Cội nguồn chung của các cư dân Nam
Đảo và Daic
李輝 Li Hui – Lý Huy
Người dịch:
Hà Hữu Nga
Các
cư dân Austro-Tai gồm có ba nhóm, nhóm Dai (Tai-Kadai) ở Nam Trung Quốc và Bán
đảo Đông Dương, nhóm bản địa trên đảo Đài Loan, và nhóm Malay-Polynesian trải suốt
từ Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, và Đông Nam Á. Để xác định cây phát sinh loài trong
các cư dân Austro-Tai, chúng tôi đã nghiên cứu tính đa dạng mtDNA [nhiễm sắc thể
Y và ti thể DNA] của 1325 mẫu cá thể, bao gồm hầu hết các cư dân Austro-Tai từ
Đài Loan, Hải Nam, Trung Quốc lục địa, Việt Nam, Thái Lan, và Indonesia. Các
phát hiện của chúng tôi cho thấy các cư dân Austro-Tai không chỉ thống nhất về
phương diện văn hóa, mà còn thống nhất về cấu trúc di truyền nữa.
Tiêu kí Y-SNP thường gặp nhất của Austro-Tai là một nhóm đơn bội O1 rất hiếm gặp trong gia hệ Austro-Tai. Bằng phương pháp phân tích cấu trúc trong đơn bội O1, chúng tôi có thể biết được lịch sử khai triển của các cư dân Austro-Tai. Ngoài nhiễm sắc thể Y, chúng tôi còn nghiên cứu các dòng mẹ bằng phương pháp xác định mtDNA. Chúng tôi nhận ra rằng B4a, B4b, M7b ...v.v. của mtDNA cũng tập trung ở các cư dân Austro-Tai. Bằng các phân tích này, lịch sử cư trú sớm của các cư dân vùng nam Đông Á sẽ trở nên rõ ràng. Các cư dân Austro-Tai là một ngành Mongoloid hiện đại xuất hiện bên ngoài châu Phi vào khoảng 50.000 năm trước. Người Mongoloid phân ngành theo con đường di cư từ Đông Phi đến Viễn Đông. Vào khoảng 30.000 năm trước cư dân Mongoloid chia thành hai nhóm ở Đông Nam Á. Một số ngược lên phía bắc đến Đông Á theo tuyến phía tây từ Myanmar đến Vân Nam, còn số khác đi dọc tuyến phía đông từ Việt Nam lên Quảng Tây. Hai tuyến di cư này chính là cội nguồn của hầu hết các cư dân Đông Á ngày nay.
Tổ tiên của người Austro-Asiatic, Hmong-Mien, và Hán – Tạng đi theo tuyến phía tây, trong khi người Austro-Tai đi theo tuyến phía đông. Các cư dân Austro-Tai cư trú và phát triển trong nhiều ngàn năm xung quanh Vịnh Bắc Bộ, và được cho là thuộc nhóm đơn bội có nguồn gốc ở đó từ khoảng 20.000 năm trước.
Quá trình phát tán và đa dạng hóa của người Austro-Tai có thể chia thành ba giai đoạn. Giai đoạn đầu là sự phân chia cư dân trong thời Đá cũ. Trong giai đoạn này, đã xuất hiện sự khác biệt giữa các cư dân vùng núi sâu thuộc Quảng Tây và các cư dân vùng bờ biển xung quanh Vịnh Bắc Bộ. Trong khi cư dân miền núi phát triển thành nhóm Daic-Kloc (Lạc Việt), nhóm đơn bội O1 có nguồn gốc từ các cư dân vùng ven biển và sau đó phát triển dọc theo ven biển được lưu lại trong các tộc người Hlai [黎 Lê] với tư cách là lớp cổ nhất ở Hải Nam. Vào khoảng 14.000 năm trước cư dân ven biển đã phát triển dọc theo vùng ven biển Quảng Đông đến Đài Loan. Đảo Đài Loan kết nối với lục địa Quảng Đông trong thời gian đó, và các cuộc di cư trong thời gian đó đã trở thành một bộ phận sớm nhất của các cư dân bản địa Đài Loan hiện nay. Vào khoảng 12.000 năm trước các nhóm cư dân khác bắt đầu từ Vịnh Bắc Bộ tiến về phương nam, dọc theo ven biển Việt Nam, sau đó trở thành cư dân Mã Lai. Việc phân tích cấu trúc di truyền về nhóm đơn bội O1 nhiễm sắc thể Y cho thấy các cư dân bản địa Đài Loan và người Mã Lai là đối nhóm của cư dân Daic. Vào khoảng 10.000 năm trước, các cư dân Tai và Kadai đã phân cực. Các cư dân miền tây Quảng Đông trở thành người Kadai [仡央 Ngật Ương], tổ tiên của người Glao [仡佬 Ngật Lão] hiện nay, còn các cư dân ở đông Quảng Đông thì trở thành người Tai, tổ tiên của người Kam-Tai [侗傣 Đồng – Thái]. Về phương diện địa lý, cư dân Kam – Thủy [侗水 Đồng – Thủy] là láng giềng gần nhất của người Glao, tiếp đó sinh ra dòng di truyền thường xuyên.
Giai đoạn thứ hai là quá trình đa dạng hóa hơn nữa của người Daic và các cuộc di dân của người Nam Đảo trong thời Đá mới. Vào khoảng 8000 năm trước, văn hóa Đá mới và nông nghiệp đã nảy sinh ở vùng đông Quảng Đông, làm cho vùng này trở thành vùng hạch của sự phát triển cư dân Daic. Các văn hóa này nhanh chóng khai triển, phân thành ba nhóm, Việt, Klam và Hạ Đài Loan. Nhóm Việt đến Chiết Giang và sau đó phát triển thành các văn hóa Đá mới nổi tiếng 河姆渡 Hà Mỗ Độ và 良渚 Lương Chử. Nhóm Klam ở vùng hạch phát triển ở Quảng Đông, Phúc Kiến, sau đó là Nam Việt và Mân Việt, trở thành cơ tầng thứ hai của cấu trúc Kam-Tai [侗傣 Đồng – Thái]. Hầu hết nhóm Hạ Đài Loan có nguồn gốc Mân Việt. Thời gian ước tính của nhóm đơn bội O1 cho thấy dòng cha của Việt, Đồng – Thái và cư dân bản địa Đài Loan hầu hết được thành tạo vào khoảng 8000 năm trước. Niên đại này được các phát hiện khảo cổ học ủng hộ.
Trong khoảng thời gian từ 5000 đến 3000 năm trước người Mân Việt ở Phúc Kiến và Nam Việt ở Quảng Đông đã phân cực và sinh ra một số nhóm mới di cư khỏi vùng hạch. Các nhóm cư dân này thường được gọi là người Âu, có nghĩa là người ngoài. Thực ra thì người Đông Âu đã di cư theo hướng bắc ra ngoài nhóm Mân Việt đến nam Chiết Giang, còn người Tây Âu chuyển về phía tây, đi khỏi nhóm Nam Việt đến Quảng Tây. Người Tây Âu hòa hợp với người Lạc Việt và trở thành tổ tiên của người Tráng-Thái. Cũng trong khoảng thời gian đó, nhóm Kadai [仡央 Ngật Ương] di chuyển theo hướng tây bắc đến Quý Châu và tạo dựng nên một vài vương quốc chẳng hạn như Dạ Lang. Họ đồng hóa một số lớn cư dân bản địa là người 百濮 Bách Bộc ở đó, vốn nói tiếng mẹ đẻ là nguyên Nam Á [Proto-Austro-asiatic]. Các phát hiện này đã được xác định dựa trên cơ sở sự lưỡng phân trong cấu trúc di truyền của người Kadai [仡央 Ngật Ương].
Giai đoạn thứ ba trong lịch sử cư dân Austro-Tai là quá trình phát tán và di cư của người Kam-Tai. Vào khoảng 2000 năm trước, người Hán bắt đầu di cư đến vùng đất của người Kam-Tai, còn các cư dân Kam-Tai thì lại lần lượt rời khỏi vùng bờ biển đông nam. Cuộc di dân lớn nhất chính là cuộc biệt xứ của người Mân Việt. Đế quốc Hán đã cưỡng bách hầu như toàn bộ các cư dân Mân Việt phải rời khỏi Phúc Kiến. Vì vậy khó có thể phát hiện được các tiêu kí Austro-Tai trong cư dân Phúc Kiến ngày nay.
Một số nhóm cư dân Mân Việt đã trốn thoát đến Quảng Đông và sau đó đi xa hơn về phía tây đến Quý Châu, hình thành nên người Thủy ngày nay. Còn các nhóm khác thì chạy ra Đài Loan. Chúng tôi đã phát hiện được rằng so với các nhóm người trên toàn thế giới thì người Thủy là cư dân có các mối quan hệ di truyền gần nhất với các cư dân bản địa Đài Loan. Hầu hết các cư dân Quảng Đông cũng chạy về phía tây bắc để trở thành người Kam. Sau đó một bộ phận cư dân Tráng Thái cũng rời bỏ Quảng Tây và di cư đến bán đảo Đông Dương, trở thành các nhóm cư dân Tai-Thái.
Một công trình nghiên cứu tổng hợp ở Lào và Thái Lan cho thấy các cư dân Tai – Thái hiện nay hầu hết có nguồn gốc từ các cư dân Nam Á bản địa, chỉ có một tỷ lệ rất thấp có tổ tiên là người Daic. Và bộ phận có tổ tiên người Daic thì cũng rất khác nhau trong số các cư dân Tai – Thái, với các tỷ số cao hơn ở các nhóm cư dân lớn hơn, chẳng hạn như Lào, Phutai, Thái, Tai-Lue, v.v. Ngược lại, ở các nhóm cư dân nhỏ, chẳng hạn như Saek [石,老撾 Thạch, Lão Qua] và Rien [老撾 Lão Qua] cho thấy không có sự tương đồng gien với các cư dân Daic ở Trung Quốc. Vì vậy các nhóm cư dân Daic nhỏ hơn tại Đông Nam Á có lẽ hầu hết có nguồn gốc từ các cư dân Nam Á, đã tiếp nhận ngôn ngữ và văn hóa của những người Daic di cư trong vòng 2000 năm nay.
Tiêu kí Y-SNP thường gặp nhất của Austro-Tai là một nhóm đơn bội O1 rất hiếm gặp trong gia hệ Austro-Tai. Bằng phương pháp phân tích cấu trúc trong đơn bội O1, chúng tôi có thể biết được lịch sử khai triển của các cư dân Austro-Tai. Ngoài nhiễm sắc thể Y, chúng tôi còn nghiên cứu các dòng mẹ bằng phương pháp xác định mtDNA. Chúng tôi nhận ra rằng B4a, B4b, M7b ...v.v. của mtDNA cũng tập trung ở các cư dân Austro-Tai. Bằng các phân tích này, lịch sử cư trú sớm của các cư dân vùng nam Đông Á sẽ trở nên rõ ràng. Các cư dân Austro-Tai là một ngành Mongoloid hiện đại xuất hiện bên ngoài châu Phi vào khoảng 50.000 năm trước. Người Mongoloid phân ngành theo con đường di cư từ Đông Phi đến Viễn Đông. Vào khoảng 30.000 năm trước cư dân Mongoloid chia thành hai nhóm ở Đông Nam Á. Một số ngược lên phía bắc đến Đông Á theo tuyến phía tây từ Myanmar đến Vân Nam, còn số khác đi dọc tuyến phía đông từ Việt Nam lên Quảng Tây. Hai tuyến di cư này chính là cội nguồn của hầu hết các cư dân Đông Á ngày nay.
Tổ tiên của người Austro-Asiatic, Hmong-Mien, và Hán – Tạng đi theo tuyến phía tây, trong khi người Austro-Tai đi theo tuyến phía đông. Các cư dân Austro-Tai cư trú và phát triển trong nhiều ngàn năm xung quanh Vịnh Bắc Bộ, và được cho là thuộc nhóm đơn bội có nguồn gốc ở đó từ khoảng 20.000 năm trước.
Quá trình phát tán và đa dạng hóa của người Austro-Tai có thể chia thành ba giai đoạn. Giai đoạn đầu là sự phân chia cư dân trong thời Đá cũ. Trong giai đoạn này, đã xuất hiện sự khác biệt giữa các cư dân vùng núi sâu thuộc Quảng Tây và các cư dân vùng bờ biển xung quanh Vịnh Bắc Bộ. Trong khi cư dân miền núi phát triển thành nhóm Daic-Kloc (Lạc Việt), nhóm đơn bội O1 có nguồn gốc từ các cư dân vùng ven biển và sau đó phát triển dọc theo ven biển được lưu lại trong các tộc người Hlai [黎 Lê] với tư cách là lớp cổ nhất ở Hải Nam. Vào khoảng 14.000 năm trước cư dân ven biển đã phát triển dọc theo vùng ven biển Quảng Đông đến Đài Loan. Đảo Đài Loan kết nối với lục địa Quảng Đông trong thời gian đó, và các cuộc di cư trong thời gian đó đã trở thành một bộ phận sớm nhất của các cư dân bản địa Đài Loan hiện nay. Vào khoảng 12.000 năm trước các nhóm cư dân khác bắt đầu từ Vịnh Bắc Bộ tiến về phương nam, dọc theo ven biển Việt Nam, sau đó trở thành cư dân Mã Lai. Việc phân tích cấu trúc di truyền về nhóm đơn bội O1 nhiễm sắc thể Y cho thấy các cư dân bản địa Đài Loan và người Mã Lai là đối nhóm của cư dân Daic. Vào khoảng 10.000 năm trước, các cư dân Tai và Kadai đã phân cực. Các cư dân miền tây Quảng Đông trở thành người Kadai [仡央 Ngật Ương], tổ tiên của người Glao [仡佬 Ngật Lão] hiện nay, còn các cư dân ở đông Quảng Đông thì trở thành người Tai, tổ tiên của người Kam-Tai [侗傣 Đồng – Thái]. Về phương diện địa lý, cư dân Kam – Thủy [侗水 Đồng – Thủy] là láng giềng gần nhất của người Glao, tiếp đó sinh ra dòng di truyền thường xuyên.
Giai đoạn thứ hai là quá trình đa dạng hóa hơn nữa của người Daic và các cuộc di dân của người Nam Đảo trong thời Đá mới. Vào khoảng 8000 năm trước, văn hóa Đá mới và nông nghiệp đã nảy sinh ở vùng đông Quảng Đông, làm cho vùng này trở thành vùng hạch của sự phát triển cư dân Daic. Các văn hóa này nhanh chóng khai triển, phân thành ba nhóm, Việt, Klam và Hạ Đài Loan. Nhóm Việt đến Chiết Giang và sau đó phát triển thành các văn hóa Đá mới nổi tiếng 河姆渡 Hà Mỗ Độ và 良渚 Lương Chử. Nhóm Klam ở vùng hạch phát triển ở Quảng Đông, Phúc Kiến, sau đó là Nam Việt và Mân Việt, trở thành cơ tầng thứ hai của cấu trúc Kam-Tai [侗傣 Đồng – Thái]. Hầu hết nhóm Hạ Đài Loan có nguồn gốc Mân Việt. Thời gian ước tính của nhóm đơn bội O1 cho thấy dòng cha của Việt, Đồng – Thái và cư dân bản địa Đài Loan hầu hết được thành tạo vào khoảng 8000 năm trước. Niên đại này được các phát hiện khảo cổ học ủng hộ.
Trong khoảng thời gian từ 5000 đến 3000 năm trước người Mân Việt ở Phúc Kiến và Nam Việt ở Quảng Đông đã phân cực và sinh ra một số nhóm mới di cư khỏi vùng hạch. Các nhóm cư dân này thường được gọi là người Âu, có nghĩa là người ngoài. Thực ra thì người Đông Âu đã di cư theo hướng bắc ra ngoài nhóm Mân Việt đến nam Chiết Giang, còn người Tây Âu chuyển về phía tây, đi khỏi nhóm Nam Việt đến Quảng Tây. Người Tây Âu hòa hợp với người Lạc Việt và trở thành tổ tiên của người Tráng-Thái. Cũng trong khoảng thời gian đó, nhóm Kadai [仡央 Ngật Ương] di chuyển theo hướng tây bắc đến Quý Châu và tạo dựng nên một vài vương quốc chẳng hạn như Dạ Lang. Họ đồng hóa một số lớn cư dân bản địa là người 百濮 Bách Bộc ở đó, vốn nói tiếng mẹ đẻ là nguyên Nam Á [Proto-Austro-asiatic]. Các phát hiện này đã được xác định dựa trên cơ sở sự lưỡng phân trong cấu trúc di truyền của người Kadai [仡央 Ngật Ương].
Giai đoạn thứ ba trong lịch sử cư dân Austro-Tai là quá trình phát tán và di cư của người Kam-Tai. Vào khoảng 2000 năm trước, người Hán bắt đầu di cư đến vùng đất của người Kam-Tai, còn các cư dân Kam-Tai thì lại lần lượt rời khỏi vùng bờ biển đông nam. Cuộc di dân lớn nhất chính là cuộc biệt xứ của người Mân Việt. Đế quốc Hán đã cưỡng bách hầu như toàn bộ các cư dân Mân Việt phải rời khỏi Phúc Kiến. Vì vậy khó có thể phát hiện được các tiêu kí Austro-Tai trong cư dân Phúc Kiến ngày nay.
Một số nhóm cư dân Mân Việt đã trốn thoát đến Quảng Đông và sau đó đi xa hơn về phía tây đến Quý Châu, hình thành nên người Thủy ngày nay. Còn các nhóm khác thì chạy ra Đài Loan. Chúng tôi đã phát hiện được rằng so với các nhóm người trên toàn thế giới thì người Thủy là cư dân có các mối quan hệ di truyền gần nhất với các cư dân bản địa Đài Loan. Hầu hết các cư dân Quảng Đông cũng chạy về phía tây bắc để trở thành người Kam. Sau đó một bộ phận cư dân Tráng Thái cũng rời bỏ Quảng Tây và di cư đến bán đảo Đông Dương, trở thành các nhóm cư dân Tai-Thái.
Một công trình nghiên cứu tổng hợp ở Lào và Thái Lan cho thấy các cư dân Tai – Thái hiện nay hầu hết có nguồn gốc từ các cư dân Nam Á bản địa, chỉ có một tỷ lệ rất thấp có tổ tiên là người Daic. Và bộ phận có tổ tiên người Daic thì cũng rất khác nhau trong số các cư dân Tai – Thái, với các tỷ số cao hơn ở các nhóm cư dân lớn hơn, chẳng hạn như Lào, Phutai, Thái, Tai-Lue, v.v. Ngược lại, ở các nhóm cư dân nhỏ, chẳng hạn như Saek [石,老撾 Thạch, Lão Qua] và Rien [老撾 Lão Qua] cho thấy không có sự tương đồng gien với các cư dân Daic ở Trung Quốc. Vì vậy các nhóm cư dân Daic nhỏ hơn tại Đông Nam Á có lẽ hầu hết có nguồn gốc từ các cư dân Nam Á, đã tiếp nhận ngôn ngữ và văn hóa của những người Daic di cư trong vòng 2000 năm nay.
Các
cư dân Austro-Tai là một nhóm rất lớn ở Đông Á và Đông Nam Á. Nhiều chi tiết về
các tuyến di cư và các nhóm cư dân cổ vẫn còn chưa được biết rõ, đòi hỏi phải
có các nghiên cứu thêm về di truyền học ở nhiều nhóm cư dân hơn. Cho đến nay,
ít nhất chúng ta cũng đã có thể tái dựng một cây phả hệ của gia hệ Austro-Tai, và
nó giúp ích lớn cho việc tiếp cận với lịch sử cư trú sớm của con người tại vùng
Viễn Đông.
__________________________________
Nguồn: Common origin of the Austronesian and Daic
Populations, The Second International symposium of Linguistic Evolution and
Genetic Evolution, Shanghai, Sep.16-18, 2011. In Communication on Contemporary Anthropology, 2011, 5, 173-177/Published
Online Dec 15, 2011.
Tác giả: Tiến
sĩ Lý Huy là giáo sư Viện Các Khoa học về Đời sống, Đại học Phục Đán, Thượng Hải,
Trung Quốc. Tốt nghiệp Đại học ngành Di truyền học năm 2000; Tiến sĩ bậc I về
Sinh học người năm 2005 tại Đại học Phục Đán; Nghiên sứu sau tiến sĩ tại Đại học
Yale, Hoa Kỳ từ 2005; Phó giáo sư năm 2009; Giáo sư năm 2011.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét