hợp đúng ra là giữa tính khác biệt bằng số (đơn tính, đa tính) và tính độc nhất. Chính sự tương phản này làm mất đi điểm nhấn nếu không có trực giác. Một khái niệm về nguyên tắc không áp dụng cho nhiều hơn một đối tượng mà chỉ áp dụng khi trực giác làm trung gian. Khi trừu tượng hóa từ trực giác, khái niệm (về nguyên tắc) đã có thể được hiểu là một khái niệm cá nhân đề cập đến một cá thể-Leibniz độc nhất. Do đó, Allais mô tả sai về đơn tính của trực giác: Ý tưởng cho rằng trực giác là đơn tính có nghĩa là có một sự vật cụ thể mà trực giác trình bày; [...] điều này sẽ không được đảm bảo bởi các hình ảnh hoặc các trung gian tinh thần, những thứ có thể đại diện cho nhiều hơn một sự vật (giống hệt về chất lượng).16 Theo Allais, sự tương phản có liên quan là giữa đơn tính và đa tính: trong khi trực giác đề cập đến một đối tượng đơn lẻ, thì hình ảnh hoặc trung gian tinh thần có khả năng đại diện cho đa tính của các đối tượng. Tuy nhiên, điều này lại gây hiểu lầm. Trực giác trình bày hoặc dựa trên sự khác biệt bằng số, tức là đơn tính của mỗi quả cầu đơn lẻ cũng như tính đa dạng hoặc đa tính của các quả cầu. Do đó, sự tương phản có liên quan là giữa đơn tính và tính độc nhất: cái cụ thể mà trực giác trình bày không phải là duy nhất, vì có thể đã có những thứ khác. Nó ‘dù sao’ cũng là một đối tượng đơn lẻ. Trái ngược Allais, trực giác chịu trách nhiệm về đơn tính của đối tượng được quy chiếu, chứ không phải về tính độc nhất của nó. Bài học chính là sự bất đồng về bản thể luận (về các cá thể Leibniz-độc nhất so với các cá thể-Kant đơn lẻ) có mối liên hệ chặt chẽ với các quan điểm khác nhau về sự quy chiếu (các khái niệm riêng so với các khái niệm chung do trực giác làm trung gian). Trong phần sau, sẽ bàn đến vấn đề là tham chiếu-Leibniz là mang tính phân tích, trong khi tham chiếu của Kant qua trực giác lại mang tính tổng hợp.

2. Những thứ không thể phân biệt và tổng hợp tiên nghiệm

Trước tiên, cần lưu ý rằng sự phân biệt giữa “tiên nghiệm” và “hậu nghiệm” là mang tính nhận thức. Đây là những định tính phó từ “đã biết” hoặc “đã được nhận thức”. Sự phân biệt giữa “phân tích” và “tổng hợp” là mang tính ngữ nghĩa, và “nhất thiết” cùng “ngẫu nhiên” là những xác định phó từ về “chân” (hoặc “giả”). Kant đã tránh sử dụng theo lối thông thường khái niệm “chân về mặt phân tích”, nhấn mạnh (ít nhất là ngầm hiểu) rằng trong trường hợp này, thì câu đó nhất thiết phải chân, trên cơ sở phân tích, vì ông đã nhận thức được [tr.506] rằng việc sử dụng thông thường có hàm ý không mong muốn là “chân về mặt tổng hợp” sẽ có nghĩa là “chân, trên cơ sở thực nghiệm”. Vì vậy, “chân về mặt phân tích” là theo tinh thần chủ nghĩa kinh nghiệm, loại trừ các chân lý cần thiết của các phán đoán tổng hợp hầu như theo định nghĩa. Tuy nhiên, Kant đã không quá cẩn thận trong việc sử dụng “tiên nghiệm” (hay “hậu nghiệm”). Trong Phê phán, Kant thường nói rằng một cái gì đó được cho là tiên nghiệm”, cứ như thể “tiên nghiệm” là bản thể luận vậy. “Do đó, thời gian được cho là tiên nghiệm”17 nghe như thể thời gian đã tồn tại tiên nghiệm, mặc dù Kant chỉ định nói rằng phán đoán “Mọi thứ tồn tại trong thời gian” có thể được biết một cách tiên nghiệm.18

Trong Cơ sở Siêu hình học của Khoa học Tự nhiên (MF), Kant nhất quán hơn nhiều trong việc sử dụng cụm từ “tiên nghiệm” như một cách nhận thức / biết về một điều gì đó. Ví dụ:19 “Vì vậy, học thuyết hợp lý về tự nhiên xứng đáng được gọi là khoa học tự nhiên, chỉ trong trường hợp các quy luật tự nhiên cơ bản trong đó được nhận thức tiên nghiệm, và không chỉ là các quy luật kinh nghiệm.20 Trong Cơ sở Siêu hình học, trọng tâm là người ta có thể nhận thức cái gì và bằng cách nào thông qua khoa học, liên quan đến những gì tồn tại trong tự nhiên. Do đó, việc sử dụng “tiên nghiệm” (hay “hậu nghiệm”) thuần túy nhận thức là đáng tin cậy. Hơn nữa, và có thể do đó, trong Phê phán Kant thường đánh đồng “cần thiết” với “chắc chắn”, như thể ông chỉ có ý thức về phương thức mang tính nhận thức trong đầu. Nếu nói rằng một câu nhất thiết phải chân, thì có thể người ta muốn nói hiển nhiên rằng nó là chân. Nhưng đây không phải là điều Kant cần để chống lại Leibniz. Những gì ông cần là ý nghĩa siêu hình về phương thức, mà trong đó có (không) thể có một giọt nước thứ hai, không thể phân biệt được. Theo nghĩa này, một câu nhất thiết phải chân nếu nó là chân và không thể là giả, độc lập với khả năng tiếp cận nhận thức đối với chân lý này. Mặc dù Kant sẽ từ chối các tất yếu Kripkean một cách hậu nghiệm, nhưng điều này không có nghĩa là “tiên nghiệm” bị nhầm lẫn với “cần thiết”. Một tuyên bố chẳng hạn như “Tính tất yếu tiên nghiệm này [của thời gian] cũng dựa trên khả tính của các nguyên tắc hiển nhiên về các mối quan hệ của thời gian" là gây nhầm lẫn vô vọng.21

[Tr.507] Một lần nữa, trong Cơ sở Siêu hình học Kant cẩn thận hơn nhiều. Dĩ nhiên, ý thức nhận thức vẫn đang được hoạt động,22 nhưng ngay từ đầu, ý thức siêu hình về phương thức mới là vấn đề cốt yếu. Bản chất, chủ đề của Cơ sở Siêu hình học, phải luôn được phân biệt với bản chất; tức là các đối tượng của nhận thức thực nghiệm phải được mô tả đối lập với các đối tượng nghiên cứu toán học. Vật chất có thể di chuyển được, các hình hình học thì không; các hình hình học chiếm một không gian bằng cách mở rộng, nhưng vật chất lấp đầy một không gian. Vì vậy, mọi thứ có thể được nói về các hình hình học “thuộc về khả tính của một sự vật”, trong khi mọi thứ mà người ta quan tâm đến trong khoa học tự nhiên lại “thuộc về sự tồn tại của một sự vật”.23 Ở đây, sự phân biệt giữa “khả tính” và “tồn tại [= thực tế]” là một phân biệt mang tính phương thức về phương diện siêu hình. Nó liên quan đến vị thế phương thức của mọi thứ, vị thế toán học hoặc vật lý, chứ không phải tri ​​thức của chúng ta về chúng. Mọi thứ về các hình hình học được biết đến một cách tiên nghiệm (‘toán học là tiên nghiệm’), và mọi thứ có thể nói về chúng đều có thể được nói một cách chắc chắn hiển nhiên, nhưng chúng chỉ là những đối tượng khả thể.

Một số khía cạnh nhất định của các đối tượng thực nghiệm chỉ có thể được nhận thức hậu nghiệm (phần thực nghiệm của khoa học tự nhiên), các khía cạnh khác có thể được nhận thức với sự chắc chắn hiển nhiên (các phần tiên nghiệm của khoa học tự nhiên), ‘nhưng’ về mặt siêu hình chúng là các đối tượng thực tế. Các quy luật tự nhiên cơ bản (chẳng hạn như nguyên lý quán tính) được nhận thức một cách tiên nghiệm (trích dẫn ở trên) là tính thực tế, nhưng là tính thực tế đã cho, tức là được quy định bởi tính thực tế của vật chất thực nghiệm, chúng cũng cần thiết về mặt siêu hình. Tất cả điều này có thể được phân biệt rõ ràng trong Cơ sở Siêu hình học. Trong Phê phán, người ta có thể hiểu sự phân biệt giữa các phạm trù “toán học” và “động lực học” theo cách sau: Trong việc áp dụng các khái niệm thuần túy của sự hiểu biết đối với trải nghiệm khả thể thì việc sử dụng sự tổng hợp của chúng là mang tính toán học hoặc động lực học: vì nó chỉ liên quan một phần đến trực giác, một phần đến sự tồn tại của diện mạo nói chung.24

[Tr.508] Trong nhận thức thực nghiệm, mọi thứ có thể biết được là tiên nghiệm, cho đến và bao gồm cả việc ứng dụng các phạm trù toán học, chỉ liên quan đến trực giác, tức là chỉ thuộc về khả tính của đối tượng thực nghiệm. Do đó, việc ứng dụng của các phạm trù động lực học có xu hướng hướng đến tính thực tế của các đối tượng này (như các diện mạo). Đây là ý nghĩa siêu hình của phương thức. Do đó, khả tính của những thứ không thể phân biệt được là siêu hình. Cái đang được nói, “thực nghiệm”, đối với Kant và Leibniz, có cả khía cạnh nhận thức và siêu hình, nhưng không liên quan gì đến sự phân biệt ngữ nghĩa giữa “phân tích” và “tổng hợp”. Bất cứ điều gì là thực nghiệm đều được nhận thức tiên nghiệm có tính thực tế về phương diện siêu hình; chỉ những người theo chủ nghĩa kinh nghiệm mới kết nối thực nghiệm với “tổng hợp”. Áp dụng cho trường hợp hiện tại: bất cứ cái gì là thực nghiệm thì đều có thể phân biệt được bằng các khái niệm. Lấy lại ví dụ quả cầu sắt màu đen đơn độc: Kant và Leibniz đồng ý rằng người ta chỉ có thể nhận thức một cách hậu nghiệm rằng vật thể đó là một quả cầu, làm bằng sắt và màu đen. Với cả hai ông, điều này ngẫu nhiên là chân, vì vậy quả cầu sắt đen là thực tế về phương diện siêu hình. Ngoài ra, thực tế bằng số của quả cầu chỉ là một thực tế là vấn đề thực nghiệm đơn thuần. Trái ngược, nhưng lại đồng thuận, Kant và Leibniz cho rằng câu hỏi liệu “quả cầu sắt đen là độc nhất” hay “quả cầu sắt đen chỉ là đơn lẻ” không phải là thực nghiệm nhưng được biết một cách tiên nghiệm và cần thiết về mặt siêu hình, vì đây không phải là một thực tế bằng số đơn thuần mà là một thực tế mang tính phương thức siêu hình. Nó liên quan đến câu hỏi phản thực tế là liệu có thể có một quả cầu sắt đen thứ hai như vậy hay không. Do đó, không có bất đồng giữa Kant và Leibniz liên quan đến “thực nghiệm” và “tiên nghiệm”.

Sự bất đồng giữa Kant và Leibniz liên quan đến lý do tại sao chúng ta biết về nó một cách tiên nghiệm. Leibniz tin rằng “Quả cầu sắt đen là độc nhất” thì nhất thiết là chân và có thể được biết một cách tiên nghiệm bởi vì, đối với Leibniz, đây là phép phân tích. Vì, “quả cầu sắt đen” được coi là một khái niệm riêng, không chỉ là khái niệm toàn diện nhất có sẵn trong tình huống đã cho mà còn là khái niệm hoàn chỉnh. Như vậy, không còn vấn đề gì; tức là khái niệm phân tích kéo theo chỉ vật của nó. Nếu người ta cũng tin, như Leibniz đã tin, rằng việc phân biệt và cá thể hóa là một và cùng một hoạt động, thì với khái niệm phân biệt, cá nhân sẽ tự động được đưa ra.25 [Tr. 509] Ngược lại, Kant tin rằng “Quả cầu sắt đen chỉ là đơn lẻ” nhất thiết phải là chân và có thể được biết một cách tiên nghiệm, nhưng không phải vì nó mang tính phân tích. Đúng hơn, Kant lập luận rằng điều này chỉ đúng nếu người ta coi đối tượng là diện mạo. Đối với Kant, việc suy lý triết học tinh vi về các “đối tượng của sự hiểu biết thuần túy” so với các “đối tượng với tư cách diện mạo” là cần thiết để xác lập chân lý này. “Quả cầu sắt đen”, trong việc trừu tượng hóa từ trực giác, không ám chỉ. Khái niệm đó không hoàn chỉnh; nó không chứa chỉ vật của nó về mặt phân tích. “Quả cầu sắt đen” phải được áp dụng cho trực giác để có được chỉ vật của nó. Như vậy là đã hoàn thành, “quả cầu sắt đen” trên thực tế đề cập đến một chỉ vật thuần túy đơn lẻ. Sự hoàn thành là sự tổng hợp: do đó Kant biện luận cho phép Tổng hợp Tiên nghiệm. Nếu người ta cũng tin, như Kant đã tin, rằng việc phân biệt (bằng khái niệm) và quy chiếu (thông qua trực giác) là những hoạt động khác nhau đáng kể, thì việc quy chiếu phải mang tính tổng hợp. Và nếu chỉ phân biệt (khái niệm) là có tính thực nghiệm, như Kant đã nói, thì việc quy chiếu thông qua trực giác không phải mang tính thực nghiệm (mà mang tính tổng hợp).

3. Bản thể luận trong Ngữ cảnh của Kant

Xin nhớ là Kant đã chối bỏ PII; ông đã không làm suy yếu nó. Đối với Kant, không gian là nguyên tắc cá thể hóa sui generis theo cách riêng, không phải là PII ngụy trang. Vì vậy, phân biệt và tham chiếu phải được tách riêng. Cần lưu ý thêm rằng Kant cũng bác bỏ cá thể hóa nguyên thủy (hyle vật chất, haecceitism tính này, bare particulars các đặc thù trần trụi). Ông bác bỏ PII một cách cụ thể và bảo vệ một giải pháp thay thế cụ thể: theo đó, sự khác biệt bằng số là dựa trên khía cạnh diện mạo của các đối tượng thực nghiệm.26 Chống lại Leibniz, Kant bác bỏ mô tả luận, quan điểm cho rằng tham chiếu liên quan đến một mô tả xác định. Đối với Kant, phần mô tả, mang tính khái niệm của nhận thức không đủ để tiếp cận đối tượng cụ thể trước mặt chúng ta. Do đó, Kant bảo vệ một biến thể nhất định của tham chiếu trực tiếp, quan điểm cho rằng tham chiếu hoạt động [tr.510] độc lập với bất kỳ nội dung mô tả (cụ thể) nào. Tham chiếu trực tiếp đảm bảo tách biệt tham chiếu khỏi phân biệt (như người ta mong muốn). Tuy nhiên, đối với Kant, tham chiếu trực tiếp hoạt động thông qua trực giác (vốn là quan điểm cụ thể của ông): do đó đòi hỏi cần phải so sánh với quan điểm của Kripke về tham chiếu trực tiếp. Trong cuộc tranh luận hiện thời (của triết học vật lý), Kripke đóng vai trò là đối thủ (phi-Kantian) của PII. Theo Kripke, tên riêng là những chỉ định tố cứng nhắc ám chỉ trực tiếp độc lập với các thuộc tính. “Gödel”, chẳng hạn, không có nội dung mô tả; “Gödel” ngụ ý bất cứ điều gì về Gödel mà ông ấy đã làm. Được áp dụng cho sự cá biệt hóa, điều này ngụ ý rằng với Kripke, người ta bảo vệ haecceitism tính này (hoặc tương tự), và do đó, tham chiếu trực tiếp liên quan đến cá thể hóa nguyên thủy, và chủ nghĩa mô tả được liên kết với cá thể hóa-Leibniz.27 Tuy nhiên, cái mà người ta đi theo vì mục đích hiện tại, chính là một phiên bản tham chiếu trực tiếp đi cùng không gian như một nguyên tắc cá thể hóa.

Như ở Kant / Leibniz, đối với Kripke lập luận phản thực tế là cần thiết nếu chúng ta muốn hiểu các thuật ngữ tham chiếu hoạt động như thế nào. Liệu “Gödel” (v.v.) đề cập đến nội dung mô tả hay trực tiếp phụ thuộc vào những gì “Gödel” (v.v.) đề cập đến trong các tình huống phản thực tế, chẳng hạn như tình huống phản thực tế trong đó không phải Gödel mà Schmidt đã chứng minh định lý không đầy đủ. Tuy nhiên, cách suy lý phản thực tế này rất khác so với cách nó hoạt động ở Kant / Leibniz. Với quả cầu sắt đen đơn độc, Kant / Leibniz hỏi liệu có thể có vật thứ hai như vậy không. Ngược lại, Kripke sẽ hỏi liệu vật thể đơn độc đó có thể khác được không, chẳng hạn, một thứ có hình dạng khác. Đối với Kripke, tham chiếu trực tiếp hoàn toàn độc lập với bất kỳ nội dung mô tả nào; tham chiếu (trực tiếp) xuất hiện trước. Ông thay đổi các khái niệm một cách phản thực tế trong khi vẫn giữ cho chỉ vật cố định. Đối với Kant, tham chiếu trực tiếp chỉ độc lập với nội dung mô tả cụ thể, nhưng việc phân biệt khái niệm vẫn được ưu tiên hàng đầu (như đối với Leibniz). Ông giữ cho các khái niệm cố định trong khi thay đổi (số lượng) chỉ vật.

Rõ ràng, đối với Kripke, tham chiếu cơ bản hơn là phân biệt. Ngược lại, Kant yêu cầu (phân biệt) các khái niệm phải được áp dụng cho (tham chiếu) trực giác. Đối với Kripke, việc tham chiếu vẫn mang tính phân tích (như đối với Leibniz); “Gödel” chứa chỉ vật mang tính phân tích của nó. Với “Gödel”, Gödel được đưa ra. Vì vậy, sự tương phản chính là đối với Kant, tham chiếu là tổng hợp. Tham chiếu thông qua trực giác là tổng hợp (chứ không phải mang tính thực nghiệm): đây là lý do tại sao Kant không bao giờ coi các nhãn hiệu, hoặc tên riêng, là thuật ngữ tham chiếu. Thay vào đó, ông cần những minh chứng không thể quy giản: những minh chứng như “này”, “ở đây” và “bây giờ” không thể thay thế bằng tên gọi, tọa độ hoặc ngày tháng.

[Tr.511] Điều này ngụ ý rằng đối với Kant, một phán đoán - thể hiện một nhận thức cơ bản trực tiếp đề cập đến (các) đối tượng của nó - chứa đựng những minh chứng không thể quy gian như vậy (“này đây và bây giờ là một quả cầu sắt đen”)28 Một phán đoán như vậy có vẻ như không đầy đủ từ quan điểm logic hình thức, vì nó chỉ chứa các vị từ và không phải là hằng số cũng không phải là một biến số bị giới hạn. Tuy nhiên đối với Kant, một tuyên bố như vậy là hoàn chỉnh; cụ thể là, khái niệm chung “quả cầu sắt đen” đã được hoàn thiện bằng trực giác, đến lượt nó được thể hiện bằng những minh chứng không thể quy giản. Phán đoán dường như không đầy đủ chỉ khi người ta cho rằng việc tham chiếu phải có tính phân tích.29 Các minh chứng không thể quy giản không mang một mô tả - ngược lại với các tên riêng mang tính mô tả - cũng như chúng không mang thuộc tính haecceitistic này hoặc tính đặc thù trần trụi - trái ngược rõ ràng với tên riêng tham chiếu trực tiếp. Thay vào đó, chúng chỉ mang không gian và thời gian (như những bộ phận thuần túy của trực giác thực nghiệm), và do đó dẫn đến không gian với tư cách là nguyên tắc của cá thể hóa. Theo nghĩa này, phán đoán là có tính tổng hợp. Do đó, năng lực khái niệm - và chỉ là - phân biệt, trong khi năng lực trực giác - và chỉ là – cá thể hóa, theo cả ý nghĩa nhận thức và bản thể luận. Điều này giữ cho khả tính phân biệt và cá nhân hóa riêng biệt, phù hợp với việc từ chối PII. Nó làm như vậy mà không đưa ra những tính này hay tính đặc thù trần trụi - sự khác biệt quan trọng giữa Kant và Leibniz là ở chỗ một cá thể-Kant chỉ đơn thuần là đơn lẻ chứ không phải là độc nhất.

4. Kết luận

“Các đối tượng thực nghiệm là các cá thể đơn lẻ, nhưng không phải là độc nhất” là tổng hợp tiên nghiệm. Nó nhất thiết là chân vì thực tế tiên nghiệm là các khái niệm chung phải được áp dụng cho trực giác để có giá trị khách quan. Đó là một tuyên bố siêu hình, phản-kinh nghiệm về những gì tồn tại theo phương thức - ở chỗ có thể (hoặc có thể đã) là những sự vật không thể phân biệt được - nhưng nó thể hiện một loại siêu hình học có tính phê phán, chống giáo điều bởi vì theo đó tính cá nhân được dựa trên khía cạnh-diện mạo của các đối tượng thực nghiệm - bởi không gian là nguyên tắc của sự cá thể hóa sui generis riêng biệt. Bản thể luận của Kant về các diện mạo với tư cách là các cá thể phi-định tính (phi-Leibnizian) và phi-nguyên thủy là một loại bản thể luận thực sự cũng có vị trí của nó trong bối cảnh hiện tại. Tính cá nhân thường được hiểu là tính độc nhất, [tr.512] theo nghĩa Leibnizian (các gói phổ quát của Russell) và theo nghĩa haecceitis tính này (các đặc thù trần trụi của Armstrong; Kripke), coi các cá nhân chỉ là số ít (Einzeldinge). Kết nối với bản thể luận này là một ngữ nghĩa chính xác của cách tham chiếu trực tiếp thông qua trực giác. Tham chiếu như vậy là trực tiếp bởi vì, theo cách này, đối tượng không thể được cho trước bằng cách phân biệt các khái niệm. Các khái niệm không đòi hỏi phải có các chỉ vật của chúng về mặt phân tích. Các đối tượng cũng không thể được cho trước bằng tên riêng, một lần nữa, đòi hỏi các chỉ vật của chúng về mặt phân tích (như trường hợp với biến thể tham chiếu trực tiếp của Kripke). Thông qua trực giác, được thể hiện bằng những minh chứng không thể quy giản như “này”, “ở đây” và “bây giờ”, tham chiếu là có tính tổng hợp. Các khái niệm chung phải được hoàn thành theo cách tổng hợp nếu chúng cần phải có các chỉ vật.

____________________________________

Nguồn: Friebe, Cord (2022). Kant’s Ontology of Appearances and the Synthetic a priori. In  Kant-Studien 2022; 113(3): 498–512.

Notes

1. See Kripke, Saul: Naming and Necessity. Cambridge (MA) 1980. For a paradigmatic example of a Kripkean metaphysics, see Bird, Alexander: Nature’s Metaphysics. Laws and Properties. Oxford/New York 2007. 

2. The distinction between (Leibniz-)“Sonderwesen” and (Kant-)“Einzeldinge” can be found in Weyl, Hermann: Philosophie der Mathematik und Naturwissenschaft (1928; 1949). München 2000,21 versus 16.

3. The distinction between “heavyweight” and “lightweight” ontological realism stems from Chalmers, David: “Ontological anti-realism”. In: Metametaphysics: New Essays on the Foundation of Ontology. D. Chalmers, D. Manley, R. Wasserman, Eds. Oxford/New York 2009, 78. Opposed to both views is “ontological anti-realism”, a skeptical, empiricist view that traces back to Carnap.

4. Kant, Immanuel: Critique of Pure Reason. In: The Cambridge Edition of the Works of Immanuel Kant. (P. Guyer, A. Wood, Eds.). Cambridge 1998, A 263/B 319. Note that “Gegenstand des reinen Verstandes” is not a ‘thing, considered in itself’ (as Kant would see it) but an “Erscheinung”, understood (wrongly, in Kant’s view) as a pure thing-in-itself.

5. Transcendental realism is the view that empirical, spatiotemporal objects are ‘transcendentally real’; i. e. they are real in the sense of being mind-independent. Transcendental idealism, by contrast, holds that such objects are (in some sense) mind-dependent. This is uncontroversial. It is not to be confounded with the question of whether there is (for Kant) something that is transcendentally real: in this regard, proponents of the “two-worlds view” may argue that there is a transcendentally real (= mind-independent) thing-in-itself, while proponents of the “two-aspects view” may deny that there is any transcendentally real thing. Both views agree on the spatiotemporal object’s being (in some sense) an appearance (= mind-dependent). See Allais, Lucy: Manifest Reality. Kant’s Idealism and his Realism. Oxford/New York 2015, Part One, for a comprehensive reconstruction of the corresponding literature.

6. In analytic metaphysics, Leibniz’s view is linked with Russell’s ontology of objects as bundles of universals (which would be “objects of pure understanding”, in Kant’s view). An ontology of objects with bare particulars as bearers of universals has been defended by Armstrong. For a comparison, see Armstrong, David: Universals and Scientific Realism. Volume 1: Nominalism and Realism. Cambridge 1978.

7. Kant, Immanuel: Critique of Pure Reason. In: The Cambridge Edition of the Works of Immanuel Kant, A 263/B 319. – “ist doch die Verschiedenheit [not: Unterscheidbarkeit] der Örter [...] zu gleicher Zeit ein genugsamer Grund der numerischen Verschiedenheit des Gegenstandes (der Sinne) selbst.”

8. A comprehensive analysis of the entire passage in the CPR is provided in Friebe, Cord: “Kant’s rejection of Leibniz’s principle and the individuality of quantum objects”. In: Kant Yearbook 9, 2017, 2–8.

9. Kant, Immanuel: Critique of Pure Reason. In: The Cambridge Edition of the Works of Immanuel Kant, A 263/B 319. – “es ist genug, daß sie in verschiedenen Örtern zugleich angeschaut werden” (italics mine).

10. Kant, Immanuel: Critique of Pure Reason. In: The Cambridge Edition of the Works of Immanuel Kant, A 271/B 327. – “Da er also lediglich ihre Begriffe, und nicht ihre Stelle in der Anschauung, darin die Gegenstände allein gegeben werden können, vor Augen hatte.”

11. Allison, Henry: “What real progress has metaphysics made in Germany since the time of Leibniz and Wolff?” (1793/1804) In: The Cambridge Edition of the Works of Immanuel Kant. Theoretical Philosophy after 1781, 370. – “Nach bloßen Verstandesbegriffen ist, [zwey Dinge außer einander zu denken, die doch in Ansehung aller innern Bestimmungen (der Quantität und Qualität) ganz einerley wären, ein Widerspruch; es ist] immer nur ein und dasselbe Ding zweymal gedacht (numerisch Eines)” (FM, AA 20: 280.23–26).

12. Note that Leibniz defended the PII with the Principle of Sufficient Reason as well, which is almost absent in Kant’s reply. From the beginning, Kant’s concern is the link between the PII and the semantic view of concepts. A comprehensive study of the PII in Leibniz is provided by Rodriguez-Pereyra, Gonzalo: Leibniz’s Principle of Identity of Indiscernibles. Oxford 2014; see therein chap. 4 for a historical reconstruction of how Leibniz derives the PII from his doctrine of complete or individual concepts.

13. Kant, Immanuel: Critique of Pure Reason. In: The Cambridge Edition of the Works of Immanuel Kant, A 264/B 320. – “[ein Teil des Raumes, ob er zwar einem andern] völlig ähnlich und gleich sein mag.”

14. Allison, Henry: “What real progress has metaphysics made in Germany since the time of Leibniz and Wolff?” (1793/1804) In: The Cambridge Edition of the Works of Immanuel Kant. Theoretical Philosophy after 1781, 371. – “weil nicht zu begreifen ist, warum ein Tropfen Wasser an einem Orte hindern sollte, daß nicht an einem andern ein ebendergleichen [= qualitatively indistinguishable] Tropfen angetroffen würde” (FM, AA 20: 280.29–31).

15. Allais, Lucy: Manifest Reality, 157.

16. Allais, Lucy: Manifest Reality, 154.

17. Kant, Immanuel: Critique of Pure Reason. In: The Cambridge Edition of the Works of Immanuel Kant, A 31/B 46. – “Die Zeit ist also a priori gegeben.”

18. This (incorrect) use of “a priori” is widespread in the CPR.

19. Again, there are several similar examples in the MF.

20. Kant, Immanuel: Metaphysical Foundations of Natural Science (1786). In: The Cambridge Edition of the Works of Immanuel Kant, Theoretical Philosophy after 1781, 172. – “Eine rationale Naturlehre verdient also den Namen einer Naturwissenschaft nur alsdann, wenn die Naturgesetze, die in ihr zum Grunde liegen, a priori erkannt werden und nicht bloße Erfahrungsgesetze sind” (MF, AA 04: 468.30–32).

21. Kant, Immanuel: Critique of Pure Reason. In: The Cambridge Edition of the Works of Immanuel Kant., A 31/B 47. – “Auf diese Notwendigkeit a priori gründet sich auch die Möglichkeit apodiktischer Grundsätze von den Verhältnissen der Zeit.”

22. See, e. g., “then they [mere laws of experience] carry with them no consciousness of their necessity (they are not apodictically certain)”: Kant, Immanuel: Metaphysical Foundations of Natural Science (1786). In: The Cambridge Edition of the Works of Immanuel Kant Theoretical Philosophy after 1781, 172. – “so führen sie kein Bewußtsein ihrer Nothwendigkeit bei sich (sind nicht apodiktisch gewiß)” (MF, AA 04: 468.26 f.).

23. Kant, Immanuel: Metaphysical Foundations of Natural Science (1786). In: The Cambridge Edition of the Works of Immanuel Kant, Theoretical Philosophy after 1781, 171. Compare “Wenn das Wort Natur blos in formaler Bedeutung genommen wird, da es das erste, innere Princip alles dessen bedeutet, was zum Dasein eines Dinges gehört” with “Wesen ist das erste, innere Principalles dessen, was zur Möglichkeit eines Dinges gehört. Daher kann man den geometrischen Figuren (da in ihrem Begriffe nichts, was ein Dasein ausdrückte, gedacht wird) nur ein Wesen, nicht aber eine Natur beilegen” (MF, AA 04: 467.02–04*; italics mine).

24. Kant, Immanuel: Critique of Pure Reason. In: The Cambridge Edition of the Works of Immanuel Kant, A 160/B 199. “In der Anwendung der reinen Verstandesbegriffe auf mögliche Erfahrung ist der Gebrauch ihrer Synthesis entweder mathematisch, oder dynamisch: denn sie geht theils blos auf die Anschauung, theils auf das Dasein einer Erscheinung überhaupt.”

25. Leibniz was a very peculiar anti-empiricist. According to him, there are sentences that are analytic, a priori, and necessary but neither purely logical nor mathematical but metaphysical. However, note that Leibniz also had to break the empiricist packages (see above). Otherwise, he would have been an unwilling empiricist, and Kant’s argumentation against him should be read as saying that a reasonable metaphysics can only be established with synthetic judgments. Presumably, Leibniz’s meta-claim that concepts such as “black iron sphere” are complete is (not empirical and) not meant analytically.

26. The so-called ontological two-aspect view of Kant’s distinction between appearances and things in themselves fails to do justice to Kant’s view of individuals, for on this view empirical objects are numerically distinct because of their grounding intrinsic natures (see, e. g., Allais, Lucy: Manifest Reality, chap. 10); i. e. numerical distinctness would be irreducible, metaphysical identity. Correspondingly, identity/individuality would be metaphysical (which is not Kant’s view) if there had to be a way in which the object is in itself in order to be able to appear to us (see, however, Rosefeldt, Tobias: “Dinge an sich und sekundäre Qualitäten”. In: Kant in der Gegenwart. Ed. J. Stolzenberg. Berlin/New York 2007, 204). Instead, the object must be able to appear to us, i.e. it must be individualizable by space in order to have a way in which it is in itself.

27. For a comparison of the Kant/Leibniz disagreement with current views on the individuality of quantum particles, see Friebe, Cord: “Leibniz, Kant, and referring in the quantum domain”. In: J Gen Philos Sci (2020). https://doi.org/10.1007/s10838-020-09515-5.

28. This interpretation traces back to Prauss, Gerold: Erscheinung bei Kant. Berlin/New York 1971.

29. For Kant, synthetic reference is needed in perception or in elementary cognition, i. e. with immediate access to the object in question. Higher cognition, far apart from immediate contact with the object, will likely require analytic reference via names, coordinates, or dates.

References

Allais, Lucy: Manifest Reality. Kant’s Idealism and his Realism. Oxford/New York 2015.

Allison, Henry: “What real progress has metaphysics made in Germany since the time of Leibniz and Wolff?” (1793/1804). In: The Cambridge Edition of the Works of Immanuel Kant: Theoretical Philosophy after 1781. Eds. H. Allison, P. Heath. Trans. G. Hatfield, M. Friedman. Cambridge 2002, 337–424.

Armstrong, David: Universals and Scientific Realism. Volume 1: Nominalism and Realism. Cambridge 1978.

Bird, Alexander: Nature’s Metaphysics. Laws and Properties. Oxford/New York 2007.

Chalmers, David. “Ontological anti-realism”. In: Metametaphysics: New Essays on the Foundation of Ontology. D. Chalmers, D. Manley, R. Wasserman (Eds.). Oxford/New York 2009, 77–129.

Friebe, Cord: “Kant’s rejection of Leibniz’s principle and the individuality of quantum objects”. In: Kant Yearbook 9: Philosophy of Science. Berlin/Boston 2017, 1–17.

Friebe, Cord: “Leibniz, Kant, and referring in the quantum domain”. In: J Gen Philos Sci (2020). https://doi.org/10.1007/s10838-020-09515-5.

Kant, Immanuel: Critique of Pure Reason. In: The Cambridge Edition of the Works of Immanuel Kant. Eds. P. Guyer, A. Wood. Cambridge 1998.

Kant, Immanuel: Metaphysical Foundations of Natural Science (1786). In: Theoretical Philosophy after 1781, The Cambridge Edition of the Works of Immanuel Kant. Eds. H. Allison, P. Heath. Trans. G. Hatfield, M. Friedman. Cambridge 2002, 171–270.

Kripke, Saul: Naming and Necessity. Cambridge (MA) 1980.

Prauss, Gerold: Erscheinung bei Kant. Berlin/New York 1971.

Rodriguez-Pereyra, Gonzalo: Leibniz’s Principle of Identity of Indiscernibles. Oxford 2014.

Rosefeldt, Tobias: “Dinge an sich und sekundäre Qualitäten”. In: Kant in der Gegenwart. Ed. by J. Stolzenberg. Berlin/New York 2007, 167–212.

Weyl, Hermann: Philosophie der Mathematik und Naturwissenschaft. (1928; 1949.) München 2000.

 

 

 

 

 

 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét