Powered By Blogger

Chủ Nhật, 18 tháng 12, 2022

Phân tích Khoa học Xã hội về Tương tác Tình dục Con người-Động vật (I)

José María Valcuende del Río và Rafael Cáceres-Feria

Người dịch: Hà Hữu Nga 

Quan hệ tình dục giữa con người và động vật về cơ bản đã được tiếp cận như một bệnh lý trong các lĩnh vực y khoa và y sinh. Cách nghiên cứu như vậy đã không tính đến bản chất mang tính bối cảnh và biểu trưng của cái gọi là zoophilia thú dục. Có rất ít nghiên cứu phân tích thú dục từ quan điểm khoa học xã hội. Cấm kỵ xung quanh những thực hành này đã bịt miệng một thực tại hiện diện trong vô số xã hội. Bài viết của chúng tôi xem xét các cách thức cư xử khác nhau đối với hiện tượng này trong các ngành như nhân học, xã hội học và lịch sử, cho phép chúng ta hiểu ý nghĩa và tầm quan trọng khác nhau của thú dục tùy thuộc vào bối cảnh lịch sử và văn hóa. Phạm trù thú dục bao gồm một thực tại đa dạng. Các yếu tố như tuổi tác, giới tính hoặc tầm quan trọng không giống nhau của động vật ở các xã hội khác nhau giúp chúng ta hiểu được một hiện tượng phức tạp, đặt ra câu hỏi về sự tách biệt triệt để giữa con người và động vật, như đã được nhấn mạnh trong các nghiên cứu gần đây hơn trong lĩnh vực nhân học. Sự thay đổi mang tính bản thể luận đã dẫn đến sự hồi sinh của lĩnh vực nghiên cứu, trong các ngành khoa học xã hội, liên quan đến các tương tác giữa con người và động vật. Tuy nhiên, có những chủ đề vẫn còn là cấm kỵ: tình dục giữa các loài. Thực hành tình dục giữa con người và động vật đã được phân tích cơ bản từ góc độ y học, không quan tâm đến ảnh hưởng của bối cảnh văn hóa. Xuất phát từ việc xem xét thư mục kỹ lưỡng, ở đây chúng tôi thay đổi cách tiếp cận, cả từ xã hội học và nhân học, đã được sử dụng để phân tích hiện tượng này từ các quan điểm khác nhau, bao gồm cả thú dâm (bestiality giao hợp với động vật) thú dục (zoophilia ham dục động vật) và thú tình (zoosexuality tình dục với động vật).

1. Giới thiệu

 

Trong thời hậu hiện đại, động vật không còn đơn thuần là vật, tuân thủ ý đồ của con người nữa, mà ngày càng trở nên nổi trội theo đúng nghĩa của chúng. Quá trình này là rõ ràng ở cấp độ xã hội, trong sự gia tăng của các phong trào về quyền động vật và trong các cuộc tranh luận về pháp lý, văn hóa và đạo đức ngày càng gia tăng [1]: Quyền động vật nên mở rộng đến mức nào? Những quyền này có thể so sánh với quyền con người ở mức độ nào? Ngoài ra, cuối cùng làm thế nào để sự công nhận này ảnh hưởng đến chính việc xem xét con người phải là gì? Sự phát triển của một số loài nhất định không thể hiểu được nếu không có hành động của con người [2]. Tương tự như vậy, không thể hiểu được trải nghiệm của con người nếu không phân tích các tương tác kinh tế, biểu tượng, chính trị và thậm chí thuần túy thể chất của chúng ta với động vật. Khoa học xã hội nói chung và nhân học nói riêng đã đóng một vai trò quan trọng trong những năm gần đây trong việc đặt câu hỏi lý thuyết về ranh giới giữa con người và phi con người [3, 4, 5, 6, 7]. Trong lĩnh vực khoa học xã hội, ngày càng có nhiều mối quan tâm đến việc hiểu rõ ‘cái xã hội’ gắn liền với ‘cái môi trường’; điều này đòi hỏi suy nghĩ lại về mối quan hệ giữa con người và những sinh vật sống động và vô tri giác khác mà chúng ta tương tác [8]. Vấn đề này cuối cùng đòi hỏi chúng ta phải suy nghĩ lại về cách thức khảo sát của mình. Câu hỏi này được đặt ra trong tác phẩm tiêu biểu của Kohn [9], báo hiệu sự cần thiết phải “chuyển hướng thực hành dân tộc học sang một quá trình định vị các thế giới, vốn trước đây quá-con người, trong một loạt các mối quan hệ tương tác rộng lớn và mới nổi vượt khỏi phạm vi thuần túy con người”. [10].

 

Động thái đặt vấn đề về địa vị trung tâm của ‘con người’ bao gồm hai bình diện. Bình diện đầu tiên bác bỏ ranh giới giữa các loài, thậm chí đặt vấn đề về tính hợp lệ của thuật ngữ loài [11]. Thứ hai truy vấn các ranh giới giữa máy móc và con người [12]. Vì vậy, chúng ta đang bước vào giai đoạn mà một số tác giả đã bắt đầu định nghĩa là thời đại hậu nhân văn luận [13, 14, 15, 16]; điều này không chỉ tạo ra các cuộc tranh luận khoa học mà còn cả những đánh giá lại về đạo đức và luân lý [17]. Tuy nhiên điều đó có nghĩa là, trong việc tái biểu nghĩa các mối quan hệ giữa con người và động vật này trong các ngành khoa học xã hội, vẫn có một số khía cạnh đã và thực sự tiếp tục phải được đẩy tới nền tảng mà từ đó các quan điểm cũ và mới đều không khỏi ngại ngùng. Đó là trường hợp thực hành tình dục giữa con người và động vật. Trong nghiên cứu này, chúng tôi chú mục đến việc xem xét các cách tiếp cận khác nhau được tạo ra trong các ngành khoa học xã hội liên quan đến tình dục liên loài của con người. Chúng tôi biết rằng một chủ đề như thế này thu hút một mức độ chối bỏ xã hội nhất định, bao gồm toàn bộ các thái độ tranh luận về đạo đức. Ở đây, mục đích của chúng tôi không phải là xem xét sâu về các cuộc thảo luận như vậy, thay vào đó là phân tích cách thức mà các chủ đề, các thực hành được tạo dựng đã bị đặt ra ngoài ranh giới tình dục bình thường, bất chấp bằng chứng dân tộc học cho thấy ý nghĩa bất đồng của các thực hành đó tùy vào bối cảnh xã hội và lịch sử .   

 

2. Tiếp cận Lý thuyết về Quan hệ Tình dục giữa Người và Phi người     

 

Thực hành tình dục với động vật không phải là trọng tâm chú ý trong các ngành khoa học xã hội nói chung và nhân học nói riêng. Các quan điểm về tình dục đã bị ảnh hưởng sâu sắc bởi các diễn ngôn sinh học, y học và tâm lý, mà còn bởi các định kiến đạo đức và niềm tin tôn giáo của chính các nhà nghiên cứu. Tình dục đã được giải thích theo nghĩa sinh sản, mà không tính đến các ý nghĩa và các cách biểu đạt khác [18]. Nếu sự che giấu này được thể hiện rõ ràng trong các mối quan hệ liên loài không phải con người, thì sự im lặng xung quanh việc con người tham gia vào các thực hành như vậy hầu như không có gì đáng ngạc nhiên. Các thực hành tình dục giữa con người và động vật không chỉ đặt ra câu hỏi về mô hình dị thường tính, mà còn vượt qua ranh giới của những gì được coi là con người nghiêm ngặt [19]. Việc làm sáng tỏ những ‘quan hệ tình dục’ này ‘giải thần thánh hóa’ tình dục con người. Nó lần ngược trở lại một loại động vật tính bị phủ nhận trong tầm nhìn nhân trung tâm luận, thể hiện con người khác biệt về chất so với các loài động vật khác. Không phải ngẫu nhiên mà những loại thực hành này được công nhận trước tiên ở những kẻ được coi là ‘ít’ con người hơn. Bằng chứng về quan hệ tình dục giữa con người và động vật đã được sử dụng để vạch ra ranh giới giữa các tộc ‘man rợ’ và ‘văn minh’. Các nhà biên niên sử kể lại các quá trình ‘thuộc địa hóa’ thường xuyên mô tả tất cả các thực hành hợp pháp hóa sự thống trị đối với ‘kẻ khác’ bị động vật hóa, một loại sinh vật phải được dạy dỗ, thống trị và thực dân hóa [20, 21, 22].     

 

Mặc dù nhận thức về thú dâm bestiality đã củng cố hình ảnh của những kẻ man rợ phi-phương Tây, nhưng từ thế kỷ 19 trở đi, nó cũng được sử dụng để đánh dấu ‘bọn người nguyên thủy’ nội tại, những thành viên dân cư không đáp ứng được các tiêu chuẩn của cuộc sống thành thị: nông dân. Trong tác phẩm tiêu biểu của Kinsey [18] về tình dục, thì thú dục ở Mỹ có vị trí vững chắc trong thế giới nông thôn. Đối với tác giả này, bối cảnh nông thôn đã giúp giải thích chứng thú dục, vì đây là môi trường có sự kiểm soát tình dục mạnh mẽ và phụ nữ ít được tiếp cận. Không có lúc nào người ta cho rằng đó có thể là một lựa chọn tự nguyện hay một sở thích: tiếp xúc với động vật được coi là sự thay thế quan hệ tình dục với phụ nữ [18]. Cách giải thích tương tự này có thể được tìm thấy trong nghiên cứu về thú dâm ở Thụy Điển trong thời hiện đại [23, 24]. Như Miletski [25] đã lưu ý, có một định kiến phổ biến về chứng thú dục là hành vi của những gã nông dân nghèo khổ và dốt nát. Tuy nhiên, điều gì xảy ra trong trường hợp các xã hội đô thị văn minh?       

 

Văn liệu về thú dâm và thú dục ở bất kỳ mức độ nào, cũng khan hiếm hơn nhiều trong bối cảnh đô thị, trước khi Internet xuất hiện, như chúng ta sẽ thấy sau này. Thúc dục đô thị ít được ghi lại hơn và cách tiếp cận lý thuyết được thực hiện cũng khác nhau. Thực hành tình dục với động vật trong bối cảnh thuộc địa và ở các vùng nông thôn được hiểu là một vấn đề đạo đức. Chúng mang đặc tính tập thể vượt qua cá nhân, do đó việc biện minh cho các hành động ‘giáo dục’ và ‘đạo đức hóa’. Trong thế giới đô thị, thú dục không còn là một vấn đề xã hội học và nhân học, mà thay vào đó được coi là một chứng rối loạn tâm thần cá nhân. Cái được hiểu là vô đạo đức ở ‘bọn nguyên thủy’ thì được coi là rối loạn tâm thần trong các cư dân ‘hiện đại’. Sự tiến hóa của các thuật ngữ được sử dụng để biểu thị các thực hành tình dục giữa con người và động vật cho thấy một sự thay đổi ý nghĩa mà về bản chất có liên quan đến những biến đổi trong các mô hình xã hội về tình dục; nói cách khác là các hệ thống quản lý ham muốn của xã hội. Trên cơ sở của những mô hình này, tính chuẩn thường và tính lệch lạc được tạo dựng, và một số thực hành nhất định được tưởng thưởng hoặc bị trừng phạt, như đề xuất của Rubin [26], tùy thuộc vào mức độ gần hoặc xa của chúng với cái ‘phải là’ chuẩn mực về tình dục.       

 

Khi xem xét dữ liệu dân tộc học, chúng ta thấy rằng những thực hành này không chỉ giới hạn trong một xã hội cụ thể, mà lan rộng khắp hành tinh và có thể thấy trong suốt lịch sử, từ thời tiền sử cho đến tận bây giờ [27, 28]. Tuy nhiên, lý do chối bỏ quan hệ tình dục với động vật không phổ biến và không cố định theo thời gian. Trong một số trường hợp, những mối quan hệ như vậy đã bị pháp luật và cả tôn giáo lên án. Do đó, sách Lê-vi Ký (18:23) tuyên rằng: “Chớ nằm cùng một con thú nào, mà gây cho mình bị ô-uế với nó; một người đờn-bà chớ nằm cùng thú-vật nào; ấy là một sự quái-gớm”; (20: 15): “Nếu một người nam cấu-hiệp cùng thú vật, thì hẳn phải bị xử-tử, và các ngươi hãy giết thú đó đi. Nếu một người nữ lại gần một con thú đặng cấu-hiệp cùng nó, ngươi hãy giết người nữ và con thú đó đi; huyết nó sẽ đổ lại trên mình nó”. [29,29*] Ở châu Âu, cho đến cuối thế kỷ 19, thú dâm giống như kê gian giữa đàn ông với nhau. Các hạng mục này rõ ràng vi phạm đạo đức và phải bị trừng phạt vì chúng bị coi là tội lỗi và do đó, trong bối cảnh ấy, là một tội ác. Tuy nhiên, từ thế kỷ 19 trở đi, với sự phát triển của tâm thần học, đã có một sự thay đổi quan trọng trong cách đối xử với những loại quan hệ này. “Thói trụy lạc’ và ‘vô đạo’ đã được chuyển từ việc thực hành sang con người. Các hành vi đã được bản chất hóa và liên kết với các cơ thể ‘bệnh tật’. Như Foucault báo hiệu [30], trong suốt thế kỷ 19, y học đã cung cấp cho giai cấp tư sản những cách thức mới để hợp pháp hóa sự kiểm soát xã hội đối với những kẻ bất đồng chính kiến nói chung và những kẻ bất đồng chính kiến về tình dục nói riêng. Quá trình này xảy ra không chỉ liên quan đến tình dục với động vật mà còn ở các quan hệ tình dục phi sinh sản khác (quan hệ đồng giới, thủ dâm, bái vật tình dục.) [26, 30, 31].

 

Y học và tâm thần học đã đưa ra ánh sáng vô số loại tình dục ngoại biên bị coi là bệnh tật [26, 30]. Vào năm 1886, bác sĩ tâm thần người Đức Krafft-Ebing đã phân biệt giữa thú dâm và thú dục. Ông đã sử dụng thuật ngữ bestiality thú dâm cho các hoạt động chỉ nhằm mục đích thỏa mãn ham muốn tình dục thông qua việc sử dụng các loài khác. Thú dâm được giải thích bằng các điều kiện tâm bệnh học hoặc ‘cơ sở đạo đức’: ham muốn tình dục quá mức hoặc thiếu cơ hội để thỏa mãn ham muốn này ‘một cách tự nhiên’. Mặt khác, thuật ngữ thú dục zooerasty/ zoophilia đề cập đến các hành vi bệnh lý ám chỉ sự hấp dẫn tình dục và cảm xúc đối với động vật [32]. Tuy nhiên, có một nhóm trường hợp khác cũng thuộc phạm trù thú dâm, trong đó rõ ràng là có cơ sở bệnh lý, được biểu thị bằng dấu hiệu bệnh nặng, rối loạn thần kinh thể chất, bất lực đối với hành vi bình thường, cách thức bốc đồng khi thực hiện hành động phi tự nhiên. Theo cách phân biệt này, Ellis [33] tuyên bố rằng thú dâm có nghĩa là “một cá nhân khá bình thường, nhưng thuộc về một cấp độ văn hóa thấp”. Mặt khác, thú dục sẽ áp dụng cho “cá nhân khác mà anh ta có thể thuộc về một tầng lớp xã hội tinh lọc hơn, nhưng bị ảnh hưởng bởi mức độ thoái hóa sâu sắc”.

 

Thuật ngữ thú dục zoophilia dần dần thay thế cho cái nhãn thú dâm, và đã được đưa vào Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê Rối loạn Tâm thần (DSM) do Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ (APA) biên soạn [34] như một loại paraphilia nghịch dục. Thú dục Zoophilia lần đầu tiên xuất hiện dưới dạng nghịch dục paraphilia trong ấn bản thứ 3 của Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê Rối loạn Tâm thần (DSM-III) năm 1980. Trong ấn bản thứ 3 sửa đổi của DSM-III-R (APA, Washington, D.C., USA, 1987) nó được gọi là Paraphilia NOS (Not Other Specified) [35] hoặc Paraphilia. Bệnh lý của chứng thú dục ngụ ý rằng bất kỳ phương pháp điều trị nào cho vấn đề này về cơ bản đều được đánh dấu bằng định hướng y tế/tâm thần [36, 37, 38, 39, 40, 41]. Khi diễn ngôn này gắn thú dục với bệnh lý học, thì các văn liệu được tập hợp và phát triển đã phân tích mối liên hệ giữa các thực hành này và một loạt các hành vi gây hấn và bạo lực trong lĩnh vực nghiên cứu pháp y và tội phạm học [42, 43, 44, 45, 46]. Rất ít công trình nghiên cứu xem xét thú dục từ quan điểm của khoa học xã hội. Một nghiên cứu quan trọng về tác động của nó đã được Midas Dekkers thực hiện [27], bằng cách phân tích các quan hệ tình dục với động vật theo khuôn khổ tâm lý học, pháp luật, văn chương, nghệ thuật và quảng cáo. Các mô tả nghệ thuật thường xuyên về thực hành tình dục giữa con người và động vật ở các thời điểm khác nhau trong lịch sử và giữa các nền văn hóa khác nhau đã làm dấy lên mối quan tâm đặc biệt: một ví dụ nổi tiếng là các tác phẩm điêu khắc trong các ngôi đền Hindu-Jain ở Khajuraho Ấn Độ (thế kỷ X–XI), cùng với vô số hành vi tình dục khác nhau, thể hiện hành động giao hợp giữa con người và động vật [47, 48].

 

Một số nghiên cứu lịch sử cũng đã xử lý vấn đề thú dâm, đặc biệt thông qua việc phân tích các thủ tục tố tụng pháp lý chống lại những người bị buộc tội về những hành vi như vậy [23, 24, 49]. Các nghiên cứu lịch sử giáo dục đã nhấn mạnh tỷ lệ phổ biến của những thực hành này trong các bối cảnh và giai đoạn lịch sử khác nhau. Tuy nhiên, đây phần lớn vẫn chỉ là một tập hợp các ví dụ mang tính giai thoại, không giúp ích gì nhiều cho sự hiểu biết của chúng ta về tầm quan trọng và ý nghĩa xã hội của chúng [50]. Dữ liệu rời rạc và phi ngữ cảnh, những khó khăn về phương pháp luận trong việc tiếp cận với những người cung cấp thông tin không được đánh dấu bằng cách loại trừ (như trường hợp trong các nghiên cứu tội phạm học), cùng với định kiến đạo đức của chính các nhà nghiên cứu và sự phổ biến của cách nhìn y học hóa là những lý do chính đằng sau tình trạng thiếu quan tâm của xã hội học và nhân học đến vấn đề này. Tuy nhiên, điều này đã bắt đầu thay đổi trong những năm gần đây do các hoạt động tình dục này ngày càng phổ biến trên Internet.    

 

3. Đóng góp của Nhân học và Xã hội học trong Nghiên cứu Thú dục       

 

Nghiên cứu nhân học về quan hệ tình dục giữa động vật và con người còn khan hiếm [51]. Các nghiên cứu dân tộc học chỉ bao gồm các tài liệu tham khảo mang tính giai thoại [52, 53, 54, 55, 56, 57]. Tiền đề xuất phát điểm trong những cách tiếp cận như vậy cho rằng thú dục là một sự sai lệch so với tình dục chuẩn mực, một thực tế được đặt câu hỏi trong các tác phẩm khác tiếp cận hiện tượng này từ quan điểm không nhất thiết mang tính bệnh học. Trong công trình đột phá của mình về nhân học tình dục, Đời sống Tình dục của Bọn rợ Tây Bắc Melanesia [52], Malinowski chỉ dành một trang cho những thực hành như vậy. Ông đưa các thực hành ấy vào phạm trù tình dục đê tiện (cùng với thói phô bày bộ phận sinh dục, đồng tính luyến ái, thủ dâm, quan hệ tình dục qua hậu môn và miệng), thay thế cho việc thực hành đầy đủ xung lực tình dục. Ông chỉ đưa vào trường hợp quan hệ tình dục giữa gã đàn ông và con chó cái, một hành vi được coi là lố bịch và được xếp vào loại đáng tởm và bất khả cứu chuộc [52]. Ông còn lưu ý rằng trong quá khứ, hành vi này bị trừng phạt nghiêm khắc hơn. Kẻ liên quan bị buộc tội là phù thủy và con vật đã bị hiến tế. Ông nhanh chóng so sánh thú dâm với bệnh ‘đồng dâm’, khi khẳng định rằng người Trobiand coi điều đó còn vô lý hơn.  

 

Ngay cả Evans-Pritchard cũng không đề cập đến vấn đề này, mặc dù ông quan tâm đến tình dục và nghiên cứu về các xã hội như người Zande và người Nuer, trong đó mối quan hệ giữa động vật và con người rất gần gũi. Tác phẩm của ông chỉ có một chú thích về một vụ án liên quan đến một con bò cái. Ông lão có liên quan, quá xấu hổ và hối hận, đã hiến tế con vật và cũng dùng giáo cắt đứt ngón tay của mình như một cách chuộc tội [56]. Trong số công trình đề cập trực tiếp hơn đến thú dục là nghiên cứu của Devereux [58] về người Mohave ở Bắc Mỹ, và nghiên cứu của LeVine [59] về người Kisii ở Kenya. Gần đây hơn, Marie-Christine Anest [60] đã khảo sát thú dục ở Cyprus và Crete. Theo ghi nhận của Devereux [58], mối quan hệ với động vật không giống nhau ở mọi nền văn hóa và cũng không giống nhau với mọi loài. Tác giả này giải thích rằng, đối với người Mohaves ở Bắc Mỹ, đàn ông và động vật vốn không phân biệt [58]. Ellis [33] có cùng quan điểm, cho rằng những loại thực hành này được các tộc ‘nguyên thủy’ ưa chuộng vì quan niệm của họ về tự nhiên, trong đó không có rào cản giữa con người và động vật. Điều tương tự cũng đúng với những người nông dân vì họ đã quen thuộc với những con thú của mình. Mặc dù một số tác giả nhấn mạnh sự quen thuộc và gần gũi với động vật khi giải thích các hoạt động tình dục giữa người và động vật, nhưng những tác giả khác lại chỉ ra tác động ngược lại của ‘sự gần gũi’. Ví dụ, Ruelland [61] khi khảo sát tộc người Tupuri, đã lưu ý rằng thú dục giống như loạn luân. Đôi khi, sự gần gũi với một số loài động vật có nghĩa là từ chối quan hệ tình dục, tùy thuộc vào tầm quan trọng của con vật đó, và còn tùy thuộc vào các biến số khác, vốn không kém phần cơ bản khi hiểu được cách thức, loài nào và bối cảnh nào cho phép được quan hệ tình dục.          

 

Không phải tất cả các loài đều có giá trị như nhau hoặc được coi là thích hợp cho quan hệ tình dục. Theo Devereux, người Mohaves và Yuma chỉ quan hệ tình dục với ngựa cái, lừa cái,  hoặc bò cái. Trong các trường hợp được phân tích ở Thổ Nhĩ Kỳ, quan hệ tình dục chỉ được phép thực hành với động vật không bị giết mổ ăn thịt, chẳng hạn như chó và lừa [62,63]. Hơn nữa, quan hệ tình dục với động vật không phải là thích hợp với mọi cá nhân, cũng như không được chấp nhận trong mọi trường hợp. Thú dục thường tái tạo các quy tắc dị thường và quan hệ với động vật đồng giới không được chấp nhận, như trường hợp ở bắc Costa Rica [64]. Nghiên cứu được tiến hành trong các lĩnh vực thú dục và thú dâm lưu ý rằng các biến số như tuổi tác, giới và vị trí xã hội ảnh hưởng đến khả năng chấp nhận các thực hành tình dục như vậy. Tài liệu tham khảo về các trường hợp thú dục và thú dâm thường tập trung vào nam giới. Điều này hầu như không có gì đáng ngạc nhiên, vì quan điểm nam trung tâm luận thường phổ biến trong các nghiên cứu về tình dục. Tuy nhiên, chúng ta biết rằng phụ nữ trong những bối cảnh ‘truyền thống’ ấy cũng đã tham gia vào các thực hành như vậy. Thú dâm nữ thường gắn liền với các động vật có liên quan đến phạm vi trong nhà, chẳng hạn như chó [32, 65, 66]; do đó, không phải ngẫu nhiên mà trong nhiều nền văn hóa, một người đàn ông có hành vi tình dục với chó cái được coi là điều không thể tưởng hoặc kỳ cục [58]. Ở bắc Costa Rica, trong khi quan hệ tình dục với lợn cái hoặc lừa cái được coi là bình thường, thì quan hệ tình dục giữa nam thiếu niên và chó cái bị chối bỏ và chế giễu [64]. Ở Hy Lạp, chó bị cấm cho những thực hành tình dục, bị coi là không trong sạch và người ta lo sợ về những căn bệnh có thể mắc phải [60]. Trong số các tộc người Inuit, quan hệ tình dục với chó thấy ở cả nam và nữ. Tình dục của đàn ông với chó cái được quy định: phải thực hành ở ngoài trời, không bao giờ được ở trong nhà và con vật phải động dục [63].

 

Như chúng ta thấy qua những trường hợp này, mỗi bối cảnh xã hội xác định các quy tắc riêng của nó liên quan đến loài được phép quan hệ tình dục. Trái ngược với cách nhìn thể hiện tình dục nói chung và tình dục với động vật nói riêng, như một hiện thực mang tính cá nhân, nghiên cứu về hiện tượng này cho thấy rằng các hoạt động tình dục với động vật có tính định chuẩn và do đó, có tính chất tập thể. Các xã hội khác nhau trong đó những thực hành như vậy đã được khảo sát gợi lên vấn đề đối với cách nhìn thống trị về tình dục với động vật như một thực hành thái quá, không có bất kỳ quy định nào. Chúng ta không nên quên rằng các quy tắc pháp lý chỉ là một phương tiện để điều chỉnh và phong tục đó cũng xác định những gì nên làm hoặc không nên làm trong lĩnh vực tình dục. Dữ liệu dân tộc học về các thực hành tình dục với động vật làm nổi bật một loạt tương quan. Đầu tiên là bình thường hóa các hoạt động tình dục trong thời thơ ấu và thanh thiếu niên. Thứ hai là mối liên hệ giữa thực hành tình dục với động vật và nam tính. Đôi khi, những thực hành này có thể được kết hợp với các nghi thức chuyển đổi của nam giới. Ở Thụy Điển, vào thế kỷ 17 và 18, quan hệ tình dục với động vật rất phổ biến. Liliequist [23] cho rằng số lượng lớn các trường hợp liên quan đến trẻ vị thành niên dưới 15 tuổi có liên quan đến việc khám phá tình dục. Rydström [24] cũng tin rằng thú dâm ở Thụy Điển vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 là hành vi phổ biến của các nam thiếu niên từ 15 đến 17 tuổi, và đôi khi đó là một thực tiễn mang tính tập thể. Tác giả này gợi ý rằng những hành vi như vậy có thể được hiểu là một hình thức thử nghiệm tình dục trong bối cảnh mà tình dục động vật được thể hiện rõ ràng hơn, trong khi tình dục của con người là rời rạc và đầy sượng sùng.

 

Đối với người Kisii ở Kenya [59], tình dục với động vật ở trẻ dưới mười sáu tuổi được xem là một thói buông thả nhất định. Điều này được hiểu là bọn trẻ đang thử nghiệm năng lực tình dục của mình. Tuy nhiên, sau độ tuổi ấy, những hành vi tương tự sẽ bị kiểm duyệt và trừng phạt. John Money [67] lưu ý rằng trong số các dân tộc thời tiền- Columbus ở bờ biển Caribe của Colombia, nam thanh niên thường có được kỹ năng tình dục để kết hôn thông qua quan hệ tình dục với lừa. Đây không chỉ đơn giản là một thực tế lịch sử; hiện tại, trên bờ biển Caribe của Colombia, kiểu quan hệ tình dục này vẫn diễn ra, đến mức cư dân của khu vực này có tiếng là comeburras nghĩa đen là “bọn ăn thịt lừa”, nghĩa là họ quan hệ tình dục với lừa) [68 ]. Khi còn rất nhỏ, bảy hoặc tám tuổi, trẻ em bắt đầu có những trải nghiệm tình dục đầu tiên với lừa cái. Họ thậm chí có thể trả tiền để quan hệ tình dục với những con vật này [69]. Ở những nơi khác ở Trung Mỹ, những thực hành tương tự cũng đã xảy ra phổ biến. Năm 2004, chúng tôi phỏng vấn một số nam giới ở phía bắc Costa Rica, trong một khu định cư gần biên giới với Nicaragua, họ kể lại việc các cậu bé thường bắt đầu quan hệ tình dục với động vật như thế nào. Điều đó chỉ được nói đến giữa những người đàn ông với nhau; họ không chia sẻ bí mật ấy với phụ nữ. Ở đó, hình thức tình dục này được che giấu từ những năm 1980 trở đi, khi những người bên ngoài lần đầu tiên đến cộng đồng của họ đánh giá những thực hành này là đồi trụy.

 

Ở Mexico, các trường hợp thanh thiếu niên tuổi dậy thì đã được ghi nhận có quan hệ tình dục theo nhóm, các hành vi như thủ dâm và quan hệ tình dục với nhiều loài động vật khác nhau - lừa cái, bê cái, gà mái, gà tây và dê cái [70]. Điều này cũng đúng ở Honduras [71]. Quan hệ tình dục giữa người và động vật cũng đã được ghi nhận trong một số xã hội người Amazon bản địa. Theo Erikson [72], đối với trường hợp người Matis ở Amazon thuộc Brazil, nam giới trưởng thành đi vào rừng nhiệt đới để thỏa mãn tình dục với con lười, một loài mà họ thường thuần hóa. Đây không phải là một trường hợp ngoại lệ vì, như tác giả này lưu ý, “Các thực hành thú dục ở các khu rừng Amazon phổ biến không kém so với ở các vùng nông thôn của Châu Âu” [72], khi chỉ ra một số tác giả cung cấp dữ liệu về vấn đề này: Edeb, đối với trường hợp người Aché ở Paraguay [73]; Morey và Metzger đối với người Guahibo của Đồng bằng Orinoco [74]. Các hành vi tình dục với chó cái cũng được ghi nhận ở người Karitiana ở Brazil [75].

 

Người Địa Trung Hải cũng không phải là ngoại lệ, như nhà nhân chủng học Pháp Marie-Christine Anest [60] đã chỉ ra ở các đảo Crete và Cyprus. Ngay cả những năm 1980, các cậu bé và thanh thiếu niên, trong độ tuổi từ 6 đến 17, đã bắt đầu quan hệ tình dục bằng cách thực hiện hành vi tình dục với lừa cái, lợn nái, dê cái và chim. Ở Hy Lạp, cũng như ở những nơi khác trên thế giới, những tập tục này được coi là bí mật ở các gã trai. Chúng là những trải nghiệm được chấp nhận khi còn trẻ, nhưng phải bị loại bỏ khi cậu bé đến tuổi trưởng thành. Ở Anatolia, Thổ Nhĩ Kỳ, quan hệ tình dục giữa nam thiếu niên và lừa cái phần nào được chấp nhận ở các cộng đồng nông thôn [76, 77]. Nhà xã hội học người Phần Lan Edward Westermarck [78] khẳng định rằng ở các vùng thuộc Marocco, một số cậu bé đến tuổi dậy thì có thể thực hiện hành vi tình dục với lừa với niềm tin rằng điều này sẽ tăng cường khả năng tình dục và sẽ làm to dương vật của chúng. Tuy nhiên, những thực hành tương tự này ở người lớn bị coi là lố bịch và bị bác bỏ. Thực tế không có nghiên cứu nào về thú dục ở Tây Ban Nha, ngoại trừ văn bản của Coca et al. [79], tài liệu ghi lại một số trường hợp ở các dân cư nông thôn miền tây Andalusia.

 

Các tác giả lập luận rằng quan hệ tình dục giữa người và động vật có liên quan đến việc học hỏi về tình dục ở bọn trẻ trai và lũ vị thành niên. Bài viết này nêu bật những tương đồng nhất định giữa các dạng thức thú dục được ghi nhận trong các nghiên cứu ở Địa Trung Hải và Châu Mỹ Latin. Đôi khi, tình dục với động vật có thể xảy ra trong thời niên thiếu, gần như là một nghi thức chuyển qua, trước khi có quan hệ tình dục giữa nam và nữ. Nghiên cứu cũng nhấn mạnh tính ‘bí mật’ của những thực hành này, vốn được biết đến trong nhóm bạn bè, nhưng lại bị che giấu bên ngoài nhóm, đặc biệt là với phụ nữ. Bọn trẻ trai tương tác với động vật, chúng chơi trò ‘làm động vật’ và chúng cũng chơi trò ‘làm đàn ông’. Thực hành tình dục với các loài khác được đan xen vào việc tạo dựng nam tính. Một mô hình tiêu cực được tạo dựng tương phản với những ‘kẻ khác’: phụ nữ, bọn đàn ông thấp kém, lũ trẻ trai [80,81]; và cũng tương phản với động vật.

 

Bằng cách phân tích các văn bản nhân học và xã hội học quan trọng về thú dục trong các bối cảnh văn hóa đa dạng, chúng tôi đã lưu ý rằng thú dục không phải lúc nào cũng được coi là lệch lạc. Có những quy tắc chấp nhận về thời gian, cách thức và địa điểm thực hành tình dục với động vật. Tuy nhiên, mặc dù những cuộc khảo sát này làm sáng tỏ một số khía cạnh nhất định của tình dục liên loài ở con người, nhưng chúng cũng xuất trình những khoảng tối nào đó cần được hướng đến. Thứ nhất, khi thảo luận về tình dục với động vật, về cơ bản nó được thực hiện liên quan đến tình dục của nam giới. Thế còn các thực hành tình dục của phụ nữ với động vật thì sao? Khía cạnh này thực tế đã trở nên vô hình, giống như tình dục nữ giới vậy. Tuy nhiên, tình trạng thiếu nghiên cứu về vấn đề này hoàn toàn trái ngược với: (1) sự phong phú của các hình tượng nghệ thuật thể hiện phụ nữ tham gia vào hành vi tình dục với động vật [27] và (2) thực tế ngày càng nổi bật của phụ nữ trong các sản phẩm khiêu dâm thú dục, về cơ bản nhắm đến khán giả nam giới. Vấn đề thứ hai hầu như không nhận được bất kỳ sự chú ý nào là điều gì xảy ra với các thực hành tình dục trong bối cảnh đô thị mà giờ đây, nhờ có Internet, đang lồ lộ hiện ra như một thực tế hiển nhiên. Về thực chất, khoa học rõ ràng vẫn mang tính chất trình diễn, luôn tìm thấy những gì nó đang tìm kiếm, phù hợp với bối cảnh xã hội của việc tạo ra tri thức định hướng cái nhìn của chúng ta. Việc cất giọng hay lặng thinh của khoa học rõ ràng mang tính chính trị. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, đã có các tái diễn giải những thực hành này như một hình thể hoặc một danh tính mới được định hình: tình dục với động vật.

_____________________________________

 

(Còn tiếp…) 

 

Nguồn: José María Valcuende del Río and Rafael Cáceres-Feria (2020). Social Scientific Analysis of Human-Animal Sexual Interactions, In Animals 2020, 10, 1780.

Tác giả: 1) José María Valcuende del Río: Tiến sĩ Nhân học, Đại học Seville, Thạc sĩ Xã hội học Lãnh thổ. Điều phối viên Mạng lưới LIESS (Phòng thí nghiệm Mỹ Latinh về Nghiên cứu Lịch sử Xã hội về Tình dục). Hiệp hội Nhà Nhân học Mạng lưới Mỹ Latinh (AIBR). 2). Rafael Cáceres-Feria (Tây Ban Nha): Đại học Pablo de Olavide. Các hướng nghiên cứu: Tình dục; giới tính; bản sắc tập thể; du lịch; tiếng Flemish.

References

1.Ingold T. The Perception of the Environment: Essays on Livelihood, Dwelling and Skill. Routledge; London, UK: 2000.

2.Haraway D. The Companion Species Manifesto: Dogs, People, and Significant Otherness. Prickly Paradigm Press; Chicago, IL, USA: 2003.

3.Descola P. Human natures. Soc. Anthropol. 2009;17:145–157.

4. Descola P. Más allá de naturaleza y cultura. Amorrortu; Buenos Aires, Argentina: 2012.

5. Latour B. Nunca fuimos modernos. Siglo XXI; Buenos Aires, Argentina: 2007.

6. Viveiros de Castro E. Metafísicas caníbales: Líneas de Antropología Postestructural. Katz; Buenos Aires, Argentina: 2010.

7.Viveiros de Castro E. La mirada del Jaguar: Introducción al Perspectivismo Amerindio. Tinta Limón; Buenos Aires, Argentina: 2013.

8.Ingold T. Introduction. In: Ingold T., editor. What is an animal? Routledge; London, UK: 1988. pp. 1–16.

9.Kohn E. How dogs dream: Amazonian natures and the politics of transspecies engagement. Am. Ethnol. 2007;34:3–24.

10.Kohn E., Cruzada S.M. How dogs dream. Ten years later. AIBR: Rev. Antropol. Iberoam. 2017;12:273–311.

11.Singer P. Heavy Petting. [(accessed on 1 September 2019)];

12.Haraway D. A manifesto for cyborgs: Science, technology, and socialist feminism in the 1980. In: Seidman E., editor. The Postmodern Turn: New Perspectives on Social Theory. Cambridge University Press; Cambridge, UK: 1994. pp. 82–115.

13.Hayles N.K. How We Became Posthuman: Virtual Bodies in Cybernetics, Literature, and Informatics. University of Chicago Press; Chicago, IL, USA: 1999.

14.Lafontaine C. La cybernétiquematrice du posthumanisme. Cités. 2000;4:59–71. 15. Cooney B. Posthumanity: Thinking Philosophically about the Future. Rowman & Littlefield Publishers; Lanham, Maryland: 2003.

16.Wolfe C. What Is Posthumanism? University of Minnesota Press; Minneapolis, MN, USA: 2010.

17. Dalla Bernardina S. Amours sans frontières: Nouveaux horizons de la zoophilie à l’époque de la libération animale. Anthropol. Soc. 2015;39:103–120.

18.Kinsey A.C., Pomeroy W.B., Martin C.E. Sexual Behavior in the Human Male. WB Saunders; Philadelphia, PA, USA: 1948.

19.Vincent J. Nature adamique et nature déchue: Une culture qui ne dit pas son nom. In: Bartholeyns G., Dittmar P.O., Golsenne T., Har-Peled M., Jolivet V., editors. Adam et l’astragale: Essais d’anthropologie et d’histoire sur les Limites de L’humain. Editions de la MSH; Paris, France: 2009. pp. 137–152.

20.Amodio E. El detestable pecado nefando: Diversidad sexual y control inquisitorial en Venezuela durante el Siglo XVIII. Nuevo Mundo Mundos Nuevos. 2012

21.Bazant M. Bestialismo: El delito nefando, 1800-1856. In: Staples A., Gonzalbo Aizpuru P., editors. Historia de la vida cotidiana en México, v. 4: Bienes y vivencias, el siglo XIX. Fondo de Cultura Económica; México, D. F., México: 2002. pp. 429–462. 22. Vega Umbasia L.A. Pecado y delito en la colonia: La bestialidad como una forma de contravención sexual (1740–1808) Instituto Colombiano de la Cultura Hispánica; Bogotá, Colombia: 1994.

23.Liliequist J. Peasants against nature: Crossing the boundaries between man and animal in seventeenth-and eighteenth-century Sweden. J. Hist. Sex. 1991;1:393–423.

24.Rydstrom J. Sinners and Citizens: Bestiality and Homosexuality in Sweden, 1880–1950. University Chicago Press; Chicago, IL, USA: 2003.

25.Miletski H. Understanding Bestiality and Zoophilia. East-West Publishing; Bethesda, MD, USA: 2002.

26.Rubin G. Thinking sex: Notes for a radical theory of the politics of sexuality. In: Vance C.S., editor. Pleasure and Danger: Exploring Female Sexuality. Routledge & K. Paul; Boston, MA, USA: 1984. pp. 267–319.

27.Dekkers M. Deares Pet on Bestiality. Verso; London, UK: 1994.

28.Miletski H. Is zoophilia a sexual orientation? A study. Anthrozoos. 2005;18:82–97. 29. Beirne P. Confronting Animal Abuse: Law, Criminology, and Human-animal Relationships. Rowman & Littlefield Publishers; Lanham, MD, USA: 2009.

29*.Kinh thánh Cựu ước và Tân ước, United Bible Societies, Vietnamese 53-UBS-1990-18.1 M, printed in Korea.

30.Foucault M. Histoire de la sexualité, 1: La volonté de savoir. Éditions Gallimard; Paris, France: 1976.

31.Weeks J. Sexuality and Its Discontents: Meanings, Myths, and Modern Sexualities. Routledge; London, UK: 1985.

32.Krafft-Ebing R. Psychopathia Sexualis. A. Davis Campany Publishers; Philadelphia, PA, USA: 1894.

33.Ellis H. Studies in the Psychology of Sex: Erotic Symbolism, the Mechanism of the Detumescence the Psychic State in Pregnancy. FA Davis; Philadelphia, PA, USA: 1923.

34.American Psychiatric Association . Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders (DSM-5®) American Psychiatric Publishing; Washington, DC, USA: 2013. 35. Navarro J.C., Tewksbury R. Bestiality: An overview and analytic discussion. Sociol. Compass. 2015;9:864–875.

36.Cerrone G.H. Zoophilia in a rural population: Two case studies. J. Rural Community Psychol. 1991;12:29–39.

37.Alvarez W.A., Freinhar J.P. A prevalence study of bestiality (zoophilia) in psychiatric in-patients, medical in-patients, and psychiatric staff. Int. J. Psychosom. 1991;38:45–47. 38. Beetz A.M. Love, Violence, and Sexuality in Relationships between Humans and Animals. Shaker Verlag; Aachen, Germany: 2002.

39.Miletski H. Zoophilia: Implications for therapy. J. Sex. Educ. Ther. 2001;26:85–89.

40. Peretti P.O., Rowan M. Variables associated with male and female chronic zoophilia. Soc. Behav. Pers. 1982;10:83–87. doi: 10.2224/sbp.1982.10.1.83.

41.Earls C.M., Lalumière M.L. A case study of preferential bestiality. Arch. Sex. Behav. 2009;38:605–609.

42.Aggrawal A. A new classification of zoophilia. J. Forensic. Leg. Med. 2011;18:73–78.

43.Ascione F.R. Bestiality: Petting, "humane rape," sexual assault, and the enigma of sexual interactions between humans and non-human animals. In: Beetz A.M., Podberscek A.L., editors. Bestiality and Zoophilia: Sexual Relations with Animals. Purdue University Press; West Lafayette, IN, USA: 2005. pp. 120–129.

44.Duffield G., Hassiotis A., Vizard E. Zoophilia in young sexual abusers. J. Forensic Psychiatry. 1998;9:294–304.

45.Flynn C.P. Animal abuse in childhood and later support for interpersonal violence in families. Soc. Anim. 1999;7:161–172.

46.Hensley C., Tallichet S.E., Singer S.D. Exploring the possible link between childhood and adolescent bestiality and interpersonal violence. J. Interpers. Violence. 2006;21:910–923.

47.Agarwal U. Khajurāho Sculptures and Their Significance. Chand & Company; New Delhi, India: 1964.

48.Rabe M. Sexual Imagery on the Phantasmagorical Castles at Khajuraho. [(accessed on 1 September 2019)];Int. J. Tantric Stud. 1996 2 Available online:

49.Salisbury J.E. Bestiality in the middle ages. In: Salisbury J.E., editor. Sex in the Middle Ages: A Book of Essays. Garland; London, UK: 1991. pp. 173–186.

50.Beetz A.M. Bestiality/zoophilia: A scarcely investigated phenomenon between crime, paraphilia, and love. J. Forensic. Psychol. Pract. 2004;4:1–36.

51.Davis D.L., Whitten R.G. The cross-cultural study of human sexuality. Annu. Rev. Anthropol. 1987;16:69–98.

52.Malinowski B. La vidad sexual de los salvajes del noroeste de la Melanesia. Morata; Madrid, Spain: 1975.

53.Beidelman T.O. Kaguru justice and the concept of legal fictions. J. Afr. Law. 1961;5:5–20.

54.Chaplin J.H. A report on sexual behavior: Six case histories from Northern Rhodesia. Adv. Sex Res. 1963;1:13–26.

55.Delaney C. The Seed and the Soil: Gender and Cosmology in Turkish Village Society. University of California Press; Berkeley, CA, USA: 1991.

56.Evans-Pritchard E. Nuer Religion. Oxford University Press; Glasgow, UK: 1956. 57. Williams T.R. Cultural structuring of tactile experience in a Borneo society. Am. Anthropol. 1966;68:27–39.

58. Devereux G. Mohave zoophilia. Samiksha J. Indian Psychoanalytic. Soc. 1948;2:227–245.

59.LeVine R.A. Gusii sex offenses: A study in social control. Am. Anthropol. 1959;61:965–990.

60.Anest M.C. Zoophilie, Homosexualite, rites de passage et initiation masculine dans la Grèce contemporaine. Editions L’Harmattan; Paris, France: 1994.

61.Ruelland S. L’homme et l’animal en pays tupuri: Réalités et représentations. In: Baroin C., Boutrais J., editors. L’homme et l’animal dans le bassin du lac Tchad. IRD; Paris, France: 1999. pp. 373–392.

62.Dundes A., Leach J.W., Özkök B. The strategy of Turkish boys’ verbal dueling rhymes. J. Am. Folklore. 1970;83:325–349.

63.Laugrand F., Oosten J. Canicide and healing. The position of the dog in the Inuit cultures of the Canadian Arctic. Anthropos. 2002;97:89–105.

64.Cáceres-Feria R. Diversidad sexual: Contexto locales, discursos globales. In: Valcuende del Río J.M., Marco Macarro M.J., Alarcón D., editors. Estudios sobre diversidad sexual en Iberoamérica. Aconcagua Libros; Sevilla, Spain: 2013. pp. 15–25.

65.Lucenay A. Bestialismo. Editorial Fénix; Madrid, Spain: 1933.

66.Matté A.K. Prazeres velados e silêncios suspirados: Sexualidade e contravenções na região colonial italiana, 1920–1950. Pontifícia Universidade Católica do Rio Grande do Sul; Portoalegre, RS, Brasil: 2008.

67.Money J. Lovemaps: Clinical Concepts of Sexual/erotic Health and Pathology. Irvington Publishers; New York, NY, USA: 1993.

68.Delgado R. Cotidianidad y fiesta en el municipio de Talaigua: Relatos de la gente. Boletín Cultural y Bibliográfico. 1987;24:29–49.

69. García Robayo M. Burdel de burras. [(accessed on 5 April 2019)];2009

70.Núñez Noriega G. Masculinidad e intimidad: Identidad, sexualidad y sida. Universidad Autónoma de México; México, México: 2007.

71.Barriga P., Rosales R., Fernández J. Comportamientos sexuales de adolescentes y jóvenes adultos en comunidades de Honduras. Rev. Med. Hondur. 2006;74:4–18. 72. Erikson P. « Déjouir »: Note sur l’exhibitionnisme pudique et les affinités électives en Amazonie indigène. Terrain. 2017;67:24–45.

73.Edeb P.H. Chasse et symbolisme chez les Aché du Paraguay. Ann. Fond. Fyssen. 1991;5–6:56–62.

74.Morey R.V., Metgzer D.J. The Guahibo. People of the Savanna. Acta Ethnologica et Linguistica; Wien, Austria: 1974.

75.Ferreira F. Nota sobre a zoofilia na história dos Karitiana. Primeira Versão. 2010;30:3–8.

76.Çaya S. Violence in rural regions: The case of modern Turkey. Procedia Soc. Behav. Sci. 2014;114:721–726.

77.Gurkas H. Nasreddin Hodja and the Aksehir Festival: Invention of a Festive Tradition and Transfigurations of a Trickster, from Bukhara to Brussels. Purdue University Press; West Lafayette, IN, USA: 2008.

78.Westermarck E. Ritual and Belief in Morocco. Volume 2 Routledge; Abingdon, UK: 2014.

79.Coca-Pérez A., Cáceres-Feria R., Valcuende del Río J.M. Human–animal sexual relations and the construction of masculinity in livestock farming contexts: The case of Andalusia (Spain) Sexualities. 2019;22:1017–1034.

80.Gilmore D.D. Manhood in the Making: Cultural Concepts of Masculinity. Yale University Press; New Haven, CT, USA: 1990.

81.Kimmel M.S. Homofobia, temor, vergüenza y silencio en la identidad masculina. In: Valdés T., Olavarría J., editors. Masculinidad/es poder y crisis. Isis Internacional; Santiago de Chile, Chile: 1997. pp. 49–62.

 

 

 

 

 

 

 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét