Phép
tường giải về Thực tính (II)
Martin
Heidegger
Người dịch: Hà Hữu Nga
Giới thiệu
[1]
Việc đưa ra các câu hỏi; các câu hỏi
không phải là các tư tưởng; các câu hỏi cũng không phải là “các vấn đề” của đời
thường hàng ngày thu lượm được từ các cuộc truyện trò, từ các cuốn sách, hoặc
được phú bẩm với một suy tư sâu xa. Các vấn đề nảy sinh từ cuộc đối đầu với Sachen “vấn đề chủ đề”. Mà vấn đề chủ đề
thì lại chính là da “ở đó” nơi con mắt
thấy.
Theo cách đó thì trong khóa giảng
này cần phải “đặt ra” một số câu hỏi, và càng cần phải thấy rằng ngày nay, việc
đặt câu hỏi đã bỏ qua được thói thời thượng của cái tuyệt kỹ với “các vấn đề”. Hơn
nữa, trong thực tế người ta kín đáo hủy bỏ hoàn toàn việc đặt vấn đề và dốc
lòng gieo trồng đức tính khiêm cung của một niềm tin mù quáng. Người ta tuyên bố
cái linh thánh là luật cơ bản và vì vậy phải được chăm bẵm nghiêm cẩn vì tuổi
tác làm cho nó trở nên mong manh, và bất lực nên mới cần phải như vậy. Người ta
không ủng hộ cái gì khác hơn là vận hành trơn tru một “tuyệt kỹ”! Đã bắt đầu
chín muồi cho việc tổ chức sự dối trá. Triết học diễn giải tình trạng tha hóa này
là “cuộc hồi sinh của siêu hình học”.
Những người đồng hành trong cuộc
kiếm tìm của tôi là Luther thời trẻ
và Aristotle mực thước, là người mà
Luther rất ghét. Những cú não xung Kierkegaard
giáng thẳng vào tôi, còn Husserl thì
làm tôi sáng mắt. Người ta chỉ “hiểu rõ” về một sự vật khi họ gộp nó vào khuôn
khổ của các tác động lịch sử, giả-nhận thức của một lối tò mò diệu nghệ, tức là
việc làm lệch khỏi vấn đề duy nhất được bàn đến trong khóa học này với tư cách
là mục đích cuối cùng cần đạt được. Người ta cần phải làm cho “khuynh hướng nhận
thức” của mình càng dễ càng tốt, để sao cho họ sẽ có thể tự lụi tàn. Chẳng có
gì đáng phải mong đợi ở họ cả. Họ chỉ chăm bẵm cho cái giả trá.
Phần I. Cách diễn giải Dasein hiện hữu trong tính đặc thù của nó
Faktizität Thực tính là
một từ đặc định cho Dasein hiện hữu của “chúng ta”, của “riêng ta”. Chính xác
hơn, cách thể hiện ấy có nghĩa là: trong mọi trường hợp thì cái Dasein hiện hữu-ở
đó ấy trong một khoảng thời gian vào một
thời điểm cụ thể (hiện tượng “mang tính một lúc” cụ thể về thời gian, giống
như “nấn ná” “thêm một lúc”, kẻ kia có đó, ở đó) miễn là thể hiện được đặc
trưng “có đó” theo cách seinsmäßig đang
là. Dasein hiện hữu ở chừng mực đang
là có nghĩa là: không hề, không bao giờ tồn tại ở đó với tư cách là đối tượng của một quan niệm và xác định
trực quan, đơn thuần bằng nhận thức và am hiểu, mà là tự thân Dasein hiện hữu ở đó
“Như thế nào” [bằng cách thức nào] của chính Hữu thể. Cái cách thức “Như thế
nào” ấy của Hữu thể đã khải hiện và xác định cái khả thể tương ứng Hữu thể-chuyển
hiện “ở đó”: để trở thành cuộc sống thực!. Bản thân Hữu thể không bao giờ là đối tượng khả thể
của một cái có nào cả, bởi vì nó ở trong chính nó, cái Hữu thể ấy, tự thân khởi
hiện.
Giống như mọi trường hợp của riêng
mỗi chúng ta, Hiện hữu “Dasein” không có nghĩa là việc tách biệt quá trình
tương đối hóa khải hiện thành các cá thể và vì vậy tự mình salus
ipse trở thành cái cá nhân,
trong khi đó “tính đặc thù” lại chính là phương thức của tồn tại, hiển thị những
cách thức trưởng thành khả thể. Nhưng nó lại không phải là một sự phân biệt phạm
vi trong khuôn khổ của sự tách biệt trái ngược nhau.
Và vì vậy thực có nghĩa là một cái gì đó tự khớp nối bằng đặc trưng Hữu thể hiện
tồn, và tự khớp nối bằng phương cách “là”. Nếu chúng ta coi “sống” là một
phương thức của “Hữu thể” thì “sống thực” có nghĩa là Dasein hiện hữu của riêng
ta với tư cách là ở đó bằng bất kỳ một
Ausdrücklichkeit hiển tính đang là
nào của đặc trưng hữu thể.
Chương I. Phép tường giải
§2. Phép tường giải với các khái
niệm truyền thống: Thuật ngữ Hermeneutik Phép tường giải là để biểu thị một
cách sử dụng thống nhất việc cam kết, cách tiếp cận, thâm nhập, tra vấn, và diễn
giải thực tính. Từ ερμηνευτική hermeneutiké (επιστήμη epistemé khoa học, τέχνη téchné nghệ
thuật) trong tiếng Hy Lạp cổ được cấu tạo bằng danh động từ έρμηνεὐειν giải thích, danh từ έρμηνεἰα sự giải
thích, danh từ έρμηνεὐς người giải thích. Cho đến
nay, từ nguyên của ερμηνευτική hermeneutiké vẫn còn mơ hồ.
[2] Người ta biết rằng nó liên quan đến vị thần có tên Έρμης
Hermes, truyền lệnh sứ của thế giới thần linh.
Một số tài liệu tham khảo có thể
giúp thu gọn phạm vi xác định nghĩa gốc của từ này và cũng giúp hiểu rõ thêm
cách thức thay đổi nghĩa của từ.
Theo Plato thì: οί δἑ ποιηταὶ οὐδἑν
άλλ' ᾒ έρμηνής εἰσίν των
θεών Chỉ có các thi nhân mới là truyền lệnh sứ của Thần linh. Đó chính
là trường hợp của rhapsodes các khúc cuồng tưởng được các thi sĩ dẫn lại như: Οὐκοῦν
έρμηνέων έρμηνής γίγνεσθε Vậy ra các ngươi sẽ không được là
truyền lệnh sứ của các truyền lệnh sứ? Một έρμηνεὐς truyền lệnh
sứ là một người truyền đạt, tuyên thuyết và tường giải cho ai đó về những gì mà
người khác “muốn nói”, hoặc một ai đó đến lượt mình phải chuyển tải, phục hồi sự
truyền đạt, tuyên thuyết và tường giải điều người khác muốn nói ấy. Xem thêm Sophistes 248a5,
246e3: άφερμήνευε, “truyền đạt về” việc tường giải điều mà những người khác “muốn
nói”.
Theaetetus 209a5:
Λόγος = ή της σης διαφορότητος ἑρμηνεία Ngôn trí = cách thể hiện những khác biệt. Tường giải
là làm hiển lộ những khác biệt, và những gì liên quan đến cái chung, [Theaetetus
163c: những gì mà chúng ta nhận thức được về các từ và những gì mà người diễn
giải về chúng truyền đạt] – không phải là nhận thức mang tính lý thuyết, mà là “ý
nguyện”, khát vọng và những thứ tương tự, Hữu thể, tồn tại, tức là Phép tường
giải chính là làm hiển lộ Hữu thể như một hiện hữu cho - [tôi].
Aristoteles: τη γλώττη (καταχρήται ή
φύσις) ἑπί τε την γεῦσιν και την διάλεκτον, ών ή μἑν γεῦσις ἀναγκαῖον (διό και πλείοσιν ῠπἀρχει),
ή δ’ ἑρμηνεία ενεκα τοῦ εὖ
[4]: Chúng hữu sinh sử dụng lưỡi để nếm cũng như để chuyện trò, trong đó hành
vi nếm là cách xử lý cần thiết, vì vậy mà hầu hết chúng hữu sinh đều có), việc
quần tụ và trao đổi với nhau về một điều gì đó là để gìn giữ sự tồn tại đích thức của chúng hữu sinh trong thế giới của
mình, và bằng cách thức của mình. Ở đây Ερμηνεία chỉ là để thể hiện διάλεκτος cuộc chuyện trò nhẹ nhàng, nhưng lại là cách thức
thể hiện thực sự về ngôn trí và câu truyện ấy lại liên quan đến δηλοΰν [.] τὁ
συμφέρον καἱ
τὁ βλαβερόν
[5] thứ diễn ngôn “làm cho các hiện hữu
khải hiện, dễ tiếp cận đối với việc
nhìn nhận và có được chúng theo thiện tính và bất thiện tính của chúng” [5].
Xem thêm έρμηνεύειν; Philostratus
[6]. Simplicii in Aristotelis Phýicorum Commentaria [7]. Pericles in Thucydides:
καίτοι έμοἱ τοιούτω
ἀνδρὶ ὀργίξεσθε δς οὐδενὁς
οΐομαι ἥσσων
εῗναι γνῶναί τε τά δέοντα καί φιλόπολίς τε καί ἑρμηνεῦσαι
ταῦτα, φιλόπολίς τε καί χρημάτων κρείσσωνa
Nhưng còn ta, người mà ngươi tức giận, ta
cũng sành sỏi như bất cứ kẻ nào mà ta cho là có biết và tuyên thuyết được về các cách thức đúng đắn, và
ta còn vừa là một đồng bào thiện hảo, lại vừa vượt
lên trên tác động của đồng tiền [8]. Aristoteles: λέγω δέ,.., λέξιν εῗναι την διὰ της ονομασίας ἑρμηνείαν Ta muốn nói rằng ... chính ngôn ngữ đó làm
cho một điều gì đó trở nên hiển hiện với các từ [9].
Trong
số các “văn bản” của Aristotle, có một tác phẩm đã được lưu truyền với tiêu đề Περί
ἑρμηνείας [On Interpretation]
Về Diễn giải. Nó giải quyết vấn đề λόγος ngôn trí trong việc thực hiện cơ bản hành động khai mở và tìm hiểu
chúng hữu sinh. Tiêu đề của văn bản này hoàn toàn phù hợp với những gì đã được
lưu ý ở trên. Tuy nhiên văn bản thì được giới thiệu dưới tiêu đề trên, nhưng cả
Aristotle lẫn các môn đệ trực tiếp của ông trong nhóm Peripatos*
thì lại không được đề cập. Nó được lưu
truyền với tư cách là một “bản thảo chưa hoàn thiện” và “không có tiêu đề” của
Aristotle cho các môn đệ của ông. Vào thời Ανδρονικος ο Ροδιος** Andronicus οf Rhodes, năm 60 TCN, thì tiêu đề trên
đã được sử dụng. Khi khẳng định tính đáng tin cậy của văn bản dựa trên những cơ
sở vững chắc, H. Meier cho rằng tiêu đề trên xuất hiện sớm nhất ở thế hệ môn đệ
đầu tiên của trường phái sau Theophrastus and Eudemus [10].
Trong
bối cảnh hiện nay thì cái từ làm tiêu đề công trình nghiên cứu của chính Aristotle
chỉ có tầm quan trọng về phương diện ý nghĩa lịch sử mà thôi. Quyền lực của diễn
ngôn luôn là thứ để mở cho đến khi hiện hữu hiển lộ. Theo nghĩa đó, λόγος ngôn
trí liên quan đến cái mà nó thực hiện thì lại có khả tính riêng của άληθεύειν
khải tính, vốn bị che đậy, đã được làm hiển lộ, có mặt ở đó. Vì văn bản của
Aristotle giải quyết toàn bộ vấn đề này, nên nó đã được gọi một cách chính xác là
Περί ἑρμηνείας [On Interpretation] Về Diễn giải.
Đối
với người Byzantines thì nghĩa ấy của άληθεύειν đã trở nên phổ biến và nó cũng
tương hợp với động từ “nghĩa là, có nghĩa là” ngày nay, một từ, hoặc một tập hợp
từ muốn nói về một cái gì đó, “có nghĩa”. [Platonism về nghĩa có nguồn gốc từ
đây]
Philo
mô tả Moses là έρμηνεύς θεοῦ truyền
lệnh sứ của Thượng đế [11].
Aristeas Ἀριστέας, thi sĩ nửa phần huyền thoại Hy Lạp,
khoảng thế kỷ 7 TCN viết: τὰ των Ἰουδαίων γράμματα “έρμηνεἰας προσδεῖται” Các văn bản của
người Do Thái “cần phải được dịch”, “diễn giải” [12]. Dịch có nghĩa là làm cho
cái được thể hiện bằng một ngôn ngữ kẻ ngoại có thể tiếp cận được bằng ngôn ngữ
của kẻ nội ta, vì lợi ích của kẻ nội ta. Sau đó trong các nhà thờ Thiên chúa
giáo thì έρμηνεἰα việc
diễn giải nghĩa đã trở thành công việc chú giải enarratio tối đa: ερμηνεία
εις την ὀκτἀτευχον - chú giải về
Tám bộ kinh. Bình chú, diễn giải là theo đuổi việc phát hiện nghĩa đáng tin cậy
trong một văn bản và mở đường cho việc tiếp cận dễ dàng với nghĩa của văn bản, theo
nghĩa đó ερμηνεία = ἐξήγησις diễn giải có
nghĩa là bình chú.
Thánh
Augustine đã đưa ra phép tường giải đầu tiên bằng một phong cách lớn: Homo timens
Deum, voluntatem ejus in Scripturis sanctis diligenter inquirit. Et ne amet certamina,
pietate mansuetus; praemunitus etiam scientia linguarum, ne in verbis locutionibusque
ignotis haereat; praemunitus etiam cognitione quarumdam rerum necessariarum, ne
vim naturamve earum quae propter similitudinem adhibentur, ignoret; adjuvante
etiam codicum veritate, quam solers emendationis diligentia procuravit: veniat
ita instructus ad ambigua Scripturarum discutienda atque solvenda [13].
"Con
người cần phải diễn giải được các đoạn Kinh thánh kín nhiệm bằng các điều khoản
sau: trong niềm kính sợ Chúa, bằng cách chú mục khải huyền ý Chúa trong Kinh
thánh; giáo dục thấu triệt lòng sùng mộ Chúa vì sợ rằng kẻ kia sẽ lấy làm thích
thú với việc tranh cãi bằng từ ngữ; phải được trang bị tri thức ngôn ngữ vì sợ
rằng kẻ kia sẽ lấp lửng với những từ ngữ xa lạ; phải được cung cấp tri thức về
các đối tượng, sự kiện tự nhiên làm minh họa, vì sợ rằng kẻ kia sẽ phán quyết
sai trái sức mạnh của bằng chứng; phải được gia hộ bằng chân lý chứa trong các Kinh
văn...” [13].
Vào thế kỷ 17, chúng ta bắt gặp
cái tiêu đề Hermeneutica sacra – Phép tường giải linh thánh cho cái được
gọi bằng cách khác là Clavis Scripturae sacrae [14] [Chià khóa Kinh thánh,
Isagoge ad sacras literas [15] Nhập môn Kinh thánh, Tractatus de
interpretatione [l6] Chuyên luận về Diễn giải, và Philologia sacra [l7] [Triết
học Linh thánh].
________________________________________
Nguồn: Heidegger M.1923. Ontologie (Hermeneutik der Faktizität),
Gesamtausgabe, Abteilung: Vorlesungen, Band 63, Frühe Freiburger Vorlesung
Sommersemester, Herausgegeben von Käte Bröker-Oltmanns, Vittorio Klostermann
Frankfurt Am Main, Germany.
Tác giả: Martin Heiderger, triết gia lỗi
lạc của Đức, sinh ngày 26/9/1889, mất ngày 26/5/1976. Là học trò của Husserl và
chịu ảnh hưởng của triết học Brentano, kế tục Husserl giảng dạy triết học tại
đại học Freiburg, và trở thành hiệu trưởng của đại học này năm 1933-1934. Các
tác phẩm tiêu biểu của ông là Hữu thể và Thời gian xuất bản năm 1927; Kant
và vấn đề siêu hình học, Nhập môn siêu hình học năm 1935, Học
thuyết Plato về chân lý, 1942; Thư về chủ nghĩa nhân đạo, 1947…vv.
Ghi chú của người dịch:
* Peripatos περίπατος
là tên gọi trường phái triết học của Aristotle, được đặt theo tên địa điểm mà
người sáng lập trường phái truyền dạy tri thức, trong trường hợp này thì περίπατος có nghĩa là Phòng giải lao, mà từ nguyên là peripatoi
περίπατοι những chiếc cột trong sảnh đường của Trường Λύκειον Lykeion - Lyceum
ở Athens, nơi các thành viên trường phái gặp gỡ. Sau đó các môn đệ của trường phái
này bị gán cho cái tên sai lệch là peripatetikos περιπατητικός trong khi đó
nguyên nghĩa của từ chỉ trường phái trên là περιπατεῖν peripatein có
nghĩa là du tưởng. [Stattdessen müsse es vom
Substantiv (περίπατος) abgeleitet werden. Vgl. A. Busse: Peripatos und die
Peripatiker. In: Hermes. Zeitschrift für klassische Philologie. Bd.
61, 1929, S. 335–342].
** Ανδρονικος ο Ροδιος Andronicus ο Rhodes [Ρόδος], năm 60 TCN, là một triết gia Hy
Lạp người đảo Rhodes, ông cũng là người đứng đầu trường phái Peripatos, và nổi tiếng nhất với việc công bố
một tuyển tập mới các công trình của Aristotle, làm cơ sở cho các văn bản còn
lại đến ngayfd nay.
Ghi chú
[1]
Titel von Heidegger. Das »Vorwort« wurde im Kolleg nicht vorgetragen.
[2] Vgl. É. Boisacq, Dictionnaire estymologique. Heidelberg –
Paris 1916, S.282 f.
[3] Ion 534 e, Oxford (Burnet) 1904.
[4] a.a.O., 535 a.
[4] De Anima Β 8, 420 b 18 sqq.
[5] Politik A 2, 1253 a 14 sq.
[6] De Vitis Sophistarum ed. C. L. Kayser.
Leipzig 1871, Vol. II, S. 11, Z. 29. In: H. Diel, Die Fragmente der
Vorsokratiker. Berlin 1912, Bd. II, S. 235, Z. 19.
[7]. Ed. H. Diels.
Commentaria in Aristotelem Graeca. Berlin
1882, S. 329, Z.20.
[8]. De bello
Peloponnesiaco, ed. G. Boehme. Leipzig 1878, Bd. II, 60 (5), S. 127.
[9]. Poetik 6, 1450 b 13 sq.
[10] Die Echtheit der Aristotelischen Hermeneutik. In:
Archiv für Geschichte der Philosophie 13, NF. 6 (1900), S. 23-72.
[11] De vita Mosis III, 23 (II, 188). Opera IV, ed. L. Cohn. Berlin
1902, S. 244.
[12] Ad Philocratem epistula, ed. P.
Wendland. Leipzig 1890, S. 4, Z.
3.
[13] De doctrina christiana.
Patrologia latina, ed. Migne (i. w. zit.:
Migne) XXXIV. Paris 1845, Liber III, cap 1,1, S. 65.
[14]
M. Flacius IIyricus, Clavis scripturae sanctae seu de sermone sacrarum
literarum. Basel 1567.
[15] S. Pagnino, Isagogae ad
sacras literas Liber unicus. Köln 1540 u. 1542.
[16]
W. Frantze, Tractatus theologicus novus et perspicuus de interpretatione
sacrarum macxime legitima scripturarum Wittenberg 1619.
[17] S. Glass, Philologia sacra,
qua totius V. et Ν. T. scripturae tum stylus et genuinae interpretationis litteratura,
tum sensus et ratio expenditur. Jena 1623.