William H. Sewell, Jr.
Người dịch: Hà Hữu Nga
“Cấu trúc” là một trong những khái niệm quan trọng nhất, khó nắm bắt và nghèo
lý thuyết trong khoa học xã hội. Đặt
ra từ một bài phê bình và cải đổi quan niệm của Anthony Giddens về nhị
tính của cấu trúc và khái
niệm habitus thói quen của Pierre Bourdieu, bài viết này cố gắng phát triển một lý thuyết
về cấu trúc khôi phục lại tác
tố con người cho các tác
nhân xã hội, xây dựng khả tính thay đổi khái niệm cấu trúc và khắc phục sự phân chia giữa
các tầm nhìn ngữ nghĩa và duy vật luận về cấu trúc.
“Cấu trúc” là một trong những thuật ngữ quan trọng nhất và khó nắm bắt nhất trong vốn từ vựng của khoa học xã hội hiện tại. Khái niệm này là trung tâm không chỉ trong các trường phái có dùng “cấu trúc” để đặt tên như chức năng luận cấu trúc, cấu trúc luận và hậu cấu trúc luận, mà còn là trung tâm hầu như trong tất cả các xu hướng tư duy khoa học xã hội. Nhưng nếu các nhà khoa học xã hội thấy không thể làm việc được nếu không có thuật ngữ “cấu trúc”, thì chúng ta cũng thấy gần như không thể định nghĩa được nó một cách đầy đủ. Nhiều người trong chúng ta chắc chắn đã có kinh nghiệm khi sinh viên “ngây thơ” hỏi về ý nghĩa của cấu trúc mà chúng ta vẫn nói, và sau đó cảm thấy khó khăn bối rối khi định nghĩa thuật ngữ mà không sử dụng từ “cấu trúc” hoặc một trong các biến thể của nó theo cách xác định riêng. Đôi khi chúng ta thấy có cái gì đó dường như là một từ đồng nghĩa có thể chấp nhận - ví dụ, “mô thức” - nhưng tất cả các từ đồng nghĩa như vậy đều thiếu sức mạnh tu từ của cái nguyên gốc. Khi bắt đầu chỉ ra một mối quan hệ là có bền chặt hay quan trọng, chắc chắn sẽ có sức thuyết phục hơn khi chỉ định nó là có tính “cấu trúc” hơn là “tạo mô thức”.
Thuật ngữ cấu trúc trao quyền cho những gì nó chỉ định.
Cấu trúc, theo danh cách
của nó, luôn bao hàm cấu trúc theo nghĩa ngoại động từ. Bất cứ khía cạnh
nào của đời sống xã hội mà
chúng ta chỉ định là
cấu trúc thì đều được đặt ở vị thế là “tạo cấu trúc” cho
một khía cạnh khác của tồn tại xã hội - cho dù đó là giai cấp cấu trúc nên chính trị, giới cấu
trúc nên các cơ hội việc làm, các quy ước tu từ cấu
trúc nên các văn bản, lời nói, còn phương thức sản
xuất thì cấu trúc nên các thành hệ xã hội. Cấu trúc vận hành trong diễn ngôn
khoa học xã hội như một phương
cách ẩn dụ mạnh mẽ, xác định một phần của một thực tại xã hội phức tạp như là giải thích cái toàn thể. Đó là một từ có ảnh hưởng lớn trong khoa học
xã hội. Trên thực tế, cấu trúc không phải là một khái niệm chính xác so với một
kiểu ẩn dụ sáng lập hay nhận thức luận của diễn ngôn khoa học xã hội -
và khoa học.2 Vì lý do này, không có định nghĩa chính thức
nào có thể thành công trong việc cố
định ý nghĩa của thuật ngữ
đó: ẩn dụ của cấu trúc tiếp
tục tính thiết
yếu của nó nếu có
điều gì đó bí ẩn vận
hành trong cấu thành
của tri thức khoa học
xã hội bất chấp những nỗ lực định
nghĩa của các lý thuyết
gia.
Tuy nhiên, có ba vấn đề trong việc sử dụng thuật ngữ này hiện nay khiến cho việc tự ý thức lý thuyết hóa về các ý nghĩa của cấu trúc có vẻ đáng giá. Vấn đề cơ bản nhất là ở chỗ các lập luận cấu trúc hoặc cấu trúc luận có xu hướng giả định một quyết định luận nhân quả quá cứng nhắc trong đời sống xã hội. Những đặc điểm đó của sự tồn tại xã hội được gọi là các cấu trúc có xu hướng được thống nhất và được coi là chủ yếu, rành mạch và bất biến, giống như những chiếc dầm của một tòa nhà, trong khi các sự kiện hoặc quá trình xã hội mà chúng cấu trúc nên có xu hướng được coi là thứ yếu và bề mặt, như “làn da” bên ngoài của một tòa nhà chọc trời, hoặc có thể thay đổi trong các ràng buộc cấu trúc “cứng”, giống như cách bố trí các văn phòng trên các tầng được xác định bởi một bộ khung dầm. Những gì có xu hướng bị mất đi trong ngôn ngữ cấu trúc chính là hiệu lực của hành động con người hoặc “tác tố” – ở đây tôi sử dụng cái thuật ngữ hiện đang được ưa chuộng này. Các cấu trúc có xu hướng xuất hiện trong các diễn ngôn khoa học xã hội là bất khả xâm phạm đối với tác tố con người, để tồn tại riêng biệt, tuy nhiên để xác định hình dạng thiết yếu của, những nỗ lực và các giao dịch làm động lực thúc đẩy tạo thành bề mặt kinh nghiệm của đời sống xã hội. Một khoa học xã hội bị mắc bẫy trong một ẩn dụ cấu trúc chưa được khám phá có xu hướng quy giản các tác nhân thành những thiết bị tự động được lập trình khéo léo. Một vấn đề thứ hai và liên quan chặt chẽ với khái niệm cấu trúc là nó làm cho việc xử lý thay đổi trở nên khó xử. Ẩn dụ của cấu trúc ngụ ý tính ổn định. Vì lý do này, ngôn ngữ cấu trúc dễ dàng thích ứng với các giải thích về cách thức mà cuộc sống xã hội được định hình thành các mô thức nhất quán, nhưng lại không thích ứng với các giải thích về cách thức mà các mô thức này thay đổi theo thời gian. Trong diễn ngôn cấu trúc, sự thay đổi thường nằm bên ngoài các cấu trúc, hoặc trong một telos mục đích của lịch sử, trong các khái niệm về sự cố hoặc trong các ảnh hưởng ngoại sinh đối với hệ thống đang được đề cập. Do đó, việc chuyển từ các câu hỏi về sự ổn định sang các câu hỏi về sự thay đổi có xu hướng liên quan đến những thay đổi nhận thức luận vụng về.
Vấn đề thứ ba là theo một trật tự khá khác nhau: thuật ngữ
cấu trúc được sử dụng theo những ý nghĩa rõ ràng mâu thuẫn
trong các diễn ngôn khoa học xã hội khác nhau, đặc biệt là trong xã hội học và
nhân học. Các nhà xã hội học
điểm hình hay đối lập “cấu trúc” với “văn hóa”. Cấu trúc, trong các sử dụng chuẩn thường xã hội học, được
coi là “cứng” hoặc mang tính “vật chất” và do đó là chính yếu và xác định,
trong khi văn hóa được coi là “mềm” hoặc mang tính “tinh thần”, do đó là thứ yếu hoặc dẫn xuất. Ngược lại,
các nhà khoa học
xã hội thiên về ngữ
nghĩa, đặc biệt nhất
là các nhà nhân học, coi văn hóa là vị trí ưu việt của cấu trúc. Trong cách
sử dụng điển hình nhân học, thuật
ngữ cấu trúc được giả định để chỉ lĩnh vực văn hóa, ngoại trừ khi nó được biến đổi bằng tính từ “xã hội”. Hệ quả là, các nhà
khoa học xã hội khác nhau về cách
nhìn như Theda Skocpol và Marshall Sahlins có thể được chỉ định là các “nhà cấu trúc luận” bởi các chuyên
ngành tương ứng của họ. Tóm lại, các nhà xã hội học và nhân học, có xu hướng
hình dung bản chất và vị trí của cấu trúc theo những cách thức khác biệt rõ
ràng, thực sự không tương thích với nhau.3
Theo cách nhìn của tất cả các vấn đề này với khái niệm cấu trúc, thật hấp dẫn để kết luận rằng thuật ngữ này chỉ đơn giản là nên được loại bỏ. Nhưng điều này, tôi nghĩ, là không thể: cấu trúc là một thuật ngữ quá mạnh về phương diện tu từ học và có sức lan tỏa mà bất kỳ nỗ lực nào để hợp thức hóa việc bãi bỏ nó sẽ là vô ích. Hơn nữa, cái khó là ở chỗ khái niệm cấu trúc thực sự là tên gọi của một thứ gì đó rất quan trọng về quan hệ xã hội: xu hướng của các mô thức quan hệ được tái tạo, ngay cả khi các tác nhân tham gia vào các mối quan hệ đó không có ý thức gì về các mô thức hoặc không mong muốn tái sản xuất chúng. Theo tôi, khái niệm cấu trúc cũng không thể cũng như không nên bị loại bỏ khỏi các diễn ngôn của khoa học xã hội. Nhưng nó cần phải được suy nghĩ lại ở một phạm vi rộng lớn. Bài viết này sẽ cố gắng phát triển một lý thuyết về cấu trúc khắc phục ba điểm yếu chính của khái niệm này vì nó thường được sử dụng trong khoa học xã hội. Lý thuyết này sẽ cố gắng: i) công nhận tác tố của các tác nhân xã hội, ii) xây dựng khả tính thay đổi khái niệm cấu trúc; và iii) vượt qua sự phân chia giữa các tầm nhìn ngữ nghĩa và duy vật luận về cấu trúc. Chiến lược của tôi sẽ là bắt đầu từ những gì tôi coi là các công thức hiện tồn có triển vọng nhất - khái niệm về “nhị tính cấu trúc” của Anthony Giddens và, điểm tiếp theo trong luận cứ, là khái niệm habitus thói quen của Pierre Bourdieu - và để phát triển một lý thuyết đầy đủ hơn bằng phương pháp phê bình, tái hệ thống hóa và xây dựng.4
1.
Nhị tính Cấu trúc: Phê phán và Tái hệ thống hóa Lý thuyết Giddens
Nỗ lực bền bỉ nhất trong việc tái khái niệm hóa cấu trúc trong lý
thuyết xã hội gần đây đã được Anthony Giddens thực hiện, từ giữa
những năm 1970 ông
khẳng định rằng các cấu trúc phải được coi là “kép” (Giddens 1976,
1979, 1981, 1984). Bằng cách này, ông muốn nói rằng chúng “vừa là phương tiện vừa là kết quả của các thực tiễn cấu thành các hệ thống
xã hội” (Giddens 1981,
tr. 27). Các cấu
trúc định hình các thực tiễn của con người, nhưng đó
còn là các thực tiễn
của con người cũng cấu thành (và tái
tạo) các cấu trúc. Theo quan điểm này, tác tố con người và cấu trúc,
không bị đối lập, thực tế là bao hàm lẫn nhau. Các cấu
trúc được thực thi bởi những gì
Giddens gọi là các tác nhân con người “hiểu biết” (tức là, những
người biết mình đang làm gì và
làm như thế nào), và các tác nhân hành động bằng cách đưa vào thực hành kiến
thức cần thiết có cấu trúc của họ.
Do đó, “các cấu trúc
không thể được khái niệm
hóa chỉ đơn giản là đặt các ràng buộc vào tác tố con người, mà là
tạo điều kiện” (Giddens 1976,
tr. 161). Quan niệm
này về các tác nhân của con người với
tư cách là “hiểu biết” và “được tạo điều kiện” ngụ ý rằng các
tác nhân đó có thể
đặt các năng lực tạo thành cấu trúc của họ vào vận hành theo những cách
sáng tạo hoặc đổi mới. Và, nếu đủ người hoặc thậm chí một vài người đủ mạnh mẽ
hành động theo những cách sáng tạo,
thì hành động của họ có thể tạo
hệ quả biến đổi chính các cấu
trúc đã giúp họ có năng lực hành động. Do đó các cấu trúc kép có khả
năng đột biến. Không phải ngẫu nhiên mà Giddens gọi lý thuyết của mình là “lý thuyết cấu trúc hóa”, và cái
tân dụng ngữ này chỉ rõ là “cấu trúc” phải được coi là một quá trình, chứ không phải là một
trạng thái ổn định.
Là một sử gia xã hội tự ý thức
về mặt lý thuyết, tôi thấy khái niệm
nhị tính cấu trúc của Giddens đặc biệt tương đắc. Phần lớn lịch sử
xã hội hay nhất trong phần tư thế kỷ vừa qua đã
áp dụng chiến lược lý thuyết ẩn
tàng hoàn toàn nhất
quán với lý thuyết của Giddens. Trong thực tế, các sử gia xã hội đã thay đổi
đáng kể các khái niệm xã hội học và
nhân học về cấu trúc mà họ bắt đầu vay mượn một cách say sưa trong những năm
1960 và 1970. Mặc dù có lẽ họ đã viết bằng bản năng nghề
nghiệp hơn là bằng sự cân nhắc lý thuyết thận trọng, nhưng các sử gia xã hội đã chứng minh bằng rất nhiều lần và rất nhiều địa điểm, trong thực tế các cấu trúc mang tính kép ra sao: tư tưởng, động cơ và ý định
của các tác nhân lịch sử được cấu thành như thế nào bởi các nền văn hóa và các thể chế xã hội nơi chúng
được sinh ra, các nền văn hóa và các thể chế này được tái tạo
ra sao bởi các hành động
được tạo hình và ràng buộc về
cấu trúc của các tác nhân đó, và
cả trong những cảnh huống nhất định, các tác nhân có thể (hoặc bị buộc phải) ứng
biến hoặc đổi mới bằng
những cách thức được tạo hình về phương diện cấu trúc, mà
những cách thức
đó tái cấu hình đáng kể chính các cấu trúc cấu thành chúng. Giddens đã đạt đến lập trường của mình bằng
cách phê phán lý thuyết nhằm
dung hòa hiện tượng học, tương tác luận
và phương pháp luận tộc người với Marx,
Durkheim và Weber; ông đã tỏ ra ít quan tâm đến công trình của các nhà sử học
xã hội. Tuy nhiên, tôi tin rằng quan niệm của Giddens về nhị tính của cấu trúc
về phương diện lý
thuyết đã bảo lãnh cho những gì mà các sử gia xã hội (và trong những năm gần đây, nhiều
nhà xã hội học lịch sử và nhà nhân học lịch sử cũng) thực hiện trong thực tế.
1.1. Cấu trúc là gì?
Nhưng mặc dù triển vọng của nó, lý thuyết của Giddens vẫn phải chịu những khoảng trống nghiêm trọng và những thiếu hụt logic đã tồn tại suốt qua các tái khẳng định quá nhiều của lý thuyết này (về các khẳng định chủ yếu, xem Giddens [1976, 1979, 1984]). Đáng ngại nhất là, “cấu trúc” - thuật ngữ trung tâm của lý thuyết Giddens - vẫn chưa được xác định rõ ràng. Khác với hầu hết các nhà khoa học xã hội, ông không để cho thuật ngữ hoàn toàn không xác định mà chỉ đơn giản cho phép nó thực hiện cái công việc ma thuật quen thuộc của nó trong tâm trí độc giả. Đặc biệt trong Vấn đề Trung tâm trong Lý thuyết Xã hội (1979), ông thảo luận về “cấu trúc” với một độ dài nhất định. Nhưng tôi không nghĩ rằng khái niệm cấu trúc mà ông thảo ra ở đoạn đó hoặc ở chỗ khác đã rõ ràng hoặc có sức thuyết phục mạnh mẽ đủ làm nền tảng cho một hệ thống lý thuyết. Giddens chính thức định nghĩa cấu trúc trong một số công trình, bao gồm cả trong phần chú giải của Cấu thành Xã hội: Phác thảo Lý thuyết Cấu trúc hóa (“The Constitution of Society: Outline of the Theory of Structuration”). Các quy tắc và nguồn lực, liên quan theo cách đệ quy đến việc tái sản xuất các hệ thống xã hội. Cấu trúc chỉ tồn tại như các dấu vết ký ức, nền tảng hữu cơ của tri thức tính con người và như được minh chứng trong hành động. [1984, tr. 377]
Định nghĩa còn
rất thô sơ này đòi hỏi phải
được bình giải. Các
thuật ngữ “các quy tắc và các nguồn lực”, bất chấp tính giản phác dễ gây nhầm lẫn của chúng, vẫn khá mơ hồ và sẽ
phải được thảo luận dài. Do đó, chúng ta hãy bắt đầu với phần còn lại của định
nghĩa, được diễn đạt
theo kiểu bí quyết nghề nghiệp nhưng lại tương đối đơn giản
về nghĩa. Bằng “các hệ thống xã hội” Giddens muốn nói đến các thực hành xã hội tương đối ràng buộc, có thể quan sát được về phương diện kinh nghiệm, bện chặt lấy nhau, liên kết các cá thể người xuyên thời
gian và không gian. Các hệ thống xã hội có lẽ bao gồm những
gì mà hầu hết các nhà
khoa học xã hội muốn
nói đến bằng khái niệm “các xã hội” nhưng có lẽ cũng bao gồm các
đơn vị xã hội lớn hơn (ví dụ, hệ thống thế giới tư bản) hoặc hạn chế về phạm vi (ví dụ, cộng đồng
láng giềng) so với hình thức nhà nước dân tộc. Theo Giddens,
các hệ thống xã hội không tồn tại tách
khỏi các thực tiễn cấu thành nên chúng và các thực tiễn này được tái sản sinh bằng các cách trình hiện (enactment) “đệ quy” (nghĩa là lặp lại) của các cấu trúc. Các cấu trúc không phải
là các thực tiễn xã hội được
mô thức hóa tạo nên các hệ thống xã hội, mà là các nguyên tắc mô thức hóa các thực tiễn
này. Do đó các cấu trúc chỉ có cái mà ông gọi bằng thuật ngữ sự tồn tại “ảo” (ví dụ: 1984, tr. 17). Các cấu trúc không tồn tại cụ thể trong
thời gian và không gian ngoại trừ là
“các dấu vết ký ức, nền tảng hữu cơ của tri thức tính” (chỉ là các ý tưởng hoặc lược đồ lưu lại trong não
người) và khi chúng được “thể
hiện bằng hành động” (nghĩa là được
đưa vào thực tiễn) .
Cấu trúc như là các quy tắc
Vậy
ra các cấu trúc là “ảo” và được đưa vào thực tế trong quá trình sản xuất và tái sản xuất đời sống
xã hội. Nhưng những cấu trúc này bao gồm những gì? Theo định nghĩa của Giddens,
chúng bao gồm “các quy tắc và các
nguồn lực.” Khái niệm các quy tắc của Giddens phần
lớn xuất phát từ cấu trúc luận
Pháp. Điều này đặc biệt rõ ràng trong Quy tắc mới của Phương pháp Xã hội học và các Vấn đề Trung tâm của Lý thuyết Xã hội. Trong cả hai thành
phần này, ông dựa rất nhiều vào phép
loại suy cấu trúc luận
điển hình với ngôn ngữ học Saussurian. Giddens ví sự phân biệt giữa cấu
trúc và thực hành của riêng
ông với sự phân biệt giữa langue ngôn ngữ và parole lời nói Saussurian. Theo phép loại suy này, cấu trúc là
dành cho việc thực hành như langue ngôn ngữ (các quy tắc trừu
tượng có khả năng tạo ra các câu theo đúng quy tắc ngữ pháp) là dành
cho parole (lời nói, hoặc tạo ra các câu nói thực tế; 1976, tr. 118-22). Do đó,
cấu trúc, giống như langue ngôn ngữ, là một phức hợp
của các quy tắc với sự tồn tại “ảo”, trong khi thực tế, như lời nói, là sự trình hiện của các quy tắc
này trong không gian và thời gian. Đối với một nhà cấu trúc luận người Pháp thì cấu trúc là sự
phức tạp của các quy tắc như vậy. Ví dụ, đối với Lévi-
Strauss, cấu trúc đề cập đến tập hợp các quy tắc cho phép các đối lập nhị phân
được sắp xếp vào các huyền thoại (Lévi-Strauss 1963). Trong Vấn đề Trung tâm của Lý thuyết Xã hội (1979, tr. 62-64), Giddens khẳng định tính tương đồng của khái niệm
cấu trúc của ông với khái
niệm cấu trúc của Lévi-Strauss. Nhưng ông cũng cố gắng phân biệt mình với
các nhà cấu trúc luận
Pháp, một phần bằng cách kiên
định rằng, bởi vì các cấu trúc “ràng buộc” thời gian và không gian, nên
chúng phải được khái niệm hóa như là bao gồm không chỉ các quy
tắc mà còn cả các nguồn
lực (1979, tr. 63-64). Tuy nhiên, Giddens bỏ mặc thảo luận về các
quy tắc treo lơ lửng ông không đưa ra được
các ví dụ về các quy tắc làm nền tảng cho bất kỳ thực tiễn xã hội thực tế
nào. Tất cả những gì chúng ta biết từ Vấn đề Trung tâm của Lý thuyết Xã hội là ở chỗ các quy tắc là ảo và bằng cách nào đó chúng tạo ra các thực tiễn xã hội và
các hệ thống xã hội.
Trong Cấu thành Xã hội, tuyên bố gần đây nhất về lý thuyết của mình, Giddens rút lui thậm chí còn xa hơn khỏi quan niệm về các quy tắc kiểu Lévi-Straussian. Giờ đây nắm lấy manh mối từ Wittgenstein, ở đó Giddens định nghĩa các quy tắc một cách đơn giản, nhưng theo tôi, với một hứa hẹn tuyệt vời: “Chúng ta hãy coi các quy tắc của đời sống xã hội… là những thủ tục có thể khái quát hóa được áp dụng trong việc trình hiện/ tái tạo đời sống xã hội” (1984, tr. 21). Định nghĩa này về các quy tắc như là các thủ tục có thể khái quát hóa tất nhiên có thể bao gồm các quy tắc chuyển đổi Lévi-Straussian, nhưng nó cũng hàm ý cái khả tính của các quy tắc của một loạt loại hình. Tuy nhiên Giddens không đưa ra ví dụ hoặc phát triển các loại hình học của các loại thủ tục có thể khái quát hóa mà ông có trong tâm trí. Do đó, quan niệm của ông về các quy tắc, nếu có bất cứ quy tắc nào, trong Cấu thành Xã hội lại nghèo nàn hơn so với bản thân nó trong Vấn đề Trung tâm của Lý thuyết Xã hội, mà chí ít thì nó cũng ngụ ý phép loại suy với Lévi-Strauss. Tuy nhiên, tôi nghĩ định nghĩa kiểu Wittgensteinian của ông về các quy tắc như là các thủ tục khái quát hóa có thể được sử dụng làm nền tảng cho một quan niệm mạnh mẽ hơn.
Trong suốt lý thuyết của mình, Giddens đặt trọng tâm rất
lớn vào quan niệm cho
rằng các tác nhân là những
kẻ hiểu biết. Đó có lẽ là kiến thức về các quy tắc làm cho mọi
người có năng lực hành động. Nhưng Giddens không
phát triển vốn
từ vựng để chỉ định
về việc mọi người hiểu biết về những nội dung gì. Tôi cho rằng một từ vựng
như vậy trên thực tế đã có sẵn, nhưng được phát triển tốt nhất trong một lĩnh vực mà cho đến nay Giddens
gần như vẫn hoàn toàn bỏ qua,
đó chính là nhân học văn hóa. Xét cho cùng, cái thuật ngữ khoa
học xã hội thông thường cho
“những gì mà mọi người biết” ấy chính là “văn hóa” và những người đã xây dựng lý thuyết và
nghiên cứu văn hóa hiệu quả nhất chính là các nhà nhân học.
Claude Lévi-Strauss, chính
là người mà Giddens coi
là một nhà nhân học nghiêm túc, hầu như là người duy nhất cố định thành các cấu trúc rất sâu
hoặc rất tổng quát. Cuối cùng, nỗ lực của ông là bằng các trừu tượng hóa liên tiếp để đạt tới được cấu trúc của
chính bộ não con người. Ngay cả một số nhà nhân học theo cấu trúc luận, chịu ảnh hưởng
Lévi-Strauss
sâu sắc nhất (xem, ví dụ, Sahlins 1976, 1981, 1985) đã quan tâm rất nhiều đến việc áp
dụng phương pháp của Lévi-Strauss để tìm ra các mô thức đối lập nhị phân hồi quy để làm rõ các giả định,
thực tiễn và niềm tin của các dân tộc cụ thể hơn là truy tìm các đối lập như
vậy ngược trở lại cái cấu trúc của “tâm trí dã man” hoặc bộ não con người.
Thay vì ở mức cấu trúc sâu được Lévi-Strauss ưa thích,
tôi nghĩ chúng ta nên, giống như hầu hết các nhà nhân học, nghĩ về các quy tắc
như hiện tồn ở nhiều cấp độ
khác nhau. Các quy tắc gần bề mặt có thể được định nghĩa là “nông” hơn, nhưng chúng
không nhất thiết ít quan trọng hơn về ý nghĩa đối với
đời sống xã hội. “Các quy tắc của đời
sống xã hội” nên được coi là
bao gồm tất cả các loại lược đồ văn hóa mà các nhà nhân học đã khám phá ra
trong nghiên cứu của họ: không chỉ là phổ các
đối lập nhị phân tạo nên các công cụ tư duy cơ bản của xã hội, mà còn là vô số quy ước, cách thức, kịch bản,
nguyên tắc hành động và thói quen nói và cử chỉ được tạo dựng nên bằng những công cụ
cơ bản này.5 Thật vậy, thuật ngữ “các quy tắc” có lẽ không hoàn toàn đúng, vì nó có xu hướng
ám chỉ một cái gì đó giống như các đơn thuốc được chính thức tuyên bố - các loại sự vật được giải thích rõ ràng trong các luật tắc, cách ngôn, nghi lễ, hiến pháp hoặc khế ước.6 Điều
tôi muốn nói không phải là các quy định được khẳng định chính thức mà là
các lược đồ, ẩn dụ hoặc giả định không chính thức và không phải lúc nào cũng có ý thức được đưa ra bởi
các tuyên bố chính thức đó. Tôi
cho rằng trong thực tế, việc
mã hóa các quy tắc cố định công khai là thực chứ không phải ảo và nên được coi là các nguồn lực thay vì chỉ là các quy tắc theo
nghĩa của Giddens. Do sự mơ hồ về nghĩa của từ “các quy tắc”, nên
tôi tin rằng việc giới thiệu sự thay đổi về thuật ngữ là rất hữu ích. Do
đó, tôi sẽ sử dụng thuật ngữ “lược đồ” thay vì “quy tắc” - mặc dù điều này hủy hoại chuỗi điệp âm êm dịu của công thức rules and resources “các quy tắc và nguồn lực” của Giddens.
Các lược đồ khác nhau tạo nên các cấu trúc, để trích dẫn Giddens, là “các thủ tục có thể khái quát hóa được áp dụng trong việc trình hiện/ tái sản xuất đời sống xã hội.” Chúng “có thể khái quát hóa” theo nghĩa chúng có thể được áp dụng hoặc mở rộng cho nhiều bối cảnh tương tác. Các lược đồ hoặc quy trình như vậy - cho dù các quy tắc nghi thức, các chuẩn mực thẩm mỹ, hoặc các phương cách cho hành động nhóm như tiến bộ của hoàng gia, bạo loạn ngũ cốc, bỏ phiếu dân chủ, hay một tập các đương lượng giữa ướt và khô, nữ và nam, tự nhiên và văn hóa, riêng tư và công cộng, hoặc cơ thể như một phép ẩn dụ cho trật tự thứ bậc, hoặc quan niệm cho rằng hiện hữu người được cấu thành từ một cơ thể và một linh hồn - không chỉ có thể được sử dụng trong tình huống mà lần đầu tiên họ được học hỏi hoặc áp dụng theo quy ước. Chúng có thể được khái quát hóa - nghĩa là chuyển đổi hoặc mở rộng - sang các tình huống mới khi có cơ hội. Khả tính khái quát hóa hoặc khả tính chuyển vị của các lược đồ chính là nguyên do chúng phải được hiểu là ảo. Việc nói rằng các lược đồ là ảo chính là nói rằng chúng không thể bị quy giản thành tồn tại của chúng trong bất kỳ thực tiễn cụ thể hoặc bất kỳ định vị cụ thể nào trong không gian và thời gian: chúng có thể được hiện thực hóa trong một phạm vi tình huống tiềm tàng rộng lớn và không định trước được. Vì vậy tôi đồng ý với Giddens rằng các quy tắc hoặc lược đồ tạo nên các cấu trúc có thể được khái niệm hóa một cách hữu ích là có tồn tại “ảo”, và các cấu trúc bao gồm các thủ tục hoặc lược đồ có sẵn có tính liên chủ thể có năng lực được hiện thực hóa hoặc đưa vào thực tế trong một loạt các cảnh huống khác nhau. Các lược đồ như vậy nên được coi là hoạt động ở các cấp độ sâu khác nhau, từ các cấu trúc sâu kiểu Lévi-Straussian đến các quy tắc xã giao tương đối hời hợt.
Cấu trúc như là
các nguồn lực
Chắc chắn phần nào tâm trạng bối rối của Giddens về việc chấp nhận quan niệm cấu trúc của Levi-Strauss là ở chỗ ông muốn tránh xa sự thờ ơ cao siêu của Lévi-Strauss đối với các câu hỏi về quyền lực, sự thống trị và biến đổi xã hội - thực ra là đối với các câu hỏi về thực tiễn xã hội nói chung. Có lẽ phần lớn là vì lý do này mà Giddens kiên định rằng các cấu trúc không chỉ đơn thuần là các quy tắc, mà là các quy tắc và các nguồn lực, hoặc “các tập quy tắc-nguồn lực” (1984, tr. 377). Nhưng khái niệm các nguồn lực của Giddens thậm chí còn ít được lý thuyết hóa hơn so với khái niệm quy tắc của ông.7 Tôi đồng ý với Giddens rằng bất kỳ quan niệm nào về cấu trúc mà bỏ qua các bất đối xứng của quyền lực thì triệt để không hoàn hảo. Nhưng việc phụ thêm khái niệm “các nguồn lực” kém lý thuyết hóa vào một khái niệm cơ bản dựa trên quy tắc về cấu trúc chỉ thành công trong những thứ gây khó hiểu.
Trong Vấn đề Trung tâm của Lý thuyết Xã hội, Giddens (1979, tr.92) định nghĩa các nguồn lực là “phương tiện theo
đó năng lực biến đổi được sử dụng như là sức mạnh trong quá trình
tương tác xã hội thường xuyên”. Trừ khi tôi thiếu một chút tinh tế, định nghĩa với lời lẽ mơ hồ này có thể được
biểu hiện bằng tiếng Anh thông thường là “các nguồn lực là bất cứ thứ gì có thể đóng vai trò là nguồn sức mạnh trong các tương tác xã hội”. Đối với tôi, đây dường như là
một tuyên bố không có ngoại lệ và không có thông tin lý thuyết về
những gì chúng ta thường muốn
nói bởi các nguồn lực xã hội. Bên cạnh định nghĩa an ủi này, hầu hết tất
cả những gì ông nói với chúng ta về các nguồn lực là cái mà chúng có thể được phân thành hai loại, có thẩm quyền và phân bổ. Trong Vấn đề Trung tâm của Lý thuyết Xã hội, ông định nghĩa “có
thẩm quyền” là “các năng lực tạo ra mệnh lệnh đối với các
cá nhân con người” và “phân bổ” là “các năng lực tạo ra mệnh lệnh đối với các khách thể hoặc hiện tượng
vật chất khác” (1979, tr. 100). Bằng cách mở rộng, các nguồn lực có thẩm quyền
phải là các nguồn nhân lực và các
nguồn lực phân bổ là
các nguồn lực không phải con người - một lần nữa dường như
không có ngoại lệ.
Tôi tin rằng việc phân loại nguồn lực của Giddens có tiềm năng hữu ích,
nhưng nó cần được cải đổi và sử dụng bằng thứ tiếng Anh thông thường. Các
nguồn lực có hai loại, con người và không phải con người. Nguồn lực không phải con người là các vật thể, bất
động hoặc vô tri, xuất
hiện tự nhiên hoặc được sản xuất
ra, có thể được sử dụng để tăng cường hoặc duy trì sức mạnh; nguồn lực con người hay nhân lực là sức mạnh thể chất, sự tài khéo, tri thức và các
cam kết cảm xúc có thể được sử dụng để tăng cường hoặc duy trì sức mạnh, bao gồm tri thức về các
phương tiện để đạt được, duy
trì, kiểm soát và truyền bá
các nguồn lực con người hoặc không phải con người. Cả hai loại nguồn lực ấy đều là phương tiện của quyền lực và
được phân phối không đồng đều.
Tuy nhiên các nguồn lực không đồng đều có thể được phân phối, còn một số biện pháp
của cả nguồn lực con người và không
phải con người được tất cả các thành viên trong xã hội kiểm soát, bất
kể nghèo khổ và bị áp bức như thế nào. Thật vậy, một phần ý nghĩa của việc quan
niệm hiện hữu người là các tác nhân là quan niệm họ được trao quyền bằng cách tiếp cận với các loại nguồn lực thuộc loại này
hay loại kia.
Cấu trúc như là Lược đồ và Nguồn lực
Việc cải đổi khái niệm nguồn lực của Giddens không làm rõ cách thức các nguồn lực và lược đồ kết hợp để tạo thành các cấu trúc. Ở đây, vấn đề rõ ràng nhất là định nghĩa cấu trúc của Giddens là “ảo”. Như chúng ta đã thấy, điều này tạo nên ý nghĩa hoàn hảo cho các cấu trúc được khái niệm hóa như là các quy tắc hoặc lược đồ. Nhưng các nguồn lực cũng là ảo? Điều đáng ngạc nhiên là Giddens dường như không xem xét vấn đề này. Khái niệm nguồn lực ảo có vẻ đặc biệt đáng ngờ trong trường hợp các nguồn lực không phải con người (hoặc thuật ngữ của Giddens là “phân bổ”). Các nguồn lực không phải con người chắc chắn bao gồm những thứ như các nhà máy thuộc sở hữu của các nhà tư bản, các kho vũ khí do các vị vua hoặc tướng lĩnh kiểm soát, đất đai do nông dân thuê mướn, hoặc đống chăn Hudson Bay do thủ lĩnh Kwakiutl tích trữ. Rõ ràng là các nhà máy, vũ khí, đất đai và chăn Hudson Bay có một sức nặng quyết định trong việc định hình và ước thúc đời sống xã hội ở những thời gian và địa điểm cụ thể, và do đó có vẻ nhạy bén khi bằng một cách nào đó đưa chúng vào một khái niệm cấu trúc. Nhưng thật khó để nhận ra bằng cách nào có thể coi các nguồn lực vật chất như vậy là “ảo”, vì những sự vật vật chất, theo định nghĩa, tồn tại trong không gian và thời gian. Hơn nữa, chỉ trong những thời gian, địa điểm và số lượng cụ thể thì các đối tượng vật chất đó mới có thể đóng vai trò là các nguồn lực được.
Trường hợp nguồn nhân lực chỉ kém rõ ràng đôi chút. Theo định nghĩa, cơ thể con người, giống như bất kỳ đối tượng vật chất nào khác, không thể là ảo. Nhưng còn kiến thức và cam kết cảm xúc, các khía cạnh tinh thần của nguồn nhân lực thì sao? Có thể nêu ra các điển hình là quyền lực của linh mục Công giáo La Mã tận hiến cho đám đông và nghe lời thú tội, nghĩa vụ của con cái đối với mẹ của họ, hoặc nỗi sợ hãi và tôn kính mà các đối tượng cảm nhận đối với đức vua của họ. Không giống như các nhà máy hoặc chăn Hudson Bay, các nguồn lực như vậy không phải là vật chất, hoặc ít nhất là không có cùng ý nghĩa. Tuy nhiên, dường như chúng thực sự trái ngược với tính chất ảo. Chúng tồn tại trong cái mà Giddens gọi là “không gian-thời gian”; chúng là những đặc điểm có thể quan sát được của những con người thực sự sống trong những thời điểm cụ thể và quần tụ ở những địa điểm cụ thể. Và chính sự hiện thực hóa của chúng trong tâm trí và cơ thể của mọi người làm cho chúng trở thành các nguồn lực. Sự uy nghi của đức vua không phải là khái niệm vô hình mà có thể mang lại cho ông ta quyền lực, mà là nỗi kính sợ của các thần dân trong thực tế của ông ta đối với ông ta. Nếu tôi đúng khi cho rằng tất cả các nguồn lực là thực tế chứ không phải là ảo, thì khái niệm cấu trúc của Giddens hóa ra là tự-mâu thuẫn. Nếu các cấu trúc là ảo, chúng không thể bao gồm cả các lược đồ và các nguồn lực. Và nếu chúng bao gồm cả các lược đồ và các nguồn lực thì chúng không thể là ảo. Hoặc ông ấy hoặc chúng ta, chứ không thể cả hai đều đúng. Nhưng chúng ta nên chọn cách nào? Cách khái niệm hóa cấu trúc đơn giản nhất sẽ trở về điểm xuất phát của Giddens trong cấu trúc luận và để khẳng định rằng cấu trúc chỉ đề cập đến các quy tắc hoặc lược đồ, chứ không đề cập đến các nguồn lực, còn các nguồn lực thì phải được coi là một loại tác động của các cấu trúc. Bằng cách này, các cấu trúc sẽ giữ được phẩm chất ảo của chúng và các phân phối nguồn lực cụ thể sẽ không được xem là các cấu trúc mà là các phương tiện được hoạt hóa và được định hình bởi các cấu trúc, nghĩa là bởi các lược đồ văn hóa.
Không phải là không có lý khi tuyên bố rằng nguồn nhân lực
là sản phẩm của các lược đồ. Một số lượng binh sĩ nhất định sẽ tạo ra lượng và
loại sức mạnh quân sự khác nhau tùy thuộc vào các quy ước chiến tranh đương đại
(chẳng hạn như các chuẩn mực đạo đức hiệp sĩ), các
khái niệm về chiến lược và chiến thuật dành cho các tướng lĩnh, và các chế độ
huấn luyện mà quân đội phải
tuân thủ. Quyền lực của linh mục tận
hiến cho đám đông xuất phát từ các
lược đồ vận hành ở hai cấp
độ khá khác nhau. Trước
hết, việc đào tạo của một linh mục đã giúp ông ta thành thạo một loạt các kỹ năng tri thức và kỹ năng tự kiểm soát hiển lộ và ngầm ẩn cho
phép ông ta hành động một cách thỏa
đáng với tư cách một linh mục. Và
thứ hai, ông ta đã được nâng
lên phẩm giá của chức
vị linh mục bằng một nghi lễ tấn phong, thông qua nghi thức đặt tay của một
giám mục, đã huy động sức mạnh của sự kế vị tông đồ và nhờ đó ông ta có được năng lực làm nên một kỳ
tích rõ ràng linh diệu – chuyển hóa bánh và rượu thành mình và máu Chúa Kitô. Nỗi kính sợ đối với các vì vua chính là biểu hiện của
các quan niệm cơ bản về chức năng vũ trụ của vương quyền, các khái niệm được dệt
thành vô số các diễn ngôn và nghi lễ ở mọi cấp độ trong xã hội; tương tự, các
nghĩa vụ mà trẻ em cảm nhận đối với mẹ của chúng dựa trên các quan niệm về sự
ràng buộc của tự nhiên, sự nuôi dưỡng và sự vâng phục được mã hóa
trong nhiều lề thói của cuộc sống
gia đình và trong các thuyết
giáo, cách ngôn, tiểu thuyết và các công trình lý thuyết chính
trị. Các ví dụ này cho
thấy nguồn nhân lực có thể được coi là các biểu hiện và hệ quả của việc trình hiện các lược đồ văn
hóa.
Nhưng trong khi chúng ta có thể nói một cách hợp lý về nguồn nhân lực được tạo ra bởi các quy tắc hoặc lược đồ, thì khó mà thấy được các nguồn lực khác có thể được hình thành như thế nào. Các nhà máy, đất đai và chăn Hudson Bay có những phẩm chất vật chất chắc chắn không được tạo ra bởi các lược đồ. Nhưng cũng đúng là cảnh huống nguồn lực của chúng lại có năng lực sản xuất và tái tạo các bất cân bằng về quyền lực xã hội không hoàn toàn là nội tại trong sự tồn tại vật chất của chúng. Những gì chúng có được với tư cách nguồn lực phần lớn là kết quả của các lược đồ thông báo về việc sử dụng chúng. Trường hợp rõ ràng nhất là một đống chăn Hudson Bay khổng lồ sẽ không có gì khác hơn là một phương tiện giữ ấm cho một số lượng người rất lớn, nếu nó không phải là dùng cho các lược đồ văn hóa cấu thành nên loại biếu tặng của người Kwakiutl; nhưng với các lược đồ này, những chiếc chăn, được cho đi như một vật biếu tặng, đã trở thành một phương tiện thể hiện quyền lực của tù trưởng và do đó, có được uy tín, các liên minh hôn nhân, sức mạnh binh dịch và lao dịch (Boas 1966; Sahlins 1989). Trong trường hợp này, các lược đồ cấu thành quà tặng đã xác định giá trị, mức độ và tác động cụ thể của chăn Hudson Bay như một nguồn lực. Nhưng tôi cho rằng điều này đúng với trường hợp loại nguồn lực không phải nhân lực nói chung. Ví dụ, phạm vi và các loại nguồn lực do một nhà máy tạo ra sẽ phụ thuộc vào việc liệu nó có thuộc sở hữu của một nhà tư bản cá nhân hay bởi một hợp tác xã của công nhân - nói cách khác, về các quy tắc xác định bản chất của quyền sở hữu và thẩm quyền của nơi làm việc. Các nguồn lực mà nông dân có được từ đất đai mà họ sử dụng sẽ được xác định bởi các công ước về quyền sử dụng đất, các quy định của luật tục, các khoản nợ đối với họ hàng và các kỹ thuật nông nghiệp được sử dụng. Có vô số ví dụ như vậy. Các nguồn lực khác với nhân lực có sự tồn tại vật chất không thể quy giản thành các quy tắc hoặc lược đồ, nhưng việc kích hoạt các sự vật vật chất với tư cách nguồn lực, việc xác định giá trị và sức mạnh xã hội của chúng lại phụ thuộc vào các lược đồ văn hóa thông báo về việc sử dụng xã hội của chúng.
Vậy
thì, rõ ràng là các nguồn
lực có thể được coi một
cách hợp lý là hiệu ứng của các lược đồ văn hóa. Do đó, chắc chắn có
thể làm sạch khái niệm cấu trúc của Giddens bằng cách định nghĩa cấu trúc là
các lược đồ có sự tồn tại thuần ảo, và các nguồn lực không phải là các yếu tố đồng
hàng trong cấu trúc mà là phương tiện và kết quả vận hành của cấu trúc.
Nhưng cần lưu ý rằng nếu chúng ta chấp
nhận định nghĩa này, thì
sức mạnh tu từ của thuật ngữ cấu trúc sẽ ám chỉ một hướng quan hệ nhân quả duy
nhất. Cái được gọi là cấu trúc, bằng hành động mệnh danh này, được trao
quyền cho cái không được gọi là cấu trúc. Các kho hàng hóa vật chất và
kiến thức của mọi người và các cam kết tình cảm trở nên trơ, chỉ là phương tiện cho và kết quả của
các hoạt động mang
tính quyết định của các lược đồ văn hóa. Nếu chúng ta kiên định rằng các cấu
trúc là ảo, thì chúng ta có nguy cơ lạc vào duy tâm luận thực sự, là thứ liên tục ám ảnh
cấu trúc luận, tuy nhiên phần lớn những
người khởi xướng ra nó - ví dụ, Lévi-Strauss (1966, tr. 130) – lại xác nhận các khuyến nghị và ý định duy vật luận của họ. Các lược
đồ - các cấu trúc tinh thần - trở thành thực thể duy nhất mang lại hình
thức, còn các tác nhân thì
trở thành tác nhân của các cấu trúc tinh thần này, các diễn viên chỉ có thể
đọc các kịch bản có sẵn. Nói
tóm lại, việc xác định các cấu trúc theo cách này đe dọa khước từ nhị tính của chúng và
do đó, triệt tiêu tiền đề trung tâm của lý thuyết Giddens.
__________________________________________
Còn nữa…
Nguồn:
Sewell, William H. (1992). A Theory of Structure: Duality, Agency, and
Transformation. American Journal of Sociology, Vol. 98, No. 1 (Jul.,
1992), pp. 1-29.
Tác giả: William H. Sewell
Jr. (sinh năm 1940 tại Stillwater, Oklahoma) là một học giả người Mỹ. Ông là
Giáo sư danh dự về Lịch sử và Khoa học Chính trị tại Đại học Chicago. Sewell là
con trai của William H. Sewell, một nhà xã hội học và là hiệu trưởng của Đại học
Wisconsin Wisconsin Madison từ năm 1967 đến năm 1968. Sewell nhận bằng Cử nhân lịch sử của Đại học Wisconsin, Madison Madison năm 1962
và bằng tiến sĩ lịch sử tại Đại học California, Berkeley năm 1971. Luận án của
ông có tựa đề là “Cấu trúc của tầng
lớp lao động Marseille giữa thế kỷ XIX”. Vị trí giảng dạy đầu tiên của ông là khoa lịch
sử tại Đại học Chicago từ năm 1969 đến năm 1975. Ông là thành viên của Trường
Khoa học Xã hội tại Viện Nghiên cứu Cao cấp ở Princeton, New Jersey, từ 1975 đến
1980. Ông giảng dạy tại khoa lịch sử tại Đại học Arizona từ 1980 đến 1985 và tại các khoa lịch sử và xã hội học, Đại học Michigan từ 1985 đến 1990, khi ông
trở lại Đại học Chicago. Ông đã có những đóng góp trong các lĩnh vực lao động
hiện đại của Pháp, lịch sử xã hội, văn hóa, chính trị và lý thuyết văn hóa xã hội.
Ghi chú
1. This
article has benefited, during its many revisions, from the careful reading and
constructive criticism of a large number of friends and colleagues. Although I
have sometimes failed to heed their good advice, I am deeply grateful to
Elizabeth Anderson, Jeffrey Alexander, Ronald Aminzade, Renee Anspach, Terry
Boswell, Peggy Evans, Neil Fligstein, Steven Gudeman, Ronald Herring, Ronald
Inden, David Lai-tin, Barbara Laslett, Michael Kennedy, Sherry Ortner, Sylvia
Pedraza, Joan Scott, Ellen Sewell, Theda Skocpol, Ann Swidler, John Urry, Loic
Wacquant, several re-viewers, and the audiences of seminars and colloquia at
the University of Minnesota, the University of Michigan, Harvard University,
Northwestern University, the Uni-versity of Chicago, and the Center for
Advanced Study in the Behavioral Sciences (CASBS). This article was revised
extensively while I was a fellow at the CASBS. I am grateful for support
provided by the National Science Foundation, grant BNS- 870064, and by a
fellowship from the John Simon Guggenheim Memorial Foundation.
2. The term
"structure" seems to play an essentially identical role in the
natural sciences. Such usages originated, as far as I am aware, in 17th- and
18th-century botany, from which they spread to other natural and social
sciences (see Foucault 1973, pp. 132-38).
3. This
bifurcation of the meaning of structure especially inhibits communication
be-tween two groups of social scientists whose current projects seem convergent
but who have thus far paid little attention to one another: the growing band of
sociologists who are examining the cultural dimensions of social life and the
anthropologists who are insisting on the importance of power and practice in
understanding culture. For an assessment of the mushrooming field of cultural
sociology, see Lamont and Wuth-now (1990). For trends in current anthropology,
see the remarks of Ortner (1984, pp. 144-60).
4. It is not
my purpose to develop a full critique or appreciation of Giddens or Bourdieu.
The critical literature on both is growing rapidly. Held and Thompson (1989)
and Bryant and Jary (1991) include not only a wide range of critiques of
Giddens's work by prominent scholars but also useful bibliographical listings
of previous critiques. On Bourdieu, see DiMaggio (1979), Brubaker (1985),
Lamont and Lareau (1988), and Wacquant (1989). The last of these contains
extensive references to critical works on Bourdieu.
5. It is not
possible here to list a representative example of anthropological works that
elaborate various "rules of social life." The most influential
formulation of the anthropological concept of culture is probably Geertz
(1973). For a superb review of recent developments in cultural anthropology,
see Ortner (1984).
6. For a
particularly convincing critique of the notion of "rule," see
Bourdieu (1977, pp. 1-29).
7. Giddens's
concept of rules has occasionally been criticized, most recently by Thomp-son
(1989), but to my knowledge no one has systematically criticized his paired
concept of resources.
8. Some of
Bourdieu's more recent work, esp. Homo Academicus (1988), which is a study of
the French professoriat in the events of 1968, deals more directly with change.
I do not think, however, that Bourdieu has considered the question of how
habitus itself might generate change. In Homo Academicus, e.g., change arises
from sources external to the habitus he is analyzing-fundamentally from the
immense rise in the population of students in French universities in the 1960s.
The concept of habitus is used to argue that the professors' responses to the
crisis was wholly determined by their location in the "academic
field." Homo Academicus seems to indicate that Bourdieu has not overcome
the lack of agency inherent in the concept of habitus elaborated in Outline of
a Theory of Practice.
9. To
generalize a rule implies stating it in more abstract form so that it will
apply to a larger number of cases. The verb "transpose" implies a
concrete application of a rule to a new case, but in such a way that the rule
will have subtly different forms in each of its applications. This is implied
by three of the Oxford English Dictionary's (1971, s.v. "transpose")d
efinitions: "To remove from one place or time to another; to transfer,
shift," "to alter the order of or the position of in a series . . .
to inter-change," and, in music, "to put into a different key."
Transposer, in French (which was of course the language in which Bourdieu wrote),
also has an even more appro-priate meaning: "faire changer de forme ou de
contenu en faisant passer dans un autre domaine," (to cause something to
change in form or content by causing it to pass into another domain, Le Petit
Robert [1984, s.v. "transposer"]).I would like my use of transpose to
be understood as retaining something of this French meaning.
10. Here my
thinking has been influenced by Goran Therborn (1980, esp. pp. 15-22).
11. "
Although Marshall Sahlins (1981, 1985) does not explicitly include resources in
his definition of structure, my argument here runs closely parallel to his.
Sahlins argues that "in action in the world-technically, in acts of
reference-the cultural categories acquire new functional values" because
the categories are "burdened with the world" (1985, p. 138). This
burdening of categories with the world is a matter of schemas being changed by
the unanticipated effects of action on the resources that sustain the schemas.
12. John
Roemer (1982) has proved to my satisfaction that capitalist exploitation can
occur in the absence of wage labor.
Tài liệu dẫn
Bourdieu,
Pierre. 1977. Outline of a Theory of Practice. Cambridge: Cambridge University
Press.
Bourdieu,
Pierre. 1988. Homo Academicus, translated by Peter Collier. Stanford, Calif.:
Stan-ford University Press.
Boas, Franz.
1966. Kwakiutl Ethnography, edited by Helen Codere. Chicago: University of
Chicago Press.
Brubaker,
Rogers. 1985. "Rethinking Classical Social Theory: The Sociological Vision
of Pierre Bourdieu." Theory and Society 14:745-75.
Bryant,
Christopher G. A., and David Jary, eds. 1991. Giddens' Theory of
Structura-tion: A Critical Appreciation. London: Routledge.
Burnham,
Walter Dean. 1967. "Party Systems and the Political Process." Pp.
277- 307 in The American Party Systems, edited by William Nisbet Chambers and
Walter Dean Burnham. New York: Oxford University Press.
DiMaggio,
Paul. 1979. "Review Essay: On Pierre Bourdieu." American Journal of
Sociology 84:1460-74.
Foucault,
Michel. 1973. The Order of Things: An Archaeology of the Human Sciences. New
York: Vintage Press.
Geertz,
Clifford. 1973. The Interpretation of Cultures. New York: Basic.
Giddens,
Anthony. 1976. New Rules of Sociological Method: A Positive Critique of
Interpretive Sociologies. London: Hutchinson.
Giddens,
Anthony. 1979. Central Problems in Social Theory: Action, Structure and
Contradiction in Social Analysis. Berkeley and Los Angeles: University of
California Press.
Giddens,
Anthony. 1981. A Contemporary Critique of Historical Materialism. Volume 1:
Power, Property and the State. London: Macmillan.
Giddens,
Anthony. 1984. The Constitution of Society: Outline of the Theory of
Structuration. Berkeley and Los Angeles: University of California Press.
Goffman,
Erving. 1959. The Presentation of Self in Everyday Life. New York: Dou-bleday.
. 1967. Interaction Ritual: Essays on Face to Face Behavior. New York:
Pantheon.
Held, David,
and John B. Thompson, eds. 1989. Social Theory of Modern Societies: Anthony
Giddens and His Critics. Cambridge: Cambridge University Press.
Hindess,
Barry. 1986. "Actors and Social Relations." Pp. 113-26 in Social
Theory in Transition, edited by Mark L. Wordell and Stephen P. Turner. London:
Allen & Unwin.
Lamont,
Michele, and Annette Lareau. 1988. "Cultural Capital: Allusions, Gaps, and
Glissandos in Recent Theoretical Development." Sociological Theory
6:153-68.
Lamont,
Michele, and Robert Wuthnow. 1990. "Betwixt and Between: Recent Cultural
Sociology in Europe and the United States." Pp. 287-315 in Frontiers of
Social Theory: The New Synthesis, edited by George Ritzer. New York: Columbia
University Press.
Levi-Strauss,
Claude. 1963. Structural Anthropology. New York: Basic.
Levi-Strauss,
Claude. 1966. The Savage Mind. Chicago: University of Chicago Press.
Ortner,
Sherry B. 1984. "Theory in Anthropology since the Sixties." Comparative
Studies in Society and History 26:126-66.
Oxford
English Dictionary. 1971. The Compact Edition of the Oxford English Dictionary.
Oxford: Oxford University Press.
Le Petit
Robert. 1984. Le Petit Robert: Dictionnaire alphabetique et analogique de la
langue franSaise. Paris: Le Robert.
Piore,
Michael J., and Charles H. Sabel. 1984. The Second Industrial Divide:
Possi-bilities for Prosperity. New York: Basic.
Roemer, John
E. 1982. "New Directions in the Marxist Theory of Exploitation and
Class." Politics and Society 11:253-87.
Rosaldo,
Renato. 1980. Ilongot Headhunting, 1883-1974: A Study in Society and History.
Stanford, Calif.: Stanford University Press.
Sabel,
Charles H. 1988. "Protoindustrya nd the Problemo f Capitalisma s a
Concept: Response to Jean H. Quataert." International Labor and
Working-Class History 33:30-37.
Sabel,
Charles H., and Jonathan Zeitlin. 1985. "Historical Alternatives to Mass
Pro-duction: Politics, Markets, and Technology in Nineteenth-Century
Industrializa-tion." Past and Present, no. 108, pp. 133-76.
Sahlins,
Marshall. 1976. Culture and Practical Reason. Chicago: University of Chicago
Press.
Sahlins,
Marshall. 1981. Historical Metaphors and Mythical Realities. Ann Arbor:
University of Michigan Press.
Sahlins,
Marshall. 1985. Islands of History. Chicago: University of Chicago Press.
Sahlins,
Marshall. 1989. "The Cosmology of Capitalism: The Trans-Pacific Sector of
the World System." Proceedings of the British Academy for 1988.
Sahlins,
Marshall . 1991. "The Return of the Event, Again; With Reflections on the
Beginnings of the Great Fijian War of 1843 to 1855 between the Kingdoms of Bau
and Rewa." Pp. 37-100 in Clio in Ocednia: Toward a Historical
Anthropology, edited by A. Biersack. Washington, D.C.: Smithsonian
Samuel,
Raphael. 1977. "The Workshop of the World: Steam Power and Hand Technology
in Mid-Victorian Britain." History Workshop 3:6-72.
Sewell,
William H., Jr. 1988. "Uneven Development, the Autonomy of Politics, and
the Dockworkers of Nineteenth-Century Marseille." American Historical
Review 93:604-37. Somers, Margaret Ramsay. 1986. "The People and the Law:
The Place of the Public Sphere in the Formation of English Popular
Identity." Ph.D. dissertation. Harvard University, Department of Sociology.
Therborn,
Goran. 1980. The Ideology of Power and the Power of Ideology. London: Verso.
Thompson,J ohn B. 1989. "The Theory of Structuration."P p. 56-76 in
Social Theory of Modern Societies: Anthony Giddens and His Critics, edited by
D. Held and J. B. Thompson. Cambridge: Cambridge University Press.
Wacquant,
Loic. 1989. "Towards a Reflexive Sociology: A Workshop with Pierre
Bourdieu." Sociological Theory 7:26-63.
Wallerstein,
Immanuel. 1974. The Modern World System. Volume 1: Capitalist Agri-culture and
the Origins of the European World. New York: Academic.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét