Philippe
Descola
Người
dịch: Hà Hữu Nga
Các khái niệm như “tự nhiên” và “văn hóa” không biểu thị một thực tại phổ quát mà là một cách đặc
biệt, được phát minh bởi Người hiện đại, để khắc ghi các lĩnh vực bản thể vào kết cấu của sự vật. Các nền văn minh khác đã nghĩ ra những
cách khác nhau để phát hiện các phẩm chất trong các tồn tại, dẫn đến các hình thức tổ chức liên tục và đứt
đoạn giữa con người và không
phải con người, để
tập hợp các
hiện hữu thành
các tập thể, nhằm
xác định kẻ
nào hoặc cái
gì có năng lực
tác tố và tri thức. Bài viết nhấn mạnh rằng các quá trình khẳng
định hữu thể luận này không phải là các
“thế giới quan”, mà nói một cách chính xác, là
các phong cách xác
lập thế giới
[1]. Hữu thể luận được chọn ra ở đây là chỉ định một cấp độ phân tích cơ bản hơn để nghiên cứu việc
thiết lập thế giới so với cái
cấp độ mà nhân học thường yêu cầu. Ở cấp độ này, nơi những suy luận
cơ bản được thực hiện đối với các loại hiện hữu tồn tại và chúng liên quan với nhau như thế nào; hơn nữa nhân học có thể hoàn thành tốt nhất sứ
mệnh của mình để giải thích rõ
cách thức
cấu thành các thế giới.
Việc đề cập đến “nhân học triết học” trong tiêu đề của phiên họp [2] này đưa chúng ta quay trở lại với các vấn đề cơ bản. Vì
vậy, hãy bắt đầu từ vạch
xuất phát.1 Hầu hết những con người duy lý sẽ thừa nhận
rằng con người chia sẻ một tập khuynh hướng nhận thức và vận động cảm giác cơ bản và những gì thường
được gọi là các “biến thể văn hóa” không phải do những khác biệt về năng lực, mà là do những khác biệt về những cách thức mà các đặc điểm nổi bật
của thế giới được hiện thực hóa bởi những năng lực này. Tại sao lại như vậy? Cái quá trình thấm nhập chọn lọc những phẩm chất
nhất định của các đối tượng và các
mối quan hệ, và bỏ qua những thứ khác, để cần suy nghĩ nghiêm túc và định hướng cho hành động kia xuất phát từ đâu? Câu trả lời phổ
biến nhất là mọi hiện tượng đều rất đa chiều. Cái thuộc tính này, mà Geoffrey
Lloyd đã dành cho cuốn Các biến thể Nhận thức (2007) của mình, đã trở thành phép tắc kinh điển trong
triết học kể từ khi Boyle và Locke phổ biến nó như một sự khác biệt giữa các phẩm
chất chính và phụ: phẩm
chất chính có thể hiểu được, có thể tách rời, và, với số lượng lớn,
có thể tính toán được; trong khi phẩm
chất phụ là chủ đề của cái mà Lévi-Strauss gọi là “la logique du concret” logic cụ thể, thì khả năng của
tâm trí để thiết lập các
mối quan hệ tương ứng và đối
lập giữa các đặc điểm nổi bật của môi trường nhận thức của chúng ta. Liên quan đến các chiều kích của một
hiện tượng mà ở đó cái gọi là các phẩm chất chủ yếu của nó được coi
là có liên quan rất có thể sẽ dẫn đến những đề xuất thuộc chế độ phổ quát luận, trong khi xử lý
những ấn tượng mà nó để lại trong các
giác quan của chúng ta sẽ mở ra nhiều khả tính tích cực cho các
suy luận và kết nối liên quan đến các
hoàn cảnh cá nhân và lịch sử. Sự phân biệt triết học này giữa các phương thức
tồn tại của cùng một hiện
tượng như chúng có thể được
hiện thực hóa một cách khác biệt bằng nhiều cách tiếp cận khác nhau tạo ra summa divisio sự phân chia cao nhất mang tính nhận thức luận giữa
lĩnh vực khoa học tự nhiên và khoa học văn hóa và lời nguyền tiếp theo chống lại
việc xuất khẩu các phương pháp và kỳ vọng của lĩnh vực khoa học tự nhiên (khái quát hóa,
đo lường, khả năng nhân rộng, dự đoán, v.v.) vào các phương pháp và kỳ vọng của
khoa học văn hóa (cá nhân hóa, diễn giải, chia sẻ giá
trị, cố kết ngữ nghĩa,
v.v.) và ngược lại. Quá trình tạo
kết quả của việc phân loại, thanh lọc và kiểm soát ranh giới đã khiến
cho việc xử lý thực tế với tính đa chiều của các hiện tượng là rất khó khăn vì
các hiện tượng này nhất thiết bị lệch
giữa các hình thức biểu đạt khác nhau và các chế độ kiểm chứng khác nhau. Địa
chất và hóa học sẽ giải
thích cho một khía cạnh của
các loại đất mà tôi bắt
gặp ở vùng người Achuar thuộc thượng lưu Amazon, trong khi
nhân học sẽ giải thích
cho một khía cạnh khác.
Hướng mà tôi khai thác cố gắng tránh sự phân
chia hiện tượng này như một cách giải thích tính đa dạng của các nhận thức con người về môi
trường của họ. Vì có một cách giải
thích khác cho những cách rất khác nhau - theo truyền thống được dán nhãn “văn hóa” - về việc đưa ra
các cách giải thích
về thế giới mặc dù có một thiết bị sinh học chung. Chúng ta hãy gọi chính cái quá trình chắp
nối những gì lĩnh hội được trong môi trường của chúng ta là “xác lập thế giới”. Ở đây, tôi nhìn
nhận thiết lập thế giới, theo một nghĩa khác với nghĩa
được các tác giả hậu hiện đại và hậu thuộc địa trao cho từ đó,
như một kiến tạo xã hội của hiện thực bởi những người phương Tây bá quyền. Ngược lại với ý
nghĩa văn hóa luận
hết sức bình thường này, ngụ ý phân biệt giữa một hiện thực siêu việt có
từ trước và các phiên bản văn hóa khác nhau có thể được đưa ra về nó. Tôi thấy xác lập thế giới thay vì là quá trình ổn định
hóa một số đặc tính của những gì xảy ra với chúng
ta, một sự thần phục giấu giếm, và
có lẽ không đáng tin cậy với cái định đề nổi tiếng của Wittgenstein là “thế giới là tất
cả mọi thứ như vậy.”2
Giờ đây, tôi phỏng đoán
rằng quá trình xác lập thế giới này
không phải được thực hiện một
cách ngẫu nhiên, mà chủ yếu dựa trên khẳng định hữu thể luận. Đây là lý do tại sao, một mặt, việc phản đối thế giới như là tổng thể của
sự vật, và mặt khác, vô
số thế giới của thực tại được
trải nghiệm lại khá sai lệch, mặc dù nó đã trở thành một nguyên lý cơ bản của nhận thức
luận hiện đại và nền tảng ngầm của hầu hết những gì hiện đang được cho là nhân học. Tôi cho rằng, “cái trở thành trường hợp của
chúng ta” không phải là một thế giới hoàn chỉnh và khép kín đang chờ được thể hiện
theo các quan điểm khác nhau, mà, rất có thể, một lượng lớn các phẩm chất và quan hệ có thể được hoặc không được con người thực hiện theo cách thức mà các bộ lọc hữu thể luận phân biệt giữa
các cung ứng của môi trường. Các đối tượng vật chất và phi vật chất của môi trường chúng ta
không đại diện cho các thiên đàng của những ý tưởng vĩnh cửu sẵn sàng để cho các năng lực của chúng ta nắm bắt, chúng cũng không chỉ là các cấu trúc xã hội mang lại hình dáng và ý nghĩa cho
một loại nguyên liệu thô; chúng chỉ là những tập hợp phẩm chất mà một số được chúng ta phát
hiện ra, còn một số thì bị chúng ta bỏ qua. Tính đa dạng về hình thức thiết
lập thế giới xuất phát từ thực tế là sự hiện thực hóa khác biệt các phẩm chất này
không phải là bừa
bãi; nó tuân theo dòng suy luận cơ bản về việc các phẩm chất được gắn liền với các đối
tượng mà chúng ta hiểu rõ như thế nào và các phẩm chất này có liên quan như thế nào. Dường như đối
với tôi, về cơ bản, cái
nhận thức luận Humean thô sơ này, đủ nhất quán và hợp lý để một người không phải là nhà triết học cung cấp một nền
tảng chung cho cái
nhiệm vụ nhân học là cố gắng tạo ra ý nghĩa cho vô số cách để con người mô tả
về thế giới và những gì họ làm trong nó.3 Nói về các “bộ lọc hữu thể luận” là một cách để
tôi nhấn mạnh thực tế là cấp độ phân tích mà
tôi tin rằng nỗ lực nhân học nên bắt đầu là cơ bản hơn so với những gì thường
được cho là hiển nhiên. Niềm tin của tôi là ở chỗ các hệ thống của những khác biệt về cách
con người sống trên thế giới không thể được hiểu là sản phẩm phụ
của các thể chế, các hệ thống kinh tế, các
tập giá trị, các mô thức văn hóa, các
thế giới quan hay tương tự; ngược lại, những thứ đó là kết quả của
những giả định cơ bản hơn về những gì thế giới chứa đựng và những cách thức mà các yếu tố của thứ phụ tùng này được kết nối. Từ “hữu thể luận”, có vẻ như phù
hợp để mô tả cấp độ phân tích mang
tính khẳng định trước (antéprédicatif) này, và đây chính là lý do tại sao
tôi đã bắt đầu sử dụng nó một cách kỹ lưỡng từ hai thập kỷ trước. Khẳng định duy nhất của tôi
trong cái gọi là “bước ngoặt hữu thể
luận” – một cách diễn đạt mà tự
tôi chưa bao giờ sử dụng -
vì theo đó là một cách
diễn đạt vô
trùng khái niệm: chúng ta nên tìm kiếm gốc rễ của tính đa dạng của con người ở cấp độ sâu hơn, nơi
những suy luận cơ bản được thực hiện về các loại hiện hữu mà thế giới được
tạo nên bởi các hiện hữu
đó và các hiện hữu đó liên quan với nhau như thế nào.
Giờ đây tôi sẽ làm rõ đề xuất của tôi là tính đa dạng về các hình thái thiết lập thế giới nảy sinh từ tính đa dạng của các trạng thái hữu thể luận mà theo đó quá trình
này được thực hiện. Tôi muốn bắt đầu bằng cách nói rõ những gì tôi nghĩ về
nhân học
là gì. Nhiệm vụ chính của nó, như tôi thấy, không phải là cung cấp những “mô tả dày” về các thể chế, thói quen văn
hóa hay các thực tiễn xã hội cụ thể. Đây là công việc của ngành dân tộc chí.4
Nhiệm vụ chính của nhân học là làm
sáng tỏ về những cách thức mà một loại
hiện hữu nhất định - con người
- hoạt động trong môi trường của mình, cách thức họ phát hiện trong
đó cái thuộc tính
này hoặc thuộc tính kia mà họ sử dụng và cách họ nỗ lực biến đổi môi
trường này bằng cách đan xen nó và bản thân bằng các mối quan hệ hằng xuyên hoặc thỉnh thoảng với tính đa dạng lớn, nhưng không vô hạn. Để hoàn
thành nhiệm vụ này, chúng ta cần lập bản đồ các mối quan hệ đó, nhằm hiểu rõ hơn bản
chất của chúng, để
thiết lập các phương
thức tương thích và không tương thích của chúng, và xem xét cách chúng trở thành
hiện thực bằng các phong cách hành động và tư tưởng tỏ ra là khác biệt rõ ràng. Nói tóm lại, nhiệm vụ của nhân học là giải thích các cách thức cấu thành thế giới. Vì vậy, một số người có
thể coi đó là “nhân học triết
học”, như chính cái tiêu đề của phiên
họp gợi ý, hoặc thậm chí nó có vẻ Pháp thái quá,
hoặc có lẽ cả hai. Tôi thấy nó đúng hơn là nhân học một cách giản mộc, nếu người ta
cho rằng mục đích của
cái khoa học kỳ lạ này là để đưa ra các mô hình so sánh và diễn dịch không thuộc về các thể chế thực tế, mà là các đối tượng đủ điều kiện theo chính cái quá trình được lựa chọn trở thành các yếu tố của một mô
hình. Các đối tượng này không mang
tính kinh nghiệm cũng không lý tưởng, chúng không phải là một tổng hợp đặc biệt
của các đại diện và các
thực tiễn; chúng là hàng
mớ các đặc tính tương phản được trừu tượng hóa từ các mô tả về đời sống xã hội để làm
nổi bật một số thuộc
tính của nó. Vậy
những phong cách đặc biệt này của hành động và suy nghĩ của con người mà
nhân học cần làm sáng tỏ là gì? Chúng nên được hiểu là các mô thức thực hành nhận thức và động cơ-cảm giác, một
phần do bẩm sinh, một phần xuất phát từ quá trình tương tác thực tế giữa các sinh
vật, nghĩa là từ các
cách điều phối thực tế các tác tố của con người và không
phải con người trong một môi trường nhất định. Vậy là các mô thức như thế còn hơn là các khung thiết bị được nhà
phân tích sử dụng để mô tả một tình huống; chúng là các khung thiết bị được các vai diễn sử dụng để tạo ra ý nghĩa của tình huống và điều chỉnh độ nét của những gì có thể được
gọi là liên tác tố.5 Các khung
thiết bị
này có thể được xem là các cấu trúc trừu tượng, chẳng hạn như phối cảnh
nhân tạo hoặc các kịch bản thông thường của các tương tác hàng ngày, nó chức các kỹ năng, nhận
thức và hành động mà không huy động một tri thức tự sự. Chúng là, để mượn các từ của Maurice
Bloch, “những sự vật vận hành không lời” (1992), có nghĩa là, các lược đồ
nhận thức điều chỉnh thói quen, suy luận hướng dẫn, thấm nhập nhận thức và phần
lớn là các sản phẩm của các
cung ứng mà thế giới đem
đến cho các sắp xếp cụ thể của con người.
Một chức năng cơ bản của các khung thiết bị này là xác định tính đồng nhất bằng cách gộp lại với nhau hoặc
phân tách các yếu tố của thế giới sống dường như có các phẩm chất giống hoặc không giống
nhau. Lập luận của tôi là ở
chỗ một trong những đặc điểm phổ biến của quá trình nhận thức mà các khuynh hướng như
vậy bắt nguồn chính
là nhận thức về nhị
tính của các bình
diện giữa các quá trình vật chất (mà tôi gọi là “thể chất”) và các trạng thái tinh thần (tôi gọi là “tính nội tâm”). Giả định này được thành lập dựa trên nhiều
nguồn khác nhau có xuất
phát từ triết học, tâm lý học và dân tộc học mà tôi sẽ không dừng lại ở đây. Tôi
sẽ chỉ ra một thực tế đã được xác minh là, cho đến khi các lý thuyết duy vật lý phương Tây
cuối thế kỷ XX giải thích ý thức là một thuộc tính mới nổi của
các chức năng sinh học, thì
vẫn không có bằng chứng nào ở
bất cứ đâu về một quan niệm mô tả cá nhân con người sống
bình thường như một cơ thể vật chất thuần túy không có bất kỳ hình thức nội tâm
nào, hoặc như một nội tâm thuần túy mà không có bất kỳ hình thức hiện thân nào. Do đó, sự phân biệt giữa một bình diện nội tâm và một bình diện thể chất không phải là thứ dự phóng đơn giản tộc người trung tâm của sự đối lập
giữa cơ thể và tâm trí đặc trưng cho phương Tây; người ta nên hiểu thấu sự đối lập này như nó xuất hiện ở châu Âu, cùng các lý thuyết triết
học và thần học được xây dựng dựa trên nó, như các biến thể địa phương của một
hệ thống tổng quát
hơn của các tương
phản cơ bản có thể được nghiên cứu
một cách tương đối. Bằng cách sử dụng mạng phổ quát này,
con người ở vào cái
thế có thể nhấn mạnh hoặc giảm thiểu tính liên tục và sự khác biệt giữa bản
thân con người và các hiện hữu không phải con người. Điều này dẫn đến
một sơ đồ gồm bốn hữu thể luận, nghĩa là có các phẩm chất tương
phản và những hiện
hữu được phát hiện trong các
phạm vi xung quanh con người và được tổ chức thành các hệ thống,
mà tôi đã gắn nhãn “vật linh luận”, “totem giáo”, “phép loại suy”, và “tự nhiên luận”, vì vậy mà đem lại các ý nghĩa mới cho những khái niệm nhân học
đã quá sờn mòn.
Chúng
ta hãy xem xét một số thuộc tính của các phương thức đồng nhất này. Vật linh luận với tư cách tính liên tục của các
linh hồn và tính gián đoạn của
các cơ thể là khá phổ biến ở Nam và Bắc Mỹ, ở Siberia và ở một số vùng của Đông
Nam Á, nơi con người
ban phú bẩm cho thực vật, động
vật và các yếu tố khác của môi trường vật lý của họ chủ
thể tính và thiết lập với các thực thể này tất cả các loại quan hệ
cá nhân, về tình bạn, trao đổi, cám
dỗ hoặc thù địch. Trong các hệ thống vật linh này, con người và
hầu hết các hiện hữu không
phải con người đều được coi là có cùng một loại nội tâm, và chính vì chủ thể tính phổ biến này mà
động vật và linh thần được cho là có những
đặc tính xã hội: họ sống trong các ngôi làng, tuân thủ các quy tắc quan hệ họ
hàng và quy tắc đạo đức, họ tham gia vào hoạt động nghi lễ và trao đổi hàng
hóa. Tuy nhiên, sự
quy chiếu chung của hầu hết các hiện hữu trên thế giới là
tính nhân loại như một
điều kiện chung chứ không phải con người với tư cách một loài. Nói
cách khác, con người và tất cả các loại không phải người khác tương
tác với nhau thì mỗi loại
có những thể chất khác nhau, trong
đó các bản chất đồng nhất nội tại của họ được đặt
trong các loại cơ thể khác nhau, thường được mô tả là trang phục có thể được mặc
hoặc cởi bỏ, tốt hơn là nhấn mạnh vào tính tự chủ từ các nội tâm là nơi các bản chất đó cư ngụ. Giờ đây, như Eduardo
Viveiros de Castro (1996) đã chỉ ra một cách đúng đắn, những loại trang phục cụ thể này thường
tạo ra những quan điểm trái ngược về thế giới, trong
đó những hạn chế về sinh lý và nhận thức phù hợp với một loại cơ thể áp đặt lên
mỗi lớp hiện hữu một lập trường và quan điểm cụ thể trong
hệ sinh thái chung của các
mối quan hệ. Các
cá thể người và không phải người có cái nhìn “văn hóa” nguyên
vẹn về quyển sống của họ bởi
vì họ có chung một loại nội tâm, nhưng cái thế giới mà những
thực thể này nhận thức
thì lại khác nhau, vì họ có các thiết bị khác biệt nhau. Vì vậy, hình thức của cơ
thể còn hơn cả hình thể vật lý; đó là
toàn bộ bộ công cụ sinh học cho phép một loài chiếm giữ một môi trường sống và đưa đến đó một cuộc sống đặc biệt mà nó được đồng nhất bởi cuộc sống đó. Mặc dù nhiều
loài có chung một nội tâm nhất định, nhưng mỗi loài đều sở hữu thể chất riêng
dưới cái lốt của một tục đồ [3] cụ thể sẽ xác định
cái Umwelt môi
trường của riêng nó, theo từ dùng của Jakob von
Uexküll, có nghĩa là những đặc điểm
nổi bật của môi trường
của nó là những đặc
điểm hướng đến sử
dụng các công cụ cơ thể cụ thể của nó: các phương cách định vị, sinh sản, tìm kiếm thức ăn, v.v.
Bây giờ chúng ta sẽ chuyển sang phương thức đồng nhất thứ hai, trong đó một số hiện hữu trên thế giới
chia sẻ các tập thuộc tính vật chất và đạo đức cắt qua các
ranh giới loài. Tôi gọi nó là tôtem giáo, nhưng theo một
nghĩa rất khác với ý
nghĩa vốn gắn liền với thuật ngữ này kể từ khi Lévi-Strauss cố gắng bóc trần cái “ảo tưởng totemic” kia. Vì tôtem giáo không chỉ là một phương cách phân loại phổ
quát, mà trước hết có lẽ còn là một hữu thể luận rất nguyên ủy, được minh họa tốt nhất bởi Thổ dân Úc. Ở
đó, vật tổ chính
(totem, totemic) của một nhóm người, thường là động vật hoặc thực vật, và
tất cả các hiện hữu, người và không phải người, liên thuộc với nó được coi là có chung một số thuộc
tính về hình thể, bản chất, tính khí và hành vi bởi
nguồn gốc chung được địa phương
hóa trong không gian. Giờ đây, các thuộc tính
này không xuất phát từ cái được gọi thiếu
chính xác là thực thể biệt danh (entité éponyme
別名實體), vì từ chỉ định vật tổ trong nhiều trường hợp
không phải là tên của một loài, nghĩa là một đơn vị phân loại sinh học, mà là
tên của một thuộc tính trừu tượng hiện diện trong loài này cũng như trong toàn bộ các hiện hữu được xếp vào dưới nó trong một
nhóm totemic. Ví dụ, các nửa [4] totemic của người Nungar ở
Tây Nam Úc tương ứng được gọi là maarnetj,
có thể được dịch là “kẻ bắt,” và waardar là “kẻ rình”, hai thuật ngữ
này cũng được sử dụng để chỉ định các totems của các nửa đó, Nửa Vẹt trắng và Nửa Quạ (von
Brandenstein, 1977). Ở đây, tên của các lớp totemic là các thuật ngữ
biểu thị các thuộc tính cũng được sử dụng để mô tả các loài totemic, chứ không phải
ngược lại, có nghĩa là tên của các
phân loại động vật học từ đó sẽ suy ra các thuộc tính điển hình của các lớp totemic. Sự khác biệt cơ
bản là giữa các tập hợp các thuộc tính phổ biến đối với con người và không phải
con người trong các lớp được chỉ định bởi các thuật ngữ trừu tượng, mà không phải là giữa các loại tự nhiên sẽ cung cấp một cách tự
nhiên, bởi những đứt
đoạn hiển nhiên về hình thức và hành vi của chúng, mà một khuôn mẫu tương tự có thể được sử dụng để cấu trúc tính đứt đoạn xã hội.
Phương thức đồng nhất thứ ba, phép loại suy (analogism 類比法 loại tỉ pháp), được xác định dựa trên ý tưởng cho rằng tất cả các thực thể trên thế giới được phân chia thành đa bội bản chất, hình thức và các chất được phân tách bằng các khoảng khắc, thường được sắp xếp theo thang chia độ, chẳng hạn như trong Scala Naturae Chuỗi Tồn tại Lớn, từng là mô hình vũ trụ chính kéo dài thời Trung cổ và Phục hưng. Trật tự này cho phép tái tổ hợp các tương phản ban đầu vào một mạng loại suy dày đặc liên kết các thuộc tính nội tại của mỗi thực thể tự trị có mặt trên thế giới. Điều nổi bật nhất trong các hệ thống như vậy là sự tài tình trong đó tất cả các điểm tương đồng đều có thể cung cấp cơ sở cho các suy luận được tích cực tìm kiếm, nhất là khi áp dụng vào các lĩnh vực quan trọng của cuộc sống, đặc biệt là phòng ngừa và điều trị bệnh tật và bất hạnh. Nỗi ám ảnh với phép loại suy trở thành một đặc điểm thống trị, như ở Trung Quốc cổ đại, “xã hội, con người, thế giới, là những đối tượng của một tri thức toàn cầu được cấu thành bởi việc sử dụng duy nhất phép loại suy (Granet [1934] 1968: 297). Tuy nhiên ở đây, phép loại suy chỉ là hệ quả của sự cần thiết phải tổ chức một thế giới bao gồm một đa bội yếu tố độc lập. Phép loại suy trở nên khả thể và chỉ có thể suy tư được nếu các thuật ngữ mà nó kết hợp được phân biệt ngay từ đầu, nếu năng lực phát hiện các tương đồng giữa các sự vật được áp dụng cho các tính chất độc nhất, theo quy trình này được trích xuất một phần từ sự cô lập nguyên ủy của chúng. Phép loại suy có thể được coi là một giấc mơ tường giải học về tính hoàn thiện và tổng thể hóa xuất phát từ sự không thỏa mãn: khi thừa nhận rằng toàn bộ các cấu phần của thế giới bị chia tách bởi những gián đoạn nhỏ, nó nuôi dưỡng niềm hy vọng đan dệt những yếu tố khác biệt một cách yếu ớt này thành một tấm vải của các quan hệ thân thuộc và hấp dẫn có toàn bộ dáng vẻ của liên tục tính. Nhưng trạng thái bình thường của thế giới thực sự là một đa bội của các khác biệt dội vọng lại, và sự tương đồng chỉ là phương tiện được mong đợi để làm cho thế giới bị phân mảnh này trở nên dễ hiểu và có thể chịu đựng được. Phép khuyếch đại các mảnh cơ bản của thế giới vang vọng bên trong mỗi bộ phận của nó - bao gồm cả con người, được chia thành nhiều bộ phận phần nào nằm bên ngoài cơ thể của chúng - chính là một đặc điểm khác biệt của các hữu thể luận loại suy và là đầu mối tốt nhất để đồng nhất chúng. Ngoài trường hợp mang tính hệ mẫu của Trung Quốc, loại hữu thể luận này khá phổ biến ở nhiều vùng Châu Á, Tây Phi, trong các cộng đồng bản địa Trung Mỹ và dãy Andes.
Phương
thức đồng nhất hóa cuối cùng, tự nhiên luận, tương ứng với hữu thể học của riêng chúng ta. Tự nhiên luận không chỉ là ý
tưởng cho rằng thiên nhiên tồn tại, một số thực thể nhất định mắc nợ sự tồn tại và
phát triển của chúng theo một nguyên tắc không liên quan đến cả cơ hội và tác
động của ý chí con người. Nó không đủ điều kiện chỉ là sự xuất hiện - thông thường được
đặt vào thế kỷ thứ mười bảy
- một lĩnh vực hữu
thể luận cụ thể, một nơi có trật tự và cần thiết, ở đó không có gì xảy ra mà
không có nguyên nhân. Tự
nhiên luận cũng bao hàm một đối tác, một thế giới được sáng chế tinh xảo và ý chí tự do mà tính phức tạp của cái đã xuất hiện theo cách tăng tiến dưới sự xem xét kỹ lưỡng của các nhà phân tích, cho đến nó cần đến - trong suốt thế kỷ XIX - cái thể chế của các khoa học đặc biệt
đưa ra nhiệm vụ ổn định các
ranh giới và đặc trưng
của nó. Giờ đây, nếu người ta coi tự nhiên luận – thứ cùng tồn tại của
một tự nhiên thống nhất duy nhất và tính
đa bội của các văn hóa -
không phải là khuôn mẫu bao quát cho phép đối tượng hóa bất kỳ thực tại
nào, mà là một trong những phương thức đồng nhất khác, thì các thuộc tính tương phản của nó có vẻ trở nên rõ ràng hơn. Cụ
thể, tự nhiên luận
đảo ngược các tiền đề hữu
thể luận của vật linh luận kể từ khi, thay vì tuyên
bố một loại tính đồng
nhất của linh hồn và sự khác biệt của các cơ thể, thì nó lại được xác định dựa trên tính gián đoạn nội
tâm và tính liên tục vật chất. Đối
với chúng ta, cái
phân biệt giữa con người với không
phải con người chính
là tâm trí, linh hồn, chủ thể tính, ý thức đạo đức, ngôn ngữ, v.v., giống như cách các nhóm người được phân biệt với
nhau bởi một trật tự nội tại tập thể đã từng được gọi là
Volksgeist Tinh thần dân tộc, hay génie d’un peuple Thiên tài dân tộc, nhưng giờ đây thân thuộc với chúng
ta dưới cái nhãn “văn hóa” hiện đại của nó. Mặt khác, tất cả chúng ta đều biết rằng, đặc biệt là từ
Darwin, chiều kích thể
chất của con người định vị họ trong tính liên tục vật chất mà
ở đó họ không nổi bật là những độc nhất tính. Việc loại trừ khỏi cái thân phận con người của các sinh vật không phải con
người rất gần gũi với chúng ta về mặt sinh học chính là một dấu hiệu
của cái đặc quyền được cấp cho
bằng cái phương thức đồng nhất hóa riêng của chúng ta với
các tiêu chí dựa trên cách
biểu đạt nội tâm đầy
tham vọng thay vì liên tục dựa trên liên tục tính vật chất.
Những cách phát hiện và nhấn mạnh các nếp gấp trong môi
trường xung quanh chúng ta không nên được coi là một loại hình học “thế giới quan” bị cô lập khắt khe, mà là sự phát
triển của các hệ quả hiện tượng học của bốn loại suy luận khác nhau về tính đồng nhất của các hiện hữu trên thế giới này. Theo hoàn cảnh,
mỗi con người đều có khả năng đưa ra bất kỳ suy
luận nào trong bốn loại
suy luận trên, nhưng rất có thể sẽ trải
qua một phán đoán về tính đồng nhất theo bối cảnh hữu thể luận, có nghĩa là, việc hệ thống hóa cho một nhóm người
thuộc một trong những suy luận duy
nhất – mà trong đó người ấy được xã hội hóa. Các hữu thể luận thực tế có thể rất gần với mô hình (vật linh luận ở vùng lưu vực Amazonia và Cận Bắc cự, totem giáo ở Úc, phép loại suy ở Trung Quốc cổ
đại hoặc Mexico, tự nhiên luận
trong văn học nhận thức luận và triết học của châu Âu hiện đại); nhưng có lẽ
tình huống phổ biến nhất là một tính chất lai, trong đó một phương thức đồng nhất hóa sẽ chiếm ưu thế hơn
đôi chút so với một phương thức khác, dẫn đến một
loạt kết hợp phức tạp. Do đó,
loại hình học gấp bốn lần này nên được coi là một phương cách trực cảm, hơn là một phương pháp
phân loại xã hội; tuy nhiên, một phương
cách hữu ích vì nó soi
sáng các nguyên do cho một số quy tắc cấu trúc có thể quan sát được theo
cách mà thế giới hiện tượng luận được bắt đầu và vì những tính tương thích và không tương thích giữa các quy tắc như vậy - hai nhiệm vụ
nhân học cơ bản đã bị loại bỏ quá nhanh và do đó bỏ ngỏ cho các cách tiếp cận tự
nhiên luận thô thiển.
Giờ đây tôi sẽ quay trở lại với mối quan tâm ban đầu của mình. Rõ ràng là lập
trường của tôi loại trừ cả giả thuyết về nhiều thế giới và giả thuyết về nhiều thế giới
quan. Không thể có nhiều thế giới, theo nghĩa là các vật chứa phong kín kinh nghiệm của
con người với các thuộc tính và quy luật vật lý riêng của họ, bởi vì rất có thể các phẩm chất và
quan hệ tiềm năng dành cho nhận thức và đạo luật của con người
được phân phối đồng đều. Nhưng một khi quá trình xác lập thế giới đã đạt được,
một khi một số phẩm chất và quan hệ này đã được phát hiện và hệ thống hóa, thì kết quả không
phải là một thế giới quan, có
nghĩa là, một phiên bản trong số những phiên bản khác của cùng một thực tại
siêu việt; kết quả là một thế giới theo đúng nghĩa của nó, một hệ thống các
thuộc tính được hiện thực hóa không hoàn chỉnh, bão hòa ý nghĩa và thừa mứa tác tố, nhưng lại chồng chéo một
phần với các cấu hình tương tự khác được hiện thực hóa khác nhau và
được tạo ra bởi các vai
diễn khác nhau.
Tất cả những
hiện thực hóa phân mảnh này, bao gồm cả những hiện thực hóa cá tính cao của các nghệ
sĩ vĩ đại hoặc những kẻ tâm
thần, đều là các biến thể, hoặc các
thuyết minh bộ phận, về những tiềm năng tính chưa từng, và có lẽ sẽ
không bao giờ được tích hợp đầy
đủ vào một thế giới thống nhất
duy nhất. Như một giấc mơ về sự tổng hợp hóa hoàn hảo, một hiện thực luận đủ lông đủ cánh dường như
vẫn ngoài tầm với; mặt khác, tương đối luận có thể dễ dàng đạt được
nhưng lại tự đánh bại vì nó giả định nền tảng phổ quát mà mỗi phiên bản chỉ là một bản dịch bộ phận.
Thoạt nhìn, những thế giới chồng chéo một phần này dường
như lên án chúng ta sống trong duy ngã luận, thậm chí có thể trong
tuyệt vọng chính trị, một khi chúng ta từ bỏ niềm an ủi vững tâm của phổ thế luận. Đối mặt với
những tình huống tương tự, không phải mọi mảnh vỡ của nhân loại sẽ đặt để những câu hỏi
giống nhau, hoặc ít nhất họ sẽ tạo
hình chúng theo những cách khác nhau mà những mảnh vỡ khác có thể gặp khó
khăn trong việc nhận ra những câu hỏi mà chính họ đặt ra hầu làm sáng tỏ.
Điều này gây ra vô
số bộ đôi bất xứng, thường được gọi là “hiểu lầm văn hóa” trong ngôn ngữ
của những Người Hiện đại. Giờ đây, hầu hết các câu hỏi đó có thể được nhóm lại thành các vấn đề mà cách biểu đạt của chúng sẽ có các hình thức khác nhau tùy thuộc vào các ngữ cảnh hữu thể luận mà chúng phát
sinh. Nếu người ta chấp nhận rằng sự phân bố các phẩm chất của những tồn tại
thay đổi tùy theo các phương thức đồng nhất hóa mà tôi đã phác
thảo, thì người ta cũng phải chấp nhận rằng các chế độ nhận thức, các lập trường nhận thức luận
tạo ra các chế độ khả thể đó và các
cách xử lý vấn đề kết
quả tất cả sẽ khác nhau ở cùng một cấp độ. Do đó, nó làm cho quyển tập quán của chúng ta
phức tạp hơn nhiều so với sự đối lập thông thường giữa phổ thế luận và tương đối luận đã khiến chúng ta
mong đợi.
Tương tự như vậy, mỗi phương thức đồng nhất hóa này đều báo trước hình loại tập
thể phù hợp để tập
hợp các loại hiện hữu khác nhau mà nó phân biệt
lại trong một vận
mệnh chung. Nếu chúng ta chú ý đến những ý tưởng đa dạng mà các dân tộc đã rèn đúc liên quan đến
các thể chế của họ, thì chúng ta buộc phải chú ý rằng họ hiếm khi dẫn đến cô lập lĩnh vực xã hội thành một chế độ tồn
tại riêng biệt, với các
giới luật chỉ chi phối phạm vi hoạt động của con người. Trên thực tế, không phải cho đến khi tự
nhiên luận đạt đến độ chín muồi,
thì một nhóm chuyên ngành đã lấy
lĩnh vực xã hội làm đối tượng của họ và do đó cam kết phát hiện và khách
quan hóa lĩnh vực thực hành đó ở mọi nơi trên thế giới và rất ít quan tâm đến các khái niệm
địa phương, hệt như thể các ranh giới và
nội dung của nó ở bất
cứ đâu cũng đều giống hệt như các
ranh giới và nội dung mà người phương Tây đã ấn định cho nó vậy. Không phải là
cơ sở giả định mà từ đó mọi thứ khác bắt nguồn, trái lại, chính xã hội tính lại nảy sinh từ công trình hữu thể luận của việc tạo
dựng các thế giới mà mọi phương thức đồng nhất hóa đều dẫn đến. Vì vậy, xã hội tính không phải là một cách giải thích, mà là những gì
cần phải được giải thích. Nếu, cho đến gần đây, loài người không vận hành những phân biệt xác định và không được thay đổi giữa cái tự nhiên và cái
xã hội mà không nghĩ rằng việc
xử lý của con người và không
phải con người là
tách biệt một cách sai lầm, thì chúng ta nên coi
những gì chúng ta thường gọi là các xã hội và các vũ trụ học là
một vấn đề phân phối các
tồn tại vào các tập thể khác nhau: cái gì hoặc ai liên kết với cái gì hoặc
ai, theo cách nào, và vì mục đích gì?
Việc
đưa ra những loại câu hỏi này và cố gắng trả lời chúng, ngụ ý rằng
các công cụ thông thường mà khoa học xã hội đã thừa hưởng từ triết học chính trị
châu Âu của thế kỷ thứ mười bảy và mười tám phải được loại bỏ khỏi tính trung
tâm và quyền lực hệ mẫu của chúng, vì các công cụ này là kết quả trực tiếp của một
cách giải thích phản ánh bất thường về các hoàn cảnh lịch sử
bất thường. Vào thời điểm đó, nó được sản xuất ra - từ Mandeville đến Marx, như Dumont nói – cách giải thích này vừa nắm bắt vừa tạo ra tính đặc thù của loại tập thể mà Người Hiện đại cảm thấy họ buộc phải sống; nhưng rõ
ràng, ngay cả ở phương Tây, là
cách giải thích này không còn phù hợp với nhiều trạng huống xác lập thế giới mà chúng ta đang
sống và với tính cấp bách của sự hủy
diệt sinh thái sắp xảy đến. Cái đang bị đe
dọa ở đây là toàn bộ khuôn khổ khái niệm mà qua đó chúng ta đề cập đến “tổ chức chính trị và xã hội” của các tập thể, cái cách thức cứu thế của sử tính mà chúng ta đã áp
đặt cho những cách khác, rất khác, để xử lý sự khai mở qua thời gian của một viễn cảnh
chung, và các khái niệm
cơ bản bằng cách chúng ta suy nghĩ về lý do tại sao con người khác biệt và cách
họ thực hiện một cách khác biệt tính
khác biệt này
như thiên nhiên, văn hóa, xã hội, chủ quyền, nhà nước, sản xuất, và thậm chí cả giai
cấp, chủng tộc và giới tính nữa.
Toàn bộ tấm lưới được dan dệt nên một cách kiên nhẫn này sẽ
phải, nếu không loại bỏ hoàn toàn -
vì nó thể hiện một nhân học cụ thể xứng đáng được tính đến cùng với những nhân học khác, ít nhất là
bị hạ bệ khỏi vị trí uy
quyền của nó. Vậy
là, đã đến lúc chúng ta phải
định giá thực tế là các thế giới được tạo dựng khác nhau; đã đến
lúc chúng ta nỗ lực để hiểu cách chúng được tạo dựng mà không cần tự
động viện đến phương thức
tạo dựng của chính chúng ta; đã đến lúc chúng ta bắt đầu tái tạo dựngc chúng để làm
cho chúng trở nên thân thiện hơn với nhiều cư dân, kể cả con người và không phải con người.
___________________________________
Nguồn:
Descola, Philippe (2014). Modes of being and forms of predication. In Hau: Journal of Ethnographic Theory 4 (1) pp.
271–280.
Tác
giả: Philippe Descola,
(sinh ngày 19 tháng 6 năm 1949) là một nhà nhân học người Pháp nổi
tiếng với các nghiên cứu về
người Achuar, một trong
một số nhóm người Jivaroan, và vì những đóng góp của ông cho lý thuyết nhân học.
Descola bắt đầu có hứng thú với triết học và sau đó trở thành học trò của
Claude Lévi-Strauss. Các nghiên cứu dân tộc học của ông ở khu vực Amazon của
Ecuador bắt đầu vào năm 1976 và được CNRS - Centre national de la
recherche scientifique Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Pháp - tài trợ. Là một giáo sư, ông đã được mời giảng
tại Đại học São Paulo, Bắc
Kinh, Chicago, Montreal, Trường Kinh tế Luân Đôn, Cambridge, St. Petersburg,
Buenos Aires, Gothenburg, Uppsala và Leuven. Ông đã giảng bài tại hơn bốn mươi
trường đại học và các tổ chức học thuật ở nước ngoài, bao gồm Bài giảng
Beatrice Blackwood tại Oxford, Bài giảng George Lurcy tại Chicago, Bài giảng
Munro tại Edinburgh, Bài giảng Radcliffe-Brown tại Học viện Anh, Bài
giảng tưởng niệm Clifford
Geertz tại Học viện Anh Princeton, Bài giảng Jensen tại Frankfurt và Bài giảng
Victor Goldschmidt tại Heidelberg. Ông là chủ tịch Société des Américanistes từ năm 2002 và ủy
ban khoa học của Fondation Fyssen từ năm 2001 đến 2009, cũng như là thành viên của nhiều ủy ban khoa học khác. Ông cũng đã được
bầu làm thành viên danh dự của Viện Nhân học Hoàng gia và nhận được bằng tiến
sĩ danh dự năm 2015 từ Đại học Montreal, Canada. Descola hiện đang là Giáo
sư nhân học tại Collège de
France. Vợ ông, Anne-Christine Taylor, là một nhà dân tộc học.
Ghi
chú của người dịch:
[1] Tuyên bố khai mạc như là một phần
của “Bước ngoặt hữu
thể luận trong nhân học triết học Pháp,” một phiên điều hành của
Hội nghị thường niên AAA, Chicago, ngày 23 tháng 11 năm 2013.
[2]
Tục đồ (ethogram) Một biểu đồ là một danh mục hoặc kiểm kê các hành vi hoặc
hành động được thể hiện bởi một động vật được sử dụng trong đạo đức học. Các
hành vi trong một biểu đồ thường được xác định là loại trừ lẫn nhau và khách
quan, tránh sự chủ quan và suy luận chức năng theo mục đích có thể của chúng.
[4] Các nửa: moieties
là từ mượn meitié (nửa) tiếng Pháp cổ, có nguồn gốc từ Latin muộn medietās (trung tâm, trung
điểm, một nửa). Trong các hệ thống Moiety, mọi
thứ, bao gồm con người và môi trường, đều được chia thành hai nửa. Mỗi nửa là một tấm gương của nửa kia và để hiểu
toàn bộ vũ trụ, thì hai nửa này phải kết hợp
với nhau. Một nửa của một cá nhân người có thể được xác định bởi phía đàng mẹ (mẫu hệ) hoặc phía cha (phụ hệ). Các nửa (moieties) cũng có thể thay phiên giữa mỗi thế hệ, những người thuộc các thế hệ thay thế được nhóm lại với nhau. Những người cùng Moiety được coi là anh chị em ruột, nghĩa là họ bị cấm
kết hôn. Họ cũng có trách nhiệm tương hỗ lẫn nhau. Mỗi dân tộc và ngôn ngữ có thuật ngữ riêng để gọi Moiety - Nửa. Ví dụ, người thổ dân Yolngu ở vùng đất phía
đông bắc Arnhem (thuộc Lãnh thổ Bắc Australia) là Dhuwa hoặc Yirritja. Trong thế giới quan của người Yolngu, các tổ tiên
đã quy
vạn vật trong vũ trụ vào hai nửa Dhuwa Moiety hoặc Yirritja Moiety. Ví dụ, Nửa Vẹt đen là Dhuwa, còn Nửa vẹt trắng là Yirritja.
Hai nhóm bổ sung và cân bằng lẫn nhau trong các nghi lễ, hôn nhân và cuộc sống
hàng ngày.
Ghi
chú
1. And also from scratches of
previously published pieces of mine, among them Beyond nature and culture
(2013) and “Cognition, perception and worlding” (2010), from which I borrowed
several of my arguments in this paper.
2. “Die Welt ist alles, was der Fall
ist,” the first proposition of Wittgenstein‘s Logisch-philo-sophische
Abhandlung ([1921] 1989: 11).
3. Perhaps more than to Hume directly,
I adhere to the very suggestive reading of Hume offered by Deleuze in Empirisme
et subjectivité, well summed up by the following quota-tion: “The given is no
more given to a subject, the subject constitutes itself in the given. Hume’s
merit is to have isolated this empirical problem in its pure state, by
maintain-ing it far away from the transcendental, but also from the
psychological” (1953: 92, my translation).
4. Anthropology can be practiced by
ethnographers and ethnography can be done by an-thropologists, but their aims
and methods should not be confused (see my article “On anthropological
knowledge,” 2005).
5. A neologism I prefer to the notion
of “interagentivity” coined by Ingold (1997: 249), admittedly as a contrast to
“intersubjectivity.”
References
Bloch, Maurice. 1992. “What goes
without saying: The conceptualization of Zafimaniry society.” In
Conceptualizing society, edited by Adam Kuper, 127–46.London: Routledge.
Deleuze, Gilles. 1953. Empirisme et
subjectivité: Essai sur la nature humaine selon Hume. Paris: Presses
Universitaires de France, Épiméthée.
Descola, Philippe. 2005. “On
anthropological knowledge.” Social Anthropology 13 (1): 65–73.———. 2010.
“Cognition, perception and worlding.” Interdisciplinary Science Reviews 35
(3–4): 334–40.
———. 2013. Beyond nature and culture.
Translated by Janet Lloyd. Chicago: University of Chicago Press.
Granet, Marcel. [1934] 1968. La pensée
chinoise. Paris: Albin Michel.
Ingold, Tim. 1997. “Life beyond the
edge of nature? Or, the mirage of society.” In The mark of the social:
Discovery or invention?, edited by John D. Greenwood, 231–52. Lanham, MD:
Rowman & Littlefield.
Lloyd, Geoffrey E. R. 2007. Cognitive
variations: Reflections on the unity and diversity of the human mind. Oxford:
Clarendon Press.
Viveiros de Castro, Eduardo. 1996. “Os
pronomes cosmológicos e o perspectivismo amerín-dio.” Mana 2 (2): 115–44.
von Brandenstein, Carl Georg. 1977.
“Aboriginal ecological order in the south-west of Aus-tralia—meanings and
examples.” Oceania XLVII (3): 170–86.
Wittgenstein, Ludwig.[1921] 1989.
Logisch-philosophische Abhandlung/Tractatus logico-philosophicus. Kritische
Edition. Edited by Brian McGuinness and Joachim Schulte. Frankfurt am Main:
Suhrkamp,
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét