Powered By Blogger

Thứ Tư, 6 tháng 3, 2013

Ngôn ngữ học Xã hội Trung Taic [3] Khu tự trị Vân Sơn, Trung Quốc (I)



Ngôn ngữ học Xã hội Trung Taic [3] Khu tự trị Vân Sơn, Trung Quốc (I)

Eric C. Johnson, 王明富 Wang Mingfu

Người dịch: Hà Hữu Nga


Giới thiệu

Người Tráng là dân tộc thiểu số (DTTS) lớn nhất ở nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, với số dân là 16 triệu người theo tổng điều tra dân số năm 2000 (National Bureau of Statistics 2003 - Tổng cục Thống kê Quốc gia 2003). Trong đó có khoảng 1/3 số người nói các phương ngữ “Nam Tráng”, có nghĩa là các phương ngữ Trung Taic [3], 2/3 còn lại nói tiếng “Bắc Tráng”, hoặc các các phương ngữ Bắc Taic. Có hơn 1,1 triệu người Tráng sống tại tỉnh Vân Nam, và hơn một nửa dân số ấy nói các phương ngữ Trung Taic [3]. 

Mặc dù ngữ hệ Tai [3] với tư cách tổng thể, là một chủ đề của rất nhiều công trình nghiên cứu tại Thái Lan, Trung Quốc và những nơi khác trong thế kỷ qua, nhưng vẫn còn rất nhiều việc phải làm. Trước khi mất vào năm 1987, nhà ngôn ngữ học lớn người Mỹ gốc Trung Quốc 李方桂 Lý Phương Quế [Li Fang kuei] đã viết:  

Nhu cầu khảo sát ngôn ngữ học: Có những lĩnh vực quan trọng về các ngôn ngữ Tai, nhưng chúng ta lại thiếu thông tin. Một số vùng chúng ta không thể đến để khảo sát được, trong khi đó chúng ta lại rất cần các mô tả về nhiều ngôn ngữ và phương ngữ chủ chốt. Tất nhiên ngày càng có nhiều công trình công bố về các ngôn ngữ và phương ngữ này, nhưng chúng ta vẫn cần nhiều hơn nữa.  

Việc nghiên cứu các ngôn ngữ Tai trước đây ít nhiều được định hướng bởi các quan điểm về tiếng Xiêm, là ngôn ngữ chuẩn của Thái Lan. Trong khi đó các ngôn ngữ Tai ở Trung Quốc vẫn thường được coi là các ngôn ngữ hoặc các phương ngữ khác thường, và vẫn rất ít được biết về chúng, mặc dù mới đây đã có những công trình nghiên cứu tốt. Việc nghiên cứu các ngôn ngữ Tai với tư cách là một tổng thể phải đặt tư liệu ngôn ngữ học từ Trung Quốc ngang bằng với mức độ tư liệu ngôn ngữ học Xiêm, Lào, hoặc Shan [Li 1992].  

Chắc hẳn Lý sẽ rất vui khi biết rằng các công trình nghiên cứu mới (và cả các công trình trước đây chưa được công bố) về các ngôn ngữ Taic Trung Quốc đã được công bố trong hai thập kỷ qua; tuy nhiên, chúng ta vẫn rất cần phải bổ sung tri thức về ngữ hệ Tai từ các ngôn ngữ còn ít được biết đến. Các ngôn ngữ Trung Taic của Vân Nam vẫn còn lại một vài ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Tai ít được nghiên cứu, vì vậy công trình nghiên cứu này sẽ nỗ lực công bố những dữ liệu sơ bộ về các ngôn ngữ ấy.

Các dữ liệu nghiên cứu được trình bày ở đây là thành quả của dự án hợp tác nghiên cứu chung giữa Hội Nghiên cứu Khu Tự trị Miêu – Tráng Vân Sơn, và Uỷ ban Dân tộc với Nhóm Đông Á thuộc Viện Nghiên cứu Mùa hè về Ngôn ngữ Quốc tế [SIL International’s East Asia Group]. Công trình nghiên cứu này được tiến hành tại một số địa phương thuộc Khu Tự trị Miêu – Tráng Vân Sơn thuộc tỉnh Vân Nam từ 2005 – 2007. Các nhà nghiên cứu chủ chốt gồm có Vương Minh Phú, nhà dân tộc học thuộc Hội Nghiên cứu Khu Tự trị Miêu – Tráng Vân Sơn (là người trực tiếp nói ngôn ngữ Nông Tráng) và Uỷ ban Dân tộc, Eric và Susanne Johnson, hai nhà ngôn ngữ học của SIL International’s East Asia Group. Các mục tiêu nghiên cứu bước đầu bao gồm:

1. Xác định tính khả thi trong việc sử dụng ngôn ngữ Nông Tráng [1] (硯廣壯語南部方言– Nghiễn Quảng Tráng ngữ Nam bộ Phương ngôn) như là một phương ngữ tham chiếu để đáp ứng các nhu cầu phương ngữ của toàn bộ những người nói ngôn ngữ Trung Taic Vân Sơn (Nam Tráng, kể cả những người được gọi là 布泰 Bố Thái, Bố Thổ, 布儂 Bố Nông. [2]

2. Hiểu được mức độ sinh tồn bản làng của hai phương ngữ Nam Tráng, Vân Nam, sự quan tâm của người nói tiếng Nam Tráng ở Vân Nam đối với quá trình phát triển của ngôn ngữ Tráng (chẳng hạn như mức độ biết đọc biết viết, việc giáo dục song ngữ với các phương tiện truyền thông bằng ấn phẩm và không ấn phẩm bằng tiếng Tráng) và khả năng phát triển ngôn ngữ Nam Tráng. 

Để thực hiện được các mục tiêu này, chúng tôi đã sử dụng một số công cụ: bảng hỏi về ngôn ngữ học xã hội, quan sát, thực nghiệm nghe hiểu, và khảo sát danh mục từ. Các tiểu tiết khác về việc sử dụng ngôn ngữ, sức sống và mức độ dễ hiểu của phương ngữ sẽ dựa vào dữ liệu tìm được bằng các công cụ này nhằm đạt được các mục tiêu trên và trả lời được câu hỏi nghiên cứu: Các phương ngữ nào thuộc nhóm Trung Taic Vân Sơn (Nam Tráng) là cơ sở cho việc tiếp tục phát triển cốt để sử dụng các nguồn lực một cách hiệu quả nhất phục vụ được nhiều nhất những người cần các nguồn lực thông qua các loại hình nói và viết ngôn ngữ của họ? (Các dữ liệu thu thập được bằng khảo sát mục từ sẽ được phân tích trong một bài viết riêng, Johnson 2010, sẽ công bố).

1.1. Các ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Taic

Nhóm các ngữ hệ Tai [3] trải dài từ đông bắc Ấn Độ ở phía Tây, xuống đến Myanmar, Thái Lan, Lào, Việt Nam và ngược lên xuyên qua các tỉnh Vân Nam, Quảng Tây, Quý Châu và Quảng Đông, Trung Quốc, và cả một số làng trên đảo Hải Nam. Có hơn 80 triệu người nói các ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Taic (Li and Solnit 2002), trong đó lớn nhất là nhóm nói ngôn ngữ Thái ở Trung Thái Lan. Ở Trung Quốc, hầu hết những người thuộc các nhóm dân tộc Tráng, Thái và Bố Y nói các ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Taic.

Cấp phân loại cao hơn đối với các ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Taic vẫn còn là một chủ đề nghiên cứu với những lý thuyết khác nhau đã được đề xuất. Quan điểm truyền thống quay lại với Lacouperie (1886), nhà ngôn ngữ học đầu tiên đã đồng nhất các ngôn ngữ Tai thành một nhóm riêng biệt, có nghĩa là các ngôn ngữ Taic bằng cách nào đó đã gắn liền với ngữ hệ Hán - Tạng. Trước tiên, đây là quan điểm của nhà ngôn ngữ học lớn Lý Huệ Phương. Ông đã công bố công trình tái cấu trúc Proto-Tai vào năm 1977, [4] và hầu hết các học giả trong giới ngôn ngữ học Trung Quốc ngày nay vẫn giữ quan niệm chung nhất ấy, chẳng hạn như 羅美珍 La Mỹ Trân - Luo Meizhen (1992); quan điểm này dựa trên một số lớn các từ cùng gốc trong một ngữ vựng chủ chốt và dường như có sự phát triển tương đồng về ngữ âm. Năm 1942, Paul Benedict đã làm rung chuyển trí tuệ truyền thống bằng đề xuất cho rằng ngôn ngữ Tai gắn liền với các ngôn ngữ Nam Đảo, chẳng hạn như Indonesian, hơn là gắn với tiếng Hán, cũng như một loạt các ngôn ngữ khác thuộc nam Trung Quốc được ông nhóm lại dưới cái tên “Kadai”. Trong khi việc nhóm Tai với Kadai được chấp nhận khá thuận lợi thì việc gắn với Indonesian lại không đơn giản như vậy. Một số nhà ngôn ngữ học tin vào số lượng lớn các từ tương đồng của Benedict và vẫn tiếp tục kết nối các nhóm khác vào ngữ hệ “Austro-T(h)ai”, chẳng hạn như Hmong-Mien và Nhật Bản. Tuy nhiên, những người khác, chẳng hạn như Gedney (1977) vẫn không tin khi dẫn những xuất phát điểm của Benedict bằng phương pháp so sánh lịch sử đã được xác lập. Gedney cảm thấy rằng trong khi các ngôn ngữ Tai có thể được kết nối một cách đáng tin cậy với các ngôn ngữ thuộc 侗水 Đồng – Thủy cũng như một vài ngôn ngữ thuộc đảo Hải Nam (chẳng hạn như 臨高 Lâm Cao/Be và Lê/Hlai) bằng các thao tác phân loại so sánh vẫn được chấp nhận theo truyền thống, thì vẫn chưa có đủ bằng chứng để phân loại ở cấp cao hơn. Bài viết cho Bách Khoa thư Encyclopedia Britannica của Li và Solnit về các ngôn ngữ Tai tóm tắt mối quan hệ giữa Tai với các ngữ hệ khác như sau:

“Trước đây người ta cho rằng Tai và các nhóm có liên quan đều thuộc về ngữ hệ Sino-Tibetan vì sự tương đồng của các hệ thống âm vị học (nhất là tiếng nói) và nhiều mục từ chung với chữ Hán. Nhưng nhiều mục từ lại không có họ hàng gì với chữ Hán và, vì các mục từ này bao gồm cả sự ưu trội của vốn từ vựng cơ bản nhất, mà một ngữ chi Sino-Tibetan không thể tồn tại được. Việc ganh đua đề xuất đã kết nối Tai và các họ hàng của ngữ hệ này với Austronesian, nhưng sự kết nối này vẫn không đứng vững được để làm thỏa mãn hầu hết các học giả. [Li and Solnit 2004]

Bất kể các quan điểm của ai về các cấp độ phân loại cao hơn thì người ta vẫn chấp nhận một cách rộng rãi rằng các ngôn ngữ Tai về phương diện lịch sử đều có liên quan với nhóm Kiềm [Kam] (Đồng), Thủy (Đồng), Be (臨高 Lâm Cao), Lê (Hlai), và có lẽ còn một nhóm thuộc các ngôn ngữ nhỏ hơn như Yang-Biao** hoặc Ge-Yang** (Li Jinfang 1997), một nhóm bao gồm các ngôn ngữ nhỏ tại Quảng Tây, Vân Nam và bắc Việt Nam như Ngật Lão, La Quả (Pu Péo), La Chí, Bố Ương, ...v.v. Các ngôn ngữ này được gọi là ngữ hệ Kam-Tai hoặc Tai-Kadai. Một số người, chẳng hạn như Gordon (2005) coi Kam-Tai bao gồm Kam – Sui (Kiềm - Thủy) và Be – Tai, cũng như một vài nhóm bên ngoài như Lakkia, nhưng với tư cách là tập con của Tai – Kadai, còn bao gồm cả nhóm Yang-Biao (Ge-Yang); vì vậy phân loại Nam Tráng của Gordon là: Tai-Kadai, Kam-Tai, Be-Tai, Tai-Sek [石语 – Thạch ngữ], Tai, Trung tâm.
     
Việc phân chi trong “ngữ hệ” Tai còn gây nhiều tranh cãi. Vào đầu năm 1959, Li đã đề xuất chia thanh ba chi Taic gồm Tây Nam Taic, Trung Taic và Bắc Taic (Li 1959, 1960). Trong khi đó vẫn có những tranh luận về việc liệu có nên coi ba chi này có chiều sâu thời gian ngang bằng nhau hay không, với quan niệm cho rằng mới đây đã có sự chia tách thêm giữa hai chi Nam và Bắc, chứ không phải là chia tách với chi Tây Nam, vì mục đích thực tiễn, nên ba loại hình này đã chứng tỏ là hữu dụng cho việc nhận thức về những tương đồng và khác biệt về âm vị học và từ vựng. Tất nhiên một vấn đề lịch sử vẫn còn chưa được làm sáng tỏ do những tình huống tiếp xúc phức tạp mà những nhóm người nói ba loại hình ngôn ngữ này đã tự phát hiện ra thông qua hầu như toàn bộ lịch sử ngôn ngữ. Hầu hết các ngôn ngữ Tây Nam Taic chịu ảnh hưởng nặng bởi các ngôn ngữ Phật giáo, Pali và Sanskrit, và kết quả đã thấy rất rõ sự vay mượn trong những lĩnh vực nhất định, cũng như việc sử dụng hệ thống chữ viết của ngôn ngữ Pali (Zhou and Luo 1999:326ff.). Các ngôn ngữ Bắc Taic đã tiếp xúc với các ngôn ngữ Hán trong hàng thiên niên kỷ khi đã có hầu hết các ngôn ngữ Taic, mặc dù một số ngôn ngữ cũng đã tiếp xúc với ngôn ngữ Việt Nam. (Các văn hóa Bắc và Trung Taic không bị ảnh hưởng nhiều của Phật giáo स्थविरवाद Theravada 上座部 Thượng Tọa bộ], và vì vậy mà không sử dụng các hệ thống chữ viết dựa trên văn tự Pali). Một số nhóm nói ngôn ngữ Bắc và Trung Taic vẫn tiếp xúc hàng ngày với nhau (chẳng hạn như ở các huyện Quảng Nam và Phú Minh thuộc tỉnh Vân Nam, và dọc theo sông 左江 Tả Giang, 甬江 Dũng Giang  ở Tây Nam Quảng Tây) và tất nhiên là nhiều ngôn ngữ cũng đã tiếp xúc với các ngôn ngữ Tạng Miến, Hmong Miến, và Mon - Khmer. (Để biết các thảo luận chi tiết, xem Luo 1997; Edmondson and Solnit 1997.)

Từ cuối những năm 1950, ở Trung Quốc, những người nói hầu hết các ngôn ngữ Trung Taic đều được nhóm lại thành dân tộc Tráng cùng các nhóm nói ngôn ngữ Bắc Taic sống ở Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông và Hải Nam. Nhóm nói tiếng Bắc Taic thuộc Quý Châu được xác định là một tộc người 布依 Bố Y riêng biệt, trong khi những người nói ngôn ngữ Nam Taic lại là dân tộc Thái. Trong các công trình bằng tiếng Trung Quốc, các ngôn ngữ Trung Taic còn được gọi là “phương ngữ Nam Tráng” [5], ngược lại những người nói các ngôn ngữ Bắc Taic lại được phân loại là “phương ngữ Bắc Tráng”.

Có một vài khác biệt nổi bật về ngữ âm học giữa “Nam Tráng”, có nghĩa là các ngôn ngữ Taic Trung tâm và các ngôn ngữ ngày nay gọi là “Bắc Tráng” và “Bố Y” (Bắc Taic). Các loại hình Nam Tráng vẫn duy trì một sự trái ngược giữa các âm tắc của “h” bật hơi và “h” không bật hơi, ngược lại Bắc Tráng và Bố Y lại kết hợp các âm tắc đó. [6] Nam Tráng cũng giữ lại một loại âm tắc ở miệng hoặc âm tắc mũi cộng thêm các tập hợp các phụ âm nước, ngược lại ngôn ngữ Bắc Tráng và Bố Y lại bỏ mất các âm tắc tiền-nước này (vì vậy mà các tập hợp nguyên-Taic này thường được phát âm “giống r” chẳng hạn như [ɣ] trong các ngôn ngữ Taic Bắc Tráng. Thêm vào các đổi mới âm vị học này còn có các từ vị cùng gốc được phát hiện trong hai ngữ chi, nhưng có vẻ đã bị mất trong ngữ chi thứ ba.  

Tuy nhiên chúng ta cũng cần phải cẩn thận để tránh phân chia quá nhiều trong ba ngữ chi theo địa lý này, vì việc phân chia ấy chủ yếu dựa trên các đặc điểm âm vị học và ngữ vựng. Như Lý đã thừa nhận “chưa hề cố thử giải quyết vấn đề hình thái học hoặc cú pháp” (1977: xv). Lý đã chỉ ra rằng mặc dù các ngôn ngữ Trung Taic và Tây Nam dường như thường tương tự với nhau về phương diện âm vị học hơn so với các ngôn ngữ Bắc Taic, bằng cú pháp hạn chế, ông đã nghiên cứu, thì đại diện Trung Taic, 龍州 Long Châu, hình như lại giống với đại diện Bắc Taic, 剝隘 Bác Ải hơn là với đại diện Taic Tây Nam của ông là tiếng Xiêm (Trung Thái Lan) (1977: xvi). Edmondson (1994:164) đã đồng nhất một vài mô thức lịch sử biến đổi âm vị học dường như đã vận động cắt qua cả các phương ngữ Nam Tráng và Bắc Tráng, để rồi ông đi đến kết luận rằng “việc phân chia nam – bắc là một bức tranh quá đơn giản hóa lịch sử ngôn ngữ học Tráng”. Lý cũng nhận thấy rằng những ngôn ngữ bất kỳ trong các vùng gần kề với ngữ chi Taic khác cho thấy các loại hình ngữ vựng không điển hình do ngữ chi đó thể hiện, chẳng hạn nhóm ngôn ngữ mà Lý gọi là “T’ienpao” (có lẽ là Thiên Bảo, 德保 huyện Đức Bảo, Ương Tráng) được phân loại là Trung Taic về phương diện âm vị học, có một số hình thái từ vựng thường chỉ được phát hiện trong các ngôn ngữ Bắc Taic (1977: xiv).

Trương và cộng sự cũng nhận định rằng ngữ vựng Nam Tráng tương đồng với ngữ vựng Thái, Lào và Tai hơn ngữ vựng các ngôn ngữ Bắc Tráng và Bố Y, có lẽ vì ít ngữ vựng vay mượn từ các ngôn ngữ Hán. (Zhang et al. 1999:9) Tuy nhiên các ngôn ngữ Nam Tráng cũng như các ngôn ngữ Bắc Tráng đã chịu ảnh hưởng lâu dài của các phương ngữ Hán. Khi nói về các vấn đề cuộc sống hàng ngày, người nói ngôn ngữ Tráng bình thường sử dụng 30-40% số từ vay mượn từ tiếng Hán; trong lĩnh vực các vấn đề nhà nước hoặc các vấn đề kinh tế, thì tỷ lệ từ vay mượn lên đến 80% (Zhang et al. 1999). Nhưng Edmondson lại cho rằng “Ngôn ngữ Bắc Tráng cho thấy một mức độ tiếp xúc với ngôn ngữ Hán lớn hơn ngôn ngữ Nam Tráng. Trong hầu hết các trường hợp thì các từ vay mượn từ chữ Hán [ở các ngôn ngữ Nam Tráng] đã được bản địa hóa thành hệ thống âm giọng đã từ lâu” (Edmondson 1994:178).  

Nói chung cả các phương ngữ Nam Tráng và Bắc Tráng đều theo nguyên tắc chung của ngữ hệ Tai, mà về phương diện lịch sử các phụ âm đầu vô thanh hóa sinh ra các giọng cao, ngược lại các phụ âm đầu hữu thanh hóa về phương diện lịch sử lại sinh ra giọng thấp. Tuy nhiên Edmondson lưu ý rằng tại các địa phương vùng cực tây nam, chẳng hạn như đông Vân Nam, có một khuynh hướng nào đó để thay đổi ý kiến này (với các âm đầu vô thanh hóa về phương diện lịch sử sinh ra các tập hợp giọng thấp). Mặc dù nhiều phương ngữ Nam Tráng theo cách chia tách thấp giọng của tiếng Tai tiêu chuẩn, nhưng Edmondson đã đồng nhất các cách chia tách bổ sung đã xuất hiện trong một số phương ngữ nào đó, chẳng hạn như các phương ngữ 大新 Đại Tân, 邕南 Dũng Nam, 隆安 Long An, 扶綏 Phù Tuy thường tác động đến các âm tiết mở (hoặc “sống”) bao gồm các nguyên giọng A và B, cũng như các âm tiết đóng (hoặc “chết”, các giọng DS (nguyên âm ngắn) và DL (nguyên âm dài)) được điều kiện hóa một cách rõ ràng bởi tiếng hơi và tiền xát hóa (Edmondson 1994).  
   
Trong tiếng Hán, những phương ngữ này được gọi là 壯語南部方言 Tráng ngữ Nam bộ Phương ngôn, và 壯語北部方言 Tráng ngữ Bắc bộ Phương ngôn. [6] Các âm bật khẩu ngữ không bật hơi đã kết hợp với các âm bật khẩu ngữ bật hơi tại Nam Tráng khi đứng trước một âm nước.  

1.2 Các ngôn ngữ Trung Taic

Trong bài viết này, chúng tôi chủ yếu tập trung vào các ngôn ngữ Trung Taic Vân Nam mà người nói được phân loại trong nhóm dân tộc Tráng. Ở các thông tin sau đây dựa trên thử nghiệm về nghe hiểu và các so sánh âm vị học, chúng tôi xác định được hai ngôn ngữ Trung Taic của người Tráng Vân Nam: Nông Tráng và Thái Tráng, và cũng giới thiệu một ngôn ngữ nhỏ hơn nhiều, mới được phát hiện, Mân Tráng, có vẻ cũng thuộc Trung Taic. Thêm vào ba ngôn ngữ riêng biệt này, có vẻ như tối thiểu vẫn còn một ngôn ngữ Taic được một nhóm người xếp vào người Thái xa hơn về phía Tây tại 紅河哈尼族,彞族自治州 [Hồng Hà Ha Ni tộc, Di tộc Tự trị châu], và một vài nhóm ngôn ngữ Trung Taic biệt lập ở huyện Phú Ninh về phía đông Vân Nam vẫn nói; các ngôn ngữ này có thể tương đồng với các ngôn ngữ Trung Taic Ương Tráng, Tả giang Tráng và/ hoặc Dũng Nam Tráng của Khu tự trị Tráng tộc Quảng Tây (từ đây gọi là “Quảng Tây”) nhiều hơn là với các ngôn ngữ Trung Taic Vân Nam. 

Các nhà ngôn ngữ học Trung Quốc, chẳng hạn Wei and Tan (1980); Zhang et al. (1999) đã xác định hai ngôn ngữ Trung Taic ở Vân Nam là “Tiểu phương ngữ” [7] Nam Tráng và đã đặt tên cho các tiểu phương ngữ này dựa vào tên các huyện có các nhóm nói ngôn ngữ đó: 硯廣 Nghiễn Quảng, 廣南縣Quảng Nam huyện, 硯山縣 Nghiễn Sơn huyện, 馬關縣 Mã Quan huyện, 文山縣 Văn Sơn huyện, 西疇縣 Tây Trù huyện, 麻栗​​坡縣 Ma Lật​​ Pha huyện, 文麻 / 文馬Văn Ma hoặc Văn Mã huyện, có nhóm ở nam 文山 縣 Văn Sơn huyện, nam 麻栗​​坡縣 Ma Lật​​ Pha huyện, đông 馬關縣 Mã Quan huyện, 中和營鎮 Trung hòa Doanh trấn thuộc thị trấn 開遠 Khai Viễn.

Chúng ta sẽ đề cập chung đến một số loại ngôn ngữ theo tên gọi được bản thân người nói sử dụng: Nông, Thái và Mân; dù chúng ta thường xuyên bổ sung tên của cách phân loại dân tộc chính thức là “Tráng” để tránh lẫn lộn với ngôn ngữ Tạng Miến của Myanmar và Tây Vân Nam mà Myanmar gọi là “Nung” (Anong, ISO code [nun]) hoặc tên gọi chính thức của dân tộc Nùng ở Việt Nam (với các ngôn ngữ được nhóm lại với ISO code [nut]), với tên gọi chính thức là dân tộc Thái của Trung Quốc, mà đa số là những người nói các ngôn ngữ Taic Tây nam, hoặc với các phương ngữ nói tiếng Hán ở tỉnh Phúc Kiến (cũng như Đài Loan và nơi khác) được gọi là Mân (ISO codes [mnp], [cdo], [nan], [czo]). Cả ba ngôn ngữ này mới đây đều được đăng ký với hệ thống đặt tên ngôn ngữ chuẩn [ISO 639-3] của tổ chức ISO [International Standards Organization] với các tên gọi và mã sau: Zhuang, Nong [zhn], Zhuang, Dai [zhd], and Zhuang, Minz [zgm]. [8]

Ngoài hai phương ngữ được sử dụng ở Vân Nam, các tác giả Zhang et al. (1999) còn liệt kê ba phương ngữ Nam Tráng khác được sử dụng ở Quảng Tây: “phương ngữ 邕南 Dũng Nam ở các huyện sau đây: nam 邕南 Dũng Nam, 隆安 Long An, 扶绥 Phù Tuy, 上思 Thượng Tư, 钦州 Khâm Châu, và 防城 Phòng Thành. Ngôn ngữ này hiện được đăng ký với chuẩn ISO 639-3 dưới tên gọi “Tráng, Dũng Nam” và với mã code [zyn]. Zhuang et al. 1999 cung cấp số liệu về người nói là 1.460.000 vào năm 1982. Căn cứ vào cuộc tổng điều tra dân số năm 2000, chúng tôi ước tính số người nói vào năm 2000 là 1.800.000.

Phương ngữ 左江 Tả Giang ở các huyện sau đây: 天等 Thiên Đẳng, 大新 Đại Tân, 崇左 Sùng Tả, 寧明 Ninh Minh, 龍州 Long Châu, và 憑祥 Bằng Tường. Ngôn ngữ này hiện được đăng ký với chuẩn ISO 639-3 dưới tên gọi “Tráng, Tả Giang” và với mã code [zzj]. Zhuang et al. 1999 cung cấp số liệu về người nói là 1.384.000 vào năm 1982. Căn cứ vào cuộc tổng điều tra dân số năm 2000, chúng tôi ước tính số người nói vào năm 2000 là 1.500.000.

Phương ngữ 德靖 Đức Tĩnh ở các huyện sau đây: 德保 Đức Bảo, 靖西 Tĩnh Tây, và 那坡 Na Pha. Ngôn ngữ này hiện được đăng ký với chuẩn ISO 639-3 dưới tên gọi “Tráng, Ương” và với mã code [zyg]. Zhuang et al. 1999 cung cấp số liệu về người nói là 979.000 vào năm 1982. Căn cứ vào cuộc tổng điều tra dân số năm 2000, chúng tôi ước tính số người nói vào năm 2000 là 870.000. [9]

Các thành viên khác của ngữ hệ Trung Tai gồm có ngôn ngữ E (ISO code [eee]), được sử dụng ở 融水苗族自治縣 Dung Thủy Miêu tộc Tự trị huyện, thuộc Quảng Tây (xấp xỉ 30.000 người nói vào năm 1993, Gordon 2004), và một vài ngôn ngữ được sử dụng ở Bắc Việt Nam Nùng (ISO code [nut]), Tày (ISO code [tyz]), Cao Lan (ISO code [mlc]) và có lẽ  cả Thuấn Lạo Ts’ün-Lao (ISO code [tsl]). Số người nói các nhóm ngôn ngữ Trung Taic ở Việt Nam vào khoảng 2.000.000 [10] (Gordon 2004).

According to Zhang et al. (1999:47), Nông Tráng tương đối gần với Ương Tráng (Đức Tĩnh) và Tráng Tả Giang. Mặt khác, Thái Tráng chỉ duy nhất có trong các phương ngữ Nam Tráng. Phương ngữ này vẫn duy trì các phụ âm đầu hữu thanh, còn nguyên âm thì cao và tròn tiếng, trong khi đó các âm tắc gốc biến mất. Phương ngữ Vân Sơn của Thái Tráng được sử dụng ở 黑末鄉 Hắc Mạt hương, có thể có cấu trúc âm tiết hạn định của tất cả các phương ngữ Tráng, có thể chỉ có 36 âm vận, ngược lại các phương ngữ khác  thường có từ 80 đến 100 âm vận.
___________________________________________

Nguồn: Eric C. Johnson, 王明富 Mingfu Wang 2010.  A Sociolinguistic Introduction to the Central Taic Languages of Wenshan Prefecture, China. Wenshan Zhuang and Miao Autonomous Prefecture Minority Affairs Commission Zhuang Studies Association. SIL International 2010; SIL Electronic Survey Report 2010-027, September 2010.

Ghi chú của người dịch:

** Tác giả Weera Ostapirat (2000) chia chi ngôn ngữ Kra thành 7 ngôn ngữ được nhóm thành hai phân chi: 

1. Kra Tây gọi là phân chi Ge-Chi gồm các ngôn ngữ [Ge lấy từ đầu của Gelao; Chi lấy từ cuối của Lachi]: i) 仡佬 Gelao (Ngật Lão – Cờ Lao) có ở Việt Nam, Trung Quốc; ii) 拉哈 Laha (Việt Nam); iii) 拉基 Lachi (La Chí) có ở Việt Nam, Trung Quốc.

2. Kra Đông gọi là phân chi Yang – Biao gồm các ngôn ngữ [Yang lấy từ sau của Buyang; Biao lấy từ sau của Pubiao]: i) Buyang 布央 Bố Ương; ii) 巴哈 Ba Ha, 央連村 Ương Liên thôn, 廣南縣 Quảng Nam huyện, Vân Nam; iii) 郎架 Lang Giá, 富寧縣, Phú Trữ huyện, Vân Nam; iv) 峨村 Nga Thôn, 富寧縣, Phú Ninh huyện, Vân Nam; v) 雅郎 Nhã Lang, 榮屯 Vinh Truân, 那坡縣 Na Pha huyện, Quảng Tây; vi) 普标 Phổ Phiêu - Pu Péo; vii) Nùng Vên (bắc Việt Nam).

Chú thích:

1. Nông Tráng được chọn đề xuất trở thành tiêu chuẩn cho các ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Thái Trung tâm Vân Sơn vì: i) trong thực tế nó đã được Đài Phát thanh Khu tự trị Vân Sơn sử dụng làm tiêu chuẩn; ii) nhóm ngôn ngữ này có số người sử dụng vào loại lớn nhất trong ngữ hệ Thái.

2. Trong thời gian thiết kế dự án nghiên cứu và xác lập các mục tiêu nghiên cứu, chúng tôi vẫn chưa hề biết đến sự tồn tại của nhóm 閩壯 Mân Tráng.

3. Vì loại hình ngữ âm bật hơi của chữ “h”, nên nói chung thuật ngữ “Thai” được hiểu là tên gọi cho các nhóm ngôn ngữ hoặc dân tộc Thái Lan, còn chữ “Tai” không có âm bật hơi “h” nhìn chung được sử dụng để gọi nhóm ngôn ngữ, mặc dù điều đó có thể gây nhầm lẫn với các ngôn ngữ Nam Taic và những người được xác định chính thức là dân tộc Dai [Thái] ở Trung Quốc, vì phụ âm “d” được dùng để phiên âm Latin hóa chữ Hán thể hiện một âm răng bật, vô thanh, không bật hơi. Vì các mục tiêu của công trình này nên “Tai” thể hiện nhóm ngôn ngữ hoặc ngữ hệ với tư cách là một tổng thể, còn “Dai” thể hiện tộc danh chính thức của họ ở Trung Quốc và “Dai Zhuang” thể hiện ngôn ngữ Trung Taic được sử dụng ở miền tây Khu tự trị Vân Sơn, mà các nhà ngôn ngữ học Trung Quốc gọi là “Nam Tráng Vân – Mã”.

4. Mặc dù trong Encyclopedia Britannica, bài viết được coi là của Li và David Solnit (2002), nhưng các ngôn ngữ Tai vẫn được coi là một “ngữ hệ có mối quan hệ gần gũi”, dường như họ không sử dụng thuật ngữ này để loại khả năng có mối quan hệ lịch sử đối với một ngữ hệ lớn hơn.

5. Tiếng Hán gọi là “Tráng ngữ Nam bộ Phương ngôn 壯語南部方言” và “Tráng ngữ Bắc bộ Phương ngôn 壯語北部方言.

6. Các âm bật khẩu ngữ không bật hơi đã hợp nhất với các âm bật khẩu ngữ bật hơi tại nhóm Nam Tráng khi đứng trước một âm nước.

7. Wei and Qin (1980) đã sử dụng từ , thổ ngữ, có thể dịch là tiểu phương ngữ.

8. Tên các ngôn ngữ được đề cập, thuộc các nhóm ISO 639-3 và các bảng mã mô tả có trong: http://www.sil.org/iso639-3/codes.asp.

9. Rất ngạc nhiên là số liệu điều tra dân số năm 2000 của nhóm này lại nhỏ hơn số liệu dân số năm 1982 mà Zhang et al. 1999 đã cung cấp. Chúng tôi đã goomptoanf bộ các nhóm dân tộc tráng trong ba huyện德保 Đức Bảo, 靖西 Tĩnh Tây, và 那坡 Na Pha, ngoại trừ 26.000 người nói ngôn ngữ này ở Long An, Tĩnh Tây (Edmondson, Gregerson and Nguyen 2000), công thêm 20,000 người có thể nói các phương ngữ Ương liên quan (chẳng hạn Thiên Bảo) ở huyện Phú Ninh, Vân Nam, để đạt tới con số khả thể 870.000 người nói.

Tài liệu dẫn

Works which do not identify author or editor are listed alphabetically by title. Longer editorial committee names or titles are referenced in the text by the portion of the editorial committee name or title listed here in bold. Family names are listed in bold. Chinese names are also listed in Chinese characters in parenthesis, when known. All Chinese names are listed by family name preceding personal name. Translations of Chinese publication titles which are not in square brackets are those which appear on the cover of the Chinese work.

Abadie, Maurice. (Walter E. J. Tips, translator.) 2001 [1924]. Minorities of the Sino-Vietnamese Borderland with Special Reference to Thai Tribes. Bangkok: White Lotus Press. (Originally published in 1924 as Les Races du Haut-Tonkin de Phong-Tho à Lang-Son. Paris: Société d’Éditions Géographiques, Maritimes et Coloniales.)

Allen, Bryan (艾磊). 2004. Bai Dialect Resarch / Baiyu Fangyan Yanjiu. Kunming: Yunnan Nationalities Publishing House (bilingual English/Chinese).

Barlow, Jeffrey G. 1987. The Zhuang minority of the Sino-Vietnamese frontier in the Song period. Journal of Southeast Asia Studies, Vol. 18, No. 2 (Sept 1987:250–269.

Barlow, Jeffrey G. 1989. The Zhuang minority in the Ming era. Ming Studies, Vol. 28:15–41.

Barlow, Jeffrey G. 2000. The Zhuang: Ethnogenesis. Unpublished manuscript, accessed online at: mcel.pacificu.edu/as/resources/zhuang/zhuangintro.htm .

Benedict, P. K. 1942. Thai, Kadai, and Indonesian: A New Alignment in Southeastern Asia. American Anthropologist 44: 576–601.

Bennett, Fraser. (no date). Using historical tonology. Unpublished article.

Bergman, T. D., compiler. 1990. Survey Reference Manual. Dallas: SIL International.

Bird, Steven and Gary Simons. 2003. Seven Dimensions of Portability for Language Documentation and Description. In Language 79(3).

Blair, Frank. 1990. Survey on a Shoestring: A Manual for Small-Scale Language Surveys. Dallas: SIL International.

Boone, Douglas. 2003. Guidelines on the choice of major protocols for oral comprehension testing. Unpublished manuscript.

Bradley, David and Maya Bradley, editors. 2002. Language Endangerment and Language Maintenance. London: RoutledgeCurzon.

Cantoni, Gina, ed. 1996. Revised 2007. Stabilizing Indigenous Languages. Flagstaff: Northern Arizona University.

Casad, Eugene H. 1974. Dialect Intelligibility Testing. Dallas: SIL International.

CASS (Chinese Academy of Social Sciences, Ethnic Research Institute, and National Ethnic Affairs Commission, Office of Cultural Dissemination), editors. 1994. Zhongguo Shaoshu Minzu Yuyan Shiyong Qingkuang [The Language Use Situation of China’s Minority Nationalities]. Beijing: Tibetan Studies Press of China.

Ceng Zhaofu (曾昭富). 2006. Gouding yu Guangnan [Gouding and Guangnan]. Beijing: Culture and History Press of China.

Compton, Carol J. and John F. Hartmann, editors. Papers on Tai Languages, Linguistics, and Literatures: In Honor of William H. Gedney on his 77th Birthday. Northern Illinois University, Center for Southeast Asian Studies, Monograph Series on Southeast Asia, Occasional Paper No. 16. Illinois: 1992.

Cooper, Doug (webmaster). 2008. “Thai Lexicography Resources: Proto-Tai'o'Matic” (website) Bangkok: Center for Research in Computational Linguistics, sealang.net/crcl/proto/. (Accessed 4 July 2009.)

Dai Guanglu (戴光禄), general editor. 2004. Zhuangzu Wenhua [The Culture of the Zhuang]. Yunnan Zhuangzu Wenhua Congshu [Yunnan Zhuang Nationality Culture Series]. Kunming: Yunnan People’s Publishing House.

Dai Guanglu (戴光禄) and He Zhengting (何正廷). 2006. Meng Lao Xi Ni Gu: Zhuang Zu Wenhua Gaikuang/“Meng Lao Ship Ni Gu”: The General Introduction to the Culture of the Zhuang People. Kunming: Yunnan Fine Arts Publishing House.

Dai Yong (戴勇). 1996. Tantan Zhuangyu Wenma tuyu mei~6 de yuyi ji yongfa [Discussion of the semantic range and usage of mei6 in the Wenma Zhuang dialect]. Minzu Yuwen, No. 6.

Dodd, William Clifton. 1996 [1923]. The Tai Race: Elder Brother of the Chinese. Bangkok: White Lotus Press. (Originally published in 1923 by The Torch Press, Cedar Rapids, Iowa.)

Edmondson, Jerold A. 1994. Change and variation in Zhuang. Papers from the Second Annual Meeting of the Southeast Asian Linguistic Society, edited by K. L. Adams and T. J. Hudak, 147–85. Tempe, AZ: Program for Southeast Asian Studies, Arizona State University.

Edmondson, Jerold A. David B. Solnit, eds. 1997. Comparative Kadai: The Tai Branch. Dallas: SIL International.

Edmondson, Jerold A., Kenneth J. Gregerson, and Nguyen Van Loi. 2000. Lesser Known Languages of Vietnam. (websites accessed 4 July 2009: ling.uta.edu/~jerry/research/ and www.vny2k.com/VN2020/VNY2K_LesserKnownLanguages.htm

Fine, Cathryn. 2005. Variation within Southern Zhuang. Unpublished manuscript.

Fishman, Joshua. 1991. Reversing Language Shift: Theoretical and Empirical Foundations of Assistance to Threatened Languages. Clevedon, England: Multilingual Matters.

Fishman, Joshua. 1996. What do you lose when you lose your language? In Cantoni 1996.

Fowler, Floyd J., Jr. 1995. Improving Survey Questions. California: Sage Publications.

Funing Xian Di Ming Zhi [Funing County Geographical Name Gazetteer]. 1986. (Edited by committee). Funing: The People’s Government.

Gao Fayuan (高发元), editor. 2001. Yunnan Minzu Cunzhai Diaocha: Zhuangzu—Wenshan Panzhihua Zhen Jiupingbashangzhai. [Yunnan Ethnic Village Research: the ZhuangPanzhihua Township’s Jiupingbashangzhai Village in Wenshan County]. Kunming: Yunnan University Press.

Gedney, William J. 1966. Linguistic diversity among Tai dialects in southern Kwangsi. Paper originally presented at the 41st Annual Meeting of the Linguistic Society of America, New York, New York, 28–30 December 1966. Reprinted in Hudak 1995.

Gedney, William J. 1972. A check list for determining tones in Tai dialects. Studies in Linguistics in Honor of George L. Trager. The Hague: Mouton, 423–437.

Gedney, William J. 1977. An areal vowel change in Tai dialects in Kwangsi and Kweichow. Paper originally presented at the 10th International Conference on Sino-Tibetan Languages and Linguistics, Georgetown University, October 1977. Reprinted in Hudak 1995.

Giersch, C. Patterson. 2006. Asian Borderlands: The Transformation of Qing China's Yunnan Frontier. Cambridge, Massachusetts: Harvard University Press.

Gordon, Raymond G., Jr. (ed.), 2005. Ethnologue: Languages of the World, Fifteenth Edition. Dallas, Tex.: SIL International. Online version: www.ethnologue.com.

Grimes, Joseph. 1997. Correlations between vocabulary similarity and intelligibility. Windows on Bilingualism, edited by Eugene Casad. Dallas: SIL International.

Guangnan Xian Di Ming Zhi [Guangnan County Geographical Names Gazetteer]. 1986. (Edited by committee). Guangnan: The People’s Government.

He Zhengting (何正廷), editor. 1998. Yunnan Zhuangzu: Huace [Yunnan Zhuang Nationality: Picture Book]. Beijing: Ethnic Publishing House.

He Zhengting (何正廷), chief editor, Lu Baocheng (陆宝成), editor, and Meng Simu (蒙斯牧), editor. 2004. Zhuangzu Jingshi Yizhu [Annotated Translations of Zhuang Epic Poetry]. Yunnan Zhuang Culture Series. Kunming: Yunnan Nationalities Publishing House.

Huang Changli (黄昌礼) and Wang Mingfu (王明富). 2000. Babao Fengqing Yu Chuanshuo [Babao Customs and Legends]. Kunming: Yunnan Nationalities Publishing House.

Huang Changli (黄昌礼), chief editor, Wang Mingfu (王明富), editor, Long Fu (龙符), editor, and Wang Jianguo (王建国), editor. 2003. Nong Zhigao Wenti Lunwen Ziliao Ji [A Collection of Essays and Information on the Problem of Nong Zhigao]. Wenshan: Communist Party of Wenshan Prefecture, United Front Bureau.

Hudak, Thomas John, editor. 1995. William J. Gedney’s Central Tai Dialects: Glossaries, Texts, and Translations. Michigan Papers on South and Southeast Asia, Center for South and Southeast Asian Studies, University of Michigan.

International Standards Organization. 2008 “ISO 639 Code Tables” www.sil.org/iso639-3/codes.asp (Accessed 4 July 2009.)

Johnson, Eric. 2010. A Lexical and Phonological Comparison of the Central Tai languages of Wenshan Prefecture, China. SIL Electronic Working Papers 2010.

Kaup, Katherine Palmer. 2000. Creating the Zhuang. Boulder: Lynne Rienner Publishers.

Kluge, Angela. 2005. RTT retelling method. Unpublished manuscript.

Kullavanijaya, Pranee and L-Thongkum, Theraphan. 1998. Linguistic criteria for determining Tai ethnic groups: case studies on Central and south-western Tais. Proceedings [of] the International Conference on Tai Studies, July 29–31, 1998, Bangkok.

L-Thongkum, Theraphan. 1997. Proto-Voiced plosives and fricatives in Dai Tho. In Edmondson and Solnit, eds.

Văn Lô and Đặng Nghiêm Vạn. 1968. Sơ Lược Giới Thiệu Các Nhóm Dân Tộc Tày, Nùng, Thái ở Viẹt-nam [An Introduction to the Tày, Nùng and Tai groups of Vietnam.] Hanoi: Nhà Xuất Bản Khoa Học Xã Hội.

Landweer, M. Lynn. 2005. Indicators of ethnolinguistic vitality. Notes on Sociolinguistics, 5.1.5–22. (Available online at: http://www.sil.org/sociolx/ndg-lg-indicators.html)

Lebar, Frank M, Gerald C. Hickey, John K. Musgrave. 1964. Ethnic Groups of Mainland Southeast Asia. New Haven: Human Relations Area Files Press.

Li Fang Kuei (李方桂). 1959. Classification by vocabulary: Tai dialects. Anthropological Linguistics. Vol. 1.2:15–21.

Li Fang Kuei (李方桂). 1960. A tentative classification of Tai dialects. In Diamond, Stanley, ed. 1960. Culture in History: Essays in Honor of Paul Radin. New York: Columbia University Press. (951–959)

Li Fang Kuei (李方桂). 1977. A Handbook of Comparative Tai. Oceanic Linguistics Special Publications, No. 15. Honolulu: University Press of Hawaii.

Li Fang Kuei (李方桂). 1992. The Tai languages. In Compton and Hartmann 1992.

Li Fang Kuei (李方桂) and David B. Solnit. 2002. Tai languages. In Encyclopædia Britannica, 15th edition. Vol. 22:713–715 London: Encyclopædia Britannica, Inc.

Li Fuchun (李富春), responsible editor. 1998. Wenshan shaoshu minzu fengqing jiqu [Interesting characteristics of Wenshan’s ethnic minorities]. Kunming: Yunnan Nationalities Publishing House.

Li Jinfang (李锦芳). 1996a. Buyangyu gaikuang [Overview of the Buyang Language]. Zhongyang Minzu Daxue Xuebao, [Working papers of the Central University of Nationalities], vol. 1.

Li Jinfang (李锦芳). 1996b. The sound system of Baha Buyang. Proceedings of the Fourth International Symposium on Language and Linguistics, Vol. 1.

Li Jinfang (李锦芳). 1996c. Bugan: A new Mon-Khmer language of Yunnan Province, China. Mon-Khmer Studies. Vol. 26:135–159.

Li Jinfang (李锦芳). 1997. Buyangyu Yanjiu [Buyang Language Research]. Beijing: Central Nationalities University Press.

Li Jinfang (李锦芳) and Zhou Guayan. 1998. Diachronic evolution of initial consonants in Buyang. Mon-Khmer Studies. Vol. 28.

Li Xulian and Huang Quanxi. 2004. The introduction and development of the Zhuang writing system. Zhou, M. (ed.), Language Policy in the People's Republic of China: Theory and Practice since 1949. Kluwer Academic Publishers. pp. 239–256.

Li Yunbing (李云兵). 2000. Laji Yu Yanjiu [Laji Language Research]. China's Recently Discovered Languages Research Series. Beijing: Central Nationalities University Press.

Liang Min (梁敏). 1990. The Buyang Language. Kadai, vol. 2. (Chinese version: “Buyang yu” republished in 2004 in: Yunnan Teshu Yuyan Yanjiu [Research Into the Special Languages of Yunnan], edited by the Yunnan Guiding Commission for Minority Nationality Language and Literature Work and SIL International. Kunming: Yunnan Nationalities Publishing House. Pp. 1–20.

Lu Zhengyuan (吕正元) and Nong Lansheng (农览生), chief editors. 1998. Funing Xian Minzu Zhi [Funing County Nationalities Almanac]. Kunming: Yunnan Nationalities Publishing House.

Luo Liming (罗黎明), editor-in-chief. 2005. Zhuang—Han—Ying Cidian / Cuengh Gun Yingh Swzdenj / Zhuang—Chinese—English Dictionary. Beijing: Nationalities Publishing House (Bilingual Chinese/English).

Luo Meizhen. 1992. A Second Discussion of the Genetic Classification of the Kam-Tai Languages: A Reply to Benedict. IN Compton and Hartmann 1992:44–51.

Luo Yongxian. 1997. The Subgroup Structure of the Tai Languages: A Historical-Comparative Study. Berkeley: Journal of Chinese Linguistics (Monograph Series Number 12).

Luu Hung, with Đặng Nghiêm Vạn and Chu Thai Son. 1986. Les Ethnies Minoritaires du Vietnam. Hanoi: Editions en Langues Etrangères (Foreign Language Publications).

Maguan Xian Diming Zhi [Maguan County Geographical Name Gazetteer]. 1988. (Edited by committee.) Maguan: The People’s Government.

Malipo Xian Diming Zhi [Malipo County Geographical Name Gazetteer]. 1987. (Edited by committee.) Malipo: The People’s Government.

Mann, Noel. 2004. Mainland Southeast Asia Comparative Wordlist. Chiang Mai: Payap University.

Mann, Noel. 2005. Syllostatistics. Unpublished manuscript.

Mao Zongwu (毛宗武). 1990. Guangxi Napo Rongtun “Tu Yao” Yu ji Xishu [The “Tu Yao” language of Napo county’s Rongtun village in Guangxi and its classification]. Guangxi Minzu Yanjiu [Guangxi Nationalities Research], vol. 3.

Matisoff, James A. 1991. Endangered Languages of Mainland Southeast Asia. In Robert H. Robins and Eugenius M. Uhlenbeck, eds. Endangered Languages. Oxford: Berg Publishers Limited.

Mengzi Xian Zhi [Mengzi County Gazetteer]. 1995. (Edited by committee.) Beijing: Zhonghua Press.

Milliken, Margaret E. and Stuart R. Milliken. 1996. System relations in assessing dialect intelligibility. Notes on Linguistics, No. 72. Dallas: SIL International.

Milliken, Stuart R. and Margaret E. Milliken. 2003. A Proposed Standard Word List for Tai Languages in China. Unpublished Manuscript.

Mufwene, Salikoko S. 2002a. Colonisation, Globalisation and the Future of Languages in the Twenty-first Century. International Journal on Multicultural Studies. Vol. 4, No. 2.

Mufwene, Salikoko S. 2002b. Language endangerment: what have pride and prestige got to do with it? In: Brian Joseph, Johanna DeStefano, Neil G. Jacobs and Ilse Lehiste, eds., When Languages Collide. Columbus, Ohio State University Press.

Mufwene, Salikoko S. 2004. Language Birth and Death. Annual Review of Anthropology.

National Bureau of Statistics, Office of Population and Social Science Statistics and the National Ethnic Affairs Commission, Office of Economic Development, editors. 2003. 2000 Nian Renkou Pucha Zhongguo Minzu Renkou Ziliao. [Year 2000 Population Census Data for China’s Ethnic Groups]. Beijing: The Ethnic Publishing House.

Nicolson, Beth. (no date) The Nùng dialects of Lạng Sơn Province. Unpublished manuscript.

Pelkey, Jamin, Wang Mingfu (王明富) and Eric Johnson. 2005. Language contact and areal diffusion in rural Yunnan: A comparative case study on Azha Yi and Nong Zhuang. Unpublished manuscript. Pingbian Miaozu Zizhi Xian Zhi [Pingbian Miao Autonomous County Gazetteer]. 1990. (edited by committee). Kunming: Yunnan Nationalities Publishing House. Qiubei Xian Diming Zhi [Qiubei County Geographical Name Gazetteer]. 1988. (Edited by committee.) Qiubei: The People’s Government.

Radloff, Carla. 1993a. Post-RTT questions for interpreting RTT scores. Unpublished manuscript.

Radloff, Carla. 1993b. Reported dialect similarities and word list counts. Unpublished manuscript.

Ross, Peter A. 1996. Dao Ngan Tay: A B-language in Vietnam. In Mon-Khmer Studies 25:133–139.

Saul, Janice E. and Nancy Freiberger Wilson. 1980. Nung Grammar. Summer Institute of Linguistics Publications in Linguistics No. 62. Dallas: Summer Institute of Linguistics and University of Texas at Arlington.

Savina, F. M. Dictionnaire Étymologique Français-Nùng-Chinois [French-Nung-Chinese Etymological Dictionary]. Hong Kong: Imprimerie de la Société des Mission Étrangères. 1924.

Schaeffer, Sheldon. 2003. Language Development and Language Revitalisation: An Educational Imperative in Asia. Paper presented at Conference on Language Development, Language Revitalization, and Multilingual Education in Minority Communities in Asia. November 6–8, 2003, Bangkok, Thailand.

Showalter, Catherine J. 1991. Getting what you ask for: A study of sociolinguistic survey questionnaires. Proceedings Of The Summer Institute of Linguistics International Language Assessment Conference, Horsleys Green, 23–31 May 1989, edited by Gloria E. Kindell. Dallas: SIL International.

Simons, Gary F. 1979. Language Variation and Limits to Communication. Ithaca, NY: Cornell University, Department of Modem Languages and Linguistics. Reissued by the SIL International, Dallas, 1983.

SIL MSEAG (SIL International, Mainland Southeast Asia Group). 2002. Southeast Asia 436 Word List. (Available online through the David Thomas Library, Bangkok: http://msea-ling.info/dt-library/libronline.shtml).

Strecker, David. 1985. The classification of the Caolan languages. Southeast Asian Linguistic Studies presented to André-G. Haudricourt, edited by Suriya Ratanakul, David Thomas and Suwilai Premsrirat. Bangkok: Mahidol University.

Sun Hongkai (孙宏开). 2001. Guanyu Binwei Yuyan wenti [Concerning the Problem of Endangered Languages]. Yuyan Jiaoxue yu Yanjiu [Language Education and Research], 2001, No. 1.

Tan Qixiang (谭其骧), editor. 1987. Zhongguo Lishi Ditu Ji, Di Ba Ce: Qing Shiqi [The Historical Atlas of China, Volume VIII: the Qing Dynasty period]. Beijing: China Cartographic Publishing House.

Tan Shengmin (覃圣敏), chief editor. 2003. Zhuang-Thai Minzu Chuantong Wenhua Bijiao Yanjiu [Comparative Research into the Traditional Cultures of Taic Peoples]. Vol. 2. Nanning: Guangxi The People’s Publishing House.

Tang Dabin, Zhou Bing, Lou Zichang and Li Junming, editors. 2004 [1828]. Kaihua Fuzhi Dianzhu [Selections from the Gazetteer of the Kaihua Prefecture Government]. Lanzhou: Lanzhou University Press.

UNESCO Ad Hoc Expert Group on Endangered Languages. 2003. Language vitality and endangerment. (Approved 31 March 2003 by the Participants of the International Expert Meeting on the UNESCO Programme Safeguarding of Endangered Language, Paris, 10–12 March 2003.) Available online at: portal.unesco.org/ culture/ en/ ev.php URL_ID=9105&URL_DO=DO_TOPIC&URL_SECTION=201.html. (Accessed 4 July 2009.)

Wang Jun (王均), editor. 1984. Zhuang-Dong Yuzu Yuyan Jianzhi [A Brief Overview of the Taic Languages]. Beijing: The People’s Publishing House.

Wang Mingfu (王明富) and Eric Johnson. 2008. Yunnan Sheng Wenshan Zhuang Zu Miao Zu Zizhi Zhou Zhuang Zu Wenhua Yichan Ji Zhuang Yu Yanjiu / Zhuang Cultural and Lingustic Heritage. Kunming: Yunnan Nationalities Publishing House. (Bilingual Chinese / English.)

Wei Qingwen (韦庆稳) and Tan Guosheng (覃国生), eds. 1980. Zhuangyu Jianzhi [Brief Overview of the Zhuang Language]. Zhongguo shaoshu minzu yuyan jianzhi congshu [Chinese minority languages brief overview series]. Beijing: The People’s Publishing House.

Wen Nong Nian Fu 1 Biao [Wenshan Rural Yearbook Table No. 1]. 2005. Wenshan: Wenshan Prefecture People’s Government.

Wenshan Min-Zong Wei (Wenshan Zhuang Zu Miao Zu Zizhi Zhou Minzu Zhongjiao Shiwu Weiyuan Hui [Wenshan Zhuang and Miao Autonomous Prefecture Minority and Religious Affairs Commission]), editor. 2005. Wenshan Zhuang Zu Miao Zu Zizhi Zhou Minzu Zhi [Gazetteer of Wenshan Zhuang and Miao Autonomous Prefecture’s Ethnic Groups]. Kunming: Yunnan Nationalities Publishing House.

Wenshan Xian Di Ming Zhi [Wenshan County Geographical Name Gazetteer]. (edited by committee). 1988. Wenshan: The People’s Government.

Wenshan Xian Zhi [Wenshan County Gazetteer]. (Edited by committee.) 1999. Kunming: Yunnan Nationalities Press.

Wenshan Zhou Zhuang Zu Chuantong Wenhua Diaocha [Wenshan Prefecture Zhuang Nationality Traditional Culture Research]. 2004. Wenshan: Wenshan Prefecture Nationalities Commission Ancient Manuscripts Bureau.

Wenshan Zhou Zhuang Zu Chuantong Wenhua Diaocha [Wenshan Prefecture Zhuang Traditional Culture Research]. 2004. Wenshan: Wenshan Prefecture Ethnic and Religious Affairs Commission Ancient Manuscripts Bureau Wenshan Zhuang Zu Miaozu Zizhizhou Gaikuang [Wenshan Zhuang and Miao Autonomous Prefecture Overview]. 1986. Zhongguo Shaoshu Minzu Zizhi Difang Gaikuang Congshu. [Chinese Autonomous Minority Areas of China Series]. Kunming: Yunnan Nationalities Publishing House.

Wu Zili. 2004. Bengan Yu [The Bengan Language] In: Yunnan Shaoshu Minzu Yuwen Zhidao Gongzuo Weiyuan Hui [Yunnan Province Minority Ethnicities Language and Litterature Guiding Comission] and SIL International, editors. Yunnan Teshu Yuyan Yanjiu. [Research into Unique Languages of Yunnan] Kunming, China: Yunnan Nationalities Publishing House.

Wurm, Stephen A. 1991. Language death and disappearance: causes and circumstances. In Robert H. Robins and Eugenius M. Uhlenbeck, eds. Endangered Languages. Oxford: Berg Publishers Limited.

Xichou Xian Diming Zhi [Xichou County Geographical Name Gazetteer]. 1987. (Edited by committee.) Xichou: The People’s Government.

Yan Shangyue (颜上月), editor. 1959, 1994. Zhuangyu Fangyan Tuyu Yinxi [Phonologies of Zhuang Dialects and Subdialects]. Nanning: Guangxi Ethnic Publishing House.

Yanshan Xian Diming Zhi [Yanshan County Geographical Name Gazetteer]. 1990. (Edited by committee.) Yanshan: The People’s Government.

Yu Shijie (玉时阶). 2004. Zhuangzu Minjian ZongjiaoWenhua [The Folk Religion and Culture of the Zhuang]. Bejing: The People’s Publishing House.

Yunnan Province, Bureau of Cartography, editor. 1986. Wenshan Zhuangzu Miaozu Zizhi Zhou Ditu. [Wenshan Zhuang and Miao Autonomous Prefecture Map]. Kunming: Yunnan Provincial Cartography Bureau.

Yunnan Province, Bureau of Statistics, editor. 2004. Yunnan Tongji Nianjian [Yunnan Statistical Yearbook], No. 20. Bejing: China Statistics Press.

Yunnan Sheng Zhi: Shaoshu Minzu Yuyan Wenzi Zhi [Yunnan Province Gazetteer: Minority Languages and Writing Systems]. 1998. Kunming: Yunnan Nationalities Press.

Yunnan Wenshan Zhuang Wen Fangan [Yunnan Wenshan Zhuang Orthography Proposal]. 1984. Unpublished manuscript.

Zhang Bo, editor. 2000. Wenshan Zhuangzu Miaozu Zizhi Zhou Zhi, Di Yi Juan. [Wenshan Zhuang and Miao Autonomous Prefecture Gazetteer, Volume One.], Kunming: Yunnan Peoples' Press.

Zhang Junru (张均如). 1987. Zhuangyu Wenma tuyu de yinlei yanbian [The phonological development of Wenma Zhuang]. Minzu Yuwen, No. 5:10–18.

Zhang Junru (张均如), Liang Min (梁敏), Ouyang Jueya (欧阳觉亚), Zheng Yiqing (郑贻青), Li Xulian (李旭练), and Xie Jianyou (谢健猷), editors. 1999. Zhuangyu Fangyan Yanjiu [Zhuang Dialect Research].

Zhongguo Shaoshu Minzu Yuyan Fangyan Yanjiu Congshu [Chinese Minority Language Dialect Research Series]. Chengdu: Sichuan Ethnic Publishing House.

Zhang Yuansheng and Wei Xingyun. 1997. Regional variants and vernaculars in Zhuang. In Edmondson and Solnit, eds.

Zhongguo Shaoshu Minzu [Minority Nationalities of China]. 1981. (Edited by committee.) Beijing: The People’s Publishing House.

Zhongguo Yuyanxue Dacidian. [An Encyclopedic Dictionary of Chinese Linguistics]. 1991 Nanchang: Jiangxi Educational Press.

Zhou Yaowen (周耀文) and Luo Meizhen (罗美珍), editors. 1999. Dai Yu Fangyan Yanjiu [Dai Dialect Research]. Beijing: The People’s Publishing House. 1999.

Zhuangzu Baike Cidian [Zhuang Encyclopedic Dictionary]. 1993. (Edited by committee.) Nanning: Guangxi People’s Publishing House.

Zhuangzu Mo Jing Buluotuo Yingyin Yizhu [Annotated Selections from Zhuang Mo Scriptures about Buloktuo]. 2004. Nanning: Guangxi Ethnic Publishing House.


4 nhận xét:

  1. Cháu cảm ơn Chú đã dịch ạ...

    Trả lờiXóa
  2. Cảm tạ bác Nga đã dịch bài này ! Em hơi bất ngờ là bác đã dịch trọn vẹn ! Xin bác bài này về blog em nhé.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Em cho đăng lại ở đây nhé:
      http://giaovn.blogspot.jp/2014/09/ve-tho-ngu-van-son-van-nam-trong-phuong.html

      Xóa
    2. OK, TS Giao, rất vui được chia sẻ.

      Thân

      Hà Hữu Nga

      Xóa