Vượt qua các Ranh
giới: Hướng tới Chuyển đổi Tường giải về Lực hấp dẫn Lượng tử
Alan D. Sokal
(Người
dịch: Hà Hữu Nga, 2012)
Vượt qua các ranh giới liên bộ môn …[là] một việc làm có
tính chất lật đổ vì nó chẳng khác nào việc vi phạm những nơi tôn nghiêm của
những cách nhận thức đã được thừa nhận. Một trong số những ranh giới kiên cố
nhất là những ranh giới giữa khoa học tự nhiên và các khoa học nhân văn. Valerie
Greenberg, Transgressive Readings (1990, 1).
Cuộc tranh đấu để chuyển đổi hệ tư tưởng thành khoa học
mang tính phê phán …dựa trên nền tảng là nghệ thuật phê bình toàn bộ các tiền
đề khoa học và hệ tư tưởng phải là nguyên tắc tuyệt đối duy nhất của khoa học.
Stanley Aronowitz, Science as Power (1988b, 339).
Có nhiều nhà khoa học tự nhiên và đặc biệt là các nhà vật
lý học vẫn liên tục phản đối quan niệm cho rằng các bộ môn liên quan đến sự phê
bình văn hóa và xã hội có thể đóng góp được mọi thứ, có lẽ chỉ ngoại trừ đóng
góp cho sự nghiên cứu của chính bản thân chúng. Người ta vẫn còn ít chịu thừa
nhận tư tưởng cho rằng chính các nền tảng thế giới quan của họ cần phải được
xem xét lại, hoặc xây dựng lại dưới ánh sáng của cách thức phê bình như vậy.
Hơn nữa người ta vẫn bám chặt lấy cái giáo điều bá quyền thời hậu-Kỷ nguyên Ánh
sáng đằng đẵng trong lối nhìn của trí thức phương Tây, là một lối nhìn có thể
được tóm tắt như sau: việc tồn tại một thế giới ngoại tại với các thuộc tính
của nó độc lập với cá nhân con người và thực tế là tính nhân bản như một tổng
thể; việc những thuộc tính này được mã hóa thành các qui luật vật lý “vĩnh
hằng”; và việc con người có thể đạt được một tri thức đáng tin cậy, mặc dù
không hoàn hảo và mới mang tính thử nghiệm về các qui luật này bằng cách chặt
khúc thành những thao tác “khách quan” và các phê phán nghiêm khắc về phương
diện tri thức luận bị ước thúc bởi (cái gọi là) phương pháp khoa học.
Những biến đổi sâu sắc về quan niệm trong khoa học thế kỷ
XX đã làm sói mòn bộ môn siêu hình học Descartes – Newton 1;
người theo chủ nghĩa xét lại nghiên cứu về lịch sử và triết học khoa học lại
càng thêm nghi ngờ về tính chất đáng tin cậy của nó 2;
và ngay mới đây thôi, các nhà phê phán nữ quyền và hậu cấu trúc luận đã giải
huyền thoại cái nội dung mang tính bản chất của thực tiễn khoa học dòng chính
thống phương Tây, bằng cách vạch rõ hệ tư tưởng thống trị được bưng bít đằng sau
cái mặt tiền của “tính khách quan” 3.
Vì vậy ngày càng trở nên rõ ràng là “hiện thực” vật lý không thua gì “hiện
thực” xã hội, suy cho cùng thì chính là một cấu trúc ngôn ngữ và xã hội; việc
“tri thức” khoa học, không hề khách quan, phản ánh và mã hóa các hệ tư tưởng
thống trị và các mối liên hệ quyền lực của văn hóa đã sản sinh ra nó; việc các
xác quyết chân lý khoa học rõ ràng chở đầy lý thuyết và tự qui chiếu; và cuối
cùng, diễn ngôn của cộng đồng khoa học, nhất là giá trị không thể chối
cãi của nó, không thể xác quyết một vị thế tri thức luận đặc ân liên quan đến
các tự sự phản bá quyền bắt nguồn từ các cộng đồng bị gạt ra bên lề hoặc bị
chống đối. Các chủ đề này có thể được vạch ra, mặc dù có một vài khác biệt để
nhấn mạnh, trong phân tích của Aronowitz về cấu trúc văn hóa đã sản sinh ra các
cơ chế lượng tử 4;
trong lập luận của Ross về các diễn ngôn đối lập trong khoa học hậu lượng tử 5;
trong các diễn giải linh thánh về giới được mã hóa bằng các cơ chế lỏng 6;
và trong phê phán toàn diện của Harding về ý thức hệ giới có cơ sở từ các khoa
học tự nhiên nói chung và vật lý nói riêng 7.
Trong bài viết này, mục đích của tôi là đưa các phân tích
sâu sắc này tiến thêm một bước bằng cách giải thích các phát triển mới đây về
lực hấp dẫn lượng tử: một ngành mới xuất hiện của vật lý mà trong đó cơ học
lượng tử Heisenberg và thuyết tương đối tổng quát của Einstein ngay lập tức
được tổng kết và bị bác bỏ. Trong lực hấp dẫn lượng tử, như chúng ta sẽ thấy,
đa tạp không-thời gian không còn tồn tại như một hiện thực vật lý khách quan
nữa; hình học trở thành hình học ngữ cảnh và hình học quan hệ; và các phạm trù
khái niệm cơ bản của khoa học tiên thiên – trong đó có tồn tại tự thân – bắt
đầu được đặt thành vấn đề và mang tính tương đối hóa. Cuộc cách mạng khái niệm
này, tôi sẽ lập luận, là có những dính líu sâu sắc với nội dung của một khoa
học tự do và hậu hiện đại trong tương lai.
Cách tiếp cận của tôi sẽ là như sau: Trước hết tôi sẽ xem
xét một cách vắn tắt một vài vấn đề triết học và hệ tư tưởng nào đó xuất hiện
bởi cơ học lượng tử và bởi lý thuyết tương đối tổng quát. Sau đó tôi sẽ xây
dựng các phác thảo về lý thuyết hấp dẫn lượng tử đang xuất hiện và thảo luận về
một số vấn đề mang tính khái niệm nảy sinh. Cuối cùng tôi sẽ bình luận về những
dính líu chính trị và văn hóa của những phát triển khoa học này. Cũng cần phải
nhấn mạnh rằng bài viết này nhất thiết mang tính sơ bộ và thử nghiệm; tôi không
có ý định trả lời tất cả các vấn đề mà tôi nêu ra. Hơn nữa mục đích của tôi là thu
hút sự chú ý của người đọc vào những phát triển quan trọng này trong khoa học
vật lý, và gắng sức phác thảo những liên quan về chính trị và triết học của
chúng. Trong bài viết này, tôi cũng hết sức cố gắng làm cho toán học trở thành
một cực tiểu trống; nhưng tôi cũng hết sức chú ý cung cấp những tham khảo mà
trong đó người đọc có thể thấy được toàn bộ các chi tiết cần thiết.
Cơ học lượng tử: Tính bất
định, Tính bổ sung, Tính gián đoạn và Tính liên kết
Tôi không có ý định tham gia vào cuộc tranh luận rộng lớn
về các cơ sở khái niệm của cơ học lượng tử 8.
Chỉ cần nói rằng bất cứ ai đã từng nghiên cứu một cách nghiêm túc các phương
trình cơ học lượng tử của Heisenberg thì cũng đều đồng ý với cái tóm tắt thận
trọng (pardon the pun - xin lỗi chơi chữ) của ông về nguyên tắc bất định trứ danh này:
Chúng ta có thể không còn nói về hành vi của hạt một cách
độc lập với quá trình quan sát. Kết cục là các qui luật tự nhiên được công thức
hóa bằng toán học trong lý thuyết lượng tử bản thân chúng không còn liên quan
đến các hạt cơ bản nữa, nhưng lại liên quan đến tri thức của chúng ta về chúng.
Người ta cũng không còn có thể hỏi liệu có phải các hạt này tồn tại hay không
tồn tại một cách khách quan trong không gian và thời gian…
Khi chúng ta nói về bức tranh của tự nhiên bằng thứ khoa
học chính xác trong thời đại của chúng ta, thì không có nghĩa là chúng ta nói
về một bức tranh tự nhiên hệt như một bức
tranh về mối quan hệ của chúng ta với tự nhiên… Khoa học không còn phải đối
đầu với tự nhiên như là một kẻ quan sát khách quan nữa, mà là nhìn bản thân nó
như một tác nhân trong sự tác động lẫn nhau giữa con người [sic] (nguyên văn
thế đấy) và tự nhiên. Phương pháp khoa học trong phân tích, giải thích và phân
loại đã bắt đầu ý thức về những hạn chế của nó, mà những hạn chế đó lại làm nảy
sinh một sự thật là bằng sự can thiệp của nó, khoa học thay thế và tái tạo đối
tượng nghiên cứu. Nói cách khác, phương pháp và đối tượng có thể không còn bị
chia tách nữa 9,
10
.
Theo cung cách đó, Niels Bohr đã viết:
Một thực tại độc lập theo nghĩa vật lý thông thường có
thể …. vừa không thuộc về các hiện tượng, vừa không thuộc về các trung gian
quan sát 11.
Stanley Aronowitz đã vạch ra một cách hết sức thuyết phục
quan điểm về sự khủng hoảng của bá quyền tự do ở Trung Âu trong những năm trước
và sau Thế chiến I. 12,
13
Khía cạnh quan trọng thứ hai của cơ học lượng tử là
nguyên lý bổ sung hoặc tính biện chứng của nó. Một sóng hoặc
một hạt có nhẹ không? Tính bổ sung “là việc thừa nhận rằng hành vi của hạt và
sóng là loại trừ nhau, nhưng cả hai lại cần cho một sự mô tả hoàn thiện về toàn
bộ các hiện tượng” 14.
Heisenberg lưu ý một cách tổng quát hơn:
Những bức tranh trực giác khác nhau mà chúng ta sử dụng
để mô tả các hệ thống nguyên tử mặc dù đầy đủ cho những thực nghiệm nhất định,
tuy nhiên vẫn loại trừ nhau. Vì vậy chẳng hạn như nguyên tử Bohr có thể được mô
tả như là một hệ thống vệ tinh qui mô nhỏ, có một hạt nhân nguyên tử trung tâm
với các hạt điện tử quay xung quanh. Tuy nhiên đối với các thực nghiệm để cho
tiện người ta hình dung là các hạt nhân nguyên tử được bao quanh bởi một hệ
thống sóng tĩnh mà tần số của nó là đặc trưng của bức xạ sinh ra từ nguyên tử.
Cuối cùng chúng ta có thể nghiên cứu nguyên tử bằng phương pháp hóa học…Mỗi bức
tranh đều đích đáng khi đặt ở một vị trí tương xứng, nhưng những bức tranh khác
nhau lại trở nên mâu thuẫn và vì vậy mà chúng ta gọi chúng là bổ sung cho nhau 15.
Thêm Bohr một lần nữa:
Việc làm sáng tỏ hoàn toàn một đối tượng và cùng một đối
tượng có thể đòi hỏi những quan điểm khác nhau không tuân theo một mô tả duy
nhất. Thực ra thì nói một cách chính xác, việc phân tích nhận thức bất kỳ một
khái niệm nào cũng nằm trong mối liên hệ loại trừ việc ứng dụng nó một cách
trực tiếp 16.
Điềm báo này của tri thức học hậu hiện đại luận không hề trùng khớp. Những liên
kết sâu giữa tính bổ sung và giải cấu trúc mới được Froula 17
và Honner 18
làm rõ, còn Plotnitsky thì làm cho chúng trở nên đặc biệt sâu sắc 19,
20.
21.
Khía cạnh thứ ba của vật lý lượng tử là tính gián đoạn hoặc đứt gẫy: như Bohr đã giải thích:
Bản chất của [lý thuyết lượng tử] có thể được lý giải
bằng cái gọi là định đề lượng tử, là cái qui cho bất cứ quá trình nguyên tử nào
một gián đoạn bản chất, hoặc đúng ra là một cá tính, hoàn toàn xa lạ với các lý
thuyết kinh điển và được biểu tượng hóa bằng lượng tử hành động của Plank. Nửa
thế kỷ sau, việc thể hiện “chuỗi lượng tử” đã được đưa vào vốn từ vựng hàng
ngày của chúng ta quen thuộc đến mức là chúng ta sử dụng nó mà không hề ý thức
gì về các cội nguồn của nó trong lý thuyết vật lý.
Cuối cùng định lý 23 của Bell và những khái
quát hóa mới đây của nó 24
đã chỉ ra rằng một hành động quan sát ở đây, bây giờ không chỉ tác động đến đối
tượng được quan sát – như Heisenberg đã bảo với chúng ta – mà nó còn tác động
đến một đối tượng đâu đó rất xa (có
thể là ở trên thiên hà Andromeda). Hiện tượng này Einstein gọi là “như ma quỉ”
- áp đặt một tái định giá căn bản các khái niệm cơ học truyền thống về không
gian, đối tượng và tính nhân quả 25,
và cho thấy một thế giới quan mới trong đó vũ trụ được đặc trưng bởi tính kết
nối và [t]oàn luận: cái mà nhà vật lý Davis Bohm gọi là “trật tự tất suy” 26.
Những lý giải mang tính Kỷ nguyên Mới về các hiểu biết sâu sắc ấy về vật lý
lượng tử thường rất nhiệt tình trong việc tìm kiếm tùy tiện, nhưng tính hợp lý
chung của lập luận ấy là không thể chối cãi 27.
Bohr nói: “Phát hiện của Plank về lượng
tử hành động cơ bản… đã mở ra một đặc điểm về tính toàn thể cố hữu trong vật lý nguyên tử, vượt xa tư tưởng cổ
đại về tính có thể phân chia hạn chế của vật chất” 28.
Phép tường giải Lý thuyết
Tương đối Tổng quát Cổ điển
Trong thế giới quan cơ học Newton, không gian và thời
gian là khác biệt và tuyệt đối 29.
Trong lý thuyết tương đối đặc biệt của Einstein (1905) sự khác biệt giữa không
gian và thời gian đã biến mất: chỉ có một sự thống nhất mới, không-thời gian
bốn chiều, và tri giác của người quan sát về “không gian” và “thời gian” tùy
thuộc vào trạng thái tình cảm của bà ta. 30 Dưới đây là những dòng
nổi tiếng của Hermann Minkowski (1908):
Từ nay trở đi tự bản thân không gian và tự bản thân thời
gian bị kết tội phải biến mất vào những cái bóng thuần túy, và chỉ duy nhất một
loại thống nhất của cả hai mới bảo tồn được một hiện thực độc lập 31.
Tuy nhiên trong hình học cơ bản của Minkowski thì không-thời gian vẫn là tuyệt
đối 32.
Còn trong lý thuyết tương đối tổng quát của Einstein
(1915) thì đã diễn ra bước đột phá quyết định về khái niệm: hình học không-thời
gian đã trở thành động, không chắc chắn và được mã hóa bằng lực trọng trường.
Về phương diện toán học, Einstein đã tuyệt giao với truyền thống bằng cách định
niên đại lùi về thời Euclid (và vì thế mà sinh viên cao học phải chịu đựng cho
đến tận bây giờ!), nhưng thay vào đó lại khai thác cái hình học Euclid do
Riemann phát triển. Các phương trình của Einstein hoàn toàn phi tuyến, đó chính
là lý do tại sao mà các nhà toán học được đào tạo theo truyền thống lại cảm
thấy quá khó giải 33.
Lý thuyết hấp dẫn Newton phù hợp với phương pháp chặt cụt thô sơ (và lầm lẫn
khái niệm) các phương trình của Einstein, trong đó tính phi tuyến đã đơn giản
bị bỏ qua. Vì vậy lý thuyết tương đối tổng quát của Einstein bao gồm cả toàn bộ
những gì được cho là thành tựu trong lý thuyết của Newton, trong khi lại vượt
Newton để tiên đoán về các hiện tượng tuyệt đối mới xuất hiện trực tiếp từ tính
phi tuyến: độ cong của ánh sáng các ngôi sao do mặt trời, sự tiến động của điểm
cận nhiệt của hành tinh Mercury, và tình trạng sụp đổ trọng lực của các ngôi
sao vào các lỗ đen.
Lý thuyết tương đối tổng quát huyền bí đến mức là một số hệ
quả của nó - được suy diễn bởi toán học hoàn hảo và ngày càng được khẳng định
bởi quan sát thiên văn đọc cứ như là tiểu thuyết viễn tưởng khoa học vậy. Giờ
đây chúng ta đã biết về các lỗ đen và các lỗ giun [giải pháp vận động trong
không-thời gian bốn chiều Schwarzschild -ND*] đang bắt đầu tạo ra các biểu đồ.
Có lẽ một vấn đề ít quen thuộc là cấu trúc của Godel về không thời gian
Einstein chấp nhận những đường cong đóng giống-thời gian: có nghĩa là một vũ
trụ mà trong đó ta có thể dạo chơi cả về
quá khứ của riêng mình 34.
[Năm 1949, Kurt Godel đã đưa ra một giải pháp hoàn toàn mới cho các phương
trình của Einstein bằng cách xây dựng một mô hình vũ trụ quay, lần đầu tiên
giải thích cho việc “nguyên lý Mach” không được đưa vào lý thuyết tương đối
tổng quát, trong khi nguyên lý March là một trong những nhân tố đóng vai trò là
động cơ thúc đẩy Einstein xây dựng lý thuyết tương đối tổng quát. Ngoài ra giải
pháp Godel còn cho phép tồn tại các đường cong kín, giống-thời gian, đi qua
được bất cứ điểm nào trong không-thời gian của chúng ta. Chính vì vậy mà một
người quan sát có thể dạo chơi về quá khứ của riêng mình. Xem: Kurt Godel 1949. An
example of a new type of cosmological solutions of einstein’s field equations
of gravitation,
Collected work Clarendon Press ; New York : Oxford University Press, c1986-,
1949. Kurt Godel 1952. Rotating universes
in general relativity theory, Collected works Clarendon Press ; New York :
Oxford University Press, c1986-, 1949. - ND*]
Vì vậy lý thuyết tương đối tổng quát buộc chúng ta phải
chấp nhận một cách vô điều kiện các quan niệm mới và phản trực giác về không
gian, thời gian và quan hệ nhân quả 35,
36,
37,
38;
vì vậy mà không có gì đáng ngạc nhiên là nó đã tác động ảnh hưởng sâu sắc không
chỉ đối với các khoa học tự nhiên mà còn cả với triết học, phê bình văn học và
các khoa học nhân văn nữa. Chẳng hạn trong một hội nghị chuyên đề lừng danh ba
thập kỷ trước về Les Langages Critiques et les Sciences de l'Homme, Ngôn
ngữ Phê phán và Khoa học Nhân văn, Jean Hyppolite đã đề xuất một câu hỏi
sắc sảo liên quan đến lý thuyết Jacques Derrida về cấu trúc và ký hiệu trong
diễn ngôn khoa học:
Khi tôi thực hiện, chẳng hạn, cấu trúc của những công
trình đại số bất kỳ nào đó [các tập hợp] thì đâu là trung tâm? Có phải trung
tâm là những qui luật tổng quát tạm cho phép ta hiểu về các tác động lẫn nhau
của các yếu tố? Hay trung tâm là bất kỳ yếu tố nào có được đặc quyền trong tập
hợp đó?...Với Einstein chẳng hạn, chúng ta thấy cái kết cục của một loại đặc ân
của bằng chứng kinh nghiệm. Và trong mối liên kết đó chúng ta thấy một hằng số
xuất hiện, một hằng số là sự kết hợp của không-thời gian, không thuộc về bất cứ
cái gì của người thực nghiệm là kẻ trải nghiệm, nhưng theo cách nào đó nó lại
thống trị toàn bộ cấu trúc; và phải chăng cái quan niệm hằng số này là trung
tâm 39?
Câu trả lời mẫn tiệp của Derrida đã đi thẳng vào trung
tâm của thuyết tương đối tổng quát cổ điển:
Hằng số Einstein không
phải là một hằng số, không phải là một trung tâm. Nó thực sự là một khái niệm
về tính có thể biến đổi – cuối cùng nó là khái niệm trò chơi. Nói cách khác, nó
không phải là khái niệm về một cái gì
đó – về một trung tâm bắt đầu từ đó một người quan sát có thể kiểm soát được
lĩnh vực ấy – mà đó chính là khái niệm về trò chơi…40.
Bằng các thuật ngữ toán học, quan sát của Derrida liên
quan đến lượng bất biến của phương trình trường Einstein trong các
vi đồng phôi không-thời gian phi tuyến (các tự ánh xạ của đa tạp không-thời
gian là những đa tạp khả vi vô hạn nhưng không nhất thiết mang tính phân tích).
Vấn đề chủ chốt là ở chỗ
nhóm lượng bất biến này “tác động theo cách bắc cầu”: điều đó có nghĩa là bất
cứ một điểm không-thời gian nào nếu nó tồn tại, đều có thể được chuyển thành
một điểm bất kỳ khác. Bằng cách này, nhóm lượng bất biến thứ nguyên vô hạn làm
sói mòn sự khác biệt giữa người quan sát và đối tượng quan sát; số của Euclid
và G của Newton, trước đây vẫn được coi là hằng số và phổ dụng giờ đây
được tri giác trong tính lịch sử không thể tránh khỏi của chúng; và người quan
sát giả định bắt đầu được giải trung tâm hóa một cách chí tử, bị phân cách khỏi
bất cứ mối liên hệ tri thức nào với một điểm không-thời gian có thể không còn
được xác định chỉ bởi riêng môn hình học nữa.
Lực hấp dẫn Lượng tử:
Chuỗi, Sóng hoặc Trường Phát triển Hình thái?
Tuy nhiên lý giải này, trong khi đầy đủ đối với lý thuyết
tương đối tổng quát cổ điển, thì lại trở nên không hoàn thiện trong quan điểm
hậu hiện đại mới xuất hiện về lực hấp dẫn lượng tử. Trong khi ngay cả trường
hấp dẫn - hiện thân của hình học – trở thành một toán tử không giao hoán
(vì vậy mà phi tuyến), thì việc lý giải cổ điển về một
thực thể hình học có thể được duy trì như thế nào? Vậy là không chỉ người quan
sát mà chính khái niệm hình học cũng trở nên có tính chất quan hệ và mang tính
ngữ cảnh.
Việc tổng hợp lý thuyết lượng tử và lý thuyết tương đối
tổng quát vì vậy trở thành vấn đề trung tâm chưa được giải quyết của vật lý lý
thuyết 41;
ngày nay không ai có thể tiên đoán với một niềm xác tín rằng cái gì sẽ là ngôn
ngữ và hữu thể luận, ít nhiều là nội dung của tổng kết này, khi nào và liệu nó
có xuất hiện không. Tuy nhiên cũng rất cần thiết phải xem xét các ẩn dụ về
phương diện lịch sử và cái hình tượng mà các nhà vật lý lý thuyết đã khai thác
bằng mọi cố gắng của họ để tìm hiểu về lực hấp dẫn lượng tử.
Những cố gắng đầu tiên – vào khoảng đầu những năm 1960 –
nhằm hiển thị hình học dựa trên thang đo Planck (khoảng cm) đã tạc
nên chân dung của nó là “bọt không-thời gian”: đám bọt của độ cong không-thời
gian có chung một topo học liên tục của các mối tương liên phức tạp, vĩnh viễn
biến đổi của hình học và lý thuyết tập hợp 42.
Nhưng các nhà vật lý không thể đưa cách tiếp cận này đi xa hơn có lẽ vì sự phát
triển không đầy đủ của topo học và lý thuyết đa tạp trong thời gian đó (xem ở
dưới).
Vào những năm 1970, các nhà vật lý đã cố thử lại cách
tiếp cận thậm chí còn thông lệ hơn: họ đơn giản hóa các phương trình Einstein
bằng cách bịa ra rằng chúng hầu như là
tuyến tính, và sau đó áp dụng các phương pháp chuẩn của lý thuyết trường
lượng tử vào các phương trình bị quá đơn giản hóa ấy. Nhưng phương pháp này
cũng thất bại: hóa ra là lý thuyết tương đối tổng quát của Einstein, nói theo
ngôn ngữ chuyên môn là “phi tái tiêu chuẩn hóa một cách lộn xộn” 43.
Điều đó có nghĩa là những tính chất phi tuyến mạnh trong lý thuyết tương đối
tổng quát của Einstein là thực chất của lý thuyết đó; bất cứ cố gắng nào nhằm
bịa ra rằng các tính chất phi tuyến là yếu thì chỉ đều đơn giản là tự mâu
thuẫn. (Điều này không có gì đáng ngạc nhiên: cách tiếp cận hầu như tuyến tính
đã phá hủy những điểm đặc trưng nhất của lý thuyết tương đối tổng quát, như các
lỗ đen chẳng hạn).
Vào những năm 1980 xuất hiện một cách tiếp cận thực sự
khác biệt được biết với tên gọi lý thuyết chuỗi, và đã trở nên rất nổi tiếng: ở
đây những cấu thành của vật chất không phải là các hạt giống-điểm mà là những
chuỗi mở và đóng nhỏ xíu (thang đo Planck) 44.
Trong lý thuyết này, đa tạp không-thời gian không tồn tại như một thực tại vật
lý khách quan; khác thế, không thời gian là một khái niệm dẫn xuất, một xấp xỉ
chỉ có hiệu lực ở những thang đo có độ dài lớn (trong đó “lớn” có nghĩa là lớn
hơn nhiều so với centimeters''!).
Vì khi nhiều người nhiệt tâm đối với lý thuyết chuỗi nghĩ rằng họ đang tiến sát
tới một Lý thuyết Mọi thứ – thì đức tính khiêm tốn lại không phải là một
trong những đức hạnh của họ – và một số người vẫn còn nghĩ như vậy. Nhưng những
khó khăn về phương diện toán học trong lý thuyết chuỗi là cực kỳ kinh khủng và
có lẽ còn lâu người ta mới dám đoan chắc rằng chúng sẽ được giải quyết.
Mới đây một nhóm nhỏ các nhà vật lý đã quay trở lại với
những tính chất phi tuyến đầy đủ của lý thuyết tương đối tổng quát của
Einstein, và bằng cách sử dụng một biểu tượng toán học mới do Abhay Ashtekar
sáng tạo – họ đã thử hiển thị cấu trúc của lý thuyết lượng tử đồng vị 45.
Bức tranh mà họ đạt được thì rất hấp dẫn: như trong lý thuyết chuỗi, đa tạp
không-thời gian chỉ là một xấp xỉ và chỉ có hiệu lực ở những khoảng cách lớn,
chứ không phải là một thực tại khách quan. Trong những khoảng cách nhỏ (thang
đo Planck) thì hình học không-thời gian là một sóng: một dạng kết nối phức tạp của các sợi.
Cuối cùng một đề xuất rất lý thú đang được hình thành
trong một số năm qua trong tầm tay của sự hợp tác liên bộ môn của các nhà toán
học, vật lý thiên văn và sinh học: đây là lý thuyết về một trường phát triển
hình thái 46.
Vì bằng chứng từ giữa những năm 1980 vẫn được tích lũy nên trường này trước hết
được khái niệm hóa bởi các nhà sinh học phát triển 47,
sự thật thì gắn rất chặt với trường hấp dẫn lượng tử 48:
(a) nó tràn ngập toàn bộ không gian; (b) nó tương tác với tất cả vật chất và
năng lượng, bất chấp việc vật chất/năng lượng có được nạp từ hay không; và có ý
nghĩa nhất, (c) về phương diện toán học đó là một “ tenxơ cân xứng hạng hai”.
Tất cả ba thuộc tính đều được đặc trưng bởi lực hấp dẫn; và một vài năm trước
nó được chứng minh là lý thuyết phi tuyến
duy nhất nhất quán với bản thân mình, chí ít cũng ở trường hợp các năng lượng
thấp, chính xác là lý thuyết tương đối tổng quát của Einstein 49.
Vì vậy nếu bằng chứng cho (a), (b), và (c) đứng vững thì chúng ta có thể suy ra
rằng trường phát triển hình thái là đối tác lượng tử của trường hấp dẫn
Einstein. Cho đến gần đây lý thuyết này vẫn bị lờ đi hoặc thậm chí còn bị khinh
thường; sự xuất hiện ngành vật lý-năng lượng-cao là ngành luôn bực tức một cách
truyền thống với cái hố ngăn cách của các nhà sinh học (không kể các nhà nhân
bản học) về “lớp đất mặt” của họ 50.
Tuy nhiên một số nhà vật lý lý thuyết mới đưa ra cho lý thuyết này một cái nhìn
thứ hai, và có những triển vọng tốt cho sự tiến bộ trong tương lai gần 51.
Vẫn còn quá sớm để nói rằng có phải lý thuyết chuỗi, sóng không-thời gian hoặc
trường phát triển hình thái sẽ được khẳng định trong phòng thí nghiệm: không dễ
để thực hiện các thí nghiệm. Nhưng thật hấp dẫn là tất cả ba lý thuyết này đều
có đặc trưng khái niệm tương tự: phi tuyến mạnh, không thời gian chủ thể tính,
thông lượng bất biến, và một ứng xuất lên topo học liên kết.
Topo học Vi phân và Phép
đồng điều
Hầu hết những người ngoài ngành vẫn chưa biết rằng vật lý
lý thuyết đã thực hiện một cuộc lột xác lớn lao – mặc dù vẫn chưa phải là một
chuyển đổi theo biến hệ Kuhn – trong những năm 1970 và 1980: các công cụ truyền
thống của vật lý toán (phân tích thực và phức tạp), liên quan đến đa tạp
không-thời gian chỉ mang tính cục bộ đã được bổ sung bởi các cách tiếp cận topo
học (nói một cách chính xác hơn thì các phương pháp từ topo học vi phân 52)
là phương pháp lý giải toàn cấu về vũ trụ. Khuynh hướng này được thấy trong
việc phân tích các dị thường trong các lý thuyết áp kế 53;
trong lý thuyết các chuyển tiếp pha xoáy trung gian 54;
và trong các lý thuyết chuỗi và siêu chuỗi 55.
Nhiều cuốn sách và công trình điểm sách về “topo học cho các nhà vật lý” đã
được xuất bản trong những năm này 56.
Gần tương tự như vậy trong các khoa học tâm lý và xã hội
Jacques Lacan đã chỉ ra rằng trò chơi chủ chốt của topo học vi phân là:
Biểu đồ dải Mobius này [là một bề mặt với chỉ một mặt và
chỉ một cấu tử biên, dải này có thuộc tính toán học là không thể định hướng,
được tạo ra bằng phép bán-cuộn một dải băng giấy, rồi gắn hai đầu dải băng lại
với nhau để được một vòng cuộn. Trong không gian Euclid có hai loại dải Mobius
phụ thuộc vào hướng bán-cuộn: theo chiều hoặc ngược chiều kim đồng hồ. Vì vậy
dải Mobius có tính chiral, một hiện
tượng không thể chồng trập lên ảnh gương của nó. Mô hình cuộn giấy là một bề
mặt có thể phát triển, có độ cong Gaussien bằng 0 – ND*] có thể được coi là cơ
sở của một loại bộ ghi thiết yếu từ nguồn gốc, trong nút tạo ra chủ thể. Điều
đó vượt xa hơn nhiều so với cái mà bạn có thể nghĩ ngay từ đầu, vì bạn có thể
soát xét loại bề mặt có thể nhận được những bộ
ghi như vậy. Có lẽ bạn có thể thấy rằng quyển, một biểu tượng cũ để mô tả tính
tổng thể, là không thích hợp. Một không gian xuyến, một hình chai Klein, một bề
mặt tiết diện, đều có thể có được một mặt cắt như vậy. Và tính đa dạng này rất
quan trọng vì nó giải thích nhiều thứ về cấu trúc của bệnh tâm thần. Nếu một
người có thể biểu trưng hóa chủ thể bằng nhát cắt cơ bản này thì cũng bằng cách
ấy người ta có thể chỉ ra rằng một lát cắt trên một không gian xuyến hoàn toàn
tương hợp với chủ thể loạn thần kinh chức năng, và trên một bề mặt giao điểm
với loại bệnh thần kinh khác 57,
58.
Đúng như Althusser đã bình luận, “Lacan cuối cùng đã đem
lại cho tư tưởng của Freud những khái niệm khoa học mà nó đòi hỏi” 59.
Mới đây topo học chủ thể của Lacan (topologie du sujet) đã được ứng dụng
một cách thành công vào phê bình điện ảnh 60
và vào phân tâm học của các bệnh nhân AIDs 61.
Bằng các thuật ngữ toán học, ở đây, Lacan đã chỉ ra rằng các nhóm đồng điều đầu
tiên 62
của quyển này 62
là vô giá trị, trong khi các nhóm bề mặt khác lại sâu sắc; và phép đồng điều
này gắn liền với tính chất kết nối hoặc đứt đoạn của bề mặt sau một hoặc nhiều
lát cắt 63.
Hơn nữa như Lacan đã nghi ngờ, có một sự kết nối chặt chẽ giữa cấu trúc ngoại
tại của thế giới vật chất và sự biểu hiện tâm lý chiều sâu của nó qua
(với tư cách là) lý thuyết nút: giả định đề này mới đây đã được khẳng định bởi
dẫn xuất Witten về các lượng bất biến (đặc biệt là đa thức Jones 64)
từ lý thuyết trường lượng tử ba chiều Chern-Simons 65.
Các cấu trúc topo học ngoại suy xuất hiện trong lực hấp
dẫn lượng tử cũng nhiều chẳng kém gì các đa tạp có liên quan đều có tính đa
chiều chứ không phải là hai chiều, mà các nhóm thấu xạ cao hơn cũng có vai trò
của nó. Những đa tạp nhiều chiều này không còn có thể sửa đổi để hiển thị hóa
trong không gian Descartes ba chiều truyền thống: chẳng hạn không gian xạ ảnh , xuất hiện từ
3-quyển thông thường bằng cách xác định các đối xứng xuyên tâm, sẽ đòi hỏi một
không gian lồng Euclid của ít nhất là 5 chiều 66.
Tuy nhiên các nhóm thấu xạ cao hơn có thể hiểu được chí ít là cũng tương đối
nhờ một logic (phi tuyến) đa chiều 67,
68.
Luce Irigaray trong bài viết nổi tiếng của bà “Chủ thể
của khoa học có phải xác định giới tính?” đã chỉ ra rằng các khoa học toán học,
trong lý thuyết về các tập hợp đã liên hệ chúng với các không gian đóng và
mở…Bản thân chúng liên quan rất ít đến vấn đề mở bộ phận, với các tập hợp không
được mô tả một cách rõ ràng [ensembles flous] với bất kỳ phân tích nào
về vấn đề các giới hạn [bords] …69.
Vào năm 1982 khi lần đầu tiên luận văn của Irigaray xuất
hiện, đó đã là một sự phê phán sắc bén: topo học vi phân đã ban phát đặc ân
truyền thống cho công việc nghiên cứu về cái được gọi về phương diện kỹ thuật
là “các đa tạp không có ranh giới”. Tuy nhiên trong thập kỷ vừa qua, dưới lực
đẩy của sự phê phán nữ quyền luận, một số nhà toán học đã bày tỏ mối quan tâm
mới đối với lý thuyết về “các đa tạp có giới hạn” [variétés à bord] 70.
Có lẽ không phải trùng hợp ngẫu nhiên, đó chính xác là những đa tạp đã xuất
hiện trong vật lý mới về lý thuyết trường bảo giác, lý thuyết siêu chuỗi, và
lực hấp dẫn lượng tử.
Trong lý thuyết chuỗi, biên độ cơ - lượng tử cho sự tương
tác của n chuỗi đóng hoặc chuỗi mở
đều được thể hiện bởi một tích phân hàm (về cơ bản là một tổng) đối với các
trường tồn tại trên một đa tạp hai chiều có giới hạn 71.
Trong lý thuyết hấp dẫn lượng tử, chúng ta có thể hy vọng rằng sẽ có một sự thể
hiện tương tự, ngoại trừ đa tạp hai chiều có giới hạn kia sẽ được thay thế bằng
một đa tạp nhiều chiều. Rất không may là tính chất nhiều chiều lại đi ngược lại
với khuynh hướng tư tưởng toán học tuyến tính truyền thống, và mặc dù mới đây
đã có sự mở rộng các biên độ (đặc biệt gắn liền với việc nghiên cứu các hiện
tượng phi tuyến đa chiều trong lý thuyết hỗn độn), nhưng lý thuyết đa tạp đa
chiều hữu hạn vẫn là một cái gì đó chưa được phát triển. Tuy nhiên công trình
của các nhà vật lý về cách tiếp cận tích phân hàm số đối với lý thuyết hấp dẫn
lượng tử vẫn tiếp diễn mau lẹ 72,
và công trình này có vẻ kích thích sự chú ý của các nhà toán học 73.
Như Irigaray đã tiên đoán, một câu hỏi quan trọng trong
tất cả các lý thuyết này là: Có thể vượt qua ranh giới được không, và nếu được
thì sau đó điều gì sẽ xảy ra? Về phương diện kỹ thuật, điều này có nghĩa là vấn
đề về “các điều kiện giới hạn”. Đối với một cấp độ toán học thuần túy thì hầu
hết cái khía cạnh nổi bật nhất của các điều kiện giới hạn là tính chất rất đa
dạng của các khả năng: chẳng hạn, “b.c tự do” (không có trở ngại nào để vượt
qua), “phản ánh b.c” (phản chiếu gương), “chu kỳ b.c” (điểm tái nhập vào phần
khác của đa tạp), và “phản chu kỳ b.c” (điểm tái nhập với độ xoắn là 180o).
Câu hỏi được các nhà vật lý học đề xuất là “Liệu tất cả những điều kiện giới
hạn thực sự xuất hiện trong sự thể hiện của lý thuyết hấp dẫn lượng tử này có
thể hiểu được không? Hoặc có thể tất cả các điều kiện đó đều xuất hiện đồng
thời và dựa trên một nền đơn ngang nhau, như đã được gợi ý bởi nguyên lý bổ
sung 74?
Về vấn đề này tóm tắt của tôi về những phát triển trong
vật lý phải dừng lại, vì một lý do đơn giản là các câu trả lời cho những câu
hỏi này – nếu thực sự chúng là những câu trả lời đơn nghĩa – thì lại vẫn chưa
được biết. Trong phần còn lại của bài viết này, tôi sẽ đề xuất lấy các đặc điểm
đó của lý thuyết lực hấp dẫn lượng tử làm xuất phát điểm của tôi. Trong khi đó
các đặc điểm này lại được xác lập tương đối tốt (chí ít là bằng các tiêu chuẩn
của khoa học truyền thống), và cố gắng rút ra những dính líu về triết học và
chính trị của chúng.
Vượt qua các ranh giới:
Hướng tới một Khoa học Tự do
Trên hai thập kỷ vừa qua đã có những cuộc thảo luận rộng
rãi giữa các lý thuyết gia phê phán liên quan đến đặc trưng của văn hóa hiện
đại so với văn hóa hậu hiện đại; và trong những năm vừa rồi các cuộc đối thoại
này đã bắt đầu giành sự chú ý tường tận đến các vấn đề riêng do các khoa học tự
nhiên đưa ra 75.
Đặc biệt Madsen và Madsen mới đây đã đưa ra một tóm tắt rõ ràng về các đặc
trưng của khoa học hiện đại so với khoa học hậu hiện đại. Họ đã xác lập hai
tiêu chuẩn cho khoa học hậu hiện đại:
Một tiêu chuẩn đơn giản cho khoa học nhằm đảm bảo tiêu
chuẩn hậu hiện đại là: nó phải tự do, không phụ thuộc vào bất kỳ khái niệm chân
lý khách quan nào. Bằng tiêu chuẩn này, chẳng hạn việc lý giải bổ sung vật lý
lượng tử theo Niels Bohr và trường phái Copenhagen thì được coi là hậu hiện đại
76.
Rõ ràng là lý thuyết hấp dẫn lượng tử về phương diện này là một khoa học hậu
hiện đại nguyên mẫu. Thứ hai, khái niệm khác có thể được coi là cơ bản cho khoa
học hậu hiện đại là khoa học về thực tính.
Các lý thuyết khoa học hậu hiện đại được cấu trúc từ những thành tố lý thuyết
thực tính đối với tính nhất quán và tiện ích của lý thuyết đó 77.
Vì vậy những số lượng hoặc đối tượng về nguyên tắc là không thể quan sát được –
chẳng hạn như các điểm không-thời gian, các vị trí chính xác của hạt, hoặc các
hạt quarks, hạt gluons – phải không được đưa vào lý thuyết này 78.
Trong khi hầu hết vật lý hiện đại bị loại trừ bởi tiêu chuẩn này thì lý thuyết
hấp dẫn lượng tử lại đảm bảo: trong bước chuyển từ lý thuyết tương đối tổng
quát cổ điển sang lý thuyết lượng tử hóa, các điểm không – thời gian (và trong
thực tế cả chính bản thân đa tạp không – thời gian) đều đã biến mất khỏi lý
thuyết.
Tuy nhiên các tiêu chuẩn này được thừa nhận như là các
tiêu chuẩn thì lại không đủ cho một khoa học hậu hiện đại tự do: chúng giải phóng con người khỏi sự chuyên chế của “chân lý
tuyệt đối” và “tương đối tính khách quan”, nhưng không nhất thiết khỏi sự
chuyên chế của những kẻ khác. Theo cách nói của Andrew Ross thì chúng ta cần
một khoa học “sẽ có thể trả lời một cách công khai và sẽ thuộc về một loạt dịch
vụ nào đó cho các lợi ích tiến bộ” 79.
Từ một quan điểm nữ quyền luận, Kelly Oliver đã lập luận tương tự rằng:
Để trở thành cách mạng, lý thuyết nữ quyền không thể xác
quyết để mô tả cái vẫn tồn tại, hoặc “các sự thật hiển nhiên”. Hơn nữa các lý
thuyết nữ quyền cần phải là những công cụ chính trị, các chiến lược để vượt qua
ách áp bức trong những tình huống cụ thể riêng. Vậy là mục đích của lý thuyết
nữ quyền cần phải phát triển các lý thuyết chiến lược – chứ không phải là những
lý thuyết chân, cũng không phải là các lý thuyết giả, mà là các lý thuyết chiến
lược 80.
Vậy thì điều đó phải được thực hiện như thế nào?
Bằng vấn đề tiếp theo, tôi muốn thảo luận về các phác
thảo cho một khoa học hậu hiện đại giải phóng ở hai cấp độ: trước hết, liên
quan đến các đề tài và các thái độ chung; và sau đó liên quan đến các mục đích
chính trị và chiến lược.
Một đặc trưng của khoa học hậu hiện đại đang xuất hiện là
sự nhấn mạnh của nó đối với tính gián đoạn và tính phi tuyến: điều đó thật hiển
nhiên, chẳng hạn như trong lý thuyết hỗn độn và lý thuyết các pha chuyển tiếp
cũng như trong lý thuyết hấp dẫn lượng tử 81.
Đồng thời các nhà tư tưởng nữ quyền đã chỉ ra việc cần thiết phải có một phân
tích đầy đủ về độ chảy, đặc biệt là tính độ chảy hỗn độn 82.
Hai đề tài này không hề mâu thuẫn như nó có thể thể hiện ngay từ đầu: tính hỗn
độn gắn liền với tính phi tuyến mạnh, và độ nhẵn/độ chảy đôi khi gắn liền với
tính gián đọan (chẳng hạn như trong lý thuyết tai biến 83);
vì vậy việc tổng hợp không thể nào đi ra ngoài vấn đề đó được.
Thứ hai, các khoa học hậu hiện đại giải kết cấu và siêu
vượt các phân biệt siêu hình kiểu Descartes giữa con người và tự nhiên, người
quan sát và đối tượng quan sát, chủ thể và khách thể. Ngay từ đầu thế kỷ này,
cơ học lượng tử đã đập tan tành niềm tin kiểu Newton ngây thơ về một thế giới
khách quan tiền ngôn ngữ của các đối tượng vật chất “ở ngoài vấn đề đó”; chúng
ta không còn có thể hỏi như Heisenberg xem liệu “các hạt có tồn tại một
cách khách quan trong không thời gian không”. Nhưng công thức của Heisenberg
vẫn phỏng đoán sự tồn tại khách quan của không gian và thời gian như là một vũ
đài trung gian chắc chắn mà ở đó các sóng-hạt lượng tử hóa tương tác (mặc dù
không có tính quyết định luận); và chính xác thì nó sẽ là cái vũ đài mà lý
thuyết hấp dẫn lượng tử bị đặt thành vấn đề. Đúng như cơ học lượng tử thông tin
cho chúng ta rằng vị trí và mômen của một hạt được quyết định chỉ duy nhất bởi
hành động của người quan sát, vì vậy lực hấp dẫn lượng tử thông tin cho chúng
ta rằng bản thân không gian và thời gian là có tính ngữ cảnh, ý nghĩa của chúng
chỉ được xác định một cách tương đối theo phương thức quan sát 84.
Thứ ba, các khoa học hậu hiện đại cũng đã đập tan các
phạm trù hữu thể luận tĩnh và các phân cấp đặc trưng cho khoa học hiện đại.
Thay cho nguyên tử luận và qui giản luận, các khoa học mới nhấn mạnh vào mạng
các quan hệ động giữa cái toàn thể và cái bộ phận; thay cho các thực tính cá
thể (chẳng hạn các hạt Newton), chúng khái niệm hóa các tương tác và các dòng
(chẳng hạn các trường lượng tử). Thật đáng ngạc nhiên là những đặc điểm đồng
điều này lại xuất hiện trong rất nhiều lĩnh vực dường như là riêng rẽ của khoa
học, từ lý thuyết hấp dẫn lượng tử đến lý thuyết hỗn độn đến lý sinh các hệ
thống tự tổ chức. Theo cách đó, các khoa học hiện đại có vẻ như hội tụ vào một
hình mẫu nhận thức luận mới, có thể được gọi là một viễn cảnh sinh thái học, được nhận thức một cách
rộng rãi là “thừa nhậ[n] tính độc lập cơ bản của toàn bộ các hiện tượng và tính
bao quát của các cá nhân và các xã hội trong các hình mẫu tuần hoàn của tự
nhiên” 85.
Một khía cạnh thứ tư của khoa học hậu hiện đại nhấn mạnh
một cách tự ý thức của nó đối với tượng trưng luận và sự biểu hiện. Như Robert
Markley đã chỉ rõ, các khoa học hậu hiện đại ngày càng vượt khỏi các ranh giới
bộ môn, đảm nhận các đặc trưng mà trước đây vẫn thuộc lĩnh vực các khoa học
nhân văn:
Vật lý lượng tử, lý thuyết khởi động hadron, lý thuyết số
phức, và lý thuyết hỗn độn đều có chung một giả định đề cơ bản là hiện thực
không thể được mô tả bằng các thuật ngữ tuyến tính, các thuật ngữ phi tuyến và
các phương trình bất khả giải mới là phương tiện duy nhất có thể mô tả một thực
tại phức tạp, hỗn độn và phi quyết định luận. Các lý thuyết hậu hiện đại này –
phần lớn đều là những lý thuyết siêu phê phán, theo nghĩa chúng chứng tỏ bản
thân mình như là những ẩn dụ chứ không phải là các mô tả “chính xác” về thực
tại. Trong khuôn khổ thân thuộc đối với các lý thuyết gia văn học hơn so với
các nhà vật lý học, chúng ta có thể nói rằng những cố gắng của các nhà khoa học
trong việc phát triển các chiến lược mô tả mới đã thể hiện những chủ ý hướng
tới một lý thuyết của các lý thuyết, một lý thuyết mà việc biểu hiện thế nào về
phương diện toán học, thực nghiệm, và diễn ngôn – rõ ràng là phức tạp và có vấn
đề, không phải là một giải pháp mà là một phần của môn ngữ nghĩa học thăm dò vũ
trụ 86,
87.
Từ một xuất phát điểm khác, Aronowitz cũng đã gợi ý rằng một khoa học giải
phóng có thể xuất hiện từ kết quả liên môn có chung các loại nhận thức luận:
Các đối tượng tự nhiên chỉ là thứ được kết cấu về phương
diện xã hội. Vì vậy không có chuyện phải đặt câu hỏi liệu các đối tượng tự nhiên
này, hoặc chính xác hơn, các đối tượng của tri thức khoa học tự nhiên này, có
tồn tại độc lập với hành động nhận thức không. Câu hỏi này đã được trả lời bằng
giả định đề về thời gian “thực” đối lập với tiền giả định rất quen thuộc đối
với các môn đồ Kant mới rằng thời gian luôn luôn có một điểm qui chiếu, vì vậy
mà thời gian tính là một phạm trù tương đối, chứ không phải là một phạm trù vô
điều kiện. Chắc chắn là quả đất vẫn tiến hóa từ rất lâu trước khi có cuộc sống
xuất hiện. Vấn đề là liệu các đối tượng của tri thức khoa học tự nhiên có phải
được tạo ra bên ngoài lĩnh vực xã hội hay không mà thôi. Nếu điều này là có
thể, thì chúng ta cũng có thể giả định rằng khoa học hay nghệ thuật có thể phát
triển các thao tác trung tính hóa một cách hiệu quả các tác động sinh ra từ thứ
phương tiện vẫn được sử dụng để sản xuất ra tri thức/nghệ thuật. Nghệ thuật
trình diễn có thể là một cố gắng như vậy 88.
Cuối cùng, khoa học hậu hiện đại đang mạnh mẽ bác bẻ chủ
nghĩa độc đoán và chủ nghĩa tinh hoa cố hữu trong các khoa học truyền thống,
cũng như một cơ sở kinh nghiệm cho một cách tiếp cận dân chủ đối với công trình
khoa học. Vì, như Bohr đã lưu ý “sự rọi sáng hoàn toàn vào một và chỉ một đối
tượng có thể đòi hỏi những quan điểm đa dạng không tuân theo một sự mô tả duy
nhất” - đây hoàn toàn là một sự thật giản đơn về thế giới, chẳng khác nào các
nhà kinh nghiệm chủ nghĩa tự phong của khoa học hậu hiện đại có thể thích phủ
nhận nó. Trong một trạng huống như vậy làm thế nào mà giới tăng lữ thế tục tự
vĩnh tồn của các nhà “khoa học” đáng tin cậy lại dường như có ý định duy trì
một sự độc quyền đối với việc sản xuất tri thức khoa học? (Hãy cho phép tôi
nhấn mạnh rằng tôi không hề đối lập với việc đào tạo khoa học chuyên biệt; tôi
chỉ phản đối khi một đẳng cấp tinh hoa tìm cách để áp đặt tiêu chuẩn “khoa học
cao” của nó, với mục đích loại trừ các hình thức thay thế tiên thiên của việc
sản xuất khoa học bởi những người không phải là các thành viên của nó 89).
Vì vậy nội dung và phương pháp luận của khoa học hậu hiện
đại đã đem đến một sự ủng hộ trí thức mạnh mẽ cho các dự án chính trị tiến bộ,
được hiểu theo nghĩa rộng nhất của từ: sự vượt qua các giới hạn, sự đột phá các
rào cản, quá trình dân chủ hóa cơ bản của tất cả các khía cạnh đời sống văn
hóa, chính trị, kinh tế và xã hội 90.
Ngược lại, một phần của cái dự án này cần phải can dự vào việc kết cấu một khoa
học thực sự tiến bộ và mới mẻ, một khoa học có thể phục vụ các nhu cầu của một
xã hội – tồn tại đã dân chủ hóa. Như Markley đã nhận thấy, dường như có hai lựa
chọn loại biệt ít nhiều chung nhau đã có trong cái cộng đồng tiến bộ đó:
Một mặt các nhà khoa học tiến bộ về phương diện chính trị
thì có thể thử khôi phục lại các hoạt động hiện tồn đối với các giá trị đạo đức
mà họ ủng hộ bằng cách lập luận rằng các kẻ thù cánh hữu của họ đang làm xấu đi
bộ mặt của tự nhiên, và họ, cái phản trào lưu ấy đã tiếp cận được với chân lý.
[Nhưng] hiện trạng sinh quyển - ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước, sự biến mất
của các cánh rừng mưa nhiệt đới, hàng nghìn loài đang đứng trước bờ vực diệt
vong, những vùng đất mênh mông đã bị quá tải vượt xa sức mang của chúng, các
nhà máy năng lượng hạt nhân, các loại vũ khí nguyên tử, đã trở thành hoang mạc
những vùng đất đã từng là những cánh rừng mênh mông, nạn đói, suy dinh dưỡng,
các đầm lầy biến mất, những cánh đồng cỏ không còn tồn tại trên đời này nữa, và
sự lan tỏa của bệnh tật do khủng khoảng môi sinh - đã chỉ ra rằng giấc mơ hiện
thực chủ nghĩa của tiến bộ khoa học, của việc tái nắm bắt chứ không phải là
cách mạng hóa các phương pháp luận và các công nghệ hiện tồn, ở mức xấu nhất
cũng không tương hợp với một cuộc đấu tranh chính trị, là thứ nhằm vào việc tìm
kiếm một cái gì đó hơn là tái ban hành các đạo luật về chủ nghĩa xã hội nhà
nước 91.
Giải pháp thay thế là một tái quan niệm sâu sắc về khoa học cũng như về chính
trị:
[C]uộc vận động đối thoại hướng tới việc tái xác định hệ
thống nhìn nhận thế giới không chỉ như một tổng thể sinh thái, mà như một tập
hệ thống cạnh tranh – một thế giới gắn bó với nhau bằng những căng thẳng giữa
các lợi ích con người và tự nhiên đa dạng – xuất trình khả năng tái xác định khoa
học là gì và khoa học làm gì; xuất trình khả năng tái cấu trúc các lược đồ
quyết định luận về giáo dục khoa học thiên về các đối thoại đang diễn ra về
việc con người can thiệp như thế nào vào môi trường của chúng ta 92.
Mọi việc vẫn tiến triển mà không cần phải nói rằng khoa
học hậu hiện đại rõ ràng thiên về vấn đề vừa nêu ở trên, bằng cách tiếp cận sâu
hơn. Bổ sung vào việc xác định nội dung của khoa học, đó chính là mệnh lệnh
nhằm tái cấu trúc và tái xác định các quĩ tích thể chế trong đó lao động khoa
học diễn ra – các đại học, các phòng thí nghiệm của chính phủ, các công ty – và
tái cơ cấu hệ thống thưởng công thúc đẩy các nhà khoa học thường dựa vào các
bản năng hoàn thiện hơn của mình, những khẩu súng được che đậy của các nhà tư
bản và giới quân phiệt. Như Aronowitz đã lưu ý, “Một phần ba trong số 11.000
sinh viên vật lý đã tốt nghiệp ở Mỹ nằm trong tiểu lĩnh vực duy nhất của ngành
vật lý học thuần nhất nhà nước, và tất cả số đó đều có thể kiếm được việc làm
trong cái tiểu lĩnh vực đó” 93.
Ngược lại chỉ có ít việc làm cả trong lĩnh vực hấp dẫn lượng tử cũng như trong
vật lý môi trường.
Nhưng tất cả những cái đó chỉ là bước đi đầu tiên: mục
đích cơ bản của bất kỳ phong trào mang tính giải phóng nào cũng phải giải huyền
thoại hóa và dân chủ hóa việc sản xuất tri thức khoa học, phải đột phá vào các
rào cản nhân tạo chia tách các “nhà khoa học” khỏi “công chúng”. Về phương diện
duy thực chủ nghĩa, nhiệm vụ này phải được bắt đầu với thế hệ trẻ hơn, thông
qua cuộc cải cách sâu sắc của hệ thống giáo dục 94.
Việc giảng dạy khoa học và toán học phải gột rửa các đặc trưng chủ nghĩa tinh
hoa, chủ nghĩa độc đoán 95,
và nội dung của các chủ đề này được làm phong phú bằng việc kết hợp các tri
thức sâu sắc của các phê phán nữ quyền luận 96,
người đồng tính 97,
chủ nghĩa đa văn hóa 98,
và phê phán sinh thái.
Cuối cùng, nội dung của bất kỳ khoa học nào cũng đều chịu
câu thúc một cách sâu xa bởi thứ ngôn ngữ mà các diễn ngôn của nó được tạo nên
bởi chính nó; và khoa học tự nhiên chính thống phương Tây từ thời Galileo đã
được tạo dựng bằng ngôn ngữ toán học 100,
101.
Nhưng toán học của ai? Đây là một vấn
đề cơ bản, vì như Aronowitz đã nhận thấy “không phải logic, cũng không phải
toán học thoát khỏi “sự ô uế” của cái xã hội 102.
Và như các nhà tư tưởng nữ quyền đã chỉ đi chỉ lại rằng trong nền văn hóa hiện
thời, sự ô uế này tràn ngập tính tư bản chủ nghĩa, gia trưởng chủ nghĩa và quân
phiệt chủ nghĩa: “toán học được khắc họa chân dung như một phụ nữ mà bản chất
của bà ta khát khao trở thành Người khác bị chinh phục” 103,
104.
Vì vậy một khoa học giải phóng không thể là một khoa học hoàn hảo mà lại không
có việc xem xét lại một cách sâu sắc theo tiêu chuẩn toán học 105.
Nhưng lại không tồn tại một toán học giải phóng như vậy và chúng ta chỉ có thể
nghiên cứu nội dung cuối cùng của nó. Chúng ta có thể thấy những dấu vết của nó
trong logic đa chiều và phi tuyến của lý thuyết các hệ thống mờ 106;
nhưng cách tiếp cận này vẫn ghi dấu nặng nề bởi các nguồn gốc của nó trong sự
khủng hoảng của các mối quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa 107.
Lý thuyết tai biến 108,
với việc nhấn mạnh một cách biện chứng đối với tính nhẵn/tính gián đọan và sự
đổi dạng/bộc lộ rõ ràng sẽ đóng vai trò cơ bản trong toán học tương lai; nhưng
hầu hết công trình lý thuyết vẫn còn được thực hiện trước khi cách tiếp cận này
có thể trở nên một công cụ cụ thể của thực tiễn chính trị tiến bộ 109.
Cuối cùng lý thuyết hỗn độn đưa đến một hiểu biết sâu sắc nhất về hiện tượng
phi tuyến tràn lan, nhưng lại bí hiểm – sẽ là trung tâm của môn toán học tương
lai. Vả lại, chính các hình ảnh này của toán học tương lai cần phải được duy
trì, chứ không phải là cái vệt sáng quá lơ mơ kia: vì, cùng với ba cành mới mẻ
này trong cái cây khoa học kia sẽ tạo ra những thân cây và các cành nhánh mới –
các khung lý thuyết hoàn toàn mới – mà chúng ta, cùng với những kẻ mù lòa ý
thức hệ, thậm chí còn không thể lĩnh hội được.
___________________________________________
Nguồn: Sokal Alan, 1996. Transgressing the Boundaries: Toward a
Transformative Hermeneutics of Quantum Gravity. In Social Text 46/47 (46/47): 217–252.
Tác giả: Alan Sokal là một giáo sư vật lý tại Đại học New York. Ông đã giảng dạy
tại nhiều nơi ở Châu Âu và Châu Mỹ Latin, trong đó có các đại học Universita di
Roma ``La Sapienza'', và trong thời kỳ chính phủ Sandinista, tại đại học
Universidad Nacional Autónoma de Nicaragua. Ông là đồng tác giả với Roberto
Fernández và Jürg Fröhlich của cuốn sách Random Walks, Critical Phenomena,
and Triviality in Quantum Field Theory (Springer, 1992).
ND*: ghi chú của người dịch.
Lời cảm ơn của GS. A.
Sokal
Tôi chân thành bày tỏ lòng biết ơn của tôi với Giacomo
Caracciolo, Lucía Fernández-Santoro, Lia Gutiérrez and Elizabeth Meiklejohn về
những thảo luận rất thú vị đã đóng góp đáng kể cho bài viết này. Không cần phải
nói rằng những con người này sẽ không hoàn toàn đồng ý với các quan điểm khoa
học và chính trị được thể hiện ra ở đây, và họ cũng không phải chịu trách nhiệm
về bất cứ sai sót hoặc mơ hồ nào vô tình còn lại trong bài viết.
Adams, Hunter Havelin III. 1990. African and
African-American contributions to science and technology. In African-American
Baseline Essays. Portland, Ore.: Multnomah School District 1J, Portland
Public Schools.
Albert, David Z. 1992. Quantum Mechanics and
Experience. Cambridge: Harvard University Press.
Alexander, Stephanie B., I. David Berg and Richard L.
Bishop. 1993. Geometric curvature bounds in Riemannian manifolds with boundary.
Transactions of the American Mathematical Society 339: 703-716.
Althusser, Louis. 1993. Écrits sur la Psychanalyse:
Freud et Lacan. Paris: Stock/IMEC.
Alvares, Claude. 1992. Science, Development and
Violence: The Revolt against Modernity. Delhi: Oxford University Press.
Alvarez-Gaumé, Luís. 1985. Topology and anomalies. In Mathematics
and Physics: Lectures on Recent Results, vol. 2, pp. 50-83, edited by L.
Streit. Singapore: World Scientific.
Argyros, Alexander J. 1991. A Blessed Rage for Order:
Deconstruction, Evolution, and Chaos. Ann Arbor: University of Michigan
Press.
Arnol'd, Vladimir I. 1992. Catastrophe Theory. 2nd
ed. Translated by G.S. Wassermann and R.K. Thomas. Berlin: Springer.
Aronowitz, Stanley. 1981. The Crisis in Historical
Materialism: Class, Politics and Culture in Marxist Theory. New York:
Praeger.
Aronowitz, Stanley. 1988a. The production of scientific
knowledge: Science, ideology, and Marxism. In Marxism and the Interpretation
of Culture, pp. 519-541, edited by Cary Nelson and Lawrence Grossberg.
Urbana and Chicago: University of Illinois Press.
Aronowitz, Stanley. 1988b. Science as Power: Discourse
and Ideology in Modern Society. Minneapolis: University of Minnesota Press.
Aronowitz, Stanley. 1994. The situation of the left in
the United States. Socialist Review 23(3): 5-79.
Aronowitz, Stanley and Henry A. Giroux. 1991. Postmodern
Education: Politics, Culture, and Social Criticism. Minneapolis: University
of Minnesota Press.
Aronowitz, Stanley and Henry A. Giroux. 1993. Education
Still Under Siege. Westport, Conn.: Bergin & Garvey.
Ashtekar, Abhay, Carlo Rovelli and Lee Smolin. 1992.
Weaving a classical metric with quantum threads. Physical Review Letters
69: 237-240.
Aspect, Alain, Jean Dalibard and Gérard Roger. 1982.
Experimental test of Bell's inequalities using time-varying analyzers. Physical
Review Letters 49: 1804-1807.
Assad, Maria L. 1993. Portrait of a nonlinear dynamical
system: The discourse of Michel Serres. SubStance 71/72: 141-152.
Back, Kurt W. 1992. This business of topology. Journal
of Social Issues 48(2): 51-66.
Bell, John S. 1987. Speakable and Unspeakable in
Quantum Mechanics: Collected Papers on Quantum Philosophy. New York:
Cambridge University Press.
Berman, Morris. 1981. The Reenchantment of the World.
Ithaca, N.Y.: Cornell University Press.
Best, Steven. 1991. Chaos and entropy: Metaphors in
postmodern science and social theory. Science as Culture 2(2)
(no. 11): 188-226.
Bloor, David. 1991. Knowledge and Social Imagery.
2nd ed. Chicago: University of Chicago Press.
Bohm, David. 1980. Wholeness and the Implicate Order.
London: Routledge & Kegan Paul.
Bohr, Niels. 1958. Natural philosophy and human cultures.
In Essays 1932-1957 on Atomic Physics and Human Knowledge (The
Philosophical Writings of Niels Bohr, Volume II), pp. 23-31. New York: Wiley.
Bohr, Niels. 1963. Quantum physics and philosophy --
causality and complementarity. In Essays 1958-1962 on Atomic Physics and
Human Knowledge (The Philosophical Writings of Niels Bohr, Volume III), pp.
1-7. New York: Wiley.
Booker, M. Keith. 1990. Joyce, Planck, Einstein, and
Heisenberg: A relativistic quantum mechanical discussion of Ulysses. James
Joyce Quarterly 27: 577-586.
Boulware, David G. and S. Deser. 1975. Classical general
relativity derived from quantum gravity. Annals of Physics 89:
193-240.
Bourbaki, Nicolas. 1970. Théorie des Ensembles.
Paris: Hermann.
Bowen, Margarita. 1985. The ecology of knowledge: Linking
the natural and social sciences. Geoforum 16: 213-225.
Bricmont, Jean. 1994. Contre la philosophie de la
mécanique quantique. Texte d'une communication faite au colloque ``Faut-il
promouvoir les échanges entre les sciences et la philosophie?'',
Louvain-la-Neuve (Belgium), 24-25 mars 1994.
Briggs, John and F. David Peat. 1984. Looking Glass
Universe: The Emerging Science of Wholeness. New York: Cornerstone Library.
Brooks, Roger and David Castor. 1990. Morphisms between
supersymmetric and topological quantum field theories. Physics Letters B
246: 99-104.
Callicott, J. Baird. 1989. In Defense of the Land
Ethic: Essays in Environmental Philosophy. Albany, N.Y.: State University
of New York Press.
Campbell, Mary Anne and Randall K. Campbell-Wright. 1993.
Toward a feminist algebra. Paper presented at a meeting of the Mathematical
Association of America (San Antonio, Texas). To appear in Teaching the
Majority: Science, Mathematics, and Engineering That Attracts Women, edited
by Sue V. Rosser. New York: Teachers College Press, 1995.
Canning, Peter. 1994. The crack of time and the ideal
game. In Gilles Deleuze and the Theater of Philosophy, pp. 73-98, edited
by Constantin V. Boundas and Dorothea Olkowski. New York: Routledge.
Capra, Fritjof. 1975. The Tao of Physics: An
Exploration of the Parallels Between Modern Physics and Eastern Mysticism.
Berkeley, Calif.: Shambhala.
Capra, Fritjof. 1988. The role of physics in the current
change of paradigms. In The World View of Contemporary Physics: Does It Need
a New Metaphysics?, pp. 144-155, edited by Richard F. Kitchener. Albany,
N.Y.: State University of New York Press.
Caracciolo, Sergio, Robert G. Edwards, Andrea Pelissetto
and Alan D. Sokal. 1993. Wolff-type embedding algorithms for general nonlinear -models. Nuclear
Physics B 403: 475-541.
Chew, Geoffrey. 1977. Impasse for the elementary-particle
concept. In The Sciences Today, pp. 366-399, edited by Robert M.
Hutchins and Mortimer Adler. New York: Arno Press.
Chomsky, Noam. 1979. Language and Responsibility.
Translated by John Viertel. New York: Pantheon.
Cohen, Paul J. 1966. Set Theory and the Continuum
Hypothesis. New York: Benjamin.
Coleman, Sidney. 1993. Quantum mechanics in your face.
Lecture at New York University, November 12, 1993.
Cope-Kasten, Vance. 1989. A portrait of dominating
rationality. Newsletters on Computer Use, Feminism, Law, Medicine, Teaching
(American Philosophical Association) 88(2) (March): 29-34.
Corner, M.A. 1966. Morphogenetic field properties of the
forebrain area of the neural plate in an anuran. Experientia 22:
188-189.
Craige, Betty Jean. 1982. Literary Relativity: An
Essay on Twentieth-Century Narrative. Lewisburg: Bucknell University Press.
Culler, Jonathan. 1982. On Deconstruction: Theory and
Criticism after Structuralism. Ithaca, N.Y.: Cornell University Press.
Dean, Tim. 1993. The psychoanalysis of AIDS. October
63: 83-116.
Deleuze, Gilles and Félix Guattari. 1994. What is
Philosophy? Translated by Hugh Tomlinson and Graham Burchell. New York:
Columbia University Press.
Derrida, Jacques. 1970. Structure, sign and play in the
discourse of the human sciences. In The Languages of Criticism and the
Sciences of Man: The Structuralist Controversy, pp. 247-272, edited by
Richard Macksey and Eugenio Donato. Baltimore: Johns Hopkins Press.
Doyle, Richard. 1994. Dislocating knowledge, thinking out
of joint: Rhizomatics, Caenorhabditis elegans and the importance of
being multiple. Configurations: A Journal of Literature, Science, and
Technology 2: 47-58.
Dürr, Detlef, Sheldon Goldstein and Nino Zanghí. 1992.
Quantum equilibrium and the origin of absolute uncertainty. Journal of
Statistical Physics 67: 843-907.
Easlea, Brian. 1981. Science and Sexual Oppression:
Patriarchy's Confrontation with Women and Nature. London: Weidenfeld and
Nicolson.
Eilenberg, Samuel and John C. Moore. 1965. Foundations
of Relative Homological Algebra. Providence, R.I.: American Mathematical
Society.
Eilenberg, Samuel and Norman E. Steenrod. 1952. Foundations
of Algebraic Topology. Princeton, N.J.: Princeton University Press.
Einstein, Albert and Leopold Infeld. 1961. The
Evolution of Physics. New York: Simon and Schuster.
Ezeabasili, Nwankwo. 1977. African Science: Myth or
Reality? New York: Vantage Press.
Feyerabend, Paul K. 1975. Against Method: Outline of
an Anarchistic Theory of Knowledge. London: New Left Books.
Freire, Paulo. 1970. Pedagogy of the Oppressed.
Translated by Myra Bergman Ramos. New York: Continuum.
Froula, Christine. 1985. Quantum physics/postmodern
metaphysics: The nature of Jacques Derrida. Western Humanities Review 39:
287-313.
Frye, Charles A. 1987. Einstein and African religion and
philosophy: The hermetic parallel. In Einstein and the Humanities, pp.
59-70, edited by Dennis P. Ryan. New York: Greenwood Press.
Galton, Francis and H.W. Watson. 1874. On the probability
of the extinction of families. Journal of the Anthropological Institute of
Great Britain and Ireland 4: 138-144.
Gierer, A., R.C. Leif, T. Maden and J.D. Watson. 1978.
Physical aspects of generation of morphogenetic fields and tissue forms. In Differentiation
and Development, edited by F. Ahmad, J. Schultz, T.R. Russell and R.
Werner. New York: Academic Press.
Ginzberg, Ruth. 1989. Feminism, rationality, and logic. Newsletters
on Computer Use, Feminism, Law, Medicine, Teaching (American Philosophical
Association) 88(2) (March): 34-39.
Gleick, James. 1987. Chaos: Making a New Science.
New York: Viking.
Gödel, Kurt. 1949. An example of a new type of
cosmological solutions of Einstein's field equations of gravitation. Reviews
of Modern Physics 21: 447-450.
Goldstein, Rebecca. 1983. The Mind-Body Problem.
New York: Random House.
Granero-Porati, M.I. and A. Porati. 1984. Temporal
organization in a morphogenetic field. Journal of Mathematical Biology 20:
153-157.
Granon-Lafont, Jeanne. 1985. La Topologie Ordinaire de
Jacques Lacan. Paris: Point Hors Ligne.
Granon-Lafont, Jeanne. 1990. Topologie Lacanienne et
Clinique Analytique. Paris: Point Hors Ligne.
Green, Michael B., John H. Schwarz and Edward Witten.
1987. Superstring Theory. 2 vols. New York: Cambridge University Press.
Greenberg, Valerie D. 1990. Transgressive Readings:
The Texts of Franz Kafka and Max Planck. Ann Arbor: University of Michigan
Press.
Greenberger, D.M., M.A. Horne and Z. Zeilinger. 1989.
Going beyond Bell's theorem. In Bell's Theorem, Quantum Theory and
Conceptions of the Universe, pp. 73-76, edited by M. Kafatos. Dordrecht:
Kluwer.
Greenberger, D.M., M.A. Horne, A. Shimony and Z.
Zeilinger. 1990. Bell's theorem without inequalities. American Journal of
Physics 58: 1131-1143.
Griffin, David Ray, ed. 1988. The Reenchantment of
Science: Postmodern Proposals. Albany, N.Y.: State University of New York
Press.
Gross, Paul R. and Norman Levitt. 1994. Higher
Superstition: The Academic Left and its Quarrels with Science. Baltimore:
Johns Hopkins University Press.
Haack, Susan. 1992. Science `from a feminist
perspective'. Philosophy 67: 5-18.
Haack, Susan. 1993. Epistemological reflections of an old
feminist. Reason Papers 18 (fall): 31-43.
Hamber, Herbert W. 1992. Phases of four-dimensional
simplicial quantum gravity. Physical Review D 45: 507-512.
Hamill, Graham. 1994. The epistemology of expurgation:
Bacon and The Masculine Birth of Time. In Queering the Renaissance,
pp. 236-252, edited by Jonathan Goldberg. Durham, N.C.: Duke University Press.
Hamza, Hichem. 1990. Sur les transformations conformes
des variétés riemanniennes à bord. Journal of Functional Analysis 92:
403-447.
Haraway, Donna J. 1989. Primate Visions: Gender, Race,
and Nature in the World of Modern Science. New York: Routledge.
Haraway, Donna J. 1991. Simians, Cyborgs, and Women:
The Reinvention of Nature. New York: Routledge.
Haraway, Donna J. 1994. A game of cat's cradle: Science
studies, feminist theory, cultural studies. Configurations: A Journal of
Literature, Science, and Technology 2: 59-71.
Harding, Sandra. 1986. The Science Question in
Feminism. Ithaca: Cornell University Press.
Harding, Sandra. 1991. Whose Science? Whose Knowledge?
Thinking from Women's Lives. Ithaca: Cornell University Press.
Harding, Sandra. 1994. Is science multicultural?
Challenges, resources, opportunities, uncertainties. Configurations: A
Journal of Literature, Science, and Technology 2: 301-330.
Hardy, G.H. 1967. A Mathematician's Apology.
Cambridge: Cambridge University Press.
Harris, Theodore E. 1963. The Theory of Branching
Processes. Berlin: Springer.
Hayles, N. Katherine. 1984. The Cosmic Web: Scientific
Field Models and Literary Strategies in the Twentieth Century. Ithaca:
Cornell University Press.
Hayles, N. Katherine. 1990. Chaos Bound: Orderly
Disorder in Contemporary Literature and Science. Ithaca: Cornell University
Press.
Hayles, N. Katherine, ed. 1991. Chaos and Order:
Complex Dynamics in Literature and Science. Chicago: University of Chicago
Press.
Hayles, N. Katherine. 1992. Gender encoding in fluid
mechanics: Masculine channels and feminine flows. Differences: A Journal of
Feminist Cultural Studies 4(2): 16-44.
Heinonen, J., T. Kilpeläinen and O. Martio. 1992.
Harmonic morphisms in nonlinear potential theory. Nagoya Mathematical
Journal 125: 115-140.
Heisenberg, Werner. 1958. The Physicist's Conception
of Nature. Translated by Arnold J. Pomerans. New York: Harcourt, Brace.
Hirsch, Morris W. 1976. Differential Topology. New
York: Springer.
Hobsbawm, Eric. 1993. The new threat to history. New
York Review of Books (16 December): 62-64.
Hochroth, Lysa. 1995. The scientific imperative:
Improductive expenditure and energeticism. Configurations: A Journal of
Literature, Science, and Technology 3: 47-77.
Honner, John. 1994. Description and deconstruction: Niels
Bohr and modern philosophy. In Niels Bohr and Contemporary Philosophy
(Boston Studies in the Philosophy of Science #153), pp. 141-153, edited by Jan
Faye and Henry J. Folse. Dordrecht: Kluwer.
Hughes, Robert. 1993. Culture of Complaint: The
Fraying of America. New York: Oxford University Press.
Irigaray, Luce. 1985. The `mechanics' of fluids. In This
Sex Which Is Not One. Translated by Catherine Porter with Carolyn Burke.
Ithaca: Cornell University Press.
Irigaray, Luce. 1987. Le sujet de la science est-il
sexué? / Is the subject of science sexed? Translated by Carol Mastrangelo Bové.
Hypatia 2(3): 65-87.
Isham, C.J. 1991. Conceptual and geometrical problems in
quantum gravity. In Recent Aspects of Quantum Fields (Lecture Notes in
Physics #396), edited by H. Mitter and H. Gausterer. Berlin: Springer.
Itzykson, Claude and Jean-Bernard Zuber. 1980. Quantum
Field Theory. New York: McGraw-Hill International.
James, I.M. 1971. Euclidean models of projective spaces. Bulletin
of the London Mathematical Society 3: 257-276.
Jameson, Fredric. 1982. Reading Hitchcock. October
23: 15-42.
Jammer, Max. 1974. The Philosophy of Quantum Mechanics.
New York: Wiley.
Johnson, Barbara. 1977. The frame of reference: Poe,
Lacan, Derrida. Yale French Studies 55/56: 457-505.
Johnson, Barbara. 1989. A World of Difference. Baltimore:
Johns Hopkins University Press.
Jones, V.F.R. 1985. A polynomial invariant for links via
Von Neumann algebras. Bulletin of the American Mathematical Society 12:
103-112.
Juranville, Alain. 1984. Lacan et la Philosophie.
Paris: Presses Universitaires de France.
Kaufmann, Arnold. 1973. Introduction à la Théorie des
Sous-Ensembles Flous à l'Usage des Ingénieurs. Paris: Masson.
Kazarinoff, N.D. 1985. Pattern formation and
morphogenetic fields. In Mathematical Essays on Growth and the Emergence of
Form, pp. 207-220, edited by Peter L. Antonelli. Edmonton: University of
Alberta Press.
Keller, Evelyn Fox. 1985. Reflections on Gender and
Science. New Haven: Yale University Press.
Keller, Evelyn Fox. 1992. Secrets of Life, Secrets of
Death: Essays on Language, Gender, and Science. New York: Routledge.
Kitchener, Richard F., ed. 1988. The World View of
Contemporary Physics: Does It Need a New Metaphysics? Albany, N.Y.: State
University of New York Press.
Kontsevich, M. 1994. Résultats rigoureux pour modèles
sigma topologiques. Conférence au XIème Congrès International de Physique
Mathématique, Paris, 18-23 juillet 1994. Edité par Daniel Iagolnitzer et
Jacques Toubon. À paraître.
Kosko, Bart. 1993. Fuzzy Thinking: The New Science of Fuzzy
Logic. New York: Hyperion.
Kosterlitz, J.M. and D.J. Thouless. 1973. Ordering,
metastability and phase transitions in two-dimensional systems. Journal of
Physics C 6: 1181-1203.
Kroker, Arthur, Marilouise Kroker and David Cook. 1989. Panic
Encyclopedia: The Definitive Guide to the Postmodern Scene. New York: St.
Martin's Press.
Kuhn, Thomas S. 1970. The Structure of Scientific
Revolutions. 2nd ed. Chicago: University of Chicago Press.
Lacan, Jacques. 1970. Of structure as an inmixing of an
otherness prerequisite to any subject whatever. In The Languages of
Criticism and the Sciences of Man, pp. 186-200, edited by Richard Macksey
and Eugenio Donato. Baltimore: Johns Hopkins Press.
Lacan, Jacques. 1977. Desire and the interpretation of
desire in Hamlet. Translated by James Hulbert. Yale French Studies
55/56: 11-52.
Latour, Bruno. 1987. Science in Action: How to Follow
Scientists and Engineers Through Society. Cambridge: Harvard University
Press.
Latour, Bruno. 1988. A relativistic account of Einstein's
relativity. Social Studies of Science 18: 3-44.
Leupin, Alexandre. 1991. Introduction: Voids and knots in
knowledge and truth. In Lacan and the Human Sciences, pp. 1-23, edited by
Alexandre Leupin. Lincoln, Neb.: University of Nebraska Press.
Levin, Margarita. 1988. Caring new world: Feminism and
science. American Scholar 57: 100-106.
Lorentz, H.A., A. Einstein, H. Minkowski and H. Weyl.
1952. The Principle of Relativity. Translated by W. Perrett and G.B.
Jeffery. New York: Dover.
Loxton, J.H., ed. 1990. Number Theory and Cryptography.
Cambridge-New York: Cambridge University Press.
Lupasco, Stéphane. 1951. Le Principe d'Antagonisme et
la Logique de l'Énergie. Actualités Scientifiques et Industrielles #1133.
Paris: Hermann.
Lyotard, Jean-François. 1989. Time today. Translated by
Geoffrey Bennington and Rachel Bowlby. Oxford Literary Review 11:
3-20.
Madsen, Mark and Deborah Madsen. 1990. Structuring
postmodern science. Science and Culture 56: 467-472.
Markley, Robert. 1991. What now? An introduction to
interphysics. New Orleans Review 18(1): 5-8.
Markley, Robert. 1992. The irrelevance of reality:
Science, ideology and the postmodern universe. Genre 25: 249-276.
Markley, Robert. 1994. Boundaries: Mathematics,
alienation, and the metaphysics of cyberspace. Configurations: A Journal of
Literature, Science, and Technology 2: 485-507.
Martel, Erich. 1991/92. How valid are the Portland
baseline essays? Educational Leadership 49(4): 20-23.
Massey, William S. 1978. Homology and Cohomology
Theory. New York: Marcel Dekker.
Mathews, Freya. 1991. The Ecological Self. London:
Routledge.
Maudlin, Tim. 1994. Quantum Non-Locality and Relativity:
Metaphysical Intimations of Modern Physics. Aristotelian Society Series,
vol. 13. Oxford: Blackwell.
McAvity, D.M. and H. Osborn. 1991. A DeWitt expansion of
the heat kernel for manifolds with a boundary. Classical and Quantum Gravity
8: 603-638.
McCarthy, Paul. 1992. Postmodern pleasure and perversity:
Scientism and sadism. Postmodern Culture 2, no. 3. Available as
mccarthy.592 from listserv@listserv.ncsu.edu or
http://jefferson.village.virginia.edu/pmc (Internet). Also reprinted in Essays
in Postmodern Culture, pp. 99-132, edited by Eyal Amiran and John Unsworth.
New York: Oxford University Press, 1993.
Merchant, Carolyn. 1980. The Death of Nature: Women,
Ecology, and the Scientific Revolution. New York: Harper & Row.
Merchant, Carolyn. 1992. Radical Ecology: The Search
for a Livable World. New York: Routledge.
Mermin, N. David. 1990. Quantum mysteries revisited. American
Journal of Physics 58: 731-734.
Mermin, N. David. 1993. Hidden variables and the two
theorems of John Bell. Reviews of Modern Physics 65: 803-815.
Merz, Martina and Karin Knorr Cetina. 1994.
Deconstruction in a `thinking' science: Theoretical physicists at work. Geneva:
European Laboratory for Particle Physics (CERN), preprint CERN-TH.7152/94.
Miller, Jacques-Alain. 1977/78. Suture (elements of the
logic of the signifier). Screen 18(4): 24-34.
Morin, Edgar. 1992. The Nature of Nature (Method:
Towards a Study of Humankind, vol. 1). Translated by J.L. Roland Bélanger. New
York: Peter Lang.
Morris, David B. 1988. Bootstrap theory: Pope, physics,
and interpretation. The Eighteenth Century: Theory and Interpretation 29:
101-121.
Munkres, James R. 1984. Elements of Algebraic Topology.
Menlo Park, Calif.: Addison-Wesley.
Nabutosky, A. and R. Ben-Av. 1993. Noncomputability
arising in dynamical triangulation model of four-dimensional quantum gravity. Communications
in Mathematical Physics 157: 93-98.
Nandy, Ashis, ed. 1990. Science, Hegemony and
Violence: A Requiem for Modernity. Delhi: Oxford University Press.
Nash, Charles and Siddhartha Sen. 1983. Topology and
Geometry for Physicists. London: Academic Press.
Nasio, Juan-David. 1987. Les Yeux de Laure: Le Concept
d'Objet a dans la Théorie de J. Lacan. Suivi d'une Introduction à la Topologie
Psychanalytique. Paris: Aubier.
Nasio, Juan-David. 1992. Le concept de sujet de
l'inconscient. Texte d'une intervention realisée dans le cadre du séminaire de
Jacques Lacan ``La topologie et le temps'', le mardi 15 mai 1979. In Cinq Lecons
sur la Théorie de Jacques Lacan. Paris: Éditions Rivages.
Nye, Andrea. 1990. Words of Power: A Feminist Reading
of the History of Logic. New York: Routledge.
Oliver, Kelly. 1989. Keller's gender/science system: Is
the philosophy of science to science as science is to nature? Hypatia 3(3):
137-148.
Ortiz de Montellano, Bernard. 1991. Multicultural
pseudoscience: Spreading scientific illiteracy among minorities: Part I. Skeptical
Inquirer 16(2): 46-50.
Overstreet, David. 1980. Oxymoronic language and logic in
quantum mechanics and James Joyce. Sub-Stance 28: 37-59.
Pais, Abraham. 1991. Niels Bohr's Times: In Physics,
Philosophy, and Polity. New York: Oxford University Press.
Patai, Daphne and Noretta Koertge. 1994. Professing
Feminism: Cautionary Tales from the Strange World of Women's Studies. New
York: Basic Books.
Pickering, Andrew. 1984. Constructing Quarks: A
Sociological History of Particle Physics. Chicago: University of Chicago
Press.
Plotnitsky, Arkady. 1994. Complementarity:
Anti-Epistemology after Bohr and Derrida. Durham, N.C.: Duke University
Press.
Plumwood, Val. 1993a. Feminism and the Mastery of
Nature. London: Routledge.
Plumwood, Val. 1993b. The politics of reason: Towards a
feminist logic. Australasian Journal of Philosophy 71: 436-462.
Porter, Jeffrey. 1990. ``Three quarks for Muster Mark'':
Quantum wordplay and nuclear discourse in Russell Hoban's Riddley Walker.
Contemporary Literature 21: 448-469.
Porush, David. 1989. Cybernetic fiction and postmodern
science. New Literary History 20: 373-396.
Porush, David. 1993. Voyage to Eudoxia: The emergence of
a post-rational epistemology in literature and science. SubStance 71/72:
38-49.
Prigogine, Ilya and Isabelle Stengers. 1984. Order out
of Chaos: Man's New Dialogue with Nature. New York: Bantam.
Primack, Joel R. and Nancy Ellen Abrams. 1995. ``In a
beginning ...'': Quantum cosmology and Kabbalah. Tikkun 10(1)
(January/February): 66-73.
Psarev, V.I. 1990. Morphogenesis of distributions of
microparticles by dimensions in the coarsening of dispersed systems. Soviet
Physics Journal 33: 1028-1033.
Ragland-Sullivan, Ellie. 1990. Counting from 0 to 6:
Lacan, ``suture'', and the imaginary order. In Criticism and Lacan: Essays
and Dialogue on Language, Structure, and the Unconscious, pp. 31-63, edited
by Patrick Colm Hogan and Lalita Pandit. Athens, Ga.: University of Georgia
Press.
Rensing, Ludger, ed. 1993. Oscillatory signals in
morphogenetic fields. Part II of Oscillations and Morphogenesis, pp.
133-209. New York: Marcel Dekker.
Rosenberg, Martin E. 1993. Dynamic and thermodynamic
tropes of the subject in Freud and in Deleuze and Guattari. Postmodern
Culture 4, no. 1. Available as rosenber.993 from
listserv@listserv.ncsu.edu or http://jefferson. village.virginia.edu/pmc
(Internet).
Ross, Andrew. 1991. Strange Weather: Culture, Science,
and Technology in the Age of Limits. London: Verso.
Ross, Andrew. 1994. The Chicago Gangster Theory of Life:
Nature's Debt to Society. London: Verso.
Saludes i Closa, Jordi. 1984. Un programa per a calcular
l'homologia simplicial. Butlletí de la Societat Catalana de Ciències
(segona època) 3: 127-146.
Santos, Boaventura de Sousa. 1989. Introdução a uma Ciência
Pós-Moderna. Porto: Edições Afrontamento.
Santos, Boaventura de Sousa. 1992. A discourse on the
sciences. Review (Fernand Braudel Center) 15(1): 9-47.
Sardar, Ziauddin, ed. 1988. The Revenge of Athena:
Science, Exploitation and the Third World. London: Mansell.
Schiffmann, Yoram. 1989. The second messenger system as
the morphogenetic field. Biochemical and Biophysical Research Communications
165: 1267-1271.
Schor, Naomi. 1989. This essentialism which is not one: Coming
to grips with Irigaray. Differences: A Journal of Feminist Cultural Studies
1(2): 38-58.
Schubert, G. 1989. Catastrophe theory, evolutionary
extinction, and revolutionary politics. Journal of Social and Biological
Structures 12: 259-279.
Schwartz, Laurent. 1973. Radon Measures on Arbitrary
Topological Spaces and Cylindrical Measures. London: Oxford University
Press.
Seguin, Eve. 1994. A modest reason. Theory, Culture
& Society 11(3): 55-75.
Serres, Michel. 1992. Éclaircissements: Cinq Entretiens
avec Bruno Latour. Paris: François Bourin.
Sheldrake, Rupert. 1981. A New Science of Life: The
Hypothesis of Formative Causation. Los Angeles: J.P. Tarcher.
Sheldrake, Rupert. 1991. The Rebirth of Nature.
New York: Bantam.
Shiva, Vandana. 1990. Reductionist science as
epistemological violence. In Science, Hegemony and Violence: A Requiem for
Modernity, pp. 232-256, edited by Ashis Nandy. Delhi: Oxford University
Press.
Smolin, Lee. 1992. Recent developments in nonperturbative
quantum gravity. In Quantum Gravity and Cosmology (Proceedings 1991,
Sant Feliu de Guixols, Estat Lliure de Catalunya), pp. 3-84, edited by J.
Pérez-Mercader, J. Sola and E. Verdaguer. Singapore: World Scientific.
Sokal, Alan D. 1982. An alternate constructive approach
to the quantum field
theory, and a possible destructive approach to . Annales de
l'Institut Henri Poincaré A 37: 317-398.
Sokal, Alan. 1987. Informe sobre el plan de estudios de
las carreras de Matemática, Estadística y Computación. Report to the
Universidad Nacional Autónoma de Nicaragua, Managua, unpublished.
Solomon, J. Fisher. 1988. Discourse and Reference in
the Nuclear Age. Oklahoma Project for Discourse and Theory, vol. 2. Norman:
University of Oklahoma Press.
Sommers, Christina Hoff. 1994. Who Stole Feminism?:
How Women Have Betrayed Women. New York: Simon & Schuster.
Stauffer, Dietrich. 1985. Introduction to Percolation
Theory. London: Taylor & Francis.
Strathausen, Carsten. 1994. Althusser's mirror. Studies
in 20th Century Literature 18: 61-73.
Struik, Dirk Jan. 1987. A Concise History of
Mathematics. 4th rev. ed. New York: Dover.
Thom, René. 1975. Structural Stability and
Morphogenesis. Translated by D.H. Fowler. Reading, Mass.: Benjamin.
Thom, René. 1990. Semio Physics: A Sketch.
Translated by Vendla Meyer. Redwood City, Calif.: Addison-Wesley.
't Hooft, G. 1993. Cosmology in 2+1 dimensions. Nuclear
Physics B (Proceedings Supplement) 30: 200-203.
Touraine, Alain, Zsuzsa Hegedus, François Dubet and
Michel Wievorka. 1980. La Prophétie Anti-Nucléaire. Paris: Éditions du
Seuil.
Trebilcot, Joyce. 1988. Dyke methods, or Principles for
the discovery/creation of the withstanding. Hypatia 3(2): 1-13.
Van Enter, Aernout C.D., Roberto Fernández and Alan D.
Sokal. 1993. Regularity properties and pathologies of position-space
renormalization-group transformations: Scope and limitations of Gibbsian
theory. Journal of Statistical Physics 72: 879-1167.
Van Sertima, Ivan, ed. 1983. Blacks in Science:
Ancient and Modern. New Brunswick, N.J.: Transaction Books.
Vappereau, Jean Michel. 1985. Essaim: Le Groupe
Fondamental du Noeud. Psychanalyse et Topologie du Sujet. Paris: Point Hors
Ligne. ILL)
Virilio, Paul. 1991. The Lost Dimension. Translation
of L'espace critique. Translated by Daniel Moshenberg. New York:
Semiotext(e). 1984
Waddington, C.H. 1965. Autogenous cellular periodicities
as (a) temporal templates and (b) basis of `morphogenetic fields'. Journal
of Theoretical Biology 8: 367-369.
Wallerstein, Immanuel. 1993. The TimeSpace of
world-systems analysis: A philosophical essay. Historical Geography 23(1/2):
5-22.
Weil, Simone. 1968. On Science, Necessity, and the
Love of God. Translated and edited by Richard Rees. London: Oxford
University Press.
Weinberg, Steven. 1992. Dreams of a Final Theory.
New York: Pantheon.
Wheeler, John A. 1964. Geometrodynamics and the issue of
the final state. In Relativity, Groups and Topology, edited by Cécile M.
DeWitt and Bryce S. DeWitt. New York: Gordon and Breach.
Witten, Edward. 1989. Quantum field theory and the Jones
polynomial. Communications in Mathematical Physics 121: 351-399.
Wojciehowski, Dolora Ann. 1991. Galileo's two chief word
systems. Stanford Italian Review 10: 61-80.
Woolgar, Steve. 1988. Science: The Very Idea.
Chichester, England: Ellis Horwood.
Wright, Will. 1992. Wild Knowledge: Science, Language,
and Social Life in a Fragile Environment. Minneapolis: University of
Minnesota Press.
Wylie, Alison, Kathleen Okruhlik, Sandra Morton and
Leslie Thielen-Wilson. 1990. Philosophical feminism: A bibliographic guide to
critiques of science. Resources for Feminist Research/Documentation sur la
Recherche Féministe 19(2) (June): 2-36.
Young, T.R. 1991. Chaos theory and symbolic interaction
theory: Poetics for the postmodern sociologist. Symbolic Interaction 14:
321-334.
Young, T.R. 1992. Chaos theory and human agency: Humanist
sociology in a postmodern era. Humanity & Society 16: 441-460.
Zizek, Slavoj. 1991. Looking Awry: An Introduction to
Jacques Lacan through Popular Culture. Cambridge, Mass.: MIT Press.
Ghi chú
Heisenberg (1958), Bohr (1963).
Kuhn (1970), Feyerabend (1975), Latour (1987), Aronowitz
(1988b), Bloor (1991).
Merchant (1980), Keller (1985), Harding (1986,1991),
Haraway (1989,1991), Best (1991).
Aronowitz (1988b, đặc biệt là chương 9 và 12).
Ross (1991, nhập môn và chương 1).
Irigaray (1985), Hayles (1992).
Harding (1986, đặc biệt là chương 2 và 10); Harding
(1991, đặc biệt là chương 4).
Để có một mẫu quan điểm, xem Jammer (1974), Bell (1987),
Albert (1992), Dürr, Goldstein và Zanghí (1992), Weinberg (1992, chương IV),
Coleman (1993), nhật ký Maudlin (1994), Bricmont (1994).
Heisenberg (1958, 15, 28-29), nhấn mạnh trong nguyên bản
của Heisenberg. Xem thêm Overstreet (1980), Craige (1982), Hayles (1984),
Greenberg (1990), Booker (1990) and Porter (1990) để có thêm các ví dụ về sự
thụ tinh chéo giữa lý thuyết lượng tử tương đối và phê bình văn học.
Thật không may là, nguyên tắc bất định Heisenberg lại
thường bị các triết gia tài tử diễn giải sai. Như Gilles Deleuze and Félix
Guattari (1994, 129-130) đã mẫn tiệp chỉ ra, trong vật lý học lượng tử, con quỷ
của Heisenberg không thể hiện bất khả tính nào của phép đo cả tốc độ lẫn vị trí
của một hạt trên các nền tảng giao thoa chủ thể tính giữa cái đo và cái được đo,
nhưng nó lại đo được một cách chính xác một trạng thái khách quan của các sự cố
để lại vị trí tương ứng của hai trong số các hạt của nó ở bên ngoài trường hiện
thực hoá của nó, mà số các biến độc lập được quy giản và các giá trị của các
toạ độ có cùng một xác suất...Đa viễn luận [phiếm chân của Nietzsche] hoặc
tương đối luận khoa học không bao giờ liên quan đến một chủ thể: nó tạo ra
không phải là một tương đối tính của chân lý, mà ngược lại, một chân lý của cái
tương đối, chẳng hạn như, các biến tạo ra trật tự theo các giá trị mà nó chiết
tách từ chúng trong các hệ toạ độ của nó...
Bohr (1928), cited in Pais (1991, 314).
Aronowitz (1988b, 251-256).
Xem thêm Porush (1989) để thấy cách lý giải một nhóm thứ
hai gồm các nhà khoa học và kỹ sư – các nhà điều khiển học – đã xoay xở khá
thành công để phá hỏng các mối liên quan mật thiết một cách cách mạng nhất của
vật lý lượng tử. Hạn chế chủ yếu trong phê phán của Porush là ở chỗ nó vẫn đơn
độc trên một mặt bằng triết học và văn hoá; các kết luận của ông lẽ ra phải
được cực kỳ củng cố bằng một phân tích về các nhân tố kinh tế và chính trị.
(Chẳng hạn Porush không đề cập đến kỹ sư-nhà điều khiển học Claude Shannon đã
làm việc cho hãng độc quyền telephone AT&T. Theo tôi nếu phân tích kỹ thì
sẽ thấy rằng thắng lợi của môn điều khiển học so với vật lý lượng tử trong
những năm 1940s-1950s có thể chủ yếu được giải thích bằng tính trung tâm của
điều khiển học đối với xu hướng vận động tư bản chủ nghĩa đang tự động hoá quá
trình sản xuất công nghiệp, so với sự thích hợp công nghiệp bên lề của cơ học
lượng tử.
Pais (1991, 23). Aronowitz (1981, 28) đã chỉ ra rằng tính
nhị nguyên sóng-hạt đã làm cho “ý chí đối với tổng thể tính trong khoa học hiện
đại” trở nên có vấn đề: Những khác biệt trong vật lý học giữa các lý thuyết
sóng và hạt về vật chất, nguyên lý bất định do Heisenberg phát hiện, lý thuyết
tương đối của Einstein, tất cả đều là những quá trình thích nghi đối với bất
khả tính của việc đạt tới một lý thuyết trường thống nhất, trong đó “độ dị
thường” của sự khác biệt đối với một lý thuyết thừa nhận tính đồng nhất có thể
được giải quyết mà không có sự thách thức các tiền giả định đề của bản thân
khoa học. Để biết thêm về các ý tưởng này, xem Aronowitz (1988a, 524-525, 533).
Heisenberg (1958, 40-41).
Bohr (1934), dẫn trong Jammer (1974, 102). Phân tích của
Bohr về nguyên lý bổ sung cũng đã dẫn ông đến một cái nhìn đặc biệt về thời
gian và không gian xã hội, có tính tiến bộ đáng kể. Chúng ta sẽ xem xét đoạn
trích dưới đây trong bài giảng năm 1938 của ông [Bohr 1958, 30]: Ở đây có lẽ
tôi xin lưu ý các bạn ở một mức độ nhất định, trong bất kỳ xã hội nào thì vai
trò của nam và nữ cũng đều trái ngược nhau, không chỉ liên quan đến các
bổn phận gia đình và xã hội mà còn liên quan đến hành vi và tinh thần. Ngay cả
khi nhiều người trong chúng ta, trong một tình huống như vậy, trước hết có lẽ
rút lui, không chịu thừa nhận một khả năng hoàn toàn có tính số phận là mọi
người liên quan đến nhau đều có nền văn hoá cụ thể của họ, chứ không phải của
chúng ta, và không thể đem văn hoá của chúng ta thay cho văn hoá của họ được,
rõ ràng là ngay cả một chút nghi ngờ nhỏ nhất về phương diện này cũng ẩn chứa
một sự phản bội tính tự mãn dân tộc cố hữu trong bất kỳ nền văn hoá nào ỷ vào
chính bản thân nó.
Froula (1985).
Honner (1994).
Plotnitsky (1994). Công trình ấn tượng này cũng lý giải
về mối quan hệ mật thiết với chứng minh của Gödel về tính không hoàn thiện của
các hệ thống hình thức và với cấu trúc của Skolem về các mô hình số học phi
chuẩn cũng như với nền kinh tế tổng quát của Bataille. Có thể xem thêm thảo
luận về vật lý của Bataille trong Hochroth (1995).
Có thể viện dẫn nhiều ví dụ khác. Chẳng hạn, Barbara
Johnson (1989, 12) đã không tham chiếu cụ thể vật lý lượng tử, nhưng mô tả của
bà về giải cấu trúc là một tóm tắt chính xác kỳ lạ về nguyên lý bổ sung: thay
vì một cấu trúc đơn “cũng/hoặc”, cũng không “cả/và” thậm chí cũng không cả
“cũng không/không”,trong khi đó đồng thời không hoàn toàn từ bỏ cả các logic
này. Xem McCarthy (1992) để biết thêm về một phân tích mang tính khiêu khích tư
duy bằng cách đưa ra các câu hỏi khuấy động về “tội đồng loã” giữa vật lý lượng
tử (phi tương đối tính) và giải cấu trúc.
Về phương diện này cho phép tôi hồi tưởng có đôi chút
riêng tư: 15 năm trước, khi tôi còn là một sinh viên mới tốt nghiệp, nghiên cứu
của tôi về trường lượng tử đã đưa tôi đến một cách tiếp cận là “Lý thuyết
trường lượng tử giả[i] cấu trúc” [Sokal 1982]. Tất nhiên trong thời gian đó tôi
hoàn toàn ngu tối về công trình giải cấu trúc trong triết học và lý thuyết văn
học của Jacques Derrida. Tuy nhiên, khi hồi tưởng lại, tôi thấy một có một sự
tương đồng đáng kinh ngạc: công trình của tôi có thể được đọc như là một sự
thăm dò về vấn đề một diễn ngôn chính thống (chẳng hạn Itzykson and Zuber 1980)
về lý thuyết trường lượng tử vô hướng trong không-thời gian bốn chiều, (thuật
ngữ khoa học gọi là “lý thuyết trạng thái lo lắng tái bình thường hoá” cho lý
thuyết ) có thể được
xem xét để xác quyết tính không đáng tin cậy của nó và vì vậy mà để nhấn mạnh
các xác quyết của riêng nó. Sau đó thì công trình của tôi đã thay đổi thành các
vấn đề khác, hầu hết gắn với các giai đoạn chuyển tiếp; nhưng những phép thấu
xạ tinh tế giữa hai trường lại có thể được phân biệt rõ, đặc biệt là đề tài về
tính đứt đoạn (xem Ghi chú 22
và 81
ở dưới). Để có thêm ví dụ về giải cấu trúc trong lý thuyết trường lượng tử, xem
Merz và Knorr Cetina (1994).
Bell (1987, đặc
biệt là các chương 10 và 16). Xem Maudlin (1994, chương. 1) để thấy một lý giải
rõ ràng tiền giả định không phải là tri thức chuyên môn hoá vượt khỏi đại số
phổ thông trung học.
Aronowitz (1988b,
331) đã thực hiện một quan sát rất khiêu khích liên quan đến quan hệ nhân quả
phi tuyến trong cơ học lượng tử và mối liên hệ của nó với cấu trúc thời gian xã
hội: Mối quan hệ nhân quả tuyến tính cho rằng mối quan hệ nhân quả có thể được
thể hiện như một hàm chuỗi thời gian. Căn cứ vào các phát triển mới đây trong
cơ học lượng tử, chúng ta có thể định đề hoá là có khả năng biết được các hiệu
ứng của các nguyên nhân vắng mặt; có nghĩa là việc nói theo cách ẩn dụ, các
hiệu ứng có thể tiên báo các nguyên nhân sao cho tri giác của chúng ta về chúng
có thể nói trước về sự cố vật lý của một “nguyên nhân”. Cái giả thuyết thách
thức quan niệm truyền thống của chúng ta về thời gian tuyến tính, quan hệ nhân
quả và xác quyết khả tính của sự đảo ngược thời gian cũng làm dấy lên câu hỏi
về mức độ mà khái niệm “mũi tên thời gian” vốn có trong mọi lý thuyết khoa học.
Nếu các thí nghiệm này thành công thì các kết luận về cách thức mà thời gian
với tư cách là loại “thời gian đồng hồ” đã được kiến tạo về phương diện lịch sử
sẽ để mở cho việc giải quyết vấn đề. Chúng ta sẽ phải “chứng minh” bằng thực
nghiệm cái mà lâu nay các nhà triết học vẫn nghi ngờ là phê bình văn học và xã
hội: về cục bộ thì thời gian là một cấu trúc truyền thống, sự phân mảnh của nó
thành các đơn vị giờ và phút là một loại sản phẩm của nhu cầu về kỷ luật công
nghiệp, về cách thức tổ chức duy lý của lao động xã hội trong thời đại tư sản
sơ kỳ. Các phân tích lý thuyết của Greenberger et al. (1989,1990) và
Mermin (1990,1993) đã đưa lại một ví dụ đáng kinh ngạc về hiện tượng này; để
biết thêm, xin đọc Maudlin (1994) với phân tích chi tiết về các mối liên quan
đối với các khái niệm quan hệ nhân quả và thời gian tính. Việc kiểm tra bằng
thực nghiệm mở rộng công trình của Aspect et al. (1982), có vẻ sẽ được
thực hiện trong một vài năm tới.
Bohm (1980). Các mối liên hệ mật thiết giữa cơ học lượng
tử và vấn đề thể-tư duy được thảo luận trong Goldstein (1983, chương. 7 và 8).
27...không
thể phủ nhận.
Trong một lượng văn liệu lớn, thì cuốn sách của Capra
[1975] có thể được khuyến cáo là có tính chính xác khoa học và khả năng có thể
tiếp cận đối với những người không chuyên. Hơn nữa cuốn sách của Sheldrake
[1981] đôi khi hơi tư biện một chút, còn lại thì có thể được coi là hợp lý. Để
có thêm một phân tích đồng cảm và có tính phê phán về các lý thuyết Thời đại
Mới, xem thêm Ross [1991, chương 1]. Để biết được một lối phê phán công trình
của Capra từ một viễn kiến Thế giới Thứ ba, xin xem Alvares [1992, chương 6].
Bohr (1963, 2), nhấn mạnh trong nguyên bản của Bohr.
Nguyên tử luận Newton xử lý với các hạt như là được siêu
tách trong không gian và thời gian, bằng cách đặt nền tảng cho tính tương tác
của chúng [Plumwood 1993a, 125]; thực ra thì loại “lực duy nhất” tạo điều kiện
trong khung cơ học này là động năng – loại năng lượng vận động bằng tiếp xúc –
toàn bộ các lực có chủ ý, bao gồm cả hành động trong một khoảng cách, đều được
coi là huyền bí”. [Mathews 1991, 17]. Để biết thêm các phân tích về thế giới
quan cơ học Newton, xem Weil (1968, nhất là chương 1), Merchant (1980), Berman
(1981), Keller (1985, chương 2 và 3), Mathews (1991, chương 1) và Plumwood
(1993a, chương 5).
Theo cách giải thích trong sách giáo khoa truyền thống
thì lý thuyết tương đối đặc biệt liên quan đến các chuyển đổi toạ độ gắn liền
với hai khung quy chiếu trong một vận động tương đối đơn dạng. Nhưng đây là một
đơn giản hoá thái quá và sai lầm, như Latour [1988] đã chỉ ra:
Bằng cách nào mà người ta có thể quyết định xem liệu một
quan sát về hành vi của một hòn đá đang rơi, được thực hiện trên một con tàu
đang chạy, có thể trùng khớp được với quan sát về chính hòn đá đang rơi ấy từ
nền đường tàu? Nếu chỉ có một hoặc thậm chí có hai khung quy chiếu thì không
thể tìm được giải pháp nào, vì người trên tàu khẳng định rằng anh ta quan sát
một đường thẳng còn người trên đường ray thì lại là một đường parabol... Giải
pháp của Einstein là xem xét ba tác
nhân: một ở trên tàu, một trên đường ray còn người thứ ba, tác giả [người đề
xuất] hoặc một trong số đại diện của tác nhân này cố gắng thêm vào các quan sát
đã mã hoá được chuyển ngược lại bởi hai tác nhân kia...
[K]hông có vị trí của người đề xuất [được giấu đi trong
giải thích của Einstein] và không có quan niệm về các trung tâm tính toán, thì
lập luận kỹ thuật của riêng Einstein là không thể hiểu được....[tr.10-11 và 35,
nhấn mạnh trong nguyên bản]. Cuối cùng như Latour đã quan sát thấy một cách hóm
hỉnh, nhưng chính xác, lý thuyết tương đối đặc biệt đã rút lại thành nhận định
là các khung quy chiếu thêm với ít đặc quyền hơn có thể được tiếp cận, được quy
giản, được tích luỹ và được kết hợp, còn những người quan sát thì có thể được
giao phó cho một số vị trí nữa trong [cái vũ trụ] rộng lớn vô hạn này và trong
[các điện tử] nhỏ bé vô hạn này, và những cách đọc mà họ gửi về sẽ có thể hiểu
được. Cuốn sách của ông [Einstein] có thể dễ dàng được đặt bằng một đầu đề như
sau: “Các chỉ dẫn mới cho việc bắc cầu quay trở lại cho các lữ hành khoa học
vào khoảng không gian xa” [tr.22-23]. Phân tích phê phán của Latour về logic
của Einstein cung cấp một nhập môn rõ ràng là dễ tiếp cận đối với lý thuyết
tương đối đặc biệt cho các nhà không-khoa học.
Minkowski (1908), được dịch trong Lorentz et al.
(1952, 75).
Điều đó không có nghĩa là lý thuyết tương đối đặc biệt đã
đề xuất được những khái niệm mới không chỉ về không gian và thời gian mà còn cả
về cơ học nữa. Trong lý thuyết tương đối đặc biệt, như Virilio [1991, 136] đã
lưu ý “không gian đua quyển, vận tốc-không gian, là một mô tả về phương diện
vật lý bằng cái được gọi là “hậu cần MxV”. Phương án thay thế cấp tiến này cho
các công thức Newtonien đưa lại những hệ quả sâu sắc, đặc biệt là trong lý
thuyết lượng tử; xem Lorentz et al. (1952) và Weinberg (1992) để biết
thêm chi tiết.
Steven Best (1991, 225) đã đặt được ngón tay lên cái chốt
gỡ vấn đề khó khăn, đó là “không như các phương trình tuyến tính được sử dụng
trong cơ học Newtonien và ngay cả trong cơ học lượng tử, các phương trình phi
tuyến [không] có một thuộc tính bổ sung đơn giản mà nhờ đó các chuỗi giải pháp
có thể được kiến tạo bên ngoài các bộ phận đơn giản, độc lập”. Vì lý do này mà
các chiến lược nguyên tử hoá, quy giản luận và tạo dải ngữ cảnh là cơ sở của
phương pháp luận khoa học Newtonien sẽ đơn giản không vận hành được trong lý
thuyết tương đối tổng quát.
Gödel (1949). Để có được một tóm tắt công trình mới đây
về lĩnh vực này, xem 't Hooft (1993).
Các quan niệm mới về không gian, thời gian và mối quan hệ nhân quả một phần đã
được tiên báo trong lý thuyết tương đối đặc biệt. Chính vì vậy mà Alexander
Argyros (1991, 137) đã lưu ý rằng trong một vũ trụ thống trị bởi các hạt
photons ánh sáng, các hạt trọng trường gravitons, và các hạt trung tính
neutrinos, có nghĩa là trong chính cái vũ trụ nguyên khởi kia thì lý thuyết
tương đối đặc biệt gợi ý rằng bất kỳ khác biệt nào giữa trước và sau đều là
không thể. Đối với một hạt chu du với vận tốc ánh sáng hoặc một hạt vượt qua
một khoảng cách lớn trong trật tự độ dài Planck thì mọi sự kiện đều xảy ra đồng
thời. Tuy nhiên tôi không thể đồng ý với kết luận của Argyros cho rằng giải cấu
trúc Derridean vì vậy mà không thể ứng dụng được vào phép tường giải về vũ trụ
luận của vũ trụ tảo kỳ: lập luận của Argyros về hiệu ứng này dựa trên việc sử
dụng tổng thể hoá thì không thể được phép, về phương diện lý thuyết tương đối
đặc biệt [nói theo ngôn từ kỹ thuật là “các tọa độ nón ánh sáng” trong một bối
cảnh mà ở đó lý thuyết tương đối tổng quát không thể thoát ra được]. Để biết
thêm chi tiết về một sai lầm tương tự, nhưng ít ngây thơ hơn, xem Ghi chú 40 ở
bên dưới.
Jean-François Lyotard (1989, 5-6) đã chỉ ra rằng không
chỉ có lý thuyết tương đối tổng quát, mà còn cả bộ môn vật lý học về các hạt cơ
bản hiện đại cũng đều lợi dụng các quan niệm mới về thời gian: Trong vật lý học
và thiên văn học đương đại ... một hạt có một loại ký ức cơ bản và cuối cùng là
một bộ lọc thời gian. Chính vì vậy mà các nhà vật lý học đương đại có khuynh
hướng suy nghĩ rằng thời gian bắt nguồn từ tự thân vật chất, và nó không phải
là một thực thể bên ngoài hoặc bên trong cái vũ trụ có chức năng vận hành nó
thì sẽ thu gom toàn bộ các loại thời gian khác nhau vào một lịch sử phổ quát.
Chỉ có ở một số lĩnh vực nhất định theo nghĩa thông thường – chỉ có tính bộ
phận – thì các tổng hợp mới có thể được thực hiện. Về phương diện này có các
lĩnh vực của quyết định luận trong đó tính phức tạp sẽ ngày càng tăng.
Hơn nữa Michel Serres [1992, 89-91] đã lưu ý rằng lý
thuyết hỗn độn [Gleick 1987] và lý thuyết thấm [Stauffer 1985] đã đặt vấn đề
nghi ngờ khái niệm tuyến tính truyền thống về thời gian: Thời gian không phải
luôn trôi theo một tuyến...hoặc một mặt phẳng, mà theo một đa tạp phức khác
thường cứ như nó chỉ rõ các điểm dừng, các đứt gãy các khoảng lõm [puits – giếng] các phễu gia tốc trội [cheminées
d'accélération foudroyante - ống gia tốc sét], các vết rách, các khe hở,
tất cả đều được đưa ra một cách ngẫu nhiên... Thời gian trôi đi một cách rối
bời và hỗn loạn; nó tràn thấm [Bản dịch của tôi. Cần phải lưu ý rằng trong lý
thuyết các hệ thống động, các “puits”,
giếng là một thuật ngữ kỹ thuật có nghĩa là “chìm xuống”, tức là đối lập với
“trào lên”]. Nhiều tri thức đối với bản chất thời gian thu được từ những ngành
vật lý khác nhau là những minh hoạ thêm cho nguyên tắc bổ sung.
Người ta cho rằng lý thuyết tương đối tổng quát có thể
được đọc như là một cách củng cố thêm cho giải cấu trúc Nietzschean về quan hệ
nhân quả [chẳng hạn xem Culler 1982, 86-88], mặc dù một số nhà tương đối luận
phát hiện ra cách giải thích này là có vấn đề. Ngược lại trong cơ học lượng tử,
hiện tượng này được xác lập một cách khá vững chắc [xem Ghi chú 25 ở trên].
Lý thuyết tương đối tổng quát tất nhiên cũng là xuất phát
điểm cho môn vật lý thiên văn và vũ trụ luận vật lý. Xem Mathews (1991, 59-90,
109-116, 142-163) để biết thêm phân tích chi tiết về các mối liên hệ giữa lý
thuyết tương đối tổng quát (và các thế hệ của nó được gọi là “động học hình
học”) và một thế giới quan sinh thái học. Để biết thêm suy luận của một nhà vật
lý thiên văn theo một tuyến tương tự, xem Primack and Abrams (1995).
Thảo luận với Derrida (1970, 265-266).
Các nhà phê bình cánh tả Gross và Levitt (1994, 79) đã
giễu cợt tuyên bố này, đã cố ý giải thích sai như một xác quyết về lý thuyết
tương đối đặc biệt, trong đó hằng số c Einsteinien (vận tốc ánh sáng trong
chân không) là thuộc về hằng số tiến trình. Không có độc giả nào thông thạo với
vật lý học hiện đại – trừ loại độc giả thiên về hệ tư tưởng – lại có thể không
hiểu được quy chiếu dứt khoát của Derrida vào lý thuyết tương đối tổng
quát.
Luce Irigaray (1987, 77-78) đã chỉ ra rằng các mâu thuẫn
giữa lý thuyết lượng tử và lý thuyết trường trong thực tế là cực điểm của một
quá trình lịch sử bắt đầu bằng cơ học Newtonien: Đột phá Newtonien đã báo hiệu
bước đi mạo hiểm khoa học vào một thế giới mà ở đó tri giác giác quan có ít giá
trị, là một thế giới có thể dẫn đến sự thủ tiêu chính các nguyên tắc về đối
tượng vật lý học: đó là vật chất (bất kể là thuộc tính nào) của vũ trụ và của
các vật thể nào cấu tạo nên nó. Ngoài ra, d'ailleurs, trong chính khoa
học này có tồn tại các chia tách: lý thuyết lượng tử/lý thuyết trường, cơ học
chất rắn/động lực học chất lỏng chẳng hạn. Nhưng tính bất khả tri về vật chất
được nghiên cứu thì lại thường đi cùng với nó cái đặc ân nghịch lý về trạng thái vững chắc trong các phát hiện
và có một độ trễ, thậm chí cả sự từ bỏ việc phân tích về tính vô hạn [l'in-fini]
của các trường lực. Ở đây tôi đã đính chính cách dịch từ “d'ailleurs” có nghĩa là “hơn nữa” hoặc “bên cạnh đó” (không phải
là “tuy nhiên”).
Wheeler (1964).
Isham (1991, sec. 3.1.4).
Green, Schwarz và Witten (1987).
Ashtekar, Rovelli và Smolin (1992), Smolin (1992).
Sheldrake (1981,1991), Briggs và Peat (1984, chương 4),
Granero-Porati và Porati (1984), Kazarinoff (1985), Schiffmann (1989), Psarev
(1990), Brooks và Castor (1990), Heinonen, Kilpeläinen và Martio (1992),
Rensing (1993). Để có cách xử lý chiều sâu nền tảng toán học đối với lý thuyết
này, xem Thom (1975,1990); nhưng để có được một phân tích tóm lược sâu sắc về
các nền tảng của cách tiếp cận có liên quan, xim xem Ross (1991, 40-42, 253n).
Waddington (1965), Corner (1966), Gierer et al.
(1978).
Trước đây một số ngưới đã nghĩ rằng trường phát triển
hình thái có thể được gắn liền với trường điện từ, nhưng giờ đây người ta hiểu
rằng đây chỉ là một ngoại suy gợi ý: xem Shelldrake [1981, 77, 90] để biết rõ
hơn. Chú ý điểm (b) ở dưới.
Boulware và Deser (1975).
Để biết thêm về hiệu ứng “lớp đất mặt”, xem Chomsky
(1979, 6-7).
Để cho công bằng với việc xác lập môn vật lý – năng lượng
– cao, tôi muốn nói rằng cũng có một nguyên do lương thiện trí thức đối với mặt
đối lập của chúng với lý thuyết này: vì nó đặt định một mối tương tác lượng tử
con gắn kết với các mô thức trong suốt vũ trụ, trong thuật ngữ của nhà vật lý
học, đó là một “lý thuyết trường bất định vị”. Giờ đây, môn lịch sử vật lý lý
thuyết cổ điển từ đầu những năm 1800s, từ động học điện tử Maxwell đến lý
thuyết tương đối tổng quát Einstein đều có thể được đọc bằng một ý nghĩa sâu
sắc như là một khuynh hướng trệch khỏi các lý thuyết hành
động-tại-một-khoảng-cách-xa và hướng đến lý thuyết trường cục bộ: theo cách nói
kỹ thuật, là các lý thuyết có thể thể hiện bằng các phương trình vi phân cục bộ
[Einstein and Infeld 1961, Hayles 1984]. Vì vậy một lý thuyết trường bất định
vị dứt khoát ngược hướng với lý thuyết hạt. Một mặt như Bell [1987] và những
người khác đã lập luận một cách thuyết phục, thuộc tính chủ chốt của cơ học
lượng tử chính xác là tính bất định vị
của nó, như được thể hiện trong định lý của Bell và các khái quát hoá của nó
[xem Ghi chú 23, 24 ở trên]. Vì vậy một lý thuyết trường bất định vị, mặc dù
nghịch tai đối với trực giác cổ điển của các nhà vật lý học, nhưng nghe ra vẫn
vừa tự nhiên mà trong thực tế lại còn được ưa
chuộng [và có lẽ thậm chí còn mang tính bắt
buộc nữa?) trong bối cảnh lượng tử. Chính vì vậy mà lý thuyết tương đối
tổng quát là một lý thuyết trường cục bộ, trong khi lý thuyết lượng tử [cho dù
là chuỗi, sóng, hoặc trường phát triển hình thái lại vốn phi cục bộ.
52...topo học
Topo học vi phân là một nhánh của toán học liên quan đến
các thuộc tính của bề mặt (và các đa tạp thứ nguyên bậc cao) không bị tác động
bởi các biến dạng trơn. Vì vậy, các thuộc tính mà nó nghiên cứu lại mang tính
định tính hơn là định lượng và các phương pháp của nó mang tính chỉnh thể hơn
là Cartesien.
Alvarez-Gaumé (1985). Những độc giả linh lợi sẽ để ý thấy
rằng các dị thường trong “khoa học chính thường” lại là vật báo hiệu thông
thường cho sự chuyển đổi hệ mẫu tương lai [Kuhn 1970].
Kosterlitz and Thouless (1973). Sự bùng nổ của lý thuyết
chuyển tiếp giai đoạn trong những năm 1970s có lẽ phản ánh sự nhấn mạnh ngày
càng tăng đối với tính đứt đoạn và gãy vỡ trong văn hoá: xem Ghi chú 81 ở dưới.
Green, Schwarz và Witten (1987).
Một cuốn sách điển hình như vậy là của Nash và Sen
(1983).
Lacan (1970, 192-193), bài giảng năm 1966. Đề có được một
phân tích sâu hơn về cách sử dụng các tư tưởng topo toán học của Lacan, xem
Juranville (1984, chương VII), Granon-Lafont (1985,1990), Vappereau (1985) và
Nasio (1987,1992); bản tóm tắt của Leupin (1991). Xem Hayles (1990, 80) để biết
thêm về mối liên hệ giữa Topo học Lacanien và lý thuyết hỗn độn; thật không may
là bà lại không theo đuổi nó. Cũng nên xem Zizek (1991, 38-39, 45-47) để biết
thêm về các đồng điều học giữa lý thuyết Lacanien và vật lý học đương đại.
Lacan cũng đã sử dụng rất tích cực các khái niệm lý thuyết số lý thuyết tập:
xem chẳng hạn Miller (1977/78) và Ragland-Sullivan (1990).
Trong tâm lý học xã hội tư sản, các tư tưởng topo học đã
được Kurt Lewin khai thác ngay từ những năm 1930s, nhưng công trình này đã bị
chìm nghỉm vì hai lý do: trước hết vì các khái niệm hệ tư tưởng cá nhân luận
của nó; và hai là nó dựa vào topo học tập hợp điểm lỗi mốt mà không phải là
topo học vi phân hiện đại, và lý thuyết tai biến. Liên quan đến vấn đề thứ hai,
xem Back (1992).
Althusser (1993, 50): ``Il suffit, à cette fin,
reconnaître que Lacan confère enfin à la pensée de Freud, les concepts
scientifiques qu'elle exige''.
Thế là đủ cho mục đích này, khi thừa nhận rằng cuối cùng Lacan đã đem lại
cho tư tưởng của Freud những khái niệm khoa học mà nó đòi hỏi. Tiểu luận nối tiếng về “Freud và Lacan” này được xuất bản lần đầu tiên
năm 1964, trước khi công trình của Lacan chạm tới được độ nghiêm nhặt toán học
ở cấp độ cao nhất. Nó được in lại bằng tiếng Anh năm 1969 [New Left Review].
Miller (1977/78, đặc biệt là các trang 24-25). Bài viết
này đã trở nên có một ảnh hưởng lớn trong lý thuyết điện ảnh: xem chẳng hạn
Jameson [1982, 27-28] và các tài liệu tham khảo được dẫn ở đây. Như Strathausen
(1994, 69) đã chỉ rõ, bài viết của Miller kiên định đến với người đọc không
được chuyển đối đầy đủ về phương diện lý thuyết tập hợp. Nhưng nó lại là
một nỗ lực đáng kể. Để có được một giới thiệu lịch lãm về lý thuyết tập, xem
Bourbaki [1970].
Dean (1993, đặc biệt là các trang 107-108).
Lý thuyết đồng điều là một trong hai ngành của trường
toán học được gọi là topo học đại số.
Có thể tham khảo một giới thiệu tuyệt vời về lý thuyết đồng điều, xem Munkres
(1984); hoặc có được lý giải phổ thông, xem Eilenberg and Steenrod (1952). Để
có được cách tiếp cận biện chứng đối với lý thuyết đồng điều, và lý thuyết
đồng-đồng điều nhị nguyên, xem Massey [1978], còn cách tiếp cận điều khiển học
đối với lý thuyết đồng điều, xem Salude i Closa [1984].
Để biết về mối liên hệ của phép đồng điều với các vết
cắt, xem Hirsch (1976, 205-208); và để có được sự ứng dụng vào các trào lưu tập
thể trong lý thuyết lượng tử, xem Caracciolo et al [1983], đặc biệt là việc ứng
dụng. [A1.]
Jones (1985).
Witten (1989).
66.... 5
James (1971, 271-272).
Tuy nhiên cũng rất đáng để lưu ý rằng không gian là không
gian đồng phôi đối với nhóm SO(3) của các đối xứng quay của không gian
Euclidean ba chiều truyền thống. Vì vậy một số khía cạnh của tính Euclid ba
chiều được duy trì (dù dưới dạng đã biến đổi) trong vật lý học hậu hiện đại,
hệt như một vài khía cạnh của cơ học Newtonien được bảo tồn dưới dạng biến đổi
trong vật lý học Einsteinien.
Kosko (1993). Xem Johnson (1977, 481-482) để biết thêm
một phân tích về các nỗ lực của Derrida và Lacan hướng đến việc siêu vượt logic
không gian Euclid.
Cùng tuyến có liên quan trên, Eve Seguin (1994, 61) đã
lưu ý rằng “môn logic học không nói gì về thế giới và các thuộc tính thuộc về
các bản tính của thế giới mà lại không phải là những cấu trúc của tư duy lý
thuyết. Điều này giải thích tại sao vật lý học từ Einstein đã dựa trên các
logic thay thế, chẳng hạn như logic tam trị bác bỏ nguyên tắc cái trung gian bị
loại trừ”. Một công trình tiên phong (và đã bị lãng quên một cách không công
bằng) theo định hướng này, dường như được gợi hứng bởi cơ học lượng tử, là
Lupasco [1951]. Xem thêm Plumwood (1993b, 453-459) để biết về viễn cảnh nữ
quyền luận về các logic không giai cấp. Để có được một phân tích phê phán về
logic không giai cấp này (“logic ranh giới”) và mối quan hệ của nó với hệ tư
tưởng của không gian điều khiển học, xin xem Markley (1994).
Tiểu lụân của Irigaray (1987, 76-77), xuất hiện tại Pháp
năm 1982. Trong đó có viết về théorie des ensembles - lý thuyết tập hợp,
có thể cũng được coi là “lý thuyết tập” và bords - thường được
dịch trong ngữ cảnh toán học là “các ranh giới”. Còn cụm ensembles flous của
bà thì có thể quy chiếu về trường toán học mới “tập mờ” [Kaufmann 1973, Kosko
1993]
Xem, chẳng hạn Hamza (1990), McAvity và Osborn (1991),
Alexander, Berg và Bishop (1993) cùng các tài liệu tham khảo dẫn ở đó.
Green, Schwarz and Witten (1987).
Hamber (1992), Nabutosky và Ben-Av (1993), Kontsevich
(1994).
Trong lịch sử toán học đã có một sự phát triển biện chứng
lâu dài giữa các nhánh “thuần tuý” và “ứng dụng” [Struik 1987]. Tất nhiên, toán
học “ứng dụng” được ban đặc ân về phương diện truyền thống trong bối cảnh này
là những phép ứng dụng làm lợi cho các nhà tư bản hoặc hữu dụng cho các lực
lượng quân sự của họ: chẳng hạn nhiều lý thuyết đã được phát triển chủ yếu là
để cho các ứng dụng trong việc mã hoá và chuyển mật mã [Loxton 1990]. Cũng có
thể xem thêm Hardy (1967, 120-121, 131-132).
Việc biểu hiện ngang bằng toàn bộ các điều kiện ranh giới
cũng được lý thuyết chương trình tự khởi động của nền “dân chủ hạ nguyên tử”
của Chew gợi ý: xem nhập môn của Chew [1977], và xem Morris [1988] và Markley
[1992] để biết thêm về phép phân tích triết học.
Trong một tập hợp đồ sộ của các công trình từ tính đa
dạng của các viễn cảnh tiến bộ về phương diện chính trị, các cuốn sách của
Merchant [1980], Keller [1985], Harding [1986], Aronowitz [1988b], Haraway
[1991] và Ross [1991] là đặc biệt có ảnh hưởng. Cũng có thể xem thêm các tài
liệu dẫn ở dưới.
Madsen and Madsen (1990, 471).
Hạn chế chính của phân tích Madsen-Madsen là ở chỗ về cơ
bản nó là phi chính trị; và không cần phải chỉ ra rằng các cuộc cãi cọ về cái
gì là chân có thể có một tác động sâu xa và đến lượt mình lại chịu tác động sâu
xa đến/bởi các cuộc cãi cọ về các dự án
chính trị. Vì vậy mà Markley [1992, 270] đã đưa ra một vấn đề tương tự với
vấn đề của Madsen-Madsen, nhưng đã dặt nó một cách chính xác vào bối cảnh chính
trị của nó: Các nhà phê bình khoa học cấp tiến tìm cách thoát ra khỏi các câu
thúc của phép biện chứng quyết định luận cũng phải tham gia vào các cuộc khẩu
chiến về chủ nghĩa hiện thực và chân lý để tìm kiếm loại hiện thực nào – hiện
thực chính trị - có thể được cam kết bởi một nỗ lực mang tính đối thoại. Trong
một môi trường tranh luận công khai bằng đối thoại, các cuộc luận chiến về hiện
thực trong khuôn khổ thực tiễn, trở nên không thích hợp. “Hiện thực” cuối cùng
là một cấu trúc lịch sử. Xem Markley (1992, 266-272) và Hobsbawm (1993, 63-64)
để tháo luận thêm về các mối liên quan chính trị.
Madsen và Madsen (1990, 471-472).
78... lý thuyết
Aronowitz (1988b, 292-293) đã đưa ra một phê phán khác
nhẹ hơn, nhưng lại vững chắc và có sức thuyết phục ngang bằng về sắc động học
lượng tử [là một lý thuyết tương tác mạnh của sắc lực, một loại lực cơ bản của
vật lý hạt, mô tả các tương tác của các hạt quarks và hạt gluon tạo ra các hạt
hadron, chẳng hạn như proton, neutron hoặc pion, trong đó hadrons được chia thành
hai họ: một là baryons làm bằng ba hạt quark và hai là mesons làm bằng một hạt
quark và một phản hạt quark – ND*], một loại lý thuyết bá quyền thể hiện các
hạt nhân nguyên tử như là những trạng thái gắn kết vĩnh hằng của các hạt quarks
và gluons: rút ra dựa trên công trình của Pickering [1984], trong giải thích
của mình, Pickering lưu ý rằng: các hạt quarks là tên gọi của một hiện tượng
vắng mặt cố kết với các lý thuyết hạt chứ không phải là với lý thuyết trường,
mà trong mỗi trường hợp nó đều xuất trình các diễn giải khác nhau cho cùng một
quan sát suy luận, mặc dù tính hợp lý thì như nhau. Việc đa số cộng đồng khoa
học chọn một diễn giải này chứ không phải là diễn giải khác chính là một chức
năng ưu tiên của các nhà khoa học đối với truyền thống hơn là hiệu lực giá trị
của diễn giải. Tuy nhiên Pickering đã không lùi đủ xa về lịch sử của môn vật lý
học để tìm lại cơ sở của truyền thống nghiên cứu với việc bắt đầu diễn giải về
hạt quarks. Có thể không tìm được ở bên trong của truyền thống, nhưng trong hệ tư
tưởng khoa học, trong những khác biệt đằng sau các lý thuyết trường so với lý
thuyết hạt chính là những diễn giải đơn giản so với các diễn giải phức tạp,
chính là cái khuynh hướng hướng đến tính xác định chứ không phải là bất định.
Cùng bình tuyến đó, Markley (1992, 269) đã nhận thấy rằng
ưu quyền mà các nhà vật lý học trao cho lý thuyết sắc động học lượng tử chứ
không phải cho lý thuyết chương trình tự khởi động của nền “dân chủ hạ nguyên
tử” của Chew [1977] chính là kết quả của một hệ tư tưởng hơn là các dữ liệu:
Không có gì đáng ngạc nhiên là về phương diện này lý thuyết chương trình tự
khởi động lại rơi vào sự ghẻ lạnh của các nhà vật lý học vẫn đang mải mê tìm
kiếm một Lý thuyết Đại thống nhất [GUT] hoặc Lý thuyêt Mọi thứ [TOE] để lý giải
cấu trúc của vũ trụ. Các lý thuyết bao hàm toàn diện giải thích “mọi thứ” là
các sản phẩm của việc ban đặc ân cho tính cố kết và trật tự trong khoa học
phương tây. Việc lựa chọn giữa lý thuyết chương trình tự khởi động và các lý
thuyết cho mọi thứ mà các nhà vật lý học phải đối mặt trước hết không liên quan
đến giá trị chân lý được các giải thích về các dữ liệu có sẵn ấy đưa ra, mà lại
liên quan đến các cấu trúc tự sự - tính bất định hoặc tất định luận mà các dữ
liệu này được đưa vào xử lý và dựa vào đó để diễn giải. Thật không may là đa số
các nhà vật lý học lại không hiểu rõ được các phê phán sâu cay ấy về một trong
hầu hết các giáo điều ngu trung của họ. Để có thêm một phê phán nữa về hệ tư
tưởng ấn giấu của vật lý hạt đương đại, hãy đọc Kroker et al. (1989,
158-162, 204-207). Phong cách phê phán này đối với khẩu vị dùi đục chấm mắm cáy
của tôi thì rất Baudrillardien, còn nội dung thì [ngoại trừ đôi chút thứ yếu
không chính xác] còn thì đều nhắm đúng mục tiêu.
Ross (1991, 29). Để có được một ví dụ về việc nhu cầu
khiêm tốn nhất này đã điều khiến các nhà khoa học cánh hữu như thế nào cho
thích hợp với chứng mất cảm giác do vỡ nghẽn mạch máu não (“kẻ kinh hoàng Stalinist”
là từ có thể thích hợp), hãy xem Gross and Levitt (1994, 91).
Oliver (1989, 146).
Trong khi lý thuyết hỗn độn đã được các nhà phân tích văn hoá nghiên cứu
sâu sắc, xem chẳng hạn Hayles (1990,1991), Argyros (1991), Best (1991), Young
(1991,1992), Assad (1993) trong số rất nhiều người khác nữa – thì lý thuyết về
các chuyển tiếp giai đoạn lại qua đi mà không để lại được dấu ấn gì đáng kể.
(Một ngoại lệ là thảo luận về nhóm tái bình thường hoá ở Hayles [1990,
154-158]. Đây thật là một điều đáng tiếc, vì tính đứt đoạn và sự xuất hiện của
vô số quy mô là những đặc điểm trung tâm trong lý thuyết này; và có lẽ cũng rất
thú vị khi biết được sự phát triển của đề tài này trong những năm 1970s và sau
đó đã gắn kết như thế nào với các khuynh hướng văn hoá rộng lớn hơn. Vì vậy tôi
gợi ý lý thuyết này như một lĩnh vực kết quả cho công việc nghiên cứu tương lai
của các nhà phân tích văn hoá. Một số định lý về tính đứt đoạn biết đâu lại
thích hợp với phân tích này có thể tìm thấy trong Van Enter, Fernández and
Sokal (1993).
Irigaray (1985), Hayles (1992). Tuy nhiên nên xem Schor
(1989) để biết được một phê phán về sự chiều chuộng thái quá của Irigaray đối
với khoa học (đực quyền) truyền thống, đặc biệt là vật lý học.
Thom (1975,1990), Arnol'd (1992).
Liên quan đến siêu hình học Cartesien/Baconien, Robert
Markley (1991, 6) đã quan sát thấy các Tự sự về tiến bộ khoa học phụ thuộc vào
việc áp đặt các đối lập lưỡng phân – chân/giả, đúng/sai vào tri thức lý thuyết
và thực nghiệm, ban đặc quyền cho nghĩa hơn là âm giọng, hoán dụ hơn là ẩn dụ,
quyền uy độc thoại hơn là đối khẩu, đấu khẩu...Tất cả những nỗ lực ấy nhằm cố
định bản tính đều mang tính cưỡng bức về ý thức hệ cũng như bị hạn chế về
phương diện sống động. Họ chỉ tập trung chú ý vào các hiện tượng trong một phạm
vi nhỏ hẹp – chẳng hạn như động học tuyến tính – là thứ dường như đưa ra những
phương cách thường được ý thức hệ hoá dễ dãi trong việc xây dựng mô hình và
diễn giải mối quan hệ của loài người với vũ trụ. Trong khi quan sát này chủ yếu
được cung cấp thông tin bằng lý thuyết hỗn độn và sau đó bằng cơ học lượng tử
phi tương đối luận – trong thực tế thì nó tóm tắt một cách đẹp đẽ sự thách thức
cấp tiến đối với siêu hình học hiện đại luận được dựng đặt bằng trường hấp dẫn
lượng tử.
Capra (1988, 145). Một tiên báo: Trong trường hợp này tôi
rất nghi ngại về việc Capra sử dụng từ “tuần hoàn”, nếu nó cũng lý giải theo
kiểu nghĩa đen thì có thể thúc đẩy một chủ nghĩa ẩn dật thoái bộ về phương diện
chính trị. Để biết thêm các phân tích về vấn đề này, xin xem: Bohm (1980),
Merchant (1980,1992), Berman (1981), Prigogine và Stengers (1984), Bowen
(1985), Griffin (1988), Kitchener (1988), Callicott (1989, chương. 6 và 9),
Shiva (1990), Best (1991), Haraway (1991,1994), Mathews (1991), Morin (1992),
Santos (1992) và Wright (1992).
Markley (1992, 264). Một chỉ trích thứ yếu: Tôi không rõ
lắm là liệu lý thuyết số phức, một nhánh vẫn còn mới và hoàn toàn tư biện của
vật lý toán phải chấp thuận cùng một hiện trạng tri thức luận như ba ngành khoa
học đã được xác lập một cách vững chắc đã được Markley trích dẫn.
Xem Wallerstein (1993, 17-20) để biết thêm một lý giải
ngoại suy chặt chẽ và sắc bén về việc vật lý học hậu hiện đại phải bắt đầu như
thế nào để vay mượn các ý tưởng từ các khoa học xã hội lịch sử; và xem Santos
(1989,1992) để biết cặn kẽ.
Aronowitz (1988b, 344).
Về vấn đề này, phản hồi của nhà khoa học truyền thống là
ở chỗ công trình không phù hợp với các tiêu chuẩn có tính bằng chứng của khoa
học truyền thống là phi lý về cơ bản,
tức là bị khiếm khuyết về phương diện logic và vì vậy mà không đáng tin cậy.
Nhưng sự bác bỏ này lại không đủ: vì, như Porush [1993] đã quan sát thấy một
cách minh bạch, toán học và vật lý học hiện đại tự thân chấp nhận một sự “xâm
nhập mạnh của cái vô lý” vào cơ học lượng tử và định lý Gödel – mặc dù hoàn
toàn có thể hiểu được, cũng giống như những môn đệ Pythagoreans 24 thế kỷ
trước, các nhà hiện đại luận đã cố gắng trừ yểm yếu tố phi lý không ai muốn này
như là cách tốt nhất mà họ có thể làm. Porush đã mạnh mẽ bào chữa cho một “tri
thức học hậu-duy lý” còn giữ lại được những gì tốt đẹp nhất của khoa học truyền
thống phương Tây, trong khi tạo giá trị hiệu lực cho các cách tìm kiếm tri thức
khác.
Cần phải lưu ý rằng Jacques Lacan, từ một xuất phát điểm
hoàn toàn khác, trước đây đã lâu cũng đã đi tới được một đánh giá tương tự về
vai trò hiển nhiên của tính phi lý trong toán học hiện đại:
Nếu bạn cho phép tôi sử dụng một trong những công thức
đó, là thứ chợt đến với tôi khi tôi viết các ghi chú của mình, thì đời sống con
người đã có thể được xác định như là một phép toán trong đó zero là phi lý.
Công thức này chỉ là một tưởng tượng, một ẩn dụ toán học. Khi tôi nói “phi lý”
thì có nghĩa là không phải tôi đang quy chiếu vào một trạng thái tình cảm bí
hiểm nào đó, mà chính xác là vào cái được gọi là một con số tưởng tượng. Căn
bậc hai của một số âm không tương hợp với bất cứ cái gì phụ thuộc vào trực giác
của chúng ta, bất cứ cái gì hiện thực – theo nghĩa toán học của thuật ngữ đó –
thế nhưng nó vẫn phải được giữ lại cùng với chức năng đầy đủ của nó. [Lacan
(1977, 28-29), nguyên bản là cuộc hội thảo năm 1959.] Để có thêm các suy tư về
tính phi lý trong toán học hiện đại, xem Solomon (1988, 76) và Bloor (1991,
122-125).
Xem chẳng hạn Aronowitz (1994) và thảo luận về vấn đề này
sau đó.
Markley (1992, 271).
Markley (1992, 271). Đồng hành với tuyến này, Donna
Haraway (1991, 191-192) lập luận một cách hùng biện nhằm bảo vệ một nền khoa
học dân chủ bao gồm “các tri thức bộ phận, khả định vị và mang tính phê phán
duy trì khả tính của các mạng quan hệ cần đến tính cố kết bền vững về chính trị
và cùng chia sẻ các câu chuyện về tri thức học” và xây dựng nền móng trên “một
học thuyết và thực tiễn của tính khách quan, là thứ ban đặc ân cho tranh cãi,
giải cấu trúc, cấu trúc nhiệt tâm, các quan hệ mạng và hy vọng về sự chuyển hoá
các hệ thống tri thức và các cách nhìn”. Các ý tưởng này đã được phát triển
tiếp trong Haraway (1994) and Doyle (1994).
Aronowitz (1988b, 351). Mặc dù quan sát này xuất hiện năm
1988, nhưng cho đến nay vẫn tỏ ra là càng ngày càng đúng.
Freire (1970), Aronowitz và Giroux (1991,1993).
Để có thêm ví dụ về bối cảnh cuộc cách mạng Sandinista,
xem Sokal (1987).
Merchant (1980), Easlea (1981), Keller (1985,1992),
Harding (1986,1991), Haraway (1989,1991), Plumwood (1993a). Xem Wylie et al.
(1990) để biết thêm về tiểu sử. Phê phán nữ quyền khoa học, không có gì phải
ngạc nhiên, lâu nay đã là đối tượng của một cuộc phản công quyết liệt của cánh
hữu. Để có thêm ví dụ, xem Levin (1988), Haack (1992,1993), Sommers (1994),
Gross và Levitt (1994, chương. 5) và Patai and Koertge (1994).
97...đáng ngờ
Trebilcot (1988), Hamill (1994).
Ezeabasili (1977), Van Sertima (1983), Frye (1987),
Sardar (1988), Adams (1990), Nandy (1990), Alvares (1992), Harding (1994). Cùng
với phê phán nữ quyền luận, viễn cảnh đa văn hoá đã bị nhạo báng bởi các nhà
phê bình cánh hữu, bằng một cử chỉ hạ mình, mà trong một vài trường hợp gần
giống với chủ nghĩa phân biệt chủng tộc. Xem chẳng hạn Ortiz de Montellano
(1991), Martel (1991/92), Hughes (1993, chương 2) và Gross & Levitt (1994,
203-214).
Merchant (1980,1992), Berman (1981), Callicott (1989,
chương 6 và 9), Mathews (1991), Wright (1992), Plumwood (1993a), Ross (1994).
Xem Wojciehowski (1991) để biết thêm một giải cấu trúc về
phép tu từ Galileo, đặc biệt là xác quyết của ông cho rằng phương pháp khoa học
– toán học có thể dẫn đến một tri thức trực tiếp và đáng tin cậy về “hiện
thực”.
Một đóng góp còn mới mẻ nhưng rất quan trọng cho triết
học toán học có thể được phát hiện trong công trình của Deleuze và Guattari
(1994, chương 5). Ở đây họ đã đưa vào một quan niệm rất sinh lợi về một fonctif,
vừa không phải là một chức năng như fonction, lại cũng vừa không phải có
mang tính chức năng như fonctionnelle, mà là một thực thể khái niệm cơ
bản hơn: Đối tượng của khoa học không phỉ là những khái niệm, mà là những chức
năng được gọi là functives. [p. 117] Cái ý tưởng hiển nhiên là đơn giản
này có những hệ quả tinh tế đến ngạc nhiên và có cánh tay với rất dài; sự diễn
giải của nó đòi hỏi phải có một con đường vòng về lý thuyết hỗn độn [cũng có
thể xem Rosenberg 1993 và Canning 1994]: ...khác biệt trước tiên giữa khoa học
và triết học là thái độ tôn trọng đối với hỗn độn. Hỗn độn được định nghĩa
không quá nhiều bằng sự náo loạn của nó như là bằng vận tốc vô hạn của nó mà
với nó, mỗi hình thức có hình dạng đều biến mất. Nó là một khoảng chân không,
không phải là hư vô, mà là một ảo thực,
chứa toàn bộ các hạt khả thể và có được tất cả các hình thức khả thể, xuất lộ
chỉ để biến mất lập tức, không có tính nhất quán hoặc quy chiếu, không có hệ
quả. Hỗ độn là một vận tốc sinh thành và biến mất vô hạn [pp.
117-118].
Nhưng khoa học, khác với triết học, không thể đương đầu
với các vận tốc vô hạn: Đó là bằng cách làm chậm dần cái mà vật chất đó,
cũng như tư duy khoa học có thể thâm nhập vào nó, nguyên văn thế đấy [sic] bằng các định đề, được hiện thực
hoá. Một chức năng là một Vận-động-chậm-dần. Tất nhiên khoa học luôn có khả
năng tăng được các gia tốc, không chỉ trong sự xúc tác mà bằng các thiết bị gia
tốc hạt và các mở rộng có thể vận động đến các thiên hà xa xôi. Tuy nhiên vận
động chậm dần ban đầu đối với các hiện tượng này không phải là một thời
điểm-zero mà các hiện tượng ấy thay đổi, mà là một điều kiện đồng tồn tại với
sự phát triển tổng thể của chúng. Vận động chậm dần là xác lập một cận trong
hỗn độn mà toàn bộ các vận tốc phụ thuộc, sao cho chúng có thể tạo ra một biến
số được quyết định là trục hoành đồng thời là cận tạo thành một hằng số phổ
dụng không thể vượt qua (chẳng hạn một mức co cực đại). Vì vậy mà các functives
đầu tiên chính là cận và là biến số, và
quy chiếu là một mối quan hệ giữa các giá trị của biến hoặc sâu hơn, mối quan
hệ của biến như là trục hoành của các vận tốc, với cận đó [pp. 118-119, nhấn
mạnh của tôi]. Phân tích khá rắc rối thêm nữa (quá dài nên không dẫn ra đây)
dẫn đến kết luận về tầm quan trọng phương pháp luận sâu sắc cho các khoa học đó
dựa trên cơ sở mô hình toán học: mức độ độc lập tương ứng của các biến số thể
hiện bằng toán khi một trong số đó có khả năng cao hơn cái đầu tiên. Vì vậy mà
Hegel đã chỉ ra rằng tính chất biến đổi hàm số không hạn chế vào các giá trị có
thể thay đổi ( và ) hoặc vẫn không
xác định (a=2b) mà đòi hỏi một trong số các biến phải ở khả năng cao hơn
( ). [p. 122]
(Cần lưu ý rằng việc dịch sang tiếng Anh tình cờ viết thành một
lỗi tức cười, triệt để làm mất hay tính logic trong lập luận của tác giả). Đáng
ngạc nhiên đối với một công trình triết học kỹ thuật, cuốn sách này (Qu'est-ce
que la philosophie? - Triết học là gì?) lại là một cuốn sách ăn khách nhất
ở Pháp năm 1991. Chỉ mới thấy có bản dịch tiếng Anh, nhưng, ái chà, có vẻ như
không hoàn toàn mỹ mãn với Rush Limbaugh và Howard Stern [hãng truyền thông Mỹ,
thu hút hàng chục triệu khách những năm 1990s - ND*] trong danh mục sách ăn
khách nhất ở quốc gia này.
Aronowitz (1988b, 346). Để biết thêm về cuộc công kích
đầy ác ý của cánh hữu đối với tuyên bố này, xin xem Gross and Levitt (1994,
52-54). Xem Ginzberg (1989), Cope-Kasten (1989), Nye (1990) và Plumwood (1993b)
để biết những phê phán nữ quyền tỉnh táo về logic toán truyền thống (nam
quyền), đặc biệt là modus ponens phép khẳng định bằng khẳng định và phép
tam đoạn luận. Liên quan đến modus ponens phép khẳng định bằng khẳng
định cũng có thể xem Woolgar (1988, 45-46) và Bloor (1991, 182); còn liên quan
đến tam đoạn lụân, xem Woolgar (1988, 47-48) và Bloor (1991, 131-135). Để hiểu
thêm về việc phân tích các hình tượng xã hội bằng cách dựa vào các quan niệm
toán học về tính vô hạn, xem Harding (1986, 50). Để thể hiện tính bối cảnh của
các phán đoán toán học, xem Woolgar (1988, 43) và Bloor (1991, 107-130).
Campbell và Campbell-Wright (1993, 11). Xem Merchant
(1980) để biết thêm chi tiết về các đề tài kiểm soát và thống trị trong toán
học và khoa học phương Tây.
Về ghi chú này, tôi xin được đề cập đến bằng cách đưa ra
hai ví dụ về phân biệt đối xử giới tính và về chủ nghĩa quân phiệt trong toán
học mà đối với sự hiểu biết của tôi trước đây đã không được chú ý đúng mức:
Những mối quan tâm đầu tiên mà lý thuyết ngành xử lý xuất hiện ở nước Anh thời
Victoria từ “vấn đề tuyệt diệt của các gia đình” và giờ đây đóng một vai trò
chủ chốt inter alia [không thể so sánh] trong phân tích về các phản ứng
chuỗi hạt nhân [Harris 1963]. Trong một tiểu luận có ảnh hưởng sâu sắc về sau
[và cái từ phân biệt đối xử giới tính ấy là thích hợp) về chủ đề này, Francis
Galton và Đức cha H.W. Watson đã viết (1874): Tình trạng suy tàn của các gia
đình con người chiếm một vị trí rất đáng chú ý trong các thời đại đã qua từng
là một vấn đề nghiên cứu thường xuyên và đã làm nổi lên các phỏng đoán khác
nhau...Có rất nhiều trường hợp khác nhau trong đó các phụ danh đã một thời rất
phổ biến thì nay trở nên rất hiếm gặp hoặc đã hoàn toàn biến mất. Khuynh hướng
đó là phổ biến và để giải thích vấn đề này, người ta đã vội vàng rút ra kết
luận là thuận lợi về vật chất và năng lực tri thức nhất thiết đi kèm với nó
bằng một sự suy giảm “sinh sản”... Chúng ta hãy coi là các khả
năng mà một người đàn ông có 0,1,2,..con trai, v.v...Vậy thì khả năng đó là gì,
trong khi giống đàn ông tuyệt diệt sau r thế hệ, mà phổ biến hơn thì khả
năng cho bất kỳ con số nhất định nào về các dòng dõi của giống đàn ông trong
một thế hệ nhất định là gì? Người ta không thể không bị cuốn hút bởi cái ý
tưởng kỳ quặc cho rằng các giống đực sinh sản vô tính; tuy nhiên quan niệm cổ
điển, chủ nghĩa Darwinism xã hội và sự phân biệt đối xử giới tính trong đoạn
trích này là rất rõ ràng. Ví dụ thứ hai là cuốn sách của Laurent Schwartz năm
1973 về Các phép đo Radon [một nguyên tố hoá học, loại khí phóng xạ do phân
giải radi sinh ra]. Trong khi về phương diện kỹ thuật thì hoàn toàn thú vị,
nhưng cuốn sách lại bị nhiễm đầy thế giới quan phò năng lượng hạt nhân là đặc
trưng của khoa học Pháp từ đầu những năm 1960s. Đáng buồn là cánh tả Pháp, đặc
biệt, nhưng không phải là duy nhất là PCF [Parti communiste français, Đảng cộng
sản Pháp] nhiệt tình một cách truyền thống đối với năng lượng nguyên tử hệt như
cánh hữu vậy [xem Touraine et al. 1980].
Hệt như các nhà nữ quyền tự do thường hài lòng với một
chương trình nghị sự tối thiểu về bình đẳng xã hội và luật pháp cho phụ nữ và
“ủng hộ lựa chọn”, các nhà toán học tự do [và cả một số nhà toán học xã hội]
cũng vậy, họ thường rất hài lòng với công trình theo khung bá quyền
Zermelo-Fraenkel [phản ánh các nguồn gốc tự do thế kỷ XIX, đã tích hợp cả tiên
đề bình đẳng] chỉ được bổ sung bằng tiên đề lựa chọn. Nhưng khung này lại cực
kỳ thiếu sót đối với toán học tự do, như đã được Cohen [1966] chứng minh từ
lâu.
Kosko (1993).
Lý thuyêt các hệ thống mờ chủ yếu được phát triển bởi sự
hợp tác liên quốc gia – trước hết ở Nhật Bản và sau đó là các nơi khác – để
giải quyết các vấn đề thực tiễn của hiệu quả trong tự động hoá thay thế lao
động.
Thom (1975,1990), Arnol'd (1992).
Một khởi đầu thú vị đã được Schubert (1989) thực hiện.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét