Powered By Blogger

Thứ Bảy, 19 tháng 11, 2022

Bản thể luận trong Khảo cổ học và Nhân học: Con người, Sự vật và Hậu nhân văn luận (I)

Fredrik Fahlander

Người dịch: Hà Hữu Nga

[Tr.69] Mối quan hệ giữa khảo cổ học và nhân học đã được tranh luận hết lần này đến lần khác trong nhiều năm (ví dụ: Burnham và Kingsbury 1979; Garrow và Yarrow 2010; Gosden 1999; Gramsch 2000; Orme 1981). Đã có cả sự đối kháng và nhiều lần kêu gọi hợp tác và trao đổi lý thuyết giữa các chiến hữu. Từ một quan điểm bên ngoài, cuộc tranh luận đôi khi sôi nổi có vẻ gây tò mò vì cả hai lĩnh vực đều có chung một mục tiêu: hiểu được sự đa dạng của con người và những cách thức mà con người sống và tương tác trong các thế giới khác nhau.1 Yarrow (2010) và Lucas (2010) gần đây cho rằng nhận thức về các lĩnh vực nhân học và khảo cổ học luôn tập trung vào sự thiếu sót trong khảo cổ học - chủ thể vắng mặt - đã tạo ra bất đối xứng khó khắc phục. Thật vậy, chỉ làm việc với sự vật và dấu vết của hành động (khảo cổ học) thì không giống như làm việc với sự vật và con người (nhân học). Tuy nhiên, sự phân biệt này dựa trên một bản thể luận trong đó con người và thế giới vật chất được coi là thuộc về các lĩnh vực riêng biệt (văn hóa và tự nhiên). Trong những năm gần đây, chúng ta đã chứng kiến ​​sự xuất hiện của tân duy vật luận trong các ngành khoa học xã hội và nhân văn, cho thấy sự phân phối lại hành động từ lĩnh vực con người sang thế giới vật chất. Nhưng đây không chỉ đơn giản là vấn đề liên kết tác tố với sự vật và đối tượng, mà còn là sự thay thế con người như một xuất phát hợp lý (nhân trung tâm luận) để nhận thức con người và phi người với tư cách là không thể tách rời về mặt bản thể luận (Webmoor 2007; Witmore 2007: 546).

Một câu hỏi được đặt ra là liệu một quan điểm phi nhân trung tâm luận như vậy tập trung nhiều hơn vào thế giới vật chất thì có thể [tr.70] loại bỏ tầm quan trọng của các cuộc phỏng vấn và quan sát thực tiễn xã hội điển hình của nghiên cứu điền dã nhân học truyền thống hay không. Khảo cổ học cũng bị ảnh hưởng bởi một bước ngoặt quan điểm như vậy vì nó bao gồm một quan điểm khác về chất liệu không chỉ là sản phẩm của văn hóa mà còn là kẻ đồng-sáng tạo văn hóa. Thật vậy, sự thay thể của con người như một điểm xuất phát tự nhiên và cho trước chắc chắn có những phân nhánh đối với cả nhân học và khảo cổ học. Câu hỏi đặt ra là hậu quả của sự thay đổi đó sẽ sâu rộng đến mức nào? Nó có đem nhân học và khảo cổ học lại gần nhau hơn, thậm chí có thể gộp chúng lại với nhau, hay hai ngành sẽ còn khác nhau hơn nữa? Trong cả hai trường hợp, nó sẽ ảnh hưởng đến cách chúng ta nghiên cứu các xã hội loài người, cho dù là đương đại hay trong quá khứ. Chương này tôi khảo sát khối nghiên cứu định hướng-vật chất đa dạng và không đồng nhất này để chỉ ra một số lĩnh vực mà mối quan hệ giữa khảo cổ học và nhân học có thể bị ảnh hưởng.

Khảo cổ học và Nhân học: Lịch sử Quan hệ Vướng víu

Theo nghĩa rộng, “chủ thể vắng mặt” luôn làm cho mối quan hệ giữa khảo cổ học và nhân học trở nên không cân bằng. Người ta thường lập luận rằng việc thiếu người cung cấp thông tin và khả năng quan sát trực tiếp quá trình khiến khảo cổ học chỉ là công việc phỏng đoán hoặc đơn giản là sự phản ánh các ý tưởng đương thời (ví dụ: Martin 2013: 1; Piccini và Holtorf 2009). Sự khác biệt về quan niệm này trong bản chất và chất lượng của dữ liệu là một lý do tạo ra sự phân chia giữa nhân học và khảo cổ học. Nó đã dẫn đến thâm hụt trao đổi về mặt lý thuyết giữa hai ngành, vì dòng ý tưởng chính theo truyền thống là một chiều (Garrow và Yarrow 2010: 1). Ngoài ra, độ trễ thời gian điển hình về mặt lý thuyết giữa hai ngành này đã cản trở khảo cổ học, vì các mô hình, thuật ngữ, lĩnh vực nghiên cứu và lý thuyết thường được vật chất hóa và phát triển trong nhân học theo mục tiêu và đối tượng nghiên cứu của nó (con người) trước khi tìm đường vào khảo cổ học. Mối quan hệ thất thường này đã dẫn đến các tranh luận và thảo luận kém hiệu quả hoặc ít mang tính xây dựng.

Một vấn đề đặc biệt bị ảnh hưởng là cuộc tranh luận liên quan đến việc sử dụng (sai) suy luận loại suy trong khảo cổ học (Fahlander 2004, 2008). Ý tưởng cơ bản của phép loại suy là nếu hai đối tượng giống nhau ở một số khía cạnh thì chúng cũng có thể giống nhau ở những khía cạnh khác. Vì vậy, liệu các thuộc tính của một đối tượng được biết rất rõ có thể được coi là hiện diện trong một đối tượng tương tự nhưng ít được biết đến hơn không? Ví dụ, suy luận tương tự thường không có vấn đề gì trong vật lý, nhưng lại vận hành kém hiệu quả hơn khi nó được áp dụng cho các sản phẩm văn hóa. Các nhà khảo cổ học bỏ ra trong nhiều năm để cố gắng bảo vệ việc sử dụng các phép loại suy nhân học và nghiên cứu khảo cổ-dân tộc học. Một số đã cố gắng phân biệt các phép loại suy “xấu” với “tốt” (Hodder 1982; Orme 1981), hoặc cố gắng nâng cao giá trị khoa học của chúng (ví dụ: David và Cramer 2001: 45; Roux 2007), trong khi [tr.71] những người khác chỉ đơn giản lập luận rằng phép loại suy là không thể tránh khỏi dù chúng ta có thích hay không (Kaliff và Østigård 2004: 82–84). Các khái quát hóa xuyên văn hóa theo thời gian và không gian có thể vận hành trong các khuôn khổ tiến hóa nghiêm ngặt, nhưng lại ít phù hợp với các phương pháp tiếp cận theo ngữ cảnh được khảo cổ học diễn giải ủng hộ. Thực tiễn xã hội và lối sống hiếm khi phù hợp với những mô hình đơn giản và hiếm khi được coi là đối tượng so sánh. Đời sống xã hội quá phức tạp và thường ở trạng thái lai tạp liên tục khiến nó khó mà tuân theo được các quy luật giống như các đối tượng vật lý (Fahlander 2007). Thực hiện một phép loại suy đơn giản từng phần liên quan đến việc sử dụng và mục đích của một chiếc rìu đá không giống với việc thực hiện phép loại suy về vũ trụ học hay hệ tư tưởng. Mặc dù chúng ta có thể nuông chiều những phép loại suy đơn giản, nhưng chúng ta càng leo cao hơn trên nấc thang suy luận của Hawke, thì những suy luận loại suy càng vô nghĩa hoặc dễ gây hiểu nhầm.

Một ví dụ về phép loại suy không đúng chỗ như vậy là cuốn sách gần đây của Ian Hodder về Çatal Hüyük, The Leopard's Tale – Chuyện Con báo (2006). Ông mở đầu bằng cách biện luận cho sự cần thiết của phép loại suy nhân học để “hiểu được sự kỳ lạ và ‘tha tính’ của điểm đến trong thời gian sâu thẳm của chúng ta” (Hodder 2006: 32). Để so sánh, ông bắt nguồn từ nghiên cứu của Raymond Firth (1936) về hòn đảo Tikopia nhỏ và xa xôi như một minh họa chính cho “một kiểu xã hội quy mô nhỏ tương tự.” Từ giả định cơ sở này, Hodder lý giải rằng cấu trúc xã hội ở Çatal Hüyük tập trung vào quan hệ họ hàng và dòng dõi, một câu nói sáo rỗng về nhân học nói chung với rất ít hỗ trợ trong dữ liệu được khai quật. Trên cơ sở đó, ông kết luận rằng: “Con người có lẽ gắn bó chặt chẽ với gia đình, dòng dõi và tính vật chất của ngôi nhà. Vòng đời của họ và vòng đời của những ngôi nhà gắn bó chặt chẽ với nhau. Bản sắc gắn liền với tổ tiên và ký ức xã hội” (Hodder 2006: 108, 228). Thứ bản sắc đó có lẽ có thể nói về bất kỳ xã hội quy mô nhỏ nào sống trong các ngôi nhà.

Đối với một nhà nhân học hiện đại, việc đọc các văn bản khảo cổ học mà bỏ qua 50 hoặc 60 năm nghiên cứu gần đây nhất và chỉ quy chiếu vào các nghiên cứu dân tộc học thuộc địa hẳn là rất đáng chán. Trong trường hợp cụ thể này, Firth đã rút lại nhiều luận điểm ban đầu của mình về người Tikopia trong một cuốn sách sau này và hòn đảo này cũng là chủ đề của nhiều cuộc thảo luận trong nhiều năm (Firth 1959). Sự cám dỗ trong việc tìm kiếm sự hỗ trợ từ các nghiên cứu dân tộc học có lẽ là điều dễ hiểu vì nhiều văn bản ban đầu được cấu trúc như những câu chuyện kể vẽ nên một hình ảnh sống động về nền văn hóa được đề cập. Nhân học đương đại phức tạp hơn nhiều và không đưa ra những câu chuyện kể đơn giản như vậy, do đó khiến chúng khó sử dụng làm cơ sở cho phép loại suy trong nghiên cứu khảo cổ học. May mắn thay, những phép loại suy cùn cũng ngày càng ít gặp trong khảo cổ học. Điều này có lẽ là do việc nhận thức rõ hơn về tính phức tạp của văn hóa, nhưng cũng bởi vì khoảng cách giữa chúng ta và họ, cũng như khoảng cách giữa hiện đại và tiền hiện đại, không còn được coi là sự phân đôi đơn giản. Nhân học ngày nay không còn nghiên cứu điền dã ở một nơi xa xôi nào đó trên thế giới mà thiên về tìm hiểu các mối quan hệ xã hội và tộc người vốn ít gắn chặt với các ranh giới tiến hóa và văn hóa nghiêm ngặt (ví dụ: Goslinga 2012; Hastrup 2013; MacClancy 2002).

[Tr.72] Một xu hướng tương tự cũng thấy rõ trong khảo cổ học. Thay vì chỉ chuyển sang nghiên cứu về “kẻ khác”, nguồn cảm hứng cho các diễn giải trong khảo cổ học giờ đây đến từ nhiều nguồn khác nhau, chẳng hạn như triết học, xã hội học, nghiên cứu văn hóa và thậm chí cả văn hóa đại chúng (Garrow và Shove 2007, Gosden 2010: 110, Martin 2013: 1). Xu hướng này đặc biệt đáng chú ý trong mối quan tâm ngày càng tăng đối với quá khứ lịch sử và đương đại, làm mờ ranh giới giữa khảo cổ học, nhân học và dân tộc học (ví dụ: González-Ruibal 2008; Olsen 2013). Nhìn bề ngoài, việc sử dụng ngày càng nhiều lý thuyết xã hội ở phạm vi rộng hơn có thể được coi đơn giản là một kiểu loại suy khác, nhưng điều đó chỉ đúng ở một mức độ nào đó. Ví dụ, lý thuyết cấu trúc của Anthony Giddens (1986) hay Lý thuyết-Mạng-Tác nhân (ANT) của Bruno Latour (2005) liên quan đến các khía cạnh nhận thức luận chung của thực tiễn xã hội, cung cấp một mô hình rộng lớn về cách chúng ta có thể hiểu đời sống xã hội. Tất nhiên, người ta nên nhớ rằng những lý thuyết này được phát triển với các xã hội đã công nghiệp hóa, và những khuôn khổ như vậy có thể không được áp dụng trực tiếp khi phân tích các xã hội quy mô nhỏ trong quá khứ (Fahlander 2001:20; Hicks 2010: 96). Tuy nhiên, như đã gợi ý, mối quan hệ không gập ghềnh này giữa nhân học và khảo cổ học - trong đó các lý thuyết dựa trên sự quan sát của người tham gia và những kẻ cung cấp thông tin (con người và sự vật) được coi là tốt hơn so với các nghiên cứu chỉ dựa trên sự vật - có thể bị thay đổi khi áp dụng quan điểm phi-nhân trung tâm luận. Trong một bản thể luận như vậy, câu hỏi về chủ thể vắng mặt trong khảo cổ học có thể trở nên thừa và do đó cũng cần có những phép loại suy rập khuôn và những khái quát hóa xuyên văn hóa. Do đó, đáng để xem xét sâu hơn về nhận thức luận và bản thể luận của tư tưởng tân duy vật luận để đánh giá những tác động của nó đối với cách làm việc với một khái niệm phức tạp về con người và không phải con người trong quá khứ cũng như hiện tại. Hơn nữa, tôi thảo luận về cách những quan điểm này đã được áp dụng và hiểu tương ứng trong khảo cổ học và nhân học.

Nhân Trung tâm luận và Hậu Nhân văn luận

Sau một giai đoạn được đặc trưng bởi kiến ​​tạo luận xã hội và nhiều loại chủ đề chịu ảnh hưởng hậu-cấu trúc luận tập trung vào diễn ngôn, dường như có sự bão hòa các nghiên cứu nhấn mạnh tính đa nguyên vô tận và ý nghĩa trôi nổi trong các ngành khoa học xã hội. Mối quan tâm gần đây đối với vật chất tập trung vào các chất rắn dường như hoàn toàn phù hợp để đáp ứng nhu cầu hồi sinh lý thuyết (ví dụ: Carlile et al. 2013; Hekman 2010). Tuy nhiên, nó không phải là một lĩnh vực nghiên cứu đồng nhất, điều hiển nhiên từ các thuật ngữ khác nhau (ví dụ: các quan điểm đối xứng, bước ngoặt vật chất, bước ngoặt bản thể luận, duy vật luận mới, bản thể luận định hướng-đối tượng hoặc hậu nhân văn luận). Các nghiên cứu định hướng-vật chất thay vào đó bao gồm ít nhiều các quan điểm cấp tiến khác nhau, từ: xã hội học về sự vật” vẫn thúc đẩy quan điểm nhân văn về cái xã hội, thông qua quan điểm đối xứng, đến quan điểm phi nhân trung tâm luận và hậu nhân văn luận (hình 3.1). Họ [tr.73] đều có chung mối quan tâm về chất liệu nhưng ở một số điểm lại không tương thích về mặt nhận thức luận và bản thể luận. Điểm mấu chốt là mức độ khác biệt của chúng từ quan điểm nhân trung tâm luận sang lập trường phi nhân trung tâm luận.

Ví dụ, lĩnh vực tiêu dùng và nghiên cứu văn hóa vật chất nói chung là lấy con người làm trung tâm. Ở đây, chất liệu (nói chung là sự vật và đối tượng) được thảo luận chủ yếu như là sự phản ánh của các cấu trúc xã hội và của các hệ tư tưởng (xem, ví dụ, Hicks 2010 có tài liệu tham khảo). Mặc dù sự vật và chất liệu được nhấn mạnh, được nghiên cứu và đề cao trong các cách tiếp cận này, nhưng các nghiên cứu về văn hóa vật chất vẫn chủ yếu quan tâm đến diễn ngôn về sự vật từ quan điểm của con người (Fahlander 2008). Tuy nhiên, gần đây, mối quan tâm đến tính xã hội của sự vật đã phát triển thành một mặt đối lập triệt để hơn đối với quan điểm nhận trung tâm luận về thế giới. Các cách tiếp cận tân duy vật luận, hay hậu nhân văn luận như vậy có chung mối quan tâm giống nhau về tính vật chất, nhưng cũng liên quan đến sự phê phán chống lại quyền bá chủ của diễn ngôn trong kiến ​​tạo luận xã hội. Nguồn cảm hứng chính cho các cách tiếp cận phi nhân-trung tâm luận như vậy được tìm thấy trong Lý thuyết Mạng Tác nhân (ANT), đã dần dần được chấp nhận ngày càng nhiều trong các ngành khoa học xã hội trong những thập kỷ gần đây (ví dụ: Callon và Law 1995; Latour 1990, 2005). ANT không phải là một chương trình hay phương pháp với các nguyên tắc riêng biệt, mà là một bộ công cụ được xác định một cách lỏng lẻo hơn để hiểu cách thức hoạt động của tính xã hội của sự vật. Nó chia sẻ một số mối quan tâm của nghiên cứu tiêu dùng và văn hóa vật chất nhưng là một khuôn khổ tham vọng hơn. Latour thực hiện việc giải cấu trúc cổ điển các lý thuyết và khái niệm của chúng ta về xã hội và đời sống xã hội, sau đó tập hợp lại các mảnh dưới dạng mạng tác nhân. Giải cấu trúc của Latour về cơ bản là sự đúc kết và làm phẳng các phân đôi như tự nhiên-văn hóa, vĩ mô-vi mô và con người-vật chất. Ông có thể làm điều này bằng cách thay thế sự tập trung một mặt từ “các lực lượng xã hội” và mặt khác là các tác nhân xã hội, bằng cách thay vì tập trung vào các mối quan hệ của chúng với tư cách là các mạng tác nhân. Do đó, ANT là một sự tái khái niệm hóa triệt để về thế giới bao gồm các mạng quan hệ con người và vật chất.

Latour (2005:76) lập luận rằng con người và sự vật không phải là hai phạm trù khác nhau có thể tách rời về mặt nhận thức luận. Sự vật và đối tượng không chỉ đơn giản là những người ngoài cuộc im lặng mà là những tác nhân - những bộ phận tích hợp trong quá trình xã hội. Latour chỉ ra một loạt các tình huống trong đó sự vật thay thế con người - có thể nói là hành động thay thế cho họ. Chẳng hạn, dây thép gai có thể thay thế người chăn cừu và chó, gờ giảm tốc [tr.74] khiến người lái xe phải giảm tốc độ xe, v.v. (Latour 1990; 2005: 77). Việc thừa nhận tính xã hội nhất định của sự vật (tác tố vật chất) đã dẫn đến một cuộc tranh luận hơi tẻ nhạt trong các ngành khoa học xã hội về việc liệu khái niệm agency tác tố cũng có thể áp dụng cho các vật thể không phải con người hay không. Chẳng hạn, trong các ví dụ trên, mọi thứ được thiết kế để hoạt động theo những cách cụ thể và khó có thể lập luận rằng chúng tự thân hành động. Tuy nhiên, tác tố là một khái niệm phức tạp không nhất thiết phải liên quan đến loại tính chủ ý mà chúng ta thường gán cho con người. Ý tưởng về sức mạnh tác tố của vật chất trong ANT không nên được hiểu theo nghĩa có chủ ý như trong truyền thống hiện tượng học, mà theo khuôn khổ các mối quan hệ (Callon và Law 1995: 485; xem Barad 2003: 817).

Sự vật không có thuộc tính nội tại hoặc đồng nhất tính tiên nghiệm: bản thân chúng cũng không mang tính xã hội (Latour 2005: 159). Thay vào đó, chính mối quan hệ tương hỗ của chúng với các tác nhân khác (con người và không phải con người) đã xác định chúng. Theo nghĩa tương tự như lập luận của Michel Foucault (1977) rằng quyền lực không phải là thứ được sở hữu, mà là thứ được thực hiện, thì tác tố được coi là một khía cạnh quan hệ, sắp xảy ra, thay vì là phẩm chất của các cá nhân và các đối tượng nhất định. Ví dụ, trong trường hợp người lái xe giảm tốc độ ô tô khi đối mặt với gờ giảm tốc, Latour lập luận rằng hành động này được xúi giục vì người lái, chiếc xe và gờ giảm tốc tạo thành một mối quan hệ tạm thời mà tất cả đều trực tiếp tham gia vào hành động do tài xế thực hiện. Việc mọi người cam kết với vạn vật không phải là một cái nhìn sâu sắc mới lạ, nhưng yếu tố phi-nhân trung tâm luận trong ANT khiến nó trở nên khác biệt hoàn toàn so với cách nó được sử dụng trong nhân học và khảo cổ học. Như Watts (2013:13) gần đây đã tóm tắt sự khác biệt này: “Giờ đây, hoàn toàn tách biệt với một thế giới bao gồm các chủ thể biết (con người) và các đối tượng phải được biết (mọi thứ khác), chúng ta có những thế giới chứa đầy con người và/hoặc không phải con người và được định nghĩa bởi sự xuất hiện và giao thoa của các mối quan hệ cụ thể.”

Quan điểm quan hệ, định hướng-vật chất hoàn toàn không phải là duy nhất đối với ANT; có một số luồng tư tưởng liên quan theo những cách khác nhau đã tìm cách đưa cái “vật chất” vào các khuôn khổ nhận thức luận khác nhau. Đáng chú ý nhất là ký hiệu học vật chất của Donna Haraway (1991, 2008), chủ nghĩa hiện thực tác tố của Karen Barad (2003, 2007), Praxography [Là một khái niệm mô tả phương pháp cụ thể của nghiên cứu dựa trên lý thuyết thực hành. Nó tập trung vào nghiên cứu các thực hành như là đơn vị phân tích cốt lõi. Do đó, Praxiography được liên kết với một thể riêng biệt của việc xây dựng lý thuyết về lý thuyết thực hành và bắt đầu từ sự thừa nhận rằng lý thuyết và phương pháp tạo thành các gói riêng biệt và cần được suy nghĩ cùng nhau. Nó không bị giới hạn trong một phương pháp riêng biệt mà bắt đầu từ sự thừa nhận rằng các phương pháp, chẳng hạn như phỏng vấn hoặc phân tích văn bản, cần được định dạng lại để phục vụ các tiêu điểm cụ thể của lý thuyết thực hành. HHN] thực hành học của Anne Marie Mol (2002) và bản thể luận định hướng-đối tượng (OOO) do Graham Harman (2002, 2009) và Levi Bryant (2011) chủ trương. Ở đây không có chỗ để đi sâu vào chi tiết của những chuỗi tư tưởng khá phức tạp này, nhưng đủ để nói rằng tất cả chúng đều liên quan đến những câu hỏi về nhận thức luận và bản thể luận tương tự như những câu hỏi mà ANT đã nhắm đến. Sự nhấn mạnh vào cái không phải con người, bác bỏ kiến ​​tạo luận xã hội để ủng hộ một bản thể luận phi-nhân trung tâm luận, đôi khi được gọi là hậu nhân văn luận. Quả thực, trái ngược với các nghiên cứu về văn hóa vật chất, quan điểm phi-nhân trung tâm luận không chỉ đơn giản là vấn đề “thêm tính vật chất vào rồi khuấy lên” mà còn bao hàm một quan điểm hoàn toàn khác về xã hội. Nó không chỉ là một bước ngoặt vật chất, mà còn là một bước ngoặt bản thể luận. Như Levi Bryant đã nói [tr.75]: “Con người là các hiện hữu và là các hiện hữu đang hiện hữu, họ không phải là trung tâm của hiện hữu, cũng không phải là điều kiện cần thiết để hiện hữu” (Bryant 2011: 130). Nếu chúng ta xem xét các lập luận của hậu nhân văn luận một cách nghiêm túc, thì nó có thể hoàn toàn định nghĩ lại mối quan hệ giữa nhân học và khảo cổ học cũng như cái cách mà chúng ta hiểu về thế giới.

Vạn vật và Con người: Duy vật luận mới trong Khảo cổ học & Nhân học

Mặc dù khó có thể phân biệt rõ ràng giữa khảo cổ học và nhân học, nhưng đại khái có thể rút gọn thành một sự khác biệt đơn giản: nhân học chủ yếu nghiên cứu con người và sau đó là văn hóa vật chất của họ để hiểu một nền văn hóa cụ thể, trong khi các nhà khảo cổ học chủ yếu nghiên cứu văn hóa vật chất để hiểu con người và nền văn hóa của họ. Gavin Lucas (2010: 31) đã minh họa điều này dưới dạng sơ đồ trong một công thức đơn giản (các thuật ngữ trong ngoặc biểu thị sự vắng mặt về phương diện kinh nghiệm): i) Nhà dân tộc học: Con người—Vạn vật → (Văn hóa/xã hội); ii) Nhà khảo cổ học: Vạn vật—(Con người) → (Văn hóa/xã hội).

Tuy nhiên, từ quan điểm duy vật luận mới, những khác biệt này đã bị thay đổi. Nghiên cứu sẽ không nhất thiết bắt đầu với - hoặc kết thúc với - con người, mà với sự kết hợp của thông tin có sẵn bất kể đó là con người hay không phải con người. Điều này không có nghĩa là khảo cổ học và nhân học duy vật luận mới trở nên giống nhau; con người chắc chắn sẽ vẫn là một nhân tố quan trọng, ngoại trừ quan điểm có thể ít nhiều mang tính đối xứng/lấy con người làm trung tâm. Tuy nhiên, trong lý thuyết, nhân học/khảo cổ học duy vật luận mới có thể được minh họa bằng biểu đồ như sau: nhân học/khảo cổ học duy vật: Các Tác nhân → (các quan hệ/các mạng lưới).

Việc xác định mục tiêu của khảo cổ học và nhân học để hiểu sự gắn kết của con người với những sự vật vật chất cũng cho thấy rõ ràng là các lĩnh vực đó có chung mục tiêu này với các ngành khác như lịch sử, nghiên cứu văn hóa, dân tộc học, địa lý, xã hội học, âm nhạc và triết học (Gosden 2010: 110; xem Hicks 2010). Mối quan tâm chung như vậy đối với cái vật chất chắc chắn sẽ khuyến khích thảo luận và trao đổi liên ngành rộng rãi hơn. Tuy nhiên, bước ngoặt vật chất luận mới không chỉ nhấn mạnh sự vật mà còn liên quan đến sự chuyển đổi bản thể luận, khái niệm từ quan điểm lấy nhân trung tâm luận sang quan điểm hậu nhân văn luận. Tính không đồng nhất của các lý thuyết vật chất mới và sự nhầm lẫn về ý nghĩa của thuật ngữ (tính vật chất, tác tố, quan hệ, v.v.) khiến nó trở thành một chủ đề khó định giá. Sau đây tôi sẽ thảo luận ngắn gọn về cách [tr.76] các quan điểm của duy vật luận mới được hiểu và sử dụng trong khảo cổ học và nhân học, tương ứng. Khi làm như vậy, tôi không giả vờ cung cấp một cái nhìn tổng quan toàn diện mà đúng hơn là một sự phản ánh hơi thiên khảo cổ học về những cách thức mà duy vật luận mới đã được tiếp nhận và sử dụng trong các phân tích về quá khứ và hiện tại.

_______________________________________

(Còn nữa…)

Nguồn: Fahlander, Fredrik (2017). Ontology matters in archaeology and anthropology People, Things, and Posthumanism. In These "thin partitions": bridging the growing divide between cultural anthropology and archaeology / [ed] Joshua D. Englehardt, Ivy A. Rieger, Boulder: University Press of Colorado , 2017, p. 69-86.

Tác giả: Fredrik Fahlander (sinh năm 1965) là phó giáo sư khảo cổ học tại Đại học Stockholm, nhận bằng tiến sĩ năm 2003 tại Khoa Khảo cổ học, Đại học Gothenburg, nơi ông là giảng viên và nhà nghiên cứu. Năm 2009, ông bắt đầu học nghiên cứu sau tiến sĩ tại Đại học Stockholm và từ năm 2013, đảm nhiệm vị trí chính thức là giảng viên và nhà nghiên cứu. Ông cũng là một trong hai biên tập viên của tạp chí Current Swedish Archaeology - Khảo cổ học Thụy Điển Hiện tại. Nghiên cứu của ông dựa trên quan điểm vi khảo cổ học và tập trung vào lý thuyết cũng như phương pháp luận xã hội nói chung, thực tiễn xã hội và vật chất nói riêng. Phương pháp tiếp cận vi khảo cổ học về cơ bản là đối xứng dựa trên những phân tích chi tiết về các quá trình xã hội và chuỗi sự kiện bao gồm cả tác nhân con người và phi con người. Đây cũng là một cách tiếp cận quan hệ, phi-đại diện và vận hành từ dưới lên cùng với tài liệu khảo cổ học và bối cảnh vật chất xã hội cụ thể, thay vì đi tắt, các khái quát hóa và các mô hình lịch sử hoặc nhân học. Quan điểm vi khảo cổ học được áp dụng cho nhiều lĩnh vực nghiên cứu khác nhau, chẳng hạn như khảo cổ học về cái chết, các khía cạnh vật chất của văn hóa ẩm thực, và biểu trưng tượng hình (hình xăm và nghệ thuật trên đá). Các nghiên cứu hiện tại khác bao gồm phân loại xã hội và tính giao cắt (trẻ em và người già) và tính lai tạp xã hội và các tác động khác nhau có thể xảy ra khi các nhóm khác nhau gặp gỡ và tương tác.

Notes

1. Archaeology and anthropology are not really two easily distinguishable fields of research. Even though they are considered different disciplines in parts of Europe (archaeology under humanities and anthropology under social sciences), there may be more in common between different subfields such as contemporary archaeologies and ethnology, or ethnoarchaeology and cultural anthropology. A distinction is nonetheless kept here for convenience, mainly to distinguish research departing from material traces in the past and research focusing on people and things in the present.

References

Alberti, Benjamin, and Tamara Bray. 2009. “Introduction, Special Section: Animating Archaeology: of Subjects, Objects, and Alternative Ontologies.” Cambridge Archaeological Journal 19(3):337–343.

Alberti, Benjamin, Andrew M. Jones, and Joshua Pollard, eds. 2013. Archaeology after Interpretation: Returning Materials to Archaeological Theory. Walnut Creek, CA: Left Coast Press.

Barad, Karen. 2003. “Posthumanist Performativity: toward an Understanding of How Matter Comes to Matter.” Signs (Chicago, Ill.) 28(3): 801–831.

Barad, Karen. 2007. Meeting the Universe Halfway: Quantum Physics and the Entanglement of Matter and Meaning. Durham, nC: Duke University Press.

Bryant, Levi. 2011. The Democracy of Objects. Ann Arbor: open Humanities Press.

Burnham, Barry C., and John Kingsbury, eds. 1979. Space, Hierarchy, and Society: Interdisciplinary Studies in Social Area Analysis. BAr International Series. vol. 59. Oxford: British Archaeological Reports.

Callon, Michel, and John Law. 1995. “Agency and the Hybrid Collectif.” South Atlantic Quarterly 94: 481–507.

Carlile, Paul r., Davide nicolini, Ann langley, and Haridimos tsoukas. 2013. “How Matter Matters: Objects, Artifacts, and Materiality in organization studies: Introducing the Third volume of “Perspectives on organization studies.”.” in How Matter Matters: Objects, Artifacts, and Materiality in Organization Studies, ed. Paul r. Carlile, Davide Nicolini, Ann Langley, and Haridimos Tsoukas, 1–15. Oxford: Oxford University Press.

Back Danielsson, ing-Marie, Fredrik Fahlander and Ylva Sjöstrand, eds. 2012. Encountering Imagery: Materialities, Perceptions, Relations. Stockholm Studies in Archaeology no. 57. Stockholm: Department of Archaeology and Classical studies, stockholm University. 

David, nicholas, and Carol Cramer, eds. 2001. Ethnoarchaeology in Action. Cambridge: Cambridge University Press.

Fahlander, Fredrik. 2001. Archaeology and Science-Fiction: A Microarchaeology of the Unknown. Gotarc series C, no. 43. Göteborg: Department of Archaeology, University of Gothenburg.

Fahlander, Fredrik. 2004. “Archaeology and Anthropology—Brothers in Arms?: On Analogies in 21st–Century Archaeology.” in Material Culture and Other Things: Post–disciplinary Studies in the 21st Century, edited by Fredrik Fahlander and Terje Oestigaard, 185–211. Gotarc, series C, no. 61. Vällingby:  Elanders Gotab.

Fahlander, Fredrik. 2007. “Third space Encounters: Hybridity, Mimicry, and interstitial Practice.” In Encounters-Materialities-Confrontations: Archaeologies of Social Space and Interaction, ed. Per Cornell and Fredrik Fahlander, 15–43. Cambridge: Cambridge Scholars Publishing. 

Fahlander, Fredrik. 2008. “Differences that Matter: Materialities, Material Culture, and Social Practice.” in Six Essays on the Materiality of Society and Culture, ed. Håkon Glørstad and Lotte Hedeager, 127–154. Gothenburg: Bricoleur Press.

Firth, Raymond. 1936. We the Tikopia: A Sociological Study of Kinship in Primitive Polynesia. London: Allen and Unwin.

Firth, Raymond. 1959. Social Change in Tikopia. Re-Study of a Polynesian Community after a Generation. London: Allen and Unwin n.

Foucault, Michel. 1977. Discipline and Punish: The Birth of the Prison. New York: Vintage Books.

Franklin, Adrian. 2008. “A Choreography of fire. A Posthumanist Account of Australians and Eucalypts.” in The Mangle in Practice. Sciences, Society and Becoming, ed. Andrew Pickering and Keith Guzik, 17–45. Durham, nC: Duke University Press.

Garrow, Duncan, and Elizabeth Shove. 2007. “Artefacts between Disciplines: The Toothbrush and the Axe.” Archaeological Dialogues 14(2):117–131.

Garrow, Duncan, and Thomas Yarrow. 2010. “Introduction: Archaeological Anthropology.” In Archaeology and Anthropology: Understanding Similarity, Exploring Difference, ed. Duncan Garrow and Thomas yarrow, 1–12. Oxford: Oxbow Books.

Gell, Alfred. 1992. “The technology of Enchantment and the Enchantment of technology.” In Anthropology, Art and Aesthetics, ed. Jeremy Coote and Anthony Shelton, 40–63. Oxford: Clarendon.

Gell, Alfred. 1998. Art and Agency: An Anthropological Theory. Oxford: Clarendon.

Giddens, Anthony. 1986. The Constitution of Society: Outline of the Theory of Structuration. Berkeley: University of California Press.

González-ruibal, Alfredo. 2008. “Time to Destroy: An Archaeology of Supermodernity.” Current Anthropology 49(2):247–279.

Gosden, Christopher. 1999. Anthropology and Archaeology: A Changing Relationship. London: Routledge. 

Gosden, Christopher. 2010. “Words and Things: Thick Description in Archaeology and Anthropology.” in Archaeology and Anthropology: Understanding Similarity, Exploring Difference, ed. Duncan Garrow and Thomas yarrow, 110–116. oxford: oxbow Books. 

Goslinga, Gillian. 2012. “Spirited Encounters: notes on the Politics and Poetics of representing the Uncanny in Anthropology.” Anthropological Theory 12 4): 386–406.

Gramsch, Alexander, ed. 2000. Vergleichen als archäologische Methode: Analogien in den Archäologien. Oxford: Oxbow Books.

Haraway, Donna J. 1991. Simians, Cyborgs and Women: The Reinvention of Nature. New York: Routledge. 

Haraway, Donna J. 2008. When Species Meet. Minneapolis: University of Minnesota Press. 

Harman, Graham. 2002. Tool-Being: Heidegger and the Metaphysics of Objects. Peru, Il: Open Court.

Harman, Graham. 2009. Prince of Networks: Bruno Latour and Metaphysics. Melbourne: re. Press. 

Hastrup, Kirsten. 2013. “Scales of Attention in Fieldwork: Global Connections and Local Concerns in the Arctic.” Ethnography 14(2):145–164.

Hekman, Susan J. 2010. The Material of Knowledge: Feminist Disclosures. Bloomington: Indiana University Press.

Henare, Amiria, Martin Holbraad, and Sari Wastell. 2007. “Introduction: Thinking Through Things.” in Thinking Through Things: Theorising Artefacts Ethnographically, ed. Amiria Henare, Martin Holbraad, and Sari Wastell, 1–31. London: Routledge.

Hicks, Dan. 2010. “The Material-Cultural Turn: Event and Effect.” in The Oxford Handbook of Material Culture Studies, ed. Dan Hicks and Mary C. Beaudry, 25–98. Oxford: Oxford University Press.

Hodder, Ian. 1982. The Present Past: An Introduction to Anthropology for Archaeologists. London: T. Batsford, ltd.

Hodder, Ian. 2006. The Leopard’s Tale: Revealing the Mysteries of Catalhöyuk. london: Thames and Hudson.

Hodder, Ian. 2012. Entangled: An Archaeology of the Relationships between Humans and Things. Malden, MA: Wiley-Blackwell.

Holbraad, Martin. 2010. “Ontology is Just Another Word for Culture: Against the Motion (2).” Critique of Anthropology 30(2):179–185.

Huen, Chi W. 2009. “What is Context? An Ethnophilosophical Account.” Anthropological Theory 9(2):149–169.

Ingold, Timothy. 2007a. Lines: A Brief History. London: Routledge.

Ingold, Timothy. 2007b. “Materials against Materiality.” Archaeological Dialogues 14(1):1–16.

Ingold, Timothy. 2008. “When Ant Meets Spider: Social Theory for Arthropods.” In Material Agency: Towards a Non-Anthropocentric Approach. Springer Science+Business Media, ed. Carl Knappett and Lambros Malafouris, 209–215. New York: Springer.

Ingold, Timothy. 2013. “The Maze and the Labyrinth: Reflections of a Fellow-Traveler.” In Relational Archaeologies: Humans, Animals, Things, ed. Christopher Watts, 245–247. Abingdon, UK: Routledge.

Jones, Andrew. 2004. “Archaeometry and Materiality: Materials-Based Analysis in Theory and Practice.” Archaeometry 46(3):327–338.

Kaliff, Anders, and Terje Østigård. 2004. “Cultivating Corpses: A Comparative Approach to Disembodied Mortuary remains.” Current Swedish Archaeology 12:83–104.

Knappett, Carl. 2008. “The Neglected Networks of Material Agency—Artefacts, Pictures and Texts.” in Material Agency: Towards a Non-Anthropocentric Approach, ed. Carl Knappett and Lambros Malfouris, 139–156. New York: Springer.

Knappett, Carl, and Lambros Malafouris, eds. 2008. Material Agency: Towards a Non- Anthropocentric Approach. New York: Springer.

Ladwig, Patrice. 2012. “Ontology, Materiality, and Spectral Traces: Methodological Thoughts on Studying Lao Buddhist Festivals for Ghosts and Ancestral Spirits.” Anthropological Theory 12(4): 427–447.

Latour, Bruno. 1990. “Technology is Society Made Durable.” Sociological Review. Mongraph 38(s1):103–131.

Latour, Bruno. 1993. We Have Never Been Modern. Cambridge, MA: Harvard University Press.

Latour, Bruno. 2005. Reassembling the Social: An Introduction to Actor-Network Theory. Oxford: Oxford University Press.

Latour, Bruno. 2013. An Inquiry into Modes of Existence: An Anthropology of the Moderns. Cambridge, MA: Harvard University Press.

Lucas, Gavin. 2010. “Triangulating Absence: Exploring the Fault-lines between Archaeology and Anthropology.” In Archaeology and Anthropology: Understanding Similarity, Exploring Difference, ed. Duncan Garrow and Thomas Yarrow, 28–39. Oxford: Oxbow Books.

MacClancy, Jeremy, ed. 2002. Exotic No More: Anthropology on the Front Lines. Chicago: University of Chicago Press.

Martin, Andrew M. 2013. Archaeology beyond Postmodernity: A Science of the Social. Walnut Creek, CA: AltaMira Press.

Miller, Daniel, ed. 2005. Materiality. Durham, nC: Duke University Press.

Mol, Annemarie. 2002. The Body Multiple: Ontology in Medical Practice. Durham, nC: Duke University Press.

Olsen, Bjørnar. 2010. In Defense of Things: Archaeology and the Ontology of Objects. Walnut Creek, CA: AltaMira Press.

Olsen, Bjørnar. 2013. “Reclaiming Things: An Archaeology of Matter.” in How Matter Matters: Objects, Artifacts, and Materiality in Organization Studies, ed. Paul r. Carlile, Davide Nicolini, Ann Langley, and Haridimos Tsoukas, 171–196. Oxford: Oxford University Press.

Oppenheim, Robert. 2007. “Actor-network Theory and Anthropology after Science, Technology, and Society.” Anthropological Theory 7(4): 471–493.

Orme, Bryony. 1981. Anthropology for Archaeologists. Ithaca: Cornell University Press.

Palecek, Martin, and Mark Risjord. 2013. “Relativism and the Ontological Turn within Anthropology.” Philosophy of the Social Sciences 43(1):3–23.

Piccini, Angela, and Cornelius Holtorf, eds. 2009. Contemporary Archaeologies: Excavating Now. Frankfurt: Peter Lang.

Pollard, Joshua. 2005. “The Art of Decay and the Transformation of Substance.” In Substance, Memory and Display: Archaeology and Art, ed. Colin A. Renfrew, Christopher Gosden, and Elizabeth DeMarrais, 47–62. Cambridge: McDonald Institute for Archaeological Research.

Pyyhtinen, Olli, and Sakari Tamminen. 2011. “We Have never Been only Human: Foucault and Latour and the Question of Anthropos.” Anthropological Theory 11(2): 135–152.

Ramos, Alcida Rita. 2012. “The Politics of Perspectivism.” Annual Review of Anthropology 41(1): 481–494.

Roux, Valentine. 2007. “Ethnoarchaeology: A non Historical Science of Reference Necessary for Interpreting the Past.” Journal of Archaeological Method and Theory 14(2): 153–178.

Strathern, Marilyn. 1996. “Cutting the Network.” Journal of the Royal Anthropological Institute 2(3): 517–535.

Tilley, Christopher y. 2004. The Materiality of Stone: Explorations in Landscape Phenomenology. Oxford: Berg Publishers.

Viveiros de Castro, Eduardo Batalha. 2004. “Exchanging Perspectives: The Transformation of Objects into Subjects in Amerindian Ontologies.” Common Knowledge 10(3): 463–484.

Watts, Christopher. 2013. “Relational Archaeologies: Roots and Routes.” in Relational Archaeologies: Humans, Animals, Things, ed. Christopher Watts, 1–21. Abingdon, UK: Routledge.

Webmoor, Timothy. 2007. “What about ‘One More Turn after the Social’ in Archaeological Reasoning? Taking Things Seriously.” World Archaeology 39(4):543–578.

Witmore, Christopher l. 2007. “Symmetrical Archaeology: Excerpts from a Manifesto.” World Archaeology 39(4): 546–562.

Yarrow, Thomas. 2010. “Not Knowing as Knowledge: Asymmetry Between Archaeology and Anthropology.” in Archaeology and Anthropology: Understanding Similarity, Exploring Difference, ed. Duncan Garrow and Thomas Yarrow, 13–27. Oxford: Oxbow Books.

 

 

 

 

 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét