Người dịch: Hà Hữu Nga
Tôi có thể tưởng tượng ra một thế giới mà tôi chưa từng thấy trước đây - ví dụ, “Tôi có thể tưởng tượng như một tác phẩm hư cấu thuần túy về một chiếc ghế dài với một nàng tiên cá đang ngồi đó” (9/71 [53]). Thông qua “bài tập về biến thể võ đoán” (9/73 [54]), giờ đây tôi có thể thực hiện các biến đổi trực quan, và đối với Husserl, đây là cách để đạt được “mọi trực quan chân thực tiên nghiệm” (9/72 [53]). Do đó, trong biến thể phóng tưởng, cái phải được thay đổi không có ý định trống rỗng hoặc chỉ đơn thuần được nói đến, mà được làm thành tính cho sẵn trực quan. Husserl nghĩ rằng một phương pháp chuyển thành những gì hoàn toàn có thể tưởng tượng được như vậy là khả thể, ngay cả trong trường hợp của chính tự ngã, tức là, tôi có thể phóng tưởng tự ngã - bản thân tôi - một cách trung tính, mà không có bất kỳ sự quan tâm mang tính hiện hữu nào, “cứ như thể tôi là kẻ khác vậy” ( 1/106 [72]). Trong khi việc tạo ra các khả tính thực vẫn bị ràng buộc với khách thể thực sự được ghi nhớ, trong phóng tưởng thuần túy, thì những gì cận-trình hiện trong trí tưởng tượng lại là một khách thể mà tôi nhận thức được là hoàn toàn khả thể và được trung lập hóa, tức là ở phương thức “tự do tưởng tượng”.17 Husserl cũng gọi hiện tượng này là “thuần túy có thể phóng tưởng” (1/104 [70]). Khi ý thức xác thực về một cái gì đó được phóng tưởng, nó bắt đầu thoát khỏi bất kỳ “chấp nhận hiện hữu nào của nó” (1/104 [70]), tức là bản thân nó trở thành thuần túy phóng tưởng. Do đó, vấn đề đang khảo sát được chuyển thành “lĩnh vực phi-thực tại, lĩnh vực của cái như-thể” (1/104 [70]), và do đó là “lĩnh vực của tính lựa chọn tự do” (9/76 [56]). Do đó, khách thể đánh mất bất kỳ mối liên hệ nào với cuộc sống thực tế và “lơ lửng trong không khí, có thể nói như vậy - trong bầu khí quyển thuần túy phóng tưởng” (1/104 [70]). Chúng ta tạo ra một khách thể mới, và biến thể đó được thực hiện trong phóng tưởng bộc lộ cái xác thực chỉ là một khả tính trong số vô hạn những khả tính khác.
Khi đó, trong trạng thái phóng tưởng, đối tượng xuất hiện với tôi bằng phương thức “như thể,” vì niềm tin và vị thế của đối tượng được trung lập hóa. Chỉ bằng cách này, hàng loạt sửa đổi mới có thể tùy thuộc vào sự “định hình tự do” của tôi (23/562). Tuy nhiên, mặc dù tự do nghĩ ra các biến thể trong trí tưởng tượng tuyệt đối, với “tính võ đoán phóng tưởng” của nó (9/72 [53]), từ cốt lõi của nó, quá trình biến thể phóng tưởng vẫn bị kiểm soát bởi một “hạn chế liên quan đến bản thân tư duy-phóng tưởng như vậy” (27/14)18: với tư cách là sự tổng hợp của những biến đổi, mà tôi đang thay đổi bằng phóng tưởng lại không thuộc quyền kiểm soát của tôi, vì trong chính quá trình thay đổi, tôi tự thấy mình bị kiểm soát bởi một số quy luật thiết yếu nhất định (xem 23/563 ).19 Sau này, chúng ta sẽ thấy rằng mô tả này hoàn toàn tương ứng với chính những gì trong ngôn ngữ hàng ngày chúng ta gọi là một trò chơi. Đối với Husserl, tính võ đoán của biến thể và các giới hạn cần thiết mà nó di chuyển trụ trong mối quan hệ tương thuộc qua lại. Trong quá trình biến đổi, “sự trùng hợp liên tục…của các biến thể” (9/73 [54]) được bảo tồn như là “bất biến” cần thiết mà Husserl gọi là eidos – ký tượng. Tuy nhiên, đối với Husserl, giới hạn chi phối quá trình đó không liên quan gì đến nguyên tắc chủ quan về biến đổi, mà nảy sinh từ trực quan của bản thân vật chất đang trải qua biến đổi (tự do khỏi toàn bộ thực tính). Do đó, tình trạng giới hạn được hữu thể hóa, và như chúng ta sẽ thấy ở phần sau, điều này cũng trùng khớp với đặc điểm của việc chơi nói chung.
Cho đến thời điểm này, chúng ta đã thảo luận về hai khái niệm: một là phóng tưởng, và hai là khả tính tưởng tượng hoặc khả tính thuần túy. Khái niệm thứ ba trong loạt này là trực giác. Đây là khái niệm quyết định nỗ lực của chúng ta sử dụng sự biến đổi tưởng tượng để đạt được cái bất biến chi phối vấn đề được đề cập có thể thực sự đạt đến với bản thân eidos ký tượng trong tính cho sẵn hiển nhiên theo nghĩa nào.20 Ban đầu Husserl nói khá chung chung về việc Schauen - nhìn vào các bản chất và Erschauen - thấy một cách tiên nghiệm (9/72 [53]).21 Tuy nhiên, chúng ta vẫn phải lưu ý rằng ở đây có một khái niệm cụ thể về trực giác đang chơi. Người ta có thể nói rằng bằng cách đồng nhất trực giác (và bằng chứng) với tính cho sẵn của một vấn đề, về nguyên tắc, Husserl đang đề cập đến một hữu thể luận hóa của trực giác. Nhưng một vấn đề hiếm khi, nếu từng được cho sẵn một cách toàn vẹn; thay vào đó, nó thể hiện các cấp độ rõ ràng khác nhau, ở các mức độ phổ quát khác nhau, chỉ có thể đưa ra được bằng chứng thỏa đáng thông qua sự biến đổi liên tục và liên tục khám phá các khả tính mới. Do đó, trong quá trình minh định hiện tượng luận, “dữ liệu gốc” (3-1 / 51 [44]) không được đưa ra ngay lập tức, mà thay vào đó là kết quả của công việc khảo sát. Tuy nhiên, Husserl cho rằng có một cái gì đó giống như một “hoạt động trực giác thuần túy với tư cách là một loại tính cho sẵn trong đó các bản chất được ban cho theo cách nguyên gốc như là các khách thể, hoàn toàn giống như cách mà các thực tại riêng lẻ được đem đến bằng trực giác kinh nghiệm” (3-1 / 46 [39]). Ở đây chúng ta có thể thấy rằng Husserl cuối cùng đã đồng nhất “trực giác” và “tính cho sẵn của một vấn đề” với nhau, ít nhất là đối với trường hợp tính cho sẵn của các bản chất. Do đó, chúng ta phải kết luận rằng loại trực giác đang bị đe dọa trong sự biến đổi phóng tưởng không được nhầm lẫn với một hoạt động.22 Tư duy hiện luận tượng ngụ ý rằng chúng ta có thể biến bất kỳ ý thức nào của một khách thể riêng lẻ thành một ví dụ và khiến nó biến đổi.23 Tại sao lại như vậy? Đó là vì, không giống như toán học, các cấu trúc phổ quát của ý thức không thể hiện các bản chất chính xác, và hơn nữa, các cấu trúc này có thể được xử lý ở nhiều cấp độ tính phổ quát khác nhau. Vì vậy, chẳng hạn, chúng ta có thể phân biệt một “loại hình học cục bộ” (9/68 [51]) cũng như các bản chất phổ quát; ngay cả những “điển hình mang tính kinh nghiệm” như “thú mỏ vịt, sư tử, v.v.” (9/68 [51]), hay “loại hình học địa chất và khoáng vật” (9/69 [51]) - hay nói ngắn gọn là bất cứ thứ gì theo kinh nghiệm - có thể được khảo sát theo tiên nghiệm “của nó”.24 Do đó, việc phân định một lĩnh vực nghiên cứu, là vô hạn về nguyên tắc, chỉ được thực hiện trong chừng mực bản thân hiện tượng luận tùy thuộc vào một loại hình hoặc mức độ quan tâm nhận thức nhất định.
Vì vậy, hiện tượng luận không quan tâm đến bản chất của thú mỏ vịt, mà quan tâm đến cấu trúc về nguyên tắc nằm ở cấp độ cao hơn.25 Chúng tôi sẽ tóm tắt những gì đã được đề cập cho đến giờ. Phương pháp hiện tượng luận và tư duy hiện tượng luận chuyển sang một cấp độ hoàn toàn khác với ý thức hiện thực. Ngay cả trước khi xây dựng chủ đề lý thuyết quy giản, người ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng hiện tượng luận tạo ra một ý thức mới mà trong đó sự phóng tưởng của nó vận động. Và trong chính sự “tạo ra” này, mà hiện tượng hóa I đưa ra được một thứ mà thực tế nó không tạo ra: cụ thể là, cái bất biến đã chi phối các biến thể được thực hiện bởi ý thức phóng tưởng, một thứ bất biến mà bản thân nó được trực giác cho sẵn với tư cách là tương quan của một cách “‘thấy’ bản chất.” Sau phần mô tả về biến thể ký tượng này, giờ đây bước tiếp theo dẫn chúng ta trở lại xuất phát điểm - các chủ đề của trò chơi và về bản thân phóng tưởng. Ở đây, người ta có thể thấy rằng khái niệm khả tính mà Husserl phác họa trong bối cảnh biến thể ký tượng được xướng danh một cách khốn khó khi nó bị khuôn là “bản chất”; khái niệm “loại” hoặc “kiểu” của ông lại phù hợp hơn.26 Cái mà những khái niệm sau này diễn đạt là một phạm vi biểu nghĩa mà không có nó thì các cấu trúc xác thực, theo nghĩa đã thảo luận ở trên, không thể hiểu được, cụ thể là một phạm vi mở về nguyên tắc. Phần dư hay tính phóng khoáng này đảm bảo tính bất toàn cơ bản, cả về ý nghĩa và cách giải thích của nó, theo đó có thể không bao giờ đi đến kết luận dứt khoát.27 Do đó, khẳng định nhận thức của lý thuyết bản chất - ít nhất là khi được xem xét từ một quan điểm vận hành với các tiêu chí nhận thức chặt chẽ hơn - bị hạn chế ngay từ đầu, vì nó chỉ có thể đặt ra “tính điển hình của các mối quan hệ trong ý thức của bất kỳ loại cấp độ phát triển nào” (14/41[644]).
Orth đã cố gắng chỉ ra rằng hiện tượng luận theo đúng nghĩa phải đi kèm với đặc tính “văn chương” của chính nó và “văn chương” đóng một vai trò mang tính nguyên tắc đối với hiện tượng luận (Orth 1997, 24). Đề cập đến luận điểm của Ingarden, ông tuyên bố rằng “đối với Husserl… toàn bộ thế giới trở thành, như nó đã từng, một tác phẩm nghệ thuật văn chương” (Orth 1997, 25). Nhưng điều này dẫn đến sự hiểu sai về Husserl, vì trong epochē treo phán đoán lại - và cả trong biến thể ký tượng - thế giới không được xem xét về phương diện thẩm mỹ. Tuy nhiên, Orth thực sự đang nhắm tới một sự thay đổi trong cách chúng ta diễn giải hiện tượng luận, một sự thay đổi đặc trưng cho nó với tư các là thực hành và gắn kết nó với một loại trải nghiệm muốn đạt được những phát hiện nghiêm ngặt với sự trợ giúp của phóng tưởng, và trên thực tế có thể đạt được những kết quả như vậy. Điều này chỉ ra con đường hướng tới việc hiểu hiện tượng luận như một kỹ thuật được trau dồi có hệ thống, có phương pháp dựa trên sự kết hợp nhất định các năng lực của con người (những năng lực trên thực tế đã “có trong tay”) để phục vụ một loại sở thích nhận thức cụ thể. Vì như chính Husserl kiên trì, mặc dù cần “thực hành phóng tưởng một cách dồi dào”, nhưng cũng rất cần, “trước khi làm điều đó, hãy chăm bẵm phóng tưởng của người ta bằng những quan sát trong trực giác ban đầu sao cho hết sức phong nhiêu” (3-1/148 [159f.]).
Tư duy với tư cách chơi
Như tôi đã nhấn mạnh, việc chúng tôi tìm kiếm các năng lực thực tế vừa được ám chỉ dường như sẽ tìm thấy xuất phát điểm hiệu quả trong những gì chúng tôi thường làm khi chơi. Nhìn từ quan điểm này, cội rễ của ý thức hiện tượng học - hay thậm chí là cội rễ của ý thức khoa học – phải được tìm thấy trong một sự thay đổi và mở rộng cụ thể của ý thức-chơi tự nhiên. Như chúng ta đã thấy trong phần trước, Husserl sử dụng ba tiêu chí để mô tả ý thức ký tượng: (1) nó phụ thuộc vào một biến thể võ đoán, “kiểm nghiệm” hoặc “thử nghiệm”; (2) nó tuân theo các quy tắc nội bộ đối với biến đối bản thân; và (3) nó bị chi phối bởi vấn đề mà người ta đang khảo sát, không phải bởi những gì chủ thể đang làm. Đáng kinh ngạc là, những đặc điểm này hoàn toàn tương ứng với một trong những cách diễn giải chính về trò chơi, đó là diễn giải của Hans-Georg Gadamer trong Truth and Method - Chân lý và Phương pháp, trong đó ông đưa ra ba khẳng định cơ bản về trò chơi: (1) trò chơi không hướng tới các mục đích bên ngoài, mà thể hiện chân lý của nó, và do đó đại diện cho chính nó; (2) theo thông lệ, kẻ chơi đánh mất mình trong cuộc chơi; và (3) nói một cách chính xác, đó không phải là chủ thể tự nguyện “đang chơi” - thay vào đó, kẻ chơi “được chơi”, như nó vốn thế, bằng cách chịu chơi và chơi hết mình.28
Chúng ta đã quen với việc giả định sự tương phản giữa vui chơi và nghiêm túc của Schiller, bằng cách tách biệt việc chơi khỏi cuộc sống “thực”. Lập trường như vậy coi chơi là không có kết cục thực hành hoặc nhận thức thực sự. Tuy nhiên, điểm sau chỉ đúng một phần: việc sử dụng thuật ngữ của Husserl, các mục đích thực sự được trung hòa, nhưng vì hoạt động trung hòa này có thể được áp dụng phổ biến, nên sẽ không còn lại gì trái ngược với nó.29 Tuy nhiên, Gadamer đã chỉ ra một cách thuyết phục rằng chơi được đặc trưng bởi một kiểu nghiêm túc khác, không phải phát sinh từ các yếu tố bên ngoài, mà là từ những yếu tố bên trong: “Phương thức hiện hữu của chơi không cho phép kẻ chơi cư xử với trò chơi như thể nó vốn là một khách thể,” mà đòi hỏi kẻ chơi phải đánh mất bản thân trong cuộc chơi và “chỉ có sự nghiêm túc khi chơi mới khiến trò chơi thực sự là chơi” (Gadamer 1975, 92). Chỉ khi nghiêm túc chơi, thì người ta mới có thể tuân theo các quy tắc của nó và khai thác được phạm vi rộng lớn các biến thể mà chúng cho phép. Vì vậy, không có sự tách biệt thực sự giữa chơi và nghiêm túc; đúng hơn, có một phương thức nghiêm túc cụ thể thích hợp để chơi. Và đó là ý nghĩa về một biên độ - Spielraum nghĩa đen là chỗ chơi - của các biến thể xuất lộ khi chúng ta nói, chẳng hạn, về sự “chơi” của cái vô lăng hoặc một chiếc đinh vít. Do đó, chơi tự xác lập nhiệm vụ. Theo đó, Gadamer cũng nói về chơi theo nghĩa “tự đại diện” (Gadamer 1975, 97), vì những gì được “trình diễn” trong trò chơi là chính việc chơi: chúng ta “tắt” các mục tiêu và kết quả bên ngoài, vô hiệu hóa chúng, chuyển sang mục đích phù hợp với chính trò chơi. Nhìn về mặt di truyền, ở đây chúng ta không còn nghĩ đến những trò chơi được chơi trong thời thơ ấu, nơi người ta có thể thắng hoặc thua, thành công hay thất bại; thay vì, đó là vấn đề của “chỉ” chơi trong đó người ta đang chứng tỏ hoặc kiểm nghiệm năng lực (thể chất) của chính mình, một thứ mà bản thân nó chỉ phục vụ cho việc trau dồi và xác nhận chính những năng lực này. Vì vậy, chơi có tính cách phản ánh. Như Arnold Gehlen đã chỉ ra, chơi là một sự tận hưởng tuyệt đối cái “hiện hữu-khả thể-để” của chính mình (Gehlen 1997, 206), và sống tách khỏi khả tính lặp lại của chính nó: “Vận động khi chơi không có mục tiêu sẽ kết thúc; đúng hơn nó tự đổi mới trong sự lặp lại liên tục” (Gadamer 1975, 93).
Từ quan điểm của mình, chúng tôi cũng có thể nói thêm rằng ngay cả khi chúng ta chơi đi chơi lại một trò chơi, thì trò chơi vẫn không mất đi sức hấp dẫn, chính vì nó có thể lặp đi lặp lại với rất nhiều biến thể khác nhau. Tuy nhiên, những biến thể như vậy chỉ dùng để thực hiện bản thân trò chơi: ngay cả khi chúng ta đang chơi một trò chơi để đạt được một mục tiêu nhất định, thì trước hết chúng ta phải hết mình cho các khả tính nội tại của trò chơi. Ví dụ, tôi có thể chơi bài để giành được một số tiền, nhưng tôi phải thực sự chơi trò đó, tức là tôi phải cam kết và đặt cược vào các khả tính của nó. Và đây chính là những gì đang bị đe dọa - nếu ở cấp độ phức tạp, trừu tượng cao - với ý thức ký tượng, và với khái niệm khoa học ít nhất ban đầu không có mục đích và mục tiêu thực tiễn. Để thực sự tự thực hiện ví dụ mà Husserl sử dụng trong Suy tư Cartesian - một biến thể phóng tưởng tự do coi nhận thức về một chỉ mục như là xuất phát điểm (1 / 104f. [70f.]) – thì chúng ta phải hoàn toàn đặt cược vào các khả tính mà trò chơi ký tượng đó đưa ra cho chúng ta. Nếu không, chúng ta không thể giải thích được tại sao mình lại đi ngược với các giới hạn nội tại trong bản thân biến thể ký tượng, như Husserl đã khẳng định rõ ràng. Như chúng tôi đã đề cập, chơi có tính nghiêm túc của riêng nó, một loại tính nghiêm túc khác bao gồm việc tạo ra các quy tắc nội bộ chứ không phải bên ngoài trò chơi.30 Như Wittgenstein đã chỉ ra, các quy tắc chỉ tồn tại khi chơi trò chơi và những biến thể mà chúng thừa nhận chỉ xảy ra trong việc thực hiện này. Vì vậy, về căn cốt, phóng tưởng - mặc dù tính tự do của nó - được điều chỉnh bởi các quy tắc riêng của nó, tức là, như chính Husserl nói, bởi một “hạn chế liên quan đến chính tư duy-phóng tưởng như vậy” (27/14).31 Do đó, theo quan điểm của Husserl về xem, chính là trò chơi chứ không phải tay chơi xác định các quy tắc, và theo đó, anh ta nói về vấn đề mà chúng ta đang khảo sát là Selbstnormierung - tự tạo ra chuẩn mực, một thứ quy chuẩn kiểm soát quá trình biến thể phóng tưởng của bản thân tôi (27/14). Cuối cùng, cái lý tưởng của biến thể ký tượng không chỉ là dành hết cái tôi vào cách chơi của nó, mà còn để cho cách chơi của các biến thể tự thay đổi. Nếu không, chúng ta không thể tránh khỏi một trong những chống đối khả thể đối với trực giác ký tượng, cụ thể là nó đang vận hành trong một vòng tròn, và theo nghĩa tường giải, nó phải giả định trước mục tiêu nhận thức (cái “bản chất”) của nó.
Như chúng tôi đã chỉ ra, trong phóng tưởng, khách thể hiện ra với tôi bằng phương thức “như thể”, vì niềm tin đặt vào đối tượng đã bị treo lại, và đây là cách duy nhất để hàng loạt biến đổi có thể tùy thuộc vào sự “định hình tự do” của tôi (23/562). Nói cách khác, một hành vi mang tính lập trường chỉ có thể được biến thành phương thức bởi một hành vi lập trường khác, và do đó dựa trên cơ sở của một hạn chế bên ngoài; ngược lại, cái phân biệt ý thức ký tượng chính là ở chỗ các biến thể phải được tạo sinh một cách tự do. Tuy nhiên, quyền tự do này bị giới hạn trong việc sản sinh ra chúng; vì như chúng ta đã thấy, Husserl khẳng định điều đó với tư cách một sự tổng hợp của các biến đổi, là thứ mà tôi thay đổi trong phóng tưởng không tùy thuộc vào quyền kiểm soát của tôi. Thay vào đó, tôi thấy mình bị kiểm soát bởi các quy luật mang tính bản chất (xem 23/563), và tôi có thể cố gắng đưa chính hạn chế này thành tính cho sẵn thông qua một phản ánh đổi mới dưới dạng trực giác ký tượng.32 Do đó, điều hiển nhiên là “tính tùy chọn tự do cũng có những hạn chế cụ thể của riêng nó trong chừng mực mọi biến thể đều bao gồm ký tượng của nó như một quy luật tất yếu” (9/76 [56]). Chúng ta không hoàn toàn tự do khi cố gắng làm sáng tỏ điều gì đó bằng trực giác trong phóng tưởng. Khi sử dụng ví dụ về việc biến đổi một nhân mã, Husserl nói với chúng ta rằng “thực sự, một cách ngẫu nhiên, chúng ta có thể cố ý quy cho nhân mã phóng tưởng các đặc tính được xác định chính xác hơn và những thay đổi về đặc tính; nhưng chúng ta không hoàn toàn tự do” (3-1 / 346 [357]). Chúng ta có thể thấy từ độ căng trong một tuyên bố như vậy cái điều mà Husserl đang còn dao động giữa một lý thuyết trong đó những thấu hiểu phổ quát được tích cực tạo ra và một lý thuyết mà trong đó chúng nảy sinh khi chúng ta biến bản thân mình thành lối “nhìn” thụ động. Nhưng nếu chúng ta xem xét độ căng này trong bối cảnh chơi, thì cả hai phương thức đều có thể đáp ứng được.
Theo Husserl, cái Tôi hiện tượng luận là thực hiện các biến đổi trực quan thông qua “thực hành các biến thể võ đoán” (9/73 [54]) để đạt được những thấu hiểu mang tính bản chất. Cách thức biến thể này không chỉ yêu cầu cấy ghép một bản năng chơi nào đó vào trung tâm của hiện thực, mà còn đòi hỏi - nói về phương diện nhân học - một cấp độ sáng tạo cao hơn. Đối với Husserl, đây là một vấn đề tư duy “bằng cách không kiềm chế” (5/30 [27]). Trong Ý tưởng 3, Husserl thực hiện quan sát tâm lý học sau đây liên quan đến “kẻ khảo sát hiện thực”, tức là nhà khoa học thực nghiệm, kẻ “có thể hiểu là… có xu hướng đánh giá các thành hệ-khái niệm vận động trên nền tảng thuần tưởng tượng như một cú “cuộn xoắn những khả tính trống rỗng”, như “chủ nghĩa kinh viện” vậy (5/28 [25]). Ngược lại, gốc rễ của hiện tượng luận nằm ở việc đánh giá cao cú “cuộn xoắn” này, cùng với những khả tính giàu tưởng tượng mà nó có thể mang lại khi chúng ta phát triển và trau dồi nó. Vì vậy, đối với nhà hiện tượng luận, những ý tưởng mà người ta có thể “nảy ra” và “suy ngẫm” trong cú “cuộn xoắn” này phải được đánh giá cao ở chỗ những gì đang trải qua biến đổi không chỉ đơn thuần trống rỗng ý định, không chỉ đơn thuần được nói “về”, mà còn thực sự được làm thành tính cho sẵn mang tính trực quan. Tuy nhiên, vấn đề phải ở chỗ, việc khám phá các nội dung phổ quát đang được đề cập phải hoàn toàn tuân theo các quy tắc đang chịu biến đổi. “Chỗ chơi” trong đó biến thể chơi không phải là thứ mà bản thân tôi đã tạo ra, mà là do chính nội dung đang trải qua biến đổi đưa ra trước.
Do đó, hiện tượng luận trái ngược với khoa học thực chứng ít nhất ở hai phương diện: nó không chỉ thực hiện một quy trình mà khoa học bác bỏ - tức là chơi, thử và kiểm nghiệm trên tinh thần về cơ bản là sáng tạo - mà còn khẳng định rằng quá trình khoa học theo đúng nghĩa nảy sinh từ chính những gốc rễ này; vì, như đã biết rất rõ, Husserl quan niệm tất cả các khoa học đều là khoa học ký tượng. Đây là lý do tại sao nhà kỷ hà học có thể vẽ các đường thẳng thực sự trên một bề mặt thực tế tồn tại, nhưng “không quan trọng” là liệu nhà kỷ hà học đó có tạo ảo giác hay tưởng tượng ra các đường đó hay không (3-1 / 21 [16]). Vì vậy, việc sử dụng trí tưởng tượng trong khoa học đóng một vai trò giáo huấn nhất định. Việc tự hỏi mình sẽ như thế nào khi trở thành một con chim hay thậm chí là một con sứa (14 / 113f.), và xem xét kinh nghiệm động vật nói chung, cũng chẳng khác nào nói về “đứa trẻ nguyên sơ” (Urkind) - tất cả đều là những nỗ lực về phía Husserl một phần để nghĩ rằng các giới hạn của thế giới với tư cách giới hạn của phóng tưởng. Và cách tư duy như vậy mở ra một chỗ chơi của các khả tính, thay vì giam hãm nó một cách giả tạo.
Hoàn toàn theo tinh thần này, diễn ngôn triết học vận hành trong hình thế của các khoa học theo cách để đảm bảo sân chơi của mình ngay từ đầu. Đối với mỗi trò chơi, có một sự phân định cụ thể - đôi khi theo không gian, đôi khi dưới dạng một phương thức ứng xử cụ thể - đánh dấu thế giới chơi, thế giới của trò chơi và đặt nó tách biệt với thế giới tự nhiên trong đó trò chơi vận hành.33 Vì vậy, thế giới chơi có một vị thế tương tự như “thái độ phi tự nhiên” của hiện tượng luận. Nhưng nó rơi ra khỏi thế giới tự nhiên, một mặt nó vẫn phải được phát huy tác dụng bởi một cái Tôi xác thực, trong khi mặt khác, vẫn phải có một ý nghĩa nào đó mà nó liên quan trở lại với nội dung của thế giới tự nhiên (là những nội dung giống nhau khi chơi trước khi thực hiện epochē - treo phán đoán lại. Do đó, trực giác ký tượng về cơ bản vẫn bị ràng buộc với một chủ thể xác thực điều mà chính Husserl dường như chưa bao giờ xem xét đến.
Do đó, để kết luận, chúng ta có thể nói rằng những cuộc thảo luận bất tận trong văn liệu về ý nghĩa của epochē và phép quy giản trong phương pháp hiện tượng luận sẽ không bao giờ có kết quả thực sự, trừ khi chúng được liên kết với chân trời các khả năng của con người. Chỉ bằng cách này, cuối cùng chúng ta mới có thể khẳng định, với Husserl, rằng “chúng ta chơi với các thuộc tính và các quy luật thuộc tính nổi tiếng,” tạo ra “những dị dạng vạn vật đáng kinh ngạc nhất, thứ bóng ma vật chất hoang dã nhất, khinh rẻ mọi vật lý học và hóa học” (5/29f. [26]). Và đối với tôi, dường như tất cả chúng ta thường quá nhanh chóng trấn áp đặc tính gần như vô chính phủ và cực kỳ nghệ thuật này trong tư tưởng của Husserl để thiên về cách đọc quá bảo thủ về nỗ lực của ông nhằm biến triết học trở thành một bộ môn khoa học nghiêm ngặt.
___________________________________________
(Còn nữa…)
Nguồn: Lotz Ch. (2007). From Affectivity to Subjectivity - Husserl’s Phenomenology Revisited, published by Palgrave Macmillan.
Tác giả: Christian Lotz (sinh ngày 21 tháng 2 năm 1970 tại Wuppertal, Đức) là một triết gia người Mỹ gốc Đức hiện đang giảng dạy tại Đại học Bang Michigan. Các công trình của Lotz chủ yếu tập trung vào triết học châu Âu thế kỷ 19 và 20 (đặc biệt là triết học Đức), mỹ học lục địa, lý thuyết phê phán, chủ nghĩa Mác và triết học chính trị châu Âu đương đại. Lotz nhận bằng Thạc sĩ triết học, xã hội học và lịch sử nghệ thuật tại Đại học Otto Friedrich ở Bamberg năm 1997 và bằng Tiến sĩ về triết học tại Đại học Philipps Marburg năm 2002. Ông là Nghiên cứu viên từ năm 2000 đến năm 2002 tại Đại học Emory, giảng dạy tại Đại học Seattle và Đại học Kansas, Đại học Công nghệ Brandenburg vào năm 2011 và 2013. Lotz hiện là Giáo sư Triết học, Phó Chủ nhiệm Khoa và Giám đốc Chương trình Sau Đại học, Khoa Triết học, Đại học Bang Michigan.
Ghi chú
17. Husserl accordingly emphasizes that “an actuality is treated as a possibility among other possibilities, and even as an optional possibility for fantasy. But the eidos is only then actually pure whenever every restriction to the actuality given beforehand is in fact most carefully excluded” (9/74[55]).
18. See also 23/558.
19. See also Tugendhat 1970, 162f.
20. Here I cannot enter into the problem of intuition in the context of the Logical Investigations. In connection with seeing essences, see especially Hopkins 1997.
21. Tugendhat explains this as follows: “For Husserl, any act in which what is meant comes to [be] present in whatever way is intuitive” (Tugendhat 1970, 64); thus as he also emphasizes, for Husserl the “immediacy” of the intuitive is understood in contrast to what is merely “meant” or “intended” (Tugendhat 1970, 50).
22. Here we can inquire critically whether Husserl devoted sufficient reflection to the concept of activity that he introduced in the course of the Ideas. By the time of the 1925 lectures on phenomenological psychology, he winds up speaking not only of “seeing activities” in which “pure and universal ideas” become given (9/83[62]), but also of the “purely mental activity” through which we come to see an eidos (9/84[63]) and of the “purely mental doing” that is at stake in the process of ideation (9/87[65]).
23. In “free variation we can let every exemplary object on which it is exercised become an optional object taken universally. …Therefore, it is properly itself an insight into essence that the ideative method is everywhere applicable” (9/92[69]).
24. On genetic phenomenology and typology, see Aguirre 1991.
25. In Ideas 3, Husserl writes: “And now we see that, just as in the manifold of pure types of experienceable realities we have inexhaustible infinities, so also, and all the more and in greater measure do we have inexhaustible types of perceptual appearance that cannot be fixed by any conceptual system. We see that there could be no thought of a systematic, exhaustive classification of types of perceptual appearances and therefore certainly not any thought of a systematic classification of all types of possible cogitationes in general” (5/131[121]).
26. Husserl’s use of the concept of “type” is not fully consistent. In the middle period of the Ideas he still seems to be separating “type” and “essence,” reserving the latter term for the synthetic a priori. With the development of genetic phenomenology, however, these notions increasingly coincide. For example, he writes, “I may therefore vary the world, with only its identity as world per se—and thus I as consciously having it, recalling it, etc.—persisting. This yields a certain style of consciousness and of validity; I have an essential structure of the world as a world per se (ontologically), and correlatively, the <style> of my world-life” (15/118). Husserl also often speaks of “essential style” (15/136). And in one passage, static phenomenology is defined as “the phenomenology of the constitution of leading types of objects” (14/41[644]).
27. On the problem of hermeneutics, see Rinofner-Kreidl 2000, 216.
28. Gadamer’s basic ideas resemble reflections Heidegger presents in a lecture course of 1927 entitled “Einleitung in die Philosophie”; cf. Heidegger 1996, §36, especially 312. For a critique of the hermeneutical conception of play in connection with the question of the aesthetic, see the detailed arguments in Sonderegger 2000, 19–45.
29. Husserl’s own appeal to the notion of play is rather ambiguous: on playful consciousness in contrast to “serious” constitution of being, see 31/12[285], but note that a page later, this view is implicitly revised.
30. In his attempt to show how the work of art is derived, Gadamer too points to the interconnection of play, dance, and repetition; cf. Gadamer 1975, 93, and see also Gehlen 1997, 134ff.; Straus 1966, 23f.
31. See also 23/558.
32. See also Tugendhat 1970, 162f.
33. Cf. Gadamer 1975, 96.
Tài liệu dẫn
Gadamer, Hans-Georg 1975: Truth and Method. London: Sheed and Ward [original 1960].
Gadamer, Hans Georg 1999: Gesammelte Werke. Paderborn: UTB.
Gehlen, Arnold 1997: Der Mensch: seine Natur und seine Stellung in der Welt. 13th ed. Wiesbaden: UTB.
Husserl, Edmund 1950ff.: Husserliana – Gesammelte Werke. Dordrecht/Den Haag: Kluwer/ Martinus Nijhoff.
Husserl, Edmund 1980ff.: Husserliana – Collected Works. Dordrecht/Den Haag: Kluwer/ Martinus Nijhoff.
Husserl, Edmund 1964: The Paris Lectures. Trans. Peter Koestenbaum. The Hague: Martinus Nijhoff, 1964.
Husserl, Edmund 1981: “Renewal: Its Problem and Method.” Trans. Jeffner Allen. In Husserl: Shorter Works. Peter McCormick and Frederick A. Elliston eds. Notre Dame: University of Notre Dame Press, 326–331.
Husserl, Edmund 1981ff: Husserliana – Dokumente. Dordrecht/Den Haag: Kluwer [cited as HuaDok].
Husserl, Edmund 1985: Erfahrung und Urteil. Untersuchungen zur Genealogie der Logik, edited and revised by Ludwig Landgrebe. Hamburg: Meiner. [cited as EU].
Husserl, Edmund 1996: “Wert des Lebens. Wert der Welt. Sittlichkeit (Tugend) und Glückseligkeit <Februar 1923>,”in Husserl Studies 13/3. Ulrich Melle, ed. 201–235 [cited as Wert].
Husserl, Edmund 2000: “Phänomenologische Methode und phänomenologische Philosophie <Londoner Vorträge 1922>,” in Husserl Studies 16. Berndt Gossens, ed., 183–254.
Orth, Ernst Wolfgang 1997: Kultur und Organismus. Studien zur Philosophie Richard Hönigswalds. Bonn: Bouvier.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét