Phù
Nam (II)
Paul
Pelliot
Người dịch: Hà Hữu Nga
III. Bộ chính sử của những triều đại sớm có một
phần riêng ghi về Phù Nam là Tấn thư [nhà Tấn kéo dài từ 265 – 410 SCN]. Người
biên soạn Tấn thư là 房玄齡 Phòng Huyền Linh [sống qua các thời
Nam Bắc Triều – Tùy - Đường 578-648]. Dưới đây là một số sự kiện rải rác trong
các Biên niên sử chủ yếu:
K. 3, tr. 4. Năm 泰始 Thái Thủy thứ
tư (268), “Phù Nam và Lâm Ấp gửi sứ bộ triều cống”.
K. 3, tr. 10. Năm 太康 Thái
Khang thứ sáu (285) “mùa hạ, tháng Tư [1] lục quốc, trong đó có Phù Nam gửi sứ
bộ triều cống”.
K. 3, tr. 10. Năm 太康 Thái
Khang thứ bảy (286) “21 nước, có cả Phù Nam và 11 nước, cùng 馬韓 Mã
Hàn [2] gửi sứ bộ đến triều cống”.
K. 3, tr. 10. Năm 太康 Thái
Khang thứ tám (287) “Phù Nam, các rợ Hải Nam quốc và rợ Tây Nhung 康居 Khang
Cư [Sogdian] [3] đều gửi sứ bộ đến triều cống”.
K. 8, tr. 昇平 Thăng
Bình Nguyên niên (357), tháng Giêng, “扶南天竺旃檀 Phù Nam Thiên Trúc Chiên Đàn) [4] dâng voi nhà
làm cống vật. Hoàng đế truyền chiếu: “Các đời hoàng đế xưa vẫn thường coi thú lạ
từ các đất nước xa xôi là cội nguồn gây ra đau khổ cho người dân, nên đã cấm,
vì vậy ngày nay mới không có các loài thú lạ ở đây; truyền đưa chúng trở về bản
quán”**.
Đoạn giành riêng cho Phù Nam**
(k.97, tr.7 vo) viết: Phù Nam cách Lâm Ấp trên ba ngàn dặm,
nằm trong một vịnh biển lớn, chiều dài, chiều rộng ước ba ngàn dặm, có thành ấp,
cung điện, nhà cửa. Hết thảy chúng nhân nước đó đều đen xấu, tóc quăn, ở trần,
chân đất; tính người thẳng thắn, không trộm cắp, chuyên tâm trồng cấy; gieo một
năm, gặt ba năm. Họ cũng rất thích điêu khắc, chạm trổ; đồ dùng trong ăn uống hầu
hết làm bằng bạc; vật phẩm cống phú thì dâng vàng, bạc, ngọc trai, trầm hương.
Họ cũng có kho phủ xử lý, lưu trữ sách vở, văn thư [5]. Chữ viết họ dùng tương tự như chữ của người Hồ
[6]. Lễ thức tang ma, cưới xin đại để giống Lâm Ấp. Quốc chủ nước ấy vốn
là một nữ tử tên 葉柳
Diệp Liễu [7]. Khi ấy có một người ngoại quốc tên 混潰 Hỗn Hội [8], trước thờ thần [9], mộng thấy thần linh trao cho cây
cung, lại truyền phép đi thuyền ra biển. Ngày nọ Hỗn Hội đến viếng đền, quả được
cung thần, thuận lòng theo thương thuyền lênh đênh biển cả, rồi cập bến đất lạ
Phù Nam [10]. Diệp Liễu kéo người ra chống cự. Hỗn Hội giương cung, Diệp Liễu sợ
nể, bèn thuận lòng tuân phục. Vì vậy Hỗn Hội bèn lấy làm vợ, và có được nước
đó. Đời sau suy vi, con cháu không kế nghiệp được, viên tướng của ông là 范尋 Phạm Tầm tự lập làm vua Phù Nam vậy.
Kịp đến niên
hiệu Thái Thủy năm 265 (晉武帝 Tấn
Vũ Đế) Phù Nam đã sai sứ sang dâng cống vật. Từ thời 太康 Thái
Khang (280-289) lại càng thường xuyên hơn. Đầu năm 昇平 Thăng
Bình (357) thời 穆帝
Mục đế, 竺旃檀 Trúc Chiên Đàn lên làm vua [11],
đã sai sứ sang cống voi nhà. Nhân đó Mục đế truyền rằng xứ sở nào muông thú nấy,
cống thú làm cho người dân khổ sở, bèn truyền chiếu trả về”**.
Ở k.57 Tấn
thư có chép truyện 陶璜 Đào Hoàng,
ông vốn là thứ sử Giao Châu thời nhà Ngô và vẫn tiếp tục làm châu mục sau khi
nhà Ngô sụp đổ và nhà Tấn chiến thắng (280). Vào thời gian này, toàn bộ đế chế
đã trở nên thanh bình hơn, nên Hoàng đế muốn giảm bớt các chi tiêu quân sự. Sau
đó Đào Hoàng dâng biểu trình bày: không nên giải giáp đội quân dưới quyền ông ở
Giao Châu, vốn ban đầu có hơn 7000 người, sống ở nơi lam chướng lại thêm nhiều
năm chinh chiến, đến nay chỉ còn lại 2420 người. Hơn nữa “Giao Châu ở trơ trọi
một nơi, liền núi sát biển, cách nước Lâm Ấp ở ngoài chỉ độ 700 dặm. Tướng người
Di ở Lâm Ấp là 范熊 Phạm
Hùng, suốt đời làm kẻ cướp lẩn lút...Hắn lại còn kết giao với Phù Nam là giặc
cướp phá các quận huyện, giết hại quan dân”. Đoạn này được trích trong sách
Cương mục của người An Nam (k.3, p.15 vo).***
IV. Tống thư giai đoạn đầu nhà Tống (420 –
478) do 沈約 Thẩm Ước [441-513] biên soạn.
K. 5, p. 5 r°, Năm 元嘉 Nguyên
Gia thứ mười một (434), “các nước Lâm Ấp, Phù Nam và 訶羅單 Ha
La Đan [12] gửi sứ bộ đến hiến phương vật”.
K. 5, p. 5 v°. Năm 元嘉 Nguyên
Gia thứ mười hai (435), ngày 己酉 Kỷ Dậu, nước闍婆婆達 Đồ
Bà Bà Đạt [13] và Phù Nam gửi sứ bộ đến hiến phương vật”.
K. 5, p. 6 r°. Năm 元嘉 Nguyên
Gia thứ mười lăm (435), “các nước Triều Tiên, Nhật Bản, Phù Nam, Lâm Ấp gửi sứ
bộ đến hiến phương vật”.
Trong chương 夷蠻 Di man Tống thư, Quyển cửu thập thất Liệt truyện, Đệ ngũ thập thất có đoạn
viết: 扶南國,太祖元嘉十一,十二,十五年,國王持黎跋摩遣使奉獻。Nước Phù Nam, đời Thái tổ năm Nguyên Gia thứ 11, 12, và 15, quốc
vương Trì Lê Bạt Ma sai sứ phụng hiến phương vật. Ở chương Lâm Ấp (K.97,
p.1) có viết vào năm 432 hoặc 434 “Lâm Ấp muốn đánh Giao Châu, và mượn quân của
Phù Nam, nhưng Phù Nam không ưng thuận”****.
Ở đây cần phải nhắc lại một bài hát của 張華 Trương
Hoa (232-300) ở K.20, trong đó có viết: “Phù Nam sử dụng rất nhiều người phiên
dịch và sứ bộ 肅愼 Túc Thận thì phải mượn quần áo”.
V. Sách 南齊書
Nam Tề thư (479 - 501) có phần
K.58, p.4 với một đoạn dài viết về Phù Nam nói về lời khải bạch quan trọng của
vua Jayavarman dâng lên Hoàng đế Trung Quốc*****. Bộ sách này do 蕭子顯 Tiêu
Tử Hiển biên soạn vào đầu thế kỷ VI SCN.
Nước Phù Nam nằm ở phía nam quận Nhật Nam,
trong một vịnh biển lớn phía tây [14]. Chiều rộng hơn ba ngàn dặm***. Có một con sông lớn chảy từ tây sang đông đổ
ra biển [15]. Xưa kia nước này có một nữ quốc chủ tên là 柳葉 Liễu Diệp. Sau đó có một người đàn ông người
nước 激 Kích [16], tên là 混填 Hỗn Điền mộng thấy thần linh cho hai*** chiếc
cung [17] và lệnh cho ông lên thuyền vượt biển ra đi. Vào một buổi sáng, Hỗn Điền
đến ngôi đền thờ thần và ông phát hiện ra chiếc cung dưới một gốc cây. Được
cung thần, ông lên thuyền nhắm hướng Phù Nam. Liễu Diệp thấy thuyền lạ nên đưa
lính ra kháng cự. Nhưng từ xa Hỗn Điền đã giương cung lên bắn, mũi tên xuyên
qua vách thuyền, trúng một người. Liễu Diệp sợ hãi, chịu quy phục. Hỗn Điền cưới
nàng làm vợ. Không vui vì thấy nàng lõa thể, Hỗn Điền đã dùng chiếc khăn của
mình choàng kín người nàng. Sau đó Hỗn Điền trị vì vương quốc ấy. Con cháu Hỗn Điền
thừa kế ngai vàng cho đến khi vua 混盤況 Hỗn Bàn Huống qua đời. Người trong nước ấy bèn đưa vị đại tướng của
ông là 范師蔓
Phạm Sư Mạn
lên ngôi. Phạm Sư Mạn bị ốm. Con trai của người chị gái cả là 旃慕 Chiên Mộ [18] thừa kế ngai vàng,
và đã giết chết người con trai cả của Phạm Sư Mạn là 金生 Kim Sinh. Mười năm sau, người con
trai út của Phạm Sư Mạn là 長 Trường,
đã nổi loạn và đã dùng dao đâm vào bụng Chiên Mộ cho đến chết và nói: “Ngươi đã
giết chết anh trai ta, giờ đây, ta giết ngươi để trả thù cho anh trai ta”. Sau
đó viên đại tướng 范尋
Phạm Tầm đã
giết chết Trường. Người dân trong nước tôn ông lên làm vua. Những sự kiện này xảy
ra dưới thời nhà Ngô (222-280) và Tấn (265 – 419).
__________________________________________
Nguồn:
Paul Pelliot 1903. Le Fou-nan,
Bulletin de l'Ecole française d'Extrême-Orient. Tome 3, 1903. pp. 248-303.
Tác
giả: Paul Pelliot (1878 – 1945) là nhà Hán học nổi tiếng người Pháp, học
trò của Sylvain Lévi và Édouard Chavannes. Ông làm việc tại Viện Viễn đông Bác
cổ - École Frnaҫaise d’Extrême Orient tại Hà Nội, và năm 1900 ông đã được gửi
đi Bắc Kinh tìm kiếm sách cho thư viện của Viện. Thời gian ở Bắc Kinh ông đã bị
bắt giữ trong Phong trào 義和團 Nghĩa Hòa Đoàn, và bị kẹt trong thời gian phong tỏa các tòa công sứ
ngoại quốc. Pelliot đã thực hiện hai vụ
đột phá lãnh thổ đối phương trong thời gian bị phong tỏa. Vì hành động dũng cảm
đó, ông đã được thưởng huân chương cao quý nhất Bắc đẩu Bội tinh của Cộng hòa
Pháp. Năm 22 tuổi ông trở về Hà
Nội và nhận ghế giáo sư Hán học tại Viện, sau đó trở thành giáo sư Hán học tại Collège de France, là nơi tập trung những học
giả lỗi lạc và danh giá nhất của nước Pháp.
Ghi chú của người dịch:
** Nguyên văn đoạn này trong Tấn thư, Liệt truyện của Phòng Huyền Linh:
扶南西去林邑三千餘裡,在海大灣中,其境廣袤三千里,有城邑宮室。人皆醜黑捲髮,裸身跣行。性質直,不為寇盜,以耕種為務,一歲種,三歲穫。又好雕文刻鏤,食器多以銀為之,貢賦以金銀珠香。亦有書記府庫,文字有類於胡。喪葬婚姻略同林邑。其王本是女子,字葉柳。時有外國人混潰者,先事神,夢神賜之弓,又教載舶入海。混潰旦詣神祠,得弓,遂隨賈人汎海至扶南外邑。葉柳率眾禦之,混潰舉弓,葉柳懼,遂降之。於是混潰納以為妻,而據其國。後胤衰微,子孫不紹,其將範尋復世王扶南矣。武帝泰始初,遣使貢獻。太康中,又頻來。穆帝昇平初,復有竺旃檀稱王,遣使貢馴象。帝以殊方異獸,恐為人患,詔還之。
*** Nguyên văn đoạn này trong Tấn
thư, Liệt truyện của Phòng Huyền Linh:
吳既平,普減州郡兵,璜上言曰:「交土荒裔,斗絕一方,或重譯而言,連帶山海。又南郡去州海行千有餘里,外距林邑纔七百里。夷帥范熊世為逋寇,自稱為王,數攻百姓。且連接扶南,種類猥多,朋黨相倚,負險不賔。往隸吳時,數作寇逆,攻破郡縣,殺害長吏。臣以尪駑,昔為故國所採,偏戍在南,十有餘年。雖前後征討,翦其魁桀,深山僻穴,尚有逋竄。又臣所統之卒本七千餘人,南土溫溼,多有氣毒,加累年征討,死亡減秏,其見在者二千四百二十人。今四海混同,無思不服,當卷甲消刃,禮樂是務。而此州之人,識義者寡,厭其安樂,好為禍亂。又廣州南岸,周旋六千餘里,不賔屬者乃五萬餘戶,及桂林不羈之輩,復當萬戶。至於服從官役,纔五千餘家。二州脣齒,唯兵是鎮。
****
Nguyên văn Tống thư, Quyển cửu thập thất Liệt truyện, Đệ ngũ thập thất:
南夷林邑國,高祖永初二年,林邑王范陽邁遣使貢獻,卽加除授。太祖元嘉初,侵暴日南,九德諸郡,交州刺史杜弘文建牙聚衆欲討之,聞有代,乃止。七年,陽邁遣使自陳與交州不睦,求蒙恕宥。八年,又遣樓船百餘寇九德,入四會浦口,交州刺史阮彌之遣隊主相道生三千人討,攻區粟城不剋,引還。林邑欲伐交州,借兵於扶南王,扶南不從。十年,陽邁遣使上表獻方物,求領交州,詔答以道遠,不許。十二,十五,十六,十八年,頻遣貢獻,而寇盜不已,所貢亦陋薄。
*****Trong tiếng Phạn cổ thì चन्द्र Candra có nhiều nghĩa như: mặt trăng, nước, số
một, vàng, cây long não, ...v.v; còn từ छन्दन* Chandana thì có nghĩa là hấp dẫn, làm say
mê, có phép thuật, ...v.v.
Tài liệu dẫn
1. Đây là ngày tháng mà các sứ bộ được yết kiến Hoàng đế.
1. Đây là ngày tháng mà các sứ bộ được yết kiến Hoàng đế.
2. Văn bản của các sử gia mà tôi dẫn ra ở đây
được lấy từ ấn bản của được công bố năm
1888 tại Thượng Hải có đề cập đến bài học 馬韋 Mã
Vi; Nhưng chắc đây là sự nhầm lẫn trong ấn loát. Trong thực tế tôi không thấy
có nước nào tên gọi Mã Vi; thay vào đó, chỉ có thể là 馬韓, được xác định chắc chắn là Triều Tiên. Ở một đoạn
khác, k.97, tr.2 cho biết năm Thái Khang (286) Mã Hàn đã gửi sứ bộ đến triều
đình Tấn Vũ Đế.
3. Sogdiane.
4. Ông S. Levi khi xem xét đoạn này trong Mélanges
Charles de Harlez, Leyde, in-4°, p. 176 et ss., đã có nhận xét là cần phải: i)
coi 旃檀
tchan-ťan chiên đàn là tước vị của
vua Ấn Độ; ii) đến lượt चीनस्तान* cīnasthāna
[vùng đất Trung Quốc*] được sử dụng tương tự như देवपुत्र* devaputra [thiên tử]
là một tước vị của các hoàng tử Indo-Scythian. Tôi thấy khó có thể chấp nhận cả
hai giả thiết này.
Liên quan đến các văn bản khác có đề cập đến sứ
bộ năm 昇平 Thăng Bình Nguyên niên (357) chúng ta có thể
thấy rằng trong thực tế không bao giờ có vấn đề về một sứ bộ của Ấn Độ đến
Trung Quốc. Đoạn đầu tiên liên quan đến ghi chú này, thì lại hơi mơ hồ, vì nó đặt
kề bên nhau mà không hề xác định các yếu tố liên quan: Phù Nam + Thiên Trúc + Chiên
Đàn, mà rất lạ là nếu chúng ta nghe thấy “Phù Nam và Chiên Đàn của Thiên Trúc
(có nghĩa là Ấn Độ) thì hai từ này lại hoàn toàn đi liền với nhau mà không cần
một từ nối 及 cập “và” để đối lập mối tương quan giữa Thiên
Trúc và Chiên Đàn theo cách xếp đặt đơn giản Phù Nam và Thiên Trúc. Nếu không
có bất cứ từ nối nào thì phải hiểu rằng Chiên Đàn của Thiên Trúc của Phù Nam.
Liệu có tồn tại một cái tên như vậy không? Điều này có lẽ rất đơn giản vì đó là
một người Ấn Độ có tên Chiên Đàn sống ở Phù Nam. Ở đây văn bản cũng nói là
Thiên Trúc Chiên Đàn, nhưng ở một đoạn khác (văn bản 111 chữ nhỏ, văn bản VI) lại
chỉ viết竺旃檀 Chúc Chiên Đàn. Vậy thì giờ đây rõ ràng việc đặt một tước hiệu
là tên thị tộc trước tên riêng của một người chính là thói quen của Trung Quốc
– còn đối với một người nước ngoài thì điều đó cũng có đôi chút khó hiểu. Cái
tên Indo-Scythian của người có tên họ là 支 (được tạo thành từ cái tên 月支 Nguyệt
Chi) người Ấn Độ có tên họ là 竺 Trúc (được tạo thành từ cái tên 天竺 Thiên
Trúc), người Sogdiane có tên họ 康 Khang (được tạo thành từ cái tên 康居 Khang
Cư Sogdiane) cũng đã đủ rõ ràng để chứng minh và không cần phải nhắc đi nhắc lại
thêm nữa. Tương tự như vậy, ở Phù Nam, chúng tôi phát hiện thấy vào năm 517 có
một vị sứ bộ tên là Trúc Tang Pao Lao. Tương tự như vậy là 竺那婆智 Trúc
Na Bà Trí năm 456, 竺須羅達 Trúc
Tu La Đạt năm 466 đã được vua Đông Dương 婆皇 Bà
Hoàng cử đi sứ Trung Quốc. Thực ra thì ông M. Schlegel (Toung pao, 1, x, p.
39-40) đã khôi phục lại không phải là một từ xa lạ cho âm Trúc một cách phát âm
không chắc chắn là Da, có lẽ là một tước vị của người Malayo-Polynesian, nhưng
đã không cho chúng ta biết tại sao ông lại phản đối cách phát âm cổ mà không gợi
ý các phương ngữ cho từ jou-cheng, cụ
thể là tchok hoặc tok (竺
trúc là phiên âm âm tiết đầu của ताक्षशिल* Takṣaçila, Kinh đô của vương quốc गन्धार Gandhara*) không thể tính đến cho giả thuyết của ông.
Vì vậy tôi nghĩ là một người Ấn Độ (Trúc) có tên là Chantan [Chiên Đàn]. Các
văn bản đều không đề cập đến điều đó của Phù Nam. Ông Lévi đã dẫn một đoạn về Ấn Độ trong Tou
chou tsi tch'eng, trong đó Annales principal đã được sửa đổi bằng cách bỏ cái
tên Phù Nam đi, mà theo ông thì có một thực tế không thể chối cãi là những người
biên soạn bộ Tou chou tsi tch'eng đã được thấy sứ bộ Ấn Độ. Nhưng rõ ràng là Tou
chou tsi tch'eng được soạn vào thế kỷ XVII,
và những người biên soạn đã cắt xén những đoạn chính của Annals để lưu
trữ bằng rất nhiều tên gọi mà không đưa ra các phê phán sử liệu của riêng họ;
có thể đưa ra rất nhiều ví dụ: họ không hề đối sánh thông tin từ các bản gốc của
Biên niên sử trong các phần viết riêng về Phù Nam, và đã mắc phải mâu thuẫn. Không nghi ngờ gì rằng những đoạn viết về Phù
Nam đã không coi viên sứ bộ Trúc Chiên Đàn là người Phù Nam; khi nói đến các sứ
bộ của nước này, văn bản III (chữ nhỏ) viết: “Đầu niên hiệu 昇平 Thăng
Bình (từ 357 và sau đó) Mục đế đã phong tước vương cho một Trúc Chiên Đàn mới,
và Phù Nam vương đã gửi sứ bộ đến cống voi đã thuần hóa”. Cũng văn bản đó có kê
tên các sứ bộ Phù Nam và viết rằng năm 昇平 Thăng
Bình (357) “vua Trúc Chiên Đàn dâng khẩn biểu và gửi sứ bộ sang cống voi đã thuần
hóa”. Không thấy bất cứ chỗ nào nói đến sứ bộ Ấn Độ sang triều cống; hoàng tử
hoặc ngụy danh, kẻ tiếm ngôi hoặc nhà vua chính trực, Chiên Đàn Ấn Độ, người có
cái tên đầu là चन्द्र*Candra cũng như छन्दन* Candana,
có lẽ đều sống ở Phù Nam.
Tôi cho rằng nếu như trong trường hợp này
Chiên Đàn là một tước vị thì tôi hoàn toàn không tin rằng cần phải coi đó như
là देवपुत्र* devaputra
[thiên tử], chí ít là theo cách ông Sylvain Lévi đề xuất. Luận điểm của ông Sylvain
Lévi là như sau: “Hoàng đế Trung Quốc được gọi là 天子 Con Trời
và khoa nghiên cứu bi ký thì xác định đó là bắt chước các vua Indo-Scythian gọi là देवपुत्र* devaputra [con của thần linh]. Mặt khác,
trong một số tích truyện được dịch từ tiếng Phạn sáng tiếng Hán thì cái tên कनिष्क* Kanishka* đứng trước 旃檀 Chiên Đàn hoặc 眞檀 Chân Đàn, phải là một tước vị. Ngày nay Chiên Đàn lại để thể hiện
चीनस्तान* Cīnasthāna, tức là Trung Quốc. Nhưng mặt
khác, về nguyên tắc ngữ pháp tiếng Phạn thì trong trường hợp này chúng ta có thể
sử dụng cho quốc chủ cái tên của nước đó; vì vậy चीनस्तान* Cīnasthāna cũng có nghĩa là Hoàng đế Trung Quốc. Nhưng Hoàng đế
Trung Quốc là Con trời, và vì vậy mà 旃檀 Chiên Đàn hoặc 眞檀 Chân Đàn thể hiện cho Cīnasthāna và do đó có
thể xác định là Hoàng đế Trung Quốc, kẻ xem mình là Con trời, thì देवपुत्र* devaputra
[con của thần linh] đã được sử dụng từ tương tự devaputra trong nghi thức của các vua Indo-Scythian. Nếu cách giải
thích này là chính xác thì người Ấn Độ là một dân tộc quả là tinh tế. Nhưng điểm
xuất phát thì lại rất có vấn đề. 旃檀 Chiên Đàn có thể đại diện cho Cīnasthāna, nhưng cũng còn có thể đại
diện cho một cái gì khác, và trong thực tế luôn luôn được phiên âm là छन्दन*
Candana. Không đặt nặng vào những cách phiên âm truyền thống, rất cần phải lưu
ý rằng không phải Cīnasthāna luôn luôn được dịch là 眞丹 Chân Đan hoặc 震旦 Chấn
Đán. Hơn nữa không phải là tôi không muốn nói những gì trái ngược với uy tín của
ông Lévi, thì từ “Cīnasthāna” có vẻ vẫn khó để được coi là nói về Hoàng đế
Trung Quốc, hơn là để xác định cho từ “Cīna”. Nhưng dường như tôi cũng thấy
không có lý do gì để loại trừ khả năng về một từ tương đương thứ ba vẫn chưa được
biết, mà tước vị ấy được chính các vua Indo-Scythian sử dụng lại là của chủng tộc
này. Bản dịch bộ kinh mà ông Lévi đã dẫn, Sutralamkara 大乗荘厳経論 Đại Thừa
Trang Nghiêm Kinh Luận
của अश्वघोष* Asvaghosa Mã
Minh có lẽ thuộc về bộ Mātṛceta trong Tandjour
[Kinh] bằng tiếng Tây Tạng; trong trường hợp này thì vấn đề vẫn không giải quyết
được. Trong khi đó, tôi chú ý đến một cách sử dụng khác cũng với đầu đề đó, được
áp dụng cho Hoàng đế कनिष्क* Kaniska, trong bộ 僧伽羅剎所集經 Tăng
Già La Sát Sở Tập Kinh (Tripit. jap. 藏 VII, 94; Nanjio, no 1352); ở đây có đề cập đến
một vấn đề là 700 năm sau khi nhập niết bàn, Sangharaksa nguyên là người सौराष्ट्र * Surāstra, đã đến毽陀越 Kiến
Đà Việt (Gandhàra) với vua 甄陀罽貳 Chân Đà Kế Nhị (Tchen-t'o Kanaka).
Chúng ta thấy rằng trong thời gian này, tước vị ấy khác xa cách phiên âm thông
thường của từ Cīnasthāna. Tước vị Chiên Đàn dường như đã tồn tại đủ dài nếu đó
chính là ông thì ông đã phải tìm lại được trong 栴檀忽哩 Chiên
Đàn Hốt Lý của Wou-k'ong (J.A. sept.-oct. 1895, p. 356).
5. 府庫 Phủ
Khố doit indiquer toute sorte de dépôts et de magasins, et non pas seulement
des bibliothèques.
6. Les Hou sont proprement les gens d'Asie
centrale, mais toute écriture apparentée aux alphabets de l'Inde rentre aussi
en gros dans les écritures Hou.
7. Ye-lieou est sans doute fautif pour
I.ieoii-ye, « Feuille de saule », que donnent pres que tous les textes.
8. 混潰 Hỗn Hội parait fautif pour 混滇 Hỗn
Điền, correspondant au 混填 Hỗn Điền des autres textes.
9. En pins de son sens naturel, l'expression事神 Sự
Thần sort souvent à désigner le »:ulte brahmanique, par abřévation de 事天神 Sự
Thiên Thần.
10. 扶南外邑 Phù Nam Ngoại Ấp. J'entends
qu'il arriva par eau aux faubourgs de la capitale qui bordaient la rive.
11. 稱王. Xứng
Vương.
12. Pays hindouisé de l'Inde Transgangétique,
d'identification incertaine.
13. 1-е nom de ce pays hindouisé est óciit 闍婆婆達 Đồ Bà Bà Đạt k. U7, p. 3 v«, et,
dans le 南史 Nam Sử (k. 78, p. G). 闍婆達 Đồ
Bà Đạt. Il n'y a pas en core d'identification probable.
14. Le texte du 南史 Nam
sử thư donne 蠻
man, barbares du Sud, et non 灣 Loan,
baie. Il n'est pas douteux que ce soit une faule.
15. Văn bản này viết: 西流入海 Tây lưu nhập hải. Cách dịch thông
thường nhất sẽ là: “dòng sông chảy về phía tây và đổ ra biển”. Nghĩa của hai từ
西流 tây lưu [chảy về phía tây] này chúng ta sẽ xem xét sau
[văn bản số 10]. Nhưng đoạn tương tự trong Lương thư (xem ở dưới) 西北流東入在海 Tây
bắc lưu đông nhập tại hải, thì nghĩa lại có vẻ nước đôi, và phải được dịch một
cách rõ ràng là “[con sông] chảy từ phía tây bắc và theo hướng đông chảy ra biển”.
Vậy là một cái tên của đoạn chính trước từ 流 chảy,
nếu cần, có thể được sử dụng theo nghĩa nơi con sông chảy về. Đoạn dịch có vẻ bất
bình thường khó mà áp dụng vào trường hợp này được. Tôi không thấy cách đặt câu
này là để bắt buộc phải giải thích rằng với người Trung Quốc thì biển là ở phía
đông, nên không thể nghĩ rằng một con sông nào đó lại có thể chảy về phía tây
mà lại đổ ra biển được. Có nhiều câu trong tiếng Hán nổi tiếng là nước đôi. Cần
nhớ rằng trong Thủy kinh có viết: “Con sông Kính đổ vào sông Vị thì trở nên đục”
[Nguyên văn đoạn này trong Thiên Vũ cống của sách Thượng thư ghi như sau: 黑水到西河之間是雍州:弱水疏通已向西流,涇河流入渭河之灣,漆沮水已經會合洛水流入黃河,灃水也向北流同渭河會合 - Hắc thủy đáo Tây hà chi gian thị Ung
châu: Nhược thủy sơ thông dĩ hướng tây lưu, Kính hà lưu nhập Vị hà
chi loan, tất tự thủy dĩ kinh hội hợp Lạc thủy lưu nhập Hoàng hà,
Phòng thủy dã hướng bắc lưu đồng vị hà hội hợp- Hà Hữu Nga ghi chú]; ở đây chúng ta phân biệt
theo nghĩa, một số người cho rằng sông Vị làm đục sông Kính, còn một số khác
thì lại cho rằng nước đục của sông Kính được thể hiện rõ bởi nước trong của
sông Vị, và hoàng đế đã phải cử người đến để phân giải vấn đề này.
16. Je ne connais pas de pays de 激國 Kích quốc; Y
Histoire des Leang (texte VI) donne 徼 Kiểu, qui ne va pas mieux, à moins qu'on
n'entende 徼国
Kiểu quốc au sens de 徼外諸国 Kiếu ngoại chư quốc, «les royaumes de
l'extrême lointain», mais cette interprétation me parait forcée.
17. “Deux” 二 doit
être fautif pour “un” 一. La
suite du texte ne parle plus de deux arcs.
18. Le texte porte en effet Tchan-mou, mais
comme plus loin le personnage est appeléseulement Tchan, il est évident qu'il
faut, avec le Leang chou, corriger en 旃慕 Chiên
Mộ. «Tchan par usurpation...”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét