Trung Quốc thành lập Lữ đoàn Tên lửa cho Biển
Đông
Sofia Wu
Lược dịch: Hà Hữu Nga
Trung Quốc thành lập một lữ đoàn tên lửa mới tại tỉnh Quảng Đông là một
phần của chiến lược “gây sốc và đe dọa” để ngăn chặn các nước khác dám thách thức
quyền thống trị của Trung Quốc tại Biển Đông. Trích dẫn các nguồn thông tin thân thuộc với chủ đề này, tờ United Daily
News nói lữ đoàn tên lửa 827 này
được bố trí tại thành phố 韶關 Thiều Quan, Quảng Đông*.
Báo cáo nói rằng vào cuối tháng ba, trong khi doanh trại đang được xây dựng
thì các xe phóng tên lửa đã được đưa vào vị trí ở căn cứ Thiều Quan. Báo cáo cũng cho biết loại tên lửa bố trí ở căn cứ này có thể bao gồm loại
tên lửa đạn đạo chống hạm DF 21 D (Đông Phong 21 D) và DF 16 - Đông Phong 16
một loại tên lửa đạn đạo mới có tầm bắn xa hơn bất cứ loại nào hiện có ở Trung Quốc,
và Đài Loan. Hành động công khai của Lữ đoàn tên
lửa mới này diễn ra cùng với việc VN và Phillipines ra sức khẳng định chủ quyền
của họ đối với các nhóm đảo ở Biển Đông.
Dưới đây là một đoạn trích từ báo
cáo của United Daily News về chiến lược “gây sốc và đe dọa” nhằm khẳng định chủ
quyền của họ với Biển Đông: Các ảnh vệ
tinh trên Internet cho thấy căn cứ tên lửa này rất rộng, với nhiều xe phóng tên
lửa đỗ bên ngoài nhà chứa máy bay ở cánh đông bắc căn cứ. Một vài xe dài tới 16m, với các ống
hình trụ vươn cao, còn các xe khác dài 12 m với các ống hình vuông trông giống
như thiết bị dùng cho loại tên lửa đạn đạo mới được Quân Giải phóng
Nhân dân (PLA) tiết lộ đầu năm nay.
Các chuyên gia quân sự nói căn cứ tên lửa mới này có trang bị tên lửa đạn
đạo Đông Phong 21D chống hạm tầm bắn 2000-3000km và mức độ chính xác tuyệt
đối. Các nhà phân tích địa chiến lược gọi Đông Phong 21D là kẻ thay đổi trò
chơi, có thể đe dọa cả Hàng không Mẫu hạm tối tân của Mỹ ngoài Thái Bình Dương, đặc biệt
là khi xung đột nổ ra ở Eo Đài Loan hoặc trên Biển Đông. Đông Phong DF-16 mới có tầm
bắn 1200 km có sức công phá lớn. Đánh giá vị trí địa lý Thiều Quan,
các chuyên gia nói, Lữ đoàn Tên lửa 827 rõ ràng có nhiệm vụ đe dọa Đài Loan và
các nước có chung biên giới phía Biển Đông.
Chẳng hạn thủ đô Hà Nội của VN chỉ cách Thiều Quan dưới 1000 km, nếu xung
đột giữa Trung Quốc và Việt Nam về chủ quyền các nhóm đảo trên Biển Đông nổ ra
thì Hà Nội sẽ cũng sẽ là mục tiêu của Lữ đoàn Tên lửa 827. Ngoài TQ, năm nước khác là Đài Loan, Việt Nam, Philippines, Malaysia và
Brunei cũng đòi chủ quyền bộ phận hoặc toàn bộ đối với khu vực nhiều dầu lửa và
khí đốt kề bên đường thương mại biển nhộn nhịp nhất thế giới này.
VN và Phillipines ngày càng quả
quyết khẳng định chủ quyền tại Biển Đông. Sau hai tháng hòa hoãn giữa TQ và Philippines ở bãi cạn Scarborough vì thời tiết bất lợi vào tháng Sáu, chính phủ Phillipines đã mở một lớp mẫu
giáo trên hòn đảo nhỏ Pagasa (kẻ lạ gọi là 中業號 Trung Nghiệp Hào) ở Trường Sa. Trong khi đó VN đã mua sắm nhiều vũ khí của Nga cho hải quân và
không quân, và triển khai các máy bay chiến đấu SU 27 để thanh sát
Trường Sa.
Hơn nữa VN còn thông qua luật biển tháng 6 khẳng định chủ quyền Hoàng Sa,
Trường Sa. Đài Loan phản đối một nước cờ như vậy (2/6/2012).
* Ghi chú của người dịch:
Năm 40-43 Hai Bà Trưng đã đánh
đuổi quân Đông Hán đến tận vùng này; năm 1052-53 Nùng Trí Cao (tổ tiên họ Nông của ông Cựu tổng) cũng đã đánh quân Tống
đến tận đây; năm 1075-76 Lý Thường Kiệt đã đánh tan tác quân Tống tại sào
huyệt của chúng ở châu Ung, châu Khiêm thuộc Quảng Đông và Quảng Tây bằng phép “Tiên phát chế nhân” kết hợp với đường lối tuyên
huấn bằng “Lộ bố”, kể tội vua quan nhà Tống với chính dân TQ để đánh chúng cho chính danh. Quảng Đông còn vướng thật lắm duyên nợ với dân Việt.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét