Powered By Blogger

Thứ Năm, 2 tháng 8, 2012

Bản sắc* và Lợi ích của Pháp và Đức trong Kiến tạo Châu Âu



Bản sắc* và Lợi ích của Pháp và Đức trong Kiến tạo Châu Âu

Colette Mazzucelli

Người dịch: Hà Hữu Nga


Làm rõ vấn đề Cấu trúc của Bản sắc

“...Bản sắc là nguồn ý nghĩa và kinh nghiệm của con người...” [Castells Manuel 1997: 6]. Việc phân tích bản sắc trong bối cảnh kiến tạo châu Âu là rất quan trọng vì nó soi sáng thực chất định hướng quá trình của sự thống nhất các quốc gia thành viên trong Liên minh Châu Âu. Bài viết này xem xét mối tương tác giữa bản sắc và các lợi ích tại Pháp và Đức trong một thập kỷ mà châu Âu đã tiến hành hai Hội nghị Đánh giá ở rộng những giới hạn liên tục lịch sử như một dự án và xác định sự tồn tại của nó trong thiên niên kỷ mới.

Nhà xã hội học Tây Ban Nha Castell cho rằng bản sắc có thể bắt nguồn từ những thể chế thống trị; tuy nhiên chúng ta có thể nói về những bản sắc chỉ khi nào các tác nhân xã hội nội tại hoá các bản sắc đó và kiến tạo ý nghĩa xung quanh quá trình nội tại hoá đó. Hơn nữa ông còn xác định bối cảnh trong đó việc kiến tạo xã hội của bản sắc xuất hiện như đã được đặc trưng bởi các mối quan hệ quyền lực. Cùng với những nguyên tắc này, Castells còn đưa ra một khác biệt giữa ba loại hình và nguồn gốc của việc xây dựng bản sắc là: “chính thống hoá bản sắc; bản sắc đề kháng; và bản sắc dự phóng” [Castells Manuel 1997: 7-8].

Để tìm tìm hiểu vấn đề bản sắc, bài viết này sử dụng khái niệm “bản sắc dự phóng” nhằm đánh giá tính thích hợp của nó đối với việc kiến tạo xã hội châu Âu. Đối với Castells, thụât ngữ “bản sắc dự phóng” xuất hiện “...khi các nhân tố xã hội, trên cơ sở các chất liệu văn hoá có sẵn đối với các tác nhân đó, tạo dựng một bản sắc mới tái xác định vị trí của chúng trong xã hội, và bằng cách làm như vậy, các tác nhân xã hội tìm kiếm quá trình chuyển đổi của toàn bộ cấu trúc xã hội [Castells Manuel 1997: 8]. Quá trình kiến tạo bản sắc dự phóng này liên quan đến quan điểm của Alain Touraine về “các chủ thể”, một thuật ngữ xác định “tác nhân xã hội tập thể thông qua đó các cá nhân tiếp cận được ý nghĩa tổng thể trong các kinh nghiệm của họ”. Trong trường hợp này, việc kiến tạo bản sắc có thể là một dự án mở rộng, chuyển hoá xã hội như là một quá trình nối dài của dự án đó [Castells Manuel 1997: 10].

Việc kiến tạo bản sắc là một vấn đề thuộc bối cảnh xã hội. Chính trị bản sắc “phải được xác định tình huống về phương diện lịch sử” [Castells Manuel 1997: 10]. Vì vậy bài viết này tập trung vào bản sắc dự phóng để khai thác khái niệm này trong một bối cảnh cụ thể: các mối tương tác của nó với các lợi ích được Pháp và Đức xác định nhằm kiến tạo châu Âu theo các quyết định quan trọng trong thập kỷ vừa qua.                

Bản sắc tập thể ở Pháp và Đức

Thomas Risse cho rằng “các tầm nhìn chính trị và các quá trình kiến tạo bản sắc “châu Âu” và trật tự châu Âu luôn tác động và tích hợp trong các bản sắc dân tộc tập thể, ở mức độ chúng cộng hưởng: i) với các văn hoá chính trị dân tộc và các hạng mục hành động hàm chứa trong chúng; ii) với các thể chế chính trị dân tộc và các tư tưởng về trật tự chính trị hàm chứa trong chúng. Người ta hy vọng có sự thay đổi trong việc tìm hiểu về “người châu Âu” trong các quốc gia thành viên cũng như trong các bối cảnh dân tộc khác nhau của chúng [Risse, Thomas 1997: 5].

Bài viết này nhấn mạnh rằng bản sắc tập thể của một quốc gia có thể tạo dựng các lợi ích của tác nhân của chính bản sắc đó, nhưng các nhân tố bên ngoài chẳng hạn như các tri thức về những chọn lựa chiến lược của các tác nhân quốc gia khác có thể ảnh hưởng đến loại hình chiến lược hoặc chiến thuật mà nhà nước đó chấp nhận. Đối với trường hợp nước Đức thì mối liên hệ lịch sử với một quá khứ quốc xã luôn tác động sâu sắc đến việc tự nhận thức hoặc bản sắc của đất nước. Tuy nhiên niềm tự hào Đức về các thành tích mà quốc gia này đạt được trong thời hậu chiến đã kết tinh xung quanh sức mạnh của đồng D-Mark. Cả hai nhân tố đó đều tác động đến cuộc tranh cãi của người Đức về EMU [Economic and Monetary Union: Liên minh Kinh tế - Tiền tệ] trong giai đoạn có liên quan nhưng khác với nước Pháp. 
Ngược lại với sự nhấn mạnh của người Pháp về chủ quyền dân tộc và sức mạnh của các truyền thống Jacobin, Cộng hoà Liên bang Pháp lại nhấn mạnh đến bản sắc châu Âu như là chiếc chìa khoá đối với sự nổi bật về phương diện dân tộc. Một chính khác Đức, sau đó trở thành thủ lĩnh đảng Xanh và hiện nay là Ngoại trưởng Đức, Joschka Fischer đã nhận ra phương án thay thế cho đồng Euro bằng cách quay trở lại với sự cân bằng quyền lực truyền thống của chính trị quyền lực và chủ nghĩa dân tộc. Liên quan đến việc tìm hiểu tầm quan trọng của thế cân bằng quyền lực thì châu Âu thực sự có nghĩa là sự thay thế quá khứ trấn thương của nước Đức theo nghĩa kiến tạo trái với châu Âu với tư cách một dự án lớn đối trọng với Mỹ hoặc châu Á như đôi khi nước Pháp vẫn chủ trương.

Một cách nhìn nhận khác đối với sự cam kết của Pháp và Đức vào quá trình thống nhất châu Âu với tư cách là một lựa chọn ưa thích của chủ nghĩa tư bản Mỹ với những bất bình đẳng về phương diện xã hội. EMU là một dự án không chỉ đảm bảo cho khả năng cạnh tranh của kinh tế châu Âu đối với Mỹ, mà còn nhấn mạnh tới giá trị pháp lý của nhà nước Phúc lợi châu Âu.

Xác định các lợi ích thông qua quá trình ra quyết định tại Maastricht và Amsterdam: Pháp và Đức

Liên minh Kinh tế - Tiền tệ/EMU: Người ta cho rằng EMU và thị trường nội khối tạo ra những dự án lớn đem đến cho Pháp và Đức cơ hội xác định một bản sắc cho châu Âu sau những năm tháng tê liệt trong việc ra quyết định trong Hội đồng các bộ trưởng. Các dự án này về cơ bản mang tính chuyển hoá theo thời gian trong xã hội; mỗi dự án dựa trên sự hỗ trợ của các giới tinh hoa kinh doanh và các cư dân nhằm thúc đẩy và động viên sự hỗ trợ cho quá trình ra quyết định chính trị trong Hội đồng Châu Âu.

Có thể chia thập kỷ 1989 – 1999 thành hai giai đoạn: 1989 – 1994 và 1995 – 1999. Trong giai đoạn đầu khái niệm bản sắc dự phóng liên quan đến các lợi ích của Pháp và Đức và đã được Mitterrand và Kohl xác định một cách quả quyết. Sau này quyết định đầu tiên nhằm hoàn thiện EMU đã được duy trì bất chấp những khó khăn về việc lãnh đạo tại Pháp và Đức. Chirac đã cố gắng điều hoà các vấn đề chủ quyền và lợi ích dân tộc với bản sắc dự phóng. Chính sách châu Âu của ông trở nên phức tạp với sự đắc cử thủ tướng thuộc đảng xã hội của Lionel Jospin vào mùa xuân năm 1997. Kohl đã phải đối mặt với việc mất đi địa vị nổi bật về phương diện chính trị của ông tại Bundestag và phải đương đầu với những khó khăn trong việc thuyết phục người Đức rằng một đồng tiền duy nhất chính là dự án có tác dụng ngăn chặn sự quay trở lại với chủ nghĩa dân tộc Đức. Quá trình chuyển tiếp quyền lực mới đây từ Kohl cho Schroeder và và việc chuyển thủ đô về Berlin còn để treo ở đó đã xen ngang các yếu tố thay đổi vào tính liên tục trong chính sách châu Âu của Đức.

Các hội đồng châu Âu Maastricht và Amsterdam đã đem lại cho các nhà lãnh đạo Pháp và Đức cơ hội để khớp nối các lợi ích của mỗi quốc gia khi bản sắc của Liên minh châu Âu đã được xác định. Trong bối cảnh đó, một vấn đề quan trọng là phải nhấn mạnh rằng các lợi ích của mỗi quốc gia được xác định trong sự phản ứng lại với các thay đổi đang diễn ra trong quá trình thống nhất châu Âu như là kết quả của những vòng đàm phán liên tục ở mọi cấp thể chế châu Âu và các quốc gia thành viên. Rõ ràng là một hội nghị liên chính phủ (IGC) vận hành theo các quy tắc cụ thể trong việc ra quyết định, chẳng hạn như sự nhất trí hoàn toàn, vai trò của chức Chủ tịch trong việc soạn thảo và trình ra các văn bản hiệp ước, việc phê chuẩn của tất cả các quốc hội thuộc các quốc gia thành viên và của quốc hội Châu Âu đối với các dự thảo này. Tuy nhiên quá trình hội nghị liên chính phủ phải được đặt trong bối cảnh của quá trình tiếp tục thống nhất nhằm đưa ra những động thái mới cho quá trình ra quyết định hoặc làm bộc lộ các thiếu sót trong quá trình ra quyết định mà IGC đã xác định.

Tại Hội đồng Châu Âu Maastricht, Mitterrand đã bày tỏ mối bận tâm chính yếu là xác định thời hạn chắc chắn cho EMU. Trong bối cảnh này, sự nổi bật của người đứng đầu nước Pháp đã nhấn mạnh đến khả năng cần có một nhà lãnh đạo duy nhất xác định các lợi ích của Pháp. Dumas, Bérégovoy và Giugou đều có mặt tại Maastricht, nhưng Mitterrand mới là người thủ vai chính. Rõ ràng là ông nhận thức rất rõ khát vọng của Kohl trong việc củng cố quá trình thống nhất trước khi rời khỏi ghế thủ tướng Đức. Tổng thống Pháp cũng biết rằng Kohl quan tâm đến sự cam kết của các thế hệ tương lai về các nhà lãnh đạo một nước Đức hợp nhất vào việc kiến tạo châu Âu. Mitterrand đã tính đến quyết định của Kohl trong việc làm cho nước Đức tương thích với một châu Âu thống nhất. Quyết định này buộc Kohl phải có những lựa chọn can đảm khi phải đối mặt với sự phản đối trong nước. Một số lựa chọn này, đặc biệt là về EMU đã hậu thuẫn cho phương thức đàm phán của Pháp.

Không có gì đáng ngạc nhiên là tại Maastricht, Tổng thống Pháp đã đóng vai trò chủ chốt về vấn đề quyết định trong đó tiềm ẩn sự từ bỏ chủ quyền tối cao là EMU. Mặc dù Mitterrand nhận thức rõ rằng Mục tiêu của thoả ước Maastricht sẽ đòi hỏi phải có những điều chỉnh hiến pháp, nhưng ông cũng biết rằng Maastricht tiềm ẩn sự phân chia quyền chính trị quốc nội với khát vọng bảo vệ chủ quyền tối thượng quốc gia mà vẫn không tỏ ra là chống lại Châu Âu.

Trái ngược với việc xác định rõ ràng của Mitterrand về các lợi ích của Pháp đối với EMU, Chirac không thể đem toàn bộ sức nặng của chiếc ghế Tổng thống Pháp của ông ra để chống đỡ trong hội nghị liên chính phủ Amsterdam. Những người quan sát và tham dự tương tự như IGC 1996 đã ngạc nhiên vì tình trạng thiếu tổ chức và sự ăn khớp giữa các mục tiêu của Pháp. Ở tất cả các cấp đàm phán từ cấp Tổng thống đến ngoại trưởng đến bộ trưởng các vấn đề châu Âu đều tỏ rõ sự thiếu nhất quán trong chính sách của Pháp. Việc xác định các lợi ích của Pháp dường như vẫn còn là một câu hỏi về việc chấp nhận những thay đổi mà người Pháp chống lại việc đưa ra bất cứ thiết kế mới nào [Menon A. 1996: 248]. Để đảm bảo rằng EMU tiếp tục được thực hiện, tại Amsterdam các nhà lãnh đạo Pháp mong muốn “cắt bỏ phần thừa” (cut slack) thuộc các lĩnh vực cải cách thể chế cho nghị viện châu Âu và cộng đồng hoá các vấn đề thuộc trụ cột thứ ba. Có thể giải thích tính chất linh hoạt này bằng thực tế là cả địa vị chủ tịch của Pháp đối với Liên minh châu Âu cũng như là những cuộc bàu cử đối với văn phòng tổng thống nước Cộng hoà hầu hết đều diễn ra trong các giai đoạn chuẩn bị sớm cho Hội nghị Amsterdam. Như Hội đồng Châu Âu Amsterdam đã đề cập, cũng có một sự bối rối nào đó liên quan đến việc thay đổi từ một chính phủ Gaullist sang một chính phủ xã hội. Xuyên suốt IGC 1996, Pháp còn mong muốn làm việc với Đức liên quan đến việc đàm phán về các lĩnh vực cho phép thị trường nội khối hoạt động thông suốt.

Để tìm hiểu tác động của tình thế khó xử mà Chirac phải đối mặt trong nền chính trị Pháp, chúng ta có thể nhớ lại mức độ thuận lợi thể chế khổng lồ mà một tổng thống Pháp có được trong các hoạt động ngoại giao theo Hiến pháp năm 1958, trong đó Chirac đã quá quen thuộc với hệ thống Cộng đồng châu Âu và hệ thống hồ sơ của cộng đồng ngay từ thời ông còn là thủ tướng với kinh nghiệm bước đầu chung sống trong giai đoạn 1986-1988, và thiên hướng của ông với tư cách là một nhà lãnh đạo bằng những sáng kiến lớn như cái biệt danh le bulldozer của ông đã chỉ rõ. Những nguyên do chính gây khó khăn cho Chirac liên quan đến một số nhân tố. Trước hết là sức căng của các mục tiêu trong chính sách châu Âu của Pháp trong bối cảnh cộng đồng (châu Âu mạnh/các thể chế yếu) làm sống lại xung đột lịch sử giữa DeGaulle và Monnet. Nhất là làm thế nào để Chirac, một sản phẩm từ khuôn đúc DeGaulle có thể tận dụng hết được lực đòn bẩy của ông trên sân chơi mà logic thiết kế của Monnet đã san phẳng?. Thứ hai là vấn đề mang tính tương quan, sự căng thẳng liên quan đến nhu cầu của người Pháp trong việc cần phải xác định vấn đề cơ bản của các mối liên quan của nó với nước Đức và phần còn lại của Liên minh. Ở đây cần phải nhấn mạnh một điều là sự thống nhất nước Đức về cơ bản làm khấy động giới tinh hoa Pháp đến đâu? Đặc biệt là cần phải có lựa chọn chiến lược nào giữa các chính sách châu Âu hiệu quả bao gồm cả năng lực rộng lớn hơn của châu Âu trong việc đảm bảo sự cam kết với cộng hoà liên bang và “duy trì phương thức ra quyết định liên chính phủ và trong một số trường hợp là tất cả phải đều đồng lòng” [Menon, Anand 1996].

Thứ ba là trong cuộc chạy lấy đà đến một đồng tiền duy nhất, liên minh chính trị truyền thống Pháp nhấn mạnh vai trò nhà nước trong quản lý kinh tế, nổi tiếng là dirigisme, trong tình trạng căng thẳng làm cho đất nước cần phải tái tạo hình vai trò của nhà nước bằng một cuộc cải cách đầy tham vọng của hệ thống bảo đảm xã hội. Rõ ràng là không gian của cuộc cải cách này được xác định bởi nhu cầu đáp ứng các tiêu chuẩn hội tụ Maastricht. Chính các tiêu chuẩn này cũng là một nhân tố trong các nỗ lực của Jospin nhằm cắt giảm thất nghiệp. Trong khi vị thủ tướng thuộc đảng xã hội đã có sự nhượng bộ nhỏ đối với những người thất nghiệp thì ông lại khước từ việc cung cấp những lợi ích thất nghiệp tối thiểu cao hơn sao cho không gây huy hiểm cho khả năng của Pháp trong việc hoàn thành các tiêu chuẩn cắt giảm ngân sách.

Trong khi đó Jospin lại phản đối với lý do là hy vọng tốt đẹp nhất của nước Pháp là giúp những người thất nghiệp tạo thêm nhiều việc làm bằng cách giảm số thời gian làm việc được pháp luật quy định từ 39 xuống còn 35 giờ/tuần. Một công trình nghiên cứu của Ngân hàng Pháp cho biết trong ba năm đã tạo ra hơn 700.000 việc làm. Một nghiên cứu khác của một nhóm tư vấn OFCE đưa ra con số gần 480.000 việc làm. Nghiên cứu của OFCE xác định rằng kết quả có thể đạt được 479.000 chỗ làm nếu tất cả các công ty có hơn 20 người trở lên thực hiện 35 giờ làm việc trong một tuần lần lượt – 1/3 tuân thủ năm 1998, 2/3 còn lại vào năm 1999 và 1/3 còn lại vào tháng giêng năm 2000. Nghiên cứu này cũng khẳng định rằng “khoản ngân sách cắt giảm sẽ chỉ tăng lên 0.1% vào năm 2003 vì kết quả tạo việc làm sẽ giúp cắt đi toàn bộ số tiền trợ cấp cho người thất nghiệp và tăng số người hưởng lương góp phần vào an toàn xã hội.

Về thực chất vấn đề các khoản phí tổn này trong xã hội Pháp, Chirac không ở vào địa vị của Mitterrand để khớp nối một tầm nhìn cho châu Âu. Cuộc trưng cầu dân ý tại Pháp về Maastricht đã minh hoạ hiểm hoạ bóc trần sự thống nhất châu Âu vào tình trạng phân chia các toan tính chính trị nội khối và những e ngại về tình trạng nghèo thông tin cho công chúng. Hơn nữa vẫn còn một mối đe doạ là tâm lý chống châu Âu ngày càng trở nên trầm trọng khi người ta gắn kết nhận thức giữa việc thống nhất châu Âu với các cuộc cải cách kinh tế không hợp lòng dân. Những thách thức về kinh tế và chính trị nảy sinh do tình trạng cùng chung sống đặt ra cho nước Pháp trong một giai đoạn dài tự vấn lương tâm nhằm xác định các mối quan hệ của nó với nền cộng hoà Liên bang và nhu cầu quyết định phương thức đóng góp vào sự tiến hoá tích cực và quyết định của Liên minh Liên bang đã kiềm chế rất nhiều ảnh hưởng của Chirac. Việc tổng thống Pháp ngập ngừng trong trưng cầu dân ý về nhu cầu sửa đổi hiến pháp nước Pháp để thông qua Hiệp ước Amsterdam đã cho thấy rõ mức độ mà ông xem xét nhu cầu làm việc với Đức để ổn định tình hình trước khi đưa đông tiền mới vào lưu thông.

Đối với Kohl vấn đề cấp bách nhất tại Maastricht là mối liên kết giữa EMU và tiến độ trọng yếu trong quá trình thống nhất chính trị. Có một số sức ép quốc nội mà Kohl chắc chắn phải đương đầu. Trước hết vai trò lãnh đạo của ông tại Maastricht có tính quyết định, đó là vai trò mà ông cùng chung trách nhiệm với vị Ngoại trưởng từng trải của mình. Việc nhấn mạnh liên-Âu của Genscher lại trái với định hướng thiên Đại tây dương của Kohl. Tuy nhiên tham vọng tìm kiếm một vị thế chính trị cao cho cái đảng Dân chủ Tự do nhỏ bé của vị ngoại trưởng, thì lại rất lớn. Thứ hai Kohl lại phải đương đầu với đa số đảng Dân chủ Xã hội trong Bundersrat đang cần có sự thống nhất với một thiên hướng liên bang không chút mơ hồ cho Liên minh đã được đề xuất. Thứ ba, một đa số lấn lướt trong Bundestag xuyên qua các đảng phái lại có thiên hướng chuyển giao quyền lực nhiều hơn nữa cho các thể chế châu Âu.

Đó là EMU, hơn bất cứ một vấn đề nào khác đã được đặt trên bàn là thứ cho phép Kohl theo đuổi quan niệm của ông về lợi ích dân tộc trong bối cảnh châu Âu và quốc tế. Ở đây Kohl đã sử dụng sự đồng hợp trong đó các hành động châu Âu đã được khai thác để thay thế cho những kết quả được mong đợi trong vũ đài quốc nội. Việc vị thủ tướng Đức chấp nhận một thời gian biểu có ghi ngày tháng rõ ràng cho EMU về mọi phương diện đều là một quyết định mang tính cá nhân, bất chấp các quan điểm của Bundesbank và hệ thống quan liêu Đức. Đó là một quyết định chính trị tối hậu mà Kohl cho là đem lại nhiều quyền lợi cho nước Đức cũng như cho châu Âu. Bằng cách đồng ý làm cho Hội đồng châu Âu trở thành trọng tài tối cao của các quyết định về bước chuyển sang giai đoạn ba, Kohl đã tính đến tham vọng của các ngân hàng trung ương nhằm kiểm soát các chính sách của cộng đồng [Dyson K., Feather K., and Michalopoulos G. 1994: 9].          

Tăng thêm quyền lực cho Nghị viện châu Âu (Maastricht và Amsterdam)

Bản chất của nền dân chủ nghị viện trong Cộng hoà Liên bang, ưu thế  trội hơn của đại diện Đức tại nghị viện châu Âu và khát vọng của Kohl nhằm xây dựng một châu Âu gần gũi hơn với các công dân của mình đã lý giải rất nhiều cho sự cam kết của ông trong việc mở rộng các quyền của thể chế đó trong một thập kỷ qua. Ở Maastricht, Kohl đã bị mất thời gian để chấp nhận thời gian biểu trong sự đối mặt với sức ép tiêu cực và công luận vì các tiêu chuẩn hội tụ kinh tế nghiêm ngặt gây khó cho hầu hết các quốc gia thành viên, kể cả Đức trong thời gian đó. Tuy nhiên những khó khăn mà ông chờ đợi để đối đầu với Bundesrat và Bunderstag về sự bất lực của ông nhằm đảm bảo những quyền lực lớn hơn cho nghị viện châu Âu lại là một vấn đề hoàn toàn khác. Mối liên kết giữa hai Hội nghị liên chính phủ tuy tách rời nhưng lại song hành là một điều kiện tối cần thiết đối với Kohl cho đến những tuần lễ cuối cùng vào tháng 12 năm 1991. Mặc dù chỉ thành công khiêm tốn tại Maastricht, nhưng chiến lược tổng thể dài hạn của ông lại là việc tiếp cận với vấn đề này theo các bước bằng cách đạt được càng ngày càng nhiều quyền lực hơn cho nghị viện châu Âu khi EMU tiến triển trong các giai đoạn tiếp theo.

Trong ngày đàm phán đầu tiên tại Maastricht thủ tướng Kohl đã thực sự bị cô lập trong việc mong muốn trao quyền lực cho Nghị viện châu Âu nhiều hơn bất cứ vị lãnh đạo nào của cộng đồng. Để làm cho vấn đề trở nên khó khăn hơn, ông đã phải đương đầu với chủ nghĩa hoài nghi của công luận Đức về sự đầu hàng của đồng D-Mark. Kohl đã làm sáng tỏ lập trường của mình là ông muốn thay đổi quyền lực của nghị viện trước khi kết thúc thế kỷ. Đối với nghị viện châu Âu vấn đề cơ bản là bắt đầu hoạt động lập pháp bằng quy trình đồng quyết định trước cuộc tổng bầu cử năm 1994.

Theo Kohl thì phiên họp thứ ba trong quy trình đồng quyết định nên được bỏ qua. Điều đó sẽ trao quyền cho nghị viện trong việc cùng lập pháp với Hội đồng thay cho việc chỉ đưa ra quyền phủ quyết. Kết quả sau đó đã để lại một ấn tượng tiêu cực về sự đóng góp của Nghị viện Châu Âu đối với việc ra quyết định về quá trình lập hiến của Cộng đồng. Hơn nữa cả Kohl và Genscher đều đồng ý mở rộng quy trình đồng ý mà Nghị viện sử dụng để thông qua bất cứ một đánh giá lại nào trong tương lai.

Kết quả khiêm tốn nhất về việc tăng cường quyền lực cho Nghị viện Châu Âu tại Maastricht có thể lý giải chủ yếu bởi sự không khoan nhượng của Anh và Pháp hệt như bởi tình trạng thiếu một định nghĩa chung về liên minh chính trị trong các quốc gia thành viên. Hơn nữa vì có rất nhiều vấn đề quan trọng khác nhau được đặt lên bàn nghị sự nên đã chuyển sức nặng của sự đàm phán ra khỏi tình cảnh khó khăn của nghị viện.

Ý nghĩa của Hội nghị Amsterdam là nhắm vào các vấn đề cụ thể mà Hiệp ước về Liên minh châu Âu còn để trống cho việc cải thiện tình hình dựa trên cơ sở thống nhất trong thực tiễn. Vai trò của nghị viện châu Âu, đặc biệt là việc tăng cường quy trình đồng quyết định là một vấn đề như vậy [Ludlow 1997: 13]. Thực ra thì hầu như khuynh hướng đồng thuận là thiên về việc giảm bớt nhiều quy trình xuống còn ba quy trình. Quy trình hợp tác hầu như bị xoá bỏ, trừ trường hợp EMU và Nghị định về xã hội.

Về vấn đề này, chính phủ Major thực sự bị cô lập trong thế đối lập với sự thay đổi mặc dù lập trường của Pháp là rất đáng xem xét. Pháp tuyên bố ưu tiên duy trì quy trình hợp tác, đặc biệt là về EMU và Chính sách Nông nghiệp chung (CAP – Common Agriculture Policy) với chỉ một chút mở rộng quy trình đồng quyết định trong một số ít trường hợp cụ thể. Về những vấn đề khác liên quan đến Nghị viện châu Âu, Pháp cũng ít bộc lộ thái độ kể cả việc chống đối quy trình tuyển cử đồng nhất, chống đối việc bãi bỏ vòng họp thứ ba về vấn đề đồng quyết định nếu không có sự đồng ý giữa Hội đồng và Nghị viện và áp dụng quy trình vắng mặt đối với việc xem xét lại Thoả ước.

Pháp nhấn mạnh việc củng cố vai trò của các Nghị viện quốc gia trong quá trình thống nhất. Tình trạng căng thẳng này giữa Đức ủng hộ một Nghị viện châu Âu mạnh hơn và lập trường kiên định của Pháp về việc tăng vai trò của các Nghị viện quốc gia đã bộc lộ không hề che đậy trong lá thư trao đổi giữa Chirac và Kohl vào ngày 6/12/1995, trong đó nói rõ “mục tiêu ưu tiên” “củng cố dân chủ bằng cách đưa Liên minh lại gần với các công dân của nó”. Trong bối cảnh này cả hai nhà lãnh đạo đều chủ trương rằng mục tiêu này sẽ “đưa Nghị viện Châu Âu chịu chung trách nhiệm lớn hơn về các vấn đề liên quan đến quá trình xây dựng châu Âu cũng như là làm cho các nghị viện quốc gia tham dự sâu hơn vào liên minh”.

Tại Hội đồng châu Âu Amsterdam ngày 16-17 tháng 6 năm 1997 khuynh hướng đa số đã nhất trí thoả thuận về vấn đề này vì khát vọng về cải cách thể chế trong lĩnh vực này đi liền với nguyện vọng của chính phủ Blair nhằm xem xét thay đổi một số quy trình liên quan đến bản chất và phạm vi của vấn đề đồng quyết định. Quyết định được thông qua tại Amsterdam cũng phản ánh những ưu tiên của Pháp và Đức về một số cách thức nào đó. Trước hết Am terdam đưa ra việc tăng cường đáng kể phạm vi đồng quyết định. Số điều khoản của Hiệp ước vấn đề đồng quyết định sẽ lớn hơn hai lần, từ 15 lên đến 37 (ngày hôm sau là 39).  
____________________________________________

Nguồn: Mazzucelli, Colette 1999. Constructing Europe: Identity ans Interests in France and Germany, 1989-99. Paper presented on the Panel “Franco-German Relations in the European Union: Decline or New Design?”, Pittsburgh, Pennsylvania, 2 - 5 June 1999.

Tác giả: GS. Chính trị học Colette Mazzucelli, chuyên về lịch sử, triết học, quan hệ quốc tế và đã giảng dạy tại nhiều đại nổi tiếng ở Mỹ và thế giới như đại học Scranton, đại học Tufts, đại học Columbia, đại học Georgetown, đại học New York, đại học Hofstra, và hiện là thành viên ban giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chiến tranh/Hòa bình (Center for War/Peace Studies), một bộ não của tổ chức Liên hợp quốc.

* Ghi chú của người dịch: Bài viết này và nhiều bài khác nữa cho thấy, trong chính trị học thế giới hiện nay, khái niệm bản sắc có đôi chút thay đổi hình thức khi EU hình thành, nhưng nội dung lợi ích dân tộc thì dường như vẫn giữ nguyên, chẳng có gì giống với cách hiểu về sự thay đổi thực chất và cách sử dụng ở châu Âu, châu Mỹ như Liam C. Kelley nói cả.


Tài liệu dẫn

Castells, Manuel 1997. The Power of Identity. Oxford: Blackwell Publishers, 1997, p.6.

Dyson K., Feather K., and Michalopoulos G. 1994. Strapped to the Mast: EC Central Bankers between Global Financial Markets and the Maastricht Treaty. European Consortium for Political Research Workshop: The Single Market and Global Economic Integration, Madrid, 17-22 April 1994.

Ludlow, Peter 1997. A View from Brussels, A Quarter Commentary on the EU, No. 5 (July 1997), Brussels CEPS, 1997.   

Menon, Anand 1996. France and the IGC of 1996. Journal of European Public Policy 3 June 1996.

Risse, Thomas 1997. Between the Euro and the Deutsche Mark: German Identity and the European Union. Washington DC: Center for Excellence in German and European Studies, Georgetown University.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét