Champa
Nhìn lại (V)
Michael Vickery
Người
dịch: Hà Hữu Nga
Từ
Pānduranga trở về phía Bắc
Một điển hình về các vấn đề không
cần thiết xuất hiện từ giả định về một Champa đơn nhất có thể thấy rõ trong cuộc
tranh cãi Maspéro-Finot về sự khởi đầu của cái mà Maspéro gọi là “triều đại thứ
sáu”: triều đại Đồng Dương, cũng lại ở Thu Bồn, nhưng không phải là ở Mỹ Sơn,
vào cuối thế kỷ IX tiếp theo “chúa tể Pāõóuraïga” [पाण्डुराग*].
Đối với Maspéro thì triều đại này bắt đầu với một vị vua Indravarman [इन्द्रवर्मन्*] được đề cập đến trong cái gọi là “bi ký đầu tiên” của Đồng Dương
(C66 dated 875) là vua Champa. Ông trở thành vua vì “Vikrāntavarman [विक्रान्तवर्मन्*]
[vị vua cuối cùng của triều đại phương Nam ở Pāõóuraïga”, niên đại cuối cùng
C14/854] không con đã đích thân chọn ông làm người kế vị” [76]. Không hề có bất
cứ ghi chép nào về việc Vikrāntavarman thực sự có con hay không; ở đây Maspéro đã
buông thả mình trong hư cấu lịch sử thuần túy. Tuy nhiên bi ký đang được đề cập
đến (C66) ghi rằng Indravarman là con của Bhadravarman [भद्रार्मन्*] và cháu của Rudravarman [रुद्रवर्मन्*],
đều được gọi là “vua”, mặc dù theo Maspéro thì họ không hề trị vì. Lý do không
được bộc lộ của ông cho niềm tin đó là ở chỗ trong thời đại của mình, vị vua
Champa vẫn ở Pāõóuraïga. Tổ tiên Indravarman có lẽ cũng lần ngược trở lại đến một
vị vua khác tên là Dharmarāja [धर्मराज*].
Mặt khác, Finot cho rằng họ không
trị vì, và đối với Bhadravarman niền
tin này được củng cố bởi bi ký An Thái có niên đại 902 – từ triều
đại Indravarman, nhưng lại coi Bhadravarman là một vị vua tiền nhiệm. Tuy nhiên trong một
phê bình của Finot về Maspéro,
có một nhận định lạ kỳ về ý kiến của Maspéro cho rằng Indravarman đã vinh phong
các hư vị cho các tổ tiên của ông. Finot viết “Đối với giả định cho rằng một thủ
lĩnh Chăm có thể truy phong tước vị "vua" cho tổ tiên...chắc chắn ông ta không thể gọi họ
là các vị vua Champa, và mọi người cũng đều biết là không phải”. Theo quan điểm của
Finot, giống như Maspéro, thì các vị vua Champa thực sự trong thời Bhadravarman
và Rudravarman
đều ở Pāõóuraïga”
[77]. Tất nhiên giữa niên đại cuối cùng (854) của Vikrāntavarman ở Pāõóuraïga và
niên đầu tiên (875) của Indravarman đã xuất hiện một khoảng trống cho cả hai tổ
tiên của Indravarman ở phía Bắc và có lẽ sẽ được giả định là trước ông, ở vùng
lưu vực sông Thu Bồn tối thiểu cũng đã có hai vị tổ tiên có tên cùng thời với
các vị vua cuối cùng được biết đến ở Pāõóuraïga.
Cuộc luận chiến có lẽ đã không xảy
ra nếu người ta thừa nhận rằng “Champa” vùng Đồng Dương là một chính thể hoàn
toàn tách biệt khỏi Pāõóuraïga, và cái triều đại của Indravarman có lẽ đã bắt đầu
với cha, ông, và cụ của ông, cho dù không hề tìm được các bi ký ghi về sự trị
vì của họ [78]. Thế có nghĩa là pace [Latin: tuyến đường*] Finot, Maspéro và Schweyer đã đi theo, lại
không có sự dời đô từ Bắc về Nam vào thế kỷ thứ VIII, cũng lại không phải là từ
Nam ra Bắc vào thế kỷ thứ IX; mà là đã diễn ra một cuộc khởi dựng kinh tế chính
trị mới ở phía Bắc, có lẽ liên quan đến những biến đổi trong các tuyến hàng hải
quốc tế thời đó. Giống như sự hưng thịnh của Pāõóuraïga và sự tàn lụi rõ ràng của
vùng Thu Bồn trong các thế kỷ VIII – IX, thì sự tái hưng khởi của phía Bắc rõ
ràng gắn liền với sự biến đổi của các tuyến hàng hải quốc tế từ Trung Quốc đến
Indonesia và Ấn Độ.
Maspéro mở đầu các sự kiện trị vì của
Indravarman thứ nhất của Đồng Dương với một mẩu lịch sử thuần túy hư cấu dựa
trên một hiểu biết nhầm lẫn về lịch sử Cambodia vẫn còn mơ hồ mãi cho đến tận
năm 1927 bởi Philippe Stern và coup de grâce [Pháp: ân tử, phát súng kết liễu*] định mệnh của Coedès năm
1928, đối với việc tin rằng các quần thể di tích và một số bi ký đã được định
niên đại từ Jayavarman VII (1181-1220?) thuộc vào thế kỷ IX. Vậy là dựa vào giải
thích nhầm lẫn của Aymonier về bi ký Banteay Chhmar, Maspéro đã xuyên tạc một
cách giải thích về sự can thiệp của Cambodia vào Champa trong cái mà ông cho là
vào cuối thế kỷ IX hoặc đầu thế kỷ X, nhưng thực ra lại thuộc vào thế kỷ XII,
như sau này Coedès đã chứng minh [79].
Từ sự trị vì của vị vua được Maspéro
gọi là Indravarman III, Schweyer thì gọi là Indravarman II vào giữa thế kỷ
X, còn các sử liệu Trung Quốc cũng cho biết những cái tên của các thủ lĩnh
Champa, thì không hề có cái tên nào có từ vĩ varma trong các bi ký [80].
Một khía cạnh rất đáng chú ý của giai đoạn này được gọi là “triều đại Đồng Dương,
hoặc Indrapura” đã bành trường về phía bắc cho đến tận Quảng Bình, như có thể
thấy rất rõ căn cứ vào một thực tế là gần nửa số bi ký đều dựng ở phía bắc Huế
- một vấn đề không hề được Maspéro chạm đến, nhưng lại có tầm quan trọng rõ
ràng trong các nghiên cứu riêng về giai đoạn này của Schweyer [81]. Hơn nữa, như
Boisselier đã lưu ý, trong hai vị trí ở cực bắc này đều có những thánh địa gợi
lại bản thân Đồng Dương: ở Đại Hữu, và đặc biệt là ở Mỹ Đức. Theo Boisselier thì
“quần thể khá rộng lớn này [Mỹ Đức] đã làm nên mặt tiền của ba thánh địa, kế tiếp
một ngọn tháp có ba cửa và một công trình xây dựng ở phía nam, trong một vòng
tường quây tách một căn phòng rộng lớn...” Những cách thức bố trí như vậy đều gợi
lại Đại Hữu, Đồng Dương và, như Huber đã lưu ý “bia lớn Lạc Thành” (xa về phía
nam Quảng Nam), được ông mô tả là “cùng với bia lớn Hà Trung ở Quảng Trị, đó là
di tích bi ký đẹp nhất còn lại của triều đại này”. Danh mục của Bảo tàng Đà Nẵng
cũng thgoongs kê một số hiện vật từ một di chỉ khác ở Quảng Trị có tên là Đa
Nghi [82].
Một điều rất quan trọng cần lưu ý
vì vào những năm 980 đã nổ ra cuộc chiến tranh đầu tiên với Việt Nam, kết cục
là Champa thất bại, triều đại thay đổi, và – trong cách diễn giải thông thường
– thì đó là cuộc dời “đô” về phía nam. Tích truyện ấy đã được kể hầu hết dựa
trên các sử liệu Trung Quốc với tên các vị vua Champa được ghi trong bi ký được
lắp ghép một cách rất tùy tiện; kết quả, theo tôi, đã để lại những hiểu lầm nghiêm trọng về văn
liệu cho đến bây giờ. Chúng ta hãy bắt đầu với tấm bi ký của một vị vua Jaya
Indravarman ở Pô Nagar, Nha Trang, được định niên đại là 965 (C38D2), tấm bi ký
duy nhất cho đến nay được coi là thuộc về triều đại Đồng Dương ở phía Nam. Theo
Schweyer đây có lẽ là Indravarman II trị vì từ khoảng năm 916 đến năm 972 và là
tác giả của tấm bi ký (C148) tại Trung Lai (Thừa Thiên), không xa Huế. Ông có lẽ
còn là tác giả của một bi ký khác ở Pô Nagar (C39) có thể có niên địa thuộc năm
nào đó trong cùng thế kỷ. Maspéro cùng đề cập đến một Jaya Indravarman như vậy,
nhưng lại là người kế vị của Indravarman III của ông (và là Indravarman II của Schweyer),
rõ ràng là vì có sự thay đổi nhỏ trong cách định danh của sử liệu Trung Quốc; điều
đó có lẽ khiến cho Maspéro, một người đã sử dụng mọi cái tên Trung Quốc theo
nghĩa đen, đã sáng tạo ra một vị vua không tồn tại. Schweyer dường như thừa nhận
cái tên này bằng cách coi đó là sự nhầm lẫn về biên niên sử khi thay đổi triều
đại ở Trung Quốc [83].
Theo Maspéro, hoàn toàn dựa vào
nguồn Trung Quốc và Việt Nam, người Chăm đã xúc phạm người Việt bằng cách bắt
giữ viên sứ thần của họ lại. Việt Nam đã tấn công Champa năm 982, và vị vua (trị
vì từ năm 972) chúng ta tạm gọi là vua A, vì ông không được đề cập đến trong bi
ký và phiên âm Hán thì không thể hiểu được – đã bị giết. Quân Việt đã cướp phá
kinh đô Champa (đối với Maspéro thì đó là Indrapura/Đồng Dương) và vua Chăm kế
tiếp – dựa trên phiên âm Hán, vua B – bỏ chạy, “có lẽ về Phan Rang” – một giả định
không hề được chứng minh bằng nguồn sử liệu Trung Quốc lẫn Việt Nam hoặc trong
bất cứ một bi ký đã biết nào. Maspéro đã
thừa nhận rằng vì các sự kiện thuộc giai đoạn này, “các cuộc chiến tranh
này...không hoàn toàn rõ ràng” và thừa nhận vào năm 987, khi vua A có lẽ vẫn
còn sống, thì các sử liệu Trung Quốc ghi là một vị vua Champa ‘Ji-nan-da-zhi’, khác
với cả A hoặc B, đã sai người sang cống [84]. Đó không phải là một vấn đề chừng
nào người ta vẫn thừa nhận rằng không hề
có một nước Champa duy nhất.
Rất đáng chú ý là cuốn Đại Việt Sử
ký Toàn thư chỉ viết rằng quân Việt đã tấn công “Chiêm Thành) (kinh thành của
người Chăm) và thu được nhiều chiến lợi phẩm; không hề có từ nào xác định kinh
đô ở đâu. Sau đó, vào năm 983, Toàn thư viết rằng “Trước kia vua đi đánh Chiêm
Thành, quản giáp Lưu Kế Tông trốn ở lại nước ấy. Đến đây, vua sai người con
nuôi (không rõ tên) đi bắt được Kế Tông, đem chém”. Câu tiếp theo là “Kênh mới
trên đường biển làm xong (chưa rõ ở chỗ nào). Khi vua đi đánh Chiêm Thành, qua
núi Đồng Cổ (Đan Nê, Thiệu Yên, Thanh Hóa) đến sông Bà Hòa (xã Đồng Hòa, Tĩnh
Gia, Thanh Hóa), đường núi hiểm trở khó đi”. Trong đoạn chú của văn bản, hai địa
phương đó đều thuộc Thanh Hóa, điều đó cho thấy rằng, cái Chiêm Thành được nói
đến ấy là ở rất xa về phía bắc của Champa – thì rõ ràng là trong thời gian đó
các thủ lĩnh Chăm đã bành trường về phía bắc [85].
Maspéro, dựa vào các nguồn sử liệu
Trung Quốc, nói rằng cho đến tận năm 988 Lưu Kế Tông (được phiên âm không chính
xác là Lưu Ký Tông) vẫn không hề biến mất. Dưới cái tên “kẻ tiếm quyền” này nhiều
người đã phải bỏ chạy ra đảo Hải Nam, trong khi những kẻ khác lại “tụ họp xung
quanh một kẻ ngấp nghé ngai vàng và đưa ông ta đến Vijaya vào năm 988”, và ở đó
ông lấy tên là Harivarman II. Tuy nhiên trong một đoạn ghi chú dài, Maspéro viết
rằng “chí ít thì đây dường như cũng là cái vượt qua được những thông tin mơ hồ
do các cuốn biên niên sử cung cấp”. Ông thêm rằng theo các nguồn sử liệu Trung
Quốc thì năm 988, một Băng Vuong La nào đó của Champa đã tự lập ở Phật thành (nghĩa
đen là “Thành Đức Phật”) và Maspéro muốn giải nghĩa các tước vị của vua thông
qua tiếng Hán (Ju-shi-li-he-shen-pai-ma-luo; Việt: Câu Thi Lị Ha Thân Bài Ma La)
là để chỉ người trị vì mà ông cho là Indravarman IV [86]. Bi ký không hề ghi
chép về một nhân vật như vậy, hơn nữa việc xác định bằng nguồn chữ Hán là không
thể chấp nhận được.
Vậy thì “Phật thành” ở đâu mà một
vị vua Champa chạy về sau khi bị quân Việt đánh bại ở một vị trí mà các nguồn
tư liệu đều không cho biết rõ ràng?. Có nhiều khả năng nhất là vị trí được gọi
“Phật thành” trong thời đó chính là Đồng Dương, nổi tiếng với những di tích là
một di chỉ Đại thừa rất rộng lớn. Tuy nhiên đối với những người theo thuyết
truyền thống thì điều đó là không thể giải thích được vì họ tin rằng Đông Dương
là kinh đô của cái mà Maspéro gọi là “triều đại thứ sáu” (875 – 991) mà quân Việt
tấn công và cướp bóc năm 982. Theo cách xử lý thông thường kể từ Maspéro thì Phật
thành hoặc Phật thế thành (Foshicheng) được coi là Vijaya, Quy Nhơn hiện
nay. Cách giải thích Phật thành là Vijaya còn thấy trong một đoạn khác của Đại
Việt sử ký tiền biên viết về năm 988, khi dẫn biên niên sử cổ [Trung Quốc?
Việt Nam?] nói rằng vào năm 1000, một vị vua Champa có tước hiệu ‘yaï po ku
vijaya’ được dịch là Phật thệ thành, “cách kinh đô cũ 700 lý” [87].
Trong địa danh học Đông Nam Á, người
ta bắt đầu chấp nhận nghiên cứu của Coedès về Śrī Vijaya mà người Trung Quốc
ghi là ‘Fo-shi’ (Việt dịch là Phật thệ) có thể để chỉ ‘vijaya’
– mặc dù trong thời Pelliot, cách giải thích này không được chấp nhận, khi ông
phiên âm nó là ‘bhoja’ – còn Vijaya cho đến nay vẫn được giải
thích là Phật Thệ thành ở Champa thời gian đó. Tuy nhiên trong trường hợp này,
có thể lưu ý rằng những tước hiệu của các vị vua liên quan được biết thông qua
bi ký là yāï po ku vijaya śrī là những từ được khôi phục lại từ các
phiên âm Hán – Việt. Các chữ sau có thể hợp lý khi được hiểu là ‘yāï po ku’,
từ tiếp theo của phần phiên âm là bì-sà-xà, lại không hợp lý với vijaya.
Nhưng vậy thì tại sao các sử gia Trung Quốc và Việt Nam lại không phiên âm tên
của cái đô thành theo cách đó? Chúng ta đều biết rằng họ có cách phiên âm hợp
lý cho từ tiếng Phạn vijaya, nhưng lại không hề biết gì về chính thể
Vijaya của Champa là cái tên mà họ buộc phải phiên âm theo cách gọi “Phật
thành” (Buddha city) [88].
__________________________________________
Nguồn: Michael Vickery 2005. Champa
revised, Asia Research
Institute Working Paper Series No. 37, 2005. The ARI Working Paper Series is
published electronically by the Asia Research Institute of the National
University of Singapore.
Tác giả: Chân thành cảm ơn Bruce Lockhart
đã giúp chuẩn bị bản thảo để công bố trong ARI Working Papers Series.
Ghi chú của người dịch: Các từ có đánh dấu sao [*] là do tôi, Hà Hữu Nga, trộm tìm, dịch sang tiếng Phạn, tiếng Hán và tiếng Việt để tiện cho bản thân trong việc nghiên cứu, so sánh và xác định nghĩa của từ mà thôi.
* पाण्डुराग panduraïga =
Artemesia Indica 艾子 = ngải tử = rau ngải; sắc trắng, màu bạc; xanh mướt.
Chú thích
76. Maspéro, Royaume de Champa,
pp. 109-11. ‘First’ has been the traditional designation of this inscription,
also discussed above, although Schweyer, ‘Chronologie des inscriptions’
precedes it with two newly discovered and undated texts from that period (C205
and 206) which refer to Rudravarman, a predecessor of Indravarman; she has
published these texts in ‘Vaisselle en argent’.
77. Finot,
review of Maspéro, p. 290.
78. The
two inscriptions (C205, C206) on silver objects published by Schweyer (see
footnote 75) and attributed to Đồng Dương, naming a Rudravarman whom she
accepts as grandfather of Indravarman, are small movable objects in a private
collection, and the attribution can only be hypothetical.
79. Maspéro,
Royaume de Champa, p. 113; Philippe Stern, Le Bayon d’Angkor Thom et
l’évolution de l’art khmer (Paris: Librairie Orientale Paul Geuthner;
George Coedès, ‘La date du Bayon’, BEFEO, 28 (1928): 81-103; Coedès,
‘Nouvelles données chronologiques et généalogiques sur la dynastie de
Mahīdharapura’, BEFEO, 29 (1929): 297-330, including the inscription of
Banteay Chhmar (pp. 309-315).
80. Schweyer
is quite right to say that ‘it seems impossible to me to use continuous
numbering for the kings of Campā as Maspéro does…for [they] belong to different
dynasties, each of which must have had its own internal numbering system’
(‘Dynastie d’Indrapura’, p. 205, n.1). This statement, however, implicitly
negates her acceptance elsewhere of a single Champa with kings shifting
capitals between very distant locations.
81. Ibid.
and Schweyer, ‘Vaisselle en argent’.
82. Boisselier,
Statuaire du Champa, pp. 133,136; Huber, ‘Épigraphie de la dynastie’,
pp. 285 and 298-9 (in Jacques ed., Études épigraphiques, pp. 259 and
272-3); Association Française des Amis de l’Orient, Musée de sculpture,
p. 179. Note that in the latter source Hà Trung is erroneously placed in Quảng
Nam.
83. Schweyer,
‘Dynastie d’Indrapura’, p. 208.
84. Maspéro, Royaume de Champa,
pp. 122-4. Maspéro (p. 121, note 1) wished to read the Chinese transcriptions
(variously Bo-mei-shui, Xi-li-tuo-ban-yin-cha, Bo-mei-shui-he-yin-cha
and Bo-mei-shui-yang-bu-yin-cha) as ‘Parameśvaravarman’, and this
has been accepted by Schweyer, ‘Dynastie d’Indrapura’, p. 208, but this
requires a large input of imagination.
85. TT,
Bản kỷ, 1: 16a-b, v. 1, p. 222 and notes 2, 3.
86. Maspéro,
Royaume de Champa, pp. 125-6 and 126 note 3; emphasis added.
87. Viện
Nghiên Cứu Hán Nôm, Đại Việt sử ký tiền biên (Hanoi: Khoa học Xã hội,
1997), bản ký, 1:25a, p. 172.
88. Maspéro,
Royaume de Champa, p. 126, n. 3.This true Chinese rendition of the title
vijaya is also seen at that time in the Song huiyao (see Wade
translation).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét