Nhận
thức về các nguyên lý chú chốt của Triết học Heidegger
trong nghiên cứu hiện tượng học diễn giải* (I)
Marcella Horrigan-Kelly, Michelle Millar và Maura Dowling
trong nghiên cứu hiện tượng học diễn giải* (I)
Marcella Horrigan-Kelly, Michelle Millar và Maura Dowling
Người
dịch: Hà Hữu Nga
Tóm tắt: Hiện tượng học của Martin Heidegger cung cấp hướng dẫn
phương pháp cho các nhà nghiên cứu định tính tìm cách giải thích kinh nghiệm sống
của những người tham gia nghiên cứu. Tuy nhiên, hầu hết các nhà nghiên cứu hiện
tượng học ứng dụng triết học của ông một cách lỏng lẻo. Điều này không có gì đáng ngạc nhiên
vì triết học hiện tượng học của Heidegger đang thách thức và tác động ảnh hưởng đến việc định hình hành vi nghiên cứu hiện tượng
học diễn giải và
vẫn còn được tranh luận rộng rãi.
Bài viết này trình bày một khám phá về Dasein, một nguyên lý chủ
chốt của hiện tượng
học diễn giải Martin
Heidegger, và phát triển tính hữu dụng của nó đối với nghiên cứu hiện tượng
học. Từ quan điểm này, chúng
tôi trình bày hướng dẫn cho các nhà nghiên cứu lập kế hoạch sử dụng triết học của Heidegger làm nền tảng cho nghiên cứu của
họ.
Những điều đã biết: Ảnh hưởng của triết
học Heidegger trong
việc định hình hành vi nghiên cứu hiện tượng học diễn giải được tranh luận rộng rãi thông
thường liên quan đến việc sử dụng triết học của ông một cách lỏng lẻo trong nghiên cứu.
Những bổ sung của bài viết này: Bài viết này thảo luận về cách thức mà khung lý thuyết sử dụng các nguyên lý hiện tượng học chủ chốt của Heidegger như kinh nghiệm sống, tính thông thường hàng ngày, Dasein, hiện hữu tại thế, các cuộc chạm trán với các thực thể, thời tính và cấu trúc xao xuyến (Angst), có thể được sử dụng để phơi bày ý nghĩa của tốn tại thông thường hàng ngày của con người như là một phần của việc tiến hành nghiên cứu hiện tượng học diễn giải.
Bối cảnh: Martin Heidegger, tuyệt tác, Hữu thể và Thời gian (1927/2011) thể hiện trung tâm điểm hữu thể luận của ông trong việc khám phá ý nghĩa của hiện hữu (Dreyfus & Wrathall, 2007). Tuy nhiên, luận thuyết triết học của ông được coi là cực kỳ khó hiểu (Cerbone, 2009; Dreyfus & Wrathall, 2007; Sheehan, 1998). Bất chấp những thách thức vốn có của việc nhận thức các tác phẩm triết học của Heidegger, ảnh hưởng của ông trong việc định hình nghiên cứu hiện tượng học diễn giải là không thể chối cãi và được sử dụng rộng rãi (Benner, 1984, 1985, 1994; Benner & Wrubel, 1989; Churchill, 2002; Diekelmann & Ironside, 1998; Garza, 2007 King và cộng sự, 2008; Taylor, 1995; Todres, 2007; Walters, 1995). Điều bắt buộc trong việc nhận thức và phản ánh về cách thức mà các nguyên lý trung tâm của Heidegger hình thành nên phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu hiện tượng học giải thích cũng đã được tranh luận sôi nổi (Crotty, 1997; Holmes, 1996; Paley, 1998, 2005). Người ta cho rằng về bản chất thì mục đích của triết học Heidegger không nhất thiết là phải phát triển một phương pháp nghiên cứu (Crotty, 1997; Holmes, 1996; Paley, 1998, 2005). Mặc dù, phê bình này là hợp lý, nhưng các nguyên lý triết học của Heidegger đã mở đường cho sự phát triển của các phương pháp nghiên cứu hiện tượng học diễn giải, tạo điều kiện cho giải thích và nhận thức về kinh nghiệm sống của con người (Benner, 1994; Caelli, 2001; Eatough & Smith, 2006; Friesen , Henrikson, & Saevi, 2012; King và cộng sự, 2008; Koch, 1996, 1999; Omery, 1983; Rae, 2000; Rae & Carswell, 2000; Van Manen, 1997). Vì vậy, bài viết này trước hết xuất trình một giải thích ngắn gọn về các nguyên lý then chốt của Heidegger được trình bày trong tác phẩm Hữu thể và Thời gian (1927/2011) của ông, và sau đó xem xét việc ứng dụng các nguyên lý liên quan đến phương pháp nghiên cứu hiện tượng học diễn giải.
Phát triển Hiện tượng học Diễn giải
của Heidegger
Martin
Heidegger (1889–1976) ban đầu là sinh viên của Edmund Husserl (1909–1911) và
sau đó là trợ lý của ông tại Đại học Freiburg (1919–1923) và được xem là “trụ
cột trí tuệ” kế thừa trong trào lưu hiện tượng học theo sau Husserl (Dowling,
2011; Healy, 2011). Tác phẩm Hữu thể và Thời gian (Heidegger, 1927) của ông đã
thách thức các quan niệm hiện tượng học Husserlien hiện tại, khi cho rằng các
quan niệm đó chủ yếu mang tính mô tả, tán thành các cấu trúc thiết yếu của ý
thức. Do đó Heidegger đã chủ trương các quan niệm về hiện tượng học của mình
như là một loại diễn giải về kinh nghiệm và phát triển “ý nghĩa của hiện hữu”
(Cerbone, 2009; Dreyfus & Wrathall, 2007; Healy, 2011; McConnell-Henry,
Chapman, & Francis, 2009; Moran, 2000). Heidegger bác bỏ quan niệm về con
người/ chủ thể với tư cách một người nhìn các đối tượng để tán đồng rằng cả chủ
thể và đối tượng đều không thể tách rời. Vì vậy, đối với Heidegger, “hiện hữu” là
những mô tả hoặc lý giải mà “Dasein” (hiện hữu ở đó hoặc tồn tại người) được
cung cấp cho sự sống thường ngày hoặc sự tồn tại bình thường của họ (Heidegger,
1927/2011, trang 38). Do đó, Heidegger phải trả lời câu hỏi từ một quan điểm
triết học “hiện hữu nghĩa là gì?" (Heidegger, 1927/2011).
Một
nguyên lý trung tâm của triết học Heidegger thừa nhận sự tồn tại là “hiện hữu
tại thế”, được hiểu là tính gắn kết và không thể tách rời khỏi thế giới này
(Cerbone, 2009; Dreyfus & Wrathall, 2007; Heidegger, 1927/2011; Moran,
2000). Từ quan điểm đó, Heidegger đã bác bỏ phương pháp quy giản hiện tượng học
của Husserl và quan điểm về cái transzendentale ego - bản ngã siêu việt của ông (Cerbone,
2009; Dreyfus & Wrathall, 2007; Heidegger, 1927/2011).
Heidegger
đưa ra một loạt các nguyên lý then chốt trong triết học hiện tượng học của ông.
Những nguyên lý này bao gồm khái niệm hiện hữu, hiện hữu tại thế, các cuộc chạm
trán với các thực thể trong thế giới, hiện hữu với, thời gian tính, không gian
tính và cấu trúc xao xuyến. Bài viết này sẽ tập trung trình bày quan niệm của
ông về Dasein.
Khái niệm Dasein của Heidegger
Khái
niệm hiện hữu của Heidegger liên quan đến việc xuất trình câu hỏi về hiện hữu đã
cho thấy một thách thức lớn đối với các nhà triết học trước đây bằng cách thách
thức khái niệm hiện hữu như là một nhị nguyên luận. Thách thức nhị nguyên luận Descartes
của ông đặc biệt rõ ràng trong phê phán hiện tượng học của Husserl bằng cách
bác bỏ quan niệm về con người (chủ thể) như một khán giả với các đối tượng khi
cố súy rằng cả chủ thể và khách thể đều không thể tách rời (Heidegger,
1927/2011). Khi trình bày hiện hữu là không thể tách rời, Heidegger đã giới
thiệu khái niệm Dasein.
Heidegger
đã giới thiệu khái niệm Dasein phản ánh quan niệm về một “hiện hữu sống động”
thông qua hoạt động họ là “hiện hữu ở đó” và hiện hữu tại thế (Cerbone, 2009;
Heidegger, 1927/2011). Hoạt động trung tâm của Dasein là truy vấn hiện hữu và
đặc biệt là khả năng của họ trong việc đặt vấn đề và tập trung vào sự tồn tại
cá nhân (Heidegger, 1927/2011). Do đó, Heidegger đưa ra luận đề rằng “việc nhận
thức Hữu thể (Being) tự thân là một đặc trưng tối hậu của Hữu thể của Dasein” khi
trình bày Dasein là “đặc biệt về mặt hữu thể luận, ở chỗ nó mang tính hữu thể luận” (Heidegger,
1927/2011, trang 32).
Để tạo ra sự khác
biệt mang tính hữu thể luận này, Heidegger mô tả Dasein là một thực thể có hiểu biết
về Hữu thể và khả năng của chính họ. Do đó, Heidegger chủ
trương đặt “trần trụi một cấu trúc nền
tảng của Dasein”
với tư cách là hiện
hữu tại
thế bằng cách khám phá
“tính chuẩn thường hằng ngày”
(Heidegger, 1927/2011,
trang 65).
Khi khám phá cấu
trúc nền tảng Hữu thể của Dasein, có nghĩa là, hiện hữu tại thế, Heidegger nhấn mạnh rằng hiện tượng này (hiện
hữu tại thế) là đơn nhất và “phải được xem như một tổng thể” (Heidegger, 1927/2011, trang 79). Khi trình
bày “tính trần thế của thế giới”, Heidegger phê phán khái niệm quy giản của Husserl, tức là, nỗ lực khám phá ý thức tách rời khỏi cái
thế giới mà kẻ đó được đặt định. Thay vào đó, Heidegger đưa ra lập luận rằng
nhận thức đạt được thông
qua hoạt động trần thế. Heidegger lập luận rằng nhận thức về hiện
hữu của Dasein về sự
hiện hữu của các thực thể
khác gặp phải thông qua các tương tác chuẩn thường hàng ngày được sử dụng
làm xuất
phát điểm trong việc truy
vấn hiện
hữu Dasein (Cerbone, 2009;
Heidegger, 1927/2011).
Heidegger trình
bày thế giới trong hai bối cảnh: một là bối cảnh chung và hai là bối cảnh của thế giới chủ thể. Do đó, ông mô tả tính
trần thế hiện tượng của thế
giới như là tính kết nối giữa các thế giới xác định này. Do đó, Heidegger đã phát triển phép phân tích về Dasein thông qua cuộc chạm
trán của họ với các thực thể tại
thế.
Để vận
hành cuộc thăm dò này,
Heidegger đã giới thiệu khái niệm “thiết bị” như một phương tiện để phân biệt các thực thể
mà Dasein chạm trán trong thế giới này khỏi “những gì
thuần sự vật”. Heidegger nhấn
mạnh rằng để một thực thể được coi là hữu ích “trong tầm tay” thì trước hết thực thể đó phải được hiểu là hiện có trong tay. Hoạt động của Dasein, trong khi dường
như là một hành động vô thức lại không ngụ ý tính không hiểu được mà là làm nổi bật phương
cách mà
các khía cạnh của sự tham
gia hàng ngày của Dasein với thế giới không được diễn đạt bằng lý thuyết. Do đó, Heidegger đã thách thức các
loại nhận thức siêu hình về Hữu
thể đề xuất rằng những hoạt
động “không được chú ý này xuất trình một cấu trúc phân loại hữu thể học phong phú” đã bị triết học phương Tây bỏ lỡ (Cerbone, 2009, p. 38).
Heidegger từ
phương diện phân tích này
đã bộc lộ những cuộc chạm
trán của Dasein với các thực
thể là “trong tầm tay” trên thế giới này. Giờ đây dự án này đã làm bộc lộ cái “ai” đang của hiện hữu tại thế bằng cách bộc lộ phép phân tích về Dasein thông qua các
cuộc chạm trán với những
“kẻ khác”, mà những kẻ khác này hiện hữu là Dasein khác. Khi khám phá cái
thực thể là “cái
ai” tại
thế, Heidegger đã khám
phá cái “tự ngã” liên quan đến sự tồn tại chuẩn thường hàng ngày thông qua sự tương tác với những
kẻ khác. Do đó, Heidegger
cho rằng để tiếp tục việc phân tích Dasein, người ta phải khám phá ra hiện
hữu tại thế trong bối cảnh “hiện
hữu ống với những kẻ khác” (Heidegger, 1927/2011).
Trong sự tồn tại
hàng ngày này, Heidegger đã đưa ra cấu trúc của “hiện hữu với”, đó là sự tồn tại của Dasein không phải là “hiện
hữu một mình” mà là “với thế giới”, có
nghĩa là hiện
hữu với những kẻ khác (Heidegger, 1927/2011, trang 152).
Heidegger đã mô tả
sự tồn tại của Dasein về phương diện hiện hữu với đã bị ảnh hưởng và định hình bởi cái
“họ” (das Man) (Heidegger, 1927/2011). Bằng
cái họ (das Man), Heidegger
trình bày một thực thể phi cá nhân phản ánh cái mà Dasein xem là thực tại xã hội
của họ được nhận thức bởi những cuộc chạm trán với thiết bị (những vật
hữu ích trong tầm tay), thiên nhiên và
những kẻ khác (Dasein khác). Heidegger lập luận rằng trong việc khảo
sát cái ai tại
thế, điều
đầu tiên phải được khám
phá là sự tồn tại của Dasein với những kẻ khác (Heidegger, 1927/2011, trang 155). Tuy
nhiên, trong việc sử dụng thuật ngữ những kẻ khác, Heidegger không có ý
định là mọi người khác ngoại
trừ Dasein, mà phản ánh việc đồng nhất Dasein với những kẻ khác có đặc điểm, niềm tin, chuẩn mực
và giá trị tương tự.
Heidegger cho rằng Dasein trong hiện hữu với những kẻ khác giả định một vai trò thụ động trong việc
chấp nhận mà không đặt câu hỏi về các chuẩn mực tập thể và giá trị của cái
họ (das Man). Sự tồn tại mà ông đặt định này đã miễn cho Dasein khỏi trách nhiệm cá
nhân, việc ra quyết định và lựa chọn (Heidegger, 1927/2011). Trong vai
trò thụ động này, Heidegger mô tả sự tồn tại như là hiện
hữu không chân
xác hoặc “sa ngã”. Bằng sự tồn tại không chân
xác, Heidegger đã trình
bày Dasein như một thực thể phù hợp với các chuẩn mực
và giá trị xã hội,
vì vậy mà đánh mất cá tính. Khi trình bày sự thay thế cho loại tồn tại không chân xác, Heidegger thể
hiện sự tồn tại đích thực bằng
cách bộc lộ bản ngã đích thực của Dasein.
Bằng cách trình
bày sự tồn tại của Dasein với tư cách là có hai phương thức, đó là tính chân xác và không chân xác, Heidegger đã vạch
rõ những khác biệt giữa khái niệm
cái “tự họ” có
nghĩa là (cái không
phải của tôi mà một phần là của cái họ (das Man) và “tự tính” hoặc “tự nhận thức” là cái của tôi). Mặc dù, trong khi Heidegger đã tạo ra những
phân biệt này, ông vẫn
rất muốn thừa nhận phương
thức tồn tại này
không ưa thích phương
thức kia. Thay vào đó, cả hai phương thức tồn tại đều
cho thấy sự tồn tại trong bối cảnh hiện hữu tại thế thông qua các cuộc chạm
trán với các thực thể, thiên
nhiên và những kẻ khác. Do đó, về phương diện phân tích này, Heidegger đã bộc lộ hiện hữu tại thế
của Dasein như được thể
hiện bằng các quá trình quan hệ của “Hiện
hữu cùng với thế giới” (Mối quan tâm dè dặt của Dasein đối với các thực thể), Hiện
hữu với những kẻ khác, và cái ai tại thế (Heidegger, 1927/2011, trang 169). Heidegger
tiếp tục phân tích Dasein để diễn giải một nhận thức nguyên ủy hơn về hiện hữu tại thế từ quan điểm về hiện hữu ở đó của Dasein trên thế giới
này.
___________________________________
Ghi chú: * Horrigan-Kelly, Marcella; Michelle
Millar; and Maura Dowling (2016). Understanding
the Key Tenets of Heidegger’s Philosophy for Interpretive Phenomenological
Research. International Journal
of Qualitative Methods, January-December 2016, pp. 1–8.
References
Benner,
P. (1984). From novice to expert: Excellence and power in clinical nursing
practice. Menlo Park, CA: Addison-Wesley.
Benner,
P. (1985). Quality of life: A phenomenological perspective on explanation,
prediction, and understanding in nursing science. Advances in Nursing Science,
8, 1–14.
Benner,
P. (1994). The tradition and skill in interpretive phenomenology in studying
health, illness and caring practices. In P. Benner (Ed.), Interpretive
phenomenology (pp. 99–128). Thousand Oaks, CA: Sage.
Benner,
P., & Wrubel, J. (1989). The primacy of caring, stress and coping in health
and illness. Menlo Park, CA: Addison-Wesley.
Berglund,
M. M. U. (2014). Learning turning points-in life with long-term
illness-visualized with the help of the life-world philosophy. International
Journal of Qualitative Studies on Health and Well-being, 9, 1–10.
Caelli,
K. (2001). Engaging with phenomenology: Is it more of a challenge than it needs
to be? Qualitative Health Research, 11, 273–281.
Cash,
K. (1995). Benner and expertise in nursing: A critique. International Journal
of Nursing Studies, 32, 527–534.
Cerbone,
D. R. (2009). Heidegger: A guide for the perplexed (2nd ed.). London, England:
Continuum International Publishing Group.
Churchill,
S. D. (2002). Stories of experience and the experience of stories: Narrative
psychology, phenomenology, and the postmodern challenge. Constructivism in the
Human Sciences, 7, 81–93.
Clancy,
M. (2013). Is reflexivity the key to minimising problems of interpretation in
phenomenological research? Nurse Researcher, 20, 12–16.
Conway,
S. A. (2003). A pathway for interpretive phenomenology. International Journal
of Qualitative Methods, 2. Article 4. Retrieved March 18, 2016, from http://www.ualberta.ca/*iiqm/backissues/2_3final/pdf/conroy.pdf
Creswell,J.W.(2007).
Qualitative inquiry and research design: Choosing among five approaches.
Thousand Oaks, CA: Sage.
Crist,
J. D., & Tanner, C. A. (2003). Interpretation/analysis methods in
hermeneutic interpretive phenomenology. Nursing Research, 52, 202–205.
Crotty,
M. (1997). Tradition and culture in Heidegger’s Being and Time. Nursing
Inquiry, 4, 88–98.
Crowther,
S., Smythe, E., & Spence, D. (2015). Kairos time at the moment of birth.
Midwifery, 31, 451–457.
Dahlberg,
K., Dahlberg, H., & Nystrom, M. (2008) Reflective life-world research (2nd
ed.). Lund, Sweden: Studentlitteratur.
Diekelmann,
N. L., Allen, D., & Tanner, C. (1989). The NLN criteria of appraisal of
baccalaureate programs: A critical hermeneutic analysis. New York, NY: National
League for Nursing Press.
Diekelmann,
N. L., & Ironside, P. (1998). Preserving writing in doctoral education:
Exploring the concernful practices of schooling learning teaching. Journal of
Advanced Nursing, 28, 1347–1355.
Dowling,
M. (2011). Phenomenological research approaches: Mapping the terrain of
competing perspectives. In G. Thompson, F. Dykes, & S. Downe (Eds.),
Qualitative research in midwifery and childbirth: Phenomenological approaches
(pp. 55–78). London, England: Routledge.
Dreyfus,
H. L., & Wrathall, M. A. (Eds.). (2007). A companion to Heidegger (2nd
ed.). Oxford, England: Blackwell Publishing Limited.
Eatough,
V., & Smith, J. (2006). ‘‘I was like a wild wild person’’: Understanding
feelings of anger using interpretative phenomenological analysis. British
Journal of Psychology, 97, 483–498.
Ezzy,
D. (2002). Qualitative analysis: Practice and innovation. St Leonards, New
South Wales: Allen & Unwin.
Finlay,
L. (2008). A dance between the reduction and reflexivity: Explicating the
‘‘phenomenological psychological attitude’’. Journal of Phenomenological
Psychology, 39, 1–32.
Friesen,
N., Henrikson, C., & Saevi, T. (Eds.). (2012). Hermeneutic phenomenology in
education: Method and practice. Rotherdam, the Netherlands: Sense Publishers.
Gadamer,
H. G. (1975). Philosophical hermeneutics. Berkeley, CA: University of
California Press.
Garza,
G. (2007). Varieties of phenomenological research at the University of Dallas:
An emerging typology. Qualitative Research in Psychology, 4, 313–342.
Guignon,
C. (2009). Becoming a person: Hermeneutic phenomenology’s contribution. New
Ideas in Psychology, 30, 97–106.
Healy,
M. (2011). ‘Heidegger’s contribution to hermeneutic phenomenological research’.
In G. Thompson, F. Dykes, & S. Downe (Eds.), Qualitative research in midwifery
and childbirth: Phenomenological approaches (pp. 215–232). London, England:
Routledge.
Heidegger,
M. (1927/2011). Being and Time (J. Macquarrie & E. Robinson, Trans.). New
York, NY: Harper & Row.
Holmes,
C. (1996). The politics of phenomenological concepts in nursing. Journal of
Advanced Nursing, 24, 579–587.
Horrigan-Kelly,
M. (2015). Exploring the views and experiences of teenage parents as service
users of universal child and family health care services. Unpublished thesis.
Retrieved from http://hdl.handle.net/10379/5105
Horrocks,
S. (2000). Hunting for Heidegger: Questioning the sources in the Benner/Cash
debate. International Journal of Nursing Studies, 37, 237–243.
Jack,
K., & Wibberley, C. (2014). The meaning of emotion work to student nurses:
A Heideggerian analysis. International Journal of Nursing Studies, 51, 900–907.
King,
N., Finlay, L., Ashworth, P., Smith, J. A., Langdridge, D., & Butt, T.
(2008). ‘‘Can’t really trust that, so what can I trust?’’: A polyvocal,
qualitative analysis of the psychology of mistrust. Qualitative Research in
Psychology, 5, 80–102.
Koch,
T. (1996). Implementation of a hermeneutic inquiry in nursing: Philosophy,
rigour and representation. Journal of Advanced Nursing, 24, 174–184.
Koch,
T. (1999). An interpretive research process: Revisiting phenomenological and
hermeneutical approaches. Nurse Researcher, 6, 20–34.
McConnell-Henry,
T., Chapman, Y., & Francis, K. (2009). Husserl and Heidegger: Exploring the
disparity. International Journal of Nursing Practice, 15, 7–15.
Moran,
D. (2000). Introduction to phenomenology. London, England: Routledge.
Natanson,
M. (Ed.). (1973). Phenomenology and the social sciences, in phenomenology and
the social sciences (Vol. 1). Evanston, IL: Northwestern University Press.
Omery,
A. (1983). Phenomenology: A method for nursing research. Advances in Nursing
Science, 5, 49–63.
Paley,
J. (1998). Misinterpretive phenomenology: Heidegger, ontology and nursing
research. Journal of Advanced Nursing, 27, 817–824.
Paley,
J. (2005). Phenomenology as rhetoric. Nursing Inquiry, 12, 106–116.
Pascal,
J. (2010). Phenomenology as a research method for social work contexts:
Understanding the lived experience of cancer survival. New Scholarship in the
Human Services, 9, 2–21.
Rae,
D. (2000). Understanding entrepreneurial learning: A question of how?
International Journal of Entrepreneurial Behaviour and Research, 6, 145–159.
Rae,
D., & Carswell, M. (2000). Using a life-story approach in researching
entrepreneurial learning: The development of a conceptual model and its
implications in the design of learning experiences. Education and Training, 42,
220–227.
Ricoeur,
P. (1976). Interpretation theory: Discourse and the surplus of meaning. Fort
Worth, TX: Christian University Press.
Sheehan,
T. (1998). Martin Heidegger. In E. Craig (Ed.), Routledge encyclopedia of
philosophy (Vol. 4, pp. 307–323). New York, NY: Routledge.
Smith,
J. A., Flowers, P., & Larkin, M. (2009). Interpretative phenomenological
analysis. Theory, method and research . Los Angeles, CA: Sage.
Taylor,
B. (1995). Interpreting phenomenology for nursing research. Nurse Researcher,
3, 66–79.
Todres,
L. (2007). Embodied enquiry: Phenomenological touchstones for research,
psychotherapy and spirituality. NewYork,NY: Palgrave Macmillan.
van
Manen, M. (1997). Researching the lived experience: Human science for an action
sensitive pedagogy (2nd ed.). Ontario, Canada: Althouse Press.
Walters,
A. (1995). The phenomenological movement: implications for nursing research.
Journal of Advanced Nursing, 22, 791–799.
Wilson,
A. (2014). Being a practitioner: An application of Heidegger’s phenomenology.
Nurse
Researcher, 21, 28–33.
Wilson,
A. (2015). New roles and challenges within the healthcare workforce: A
Heideggerian perspective. Journal of Health, Organisation and Management, 29,
2–9. International Journal of Qualitative Methods
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét