Powered By Blogger

Thứ Bảy, 16 tháng 3, 2013

Hai tuyến đường từ Trung Quốc đến Ấn Độ vào cuối thế kỷ thứ VIII (IV)



Hai tuyến đường từ Trung Quốc đến Ấn Độ vào cuối thế kỷ thứ VIII (IV)

Paul Pelliot

Người dịch: Hà Hữu Nga

Terrien de Lacouperie đã thấy rõ những khó khăn trong việc tách bạch người Sinae với Cīnas và người Cīnas với người Trung Quốc. Vì vậy ông đã đề xuất giải pháp tối thiểu cũng có lợi thế là cung cấp cho những cái tên này với một từ nguyên. Như ông đã thừa nhận cái tên ấy được biết là nhờ thương mại biển, đó chính là Bắc Kỳ mà ông đã tìm kiếm cội nguồn, nhưng từ nguyên đó cũng bị phản đối giống với từ nguyên Nhật Nam mà tôi đã đưa ra ở trên. Bằng việc tìm kiếm tại vùng Bắc Bộ cái tên thích hợp với Sinae, ông đã nghĩ đến nước Điền ở Vân Nam, với cái tên đã từng được phát âm là Tsen. Người ta cho rằng Vương quốc này được một người Hán vùng trung lưu Dương Tử tên là Trang Kiểu thành lập vào thế kỷ IV TCN tại vùng rìa Vân Nam ngày nay. [1] Vào năm 122 TCN, Hán Vũ đến đã biết Trương Khiên phát hiện thấy đồ tre trúc, lụa là của Tứ Xuyên có bán tại Bactria, nên muốn mở đường sang Ấn Độ qua Vân Nam. Ông cử sứ bộ đến Điền quốc và Điền vương là嘗羌 Thường Khương đã hỏi sứ giả là người Hán có ai vĩ đại như ta không?. [2] Terrien de Lacouperie, khi biết rằng thương mại đường biển với Điền quốc được thực hiện theo tuyến sông Hồng, đã cho rằng quốc gia này chắc chắn đã có các thị trường đảm bảo, đồng nghĩa với việc đó là một thị trường lớn được thành lập ở vùng cửa các con sông, và tên quốc gia đó đã được phổ biến rộng khắp và vẫn giữ được địa vị ưu trội cho đến tận thế kỷ XI SCN, khi người Hán đã chinh phục đồng bằng châu thổ Bắc Bộ. Như đã thấy, giả định này là không thể. Không có bằng chứng nào cho thấy Điền quốc đã giao lưu bằng đường biển theo tuyến sông Hồng, và nếu có một hoạt động thương mại nào đó như vậy thì tất nhiên không bao giờ dẫn đến sự bá chủ của quốc vương vùng châu thổ Vân Nam. Hơn nữa không phải mãi cho đến thế kỷ II SCN, mà ngay trong thế kỷ II TCN thì Trung Quốc đã mở rộng sự thống trị của mình đến vịnh Bắc Bộ rồi. Lý thuyết của Terrien de Lacouperie không đáng để xem xét thêm nếu không có một lý thuyết khác tương tự. Ngay từ thế kỷ II TCN đã xuất hiện buôn bán giữa Vân Nam và Ấn Độ thông qua con đường Miến Điện, vậy thì tại sao Điền quốc hoặc nước Tsen cũ lại không thể được biết ở Ấn Độ với tên gọi Cīna sau đó được sử dụng để gọi toàn bộ người Trung Quốc? Tôi không tuyệt đối hóa để phản đối một giả thuyết như vậy, nhưng ông đã thể hiện những điểm yếu trong lý lẽ của mình. Trước hết âm Tsen dùng cho Điền là một sáng tạo thuần túy của Terrien de Lacouperie. Ông trích dẫn để hỗ trợ cho việc khôi phục cách phát âm Hán – Việt từ chen (trong đó ch = tch hoặc thực ra là âm vòm chứ không phải là một phụ âm xuýt). Nhưng đối với Terrien de Lacouperie thì cách phát âm Hán Việt lại là một loại phương ngữ cổ nhất của tiếng Hán. Hơn nữa, quan điểm đó là có vấn đề vì không thể nói rằng đã từng được phát âm là chen bằng tiếng Hán Việt. Chú dẫn của Phan Đức Hóa [3] và từ điển Génibrel [4] đều cùng phiên âm là điền. Thực ra thì trong từ điển Génibrel cũng có một từ chan thể hiện bằng chữ , nhưng đó là chữ nôm, có nghĩa là sử dụng chữ Hán về phương diện ngữ âm, đồng thời bằng cách đó, nó cũng đủ để thể hiện một từ thuần An Nam. Trong tiếng An Nam thì chan có nghĩa là chan chứa, thường được thể hiện bằng âm Hán Việt chân, có nghĩa là chân thật, nhưng còn có nghĩa khác là chan nước canh vào cơm, và vì nghĩa đó nên người An Nam sử dụng chữ để thể hiện, mà không phát âm là điền, nhưng vì từ đã được sử dụng để ghi âm chan chứa, và chủ yếu là tương ứng với từ chan thứ hai có nghĩa là tưới nước. Việc sử dụng âm của các từ này thuần túy là của người An Nam và cách sử dụng thì cũng rất lỏng lẻo, không hề liên quan gì đến cái mà chúng ta gọi là Hán Nôm, là cách phát âm tiếng Hán của người An Nam cả.

Còn về sự tương đồng ngữ âm giữa tên gọi vương quốc Điền và tên gọi nước Cīna thì lại không hề mỹ mãn như chúng ta mong đợi. Cũng không nên tâng bốc quá đáng vai trò của Điền vương. Có vẻ như cũng không phải tuyệt đối cần thiết cắt qua các quốc gia từ Trung Quốc đến Miến Điện. Từ Tứ Xuyên, có thể qua lưu vực 建昌 Kiến Xương đi thẳng đến tây Vân Nam theo đường Vân Nam tỉnh. Nếu các sứ bộ của Hán Vũ đế đến được kinh đô của Điền vương thì có nghĩa là trong quá trình tìm đường đến Ấn Độ, Hán Vũ đế đã gửi các sứ bộ đi theo nhiều hướng khác nhau, đến với 夜郞王 Dạ Lang vương ở tây Quý Châu, đến với Điền vương ở đông Vân Nam, đến với các sắc dân man di 昆明 Kôn Minh ở đông Vân Nam. Mười một năm sau, Dạ Lang vương và Điền vương đã đến một nơi nào đó để bày tỏ thần phục, và quân Hán tiến vào vùng ấy, dường như đó chính là 昆明 Kôn Minh ngày nay. [5]

Vì vậy, khi chưa có bất cứ giả thiết nào có thể chấp nhận được thì cái tên của vương quốc Điền, tuy không phải là Trung Quốc ấy vẫn có thể đem đến cho cái tên Chine (Trung Quốc) một cách giải thích hợp lý, nhưng điều đó là không cần thiết, và tôi thực sự nghĩ rằng không có gì buộc ta phải sử dụng những cái tên đó. Tôi nghĩ, dễ hơn cả là quay trở lại với từ nguyên cũ của Martini, và tìm kiếm trong những cái tên của Trung Quốc cái tên của triều đại nhà Tần vào thế kỷ III TCN. Cái tên này đáp ứng được các nhu cầu về ngữ âm học, và ít nhất thì nó cũng được áp dụng một cách chính thống cho toàn bộ Trung Quốc. Nhưng vẫn còn lại đó vấn đề về trật tự niên đại. Tôi không còn tin vào lập luận của ông von Richthofen cho rằng cái tên Chin được người Trung Quốc sử dụng cho đất nước ấy lại xuất phát từ Bắc Kỳ vào thế kỷ I và II SCN. Ngay từ thế kỷ II TCN đã có chứng cứ về mối quan hệ thương mại giữa Trung Quốc ở phương đông và Ấn Độ theo tuyến Miến Điện, nên không thể nào một thế kỷ trước cuộc chinh phục của nhà Tần, cái tên đó đã xuyên qua các vùng lãnh thổ tây nam để đến được tai người Ấn Độ? Trong khi đó ở thời điểm ấy, cái tên Cīnas đã xuất hiện ở Ấn Độ. Sau đó vào thời gian người Ấn-Âu ngành Indo-Scythes tràn đến Bactria, và nếu như vào thế kỷ I TCN, người Ấn đã nghe được về người Chine từ mạn tây bắc, sống cùng với người Tokharas nhưng lại không có bất cứ cái gì chứng tỏ điều đó. Sau đó, vào thế kỷ I SCN, có lẽ một mặt đã có những hoạt động thương mại tương đối thường xuyên giữa Ấn Độ, và mặt khác giữa Đông Dương và bán đảo Malay, nên các tên địa danh tiếng Ấn đã phổ biến dọc theo ven biển. Đã quen mồm gọi người Trung Quốc là Cīnas, các nhà hàng hải đến được Bắc Kỳ vẫn tiếp tục gọi cái tên mà họ đã nghe ở Ấn Độ, khi họ mặc bộ đồ Ấn Độ có tên cảng Cattigara. [6] Người Trung Quốc dường như cũng rất khó chấp nhận cái tên Cīna. Họ không còn tự gọi mình bằng cái tên của triều đại nhà Tần nữa, nhưng ít ra thì cái tên đó cũng vẫn gợi lên trong họ tư tưởng về chủng tộc và đất nước họ. Vẻ hào nhoáng trong tất cả các ghi chép theo truyền thống của Trung Quốc về Đông Địa Trung hải hoặc 大秦 Đại Tần, có nghĩa là cái quốc gia có tên gọi đó có những người quân tử tốt đẹp, giống như những người quân tử ở Trung Quốc vậy. [7] Người Trung Quốc không bao giờ hiểu nhầm từ nguyên Cīna: khi dịch Lalitavistara Sutra ललितविस्तर सूत्र* [方廣大莊嚴經* Phương quảng Đại trang nghiêm Kinh] vào năm 308, thì từ चीन* Cīna trong bản tiếng Phạn được dịch ra tiếng Hán là Tần. [8] Hình thức tương tự cũng thấy trong một văn bản cổ hơn nhiều, đó chính là cuốn त्रिपिटक* Tripitaka, được dịch là 大方便佛報恩經 Đại phương tiện Phật báo ân kinh là một danh mục tham chiếu thời Hậu Hán (25-220). [9] Ngay cả trường hợp được ông Chavannes trích dẫn cho đầu thế kỷ V [10], thì có lẽ chúng ta vẫn nên xem 秦地 Tần địa không phải là sự ám chỉ đến triều đại nhà Tần sau đó, mà là một cách dịch âm những từ dạng चीनदेश* Cīnadeça [đất Trung Quốc] hoặc चीनस्थान* Cīnāsthāna [xứ Trung Quốc] mà đạo sỹ Bramane 羅閱 La Duyệt đã sử dụng. [11] Còn từ nguyên của cái tên Chine của triều đại đầu tiên thuộc nhà Tần thỏa đáng về phương diện ngữ âm học và địa lý học, lại nhất quán với lịch sử, và lại còn được chứng tỏ bằng truyền thống bản địa [12], thì tôi cho rằng chúng ta phải chấp nhận.

Nhưng nếu vì các văn bản cổ cho chúng ta thấy rằng con đường qua Miến Điện đến Ấn Độ thì nó đã không còn đúng như vậy nữa khi sự phát triển thương mại ở Turkestan và vùng biển phía nam thực sự ưu tiên cho các tuyến này hơn, chỉ vì đương nhiên là nó thuận lợi hơn. Trong những khoảng thời gian xảy ra nội chiến kéo dài từ thế kỷ III “đến cuối thế kỷ VI, hành động của người Trung Quốc ở Vân Nam dường như được thực thi một cách bột phát và nói chung là không hiệu quả. Nhưng nhờ Nghĩa Tịnh [13] mà chúng ta biết được rằng श्रीगुप्त* Çrigupta lên ngôi khoảng cuối thế kỷ III, đã xây dựng một ngôi đền được cho là của người Cīnas cho 20 giáo phái Trung Quốc trong lãnh địa của ông từ Trung Quốc đến Ấn Độ theo con đường Vân Nam và Miến Điện. Cuối cùng, vào nửa đầu thế kỷ VII, nhà Đường đã thống nhất được toàn bộ đế quốc. Sau đó họ nghĩ đến việc mở lại con đường đến Ấn Độ theo tuyến Vân Nam. Những tuyến đường mòn vào Vân Nam, ngoài tuyến đường về sau đi theo sông Hồng, trong khi tuyến này vừa khó khăn lại vừa ít được sử dụng để đến 貴州 Quý Châu, là các tuyến 蜀州 Thục Châu, 東川 Đông Xuyên, và 雲南省 Vân Nam tỉnh, đến được phía tây 大理 Đại Lý, và thung lũng 建昌 Kiến Xương, để rồi từ đó rời Vân Nam tỉnh ở phía đông nam mở thẳng về 大理 Đại Lý. Người Trung Quốc đã mô tả hoàn toàn không chính xác tuyến đầu tiên thuộc tuyến phía bắc và tuyến thứ hai là tuyến phía nam. [14] Tuyến đầu tiên buộc phải vượt qua đất Xuyên, còn tuyến thứ hai thì mọi người đều biết nhờ lịch sử và truyền thuyết bởi chiến dịch của nhà Thục vào thế kỷ III, và nhân vật nổi tiếng Gia Cát Lượng đã đến Vân Nam. Đây chính là tuyến đường Kiến Xương dưới thời nhà Đường người Trung Quốc hình như đã ưu tiên phát triển, nhưng dọc theo con sông An Ninh và vùng thượng nguồn Dương Tử Giang họ đã phải đối mặt với các sắc dân mà họ gọi là 松外蠻 Tùng ngoại man hoặc 松外諸蠻 Tùng ngoại chư man. [15] Vào thời Đường 貞觀 Trinh Quán (627-649) [16] 巂州都督 Huề Châu đô đốc thuộc vùng thượng lưu Kiến Xương là 劉伯英 Lưu Bá Anh đã đòi các sắc dân man di Tùng ngoại phải mở tuyến đường 西洱河 Tây Nhĩ hà đi 天竺 Thiên Trúc; 西洱河 Tây Nhĩ hà chính là con sông Đại Lý, còn Thiên Trúc thì nổi tiếng là tên nước Ấn Độ. Vài năm sau đó, từ năm 648 đến năm 656, Hoàng đế đã cử viên tướng 建方 Lương Kiến Phương đi chinh phục các sắc dân Tùng ngoại ấy, và quân đội nhà Hán đã đến 西洱河 Tây Nhĩ hà, buộc các sắc dân man di vùng thượng nguồn Dương Tử Giang từ các chi lưu của con sông đến lưu vực sông Đại Lý phải thường xuyên triều cống. [17] Nhưng trong thời gian đó trên chính trường đã xuất hiện những nhân vật mới, người Tây Tạng mà số phận của họ chỉ là một bước đi ngắn trong vòng hai thế kỷ khi người Thổ Phồn vượt qua kinh đô của đế chế Trung Quốc ở Thiểm Tây. Trong nửa đầu thế kỷ VII, họ đã có cuộc sống ổn định trong khuôn khổ của triều đình Trung Quốc, thậm chí vào năm 648, vua Tây Tạng đã đặt quân đội dưới quyền tùy ý chỉ huy của viên sứ nhà Đường 王玄策* Vương Huyền Sách, là kẻ bị cuộc nổi dậy của người मगध* Magadha Ma Kiệt Đà truy đuổi. Thỏa ước cục bộ ấy được thực hiện vì sợ phe nổi dậy có một thỏa ước khác, đã không kéo dài. Tại Tứ Xuyên, người Hán đã xây dựng thành 安戎  An Nhung ở phía tây của tỉnh này để cắt đứt sự giao tiếp giữa người Tây Tạng và các sắc dân vùng sông Đại Lý. [18] Cuối cùng vào năm 670, cuộc chiến đã nổ ra, và người Tây Tạng đã bắt giữ bốn đồn binh người Thổ Phồn bảo vệ An Tây. [19] Đó cũng là khi họ lật đổ chế độ thống trị của người Hán tại vùng thượng lưu Dương Tử Giang và mở rộng ưu thế vượt trội của mình về tận miền tây Tứ Xuyên và tây bắc Vân Nam, như sử gia Trung Quốc đã nói chưa bao giờ bọn man di thời Tây Hán và thời Ngụy lại mạnh được đến như vậy. [20]

Mặt khác, vào năm 680 người Trung Quốc đã bỏ cuộc để giữ 姚州 Diêu Châu, mà họ đã thiết lập ở Vân Nam, lui về phía bắc một chút so với Diêu Châu thực sự vào năm 621. [21] Chỉ đến năm 688 thì họ mới cố gắng chiếm lại được nơi đó, với bảy địa điểm đã được xây dựng ở phía nam Dương Tử Giang và một đơn vị với 500 lính đồn trú tại 姚州 Diêu Châu. Gánh nặng này đặt lên vai người dân vùng đồng bằng 成都 Thành Đô. Năm 698, 姚州都督府張柬之 Diêu Châu* đô đốc phủ 張柬之* Trương Giản Chi đã dâng biểu lên triều đình (請罷姚州屯戍表* Thỉnh bãi Diêu Châu truân thú biểu*) [22] tâu rằng các triều trước đều nắm lấy lợi thế để di dân đến Vân Nam, vì ở đó có thể giao lưu với Đại Tần ở phía tây, với An Nam ở phía nam, nhưng giờ đây bọn man di Vân Nam đã ngăn chặn mọi hoạt động cống tiến với các vùng kia nên mới gây ra tình cảnh thiếu hụt nhân lực và ngân lượng rất trầm trọng. Vì vậy ông thỉnh cầu triều đình bãi bỏ đồn binh tại Diêu Châu, đưa đồn binh này về vùng bắc Lự thuộc Dương Tử [23], và để tránh mọi rắc rối, ông thỉnh cầu triều đình ban lệnh chỉ cấm người Hán giao tiếp với man dân. Nhưng sau này kế hoạch ấy không thích hợp với các tham vọng của Nữ hoàng 武則天* Võ Tắc Thiên nên bà đã bác bỏ. Cuối cùng sau một cố gắng bất thành vào năm 738, đến năm 740, người Trung Quốc lại nỗ lực ở vùng tây nam; 章仇兼瓊* Chương Cừu Kiêm Quỳnh đã lấy được 安戎城 An Nhung thành. [24] Đồng thời ông cũng nghĩ đến việc xây dựng các mối quan hệ với An Nam đô hộ phủ ở Bắc Kỳ, và đó chính là điều mà chúng ta đã thấy ít năm sau 竹靈倩* Trúc Linh Thiến trở thành người sáng lập thành An Ninh gần Vân Nam tỉnh. Ông cảm thấy rằng tuyến đường Vân Nam và Ấn Độ làm tăng sức mạnh cho đế chế Trung Quốc, nhưng vì quá rộng lớn nên quyền lực đó đã rạn vỡ ở mọi nơi, và các cuộc chiến đấu giữa người Trung Quốc và người Tây Tạng đã giúp cho sự ra đời của một vương quốc mới của người Nam Chiếu.
_______________________________________________

Nguồn: Paul Pelliot 1904. Deux itinéraires de Chine en Inde à la fin du VIIIe siècle, Bulletin de l'Ecole française d'Extrême-Orient. Tome 4, 1904. pp. 131-413. (Paul Pelliot, Professeur à l'Ecole française ď 'Extrême-Orient).

Tác giả: Paul Pelliot (和伯希和 Hòa bá Hy hòa) (1878 – 1945) là nhà Hán học nổi tiếng người Pháp, học trò của Sylvain Lévi và Édouard Chavannes. Ông làm việc tại Viện Viễn đông Bác cổ Pháp - École Franҫaise d’Extrême Orient tại Hà Nội, và năm 1900 ông đã được gửi đi Bắc Kinh tìm kiếm sách cho thư viện của Viện. Thời gian ở Bắc Kinh ông đã bị bắt giữ trong Phong trào 義和團 Nghĩa Hòa Đoàn, và bị kẹt trong giai đoạn phong tỏa các tòa công sứ ngoại quốc.  Pelliot đã thực hiện hai vụ đột phá lãnh thổ đối phương trong thời gian bị phong tỏa. Vì hành động dũng cảm đó, ông đã được thưởng huân chương cao quý nhất Bắc đẩu Bội tinh của Cộng hòa Pháp. Năm 22 tuổi ông trở về Hà Nội và nhận ghế giáo sư Hán học tại Viện, sau đó trở thành giáo sư Hán học tại Collège de France, là nơi tập trung những học giả lỗi lạc và danh giá nhất của nước Pháp. Ông viết tác phẩm lớn Deux itinéraires de Chine en Inde à la fin du VIIIe siècle này khi mới 25 tuổi.

Ghi chú của người dịch:

* Các từ có đánh dấu sao [*] là do tôi, Hà Hữu Nga, trộm tìm, dịch sang tiếng Phạn, tiếng Hán, và tiếng Việt để tiện cho bản thân trong việc nghiên cứu, so sánh và xác định nghĩa của từ mà thôi.

Tài liệu dẫn

1. Cf. Chavanues. Mémoires historiques, t. i, p. lxmx.

2. Cf. Chavannes, ibid., p. lxxxii; Che ki, k. 116, p. 2.

3. Phan Đức Hoá, Index des caractères chinois dans le dictionnaire chinois - anglais de Williams, avec la prononciation mandarine annamite, Saigon, Collège des Interprètes, 1886, autogr., p. III.

4. J. F. M. Génibrel, Dictionnaire annamite - français, Saigon, imprimerie de la Mission, 1898, in - 4°.

5. Cf. Chavannes, loc. laud... pp. lxxxii, lxxxiv.

6. Cf. Richthofen, China, i, p. 509.

7. Cf. Hirth, China and the roman Orient, pp. 41, 50, 70, 78, 92.

8. Cf. B. E. F. E. O., m, 34-1, n. 2.

9. Ce texte, dont je dois l'indication à M. Ed. Huber, se trouve dans le k. 6 du大方便佛報恩經 Đại phương tiện Phật báo ân kinh (Nanjio, n° 431; Tripit.jap., éd. petit format, , v, 29 r°); la phraseen question parle de la méthode employée dans le pays de Ts'in pour teindre en bleu (秦地染青法 Tần địa nhiễm thanh pháp).

10. Cf. B. E. F. E. O., ni, 434, n. 4.

11. Ce nom de Lo-yue reparait dans Fa-hien sous la forme de, 羅太私迷 La thái tư mê ou 羅太私婆迷 La thái tư bà mê. Legge (Travels of Fa-hien, p. 78), à la suite de Beal, rétablit Ràdhasvàmi ou Râdhasàmi. Mais les traducteurs paraissent avoir ignoré le court commentaire de Fa-hien que 蕙琳 Houei-lin des T'ang a inséré dans son Yi ts'ie king yin yi (Tripit. jap., x, k. 100, pp. 103-104). Le nom y est écrit 羅私婆迷 Lo-p'osseu-p'o-mi, avec cette glose que le second caractère, qui se prononce aujourd'hui générale menfotu et est d'ailleurs presque inusité, se prononce comme  bàn + mùi, c'està-dire p'o. Le p'o de Lo-p'o, comme le yue de Lo-yue, est un mot à ancienne dentale finale; la valeur de transcription de ce second caractère devrait être quelque chose comme 'vat; il faut vraisemblablement rétablir Raivata. La note de Houei-lin nous confirme de plus la lecture du second élément du nom : svàmin parait sur. Quant à cest certainement une altération de bạt (đường chó đi).

12. Le nom de la Chine est encore associé à celui de Ts'in dans un passage assez obscur de Hiuan-tsang, Mémoires, 11, 79.

13. Cf. Chavannes, Religieux êminents, p. 83. Dans la curieuse note que Houei-lin des T'ang consacre à ce passage (Tripit. jap., , x, p. 45 r°), il ne me semble pas être question, comme le dit M. Chavannes, de la conversion des tribus du Yunnan au bouddhisme, mais de leur pénétration par l'influence chinoise. Houei-lin insiste sur les difficultés de la route de terre pour se rendre en Inde : en été, les chaleurs et les serpents ; en automne, les pluies ; en hiver, le froid et la neige; cette voie n'est praticable selon lui qu'aux 1er, 2j et 3e mois chinois.

14. Cf. Man chou, k. 1, pp. 2-5.

15. Je ne sais quelle est l'origine de ce nom. 11 paraît signifier «barbares d'au-delà de Song». On serait donc tenté de songer à la préfecture de Song des T'ang; cette ancienne préfecture correspond au t'ing actuel de 松潘 Tùng Phan, dépendant de la préfecture de 龍安 Long An au 四川 Tứ Xuyên. Mais 松潘 Tùng Phan est très au nord de 成都 Thành Đô, et je ne crois donc pas, contrairement à ce que pensait d'Hervey de Saint-Denys (Ethnographie.... Méridionaux, p. 290), qu'il puisse en être question pour des tribus qui, par rapport à 成都 Thành Đô, étaient dans une direction diamétralement opposée.

16. Le Tân Đường thư (. 222 f, p. 11 r°) dit simplement «dans la période Tcheng-kouan»; le Ton che fang yu kiyao précise et indique l'année 646, mais comme il s'est écoulé, d'après le texte de l'Histoire des Tang, quelques années entre ce rapport et la campagne de Leang Kien-fong, et qu'elle-même est antérieure à 648, la date donnée par Kou Tsou-yu me paraît trop lardive.

17. Cf. Sin t'ang chou, k. 222 f, p. H r°.

18. Ibid., ibid.

19. Pour toutes ces luttes entre le Tibet et la Chine sous les T'ang, cf. Bushell, The early history of Tibet, dans J. R. A. S., N. S., xn, 434 ss.

20. Sin t'ang chou, k. 216 , p. 4 r°.

21. Cf. Sin t'ang chou, k. 42, p. 3 vo ; Điền Hệ, seci. 4, ch. 1, p. 7r°.

22. Ce rapport est résumé dans le 資治通鑒 Tư trị Thông giám, к. 206, p. 6 v° (année 698); il est donné plus en détail dans le Tong tien de Tou Yeou (k. 187, pp. 22-23), d'où il a passé dans le 文獻通考 Văn hiến Thông khảo của Mã Đoan Lâm (k. 329, p. 12-13; trad. d'Hervey de Saint-Denys, Ethnographie..., Méridionaux, pp. 184-188).

23. Comme l'а montré M. Chavannes (J.A., nov.-déc. 1900, p. 403), la rivière Lou est au propre la rivière Ngan-ning qui traverse la vallée de Kien-tch'ang ; mais sous les T'ang, c'est au sens large le Yang-tseu ; cf. Man chou, k. 2, p. 2 v°-3 r° ; Giles, Dictionary, s. v. [Lô thủy].

24. Cf. Bushell, loc. laud., pp. 470472.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét