Powered By Blogger

Chủ Nhật, 12 tháng 8, 2018

Vượt khỏi Chủ thể tính: Tự ngã của Kierkegaard và Dasein của Heidegger* (I)

Vượt khỏi Chủ thể tính: Tự ngã của Kierkegaard
và Dasein của Heidegger* (I)

Tsutomu B. Yagi

Người dịch: Hà Hữu Nga

Tóm tắt

Trong bài viết sau, tôi phân tích và đối chiếu suy nghĩ của Kierkegaard và Heidegger liên quan đến vấn đề tồn tại. Trước hết, tôi thực hiện việc phân tích bằng các xem xét cách thức mà xem hai nhà tư tưởng này tự phân biệt mình khỏi truyền thống siêu hình. Với tư cách là thực thể hữu hạn và có tính thời gian, tự ngã của Kierkegaard và Dasein của Heidegger đánh dấu một sự cấp tiến hóa đối với quan niệm chủ thể tính trong truyền thống siêu hình. Điều này mang lại cho triết học một cách thức mới để thừa nhận các giới hạn tồn tại hữu hạn của chúng ta thay vì chỉ đơn thuần là tham gia vào một phân tích hoàn toàn mang tính khái niệm và lý thuyết. Tuy nhiên, tôi kết luận rằng Kierkegaard vẫn phần nào giới hạn trong quan niệm siêu hình học khi ông không phân biệt được khía cạnh tồn tại của tự ngã với khía cạnh tồn tại. Tôi cho rằng Dasein của Heidegger là một loại cấp tiến hóa hơn so với tự ngã của Kierkegaard trong đó Dasein được đặc trưng bởi tính cởi mở của con đường Hữu thể của nó.

Giới thiệu: Chống lại truyền thống

Cả Kierkegaard và Heidegger đều viện vào câu hỏi về ý tưởng truyền thống trong triết học mà chúng ta có thể hiểu được ít nhiều chính xác về phương diện lý thuyết. Thay vì coi triết học chỉ là phân tích khái niệm, họ đưa ra ánh sáng tình huống cụ thể trong đó chúng ta tìm thấy chính mình và từ đó chúng ta luôn thực hiện một nhiệm vụ hữu hạn. Trong bài viết này, tôi bắt đầu bằng việc thảo luận về cái cách thức mà Kierkegaard và Heidegger bứt khỏi truyền thống triết học thông qua khái niệm ‘tồn tại’ (hoặc ‘tinh thần’ của Kierkegaard). Do đó, tôi sẽ làm sáng tỏ công thức tồn tại của họ, là cái đánh dấu đặc trưng cơ bản của tự ngã và Dasein. Khi diễn giải cái cách thức mà tự ngã và Dasein đánh dấu quan niệm cấp tiến hóa về tính hữu hạn và thời gian tính, tôi cũng chỉ ra những chỗ mà tự ngã được Kierkegaard diễn giải trở nên có vấn đề. Có sự thiếu nhất quán không thể tránh khỏi trong cách thức mà Kierkegaard quan niệm về tự ngã. Do đó, luận đề phân tích so sánh của tôi là để chứng minh rằng với Dasein, Heidegger đã cấp tiến hóa vượt ra khỏi tự ngã của Kierkegaard, mà phương thức của ông về Hữu thể lại rất cởi mở và không được xác định chính xác như cái làm cho chính Hữu thể trở thành một vấn đề đối với bản thân nó.

Việc tuân thủ quá mức cách tiếp cận lý thuyết thường dẫn đến chủ nghĩa hình thức bởi vì sự tuân thủ đó đòi hỏi tính khách quan, trừu tượng và hiệu lực vô hạn (miễn là tất cả các điều kiện vẫn giữ nguyên). Chủ nghĩa hình thức theo nghĩa này là một thái độ, hoặc cách tiếp cận, khi lý thuyết hóa một cái gì đó cụ thể và cá biệt hơn. Nói cách khác, đó là việc công thức hóa một cách nghiêm nhặt về một khái niệm hoặc lý thuyết chung trong số các thực thể cụ thể được đặt vấn đề. Cho đến khi kết thúc kỷ nguyên Ánh sáng, loại hình thức chủ nghĩa này đã thống trị bối cảnh triết học. Ví dụ, chúng ta có thể thấy chủ nghĩa hình thức như vậy Descartes, người nổi tiếng với quan niệm rằng bản chất của chúng ta nằm trong trạng thái ý thức của mình (Descartes) 1985: 127; Descartes 1986: 18, 54). Theo Descartes, chúng ta phân biệt với các khách thể mở rộng khác như thực vật và động vật, bởi vì chúng ta biết tư duy. Do đó, ông nói với chúng ta rằng mỗi người trong chúng ta về cơ bản là kẻ tư duy (res cogitans) so với, chẳng hạn, một cuốn sách vốn chỉ là một vật mở rộng (res extensa). Phương pháp mà Descartes phân định chúng ta khỏi những thứ mở rộng khác cũng chính là phương pháp mà ông sử dụng để phân biệt những thứ mở rộng khác (Descartes 1986: 30). Với tư cách làm một bản chất hữu hạn, cho dù chúng ta có sở hữu một thuộc tính hay một cái gì khác xác định và định nghĩa chúng ta . Phương pháp phân biệt của ông hầu như vẫn giữ nguyên cho cả kẻ tư duyvật mở rộng, mặc dù đã tạo ra sự khác biệt như vậy. Do đó Descartes đã thất bại trong việc phác họa và giải thích về cơ bản đặc trưng của kẻ tư duy. Vì vậy mà Heidegger nhận xét:

Với cogito ergo sum’ Descartes tuyên bố rằng ông đã đặt triết học trên một nền tảng mới và vững chắc. Nhưng cái mà ông đã không xác định được khi ông bắt đầu theo cách triệt để này, lại chính là loại Hữu thể thuộc về những kẻ tư duy, hay chính xác hơn - ý nghĩa của việc trở thành Hữu thể của the ‘sum’ - kẻ tư duy. (Heidegger 1962: 46)

Hình thức luận của Descartes quy định rằng tư duy chỉ đơn thuần là một thể loại hoặc thuộc tính phân biệt con người với các thực thể khác. Tư duy chỉ đơn giản là một tiêu chí hình thức đối với Descartes.

Kant cũng thỏa mãn với hình thức luận này khi ông suy luận các khả năng đặc biệt  của tư duy bằng cách phân tích cách thức tư duy cấu thành kinh nghiệm (Kant 1968: 59). Dựa trên giả định đề cho rằng chúng ta có kinh nghiệm về các khách thể, ông đã tìm cách làm sáng tỏ cách thức tư duy làm cho một kinh nghiệm như vậy trở nên khả thể. Nếu một kinh nghiệm về các khách thể được thống nhất theo chủ thể duy nhất, như Kant nghĩ, thì là điều kiện tiên quyết mà chủ thể trải nghiệm là tự ý thức. Không có sự thống nhất này của ý thức, thì người ta không thể bắt đầu nhận biết được về kinh nghiệm của riêng mình, cũng không được coi là tự ý thức. Đối với Kant, tự ý thức ngụ ý có kinh nghiệm và công nhận đó kinh nghiệm của riêng mình (ibid. : 152- 153). Dựa vào phân tích của mình, Kant đã đi đến tính thống nhất siêu việt của tri giác như là chức năng cao nhất của tư duy thống nhất kinh nghiệm của người ta theo một chủ đề tồn tại. Mặc dù sự diễn giải của Kant hoàn toàn khác với Descartes, nhưng ông vẫn kiên trì ý tưởng cho rằng diễn dịch hình thức cung cấp sự hiểu biết hợp thức cho chúng ta (ibid.: 13-14, 25-26). Dự phóng của Kant đơn giản mang tính tri thức luận hơn là hữu thể luận. Điểm chung của cả hai người và nhiều triết gia khác chính phương thức khảo sát mà họ sử dụng để tự diễn giải. Tất cả các triết gia đó đều cam kết với cùng một phương thức khảo sát hình thức, trừu tượng và mang tính lý thuyết, họ áp đặt cùng một lược đồ phân loại lên chúng ta như họ làm với tất cả các khách thể khác đối xử với chúng ta giống hệt như bất kỳ khách thể nào khác trong khảo sát của họ.

Theo các công thức của Descartes và Kant, vấn đề quan trọng không phải tôi là ai với tư cách một cá nhân mà vấn đề lại ở chỗ tôi là gì (một con người), là thứ được chỉ định bởi các thuộc tính và các điều kiện được họ xây dựng về phương diện lý thuyết. Vấn đề tôi là gì lại bỏ qua tồn tại. Đây chính là lý do khiến cho Heidegger nhận xét, "Trong việc tiếp nhận lập trường hữu thể luận của Descartes, Kant đã bỏ qua một vấn đề thiết yếu: ông không đưa ra được một hữu thể luận về Dasein ”(Heidegger) 1962: 46). Trong khi Descartes và Kant tự mình bận rộn với khái niệm cogito hoặc tự ý thức, thì sự tồn tại đã vuột khỏi tầm nhìn của họ. Đó chính là vì hình thức luận không thể giải thích được các điều kiện liên quan đến tồn tại bởi vì chúng mang tính ngẫu nhiên, hữu hạn, và thời tính, khi đối lập với các điều kiện hình thức có tính cần thiết, vô hạn và phổ quát. Do đó việc giả sử rằng Lý tính có thể nắm bắt toàn bộ Hữu thể của chúng ta chính là việc tự coi mình như một thực thể đơn thuần, trong trường hợp đó, "Toàn bộ sự tồn tại của loài người tự làm tròn như một khối cầu hoàn hảo, khép kín” (Kierkegaard 1983: 68). Nhưng vì kỷ nguyên Ánh sáng đã kết thúc, nên triết học bắt đầu hướng xa khỏi hình thức luận như vậy và bắt đầu bao gồm cả các khía cạnh khác của Hữu thể chúng ta. Cả Kierkegaard và Heidegger đều lật nhào cái ý tưởng cho rằng Lý tính sai khiến toàn bộ hiện thực bao gồm cả bản thân chúng ta.1 Để đối phó với truyền thống hình thức luận đầy ám ảnh này, Kierkegaard và Heidegger đều phủ nhận ý tưởng cho rằng quá trình tự nhận thức của chúng ta bao gồm trong một khái niệm thuần túy trừu xuất khỏi các điều kiện hữu hạn của mình. Chúng ta thường có khuynh hướng chấp nhận và khẳng định mình như thể chúng ta chỉ là một thực thể khác; chẳng hạn, khi chúng ta định nghĩa chính mình về mặt sinh học là bipeds - động vật hai chân (như thể chúng ta không khác với các loài quadrupeds bốn chân, ngoại trừ số lượng chân). Nhưng sự khác biệt như vậy không phải là điều cốt yếu về sự tồn tại của chúng ta và đây chính là ý nghĩa mà Kierkegaard và Heidegger phản ứng với thuật ngữ 'siêu hình học'. Heidegger đã thực sự lưu ý về 'chứng lãng quên Hữu thể' của truyền thống siêu hình học (hoặc thần học-bản thể), từ một giả định như vậy:

“Đã [k]hóa cánh cửa giúp ta tiếp cận với các 'cội nguồn' nguyên ủy các phạm trù và khái niệm được trao truyền cho chúng ta phần nào đã được đúc rút từ đó một cách hoàn toàn thành thực. Thật vậy nó làm cho chúng ta quên rằng chúng đã có một cội nguồn như vậy và khiến chúng ta cho rằng sự cần thiết quay trở lại những cội nguồn này là một cái gì đó mà chúng ta thậm chí không cần phải nhận thức (Heidegger 1962: 43).

Do đó chúng ta phải xem xét lại tồn tại và chủ thể tính. Thay tách các khái niệm khỏi hoạt động tư duy, từ đó bằng cách tạo tác vết nứt không thể hàn gắn giữa Lý tính và tồn tại, Kierkegaard và Heidegger đã xây dựng nền tảng tri ​​thức về các điều kiện rất hữu hạn và mang tính thời gian mà bản thân chúng ta là vậy. Do đó tự ngã của Kierkegaard và Dasein của Heidegger đã đánh dấu sự đảo ngược của trật tự ưu tiên hữu thể luận ở chỗ nó không phải là nền tảng của tri thức (tính hợp lệ của tri thức) mà chúng ta tìm kiếm, nhưng lại là cách thức chúng ta với tư cách là những cá nhân độc nhất cam kếtđào sâu vào loại hoạt động chẳng hạn như cầu tìm tri ​​thức. Do đó họ kết hợp vào việc theo đuổi tri thức của mình mối bận tâm về quá trình tự nhận thức bản thân, về con đường Hữu thể của chúng ta. Để tránh xa cách tiếp cận lý thuyết nghiêm ngặt đối với triết học, Kierkegaard và Heidegger cùng đồng quy vào một số vấn đề trọng yếu xác định, làm sáng tỏ quan niệm cấp tiến về tồn tại.
___________________________________

* Nguồn: Tsutomu B. Yagi (2009). Beyond Subjectivity: Kierkegaard’s Self and Heidegger’s Dasein,  Perspectives: International Postgraduate Journal of Philosophy, Volume II, Autumn 2009. Pp. 60-77.

References

Caputo, J. D. (1987). Radical Hermeneutics. Bloomington: Indiana UP.

Descartes, R. (1985). The Philosophical Writings of Descartes: Volume 1. (J. Cottingham, R. Stoothoff, & D. Murdoch, Trans.). Cambridge: Cambridge UP.

(1986). Meditations on First Philosophy. (J. Cottingham, Trans.). Cambridge: Cambridge UP.

Dreyfus, H. L. (1991). Being-in-the-World. Cambridge: MIT.

Elrod, J. W. (1973). The Self in Kierkegaard’s Pseudonyms. International Journal for Philosophy of Religion, 4(4), 218-240.

Guignon, C. B., (Ed.). (1993). The Cambridge Companion to Heidegger. Cambridge: Cambridge UP.

Heidegger, M. (1962). Being and Time. (J. Macquarrie & E. Robinson, Trans.) San Francisco: Harper.

(1982). The Basic Problems of Phenomenology. (A. Hofstadter, Trans.). Bloomington: Indiana UP.

(2000). Introduction to Metaphysics. (G. Fried & R. Polt, Trans.). New Haven: Yale UP.

Husserl, E. (1970). Crisis of the European Sciences and Transcendental Phenomenology. (D. Carr, Trans.). Evanston: Northwestern UP.

Kant, I. (1968). Critique of Pure Reason. (N. K. Smith, Trans.). London: St Martin’s.

Kierkegaard, S. (1968). Concluding Unscientific Postscript. (D. F. Swenson, Trans.). Princeton: Princeton UP.

(1980). The Concept of Anxiety. (R. Thomte, Trans. & Ed.). Princeton: Princeton UP.

(1983). Fear and Trembling/Repetition : Kierkegaard’s Writings, Vol. 6. (H. V. Hong & E. H. Hong, Trans. & Ed.). Princeton: Princeton UP.

(2004). The Sickness unto Death. (A. Hannay, Trans.). London: Penguin.

Moran, D. (2000). Introduction to Phenomenology. London: Routledge.

Pöggeler, O. (1987). Martin Heidegger’s Path of Thinking. Atlantic Highlands: Humanities Press International.

Westphal, M. (1996). Becoming a Self. West Lafayette, IN: Purdue UP. Perspectives: International Postgraduate Journal of Philosophy

Endnotes

1 Dorothea Frede also indicates this point in her commentary essay when she writes, “the mistake lies in the theoretical approach as such” (Guignon 1993: 58).






Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét