Powered By Blogger

Thứ Sáu, 4 tháng 11, 2022

Quan niệm Đa tầng của Kant về Vật tự nó, Đối tượng Tiên nghiệm và Đơn tử (I)

Karin de Boer

Người dịch: Hà Hữu Nga

[Tr.221] Tóm tắt: Trong Phê phán Lý tính Thuần túy Kant cho rằng vật tự nó là không thể biết được, nhưng dường như ông cũng khẳng định rằng chúng ảnh hưởng đến các giác quan của chúng ta và tạo ra các đại diện. Đi theo Jacobi, nhiều nhà bình giải đã coi những tuyên bố này là mâu thuẫn. Thay vì thêm một giải pháp giả tạo khác vào khối văn liệu hiện có về chủ đề này, tôi cho rằng việc Kant sử dụng các thuật ngữ chẳng hạn như vật tự nó, noumenon và đối tượng tiên nghiệm trở nên hoàn toàn nhất quán nếu chúng ta khiến chúng có được một ý nghĩa khác trong các phần khác nhau của công trình này. Thách thức các diễn giải trái ngược của Allison và Langton, tôi lập luận rằng quan niệm của Kant về vật tự nó chủ yếu liên quan đến sự phản ánh trật tự thứ hai về khả tính và giới hạn của siêu hình học khoa học mà Phê phán thực hiện.

1. Giới thiệu

Một trong những vấn đề khiến các nhà bình giải gặp khó khăn nhất là mô tả của Kant về vật tự nó, vì trong khi Phê phán Lý tính Thuần túy cho rằng vật tự nó là bất khả tri - không thể biết được, thì Kant dường như cũng khẳng định rằng chúng ảnh hưởng đến các giác quan của chúng ta và là nguyên nhân của các đại diện. Những khẳng định này thường được cho là vi phạm tuyên bố của Kant cho rằng một khái niệm thuần túy như tính nhân quả chỉ có thể được sử dụng liên quan đến các đối tượng của kinh nghiệm. Lập trường của ông cũng bị coi là có vấn đề vì nó dường như kéo theo sự hoài nghi khó dung hòa với lẽ thường cũng như với nỗ lực của Kant nhằm phân biệt lập trường của ông với chủ nghĩa duy tâm của Berkeley. Từ Maimon và Fichte trở đi, nhiều nhà bình giải đã cố gắng cứu vãn những gì họ coi là yếu tố có thể trụ vững của Phê phán đầu tiên bằng cách loại bỏ những phần liên quan đến vật tự nó với tư cách là nguyên nhân của [tr.222] các ấn tượng.1 Nhiều người khác, bao gồm cả Allison, đã đề xuất các cách để điều hòa các tuyên bố rõ ràng là mâu thuẫn của Kant về chủ đề này.  

Cho dù đồng ý với chỉ trích của Allison đối với Strawson và Guyer trong Kant’s Transcendental Idealism Chủ nghĩa Duy tâm Tiên nghiệm của Kant, thì tôi vẫn không tin rằng phương pháp tiếp cận hai-khía cạnh mà ông tiếp thu của Prauss lại thành công trong việc giải quyết các đánh đố mà văn bản của Kant phô bày.2 Tán thành với hầu hết các nhà bình giải, Allison cho rằng Kant quan niệm những đối tượng ảnh hưởng đến giác quan của chúng ta là những vật tự nó. Thay vì thêm một giải pháp giả tạo khác vào sự nhầm lẫn mà giả định này gây ra, mục đích của tôi trong bài viết này là chứng minh rằng bản thân giả định này không được đảm bảo. Đúng hơn, theo tôi khi Kant tuyên bố rằng các đối tượng ảnh hưởng đến các giác quan, ông không xử lý vấn đề tương tự như khi ông đề cập đến đối tượng tiên nghiệm với tư cách là nền tảng hay nguyên nhân của các diện mạo. Tiếp theo Adickes, Allison và nhiều nhà bình giải khác kết hợp hai loại tuyên bố này lại và thay thế thuật ngữ ‘vật tự nó’ cho cả đối tượng được cho là ảnh hưởng đến các giác quan và đối tượng tiên nghiệm được cho là tạo nền tảng cho các diện mạo.3 Ngược lại, tôi cho rằng, thuật ngữ ‘vật tự nó’ có được một nghĩa khác [tr.223] trong các phần khác nhau của Phê phán Lý tính Thuần túy, và các nghĩa này không thể được quy giản thành một nghĩa duy nhất. Vì vậy, thay vì ép các tuyên bố khác nhau của Kant về vật tự nó và các thuật ngữ liên quan vào một khuôn duy nhất, tôi định tháo gỡ vấn đề của Phê phán Lý tính Thuần túy để làm rõ chức năng mà thuật ngữ ‘vật tự nó’ có được trong mỗi bối cảnh cụ thể.

Vấn đề mà tôi cho là có liên quan nhất đến việc Kant sử dụng các khái niệm như ‘vật tự nó’, ‘noumenon’ và ‘đối tượng tiên nghiệm’ là phê phán trật tự thứ hai của ông về siêu hình học Wolffian và dự định biến siêu hình học này thành một khoa học thực sự.4 Theo đó, tôi không coi những đoạn quan trọng về vật tự nó là những tuyên bố trật tự thứ nhất về nhận thức hoặc các thực thể nhất định. Về mặt này, cách tiếp cận của tôi khác về cơ bản không chỉ với Kant’s Transcendental Idealism Chủ nghĩa Duy tâm Tiên nghiệm Kantian của Allison, mà còn khác với Kantian Humility: Our Ignorance of Things in Themselves- Khiêm tốn Kantian: Tình trạng Ngu dốt của Chúng ta về Vật tự nó5 của Langton. Trong khi tôi tán thành việc Rae Langton tập trung vào việc thảo luận ngầm ẩm và hiển minh của Kant với siêu hình học Leibnizian, tôi cho rằng cách hiểu của bà là thiếu sót bởi vì không kém gì Allison, đã định hình vấn đề vật tự nó bằng khuôn khổ của Kant về nhận thức thực nghiệm. Bằng cách chuyển quan điểm sang phản ánh trật tự thứ hai của Kant về điều kiện khả tính của siêu hình học, tôi hy vọng sẽ vượt ra khỏi sự đối lập rõ ràng giữa Allison và Langton, và tôi sẽ quay lại vấn đề này ở cuối bài viết.

2. Sơ bộ vấn đề

Các công trình của Allison và Langton về Kant đưa ra những ví dụ điển hình về các cách hiểu ‘nhận thức luận’ và ‘siêu hình học’ của Phê phán Lý tính Thuần túy đang chiếm ưu thế trong các cuộc tranh luận hiện nay.6 Tuy nhiên, tôi cho rằng mục đích cũng như cấu trúc nội tại của [tr. 224] công trình lại thách đố các quan niệm hiện đại của các bộ môn này. Theo tôi, khái niệm nhận thức luận hiện đại không phù hợp lắm để biểu thị khảo sát của Kant về các yếu tố khác nhau của nhận thức con người, bởi vì Phê phán Lý tính Thuần túy chủ yếu nhằm xác định các giới hạn trong đó tri thức a priori tiên nghiệm tổng hợp - hơn là tri thức thực nghiệm - là khả thể.7 Về mặt này, nhận thức luận có chủ đích của Kant ngay từ đầu đã hướng tới câu hỏi liên quan đến khả tính và giới hạn của bản thân siêu hình học. Bản thân Kant đã đề cập đến vấn đề này của Phê phán Lý tính Thuần túy là phê phán tiên nghiệm.8 Như ông đã chỉ ra nhiều lần, loại phê phán tiên nghiệm này tự nó không phải là sự kết thúc, mà là mở đường cho việc xây dựng một hệ thống siêu hình, tránh những tuyên bố giáo điều về những thứ chẳng hạn như linh hồn, thế giới tổng thể và Thượng đế.9 Như tôi thấy, siêu hình học đương đại, đề cập đến tồn tại, các thuộc tính và các mối quan hệ của nhiều loại thực thể, không tương ứng với yếu tố mang tính phê phán cũng như kiến tạo của Phê phán Lý tính Thuần túy và do đó là một lợi điểm không phù hợp như nhau.         

Không giống như siêu hình học đương thời, Kant giả định sự khác biệt giữa siêu hình học tổng quát, hay bản thể luận, và siêu hình học đặc biệt, một sự phân biệt đã hình thành trong siêu hình học trường phái thế kỷ XVII [tr.225] và được Kant áp dụng từ truyền thống Wolffian.10 Theo truyền thống này, bản thể luận không đưa ra tuyên bố về các hiện hữu cụ thể, mà là khảo sát các cách xác định khái niệm cho phép chúng ta có được tri ​​thức về một thứ gì đó.11 Quan niệm sơ bộ của Kant về các phạm trù và các nguyên tắc thuần túy của sự hiểu biết có thể được coi là để thực hiện một nhiệm vụ trước đây được quy cho bộ phần này của siêu hình học. Ngược lại, siêu hình học đặc biệt sử dụng các khái niệm và nguyên tắc được xử lý trong siêu hình học tổng quát để có được tri ​​thức a priori tiên nghiệm về linh hồn, thế giới theo nghĩa đen, và Chúa. Không cần phải nói rằng Kant phản đối nỗ lực của siêu hình học đặc biệt trước đây - đặc biệt là truyền thống do Leibniz, Wolff, và những người theo họ đại diện - coi linh hồn, thế giới theo nghĩa đen và Chúa như những thứ có thể được biết đến chỉ bằng lý tính, nghĩa là, như chúng là vật tự nó.

Cả Allison và Langton đều không tính đến một điều là khái niệm vật tự nó đóng một phần quan trọng trong phê phán của Kant về siêu hình học đặc biệt Wolffian. Có lẽ không phải ngẫu nhiên mà Kant sử dụng ví dụ về linh hồn khi ông, trong ấn bản thứ hai của Phê phán, đã giới thiệu sự khác biệt giữa các diện mạo và vật tự nó. Ông lưu ý trong Lời nói đầu của Phê phán, Không có sự phân biệt này, […] “mußte der Grundsatz der Causalität […] durchaus von allen Dingen überhaupt als wirkenden Ursachen gelten. Von eben demselben Wesen also, z.B. der menschlichen Seele, würde ich nicht sagen können, ihr Wille sei frei, und er sei doch zugleich der Naturnothwendigkeit unterworfen, d.i. nicht frei, ohne in einen offenbaren Widerspruch zu geraten; weil ich die Seele in beiden Sätzen in eben derselben Bedeutung, nämlich als Ding überhaupt (als Sache an sich selbst) genommen habe, und, ohne vorhergehende Kritik, auch nicht anders nehmen konnte.” “nguyên tắc nhân quả [...] đã phải áp dụng cho mọi sự vật nói chung như những nguyên nhân hữu hiệu. Do đó tôi sẽ không thể nói về cùng một hữu thể, ví dụ như linh hồn con người, [tr.226] rằng ý chí của nó vừa tự do lại vừa phụ thuộc vào nhu cầu tự nhiên, tức là không tự do mà không rơi vào mâu thuẫn hiển nhiên; bởi vì tôi đã coi linh hồn trong cả hai câu đều có cùng một nghĩa, cụ thể là một sự vật nói chung (như một vật tự nó), và nếu không có những phê phán trước đó, tôi cũng không thể hiểu nó theo cách nào khác.”12

Ở đây Kant gợi ý rằng triết học nên phân biệt giữa linh hồn với tư cách vật tự nó và linh hồn, chẳng hạn như linh hồn được trao cho ý thức nội tại để có thể quy khả tính của một ý chí tự do cho vật tự nó. Có vẻ không hợp lý khi cho rằng linh hồn, với tư cách vật tự nó, ảnh hưởng đến các giác quan của chúng ta. Ngược lại, những thứ như hoa hồng lại tác động quá dồi dào. Do đó, có thể Kant đã nghĩ đến những thứ bình thường như hoa hồng khi ông đề cập đến những đối tượng ảnh hưởng đến giác quan của chúng ta. Tuy nhiên, trước khi chuyển sang nhận xét ngắn gọn của Kant về cảm tình, tôi sẽ xem xét ngắn gọn lời chỉ trích có ảnh hưởng cực kỳ lớn của Jacobi đối với giải thích của Kant về việc ảnh hưởng đến các đối tượng.

3. Nan đề Jacobi

Một trong những cụm từ được trích dẫn nhiều nhất liên quan đến khái niệm được cho là nghịch lý của Kant về vật tự nó là nhận xét của Jacobi trong phần phụ lục cuốn sách của ông về David Hume, có tựa đề “Über den Transscendentalen Idealismus”-  Về chủ nghĩa Duy tâm Tn nghiệm, rằng ông không thể xâm nhập vào hệ thống mà không giả định trước về vật tự nó, nhưng lại không thể duy trì nó bằng cách tuân theo giả định đó.13 Ít nhất, đây là cách mà cụm từ thường được trích dẫn. Jacobi thực sự lập luận rằng “die Kantische Philosophie” triết học Kant tự mâu thuẫn với đồng thời xác nhận rằng các đối tượng, với tư cách là các diện mạo, không tồn tại bên ngoài chúng ta và “von den Gegenständen zu sagen, daß sie Eindrücke auf die Sinne machen, […] und auf diese Weise Vorstellungen zuwege bringen” “để nói về các đối tượng mà chúng tạo ấn tượng lên các giác quan […] và bằng cách này, mang lại các ý tưởng”14. Với giả thiết đó, người ta cho rằng Kant đã hoàn toàn từ bỏ tinh thần của hệ thống của mình (108), mà theo quan điểm của Jacobi, điều đó loại trừ giả định về các sự vật tồn tại bên ngoài chúng ta (111). Ông viết, nhiều lần ông phải đọc đi đọc lại Phê phán, “weil ich unaufhörlich darüber irre würde, daß ich ohne jene Voraussetzung in das System nicht hineinkommen, und mit jener Voraussetzung darin nicht [tr.227] bleiben konnte. “bởi vì tôi sẽ liên tục nhầm lẫn về thực tế là tôi không thể gia nhập hệ thống nếu không có điều kiện tiên quyết đó, và với điều kiện tiên quyết ấy, tôi không thể [tr.227] ở lại trong đó.”15 Trong Chủ nghĩa Duy tâm Tiên nghiệm của Kant, Allison trình bày đoạn văn này như sau: “[N]ếu không có tiền giả định [về vật tự nó] thì tôi không thể gia nhập hệ thống [phê phán], và với tiền giả định đó, tôi cũng không thể ở lại trong đó.”16

Tuy nhiên, trong văn bản của Jacobi, cái tiền giả định mà ông gán cho Kant lại không liên quan đến một tuyên bố về vật tự nó, mà là khẳng định rằng các đối tượng (Gegenstände) ảnh hưởng đến các giác quan. Điều khiến Jacobi lo lắng chỉ đơn giản là việc Kant bị cáo buộc không giải trình được “was wir Realisten würkliche Gegenstände, von unseren Vorstellungen unabhängige Dinge nennen” “những gì mà những người theo chủ nghĩa hiện thực chúng ta gọi là các đối tượng thực, những sự vật độc lập với ý tưởng của chúng ta” (106), bởi vì ông coi Kant quan niệm những đối tượng thực tế này chỉ là những đại diện. Nói một cách đơn giản, ông gán cho Kant cái nhãn của chủ nghĩa duy tâm Berkeleian.17 Tuy nhiên, cái mà một người theo chủ nghĩa hiện thực sẽ gọi là một đối tượng thực tế thì lại không nhất thiết phải đề cập đến cùng một thứ mà Kant gọi là vật tự nó. Kant không bao giờ phủ nhận sự tồn tại của các sự vật vật chất.18 Tuy nhiên, ông gọi triết học của mình là chủ nghĩa duy tâm tiên nghiệm, bởi vì nó cho rằng sự tồn tại của những thứ này với mục đích làm rõ cách thức mà tâm trí con người biến những ấn tượng cảm giác thành những đối tượng của tri thức bằng các nguyên tắc tiên nghiệm.

Rõ ràng, đây không phải là cách Jacobi nhìn nhận vấn đề. Nhưng mặc dù đôi khi ông sử dụng thuật ngữ ‘vật tự nó’ để chỉ cái mà Kant gọi là các đối tượng gây tác động,19 nhưng điều ông nghĩ trong đầu lại chỉ đơn giản là cái hệ thống được coi là bất lực của Kant không thể giải thích được một thực tế là các đại diện của chúng ta là do các sự vật vật chất gây ra. Tôi sẽ đề cập đến vấn đề tiếp theo điều mà Jacobi đã nhầm lẫn khi gán nhiệm vụ này cho Phê phán Lý tính Thuần túy. Coi công trình này là một hệ thống có thể so sánh với hệ thống của Spinoza, Jacobi bỏ qua thực tế là Kant dự định công trình này như một khảo sát sơ bộ về chính cái khả tính của tri thức a priori tiên nghiệm tổng hợp chứ không phải là một hệ thống bao gồm khối tri thức đó.20 Hơn nữa, thậm chí một hệ thống siêu hình như vậy [tr.228] sẽ không thể giải thích được những cách thức mà các ấn tượng thực sự xảy ra. Theo tôi, bài luận có ảnh hưởng lớn của Jacobi cũng đưa người đọc đi sai hướng, bằng cách kết nối vấn đề các đối tượng gây ảnh hưởng với nhiều đoạn văn khác nhau trong đó Kant thảo luận về các khái niệm như đối tượng tiên nghiệm.21 Tuy nhiên, ngoài điều này, Jacobi cũng có thể có gần với sự thật hơn là các nhà diễn giải đưa ông ra làm nhân chứng trong vụ án chống lại Kant của họ, hoặc ngược lại, cố gắng giải quyết các vấn đề nảy sinh khi thuật ngữ ‘đối tượng’ được thay thế cho thuật ngữ ‘vật tự nó’ và sau đó được sử dụng để chỉ nguyên nhân của các diện mạo không hợp lý.     

4. Đối tượng gây Ảnh hưởng

Mặc dù rất nhiều đoạn đề cập đến các đối tượng gây ảnh hưởng xuất hiện trong Phê phán Lý tính Thuần túy, nhưng dường như Kant không bao giờ quan tâm đến việc xử lý vấn đề một cách thích đáng. Do đó, ngay từ đoạn mở đầu của Mỹ học Tiên nghiệm, ông đã đề cập đến cảm tình trong khi giới thiệu các khái niệm về trực giác và tri giác. Ông lưu ý, các đối tượng chỉ có thể được trao cho chúng ta, nếu chúng ảnh hưởng đến tâm trí theo một cách nào đó: Die Fähigkeit […] Vorstellungen durch die Art, wir von Gegenständen afficirt werden, zu bekommen, heißt Sinnlichkeit. Vermittelst der Sinnlichkeit cũng werden uns Gegenstände gegeben, und sie allein liefert uns Anschauungen; […] Die Wirkung eines Gegenstandes auf die Vorstellungsfähigkeit, sofern wir von demselben [Gegenstand] afficirt werden, ist Empfindung. (KrV, A 19 / B 33–34) “Khả năng [...] để có được ý tưởng thông qua cái cách mà chúng ta bị ảnh hưởng bởi các đối tượng được gọi là tính nhục cảm. Các đối tượng cũng được đem lại cho chúng ta bằng nhục cảm, và chỉ riêng nó cung cấp cho chúng ta trực giác; […] Tác động của một đối tượng đến trí tưởng tượng, ở chừng mực mà chúng ta bị ảnh hưởng bởi cùng một [đối tượng], chính là cảm giác.” (KrV, A 19 / B 33–34)

[Tr.229] Nói chung, Kant coi các thực thể ảnh hưởng đến tri giác của chúng ta là Gegenstände các ‘đối tượng’.22 Đồng ý với nhiều nhà bình giải khác, Allison giả định rằng thuật ngữ ‘đối tượng’ trong ngữ cảnh này chỉ có thể nói đến vật tự thân. Về cơ bản, ông đưa ra hai lý lẽ cho lập trường này. Theo Jacobi, trước tiên, ông khẳng định một cách đúng đắn rằng thuật ngữ này không thể dùng để chỉ những diện mạo, mà qua các đại diện, bản thân nó được tạo ra bởi tâm trí trên cơ sở những ấn tượng.23 Thứ hai, dựa trên Kant und das Ding an sich Kant và Vật tự nó của Adickes (1924), ông tuyên bố rằng trong nhiều đoạn của Phê phán Lý tính Thuần túy, Kant coi vật tự thân hoặc đối tượng tiên nghiệm “là ảnh hưởng đến tâm trí hoặc là ‘nguyên nhân’ hoặc ‘nguyên do’ bất khả tri - không thể nhận biết được của các diện mạo”. 24 Tuy nhiên, bằng chứng văn bản có mục đích này lại dựa trên [tr.230] nhận dạng ngầm của Adickes và Allison đối với các thuật ngữ ‘đối tượng’, ‘vật tự nó’, và ‘đối tượng tiên nghiệm’ trong các đoạn văn như sau: Die Fähigkeit […] Vorstellungen durch die Art, wie wir von Gegenständen afficirt werden, zu bekommen, heißt Sinnlichkeit. (KrV, A 19/B 33) Das transscendentale Object, welches den äußeren Erscheinungen, imgleichen das, was der innern Anschauung zum Grunde liegt, ist weder Materie, noch ein denkend Wesen an sich selbst, sondern ein uns unbekannter Grund der Erscheinungen. (KrV, A 379–380) “Khả năng [...] có được ý tưởng thông qua cái cách mà chúng ta bị ảnh hưởng bởi các đối tượng được gọi là tính nhục cảm. (KrV, A 19 / B 33) Đối tượng tiên nghiệm, là cơ sở của các diện mạo bên ngoài, cũng như là cơ sở của nhận thức bên trong, không phải là vật chất hay tư duy, mà là một lý tính bất khả tri đối với các diện mạo đó.” (KrV, A 379-380)

Ở đây và những chỗ khác Kant thực sự quan niệm đến đối tượng tiên nghiệm với tư cách là nền tảng hoặc nguyên nhân của các diện mạo. Nhưng chúng ta có phải giả định rằng các nhận xét của Kant về các đối tượng tác động đến các giác quan của chúng ta và các nhận xét của ông về đối tượng tiên nghiệm với tư cách là nền tảng hay nguyên nhân của các diện mạo đều liên quan đến cùng một vấn đề? Và liệu chúng ta có phải chấp nhận quan điểm cho rằng thuật ngữ ‘đối tượng’ phải ám chỉ các diện mạo hoặc vật tự nó không?

Như đã nói, hầu hết các đoạn văn liên quan đến vấn đề tình cảm đều sử dụng thuật ngữ ‘đối tượng’ để chỉ thứ ảnh hưởng đến các giác quan.25 Theo tôi thấy, Kant có lý do chính đáng để tránh thuật ngữ ‘vật tự nó’ trong bối cảnh này, bởi vì nói đúng ra các thảo luận của ông về tình cảm thuộc về lĩnh vực của các khoa học hơn là lĩnh vực của triết học tiên nghiệm. Tại một điểm trong Mỹ học Tiên nghiệm, Kant lưu ý rằng màu sắc là sự thay đổi thị lực của chúng ta, một cảm giác “welches vom Lichte auf gewisse Weise afficirt wird” “bị ánh sáng tác động theo một cách nhất định”.26 Ngay cả khi ánh sáng là một hiện tượng khó nắm bắt hơn một tảng đá hoặc một bông hoa hồng, thì vẫn có vẻ khá gượng gạo khi coi ánh sáng là một vật tự nó bất khả tri. Tôi cho rằng Kant, ở đây và những công trình khác cố tình tuân theo ngôn ngữ của nhà khoa học, coi thế giới bao gồm các sự vật vật chất liên kết nhân quả với nhau.27

[Tr.231] Có thể cho rằng phạm vi tri ​​thức khoa học đạt đến giới hạn tại điểm mà các tia sáng tác động đến thị giác của chúng ta tạo ra cảm giác về màu sắc. Rõ ràng là bất cứ điều gì diễn ra trong não của chúng ta từ thời điểm đó trở đi cũng có thể được xử lý từ góc độ khoa học. Tuy nhiên, Kant vẫn cho rằng cần phải có một quan điểm hoàn toàn khác để khảo sát cách thức mà tâm trí biến các ấn tượng thành đối tượng của tri thức. Nhìn từ quan điểm triết học tiên nghiệm, các nhà khoa học tự nhiên giải quyết với những diện mạo, nghĩa là, với những đại diện có thể được biến đổi thành các đối tượng của kinh nghiệm trên cơ sở các nguyên tắc tiên nghiệm. Tuy nhiên, đối với bản thân các nhà khoa học, không có ý nghĩa gì khi coi một thứ gì đó như một bông hồng hay một hạt mưa như một diện mạo hơn là một vật tự nó. Theo Kant, một nhà khoa học hoàn toàn có lý khi coi hạt mưa như một vật tự nó theo nghĩa vật lý của thuật ngữ này, như ông lưu ý trong những đoạn sau: So werden wir zwar den Regenbogen eine bloße Erscheinung bei einem Sonnregen nennen, diesen Regen aber die Sache an sich selbst, welches auch richtig ist, sofern wir den letzteren Begriff nur physisch verstehen, als das, was in der allgemeinen Erfahrung, unter allen verschiedenen Lagen zu den Sinnen, doch in der Anschauung so und nicht anders bestimmt ist. Nehmen wir aber dieses Empirische überhaupt, und fragen […] ob auch dieses einen Gegenstand an sich selbst […] vorstelle, so ist die Frage von der Beziehung der Vorstellung auf den Gegenstand transscendental, und nicht allein diese Tropfen sind bloße Erscheinungen, sondern selbst ihre runde Gestalt, ja sogar der Raum, in welchen sie fallen, sind nichts an sich selbst, sondern bloße Modifikationen, oder Grundlagen unserer sinnlichen Anschauung.28Vì vậy, chúng ta thực sự sẽ gọi cầu vồng là sự xuất hiện đơn thuần trong một cơn mưa bóng mây, nhưng cơn mưa vật tự nó này, gọi thế cũng đúng, miễn là chúng ta hiểu khái niệm vật tự nó chỉ về phương diện vật lý, như những gì có trong kinh nghiệm thông thường, trong mọi điều kiện khác nhau đối với các giác quan, nhưng trong trực giác nó được xác định theo cách này chứ không phải theo cách khác. Tuy nhiên nếu chúng ta coi điều này là có tính thực nghiệm nói chung và đặt câu hỏi liệu nó có đại diện cho một vật tự nó hay không [...], thì câu hỏi về mối quan hệ của cái đại diện đó với vật tự nó là mang tính tiên nghiệm, và không phải chỉ những giọt mưa này là các diện mạo đơn thuần, mà bản thân hình dạng tròn của chúng, thì nó có đại diện, ngay cả cái không gian mà chúng rơi xuống, tự nó không là gì cả, mà chỉ là những biến đổi, hoặc các nền tảng của trực giác nhạy bén của chúng ta mà thôi.”28

[Tr.232] Denn in diesem Falle gilt das, was ursprünglich selbst nur Erscheinung ist, z.B. eine Rose, im empirischen Verstande für ein Ding an sich selbst, welches doch jedem Auge in Ansehung der Farbe anders erscheinen kann. Dagegen ist der transscendentale Begriff der Erscheinungen im Raume eine kritische Erinnerung, […] daß uns die Gegenstände an sich gar nicht bekannt sind, und, was wir äußere Gegenstände nennen, nichts anderes als bloße Vorstellungen unserer Sinnlichkeit sind. (KrV, A 29–30/B 45) “Trong trường hợp này, vì những gì ban đầu chỉ là diện mạo, ví dụ như hoa hồng, theo nghĩa kinh nghiệm được coi là một vật tự nó, về màu sắc có thể có diện mạo khác nhau đối với mỗi cặp mắt. Ngược lại, khái niệm tiên nghiệm về các diện mạo trong không gian là một lời nhắc nhở mang tính phê phán [...] rằng các đối tượng bất khả tri đối với chúng ta là vật tự nó, và cái mà chúng ta gọi là các đối tượng bên ngoài chẳng qua chỉ là những đại diện cho cảm tính của chúng ta mà thôi”. (KrV, A 29-30 / B 45) Các nhà khoa học có thể khảo sát cách thức chính xác trong đó những tần số ánh sáng nhất định do các sự vật vật chất tạo ra ảnh hưởng đến dây thần kinh thị giác để tạo ra các hình ảnh tinh thần, và tương tự đối với các giác quan khác. Ngược lại, nhà triết học tìm hiểu “das Empirische überhaupt” cái thực nghiệm nói chung phải trừu tượng hóa từ thực tế cái điều mà vạn vật tồn tại bên ngoài chúng ta, vì nếu không sẽ không thể phân tích được các yếu tố khác nhau liên quan đến cấu tạo của các đối tượng tri thức. Bên cạnh các vấn đề khác, khảo sát thực nghiệm đó đòi hỏi rằng những sự vật như hạt mưa chỉ được coi là diện mạo đơn thuần, nghĩa là, với tư cách những đại diện phải được thống nhất bởi trí tưởng tượng và được xác định thêm bởi sự hiểu biết. Nói cách khác, Kant phải xác định những sự vật tự thể hiện với nhà khoa học như những thực thể độc lập với tâm trí.29

[Tr.233] Trong khi các nhà khoa học có thể làm mà không có sự phân biệt giữa các diện mạo và vật tự nó, thì các triết gia vốn bỏ qua tính căn bản của sự phân biệt này lại tự vướng vào những mâu thuẫn, như xuất hiện từ các hệ thống siêu hình của Leibniz, Wolff và những người theo họ.30 Kant lưu ý rằng sự phân biệt tiên nghiệm giữa các diện mạo và vật tự nó sẽ mất đi, nếu trực giác thực nghiệm được coi là chứa các yếu tố liên quan đến irgendeine Sache an sich selbst bất cứ điều gì tự thân (KrV, A 45 / B 62), nghĩa là, nếu màu đỏ mà tôi nhận thấy được coi như một đại diện nhầm lẫn, có thể quy giản thành một đặc tính có trong khái niệm về hoa hồng mà tôi thấy.31 Vì vậy, không phải ngẫu nhiên mà trong bối cảnh này Kant đã chỉ trích một cách ngầm ẩn và hiển minh truyền thống Leibnizian. Cho đến nay tôi đã lập luận rằng Kant hoàn toàn có lý khi coi những sự vật vật chất đơn giản, chẳng hạn như hoa hồng, lại ảnh hưởng đến các giác quan của chúng ta bởi vì quá trình cảm tình nằm ngoài phạm vi của triết học tiên nghiệm. Theo đó, nếu các đối tượng được cho là có ảnh hưởng đến các giác quan không phải được diễn giải là các diện mạo hay vật tự nó, thì hầu hết các đoạn văn về tình cảm được Adickes và Allison trích dẫn trở nên hoàn toàn không có vấn đề và không cần đến một giải pháp giả tạo. Tuy nhiên, những đoạn văn khác, mà bây giờ tôi quay lại, có thể được coi là thách thức cách giải thích mà tôi đã đưa ra cho đến nay, bởi vì chúng đề cập đến tình cảm và vật tự nó hoặc đối tượng tiên nghiệm như thể trong một hơi thở vậy.   

________________________________________________

(Còn nữa)

Nguồn: Boer, Karin de (2014). Kant’s Multi-Layered Conception of Things in Themselves, Transcendental Objects, and Monads. In The Journal Kant-Studien 2014; 105 (2): 221-260.

Ghi chú

1. Do đó, Fichte, theo Jacobi, chống lại những người cùng thời Kantian của ông bằng cách cho rằng Kant quan niệm vật tự nó là sản phẩm của tư tưởng mà không thể đồng thời được coi là có ảnh hưởng đến các giác quan: “Ihr Ding an sich, daß ein bloßer Gedanke ist, soll auf das Ich einwirken! Haben Sie ihre erste Rede wieder vergessen; und ist Ihr Ding an sich, das noch soeben ein bloßer Gedanke war, jetzt etwas anderes als ein bloßer Gedanke?” Fichte, Johann Gottlieb: “Zweite Einleitung in die Wissenschaftslehre”. “Bản thân vật tự nó của ông, vốn là một suy nghĩ đơn thuần, nên có ảnh hưởng đến bản ngã! Một lần nữa ông lại quên phát biểu đầu tiên của mình; và là vật tự nó của ông, vốn chỉ là một suy nghĩ đơn thuần, thì giờ đây lại là bất cứ thứ gì khác ngoài một ý nghĩ đơn thuần?” Fichte, Johann Gottlieb: “Giới thiệu Thứ hai về Chủ thuyết Khoa học (Triết học)”. In: Werke I, 4. Ed. by Reinhard Lauth and Hans Gliwitzky. Stuttgart-Bad Cannstatt 1970, 237. Nói đúng ra, Fichte coi những đoạn văn đề cập đến vấn đề tình cảm không thuộc về hệ thống Kantian, mà là đại diện cho một quan điểm thực nghiệm đơn thuần, một quan điểm mà hệ thống tự nó phải đưa ra căn nguyên thực sự (241, cf. 236n). Vì hy vọng những gì tiếp theo sẽ trở nên rõ ràng, nên tôi đồng ý với phần đầu tiên về lập trường của Fichte, nhưng không đồng ý với phần thứ hai. Theo quan điểm của tôi, sự phân biệt giữa diện mạo và vật tự nó của Kant phục vụ cho một mục đích rất ít liên quan đến sự phân biệt của Fichte giữa Tôi và không phải-Tôi. Vì lý do dung lượng, bài viết này phần lớn tóm tắt từ những thăng trầm của vấn đề về vật tự nó trong triết học hậu Kant.

2. Allison, Henry: Kant’s Transcendental Idealism: An Interpretation and Defense. New Haven/ London 2004, 50–57; hereafter abbreviated as KTI; Prauss, Gerold: Kant und das Problem der Dinge an sich. Bonn 1974, 13–43; hereafter abbreviated as KPD. Neither Prauss nor Allison refers to Herring’s defense of a two-aspect approach in Das Problem der Affektion bei Kant, Köln 1953, 82f., hereafter abbreviated as PAK.

3. Allison, KTI 64, cf. 50. Tôi thảo luận về điểm này trong Phần 4. Hầu hết các nhà diễn giải coi tính đồng nhất này là điều hiển nhiên mà không xem xét các văn bản liên quan một cách chi tiết. Để có  một ví dụ điển hình về một bình luận, sau khi tập hợp các ý nghĩa khác nhau của vật tự nó, gán cho Kant những mâu thuẫn cơ bản, hãy xem Schrader, George: “Vật tự nó trong Triết học Kant”. Trong: Review of Metaphysics 2, 1948/1949, 30–44. Cùng với Adickes, Schrader phân biệt giữa cốt lõi phê phán của Phê phán Lý tính Thuần túy (32), “quan điểm riêng” của Kant liên quan đến thực tại của các đối tượng bên ngoài (32), và “khuynh hướng giáo điều và duy lý” trong tư tưởng của ông (39). Triết học của Kant chỉ có thể trở nên nhất quán, theo Schrader, bằng cách loại bỏ yếu tố thứ hai và thứ ba. Ngược lại, tôi cho rằng không có lý do gì để phân biệt giữa quan điểm riêng và quan điểm chung của Kant cũng như những nhận xét được cho là giáo điều và duy lý của ông về vật tự nó và các thuật ngữ liên quan là cốt lõi cho sự phê phán của ông đối với siêu hình học duy lý.

4. KrV, A XX–XXI, B XV–XVI, B XVIII–XVIV, B XXII–XXIV. Trong Lời nói đầu của ấn bản thứ hai của Phê phán Lý tính Thuần túy, Kant coi khiếm khuyết duy nhất của triết học Wolff là ở chỗ nó đã bỏ qua “Kritik des Organs, nämlich der reinen Vernunft selbst”Phê phán bộ phận, cụ thể là bản thân Lý tính thuần túy, một loại phê phán mà theo quan điểm của ông là cần thiết để chuẩn bị cho lĩnh vực mà trong đó một hệ thống siêu hình học có thể được thiết lập (B XXXVI – XXXVII). Về vấn đề này, xem “Những chuyển đổi của Triết học Tiên nghiệm: Wolff, Kant và Hegel” của tôi. In: Bulletin of the Hegel Society of Great Britain 32/1–2, 2011, 50–79.

5. Langton, Rae: Kantian Humility: Our Ignorance of Things in Themselves. Oxford 2001; hereafter abbreviated as KH.

6. Cảm ơn Prauss về cách hiểu Allison và thông qua ông, là chủ nghĩa Kantianism Mới. Phù hợp với truyền thống này, Prauss quan niệm Phê phán Lý tính Thuần túy như một lý thuyết về kinh nghiệm (KPD 9) hoặc một khoa học phi thực nghiệm về thực nghiệm (11, xem 62). Theo quan điểm của ông, cốt lõi nhận thức luận này của tác phẩm đôi khi rất khó phân biệt vì Kant bị cáo buộc phụ thuộc vào một siêu hình học đã lỗi thời (9f., 36, 175). Phản đối quan điểm cho rằng thuật ngữ “vật tự nó” dùng để chỉ một loại thực thể siêu hình nào đó (26f.), Prauss quan niệm đúng đắn rằng Kant sử dụng thuật ngữ này chủ yếu để chỉ một cách xem xét sự vật cụ thể của các nhà triết học (38). Tuy nhiên, Prauss chủ yếu quan tâm đến tuyên bố của Kant về Subjektabhängigkeit der empirischen Dinge phụ thuộc của chủ thể vào sự vật thực nghiệm (67), tức là, vào việc nhất thiết phải coi mọi thứ là các diện mạo (96, xem 68). Ông không chỉ bỏ qua một phần thảo luận của chính Kant về vật tự nó và các khái niệm liên quan, mà còn quy các bất nhất rõ ràng cho cái mà ông coi là Kant không đủ hiểu biết về dự án của chính mình (68f., 199). Mặc dù tôi không chia sẻ quan điểm thứ hai này, nhưng tôi coi quan niệm của Prauss chứa đựng những hiểu biết có giá trị, chẳng hạn như liên quan đến vấn đề tình cảm thực nghiệm (mà tôi sẽ trở lại trong Phần 4). Cách tiếp cận nhận thức luận thống trị từ lâu đối với Phê phán Lý tính Thuần túy gần đây đã bị không chỉ Langton, mà cả các tác giả như Watkins và Ameriks thách thức. Xem Watkins, Eric: Kant and the Metaphysics of Causality - Kant và Siêu hình học Nhân quả. Cambridge 2005, và Ameriks, Karl: The Critique of Metaphysics: Kant and Traditional Ontology - Phê phán Siêu hình học: Kant và Bản thể luận Truyền thống”. Trong: Karl Ameriks, Interpreting Kant’s Critiques – Diễn giải các Phê phán của Kant. Oxford 2003, 110–156 (xuất bản lần đầu vào năm 1992).

7. Theo Kant, điều đang bị đe dọa trong Phê phán Lý tính Thuần túy“mit gehöriger Allgemeinheit den Grund der Möglichkeit synthetischer Urtheile a priori aufzudecken, die Bedingungen, die eine jede Art derselben möglich machen, einzusehen, und diese ganze Erkenntniß […] in einem System nach ihren ursprünglichen Quellen, Abtheilungen, Umfang und Grenzen […] vollständig und zu jedem Gebrauch hinreichend zu bestimmen.” (KrV, A 10, cf. Prol, AA 04: 274). “để khám phá, bằng tổng thể tính đúng đắn, cái lý tính cho khả tính của các phán đoán tổng hợp tiên nghiệm, để thấy được các điều kiện làm cho mỗi loại phán đoán đó trở nên khả thi, và để hiểu toàn bộ tri thức này [...] trong một hệ thống theo nguồn gốc, bộ phận, phạm vi và giới hạn [...] ban đầu của nó và để xác định đầy đủ cho mỗi lần sử dụng.” See on this Grondin, Jean: Kant et le problème de la philosophie: l’a priori. Paris 1989.

8. Cf. KrV, A 12/B 26.

9. Cf. KrV, A 12–13/B 26–27, A 841/B 869, A 845–847/B 873–875, cf. Prol, AA 04: 257, 261, 371.

10. Trong Lời nói đầu của ấn bản thứ hai của Phê phán Lý tính Thuần túy, Kant đã nhắc đến hai phần này là “Metaphysik in ihrem ersten Teile” và “zweite Teil“Siêu hình học trong phần đầu tiên” và “phần thứ hai”. Ông cho rằng chỉ có siêu hình học tổng quát trước đây mới có thể trở thành một khoa học thực sự, cụ thể là, nếu lĩnh vực của các nguyên tắc tiên nghiệm tổng hợp mà nó xử lý bị giới hạn vào các đối tượng khả thể của kinh nghiệm (KrV, B XVIII – XIX). Phần đầu tiên của hệ thống siêu hình tiếng Latin của Wolff có tựa đề là Philosophia prima sive ontologia – Triết học Thứ nhất hoặc Bản thể luận. Các phần tiếp theo liên quan đến vũ trụ luận nói chung, tâm lý học thực nghiệm, tâm lý học duy lý và thần học tự nhiên. Xem về sự phát triển của bộ phận này Vollrath, Ernst: Die Gliederung der Metaphysik in eine metaphysica generalis und eine metaphysica specialis. Trong: Zeitschrift für Philosophische Forschung 16/2, 1962, 258–284. Việc phân loại siêu hình học thành siêu hình học tổng quát và siêu hình học chuyên biệt”. Trong: Tạp chí nghiên cứu triết học 16/2/1962, 258-284.

11. “Es gibt auch einiges, was allem Seienden gemeinsam ist, was sowohl von den Seelen als auch von den körperlichen Dingen, sei es von den natürlichen oder den künstlichen, ausgesagt wird. Jener Teil der Philosophie, der von dem Seienden im allgemeinen und den allgemeinen Eigenschaften des Seienden handelt, heißt Ontologie. […] Derartige allgemeine Begriffe sind der Begriff des Wesens, der Existenz, der Eigenschaft, des Modus, der Notwendigkeit, der Kontingenz, des Ortes, der Zeit, usw., […] die weder in der Psychologie noch in der Physik angemessen erklärt werden, weil wir in beiden Wissenschaften ebenso wie in allen anderen Teilen der Philosophie diese allgemeine Begriffe und die davon abhängenden Grundsätze benötigen.” Wolff, Christian: Discursus praeliminaris de philosophia in genere / Einleitende Abhandlung über Philosophie im allgemeinen [1728]. “Cũng có một cái gì đó chung cho tất cả mọi sinh thể, được gọi là linh hồn cũng như vật thể, dù là tự nhiên hay nhân tạo. Phần triết học liên quan đến sinh thể nói chung và các thuộc tính chung của sinh thể được gọi là bản thể luận. […] Những khái niệm chung như vậy là khái niệm về bản chất, sự tồn tại, thuộc tính, phương thức, sự cần thiết, tình huống, địa điểm, thời gian, v.v. […] mà tâm lý học và vật lý học đều không giải thích được đầy đủ bởi vì trong cả khoa học, cũng như trong tất cả các phần khác của triết học, chúng ta cần những khái niệm chung này và những nguyên tắc phụ thuộc vào chúng.” Wolff, Christian: Discursus praeliminaris de Philosophia in genere / Lược thảo Triết học nói chung [1728]. Dịch và hiệu đính của Günter Gawlick và Lothar Kreimendahl. Stuttgart-Bad Cannstatt 1996, § 73, nhấn mạnh của tôi.

12. KrV, B XXVII, my emphasis, cf. B XVIII–B XIX, note.

13. Jacobi, Friedrich Heinrich: Über den Transscendentalen Idealismus. In: David Hume über den Glauben oder Idealismus und Realismus: ein Gespräch [1787]. Schriften zum Transscendentalen Idealismus. Werke, Band 2,1. Ed. by Walter Jaeschke and Irmgard-Maria Piske. Hamburg/ Stuttgart-Bad Cannstatt 2004; hereafter abbreviated as DHG. Jacobi, Friedrich Heinrich: "Về chủ nghĩa duy tâm tiên nghiệm". Trong: David Hume về đức tin, hay chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa hiện thực: một cuộc trò chuyện [1787]. Viết về Chủ nghĩa Duy tâm Tiên nghiệm. Tác phẩm, tập 2.1. Ed. của Walter Jaeschke và Irmgard-Maria Piske. Hamburg / Stuttgart-Bad Cannstatt năm 2004; sau đây viết tắt là DHG.

14. DHG 109. Jacobi here refers to KrV, A 126–127.

15. Jacobi, DHG 109, cf. 111.

16. Allison, KTI 64. Allison cũng bỏ qua thì quá khứ của câu. Rolf-Peter Horstmann, trong Die Grenzen der Vernunft: eine Untersuchung zu Zielen und Motiven des Deutschen Idealismus - Các giới hạn của lý tính: Khảo về các Mục tiêu và Động cơ của chủ nghĩa duy tâm Đức. Frankfurt am Main 1991, 57, cũng đặt “des Dinges an sich” “Vật tự nó” trong ngoặc kép. Các nhà diễn giải khác thậm chí không sử dụng dấu ngoặc; xem Beiser, Frederick: Số phận của Lý tính: Triết học Đức từ Kant đến Fichte. Cambridge 1987, 124. Herring lấy đoạn văn liên quan đến “Voraussetzung der Realität der Dinge an sich” – “Tiền giả định về tính hiện thực của các vật tự nó” (PAK 12).

17. Allison cũng đưa ra quan điểm này (KTA 67). Trong bối cảnh tương tự, ông coi Jacobi đã loại trừ chính xác, mặc dù vì lý do sai lầm, tình cảm thực nghiệm với tư cách là nguồn gốc của nội dung của trực giác nhạy cảm (67). Tuy nhiên, quan điểm của Jacobi đúng ra là sự khẳng định của Kant về vai trò của tình cảm thực nghiệm mâu thuẫn với những gì ông coi là chủ nghĩa duy tâm của Kant. Bản thân Kant đã nhiều lần đối lập chủ nghĩa duy tâm tiên nghiệm của mình với chủ nghĩa duy tâm Berkeleian (xem KrV, B 274, Prol, AA 04: 293).

18. Cf. KrV, A 491/B 520.

19. Thus, Jacobi refers to “unsere Wahrnehmung von Gegenständen ausser uns als Dingen an sich, und nicht als blos subjektiver Erscheinungen” - Do đó, Jacobi đề cập đến “nhận thức của chúng ta về các đối tượng bên ngoài đối với chúng ta như là các sự vật tự nó, chứ không phải là những diện mạo chủ quan đơn thuần” (DHG 109, x. 111). (DHG 109, cf. 111).

20. See for a similar view Prauss, KPD 196.

21. Jacobi, DHG 110. Jacobi ngầm đồng nhất cả hai thuật ngữ ‘đối tượng tiên nghiệm’ và ‘vật tự nó’ với các đối tượng vật chất tồn tại độc lập với chủ thể, có gì đó theo quan điểm của tôi là không được bảo đảm. Rõ ràng là chỉ trích của Jacobi đối với Kant đã có tác động to lớn đến sự phát triển của Chủ nghĩa duy tâm Đức. Nhưng điều này không có nghĩa là chúng ta không nên có lập trường chỉ trích đối với truyền thống dựa vào các quyết định được Jacobi và những người cùng thời với ông đưa ra. Xem quan niệm rõ ràng và chi tiết về lời chỉ trích của Jacobi đối với Kant và ảnh hưởng của nó đối với Fichte, Sandkaulen, Birgit: “Das“ leidige Ding an sich” – “Nỗi” oải với Vật tự nó. Kant - Jacobi - Fichte ”. Trong: Kant und der Frühidealismus - Kant và Duy tâm luận sơ khai. Ed. của Jürgen Stolzenberg. Hamburg 2007, 175–201. Sandkaulen cho thấy một cách thuyết phục rằng lập luận của Jacobi chống lại Kant, trái ngược với những gì thường được giả định, không phụ thuộc vào quan điểm của Kant cho rằng các khái niệm thuần túy như quan hệ nhân quả có thể được sử dụng chỉ về diện mạo. Cô lập luận, quan điểm chính của Jacobi là triết học tiên nghiệm của Kant không thể phục hồi giả định đề về các đối tượng tác động bằng cách riêng của nó (190, xem 196). Tuy nhiên, trong khi cô chấp nhận quan điểm của Jacobi cho rằng lập trường của Kant tự mâu thuẫn vì lý do này (xem 187), thì trong Phần 4 tôi lại cho rằng Kant hoàn toàn đúng khi không dung hợp quan điểm của mình về các đối tượng tác động với quan niệm tiên nghiệm của ông về quá trình nhận thức.

22. Cf. KrV, B 1, A 26/B 42, A 35/B 51, A 51/B 75, A 372. Tôi cho rằng, trong bối cảnh này, Kant sử dụng thuật ngữ Gegenstand vật theo nghĩa thông thường của vật chất, nghĩa là, không phải theo nghĩa đối tượng của kinh nghiệm hoặc của nhận thức do tâm trí con người mang lại (xem A 56 / B 81, A 120). Hơi khó hiểu, Kant đôi khi cũng sử dụng thuật ngữ Objekt khách thể để biểu thị những thứ ảnh hưởng đến các giác quan (B 72, A 358). Đôi khi ông rút ra một sự tương tự giữa cách mà chúng ta bị ảnh hưởng bởi các khách thể bên ngoài và cách thức mà nội tâm của chúng ta bị ảnh hưởng bởi cảm giác, suy nghĩ, v.v., tức là cách chúng ta ảnh hưởng đến bản thân. (cf. B 156).

23 KTI 65, cf. 67. Điều này phù hợp với nhận xét sau đây của Kant, theo đó “es niemanden einfallen wird, das, was er einmal als bloße Vorstellung anerkannt hat, für eine äußere Ursache zu halten” “sẽ không bao giờ xảy ra với bất kỳ ai coi điều mà ông ta từng công nhận là một quan niệm đơn thuần như một nguyên nhân bên ngoài” (KrV, A 390). (KrV, A 390).

24. “Có rất nhiều đoạn trong đó [Kant] đề cập đến thứ này hay thứ khác [những thứ như là vật tự thân và đối tượng tiên nghiệm] như là tác động đến tâm trí hoặc như là ‘nguyên nhân’ hoặc ‘nguyên do’ của các diện mạo.” (Allison, KTI 64). “Kant nói về đối tượng tiên nghiệm (hoặc vật thể tương đương của nó) là tác động đến tâm trí, và ông ấy dường như đánh đồng thêm nữa điều này với việc dùng nó như một nguyên nhân hoặc cơ sở không thể nhận thức được của các diện mạo.” (65). Ghi chú tương ứng nói rằng “tình cảm bởi vật tự nó được khẳng định một cách rõ ràng […] trong Phê phán” (460, chú thích 24). Trong số những đoạn mà Allison trong ghi chú này đề cập đến việc hỗ trợ cho cách hiểu của ông được tiếp quản từ Adickes – có sự liên quan nào đó đến vấn đề tác động tới các giác quan (xem KrV, B 72), một liên quan nào đó đến đối tượng tiên nghiệm (xem A 380, A 393, A 494 / B 522) và một liên quan nào đó đến cả hai (xem A 44 / B 61, A 190–191 / B 235–236, A 358). Trong Phần 5 tôi cho rằng ngay cả Adickes cũng không đảm bảo đồng nhất được đối tượng tiên nghiệm hay vật tự nó với cái tác động đến khả năng cảm thụ của chúng ta. Hầu hết các nhà diễn giải đều cho rằng Kant coi vật tự nó tác động đến các giác quan mà không phân biệt giữa các ý nghĩa khác nhau của thuật ngữ này và / hoặc không tham chiếu đến các đoạn văn cụ thể. Xem một số ví dụ sau: Kroner, Richard: Von Kant bis Hegel. Tübingen 1961, (xuất bản lần 2), 102; Cá trích, PAK 13f., 78–82; Rescher, Nicholas: Nhân quả Noumenal. Trong: Kant’s Theory of Knowledge. Ed. của Lewis White Beck. Dordrecht / Boston 1974, 175–183. Rescher phân biệt một cách đúng đắn giữa quan hệ nhân quả theo nghĩa thông thường của thuật ngữ và một dạng cơ sở liên quan đến mối quan hệ giữa noumena và các hiện tượng (176). Ông cũng đúng trong việc kết nối cái ‘vô điều kiện’ với sự cần thiết của việc suy nghĩ về cơ sở của những gì xuất hiện. Tuy nhiên, ông không tính đến việc ở đây Kant có những ý tưởng về lý tính chứ không phải là những đối tượng tác động (như thấy rõ ở B XX, được Rescher trích dẫn). Vì hy vọng sẽ trở nên rõ ràng, nên tôi không cần phải gán cái mà Rescher gọi là “quan hệ nhân quả noumenal” cho những đối tượng này (xem 178). Nếu các bối cảnh khác nhau trong đó Kant sử dụng các thuật ngữ chẳng hạn như “vật tự nó”, thì cũng không cần phải tranh luận, như Rosefeldt đã làm, rằng Kant đã thay đổi quan điểm của mình về vấn đề này trong ấn bản thứ hai của Phê phán. Xem Rosefeldt, Tobias: “Dinge an sich und der Außenweltskeptizismus. Über ein Missverständnis der frühen Kant-Rezeption” “Vật tự nó và sự hoài nghi với thế giới bên ngoài. Về sự hiểu lầm đối với sự tiếp nhận ban đầu của Kant ”. Trong: Tự ngã, Thế giới, Nghệ thuật. Ed. của Dina Emundts. Berlin 2013. Trái ngược với Rosefeldt, tôi cho rằng ngay từ đầu Kant đã chấp nhận rằng chúng ta bị tác động bởi những sự vật vật chất mà bản thân chúng không phải là đại diện. Tiếp theo Jacobi, Rosefeldt lập luận rằng Kant trong thảo luận của ông về Ngộ luận thứ tư (xem KrV, A 370) đã khẳng định điều ngược lại. Tuy nhiên, theo tôi thấy, thảo luận này, dù có sai sót gì đi chăng nữa, cũng không mâu thuẫn với nhận xét của Kant về các đối tượng tác động (với tư cách là các sự vật vật chất đơn giản) có thể được tìm thấy trong cả hai ấn bản. Sự căng thẳng hiển nhiên giữa phần này và các đoạn khác cũng có thể là do văn cảnh cụ thể trong lập luận của Kant ở đây, cụ thể là nỗ lực của ông nhằm bác bỏ thói hoài nghi về sự tồn tại của các đối tượng thuộc giác quan bên ngoài từ bên trong quan điểm của triết học tiên nghiệm.

25. Cf. KrV, B 1, A 26/B 42, A 35/B 51, A 51/B 75.

26. KrV, A 28, cf. A 213/B 260; cf. Allison, KTI 67, 461, note 37.

27. Elsewhere in the Critique of Pure Reason Kant occasionally refers to things in a non-philosophical sense as well (cf. KrV, A 42/B59, B 275, A 373).

28. KrV, A 45–46/B 63, nhấn mạnh của tôi. Tôi hiểu rằng chữ ‘chúng ta’ đầu tiên trong đoạn văn này đề cập đến các nhà khoa học và chữ thứ hai để chỉ các nhà triết học. Chữ 'chúng tôi' trong đoạn văn sau đây dường như cũng liên quan đến vị trí của các nhà khoa học: “In allen Aufgaben, die im Felde der Erfahrung vorkommen mögen, behandeln wir jene Erscheinungen als Gegenstände an sich selbst, ohne uns um den ersten Grund ihrer Möglichkeit (als Erscheinungen) zu bekümmern.” (KrV, A 393) “Ở tất cả các nhiệm vụ có thể xuất hiện trong lĩnh vực kinh nghiệm, chúng tôi coi các diện mạo đó như những đối tượng tự thân mà không quan tâm đến cơ sở đầu tiên về khả tính của chúng (với tư cách là các diện mạo).” Bằng việc phản đối Kant und das Ding an sichKant và Vật tự nó của Adickes, Prauss là một trong số rất ít nhà diễn giải cho rằng quá trình tình cảm thuộc về lĩnh vực khoa học hơn là lĩnh vực triết học (KPD 207, xem 223). Ông chỉ ra, với việc tham chiếu đến các ví dụ về bông hồng và hạt mưa, trong ngữ cảnh này Kant thường sử dụng thuật ngữ ‘vật thể’, nhưng đôi khi cũng dùng thuật ngữ ‘vật tự nó’ theo nghĩa thực nghiệm đơn thuần (44f., 200). Trong khi đồng ý với Prauss rằng Kant chỉ quy quá trình của tình cảm vào các đối tượng thực nghiệm (192–197), thì tôi lại không đồng ý với quan điểm của ông cho rằng đôi khi Kant sử dụng thuật ngữ ‘vật tự nó’ để chỉ định rằng triết học tiên nghiệm phải xem xét những đối tượng thực nghiệm này không chỉ với tư cách là các diện mạo, mà còn với tư cách chúng là tự thân (200). Allison cũng khẳng định rằng những đoạn trong Phê phán đưa ra một “tường thuật đơn thuần thực nghiệm về tình cảm” không thể là toàn bộ vấn đề (KTA 67). Ông cho rằng cái tác động đến tâm trí không thể chỉ đơn thuần đề cập đến các thực thể không-thời gian, bởi vì nếu chúng ta quan niệm giải thích của Kant về các điều kiện của nhận thức như là “một đại tự sự” thì “một cái gì đó được coi như nó là tự thân […] và do đó, như một đối tượng tiên nghiệm đơn thuần, phải cấu thành điều kiện vật chất của nhận thức này”(KTA 68). Quan điểm của tôi là vấn đề tình cảm mà Prauss và Allison cố gắng giải quyết nảy sinh từ giả định của họ cho rằng phép ‘tự sự’ của Phê phán Lý tính Thuần túy là một luận thuyết một-chiều về các điều kiện của nhận thức thực nghiệm. Tôi xem xét các giải pháp mà họ đề xuất trong Phần 8. Mặc dù Kant không sử dụng thuật ngữ ‘tình cảm tiên nghiệm’ một lần nào, nhưng huyền thoại về tình cảm tiên nghiệm vẫn tồn tại. Khi giả sử Kant gán tình cảm cho các vật tự nó được coi là noumena, Ameriks lưu ý: “Kant khẳng định rõ ràng […] rằng đối với ông có tình cảm tiên nghiệm”, nhưng không đưa ra bất kỳ tham chiếu nào. Ông tiếp tục lưu ý rằng “[trong] tuyệt vọng, người ta có thể cho rằng Kant không nên nói về loại tình cảm này”. Xem Ameriks, Karl: “Kant và Lập luận Ngắn gọn về Khiêm tốn”. Trong: Diễn giải Phê phán của Kant, 156f., Westphal coi tình cảm tiên nghiệm bao gồm “tình cảm nhân quả năng tri của chúng ta bởi các vật tự nó phi không-thời gian”. Xem Westphal, Kenneth: Kant’s Transcendental Proof of Realism. Cambridge 2004, 41. Vì Westphal dường như cho rằng Kant, trong ngữ cảnh này, dùng để chỉ những sự vật vật chất như đá và bàn, nên theo tôi, không cần thiết phải gọi phương thức tình cảm đang bị đe dọa là ‘tiên nghiệm’.

29. Kant lưu ý, nhà duy tâm siêu việt không vượt ra ngoài das bloße Selbstbewußtsein - ý thức đơn thuần và không coi thường “etwas mehr, als die Gewißheit der Vorstellungen in mir một cái gì đó hơn là sự chắc chắn của các ý tưởng trong tôi (KrV, A370, xem A 371). Tuy nhiên, sự phản ánh nội tại của Kant không phải là vấn đề của sự xem xét nội tâm tâm lý, vì ông chỉ bắt đầu từ những đại diện đã cho để chỉ ra những đặc điểm cơ bản của bất kỳ loại nhận thức nào. Vì lý do này, tôi không nghĩ sẽ hữu ích khi đóng khung sự phản ánh của Kant về các hoạt động được thực hiện bởi tâm trí con người như là tâm lý siêu việt, như Patricia Kitcher đề xuất làm trong Tâm lý học siêu nghiệm của Kant, Oxford 1990. Kant không phủ nhận sự tồn tại của những thứ bên ngoài tâm trí, vì sự 'chuẩn bị' của sự tồn tại của sự vật chỉ có một mục đích phương pháp luận đơn thuần. Điều này được thể hiện rõ ràng qua đoạn sau trong Prolegomena: Da ich also den Sachen, die wir uns durch Sinne vorstellen, ihre Wirklichkeit lasse und nur unsre sinnliche Anschauung von dieen Sachen dahin einschränke, daß sie in gar keinem Stücke […] die Beschaffenheit derselben an ihnen selbst vorstelle. - Vì tôi cho phép những thứ mà chúng ta tưởng tượng thông qua các giác quan có thực tế và chỉ giới hạn nhận thức cảm tính của chúng ta về những thứ này để chúng không nằm trong bất kỳ phần nào […] tưởng tượng bản chất của chúng trong chính chúng. (Prol, AA 04: 292–293, sự nhấn mạnh của tôi, xem A 28 / B 44, A 491 / B 520). Kant nhiều lần chỉ ra rằng chủ nghĩa duy tâm siêu việt là vấn đề xem xét mọi thứ theo một khía cạnh nào đó: “Ich verstehe aber unter dem transscendentalen Chủ nghĩa duy tâm “aller Erscheinungen den Lehrbegriff, nach Welchem ​​wir sie insgesamt als bloße Vorstellungen, und nicht als Dinge an sinsehen, ach selbst, und demgemäß Zeit und Raum nur sinnliche Formen unserer Anschauung, nicht aber für sich gegebene Bestimmungen, oder Bedingungen der Objecte, als Dinge an sich selbst sind.” "Nhưng với chủ nghĩa duy tâm tiên nghiệm về mọi hiện tượng, tôi hiểu khái niệm giáo lý mà theo đó chúng ta coi chúng như một tổng thể đơn thuần là những đại diện chứ không phải là sự vật tự thân, và theo đó, thời gian và không gian chỉ là những dạng trực giác của chúng ta, chứ không phải là những quyết định được đưa ra trong bản thân chúng, hay những điều kiện của các đối tượng như một sự vật trong chính chúng (A 369, sự nhấn mạnh của tôi). Thật không may, Kant không phải lúc nào cũng thể hiện bản thân tốt về mặt này. Ông lưu ý ví dụ rằng những thứ bên ngoài in unserem System “trong hệ thống của chúng ta” là “nichts als bloße Erscheinungen, d.i. Vorstellungen in uns” không là gì khác ngoài các diện mạo, tức là Ý tưởng trong chúng ta” (A 371–372, xem A 490–491). Tuy nhiên, trong trường hợp này, cụm từ in unserem System 'trong hệ thống của chúng ta' có thể được coi là không ít để chỉ phương pháp cụ thể được sử dụng bởi nhà triết học tiên nghiệm. Thuật ngữ 'chủ nghĩa duy tâm tiên nghiệm' đã gây ra nhiều tranh luận vì nó thường được coi là hàm ý những lập luận và tuyên bố bậc nhất về bản chất của nhận thức thực tế hoặc thực nghiệm. Theo tôi, nhiều cuộc thảo luận này không liên quan quá nhiều đến việc Kant sử dụng thuật ngữ này như một tiêu đề cho phương pháp triết học của ông.

30. Do đó, Kant lưu ý liên quan đến Leibniz rằng “Erscheinung ihm die Vorstellung des Dinges an sich selbst [war], obgleich von der Erkenntniß durch den Verstand, der logischen Form nach, unterschieden - “Diện mạo đối với ông [là] đại diện cho vật tự nó, mặc dù khác về hình thức logic với nhận thức thông qua sự hiểu biết (KrV, A 270-271 / B 326).

31. “Daß daher unsere ganze Sinnlichkeit nichts als die verworrene Vorstellung der Dinge sei, welche lediglich das enthält, was ihnen an sich selbst zukommt, aber nur unter einer Zusammenhäufung von Merkmalen und Theilvorstellungen, die wir nicht mit Bewußtsein auseinander setzen, ist eine Verfälschung des Begriffs von Sinnlichkeit und von Erscheinung, welche die ganze Lehre derselben unnütz und leer macht.” – “Rằng toàn bộ tính nhục cảm của chúng ta không là gì khác ngoài sự thể hiện lẫn lộn của các sự vật, chỉ chứa đựng những gì thuộc về chúng tự thân chúng, nhưng chỉ dưới tích tụ của các đặc điểm và các đại diện bộ phận, mà chúng ta không giải thích một cách có ý thức, là sự chứng giả khái niệm về nhục cảm và về diện mạo, khiến cho toàn bộ việc giảng dạy về cùng một thứ trở nên vô dụng và trống rỗng.” (KrV, A 43 / B 60, xem A 44 / B 61, A 166 / B 207, A 271 / B 327). (KrV, A 43/B 60, cf. A 44/B 61, A 166/B 207, A 271/B 327).

 

 

 

 

 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét