Powered By Blogger

Thứ Sáu, 31 tháng 7, 2020

Thay đổi Hệ mẫu trong Khảo cổ học Đông Nam Á (I)

Joyce White

Người dịch: Hà Hữu Nga

Tóm tắt

Để các nhà khảo cổ học Đông Nam Á tham gia hiệu quả vào các cuộc thảo luận khảo cổ toàn cầu của thế kỷ 21, thì cần phải chấp nhận các hệ mẫu mới. Hệ mẫu thịnh hành giữa thế kỷ XX dựa trên các khuôn khổ bản chất hóa và quan điểm vĩ mô định hướng cần được thay thế bằng hệ mẫu nổi bật, hướng về phía trước và nhấn mạnh vào các phân tích quy mô cộng đồng phù hợp với xu hướng hiện nay trong lý thuyết khảo cổ học. Một ví dụ đặt tương phản đồ gốm sớm i & i với nghề đúc đồng sơ kỳ ở Thái Lan minh họa cho những cách thức mà viễn cảnh mới này có thể tiếp cận với nguồn dữ liệu thời tiền sử.

Giới thiệu

Trong sự nghiệp của mình, khi các học giả đạt đến cấp độ họ được mời tham gia Diễn thuyết Chủ đề1, thì những dịp như vậy luôn cuốn hút suy tư về “hiện trạng của ngành học”về những đường hướng triển vọng phía trước. Khi học thuật thế kỷ 20 lùi vào hậu cảnh lịch sử và học thuật thế kỷ 21 tìm được chỗ đứng của mình, thì đó chính là lúc để đặt ra câu hỏi: Ngành khảo cổ học tiền sử Đông Nam Á sẽ đi về đâu? Hơn nữa, các nhà khảo cổ học Đông Nam Á nên ưu tiên cho những để có thể tiến tới trong thế kỷ này? Tất nhiênkhông ít ưu tiên.

Vẫn còn những khoảng trống lớn về thời gian và địa lý trong dữ liệu cơ bản phải mất hàng thập kỷ nghiên cứu mới có thể lấp đầy dần; nghĩa là, nếu chúng ta đến được trước khi những kẻ cướp cổ vậtcác nhà phát triển tiêu hủy bằng chứng khảo cổ học (ví dụ, Lewis et al. 2015). Hiện đã có những phương pháp nghiên cứu thực địa thú vị, như Li-DAR (Hanus và Evans 2015) và radar xuyên mặt đất (Duke et al. 2016) bắt đầu cho phép thực hiện các đánh giá nhanh và đầy đủ hơn về các di chỉ của chúng ta, giúp cải thiện hiệu lực và chất lượng thu thập dữ liệu thực địa. Sự phát triển và ứng dụng mở rộng các phương pháp hậu khai quật, bao gồm các kỹ thuật trắc lượng khảo cổ học là rất cần thiết (ví dụ: Carter and Dussubieux 2016; King et al. 2015: Pryce et al. 2014). Vẫn còn tồn đọng vô số công trình cần được công bố, mà Bn Chiềng chỉ là một trong nhiều trường hợp như vậy (chẳng hạn Tha Kae, Ban Mai Chaimongkol, Non Pa Wai, và nhiều địa điểm khác ở miền trung Thái Lan; xem Hamilton [đang in] để biết tiến đvề các công bố Bn Chiềng).

Nhưng điều chính yếu mà tôi muốn đề cập đến ở đây là khuôn khổ hệ mẫu của chúng ta. Các hệ mẫu - tập hợp các giả định, khái niệm, giá trị và thực tiễn làm nền tảng cho một ngành học trí tuệ tại các thời điểm cụ thể - mới là Chủ đề. Chúng quan trọng một phần bởi vì nếu chúng ta lặp lại như vẹt về một chương trình nghị sự khảo cổ đã lỗi thời, thì chúng ta sẽ bỏ lỡ ba điều hệ trọng mang tính sống còn đối với sức sống của ngành khảo cổ học Đông Nam Á trong dài hạn. Đầu tiên là hỗ trợ thể chế về mặt công việc. Thứ hai là các nguồn lực. Trong cả hai trường hợp, người xin việc và xin tài trợ cần phải phù hợp với các xu hướng học thuật. Thứ ba, điều khiến tôi quan tâm nhất trong bài viết này, là vị trí của chúng ta trong các cuộc thảo luận khảo cổ học toàn cầu. Tham gia vào các cuộc trò chuyện khảo cổ học toàn cầu, là một kẻ chơi phù hợp với dòng chảy của thời đại, đủ năng lực để tiếp nhận các hỗ trợ về thể chế và nguồn lực.

Tôi muốn lưu ý đặc biệt đối với thế hệ trẻ rằng sự thay đổi trong tư duy khảo cổ là không thể tránh khỏi. Điều đó là đương nhiên, không thể từ chối hoặc sợ hãi. Có những điều người ta học được từ các giáo sư ở lớp nghiên cứu sinh và được coi như cuốn kinh Phúc âm, nhưng 20, 30 năm sau (đôi khi cũng chỉ trong một hoặc hai năm) người ta bỗng phát hiện ra những ý tưởng đó là sai. Có những ý tưởng đã một lần bị chối bỏ để rồi sau đó lại thấy là nó đúng.

Một ví dụ từ kinh nghiệm của bản thân tôi, khi tôi đi học nghiên cứu sinh vào cuối những năm 1970, có một tin lành rằng các địa điểm tiền sử ở Thái Lan với vô số mộ táng chính các nghĩa địa cổ. Nếu có các tư liệu liên quan đến cư trú xung quanh các nghĩa địa, thì các tư liệu đó lại có nguồn gốc từ các khu cư trú c hơn và không liên quan gì đến các nghĩa địa cổ đã được khai quật. Một nghiên cứu sinh tốt nghiệp Đại học Michigan trước tôi vài năm, Bill McDonald, đã đề xuất một ý tưởng khác biệt - đó chính khu nghĩa địa cổ tại Bn Kao và Non Nok Tha được chôn cất tại chính nơi cư trú (MacDonald 1980a, 1980b). Tôi nhớ lại rằng tôi cùng với các đồng nghiệp của mình đã tận tụy học vẹt các bậc mũ cao áo dài của chúng tôi và ra sức chế giễu ý tưởng đó. Nhiều năm sau, trong quá trình làm việc với dữ liệu của Bn Chiềng, tôi thấy rằng mình không thể nào làm cho bằng chứng mộ táng Bn Chiềng phù hợp được với một mô hình mai tàng học (Taphonomy -埋藏学) nghĩa địa. Đôi chút thất vọng, dần dần tôi đi đến kết luận giống như Bill McDonald, chỉ vài thập kỷ sau đó. Giờ đây tôi tin rằng hầu hết các nghĩa địa” của người tiền sử có tiếng ở Thái Lan đã thực sự chôn cất mộ táng bên dưới và xung quanh các ngôi nhà ở chính những nơi họ đang cư trú, một nghi thức được gọi là chôn cất tại nơi cư trú” (Adams and King 2011). Tái diễn giải mai tàng học này có thể thay đổi đáng kể cách thức chúng ta diễn giải các xã hội thời kim khí (chẳng hạn, White and Eyre 2011). Điều lạ lùng là nhiều chân lý khảo cổ học trong vài thập kỷ qua sẽ được chứng minh là không chính xác, và thế hệ các nhà khảo cổ học Đông Nam Á sắp tới sẽ là những người thực hiện điều đó! Tất nhiên, chu kỳ sẽ lặp lại và chẳng mấy chốc thế hệ sinh viên tiếp theo sẽ từ chối các lý thuyết thú cưng của thế hệ hiện tại. Đây chính là cách thức học thuật khi chúng ta cố gắng tìm ra chân lý trong một diễn ngôn hiện đương, khi dữ liệu và ý tưởng mới được tích hợp với những nhận thức trước đó.

Theo quan điểm của tôi, khảo cổ học tiền sử Đông Nam Á đang ở một thời điểm thay đổi lớn về khuôn khổ hệ mẫu. Ở đây, tôi đang nói chủ yếu về khảo cổ học Đông Nam Á lục địa (MSEA) mặc dù chủ đề này cũng thích hợp với Đông Nam Á hải đảo. Để bắt đầu thảo luận này, chúng ta cần xuất phát bằng việc đặt câu hỏi, hệ mẫu khảo cổ học nào là phổ biến ở Đông Nam Á? Tôi nghĩ rằng hầu hết các nhà khảo cổ học khu vực sẽ đồng ý rằng đa phần văn liệu từ bốn thập kỷ qua của MSEA phản ánh những điều sau đây: i) đầu tư lớn vào Hệ thống Ba thời đại (Thời đại Đá mới, Thời đại Đ đồng, Thời đại Đồ sắt), ii) các nguồn gốc đặc quyền tập trung tiến hóa (tân) văn hóa về các vấn đề nhà nước; iii) các tự sự về tiến bộ / tính phức hợp; iv) các giả định liên vùng về các hệ thống lõi / ngoại vi / thế giới.

Tôi nghĩ, thật công bằng khi gọi đó“Hệ mẫu Khối Anh ngữ Giữa thế kỷ 20, một hệ mẫu đặc quyền quan điểm vĩ mô.

Vấn đề Quy mô và các “Đại tự sự”

Từ Lối nhìn Mắt chim (toàn cảnh), người ta có thể kể một câu chuyện tiền sử Đông Nam Á từ Hệ mẫu Khối Anh ngữ Giữa thế kỷ 20. Nhưng ở cận cảnh, dữ liệu lại không tương xứng cho lối tự sự này. Nó giống như kể câu chuyện về sự tiến hóa của loài người mà lại bỏ qua di truyền, chọn lọc và thích nghi, mà chỉ nhìn vào bằng chứng hóa thạch được chọn lựa. Như chúng ta đã biết, thời hạn bảo hành cho tích truyện đơn tuyến ấy về sự tiến hóa của vượn người đã kết thúc.

Ngoài những biến dạng của Lối nhìn Mắt chim về dữ liệu khảo cổ là những biến dạng từ Cái nhìn Gương chiếu hậu vào quá khứ. Chúng ta có thể thấy điều này trong nhiều ấn phẩm có tiêu đề bao gồm dòng chữ Nguồn gốc của…” - nguồn gốc nông nghiệp, nguồn gốc luyện kim, nguồn gốc nhà nước, nguồn gốc thời đại đồ đồng… Cái nhìn Gương chiếu hậu này cổ vũ các nhà khảo cổ học bám lấy một số lối tắt trí tuệ, đó là: i) đúc kết các quá trình - ví dụ, đúc kết làm một việc truyền công nghệ sản xuất đồ đồng với sự phát triển của các xã hội phân cấp Thời Đ đồng. Hầu hết các học giả về luyện kim sớm hiện nay đều nhận ra sự cần thiết phải gỡ rối các quá trình công nghệ khỏi các quá trình xã hội (Thornton và Roberts 2014); ii) hạ thấp tính biến đổi - chẳng hạn như khi chúng ta tạo ra một bức tranh định chuẩn từ một bộ dữ liệu đa dạng. Ví dụ, khi chúng ta lấy một di chỉ làm hình mẫu cho một khoảng thời gian khi trong bối cảnh đồng đại của mình, hóa ra lại không điển hình hoặc là một trong nhiều biến thể (ví dụ, Bn Non Wat là ví dụ điển hình cho Thời đại đồng”; Higham 2015); iii) bỏ qua dữ liệu là thứ không phù hợp với chuẩn mực phổ biến và quỹ đạo rập khuôn. Ví dụ, bỏ qua bằng chứng và ý nghĩa của việc trồng kê trong tái cấu trúc các hệ thống nông nghiệp sớm ở khu vực của chúng ta, vì quá tập trung vào lúa gạo (xem Weber et al. 2010 để thảo luận về kê); iv) che đậy bằng chứng - bằng cách đưa ra một đánh giá định tính tóm tắt mà không hề có định lượng, và bỏ qua các chi tiết có thể không hỗ trợ cho việc diễn giải của chúng ta. Ví dụ, việc khẳng định rằng một phong cách gốm trang trí phổ biến rộng khắp chứng minh cho việc mở rộng dân số, che đậy sự thiếu sót về các bằng chứng cổ nhân khẩu học, công nghệ và các bằng chứng khác hỗ trợ cho việc phổ biến rộng khắp đã nói (xem, Fix 2011; King et al. 2015).

Khi chúng ta khái quát từ quan điểm vĩ mô với tính định hướng vốn có của nó đối với những gì chúng ta giả định phải diễn ra ở cấp độ vi mô, thì chúng ta bị thiếu hoặc bỏ mất các hiện tượng nổi bật trong quá khứ. Hãy tưởng tượng nếu chúng ta là nhà khoa học sinh học, thì chúng ta không bao giờ có thể thoát khỏi một hệ mẫu thay đổi với tính định hướng vốn có, có lẽ trừ khi chúng ta là những người có niềm tin sáng tạo luận. Vậy tại sao chúng ta thực hiện điều đó?

Một trong những điểm thu hút tuyệt vời của Hệ mẫu Lối nhìn Mắt chim/ Cái nhìn Gương chiếu hậu là nó tạo ra rất nhiều ánh xạ với các mũi tên lớn. Thật quá vui, và tất cả chúng ta đều vui – tôi vui - giống như khi một đồng nghiệp mà bạn chưa từng gặp trong năm năm trời đến thị trấn, bạn đi ăn tối, và trước khi món ăn được đưa ra, khăn ăn của bạn phủ đầy đồ hình chữ thập châu Á, các mũi tên lớn và ngày tháng, khi bạn cằn nhằn về các dữ liệu khảo cổ, ngôn ngữ học và các dữ liệu khác mới nhất. Nhưng chúng ta cần nhớ rằng mặc dù các đại tự sự vẫn đang trêu ngươi, thì các lược đồ mũi tên lớn lại là những mô hình cần bằng chứng thực nghiệm, đặc biệt là ngày nay ở Đông Nam Á. Mặc dù các tuyên bố kiên ngoan được viết với tông màu cứu cánh (ví dụ, Bellwood 2011; Higham 2015), nhưng bằng chứng lại không nhất trí rằng đã có bất kỳ lược đồ cụ thể nào được chứng minh. Thật vậy, trong dữ liệu của chúng taquá nhiều khoảng trống đến mức chúng ta có thể kết nối các dấu chấm chấm theo bất kỳ cách nào.

Bất cứ khi nào bị vấn đề mũi tên lớn này làm phiền, tôi thấy rất thoải mái khi đọc các cuộc thảo luận về ngôn ngữ học. Các nhà ngôn ngữ học không nhất trí về bất cứ điều gì. Không chỉ mỗi nhà ngôn ngữ học dường như có một lược đồ khác nhau, mà họ dường như còn có một lược đồ khác nhau cho mỗi ấn phẩm. Chúng ta, các nhà khảo cổ học có thể học được điều gì đó từ các nhà ngôn ngữ học, và từ các nhà di truyền học, những người cũng tạo ra các lược đồ mới với tần suất phát hoảng. Các kịch bản thay thế đang kích thích cho ngành học. Vấn đề là, các lược đồ mũi tên lớn là các mô hình có thể kiểm nghiệm và chúng ta cần bắt đầu tập trung hơn vào các kiểm nghiệm đó, vì chúng ta có vô số mũi tên cần nghiên cứu dựa trên bằng chứng. Tất cả mọi người, các nhà ngôn ngữ học, các nhà di truyền học, và chúng ta, các nhà khảo cổ học, than thở về sự khan hiếm của dữ liệu khảo cổ học vững chắc tình trạng nghiên cứu trong khu vực của mình. Đây là một thách thức cho tương lai của ngành học chúng ta.

Nếu từ nay trở đi, khảo cổ học Đông Nam Á muốn đạt được tiến bộ, thì chúng ta cần tập trung nỗ lực vào các quá trình xã hội vi mô, các quá trình tương tự như nghiên cứu đột biến, chọn lọc và các cơ chế di truyền khác ở cộng đồng, dân và quy mô cảnh quan. Để làm được điều này, chúng ta cần tập trung nhiều hơn vào dữ liệu của chính mình. Hãy thực hiện một quy trình chính, chẳng hạn như chọn lọc, là quy trình vận hành trên các lựa chọn có sẵn. Nếu chúng ta hiểu được tại sao một cái gì đó được chọn lựa tích hợp vào một hệ thống xã hội trong quá khứ, như công nghệ đồng, thì chúng ta cần phải biết và đánh giá được các phương án thay thế. Lựa chọn có thể ủng hộ các biến thể bằng kết quả có thể khác với các ý tưởng định sẵn của chúng ta về những gì là lợi thế. Lựa chọn có thể ủng hộ, chẳng hạn các quy trình sản xuất đồ đồng mà các biện pháp của thế kỷ 21 của chúng ta có vẻ không hiệu quả, nhưng có thể mất ít nỗ lực nhất để được sản phẩm mong muốn cung cấp cho hệ thống quản lý lao động và tiêu dùng. Một quy trình khác hiệu quả hơn từ một hệ thống giá trị hiện đại có thể đã khai thác được nhiều sản phẩm kim loại hơn trên mỗi khối lượng quặng, mặc dù đầu vào lao động lớn hơn nhiều không phù hợp với nền kinh tế lao động hiện nay. Khi chúng ta xem xét hiệu quả cho ai hoặc cho khía cạnh nào của quy trình,” thì cách chọn lọc của ba nghìn năm trước có thể có các lựa chọn có sức nặng với các giá trị khác xa so với chúng ta. Người ta có thể ưu tiên chiếc bôn đá làm công cụ của người thợ giỏi, trong khi những chiếc bôn bằng đồng “tiên tiến hơn về phương diện công nghệ lại có thể được đánh giá cao hơn với tư cách là vật có giá trị trao đổi chứ không phải là các dụng cụ hiệu quả lao động thực tế. Việc áp dụng công nghệ đồng sớm có thể thậm chí không được coi là đáng mong muốn hoặc có lợi cho một số cộng đồng vì bất kỳ lý do nào đó, từ chi phí đến giá trị văn hóa, ngay cả khi công nghệ này có sẵn trong khu vực. Do đó, việc đánh giá sự biến đổi của các kiểu loại khác nhau (các hệ thống giá trị, các loại thực hành, các bối cảnh phục hồi) và các quy mô (hộ gia đình, làng, vùng) chính là chìa khóa để hiểu được sự thay đổi trong quá khứ.

Chúng ta cần đánh giá cao các mô hình đó, chẳng hạn như mô hình phân tán nông nghiệp/ ngôn ngữ, thường phụ thuộc vào rất nhiều giả định chưa được kiểm chứng. Theo định kỳ, một giả định bị loại bỏ với dữ liệu mới hoặc cách diễn giải mới, và khi các vết nứt trên mặt tiền của mô hình dường như bất khả chiến bại đã hội đủ, thì đột nhiên toàn bộ tập hợp các mối quan hệ sụp đổ. Một ví dụ gần đây có thể thấy vùng Đông Nam Á hải đảo, nơi bài viết Antiquity - Cổ vật của Mathew Spriggs (2011) lưu ý rằng sự sụp đổ của mối đồng thuận giữa các nhà ngôn ngữ học đối với mô hình hệ thống phát sinh học (phylogenetics) ngôn ngữ Nam Đảo của Blust đã giải thoát cho các nhà khảo cổ học để xem xét lại dữ liệu của họ và suy nghĩ lại về nhiều khía cạnh của giả thuyết phân tán nông nghiệp/ ngôn ngữ của quá trình mở rộng thời đại đá mới (chẳng hạn, xem Donohue and Denham 2010). Đó là một bài học tốt cho các nhà khảo cổ học làm việc ở đại lục để không biến dữ liệu và các diễn giải từ một môn học phụ trợ, thành trụ cái chống đỡ cho các mô hình của chúng ta, bởi vì các trụ cái đó có thể sụp đổ bất cứ lúc nào. Chúng ta cần tích cực đánh giá dữ liệu của mình theo các điều khoản riêng của nó.

Các ngôn ngữ Nam Á (AA- Austroasiatic) cũng đang được xem xét lại. Các bài viết trong tuyển tập quan trọng “Động lực Đa dạng Con người: Trường hợp Đông Nam Á Lục địa” -  Dynamics of Human Diversity: The Case of Mainland Southeast Asia (Enfield 2011) thảo luận về các địa điểm có thể quê hương của những người nói tiếng Nguyên Nam Á (Proto-Austroasiatic) và đó không phải là lưu vực sông Dương Tử. Đã có nhất trí quê hương AA phải nằm trong khu vực từ Assam ở phía đông bắc Ấn Độ/ Vịnh thuộc vùng Bengal qua Miến Điện, Lào và Thái Lan. Một trong những lược đồ mũi tên lớn mới được Sidwell và Blench (2011: 337) đề xuất rằng quê hương AA nằm giữa vùng lưu vực sông Mê Kông. Nó có thể được mở rộng nhiều hơn theo hướng đông nam đến tây bắc. Các nhà ngôn ngữ học khác đã đề xuất một quê hương phía tây nhiều hơn, thậm chí gần Vịnh Bengal với sự mở rộng tiếp theo về phía đông (ví dụ, Donegan and Stamp 2004). Làm thế nào để có thể đối chiếu các mô hình ngôn ngữ này với các mô hình khảo cổ phổ biến hiện nay về sự xuất hiện và lan truyền của nghề nông trồng lúa ở lục địa Đông Nam Á từ đông bắc đến tây nam trong một “Làn sóng Đá mới tiên tiến (ví dụ, Higham et al. 2011: 541; xem thêm Bellwood 2011) sẽ là thách thức đối với những người đề xuất mô hình phân tán nông nghiệp/ ngôn ngữ. Có lẽ những mô hình đó sẽ cần được xem xét lại. Dường như có một số bất đồng giữa các nhà ngôn ngữ học về việc liệu từ vựng liên quan đến lúa gạo có thể được truy nguyên tới vốn từ vựng Nguyên Nam Á hay không. Khoai môn dường như có nguồn sâu hơn lúa gạo, có thể truy nguyên - theo Blench (2011) - đến 12 trong số 13 nhánh của AA, với từ chỉ lúa gạo được tìm thấy trong 7 nhánh. Các nhà khảo cổ học vẫn chưa xem xét một loại cây trồng gốc - khoai môn - sẽ tác động đến các mô hình phân tán thời kỳ đá mới của họ như thế nào, hiện đang dựa vào canh tác ngũ cốc, đặc biệt là lúa, như là động lực của việc mở rộng dân số (ví dụ, Bellwood 2011; et al. 2013; Higham 2002; Higham et al. 2011).

Hệ thống Ba Thời đại và Khảo cổ học Đông Nam Á

Về chủ đề đá mới, các nhà khảo cổ học Đông Nam Á cần phải trung thực về những cạm bẫy của danh pháp Ba Thời đại, và đừng dại dột sa ngã vào những cạm bẫy này bằng cách bản chất hóa hệ thống thuật ngữ. Bản chất hóa là một sai lầm logic, theo đó một khái niệm trừu tượng được xử lý cứ như nó là một thực tại cụ thể với các thuộc tính bản chất, vốn có (Liebmann 2008). Chẳng hạn, các nhà khảo cổ học bản chất hóa khi họ khẳng định rằng một khái niệm trừu tượng, chẳng hạn như thời đồ đồng, thì có một đặc tính bản chất vốn có của sự phân tầng xã hội. Lập luận logic này có thể có cấu trúc giống như thế này: Xã hội A có công nghệ đồng (nhưng không có công nghệ sắt). Do đó, xã hội A là Thời đại đồng. Một thuộc tính bản chất của Thời đại đồng là sự phân tầng xã hội; do đó, xã hội A có sự phân tầng xã hội. Kiểu giả luận này cũng được gọi là ngụy biện cụ thể hóa. Logic sai lầm có thể được củng cố bởi các tuyến giả logic khác, chẳng hạn như ngụy biện khái quát hóa quá mức từ các tập mẫu nhỏ. Khi chúng ta bản chất hóa thời đại đồ đồng, chẳng hạn bằng cách khẳng định rằng Đông Nam Á có một Thời đại đồ đồng có thể so sánh với Lưỡng Hà hoặc vùng Trung Nguyên, Trung Quốc (ví dụ: Higham 1996: 320; Higham và Thosarat 2012: 22), chúng ta tình cờ trở thành những kẻ cố ý bất cẩn. Những so sánh không trung thực như vậy đã gạt khu vực của chúng ta ra ngoài lề, nhưng chúng ta sẽ phục vụ cho lĩnh vực của mình tốt hơn bằng cách khám phá và đưa ra một sự hiểu biết xác thực về vị trí xã hội của công nghệ đồng trong bối cảnh Đông Nam Á (ví dụ, xem các cuộc thảo luận trong White and Hamilton 2009 đang in; White and Pigott 1996).

Để có một ví dụ khác về tính trơn trượt của danh pháp Ba Thời đại, tôi lại nhắc đến bài viết Cổ vật của Spriggs, trong đó ông đưa ra một tuyên bố có lẽbáng bổ trong một số phạm vi nào đó và chắc chắn đi ngược lại những gì tôi được dạy ở lớp nghiên cứu sinh, cụ thể là quá trình ‘Đá mới hóa’ không nhất thiết liên quan chút nào đến nông nghiệp (Spriggs 2011: 523)! Tôi tin rằng các nhà khảo cổ học Việt Nam sẽ vui vẻ đồng tình với Spriggs (chẳng hạn, Nguyn Khắc S et al. 2004). Ông tiếp tục tuyên bố (Spriggs 2011: 523) rằng nó thực sự liên quan đến  “đồ gốm, các hình dáng đồ đựng phức tạp và bề mặt chắc chắn hoàn thành việc thể hiện rõ các mối quan hệ xã hội mới; nó chắc chắn có liên quan đến một bộ đồ tạo tác vỏ với ý nghĩa mới lạ không kém, và cả các công nghệ dệt vải và lột vỏ cây mới. Julian Thomas (1997: 59) đã nói một cách súc tích: 'các sự vật vật chất không tham dự vào thời Đá mới, chúng chính là thời Đá mới'. Cho dù chúng ta có đồng ý với tuyên bố cuối cùng này hay không, thì ít nhất nó cũng minh họa cho xu hướng tái xem xét thuật ngữ Ba Thời đại và các giả định gỡ rối mà các quá trình cụ thể, chẳng hạn như việc sản xuất đồ gốm và nông nghiệp, nhất thiết phải cùng-xảy ra.

Vấn đề lớn hơn của tôi là, cuối cùng chúng ta cần cái danh pháp của mình phải phục vụ cho bản thân chúng ta; chúng ta không nên phục vụ cho một danh pháp đã trở nên tận tụy với các khung khái niệm lỗi thời, chẳng hạn như một cách nhìn định chuẩn về thời đại đá mới hoặc thời đại đồ đồng. Thuật ngữ Ba Thời đại có nghĩa là những sự vật khác nhau cho các học giả khác nhau trong các khu vực khác nhau. Như nhiều độc giả đã biết, theo quan điểm của riêng tôi, Đông Nam Á cần phải hạ thấp vai trò và sự nổi bật của danh pháp Ba Thời đại trong các mô hình của chúng ta. Ít nhất chúng ta không nên viết hoa, mà chỉ viết thường nó và bỏ các thuật ngữ và khái niệm đó khỏi các tiêu chí cứng nhắc và các giả định vô căn cứ về các mối tương quan chính trị xã hội đi kèm (White 2002; xem White và Hamilton đang in, để thảo luận thêm). Chúng ta cần đánh giá các bằng chứng khảo cổ học theo các thuật ngữ riêng của nó trong sự đa dạng đầy đủ của nó mà không cần phải mang ơn các mô hình và vốn từ vựng của quá khứ. Hệ thống Ba Thời đại là một khuôn khổ hữu ích trong thế kỷ XIX và bước sang thế kỷ XX, nhưng trong thế kỷ hai mươi mốt ở Đông Nam Á, nó đã lỗi thời như bất kỳ thứ gì ngoài khung công nghệ-niên đại.

Thay đổi Viễn kiến và Nền tảng chung

Có thể đoan chắc rằng các nhà khảo cổ học thuộc bất kỳ tín phái nào cũng đều quan tâm đến ít nhất hai thể loại câu hỏi này, cả hai đều liên quan đến các mạng xã hội, hay đúng hơn là các mạng cổ-xã hội: i) Các xã hội thời tiền sử hoạt động như thế nào, và các hoạt động đó thay đổi theo thời gian ra sao và tại sao?; ii) Ai đã tương tác với ai và họ đã tương tác như thế nào?

Làm thế nào chúng ta có thể có được một viễn kiến mới mẻ về quá khứ Đông Nam Á, khác với Hệ mẫu Khối Anh ngữ Giữa thế kỷ 20, lỗi thời đã thảo luận ở trên? Làm thế nào chúng ta có thể thay đổi từ lối nhìn về phía sau sang lối nhìn lên phía trước và lấy lại cái viễn kiến trên-mặt-đất của các nhóm người tiền sử, tiến tới một tương lai không được định trước? Về thực chất, tôi nghĩ rằng đây là điều mà nhiều phê bình về các viễn kiến tân tiến hóa cũng như những tiến bộ về lý thuyết và phương pháp đúc kết được trong hơn ba mươi năm qua (xem Hodder 2012). Lý thuyết thực hành và tác tố (chẳng hạn: Barrett 2012; Bourdieu 1977), sinh thái học hành vi của con người và khảo cổ học Darwinian (ví dụ, Bird và O'Connell 2012; Shennan 2012), nhân học công nghệ và khảo cổ học hành vi (chẳng hạn: LaMotta 2012; Lemmonier 1986; 2001), lý thuyết tự tổ chức (ví dụ, Kohler 2012) - tất cả những cách tiếp cận này đều cố gắng mang lại sự lựa chọn, chiến lược, dự phòng và tính đa dạng trong suy của chúng ta về quá khứ. Về thực chất, đây là những nỗ lực thay đổi hệ mẫu khảo cổ học theo viễn kiến hướng về phía trước, một viễn kiến “mới nổi (Fowler 2013; Hodder 2012: 163; Kohler 2012). Các khuôn khổ này đang đưa tính biến đổi vào các cuộc thảo luận về thay đổi văn hóa theo thời gian mà không có định hướng giả định, nhịp độ, hoặc kết quả ưu tiên. Trong khảo cổ học Đông Nam Á, chúng ta mới chỉ bắt đầu đưa những viễn kiến này vào dữ liệu của mình (ví dụ: Acabado 2014; Favereaux and Bellina 2016; Marwick 2008; White 2011). Theo quan điểm của tôi, không chỉ làm cho các khuôn khổ mới hơn phải cung ứng cho chúng ta nhiều hơn, mà chúng ta còn phải đóng góp nhiều cho những viễn kiến đó và các cuộc đàm luận liên quan diễn ra ở cấp độ toàn cầu. Nếu chúng ta năng nổ và khôn khéo thực hiện điều này, thì Đông Nam Á sẽ có một vị thế lớn hơn nhiều trong ngôi nhà khảo cổ học quốc tế, và thậm chí còn có thể trở thành các nhà lãnh đạo trong nhiều cuộc đàm luận như vậy.

Việc thu hút dữ liệu của chúng ta vào các viễn kiến này không chỉ là một trường hợp tìm kiếm và thay thế, chẳng hạn tìm kiếm sự truyền bá và thay thế nó bằng truyền dẫn, và sau đó nghĩ rằng bản thảo của chúng taau courant có những thông tin mới nhất. Sẽ cần đào sâu nhiều hơn nữa. Sự thay đổi chủ chốt là tập trung vào các hiện tượng và quy trình quy mô nhỏ hơn và xây dựng cấu trúc từ dữ liệu của chúng ta thay vì cố gắng khớp dữ liệu của chúng ta với một khuôn mẫu hoặc danh mục kiểm tra có sẵn, chẳng hạn kiểm tra quá trình chuyên hóa, kiểm tra phân cấp, v.v. Việc thử nghiệm các mũi tên lớn ở hậu cảnh bằng cách đưa lên tiền cảnh các mối quan hệ mang tính thực chất phải được chứng minh bằng dữ liệu của chúng ta. Để làm điều này, có một tập khái niệm và các ưu tiên nghiên cứu có thể cung cấp các cấu kiện mà không bị sa lầy vào nhiều biệt ngữ khó chịu hoặc tham gia vào các cuộc tranh luận lý thuyết đương đại: i) xác định các cộng đồng ở nhiều quy mô khác nhau như là các đơn vị cốt lõi đưa ra quyết định ; ii) đánh giá tính biến đổi, làm nổi bật và định vị hơn là che giấu nó. Lựa chọn theo nghĩa tiến hóa được lọc ra từ các tùy chọn có sẵn; do đó, thay đổi chỉ có thể được giải thích trong bối cảnh biến đổi (Bleed 1997); iii) xác định các mạng xã hội, khi các luồng tương tác đưa ra mức biến đổi và củng cố các quá trình lựa chọn; iv) bối cảnh hóa các mạng xã hội giữa các cộng đồng thuộc các kiểu loại và quy mô khác nhau theo chiều thời gian để cung cấp một tự sự năng động hơn, phong nhiêu và hợp lý hơn, trong đó có thể quan sát được tác động của các biến số cụ thể (ví dụ: biến đổi khí hậu, chiến lược kinh tế khu vực) và tác động của chúng đối với các lựa chọn xã hội được đánh giá mà không cho rằng 'Thời đại' hoặc giai đoạn của xã hội sẽ quyết định con đường thực hiện.

Việc thực hiện các khái niệm và các quy trình này sẽ cho phép dữ liệu của chúng ta được đánh giá theo quan điểm từ dưới lên”.
_____________________________________________

Còn nữa….

Nguồn: White, Joyce (2017). Changing Paradigms in Southeast Asian Archaeology, In Journal of Indo-Pacific Archaeology 41 (2017): 66-77.

Tác giả: Joyce C. White là một nhà khảo cổ học người Mỹ, một giáo sư phụ trợ về Nhân học tại Đại học Pennsylvania, và là giám đốc điều hành của Viện Khảo cổ học mới Đông Nam Á. Nghiên cứu của cô chủ yếu liên quan đến các cuộc khảo sát khảo cổ đa ngành kéo dài hàng thập kỷ ở Thái Lan và Lào về con người thời tiền sử ở vùng trung của lưu vực sông Mê Công. được coi là chuyên gia hàng đầu thế giới về Di sản Thế giới Bn Ching, Thái Lan và chỉ đạo một chương trình khảo sát thực địa tại tỉnh Luông Pha Băng của Lào. White là một nhà khảo cổ học Đông Nam Á cao cấp ở khu vực Greater Philadelphia. Cô nhận bằng Thạc sĩ và Tiến sĩ Nhân học tại Đại học Pennsylvania và giữ vị trí Học giả Tư vấn tại Bảo tàng Khảo cổ học và Nhân chủng học của Đại học này. Khi làm luận án, cô sống ở Thái Lan và tiến hành công việc thực địa trong 20 tháng từ 1979 đến 1981. White thành lập Viện Khảo cổ học Đông Nam Á (ISEAA) vào tháng 10 năm 2013 để xây dựng các chương trình nghiên cứu khảo cổ kéo dài hàng thập kỷ ở Thái Lan và Lào được Đại học Pennsylvania thực hiện. White là giám đốc hiện tại của Dự án Khảo cổ học Trung Mê Kông và Dự án Bn Ching (từ năm 1982) tại Bảo tàng Khảo cổ học và Nhân học của Đại học Pennsylvania. 


Ghi chú: 

1. Một phiên bản sớm của bài viết này đã được chuẩn bị cho một diễn thuyết chủ đề2 tại Hiệp hội khảo cổ học Đông Nam Á (EurASEAA), Hội nghị Quốc tế thứ 14 diễn ra tại Dublin, ngày 18-21 tháng 9 năm 2012 (J. White chú).

2. Diễn thuyết Chủ đề (Keynote Address): trong lĩnh vực học thuật là bài nói thiết lập một chủ đề cơ bản chủ chốt, đưa ra thông điệp cốt lõi thiết lập khuôn khổ, hệ mẫu cho các chương trình nghị sự tiếp theo của lĩnh vực, ngành học (HHN chú)

Tài liệu dẫn

Acabado, S. 2014. Defining Ifugao social organization: "house," field, and self-organizing principles in the northern Philippines. Asian Perspectives (2013) 52(2):161-89.
Adams, R.L. and S.M. King, (eds.) 2011. Residential Burial: A Multiregional Exploration. Archeological Papers of the American Anthropological Association (20). Malden, MA: Wiley.
Barrett, J.C. 2012. Agency: a revisionist account. In Ian Hodder (ed.) Archaeological Theory Today, second edition. Malden MA: Polity Press, pp. 146-166.
Bellwood, Peter, 2011. The Checkered Prehistory of Rice Movement Southwards as a Domesticated Cereal from the Yangzi to the Equator. Rice 4:93-103.
Bellwood, P., M. Oxenham, B.C. Hoang, N.K. Dzung, A. Willis, C. Sarjeant, P. Piper, H. Matsumura, K. Tanaka, N. Beavan-Athfield, T. Higham, N.Q. Manh and D.N. Kinh. 2013. An Son and the neolithic of southern Vietnam. Asian Perspectives (2011) 50(1-2):144-75.
Bird, D.W. and O’Connell, J.F. 2012. Human behavioral ecology. In Ian Hodder (ed.) Archaeological Theory Today, second edition. Malden MA: Polity Press, pp. 37-61.
Bleed, P. 1997. Content as variability, result as selection: Toward a behavioral definition of technology. In C.M. Barton and G.A. Clark (eds.) Rediscovering Darwin: Evolutionary Theory and Archaeological Explanation. Archaeological Papers of the American Anthropological Society no 7. Arlington: American Anthropological Association, pp. 95- 104.
Blench, R. 2011. The role of agriculture in the evolution of mainland Southeast Asia language phyla. In N.J. Enfield (ed.) Dynamics of Human Diversity: The Case of Mainland Southeast Asia. Canberra: Pacific Linguistics, pp. 125-52.
Bourdieu, P. 1977. Outline of a Theory of Practice. Cambridge: Cambridge University Press.
Carter, A.K., & L. Dussubieux. 2016. Geologic provenience analysis of agate and carnelian beads using laser ablation inductively coupled plasma-mass spectrometry (LA-ICPMS): a case study from iron age Cambodia and Thailand. Journal of Archaeological Science: Reports 6:321-31.
Costin, L.C. 1991. Craft specialization: issues in defining, documenting, and explaining the organization of production. In M.B. Schiffer (ed.) Archaeological Method and Theory, vol. 3. Tucson: University of Arizona Press, pp. 1-56.
Donegan, P. J., and D. Stamp. 2004. Rhythm and the synthetic drift of Munda. In Rajendra Singh (ed.) The Yearbook of South Asian Languages and Linguistics 2004. New Delhi; Thousand Oaks, Sage Publications, pp. 3-36.
Donohue, Mark, and Tim Denham. 2010. Farming and language in island Southeast Asia: Reframing Austronesian History. Current Anthropology 51(2):223-256.
Duke, B., N.J. Chang, I. Moffat, and W. Morris. 2016. The invisible moats of the Mun River Valley, northeast Thailand: the examination of water management devices at mounded sites through ground penetrating radar (GPR). Journal of Indo-Pacific Archaeology 40:1-11.
Enfield, N.J. (ed.). 2011. Dynamics of Human Diversity: The Case of Mainland Southeast Asia. Canberra: Pacific Linguistics.
Favereau, A., and B. Bellina. 2016. Thai-Malay Peninsula and South China Sea networks (500 BC-AD 200), based on a reappraisal of "Sa Huynh-Kalanay"-related ceramics. Quaternary International 416:219-27.
Fix, A. 2011. Origin of genetic diversity among Malaysian Orang Asli: An alternative to the demic diffusion model. In N.J. Enfield (ed.), Dynamics of Human Diversity. Canberra, Australia: Pacific Linguistics, pp. 277-291.
Fowler, Chris. 2013. The Emergent Past: A Relational Realist Archaeology of Early Bronze Age Mortuary Practices. Oxford: Oxford University Press.
Glanzman W. D. and Fleming S. J. 1985. Ceramic technology at prehistoric Ban Chiang, Thailand: fabrication methods. MASCA Journal 3(4): 114-21.
Gosselain, O.P. 1998. Social and technical identity in a clay crystal ball. In M. Stark (ed.) The Archaeology of Social Boundaries. Washington: Smithsonian Institution Press, pp. 78- 106.
Gosselain, O.P. 2000. Materializing identities: an African perspective. Journal of Archaeological Method and Theory 7(3): 187-217.
Gosselain, O.P. 2008. Mother Bella was not a Bella: inherited and transformed traditions in southwestern Niger. In M.T. Stark, B.J. Bowser, and L. Horne (eds.) Cultural Transmission and Material Culture. Tucson: University of Arizona Press, pp. 150-177.
Gosselain, O.P., and Alexandre Livingstone Smith. 2005. The source. clay selection and processing practices in Sub-Saharian Africa. In Alexandre Livingstone Smith, Dominique Bosquet and Rémy Martineau (eds.) Pottery Manufacturing Processes: Reconstruction and Interpretation. Oxford: Archaeopress, pp. 33-47.
Hanus, K. and D. Evans. 2015. Imaging the waters of Angkor: a method for semi-automated pond extraction from LiDAR data. Archaeological Prospection. Wiley Online Library.
Higham, C. 1996. The Bronze Age of Southeast Asia. Cambridge: Cambridge University Press.
Higham, C. 2002. Languages and farming dispersals: Austroasiatic languages and rice cultivation. In P. Bellwood and C. Renfrew (eds.), Examining the Farming/language Dispersal Hypothesis. Cambridge UK: McDonald Institute for Archaeological Research, University of Cambridge, pp 223-232.
Higham, C.F.W. 2015. Social change during the bronze and iron ages of Northeast Thailand. In N.H. Tan (ed.), Advancing Southeast Asian Archaeology 2013: Selected Papers from the First SEAMEO SPAFA International Conference on Southeast Asian Archaeology. Bangkok, Thailand:
SEAMEO SPAFA Regional Centre for Archaeology and Fine Arts, pp. 270-8.
Higham, C. F. W., Xie Guangmao, Lin Qiang. 2011. The prehistory of a Friction Zone: first farmers and hunters-gatherers in Southeast Asia. Antiquity 85:529-543.
Higham, C., and R. Thosarat 2012. Early Thailand: From Prehistory to Sukhothai. Bangkok: River Books.
Hodder, I. 2012. Introduction: contemporary theoretical debate in archaeology. In I. Hodder (ed.) Archaeological Theory Today, second edition. Malden MA: Polity Press, pp. 1-14.
Jones, A. 2002. Archaeological Theory and Scientific Practice: Topics in Contemporary Archaeology. Cambridge: Cambridge University Press.
King, C., N. Tayles, C. Higham, U. Strand-Vidarsdottir, R. A. Bentley, C. G. Macpherson, and G. Nowell. 2015. Using isotopic evidence to assess the impact of migration and the two-layer hypothesis in prehistoric northeast Thailand. American Journal of Physical Anthropology.
Kohler, T. 2012. Complex systems and archaeology. In I. Hodder (ed.) Archaeological Theory Today, second edition. Malden MA: Polity Press, pp. 93-123.
LaMotta, V. M. 2012. Behavioral archaeology. In I. Hodder (ed.) Archaeological Theory Today, second edition. Malden MA: Polity Press, pp. 62-92.
Lemonnier, Pierre.1986. The Study of Material Culture Today: Toward an Anthropology of Technical Systems. Journal of Anthropological Archaeology 5:147–186.
Lewis, H., J. White, and B. Bouasisengpaseuth. 2015. A buried jar site and its destruction: Tham An Mah Cave, Luang Prabang Province, Lao PDR. In N.H. Tan (ed.), Advancing Southeast Asian Archaeology 2013: Selected Papers from the First SEAMEO SPAFA International Conference on Southeast Asian Archaeology. Bangkok, Thailand: SEAMEO SPAFA Regional Centre for Archaeology and Fine Arts, pp. 72-82.
Liebmann, M. 2008. Postcolonial cultural affiliation: essentialism, hybridity, and NAGPRA In M. Liebmann, and U. Rizvi (ed.) Archaeology and the Postcolonial Critique. New York: Altamira Press pp. 73-90.
MacDonald, W. K. 1980a. The Bang Site, Thailand: an Alternative analysis. Asian Perspectives 21(1):30-51.
MacDonald, W. K. 1980b. Some Implications of Societal Complexity: Organizational Variability at Non Nok Tha, Thailand (2000-0 B.C.). Ph.D. dissertation, Department of Anthropology, University of Michigan. Ann Arbor, MI: University Microfilms International.
MacEachern, S. 1998. Scale, style, and cultural variation: technological traditions in the northern Mandara Mountains. In M. Stark (ed.) The Archaeology of Social Boundaries. Washington: Smithsonian Institution Press, pp. 107-131.
Marwick, B. 2008. Human behavioural ecology and stone artefacts in northwest Thailand during the terminal Pleistocene and Holocene. In J.-P. Pautreau, A.-S. Coupey, V. Zeitoun and E. Rambault (eds.), From Homo erectus to the Living Traditions. Chiang Mai: European Association of Southeast Asian Archaeologists, pp. 73-80.
McGovern, P.E., Vernon, W.W. and White, J.C. 1985. Ceramic technology at prehistoric Ban Chiang, Thailand: physiochemical analyses. MASCA Journal 3(4): 104-13.
Natapintu, S. 1988. Current research on ancient copper-base metallurgy in Thailand. In P. Charoenwongsa and B. Bronson (eds.) Prehistoric Studies: The Stone and Metal Ages in Thailand. Papers in Thai Antiquity, Vol. 1, Bangkok: Thai Antiquity Working Group, pp. 107-124.
Nguyen Khac Su, Pham Minh Huyen, and Tong Trung Tin. 2004. Northern Vietnam from the Neolithic to the Han Period. In I. Glover and P. Bellwood (eds.) Southeast Asia, From Prehistory to History. New York: RoutledgeCurzon, pp. 177- 208
Pigott, V.C. and S. Natapintu. 1988. Archaeological investigations into prehistoric copper production: the Thailand Archaeometallurgy Project 1984-1986. In R. Maddin. (ed.) The Beginning of the Use of Metals and Alloys. Papers from the Second International Conference on the Beginning of the Use of Metals and Alloys, Zhengzhou, China, 21-26 October 1986. Cambridge: MIT Press, pp. 156-62.
Pryce, T.O., M. Brauns., N. Chang, E. Pernicka, A.M. Pollard, C. Ramsey, T. Rehren, V. Souksavatdy, and T. Sayavongkhamdy. 2011. Isotopic and technological variation in prehistoric Southeast Asian primary copper production. Journal of Archaeological Science 38 (12): 3309-3322.
Pryce, T. O., S. Baron, B. H. M. Bellina, P. S. Bellwood, N. Chang, P. Chattopadhyay, E. Dizon, I. C. Glover, E. Hamilton, C. F. W. Higham, A. A. Kyaw, V. Laychour,S. Natapintu, Nguyen Viet, J. Pautreau, E. Pernicka, V.C. Pigott, M. Pollard, C. Pottier, A. Reinecke, T. Sayavongkhamdy, V. Souksavatdy, J. White. 2014. More questions than answers: the Southeast Asian Lead Isotope Project 2009-2012. Journal of Archaeological Science 42: 273-94.
Rispoli, F. 1997. Late third-mid second millennium BC pottery traditions in central Thailand: some preliminary observations in a wider perspective. In R. Ciarla and F. Rispoli, (eds.) South-east Asian Archaeology 1992. Proceedings of the Fourth International Conference of the European Association of South-east Asian Archaeologists. Rome, 28th September - 4th October 1992. Rome: Istituto Italiano per L'Africa e L'Oriente, pp. 59-97.
Rispoli, F. 2007. The incised & impressed pottery style of mainland Southeast Asia: following the paths of Neolithization. East and West 57(1-4):235-304.
Sassaman, Kenneth E., and Wictoria Rudolphi. 2001. Communities of practice in the early pottery traditions of the American Southeast. Journal of Anthropological Research 57(4):407–425.
Schiffer, M. 2001. Toward an Anthropology of Technology. In M. Schiffer (ed.) Anthropological Perspectives on Technology. Albuquerque: University of New Mexico Press, pp. 1-15.
Shennan, S. 1999. Cost, benefit and value in the organization of early European copper production. Antiquity 73: 352-63.
Shennan 2012 Darwinian cultural evolution. In I. Hodder (ed.) Archaeological Theory Today, second edition. Malden MA: Polity Press, pp. 15-36.
Sidwell, P. and R. Blench. 2011. The Austroasiatic Urheimat: the southeastern riverine hypothesis. In N.J. Enfield (ed.) Dynamics of Human Diversity: The Case of Mainland Southeast
Asia. Canberra: Pacific Linguistics, pp. 315-43.
Spriggs, M. 2011. Archaeology and the Austronesian expansion: where are we now? Antiquity 85 (328): 510-28.
Thomas, Tim. 2009. Communities of practice in the archaeology of New Georgia, Rendova and Tetepar. In P. J. Sheppard and T. Thomas, and G. Summerhayes (eds.) Lapita: Ancestors and Descendants. Aukland: New Zealand Archaeological Association, pp. 119-145.
Thornton, C.P. and B.W. Roberts. 2014. Introduction. In B.W. Roberts and C.P. Thornton (eds.), Archaeometallurgy in Global Perspective: Methods and Syntheses. New York: Springer, pp. 1-9.
Tucci A., Thongsa Sayavongkhamdy, N. Chang, and Viengkeo Souksavatdy 2014. Ancient copper mining in Laos: heterachies, incipient states or post-state anarchists? Journal of Anthropology and Archaeology 2(2): 1-15.
Vincent, B.A. 2004. The Excavation of Khok Phanom Di, a Prehistoric Site in Central Thailand. Volume VI: The Pottery. The Material Culture Part II. Reports of the Research Committee Vol. 70. London: Society of Antiquaries of London.
Wallaert, Héllène. 2008. The Way of the potter’s mother: apprenticeship strategies among the Dii potters from Cameroon, West Africa. In M.T. Stark, B.J. Bowser, and L. Horne (eds.) Cultural Transmission and Material Culture.. Tucson: University of Arizona Press, pp. 178-198.
Weber, S., H. Lehman, T. Barela, S. Hawks, and D. Harriman. 2010. Rice or millets: early farming strategies in prehistoric central Thailand. Archaeological and Anthropological Sciences
2: 79-88.
Welsch, R. L. and J. E. Terrell. 1998. Material culture, social fields, and social boundaries on the Sepik Coast of New Guinea. In M. T. Stark (ed.) The Archaeology of Social Boundaries. Washington, D.C.: Smithsonian Series in Archaeological Inquiry, Smithsonian Institution Press, pp. 50-77.
White J. C. 2002. Series editor's preface. In Ban Chiang, a Prehistoric Village Site in Northeast Thailand I: the Human Skeletal Remains (by.M. Pietrusewsky and M. T. Douglas). Philadelphia: Thai Archaeology Monograph Series, 1; University Museum Monograph 111, University of Pennsylvania Museum of Archaeology and Anthropology, pp. xvixvii.
White, J.C. 2011. Emergence of cultural diversity in mainland Southeast Asia: a view from prehistory. In N.J. Enfield (ed.), Dynamics of Human Diversity: The Case of Mainland Southeast Asia., Canberra:Pacific Linguistics, pp. 9-46.
White, J.C., and C.O.Eyre. 2011. Residential burial and the metal age of Thailand. In R.L. Adams and S.M. King (eds.) Residential Burial: A Multiregional Exploration. Archaeological Papers of the American Anthropological Association No. 20. Malden, MA: Wiley, pp. 59-78.
White, J.C. and Hamilton, E.G. 2009. The transmission of early bronze technology to Thailand: new perspectives. Journal of World Prehistory 22 (4): 357-97.
White, J.C. and Hamilton, E.G. in press. Ban Chiang, a Prehistoric Village Site in Northeast Thailand II: The Metal Remains in Regional Context. Philadelphia: University of Pennsylvania Museum.
White, J.C., and V.C. Pigott. 1996. From community craft to regional specialization: intensification of copper production in prestate Thailand. In B. Wailes (ed.) Craft Specialization
and Social Evolution: In Memory of V. Gordon Childe. University Museum Monograph 93, University Museum Symposium Series Vol. 6. Philadelphia: University of Pennsylvania Museum of Archaeology and Anthropology, pp. 151-75.
White J. C., W. W. Vernon, S. J. Fleming, W. D. Glanzman, R. G. V. Hancock, and A. Pelcin. 1991. Preliminary cultural implications from initial studies of the ceramic technology at Ban Chiang. Bulletin of the Indo-Pacific Prehistory Association 11: 188-203.