Hai
tuyến đường từ Trung Quốc đến Ấn Độ vào cuối thế kỷ thứ VIII (II)
Paul
Pelliot
Người dịch: Hà Hữu Nga
Trước thời Đường tôi không tìm được bất cứ dấu
vết nào về việc phát triển các mối quan hệ giữa Vân Nam và Bắc Kỳ. Vào đầu thế
kỷ thứ VI, công trình lớn mô tả hệ thống thủy văn của 酈道元 Lịch
Đạo Nguyên, sách 水經注 Thủy kinh chú, dường như cũng im lặng
về chủ đề này. Tuy nhiên từ những thế kỷ đầu sau công nguyên, người Trung Quốc
đã ít nhiều sắp xếp hệ thống hành chính ở phía bắc và tây Vân Nam. Nhưng ở nam
Vân Nam, Quý Châu và toàn bộ miền thượng Bắc Kỳ các cư dân bản xứ vẫn nằm ngoài
vòng kiềm tỏa của các chính quyền Tứ Xuyên và vùng châu thổ Sông Hồng. Các mối
quan hệ của Bắc Kỳ với phần còn lại của đế quốc được thực hiện bằng đường biển theo
tuyến vịnh Bắc Bộ và đường bộ theo tuyến Quảng Tây. Nếu như vào năm 688, Đô đốc Giao Chỉ 李道彥 Lý Đạo
Ngạn* thực sự cầm đầu một cuộc viễn chinh thảo phạt các sắc dân bản xứ bắc Quý
Châu [1], thì nó đã phải đảm bảo cho sự tự do thông thương theo tuyến Quảng Tây
cùng với quá trình thành lập 西安府 Tây An Phủ.
Các sắc dân bản xứ theo tuyến Hà Nội – Vân Nam
bắc bị người Trung Quốc phân thành hai nhóm lớn là 獠 Lão [2]
và 爨 Thoán, nhóm thứ hai chủ yếu bị giới hạn chặt chẽ ở Vân Nam. Còn các văn liệu cổ liên quan đến người Lão
thì vẫn chưa được hệ thống lại [3]. Người Lão cư chiếm phần thượng Bắc Kỳ, Quý
Châu và Tứ Xuyên. Họ hầu như không có mối liên hệ nào với những người “thuộc chủng
盤瓠 Bàn Hồ", mà người Trung Quốc gọi là 猺 Dao,
và các sắc dân được gọi là Man phân bố khắp Bắc Kỳ ở lưu vực sông Lô, sông Gâm,
và sông Bằng Giang, nhưng vẫn cần phải có một nghiên cứu riêng để xác định các
đại diện ngày nay của họ thực sự là gì?
Người 生獠 Sinh Lão đã được xác định lâu đời,
có nghĩa là họ không thừa nhận quyền bá chủ của Trung Quốc, người Lão ở thượng
Bắc Kỳ và đặc biệt là ở Quảng Tây có vẻ đã bị 謝法成 Tạ Pháp Thành, đưa vào khuôn khổ lần đầu tiên vào năm 663, ở 智州
Trí Châu [4]. Có thể quyền lực của người Trung Quốc từ thời gian đó đã được xác
lập dần đối với các sắc dân này, khi tuyến đường Vân Nam đã được mở thông vào
giữa thế kỷ VIII, một số hạng mục phải được thiết lập theo từng giai đoạn căn cứ
vào mức độ quan trọng của chúng; nhưng cho đến cuối thế kỷ VIII, vẫn chưa có
hình thức tổ chức nào [của người Trung Quốc] xuất hiện trên lãnh thổ của người
Lão tại vùng thượng du Bắc Kỳ. Các cố gắng đầu tiên nhằm truyền đạt các quyền sở
hữu của người Trung Quốc tại Giao Chỉ và các vùng đất phụ thuộc tại Vân Nam vào
戎州 Nhung Châu [5] ở Tứ Xuyên có vẻ đã được thực
hiện bởi phương bắc. Từ Tứ Xuyên, để với tới sông Piouge, người Trung Quốc đã
va chạm với sắc dân 東爨 Đông Thoán tại đông Vân Nam. Người
Trung Quốc đã chia tộc Thoán thành hai nhóm, 西爨 Tây
Thoán, còn gọi là 白蠻 Bạch Man, và
東爨 Đông Thoán, còn gọi là 烏蠻 Ô
Man. Trong số các bộ lạc Ô Man, các văn bản đời Đường gọi là 盧鹿 Lô Lộc
[6] mà các sử gia thời Nguyên Mông xác định là 裸玀 Lõa
La [7], thực ra là người Lô Lộc của Tứ Xuyên và Vân Nam; vì vậy người Lô Lộc có
lẽ là đại diện cho nhóm東爨 Đông Thoán. Nhóm Tây Thoán hầu hết
tạo thành người Vân Nam hiện nay, và họ đã phát triển đến huyện 曲靖 Khúc Tĩnh bây giờ. Nhóm Đông Thoán cư trú ở phần
đông nam của nhóm Tây Thoán; ở phía nam họ vươn đến cả vùng 歩頭
Bộ Đầu [8]. Người Trung Quốc ở bắc
Vân Nam biết rất rõ cực nam của Bộ Đầu, họ biết rằng đó là nơi họ đến để tiếp
xúc với Bắc Kỳ và với biển vì giữa thế kỷ VIII tất cả đều cố gắng mở cửa ra
“tuyến Bộ Đầu”.
Vậy thì Bộ Đầu ở đâu? Trong bản dịch Mã Đoan
Lâm ra tiếng Pháp [9], d'Hervey de Saint-Denys viết, nhưng không có chú dẫn
chính xác, rằng sách 讀史方輿紀要 Độc Sử Phương Dư Kỷ Yếu xác định Bộ
Đầu ở huyện 普安
Phổ An, Quý Châu ngày nay, và chắc
chắn đó không phải là con đường từ biển đến Vân Nam theo tuyến sông Hồng. Nhưng
với thói quen bất cẩn của mình, người dịch đã đọc nhầm văn bản của Mã Đoan Lâm,
tối thiểu ở hai địa điểm, theo tôi được biết [10], 讀史方輿紀要 Độc
Sử Phương Dư Kỷ Yếu nói rằng Bộ Đầu là một địa phương thuộc huyện 臨安 Lâm
An, Vân Nam ngày nay. Giải pháp cho vấn đề này là lái một văn bản Nguyên sử tới
đâu đó [11] mà huyện 建水 Kiến Thủy thứ hai, ngày nay là 臨安 Lâm
An đã được thành lập tại thành 建水 Kiến
Thủy cũ do người Nam Chiếu xây dựng vào giai đoạn 806 – 820 và trước đây được gọi
là 歩頭 Bộ Đầu. Tuy nhiên ông Chavannes [12], không dẫn
bất cứ văn bản nào, dường như cho là hiển nhiên rằng Bộ Đầu chính là 通海 Thông
Hải ngày nay, cách Lâm An 60km về phía bắc. Nhưng quan điểm này có vẻ khó điều
hòa không chỉ với văn bản Nguyên sử, mà còn với cả tuyến đường của Giả Đam. Thực
ra thì Bộ Đầu phải nằm ở cực nam của sắc tộc Thoán; vì vậy Giả Đam đã phân hạng
thành phố 龍武 Long Vũ theo vùng cư trú của người Thoán cách 通海 Thông
Hải 320 dặm, và tôi đề xuất thêm vị trí gần 臨安 Lâm
An. Rõ ràng có một điều hơi lạ là cũng vị trí đó, trong cùng thời gian đó mà lại
sử dụng cả hai tên 歩頭 Bộ Đầu và 龍武 Long
Vũ, nhưng điều bất bình thường này lại có vẻ được củng cố bởi một thực tế là
cái tên Bộ Đầu được xác định bởi các văn bản minh họa cho con đường đến Vân Nam
ở Bắc Kỳ, và trong cả hai tuyến đường rất cụ thể từ Bắc Kỳ ngược lên Vân Nam thì
đều không thấy cái tên này. Việc xác định vị trí Bộ Đầu ở Lâm An hoặc một lý lẽ
mạnh mẽ hơn ở 通海 Thông
Hải, cuối cùng lại trái với Man Thư [13] trong đó có ghi con đường từ nam Thông
Hải đến Bộ Đầu là 14 ngày [14], rồi từ đó lên thuyền xuôi dòng mất 35 ngày (!)**.
Nhưng thời gian dường như rất có ý nghĩa, rõ ràng là từ đoạn này Bộ Đầu không
có gì khác hơn là 賈勇步 Cổ Dũng Bộ thuộc tuyến đường của Giả Đam và
các tuyến đường của Man Thư. Tuy nhiên cũng trong đoạn đó có nói rằng: trên đường
đi thuyền đến Bộ Đầu thì 賈勇步 Cổ
Dũng Bộ là một điểm trên tuyến đó. Trước các mâu thuẫn khó lòng lý giải này, bằng
cách gác lại đoạn văn trong Man Thư, tôi vẫn tạm thời đặt Lâm An vào vị trí Bộ
Đầu xưa. Các quan chức Trung Quốc đầu tiên tham gia vào hành động hoành tráng
“khai thông con đường đến Bộ Đầu” chính là tiết độ sứ 章仇兼瓊 Chương
Cừu Kiêm Quỳnh vào đầu năm 天寶 Thiên Bảo (742-755) đã lệnh cho đô đốc 越嶲 Việt
Tây (15), 竹靈倩 Trúc Linh Thiến xây dựng phủ thành
Tây Thoán*** ở An Ninh, phía tây nam**** Vân Nam để rồi thông đến An Nam. Người
Thoán nổi loạn buộc triều đình Trung Quốc phải trong cậy vào thủ lĩnh của vương
quốc Nam Chiếu mới nổi là 皮羅閣 Bì
La Các [Khun Borom Rachathirath]
đóng ở tây bắc Vân Nam và đã được Đường Huyền Tông phong tước “Vân Nam vương” [16].
Sau đó dường như con đường đi Bắc Kỳ cũng đã được khai thông. Năm 751, Nam Chiếu
tấn công Trung Quốc, Tây Xuyên Tiết độ sứ 楊國忠 Dương Quốc Trung lệnh cho Tiết độ
sứ Kiếm Nam là 鮮于仲通 Tiên
Vu Trọng Thông, 李暉 Lý Huy
và 王知進 Vương Trí Tiến đem 8 vạn quân chia làm ba đường tấn công Nam Chiếu;
王知進 Vương Trí Tiến dẫn binh từ An Nam lên Vân Nam
theo tuyến Bộ Đầu.
Một vài năm sau, vào năm 754,
Trung Quốc đã cử [前雲南郡都督兼侍禦史 Đô đốc kiêm Thị ngự sử Tiền Vân Nam quận] 李宓 Lý Mật
chống lại người Nam Chiếu, nhân dịp này, [廣府節度 Quảng Phủ Tiết độ sứ] 何履光 Hà Lý Quang
cũng dẫn binh đến An Ninh, với mục đích rất quan thiết là để chiếm lấy các mỏ
muối [17]. Khi Nam Chiếu đã chinh phục được hầu hết đông Vân Nam thì không còn
vấn đề viễn chinh đến An Ninh nữa, nhưng người Trung Quốc vẫn duy trì quyền lực
của họ đến tận 龍武 Long Vũ, gần Lâm An. Năm 766, vùng này bị các
bộ lạc hung hãn xâm chiếm, và người Nhật 朝衖 Triều
Hạng sau đó trở thành Tiết độ sứ An Nam đã dẫn quân đến 龍武
Long Vũ và 得化 Đắc Hóa [18] có lẽ nhân dịp 得化 Đắc Hóa, 龍武
Long Vũ và 郞茫 Lang Mang đã trở thành thủ phủ của các quận
huyện địa phương [19]. Năm 789, khi vua Nam Chiếu 異牟尋
Dị Mâu Tầm muốn giảng hòa với
Trung Quốc, vì ông sợ rằng các sứ thần của ông bị ngăn chặn bởi các đồng minh
cũ là những người Tây Tạng, nên ông đã cử một mật phái theo đường Tứ Xuyên, một
mật phái theo đường Quý Châu, và mật phái thứ ba theo đường An Nam đến triều
đình Trung Quốc [20]. Cuối cùng vào năm 791, Trung Quốc nôn nóng thiết lập quyền
thống trị vùng Thượng An Nam, nên đã cố tổ chức lại toàn bộ lãnh thổ của người
Lão. Nhà Đường theo thông lệ lập các châu 羈縻 Ki
Mi để quản lý các sắc dân thần thuộc, trong đó 羈 ki có
nghĩa là cái dàm đầu ngựa, còn 縻 mi có
nghĩa là “giữ bò bằng vòng cổ”; đó chính là một cách thức tổ chức để cai trị
người bản địa [21]; các châu mục thì do người Trung Quốc chỉ định, và họ có quyền
thế tập. Đó là hệ thống áp dụng cho người Lão. Trong thời 貞元 Trinh
Nguyên (785-805), theo Tân Đường Thư [22] của Mã Đoan Lâm [23], đặc biệt là vào
năm 791, theo một đoạn khác trong Tân Đường Thư [24], người ta đã lập ra 峯州 Phong
Châu [25] 都督府 Đô đốc phủ cai quản 18 châu 羈縻 Ki
Mi được thành lập tại vùng thượng lưu sông Hồng và sông Lô [26]. Nhưng hình thức
tổ chức này chỉ tồn tại trong một giai đoạn ngắn, còn tên gọi của 18 châu đó đã
bị mất từ lâu [27].
____________________________________
Nguồn:
Paul Pelliot 1904. Deux itinéraires de Chine en Inde
à la fin du VIIIe siècle, Bulletin de l'Ecole française
d'Extrême-Orient. Tome 4, 1904. pp. 131-413. (Paul Pelliot, Professeur à l'Ecole française ď 'Extrême-Orient).
Ghi
chú của người dịch:
* 續通志, 六百四十卷(清)高宗敕撰 Sách Tục thông chí, lục bách tứ thập quyển (Thanh) Cao Tông sắc soạn.
** Hình như Pelliot chỉ dẫn một đoạn Hán văn,
nên không rõ nghĩa, trong khi đó đủ nghĩa phải là 通海城南十四日程至步頭,從步頭船行沿江三十五日出南蠻 Thông hải thành nam thập tứ
nhật trình chí Bộ Đầu, tòng Bộ Đầu thuyền hành duyên giang tam thập
ngũ nhật xuất nam man – Từ Nam thành Thông Hải đến Bộ Đầu mất 14 ngày,
theo Bộ Đầu đi thuyền dọc sông 35 ngày thì đến Nam Man.
***, **** Có lẽ cả ở những chi tiết này
Pelliot đã nhầm lẫn: nhầm giữa Tây Thoán với Đông Thoán; nhầm giữa đông nam Vân
Nam với tây nam Vân Nam, vì khó mà từ tây nam Vân Nam giáp Miến Điện mà tính
truyện đánh đường thông đến An Nam được. Việc Pelliot tạm gác văn bản Man Thư và
làm theo cách của ông có thể là mạo hiểm. Nguyên văn chữ Hán ghi 初,節度章仇兼瓊,不量成敗,妄奏是非;遣越嶲都督竹靈倩置府東爨,通路安南 – Sơ, Tiết độ Chương Cừu Kiêm Quỳnh, bất lượng thành bại, vọng tấu thị phi; khiển Việt Tây đô đốc Trúc
Linh Thiến trí phủ Đông Thoán, thông lộ An Nam – Ban đầu, Tiết độ sứ Chương
Cừu Kiêm Quỳnh, không trù tính thành bại, dâng tấu xằng bậy; sai Đô đốc Việt
Tây là Trúc Linh Thiến lập phủ thành Đông Thoán, làm đường thông tới An Nam.
Tài
liệu dẫn
1. Cf. 文獻通考 Văn hiến Thông khảo của 馬端臨 Mã Đoan Lâm, k.
328, p. 27 r° de l'éd. xylogr. de 1859; trad. d'Hervey de Saint-Denys, Ethnographie
des peuples étrangers à la Chine, Méridionaux, p. 113.
2. Le caractère 獠 est ici l'équivalent du caractère 獠 (cf. P'ei wen yun fou, s. v. 獠) et ne doit donc pas se lire ici
Leâo. Cf. aussi Devéria, La Frontière sino-annamite, p. 114.
3. Pour certains renseignements modernes sur
les 土獠
Thổ Lão, mais qu'il n'est pas certain
a priori qui se rapportent aux mêmes populations, cf. Devéria, loc. laud., pp.
114 sqq. Les renseignements ne sont pas très abondants sur les Lao du haut
Tonkin ; la notice de 馬端臨 Mã Đoan Lâm sur les Lao est presque entièrement
consacrée à ceux du 四川 Tứ Xuyên et du 貴州 Quý Châu.
4. Cf. 舊唐書, k. 41, p. 35 v°; 舊唐書, k. 43上". , p. 8 v». — 池州 Trì Châu se trouvait à
l'est de la préfecture secondaire actuelle de 河池 Hà Trì, dépendant de la
préfecture de 慶遠 Khánh Viễn au 廣西 Quảng Tây.
5. 戎州 Nhung Châu correspond actuellement à la
sous-préfecture de 宜賓 Nghi Tân, siège de la préfecture de 敘州 Tự Châu au
四川 Tứ Xuyên.
6. Cf. 新唐書, к. 222 f , p. 8 v°.
7. Cf. 元史類編 Nguyên sử Loại biên, k. 42, p. 65 v°.
8. Cf. 蠻書 Man
thư, k. 4, p. 1 v° ; 新唐書, k. 222上, pp. 7 r°-8 r°. Selon le 蠻書 Man
thư, k. 6, p. 2r°,
au temps des T'ang les torahes des princes des 西爨 Tây
Thoán se voyaient
encore en grand nombre dans la vallée de Tsin-ning, au sud de Yunnansen.
9. Ethnographie des peuples étrangers à la
Chine, Méridionaux, p. 272.
10. 讀史方輿紀要 Độc Sử Phương Dư Kỷ Yếu de 顧祖禹 Cố Tổ Vũ, k. 113, p. 11 r°; k. 114, p. 9 v°.
11. 元史, k. 61, p. 10 r°; le mot “yeou”
de l'édition de Changhai est fautif pour "kou”.
12. Chavannes, Une inscription du royaume de 南詔 Nam Chiếu, dans J. A., nov. - déc. 1900, p. 407. L'identification de M. Chavannes
me paraît reposer sur les raisons suivantes. Le Yuan che dit que la préfecture
secondaire de 建水 Kiến Thủy correspond à l'ancien 歩頭. Or
aujourd'hui 建水 Kiến Thủy n'est que le nom administratif de la sous-préfecture
établie au siège même de la préfecture de 臨安 Lâm
An. D'autre part, selon le
dictionnaire géographique de Li Tchao-lo (k. 5, p. 6), l'ancienne préfecture de
臨安 Lâm
An des Yuan se trouvait à cinq li au nordest de la sous-préfecture
actuelle de 通海. Il
semble donc que M. Chavannes ait admisque que 歩頭 est
建水 Kiến Thủy, que 建水 Kiến Thủy est 臨安 Lâm
An, mais que 臨安 Lâm
An était près de 通海,
donc que 歩頭 était près de 通海. Mais en réalité, sous les Yuan,
la préfecture secondaire de 建水 Kiến Thủy était établie non pas à ce qui était
alors le siège de la préfecture de 臨安 Lâm
An, mais un peu à l'ouest de son siège
actuel (cf. le dictionnaire de Li Tchao-lo, k. 12, p. 14 r°). Je suppose donc
que c'est par confusion entre l'ancien et le nouveau siège de la préfecture de
臨安 Lâm
An que M. Chavannes a été amené à placer 歩頭 Bộ Đầu à 通海 Thông Hải.
13. K. 6, p. 3 ; cf. ce texte à l'appendice,
n° ni.
14. 歩頭 peut signifier «le Débarcadère»;
cf. Giles, Diet., n° 9485; Cương Mục annamite, 11, 13 vo.
15. La prononciation régulière du second caractère est souei, selon le 康熙字典 Khang Hy Từ Điển; cependant, dans le pays même, le nom entier est prononcé, selon les Anglais, 越嶲 Việt Tây; mais ksi des transcriptions anglaises peut correspondre à si ou hi. Devéria (Frontière sino- annamite, p. 120), suivi par M. Chavannes (loc. laud., p. 385), écrit Iti; j'adopte cette orthographe. M. Rocher (Toung pao, x, 18-19) transcrit tantôt hi, tantôt sun.
15. La prononciation régulière du second caractère est souei, selon le 康熙字典 Khang Hy Từ Điển; cependant, dans le pays même, le nom entier est prononcé, selon les Anglais, 越嶲 Việt Tây; mais ksi des transcriptions anglaises peut correspondre à si ou hi. Devéria (Frontière sino- annamite, p. 120), suivi par M. Chavannes (loc. laud., p. 385), écrit Iti; j'adopte cette orthographe. M. Rocher (Toung pao, x, 18-19) transcrit tantôt hi, tantôt sun.
16. Cf. 蠻書 Man thư, k. 4, p. 1 v°; 新唐書, k. 222, p. 8 v°; inscription de 766, dans Chavannes, loc. laud., pp. 406-407; 讀史方輿紀要, k. 115, pp. 1 r-2 vo. Je n'ai pas trouvé d'indication précise de date pour ces événements, mais le 讀史方輿紀要 semble avoir raison de les placer au début de la période t'ien-pao (742-755). Ils sont en effet forcément antérieurs à la mort de 皮羅閣 Bì La Các, survenue en 748. — Ayant à parler ici de l'histoire du 南詔 Nam Chiếu, je dois m'excuser de ne pouvoir suffisamment référer le lecteur à l'article de M. Parker, The old thai or shan empire of Western Yunnan, paru dans la China Review, t. xx, pp. 337 et ss. ; notre exemplaire de la China Review est défectueux et ne contient- que les huit premières pages de cet article. Je remarque seulement que 閣羅鳳 Các La Phượng y est donné (p. 341) comme ayant régné avant 皮羅閣 Bì La Các; c'est précisément le contraire qui eut lieu.
17. Cf. 蠻書 Man
thư, k. 7, p. 2 v° ; 新唐書, k. 222 [', p. 2 v°; 安南志畧 An Nam Chí lược, ch. 9,
p. 3 r; Sainson, Mémoires sur l'Annam, p. 361 ; Chavannes, Une inscription du
royaume de 南詔 Nam Chiếu, pp. 415 et 425 ; 讀史方輿紀要, k.
113, pp. 13 vo, 26 r; k. 114, p. 9 v° ; k. 116, p. 11 v°; k. 117, pp. 2 ro, 10
v°. Le détail de ces campagnes de 751 et 754 est d'ailleurs obscur et
nécessitera une étude spéciale. Les données du 南詔 ye che semblent
largement fantaisistes et ne font qu'ajouter des complications nouvelles. J'ai
pris les dates et les noms portés dans l'inscription de 766 traduite par M.
Chavannes, parce que c'est un document contemporain, mais le seul point
sûrement établi, c'est la participation des armées du Tonkin aux luttes que la
Chine soutint alors au 雲南 Vân Nam. En tout cas, il me semble bien difficile
d'admettre avec l'auteur du 讀史方輿紀要 (k. 117, p. 10 vo) que le 安寧 An Ninh reconquis par 何履光 ait été situé au nord-ouest de 大理府 Đại Lý Phủ;
il s'agit bien selon moi de la ville de 安寧 An Ninh qui se trouvait au sud-ouest de
Yunnansen et qui avait été construite quelques années auparavant pour ouvrir la
route d'Annam. Je ne trouve rien à l'appui d'un passage du 蠻書 Man
thư (k. 7, p. 2
vo) selon lequel 何履光, dans une nouvelle campagne faite en 756, se
serait emparé de 太和 Thái Hòa un peu au sud de 大理 Đại Lý.
18. An Nam chí lược, ch. 9, p. 3 r°; Sainson,
Mém. sur l'Annam, p. 362.
19. 新唐書, к. 43 f , p. 12 v° ; 舊唐書, k. 41, p. 38 ro; 太平寰宇記 Thái Bình Hoàn Vũ Ký, k.
171, p. 18 ro de l'édition de Nankin, 1882. Les renseignements sur 龍武 seront
discutés plus loin, dans une note du premier itinéraire de 賈耽
Giả Đam. Le 得化 Đắc Hóa des Mémoires sur l'Annam
est évidemment le 得化 Đắc Hóa des Histoires des Tang et
du 太平寰宇記 Thái Bình Hoàn Vũ Ký. 得化 Đắc Hóa, établi sur le territoire
de la tribu 林都符 Lâm Đô Phù, comptait 10.000 feux, alors que 龍武 n'en
avait que 1.500. Le 新唐書 (k. 222 , p. U) place l'expédition du
gouverneur du Tonkin dans la période ; 大歷 Đại lịch (766-779), mais c'est que la 1re
année 大歷 Đại lịch (766) se confond avec la 2e année - 永泰 Vĩnh thái (766) donnée par les
autres textes.
20. Cf. 蠻書 Man
thư, k. 3, p. 5 r° ; 新唐書, k. 222 _L, p. 3 r° ; 資治通鑑補正 Tư Trị thông giám bổ chính, k. 234, p. 8 r°.
21. Encore de nos jours, en Annam où les
préfectures secondaires ou 州 (châu) de la Chine n'existent pas
dans l'organisation administrative ordinaire, le nom de 州 (châu)
ne s'applique précisément qu'à cette organisation spéciale aux régions de
l'empire annamite où la population n'est pas annamite.
22. K. 222 f, p. 8 vo.
23. K. 330, p. 12 r" ; la traduction de
d'Hervey de Saint-Denys, p. 277, indique 713-755, mais ce n'est là qu'une des
innombrables fautes du traducteur.
24. K. 43 p. 13 ro (après íp, il faut suppléer le mot
tche, «établir»); k. 222 У , p. 12 r°.
25. 峯州 (An
Nam. Phong Châu) correspondait soit à la région de Sơn Tây, soit à l'actuel Bạch
Hạc, en face de Việt Trì, au confluent de la Rivière Claire et du Fleuve Rouge.
Cf. infra,
26. Le 新唐書(к. 43 У , p. 13 ro) dit que ces 羈縻州 dépendant
de 峯州 furent établis chez les Chou-ts'ouan, ce qui
ne me paraît pouvoir s'interpréter que par 爨 Thoán du 四川 Tứ Xuyên. Mais les 爨 Thoán étaient surtout localisés au 雲南 Vân Nam ; il n'y en avait en tout cas que
fort peu, du côté de 龍武
Long Vũ, dans la dépendance de la région du 嶺南 Lĩnh Nam (c'est-à-dire, au sens large, des 兩廣
Lưỡng
Quảng et du Tonkin), à laquelle le 新唐 les rattache. Il me semble donc probable que
les compilateurs du 新唐書, qui n'avaient plus le détail des dix-huit 羈縻州, se
sont ici mépris sur le lieu et la nature des populations chez qui on les avait
jadis installés. Dans un autre passage du 新唐書(к. 222 У , p. 12 ro et v°) où il est encore
question de ces circonscriptions, il est dit seulement que 峯州
confinait au territoire des 爨 Thoán, ce qui est plus facilement explicable.
27. C'est ce qui explique que plusieurs des
noms donnés dans les itinéraires de 賈耽
Giả Đam et du 蠻書 Man
thư ne se retrouvent pas dans les
listes géographiques des deux Histoires des Tang.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét