Phù
Nam (I)
Paul
Pelliot
Người dịch: Hà Hữu Nga
Thông qua Trung Á vào thế kỷ II TCN, sứ bộ 張騫 Trương Khiên
lần đầu tiên đã bắt đầu đặt mối quan hệ chính thức giữa Trung Quốc và phương
Tây. Nhưng khi đến Bactria, Trương Khiên đã trông thấy
đồ tre và vải vóc quần áo có nguồn gốc từ các vùng thuộc tỉnh Vân Nam và Tứ
Xuyên ngày nay. Ông hỏi người dân địa phương và được biết họ có được các
hàng hóa ấy thông qua một đất nước giàu có gọi là Ấn Độ, nhờ thế, khi suy nghĩ
về những khó khăn hiểm nguy của con đường phương bắc thường xuyên bị những sắc
dân du mục Trung Á cắt đứt, Trương Khiên đã nảy sinh ý tưởng mở một tuyến đường
từ Trung Quốc đến phương Tây từ phía Nam. Đồ tre nứa và vải vóc đã đến đây bằng cách nào? Trong khi đó ở
Trung Quốc thì lại rất sẵn? Thật khó nói. Thực tế thì những dữ kiện mà Trương
Khiên thu được đã tác động sâu sắc đến một phương thức hành động mới đối với việc
mở đường về phương nam của người Trung Quốc. Bắc Kỳ lúc đó, sau nhiều thăng trầm
đã trở thành châu quận của đế chế Hán. Nằm ở tâm điểm của cơn lốc dẫn đến sự sụp
đổ của nhà Hậu Hán, vào nửa sau của thế kỷ II SCN, Bắc Kỳ lại là chốn nương
thân yên bình của đế chế. Đồng thời nó còn là con đường thương mại chủ đạo giữa
Tiểu Á và Viễn Đông, nơi mà vào năm 166 SCN, sứ bộ của Hoàng đế La Mã Marcus Aurelius đã cập bến.
Và chính điều đó đã đặt Trung Quốc vào mối
quan hệ với một loạt quốc gia trung gian nằm trên tuyến đường nối giữa Bắc Kỳ với
Đông La Mã. Trong số các quốc gia đó, vượt qua Lâm Ấp cư chiếm bờ biển đông An
Nam, có một nơi mà người Trung Quốc không đóng vai trò gì đáng kể trong những
thế kỷ đầu SCN, đó chính là Phù Nam. Từ thế kỷ III đến thế kỷ VII, người Trung
Quốc thường nói về quốc gia Ấn Độ hóa này, nơi dường như mọi khách hải hành buộc
phải dừng nghỉ trên con đường dài giữa Ấn Độ và Trung Quốc. Nhưng vào thế kỷ
VII, cái tên Phù Nam đã biến mất không để lại dấu vết. Từ đó người Trung Quốc
cũng không thể xác định được đất nước này, còn các nhà Trung Quốc học thì lại
chuyển Bắc Kỳ đến Malaysia, và chuyển Malaysia đến Miến Điện. Tuy nhiên, các phát hiện
khảo cổ học 35 năm qua đã bắt đầu làm sáng tỏ lịch sử bán đảo này. Các dữ liệu
của Trung Quốc đã dần dần được tinh lọc. Mới đây một số nhà Trung Quốc học đã
thử đặt Phù Nam vào khu vực Thái Lan; đối với một số nhà nghiên cứu khác thì nó
thậm chí còn là tiền thân của Cambodge, nhưng với một khoảng cách quá xa về phía
tây, có thể đến tận vùng biển Ấn Độ Dương. Cuối cùng ông Aymonier cũng bắt đầu dành
bài viết đầu tiên trên tạp chí Journal
Asiatique [1] cho một bài viết đặc biệt để xác định Phù Nam. Ông đưa vào đó
các tri thức của mình về Cambodge và dẫn Mã Đoan Lâm do Hervey de Saint-Denys dịch,
đưa quan điểm của Rosny về các tộc người phía đông được coi là người Trung Quốc
cổ, và dẫn thông tin về các cuộc khảo sát Đông Dương [2] từ các văn bản Trung
Quốc. Ông Aymonier tuyên bố “Cuối cùng chúng tôi không chạy theo quan điểm của
các tác giả nói rằng trí thức Trung Quốc chỉ đưa ra sự ganh đua vô nghĩa cho
các giải pháp về vấn đề xác định Phù Nam”.
Thật ra sẽ rất đáng chú ý khi biết
các nhà khoa học mưu trí đã tưởng tượng cái gì để đơn giản hóa vấn đề Phù Nam,
xóa bỏ các văn bản chỉ khi đất nước được đặt tên. [3] Nhưng vấn đề không phải ở
chỗ đó, vì ông Aymonier không phân loại quan điểm của họ, và không từ bỏ, mà “vẫn”
sử dụng các nguồn sử liệu Trung Quốc. Điều này chủ yếu là vì ông nghĩ rằng các
nguồn đó đem lại “bằng chứng tích lũy được có sức thuyết phục...tính đồng nhất
Chân Lạp (Cambodge) và Phù Nam”. Đó thực
sự là kết luận về ký ức kinh đô của nó. Ông Aymonier đã bỏ qua, không nói một lời
nào khi thể hiện quan điểm trong cuốn Cambodge (tr.1, 113) của ông, và việc người Phù Nam mở rộng Bắc Kỳ đến
Thái Lan; giờ đây đối với ông, Phù Nam là một nước khác về lịch sử và địa lý,
so với Chân Lạp (Cambodge), và hai cái tên khác nhau mà người Trung Quốc dùng để
gọi cùng một nước trong trường hợp này vẫn không đảm bảo được cho việc xảy ra
các bước ngoặt chính trị quốc gia. Có những sử liệu chính thức khẳng định: “Citrasena
(vua Chân Lạp) đã tấn công Phù Nam và buộc họ phải quy phục”. Aymonier nghĩ rằng
người ta không thể thắng được vô số luận cứ về điều đó. Ngược lại, tôi tin rằng
chúng ta có thể đưa ra một cách lý giải khác về các sự kiện, và tôi cũng muốn
khẳng định rằng nếu Phù Nam xâm chiếm lãnh thổ, bành trướng xa về phía tây của
cái sau đó là Cambodge lịch sử, mặt khác Chân Lạp trước khi trở thành Cambodge
lịch sử vốn đã là một hầu quốc vào cuối thế kỷ VI, đầu thế kỷ VII, sau đó đã
chinh phục được nước tôn chủ của mình. Trước hết tôi sẽ đưa ra tất cả các nguồn
sử liệu liên quan đến Phù Nam mà tôi có ở đoạn cuối và tôi sẽ cố gắng sắp xếp để
có thể đọc ra một điều gì đó.
I. Trước hết, để tách bạch cho rõ ràng thì
cũng cần phải đề cập đến một truyền thống là Phù Nam đã cử sứ bộ đến triều đình
Trung Quốc vào năm 1110 TCN. Sau đó lịch sử hoặc truyền thuyết về đoàn sứ bộ đến
Đông Dương khá sớm trong các sử liệu Trung Quốc. [4] Sử cũ đầu công nguyên đã
ghi rằng các sứ bộ nước Việt Thường đã đến triều đình Thành Vương nhà Chu dâng
cống vật lên quan Nhiếp chính liêm trực Chu Công vào thế kỷ XII TCN; và Chu
Công được cho là người đã sáng tạo ra la bàn. Lâu nay nước Việt Thường vẫn được
cho là thuộc Đông Dương, là nơi theo truyền thuyết Hùng Vương, có 15 bộ phân bố
ở vùng nam Trung Quốc và bắc Việt Nam, trong số đó có bộ Việt Thường, và truyền
thống lịch sử đồng nhất địa vực của bộ này với vùng Huế ngày nay. [5] Theo truyền
thuyết trên, có lẽ chúng ta khó mà lần lại được sự việc giữa Trung Quốc và Đông
Dương như vậy có thể xảy ra trong thiên niên kỷ I TCN hay không. Legge [6] đã
cho thấy rất khó mà tin được công lao sáng tạo ra la bàn là thuộc về Chu Công.
Lẽ ra ông có thể đi xa hơn để hoàn toàn bác bỏ câu truyện bịa đặt về sứ bộ Việt
Thường. Tư Mã Thiên đã không hề nhắc đến câu truyện này. [7] Những nguồn sử liệu
cổ nhất không đề cập đến câu truyện này, thậm chí không có công trình nào thuộc
thế kỷ III và các biên niên sử được viết trên thẻ tre [8] nhắc đến. Sử liệu đầu
tiên nói về sứ bộ ấy là Tiền Hán Thư (k. 44 下, p. 6 v0] và Hậu Hán Thư
(k. 161, p. 3). Dù sao thì cũng chỉ có vấn đề đó, mà không hề có vấn đề về Phù
Nam. Chỉ đến lúc có những tấu sớ thực sự liên quan đến Phù Nam trong những thế
kỷ đầu SCN thì tên ông mới được trộn lẫn với sứ bộ Việt Thường. Văn bản đầu
tiên ghi về truyện này, theo hiểu biết của tôi, là 古今注 Cổ kim chú do Legge dẫn; ông đã khẳng định là đã chép lại
bằng chứng thời Hậu Hán (25 – 220 SCN) [9]; cũng cần phải thêm là Cổ Kim chú được định niên đại vào thế kỷ
IV đã qua nhiều chỉnh sửa. [10] Một thế kỷ rưỡi sau đó, các chương viết về âm nhạc** của cuốn Lịch sử nhà Tiền Tống (420 - 478) [11]** đã chép lại một bài hát của
張華 Trương Hoa*** (232-300), người đời Tấn. Trong đó có viết: “Phù Nam sử
dụng rất nhiều người phiên dịch*** và sứ bộ 肅愼 Túc Thận thì phải mượn*** quần áo?”. Tuy
nhiên câu này rõ ràng là nói về sứ bộ Phù Nam*** dưới thời Tấn,
nhưng đồng thời tiếp theo đó nó lại nói sứ bộ 肅愼 Túc Thận thường được dẫn khi đề cập đến
Chu Công thời Việt Thường, dường như ẩn ý khoản cống vật này cho nhà Tấn cũng
do chính những sắc dân dâng cống vật cho bậc hiền Chu Công ngày xưa thực hiện; và
ngày nay, kẻ thực sự thay thế truyền thống Việt Thường đã nhập cuộc dâng cống vật
chính là Phù Nam***. Các tác giả về sau đã chấp nhận một cách vô điều kiện huyền
thoại về các sứ bộ từ Việt Thường qua Lâm Ấp (Champa), và Phù Nam; và đó cũng
chính là cung cách của Việt sử Thông giám Cương mục. [12] Đến lượt mình người
An Nam cũng chấp nhận huyền thoại Trung Quốc. [13] Le P. Legrand de la Liraye đã
tập hợp dữ liệu từ biên niên sử Trung Quốc và từ phần ghi chú của tập Voyage d'exploration en Indo-Chine. [13]
Nhưng ông Aymonie lại để mắt đến một nguyên do đáng ngờ; chúng ta có thể nói một
cách chắc chắn rằng không hề có chuyện Việt Thường gửi sứ bộ đến Trung Quốc vào
năm 1110 TCN cung cấp thông tin cho người Trung Quốc về Phù Nam.
II. Theo tôi, trước 三國志 Tam Quốc chí dường như chính sử không cho biết
gì về cái tên Phù Nam ở đâu mà ra. Tam Quốc chí bao quát khoảng thời gian từ
năm 220-280, được 陳壽 Trần Thọ viết vào cuối thế kỷ III.
Au k. 60 là tiểu sử của呂岱 Lữ Đại, tướng dưới quyền thái tử nhà Ngô vào nửa
đầu thế kỷ III, làm Giao Châu mục cai quản Quảng Đông và Bắc Kỳ. Truyện viết: 曹丕延康元年,呂岱繼為交州刺史.呂岱除使交州得到安定外,“又遣從事南宜國化**,暨徼外扶南,林邑,堂明諸王,各遣使奉貢*”. Ngụy Văn đế (曹丕 Tào Phi), Diên
Khang nguyên niên (220), Lữ Đại kế nhiệm Thứ sử Giao Châu, làm cho vùng đất này
được yên ổn “lại khiến tòng sự khai hóa phương nam, vượt ngoài Phù Nam, Lâm Ấp,
Đường Minh; quốc chủ các nước này đều sai sứ tiến cống”. Sau đó, vào năm 231, Lữ
Đại được bổ nhiệm vào một vị trí khác, thì hầu như chắc chắn rằng các sự kiện
này liên quan đến những năm trước đấy. Sử liệu này nhất quán với hai đoạn trích
mà có lẽ tự thân chúng không phải là hoàn toàn đáng tin cậy và tôi sẽ cung cấp
thêm trong No XVIII. Cuối cùng cũng cần phải lưu ý rằng trong đoàn sứ bộ
đến Phù Nam vào thời Thái tử Ngô, sẽ được thảo luận ở N0 X, có một
người có chức vụ 宣化從事 Tuyên hóa Tòng sự, điều đó có nghĩa là người 從事 tòng
sự ấy làm nhiệm vụ khai hóa văn minh, và đó có lẽ chính là sứ bộ mà Lữ Đại, nhân
danh nhà Ngô đã cử họ đi, chứ không phải do Ngô chúa trực tiếp bổ cử, và vì vậy
mà sứ bộ chắc chắn phải lên đường vào các năm 225 – 230, khi Lữ Đại còn cai quản
phương nam.
___________________________________________
Nguồn:
Paul Pelliot 1903. Le Fou-nan,
Bulletin de l'Ecole française d'Extrême-Orient. Tome 3, 1903. pp. 248-303.
Tác giả:
Paul Pelliot (和伯希和 Hòa
bá Hy hòa) (1878 – 1945) là nhà Hán học nổi tiếng người Pháp, học trò của
Sylvain Lévi và Édouard Chavannes. Ông làm việc tại Viện Viễn đông Bác cổ Pháp -
École Franҫaise d’Extrême Orient tại Hà Nội, và năm 1900 ông đã được gửi đi Bắc
Kinh tìm kiếm sách cho thư viện của Viện. Thời gian ở Bắc Kinh ông đã bị bắt giữ
trong Phong trào 義和團 Nghĩa Hòa Đoàn, và bị kẹt trong giai đoạn phong tỏa các tòa công sứ
ngoại quốc. Pelliot đã thực hiện hai vụ
đột phá lãnh thổ đối phương trong thời gian bị phong tỏa. Vì hành động dũng cảm
đó, ông đã được thưởng huân chương cao quý nhất Bắc đẩu Bội tinh của Cộng hòa
Pháp. Năm 22 tuổi ông trở về Hà
Nội và nhận ghế giáo sư Hán học tại Viện, sau đó trở thành giáo sư Hán học tại Collège de France, là nơi tập trung những học
giả lỗi lạc và danh giá nhất của nước Pháp. Le Fou-nan là một trong số những tác phẩm lớn nhất, đã được viết ra khi Pelliot chỉ mới 25 tuổi.
Ghi chú của người dịch: ** Trong phần tài liệu dẫn số [11], Pelliot có
nói về bộ L'Histoire des Song antérieurs,
tiếng Hán ghi là 宋書
Tống thư, một trong Nhị thập Tứ sử
của Trung Quốc, do 沈約 Thẩm Ước
(441-513) phụng chiếu của Tề Vũ Đế biên soạn. Tống thư không chỉ là một bộ sử
mà nó còn là một nguồn sử liệu bao gồm các chiếu, lệnh, tấu nghị, trát thư, văn
chương, thi phú đều có giá trị cao, kể cả về lý thuyết âm nhạc. Có điều rất thú
vị là cho đến tận bây giờ lý thuyết âm nhạc của Thẩm Ước vẫn được đánh giá rất
cao. Mới đây, trong các công trình nghiên cứu liên quan đến lý thuyết âm nhạc cổ
của Trung Quốc [chẳng hạn như: Tứ thanh Tam vấn [四聲三問; 作者:陳寅恪; 來源:北京:生活•讀書•新知三聯書店; 年卷期: 2001 - Tứ
thanh Tam vấn, Tác giả: Trần Dần Khác, Lai nguyên: Bắc Kinh: Sinh hoạt• Độc thư•
Tân tri Tam liên Thư điếm, Niên quyển kì: 2001; hoặc 中國佛教文化大觀 Trung Quốc Phật giáo văn hóa đại quan 方廣錩 Phương Quảng Xương chủ biên, 北京大學出版社,出版 Bắc Kinh Đại học xã, Xuất bản năm
2001], dù có hơi cường điệu, nhưng các học giả đã phần nào có lý khi cho
rằng Thẩm Ước đã dựa trên
lý thuyết âm nhạc Ấn Độ để xây dựng lý thuyết âm thanh của mình. Tuy nhiên, thực tế
lại có một khoảng cách không thể vượt qua nổi về cơ sở lý thuyết âm nhạc Trung
Quốc và lý thuyết âm nhạc Ấn Độ. Đối với cơ sở lý thuyết âm nhạc Ấn Độ, khác với
âm nhạc thế tục hoặc cách thể hiện tình cảm dân dã kiểu Trung Quốc, nguyên bản
âm nhạc truyền thống Ấn Độ được cho là do thần linh sáng tạo ra để tự tiêu khiển,
và sau này thần linh đã ban tặng cho con người để chúng vừa làm phương tiện
tiêu khiển, vừa làm phương tiện giải thoát khỏi khả tử. Âm nhạc được
coi là có phẩm chất linh thánh bẩm sinh; nốt nhạc (स्वर svara) và nhịp phách (मात्रा mātrā) đều phản ánh các năng lượng của vũ trụ. Huyền thoại
Ấn Độ nói về việc thần linh ban tặng âm nhạc cho con người để đáp lại lời nguyện
cầu hoặc khẩn nài khi tối cần thiết. Đấng Tuyệt đối ब्रह्म Brahma chỉ ban tặng âm nhạc cho con người sau khi đã thiền định
nhiều ngàn năm và các bậc thánh nhân khẩn cầu Người tế độ trần gian khổ não. Vì
vậy việc sử dụng âm nhạc trong các tôn giáo ở Ấn Độ là để thể hiện địa hạt của
thần linh. Sāma Veda
सामवेद, (sāman
= giai điệu, veda
= tri thức) là những lời tụng ca gồm có 3 – 7 स्वर svaras nốt, trong đó mỗi nốt có một मुद्रा
mudra thế ngón tay cụ
thể là क्रुष्ट
kruṣṭa (Pa); प्रथम prathama
(Ma), द्वितीय dvitīya
(Ga), त्रितीय
tritīya (Ri), चतुर्थ caturtha
(Sa), मन्द्र
mandra (Dha), अतिस्वार्य atisvārya
(Ni), अनुदात्त
anudātta (Pa). Các tụng ca trong ऋग्वेद Rig
Veda nguyên bản được tụng bằng các nốt प्रथम prathama (Ma), द्वितीय dvitīya (Ga), và त्रितीय tritīya (Ri). Các nốt này kết nối với ba giọng अनुदात्त anudātta trầm, उदात्त udātta giọng trung, và स्वरित svarita
giọng cao. Trong âm nhạc Ấn Độ, khi hát không
có chuyện nhịp phách tách rời như kiểu âm nhạc truyền thống Trung Quốc.
*** Dù là một giáo sư Hán học danh giá và lừng lẫy, nhưng Pelliot đã hiểu sai hoàn toàn các kiến thức liên quan trong toàn bộ đoạn này: i) ca từ ở đây không phải là của Trương Hoa mà là của 傅玄 Phó Huyền (217-278); ii) câu 扶南假重譯,肅慎襲衣裳 Phù Nam giả trọng dịch, Túc Thận tập y thường cũng bị dịch ngô nghê ra tiếng Pháp là “Le Fou-nan s'est servi d'interprètes multiples et les 肅慎 Sou-chen ont emprunté les vêtement?” - “Phù Nam sử dụng nhiều người phiên dịch, còn sứ bộ Túc Thận thì phải mượn áo quần”? iii) vì không rõ thể loại 食舉東西廂樂詩 Thực cử đông tây sương nhạc thi này, và lại càng không biết sứ bộ Túc Thận người ở đâu, sống vào thời nào, nên Pelliot đoán mò rằng nội dung ca từ nói về sứ bộ Phù Nam, thì đương nhiên Túc Thận cũng là người Phù Nam. Vì thấy vấn đề này rất có ý nghĩa, đặc biệt là trong quan hệ "Di - Hoa" nên tôi (Hà Hữu Nga) sẽ dành phần nói về Túc Thận cho một bài viết kỹ hơn vào một dịp nào đó.
Tài liệu dẫn
*** Dù là một giáo sư Hán học danh giá và lừng lẫy, nhưng Pelliot đã hiểu sai hoàn toàn các kiến thức liên quan trong toàn bộ đoạn này: i) ca từ ở đây không phải là của Trương Hoa mà là của 傅玄 Phó Huyền (217-278); ii) câu 扶南假重譯,肅慎襲衣裳 Phù Nam giả trọng dịch, Túc Thận tập y thường cũng bị dịch ngô nghê ra tiếng Pháp là “Le Fou-nan s'est servi d'interprètes multiples et les 肅慎 Sou-chen ont emprunté les vêtement?” - “Phù Nam sử dụng nhiều người phiên dịch, còn sứ bộ Túc Thận thì phải mượn áo quần”? iii) vì không rõ thể loại 食舉東西廂樂詩 Thực cử đông tây sương nhạc thi này, và lại càng không biết sứ bộ Túc Thận người ở đâu, sống vào thời nào, nên Pelliot đoán mò rằng nội dung ca từ nói về sứ bộ Phù Nam, thì đương nhiên Túc Thận cũng là người Phù Nam. Vì thấy vấn đề này rất có ý nghĩa, đặc biệt là trong quan hệ "Di - Hoa" nên tôi (Hà Hữu Nga) sẽ dành phần nói về Túc Thận cho một bài viết kỹ hơn vào một dịp nào đó.
Tài liệu dẫn
1. Journal Asiatique, janvier-février 1903, p.
109-150.
2. M. Aymonier doit beaucoup au Voyage
ďexploration en Indo-Chine; par inadver tance,il a oublié d'avertir, que
partout où il n'indique pas d'autre référence, il faut se reporter au
monumental travail de Francis Gamier.
3. M. Aymonier doit faire allusion à une
phrase de M. de Rosny dans Les peuples orientaux connus des anciens Chinois, p.
189, mais il la dénature en la généralisant.
4. Cf. Legge, Chinese Classics,
III. II. 536-537.
5. Cf. 欽定越史通鑑綱目 Khâm định Việt
sử Thông giám Cương mục, Tiền biên, I. 3-4.
6. loc. laud.
7. C'est tout à fuit à tort que le Cương mục
annamite {k. l, t. (i) cherche ici à se couvrir de l'autorité du Che ki.
8. Legge, dans son historique de cette
tradition, parait avoir oublié le passage des Annales écrites sur bambou ffue
lui-mime avait traduit ailleurs (Chinese Classics, J, i, Prolégomènes, p. 146).
9. Legge, loc. laud., p. 536 ; il y a une
inexactitude dans la traduction à propos des noms du Lin-yi (Champa) et du Fou-nan.
10. (XVVylie, Notes on Chinese literature, p. 128.
11. к. 20, p. 16. L'Histoire des
Song antérieurs a été compilée par 沈約 Thẩm Ước (141-513).
12. Cf. la trad, du P. de Mailla dans Y
Histoire générale de la Chine, 1. 316-318. Le V. de Mailla n'a pas reconnu le
nom du Lin-yi.
13. 欽定越史通鑑綱目 Khâm định Việt
sử Thông giám Cương mục, I. fi ; Des Michels,
Annales impériales de VAnnam, p. 8.
14. Francis (iarniei1, Voyage ď exploration en
Indo-Chine., I. i 13.
15. Ce pays n'est pas identifié.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét